Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Bà giáo già nuôi trẻ mồ côi
#16
Chị là Cánh Hải Âu Vượt Qua đại Ngàn Giông Bão #huynhtieuhuong
FEATURED


 

HUỲNH TIỂU HƯƠNG – GIÁM ĐỐC TT NHÂN ĐẠO QUÊ HƯƠNG –
Gặp Huỳnh Tiểu Hương tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương – nơi từng ngày chị vẫn chăm chút yêu thương, nâng đỡ và gieo mầm tin yêu cho hàng trăm thiên thần bé bỏng; chúng tôi mới thấm thía vì sao người ta ví cuộc đời chị như một huyền thoại đẹp. Tuổi thơ bơ vơ, đói khát, đớn đau, tủi nhục… vẫn không thể dập tắt ý chí phấn đấu và cái tình người dào dạt ở trong Hương. Chị là cánh Hải Âu vượt qua đại ngàn giông bão để đến bến yên bình …
PV: Chào chị! Được biết, chị là người có một tuổi thơ hết sức cay cực, hẳn chị có nhiều cảm xúc khi nghĩ về quãng đời niên thiếu của mình?
Ai sinh ra cũng đều có tuổi thơ và quá khứ. Có lẽ với nhiều người, đó là một quãng đời hồn nhiên, thơ mộng nhưng với Hương đó là một cái khẽ rùng mình. Hương không biết mình là ai, không biết đâu là nơi chôn nhau cắt rốn chỉ biết mình tồn tại giữa cuộc như một đứa trẻ bụi đời lang thang đầu đường xó chợ. Tuổi thơ của Hương là những ngày rong ruổi trên khắp các hang cùng ngõ hẻm để bán vé số dạo, xin ăn…, là những ngày chạy trốn khỏi những trận đòn roi và đoạ đày thân xác của bọn buôn người lòng lang dạ sói.
Một tuổi thơ quá sức chịu đựng đối với một tâm hồn non nớt, bây giờ nghĩ lại (mà có khi cũng chẳng dám nghĩ), Hương không hiểu sao ngày ấy mình lại có đủ nghị lực và sức mạnh để vượt qua tất cả mà tiếp tục sống. Có lẽ, ông trời đã nặng tay khi thử thách lòng can đảm nhưng bù lại ban tặng cho Hương cái thứ tình người thiêng liêng, quý giá. Để rồi, những lúc tưởng chừng bản thân mình gục xuống thì lại có một bàn tay nâng lên, gieo mầm tin yêu và hy vọng.
PV: Tuổi thơ “không êm đềm”, phải chăng đó chính là động lực để chị vượt lên số phận và giang rộng vòng tay chở che những người cùng cảnh ngộ với mình?
Là một đứa trẻ sống cuộc đời nổi trôi gió bụi và luôn khát khao những vòng tay ấm áp nên hơn bất kỳ ai, Hương hiểu được giá trị của gia đình, của sự học hành và tình yêu thương. Vì mà trong thâm tâm Hương luôn có sự đồng cảm sâu sắc với những đứa trẻ cùng cảnh ngộ, ứơc mong bao bọc, sẻ chia để các em không giẫm lên cái lối mòn quá khứ đau buồn mà mình đã đi qua.
Tình yêu thương không mua được sự giàu sang, phú quý nhưng mua được sự ấm áp tâm hồn, làm người ta thấy mình cần phải sống tốt hơn, đẹp hơn. Bản thân Hương, dù có thể tạm gọi là có chút bản lĩnh hơn người khác nhưng nếu không có cái thứ tình ấy thì chắc cũng chẳng được như bây giờ. Chính các em là niềm vui, là hy vọng, là ánh sáng cuối tầng hầm để Hương vươn lên, cố gắng sống, căng hết sức mình để làm việc, để chở che, yêu thương và được yêu thương.
PV: Chị bắt tay xây dựng “căn nhà của lòng nhân ái” ấy như thế nào khi mà bản thân hàng ngày cũng vật lộn với món nợ “cơm áo”?
Như Hương đã nói, cuộc sống này đã lấy cắp của Hương nhiều thứ: gốc gác, gia đình, tuổi thanh xuân…nhưng lại cho cái tình thương dạt dào. Có lần vài cơ cực cùng đường, Hương leo lên cầu Sài Gòn định tự vẫn nhưng cứ nghĩ đến bé Anh Đào (Đứa bé đầu tiên chị nhận nuôi) sẽ sống ra sao là Hương thấy bình tâm lại, thấy mình cần phải sống vững vàng hơn. Cơ may lớn nhất để Hương thực hiện khát vọng lớn của đời mình là khi được một người Đài Loan tốt bụng nhận làm con nuôi. Đó là ngày Hương bước sang một trang đời mới sáng sủa hơn và Hương đã lấy chính ngày đó: 10 – 12 – 1989 làm ngày sinh của mình.
Rồi có lẽ  cũng do cảm thông với hoàn cảnh và cảm nhận được tình thương của Hương đối với đám trẻ nên bố nuôi khi trở về nước đã không ngần ngại cho Hương 20 cây vàng, với lời khuyên mua một căn nhà để che mua che nắng. May mắn căn nhà mới mua của Hương được một vị khách trả với giá gấp đôi. Thế là cứ mua qua bán lại, Hương làm người kinh doanh bất động sản, cho thuê xe du lịch và trở thành tỷ phú lúc nào không hay.
Đổi đời nhưng Hương không quên những người bạn bụi đời lăn lóc trên hè phố, có căn nhà đầu tiên, Hương đón tất cả bạn bè đến ở cùng, kiếm việc làm cho họ. Rồi nghe ở đâu có đứa trẻ bị bỏ rơi là Hương tìm đến, nhận về nuôi. Hương phải chắt chiu đừng đồng bạc kiếm được, tự tay mình làm mọi thứ kẻo phải mất tiền trả công … để nuôi sống cái gia đình đông dân của mình. Khi có số tiền lớn trong tay, Hương đã mua đất ở Đồng Nai, Bình Dương, Đã Nẵng…, xây nhà và rước các đứa trẻ bụi đời về chăm sóc. Cứ thế, năm này qua tháng nó, Hương trở thành người mẹ của hàng trăm đứa trẻ ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
PV: Cho đến nay, chị cảm thấy tâm đắc nhất với dự án nào trong hàng chục, hàng trăm dự án mà chị đã thực hiện vì cộng đồng?
Ngày trước, khi kiếm được nhiều tiền từ việc kinh doanh địa ốc, mua bán xe hơi thâm tâm Hương luôn nghĩ phải dành dụm số tiền đó để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Và Hương đã thực hiện tâm nguyện ấy bằng cách đón các em nhỏ về nhà nuôi; xây nhà tình nghĩa; mở quán bún phục vụ miễn phí cho những em bé mồ côi, tàn tật, những người cơ nhở không nơi nương tựa; phát quà và đón tết cùng trẻ em đường phố…v.v. Nhưng dự án lớn nhất mà Hương và các cộng sự đã làm được đó chính là xây dựng hoàn thiện Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tại số 61/23 đường DT743, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương, từ một ngôi nhà tranh vách lá, thiếu thốn bộn bề của những năm 2001 thành một cơ sở khang trang. Hiện tại, trung tâm đã có trường học, có khu vui chơi, có sân tập thể dục thể thao để các em rèn luyện sức khoẻ. Đặc biệt là khu nhà thờ Họ Huỳnh – nơi có thể lưu lại sự có mặt dù chỉ là phút giây ngắn ngủi, ghé tạm qua cuộc đời này của một sinh linh ngây thơ vô tội, của những người giống như Hương, xem Quê Hương như “một cõi đi về”.
Hơn mười năm hình thành và phát triển, bây giờ nhìn lại mới thấy đó là một chặng đường hết sức gian nan. Những chật vật, thiếu thốn, nghi kỵ, thị phi…đôi lúc như muốn đánh gục niềm tin vào một tương lai tương sáng. Cũng may, trong hành trình của mình, Hương không đơn lẻ mà luôn có sự giúp sức của các cơ quan, đoàn thể, các mạnh thường quân… Nhân đây, Hương cũng xin thay mặt hơn 300 gương mặt hồn nhiên tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương gửi lời tri ân sâu sắc đến những trái tim thiện nguyện. Mong rằng, quý vị sẽ tiếp tục đồng hành cùng Hương và các bạn nhỏ trong tương lai.
PV: Có người cho rằng, chị lợi dụng cô nhi để đánh bóng tên tuổi hoặc lấy tiền bỏ túi, chị nghĩ sao về điều này?
Thời buổi bây giờ có những con người có trái tim biết hiểu và thương thì cũng có lắm kẻ lợi dụng cái mác từ thiện để trục lợi. Huống chi, một người có quãng đời tăm tối, nghèo khổ lại bất ngờ rẽ sang một trang đời giàu sang như Hương thì việc bị “hiểu sai” cũng không có gì là quá lạ. Có điều Hương bây giờ không quan tâm đến những điều người ta nói mà chỉ nghĩ nhiều hơn đến những thứ mình làm. Hương quan niệm: những việc mình làm xuất phát từ trái tim thì sẽ chạm được đến trái tim. Cứ quảng đại cho đi rồi bản thân mình sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.
PV: Miệt mà với công việc từ thiện, với đại gia đình “đông dân” nhất Việt Nam, có bao giờ chị nghĩ đến việc sẽ lập một mái nhà cho riêng bản thân mình?
Hương nghĩ mình sẽ lập gia đình khi tìm được một nửa yêu thương thực sự. Nhưng điều này hình như hơi khó vì chưa thấy có người đàn ông dễ dàng chấp nhận quá khứ và có cùng tình yêu trẻ với Hương. Thôi thì phúc phận này đành cứ để cho ông trời định đoạt, còn Hương chỉ biết niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của đời mình bây giờ là những đứa con. Được nhìn những thiên thần bé nhỏ của mình lớn lên từng ngày, có em vào đại học, có đứa có việc làm tốt trong xã hội… Hương thấy lòng mình ấm áp hơn bất cứ thứ gì bản thân có.
Vâng xin cám ơn những chia sẻ của chị!
Tạm chia tay mái ấm Quê Hương – nơi gói gọn tấm lòng của cô chủ nhỏ với bao ánh mắt hồn nhiên, thân thương, chúng tôi chợt nhớ đến một câu trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”. Vâng, cứ để gió cuốn đi rồi sẽ lại mang về cho ta cái hạnh phúc vô biên, thứ hạnh phúc mà sự giàu sang vẫn không sao đắp đổi. Đó cũng chính là cái cách mà Tiểu Hương, người mẹ của hàng trăm đứa trẻ cút côi đã và đang “cho đi’ trong cuộc đời này.
[Image: huynhtieuhuong-11-copy.jpg?w=584]Quynh Nhu
 
Be Vegan, make peace.
Reply
#17
Xót cảnh 4 đứa trẻ mồ côi cha, không có tiền phải mang dép đứt quai, chắp vá đến trường sống cạnh bà nội già yếu
VĂN TIÊN - ANH VŨ Theo Pháp luật & Bạn đọc 2 giờ trước
[img=573x0]https://kenh14cdn.com/thumb_w/640/2020/7/21/2020-07-20-071055-1-15953001474302096345587-crop-15953001845231255803777.jpg[/img]

Trong căn nhà xập xệ được dựng tạm bợ bằng tôn và lá dừa khô, những đứa trẻ ngồi sát lại bên nhau cho qua cơn đói bụng, chờ bà nội chuẩn bị bữa cơm chiều. Sau khi cha mất được 49 ngày, người mẹ cũng lặng lẽ bỏ đi khiến cuộc sống của 4 chị em My chưa một ngày bớt khổ.
Từ nhiều năm qua, người dân ở ấp Đồng Bé, xã Tân Long, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long không ai lại không biết hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bà Trương Thị Ba (68 tuổi). Kể từ lúc đứa con trai mất đi sau tai nạn giao thông, người con dâu cũng bỏ đi biệt tích, một mình bà Ba phải cáng đáng nuôi thêm 4 đứa cháu nội trong cảnh thiếu thốn mọi bề.

[Image: 2020-07-20-070421-1-15953226248564762354...662037.png]
Căn nhà nhỏ ở ấp Đồng Bé là nơi sinh sống của 3 anh em Phát, Tài, Bảo cùng bà nội và chị gái.

Cha mất được 49 ngày, mẹ bỏ lại 4 đứa con rồi đi biệt tích

Ngồi lặng lẽ một góc trên chiếc giường tre ọp ẹp, bà Ba cố nhíu đôi mắt lờ mờ của mình nhìn về phía chòi bếp, nơi 3 đứa cháu trai đang hì hục chia nhau từng chén cơm chiều. Cách đó vài bước chân, Lê Thị Kiều My (14 tuổi) tranh thủ giặt giũ đống quần áo cho các em, chốc chốc lại nhìn về phía bà nội, buồn bã.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-062946-1-15953226248451834569...793871.png]
My hiện đang học lớp 8 tại trường, ngoài đi học, em phụ nội quán xuyến mọi việc trong nhà.[/size]
Cha của 4 chị em My đã mất cách đây hơn 3 năm, trong một vụ tai nạn giao thông tại Nha Trang. Đau xót hơn, khi vừa tròn 49 ngày cha mất, mẹ của My chẳng lời từ biệt mà bỏ nhà ra đi, 4 đứa trẻ vừa mất cha lại thiếu đi tình thương của mẹ.

"Tui không biết sao mà con dâu bỏ đi nữa. Sau bữa làm tuần 49 ngày cho chồng thì nó bảo con đi làm, mẹ ở nhà lo cho các con của con đi học, con đi làm rồi gửi tiền về. Mà 3 năm nay không thấy quay trở lại, cũng không thấy gọi điện hỏi thăm con", bà Ba quệt nước mắt.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-070755-1-15953226248751610669...315433.png][Image: 2020-07-20-070623-1-15953226248671260362...503748.png]
Căn nhà trống xập xệ không có lấy một vật đáng giá của 5 bà cháu.[/size]
Thương 4 đứa trẻ côi cút, bà Ba cố gắng đi tìm hỏi tin tức của người con dâu, nhưng mọi hi vọng đều dập tắt.

"Tết năm 2018, tui nghe được tin con dâu, tui mới bắt xe lên Sài Gòn để tìm con, chỉ mong nó suy nghĩ lại mà về với con. Tụi nhỏ nó đã mất cha, giờ không còn mẹ nữa thì khổ lắm. Tui cũng nhờ gia đình bên ngoại tìm kiếm giúp, thế mà đến khi liên lạc được, nó bảo nó không về, tui đành bắt xe về quê lại. Nó bỏ con thật rồi...", bà Ba nghẹn lời.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-070552-1-15953226248651848174...971800.png]
Bà Ba rớt nước mắt khi nhắc đến hoàn cảnh của gia đình mình.[/size]
Dù đã ở tuổi xế chiều, nhưng bà Ba vẫn một mình cặm cụi chạy lo cơm ngày 3 bữa cho các cháu, công việc chủ yếu của bà là đan giỏ thủ công. Mỗi ngày, bà ba thức dậy từ sớm để lo cơm nước cho các cháu rồi bắt tay vào công việc, dù thu nhập chẳng đáng là bao nhưng vẫn đủ để 5 bà cháu rau cháo sống qua ngày.

Nhưng rồi sau đợt dịch, việc xuất khẩu bị ngưng khiến cuộc sống của 5 bà cháu rơi vào cảnh bế tắc. Không có công việc ổn định, bà Ba chỉ còn biết nhận hạt điều về cạo vỏ, mỗi ngày chỉ kiếm được 20 ngàn. Bữa cơm chiều cũng vì thế mà lúc có, lúc không, chẳng còn đều đặn như trước.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-063042-1-15953226248491491397...194969.png][Image: 2020-07-20-070305-1-15953226248511534305...503785.png]
3 đứa cháu trai ngồi co ro trong căn nhà nhỏ, những bữa cơm chiều của chúng cũng không còn đủ đầy như trước.


[Image: doc-tiep_1.png]
[/size]
Nép vào lòng bà nội, Gia Bảo (6 tuổi) thỏ thẻ: "Nội đừng khóc, con thương nội lắm. Con không lì nữa đâu", nói đoạn, Bảo hướng mắt về phía 2 anh trai đang nằm trên chiếc võng, sụt sùi.

Ở cái tuổi lên 6, Bảo chưa thể cảm nhận hết nỗi đau đớn, mất mát mà bản thân con cùng gia đình đang phải gánh chịu. Mất cha khi chỉ mới 3 tuổi, lại thiếu vắng đi hơi ấm tình thương của mẹ, 4 chị em của Bảo chỉ biết nương tựa vào người bà già yếu. Mà có thể vài năm nữa, bà chẳng còn xuất hiện trên đời nữa...
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-071120-1-15953226248971364065...181972.png][Image: 2020-07-20-070950-1-15953226248862008812...791639.png]
Mỗi ngày, bà Ba sau khi lo cơm nước cho mấy đứa cháu nội, bà nhận hạt điều về cạo để trang trải phí sin3 đứa trẻ sớm mất đi tình thương của bố, giờ mẹ cũng chẳng ở cạnh bên.[/size]
Ôm 4 đứa cháu nội vào lòng, bà Ba ngấn nước mắt. "Lúc cha nó mất, thằng này (Minh Phát - 11 tuổi) đi học về nghe người ta nói cha con mất rồi, nhưng mà nó không tin, chạy đi khắp nơi tìm cha, gặp ai cũng hỏi cha con đâu rồi. Còn con My, nó gào khóc cha chết rồi tụi con biết làm sao rồi ngất xỉu. Đau lòng lắm con ơi...".

"
Be Vegan, make peace.
Reply
#18
Rầu lắm, tui chết rồi đám nhỏ này sẽ không có ai nuôi"

20 năm trước, khi chồng mất đi, một mình bà Ba ở vậy nuôi con. Tưởng đâu khi về già sẽ được an nhàn, nhưng rồi hết nuôi con rồi lại đến nuôi cháu. Dù cho trong mình đang mang nhiều căn bệnh như sỏi thận, u xơ tử cung nhưng chưa một ngày bà Ba dám nghỉ làm để đi bệnh viện. Bởi hơn ai hết, bà hiểu được nếu một ngày bà ngơi nghỉ, tụi nhỏ sẽ chẳng có cơm ăn.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-062329-1-15953226248402130434...411289.png][Image: 2020-07-20-070359-1-15953226248541702800...995696.png]
Lớn thứ 2 trong nhà, Phát (11 tuổi) giúp nội và chị hai chăm sóc cho các em, em cũng cảm nhận rất rõ khó khăn mà gia đình mình đối mặt.[/size]
"Tui cũng hi vọng lắm, đứa con dâu nó suy nghĩ lại mà về với con, nhưng rồi chờ hết năm này qua năm khác, không biết lúc tui chết đi, nó có về không nữa. Mọi người bảo tui đi bệnh viện đi, nhưng giờ tui đi nằm viện, mấy chị em nó ở nhà, lấy gì ăn, tui hông an tâm".

"Tui vẫn tự nhủ với bản thân là ráng đi, ráng uống thuốc để mà hết bệnh rồi nuôi tụi nhỏ. Rầu lắm, sợ lắm, không cha không mẹ, mình rủi có chết thì bỏ lại đám nhỏ không ai nuôi", bà Ba bật khóc.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-071026-1-15953226248911459312...760447.png]
Thắp nén hương lên bàn thờ cha, mấy đứa trẻ quệt nước mắt vì thương cha, nhớ mẹ.[/size]
Thắp nén nhang lên bàn thờ của cha, 4 đứa trẻ đứng sát lại bên nhau, khấn vái. Ngoài My (14 tuổi), Minh Phát (11 tuổi) đã dần hiểu chuyện hơn khi mỗi ngày chứng kiến sự vất vả, khó khăn của bà nội để chăm lo cho 4 chị em.

Không đòi hỏi bà nội bất cứ một điều gì, đến nỗi đôi dép của 3 đứa trẻ đứt đi, cũ mèm vẫn được chúng chắp vá lại, mang đỡ đi học cho hết mùa mưa. "Mỗi ngày bà nội cho mỗi đứa con 2 ngàn, 2 em thì ăn quà nhưng con để dành, lâu lâu con đưa lại cho nội. Con thương nội lắm, ở trường nhiều bạn được bố mẹ cho quà bánh, tiền nhiều hơn tụi con nhưng tụi con không có buồn, cha con mất rồi, con còn có mỗi nội thôi" - Minh Phát thỏ thẻ.
[size=undefined]


[Image: 2020-07-20-070847-1-15953226248811540699...579745.png][Image: 2020-07-20-070918-1-15953226248841183519...671971.png]
Nụ cười dễ thương, hiền lành của Phát và Tài.[/size]
Trong khi đó, Minh Tài (8 tuổi) và Gia Bảo (7 tuổi) vẫn chưa cảm nhận hết được mọi chuyện. Tuy nhiên, 2 con cũng tỏ ra ngoan ngoãn, giúp đỡ bà nội những công việc lặt vặt trong nhà.

Ẵm chú vịt con trên tay, Minh Tài ngây ngô nói: "Nội bảo con chăm đàn vịt cho tốt, lớn lên nội bán được giá sẽ cho con tiền mua đồ mới. Con cũng xin nội nấu đồ ăn ngon nữa, bình thường tụi con ăn với chuối chín, nước tương không à, con thích ăn cá thịt mà lâu lâu nội mới mua".
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-070515-1-15953226248621656834...007648.png]
Đàn vịt con được bà nội mới mua về để nuôi lớn, kiếm thêm tiền mua sách vở cho 4 đứa trẻ.[/size]
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng bà Ba vẫn ráng dành dụm để 4 đứa trẻ đều được cắp sách đến trường. Nhờ có hộ nghèo nên tiền học phí của các bé đều được giảm, chỉ riêng khoản quần áo, sách vở mỗi năm học, bà Ba lại phải chạy vạy để lo cho các cháu.

"Tui hứa với tụi nhỏ qua năm học mới sẽ mua đôi dép lành lặn cho chúng nó mang, chứ đứt hết cả rồi, nhiều lúc thấy cháu mình mang dép chắp vá, buộc dây lại, tui chỉ biết khóc" - bà Ba tâm sự.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-070727-1-15953226248727236692...822041.png][Image: 2020-07-20-070655-1-15953226248701659227...365131.png]
Phát cho biết con chỉ ước 4 chị em được đi học hết cấp 3, lớn lên kiếm tiền con nuôi lại nội.[/size]
Nhìn vào căn nhà xập xệ có thể tốc mái bất cứ lúc nào mỗi khi mưa gió, bà Ba chỉ ước có một căn nhà nho nhỏ để mấy bà cháu sinh sống: "Những đêm trời mưa gió mấy bà cháu đâu dám ngủ, mấy đứa nhỏ ôm chặt tui vì sợ, thằng Tài còn hỏi tui lỡ nhà sập thì sao nội, nghe mà tui không cầm lòng được".

Chiều xuống, căn nhà nhỏ ẩm thấp lại trở nên lạnh lẽo hơn, 5 bà cháu ngồi sát lại bên nhau. Chẳng biết những ngày phía trước, mấy đứa trẻ sẽ sống ra sao khi bà Ba ngày một già yếu, tiền kiếm được mỗi ngày cũng chẳng còn dễ dàng như trước.
[size=undefined]
[Image: 2020-07-20-070824-1-15953226248792008172...540074.png]
Bà Ba quệt nước mắt khi nghĩ đến cảnh một mai bà mất đi, 4 đứa trẻ sẽ bơ vơ không nơi nương tựa.
[Image: 2020-07-20-070449-1-15953226248583702337...402269.png]
Những đôi dép đứt của tụi nhỏ cũng giống như số phận hẩm hiu mà các con đang phải gánh chịu.[/size]
Dưới sàn nhà, nhìn vào những đôi dép chỗ khâu, chỗ vá của mấy đứa nhỏ, chúng tôi mong có được thêm sự giúp đỡ, hỗ trợ để 4 đứa trẻ có điều kiện đủ đầy hơn, tiếp tục cắp sách đến trường
Be Vegan, make peace.
Reply
#19
Sis Chân Nguyệt cũng có trái tim thiệt là đẹp Heavy-black-heart4
~~~~~~~~~~
God, grant me the serenity to accept the things I cannot change.🦋
Reply
#20
(2020-08-01, 02:59 PM)Heart Wrote: Sis Chân Nguyệt cũng có trái tim thiệt là đẹp Heavy-black-heart4

Chẳn giúp được gì thì củng như không thôi  Disappointed-face4
Be Vegan, make peace.
Reply
#21
Ngôi nhà hạnh phúc" của những bệnh nhân chạy thận
LĐO | 13/04/2021 | 06:30 AM


Tận mắt ghé thăm ngôi nhà dành cho bệnh nhân chạy thận, những mảnh đời khó khăn ở thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) chúng tôi mới thấu hiểu được cuộc sống chan hòa tình cảm của những người đồng cảnh ngộ nơi đây.
[Image: Canh-Chung-03.JPG]"Ở đây vui lắm!" - là câu nói đầu tiên của bà con khi chia sẻ về cuộc sống trong ngôi nhà này. Những tiếng cười, những lời hỏi thăm động viên nhau đã làm không khí trở nên vui vẻ, đã vơi đi phần nào nỗi đau bệnh tật, nỗi buồn xa quê.[Image: Chay-Than-19.JPG]Chồng mất, xa con là những điều mà người mẹ già này đang chịu đựng. “Ông nhà tôi mất rồi. Con tôi đi làm xa nhưng lâu lắm rồi nó không gọi điện về, chỉ còn tôi thui thủi một mình. Tôi nhớ con lắm!” – Bà Quỳnh Thị Ánh rưng rưng chia sẻ khiến lòng người không khỏi xót xa.[Image: Chay-Than-20.JPG]Gói ghém giấu đi ngày tháng nhọc nhằn, đơn côi đó, bà Ánh nay đã tìm lại niềm vui trong cuộc sống dưới mái nhà tràn ngập yêu thương: “Tôi rất may mắn được mọi người giới thiệu đến ở nhà anh Hiền. Từ lúc vào đây ở, tôi gặp được những ông, bà,… cùng cảnh ngộ nên đã vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà, nhớ con”.[Image: Chay-Than-4-01.JPG]Những đường kim, mũi chỉ trên đôi tay gầy guộc kia mới thấu hiểu nỗi đau mà bà Ánh phải từng ngày trải qua.[Image: Chay-Than-17.JPG][Image: Chay-Than-6.jpg]Đằng sau nụ cười ấy lại là nỗi lòng khao khát được một cuộc sống hạnh phúc của một người đàn ông: “Cha mẹ mất sớm, vợ chồng tôi đã ly hôn, con thì ở với mẹ giờ thêm bệnh tật tôi đành tự tìm cách chống chọi. Giờ tôi được ở nhà anh Hiền nên cuộc sống của tôi được ăn no, mặc đủ. Tôi vui lắm vì mọi người sống hòa đồng, yêu thương và lúc nào cũng chia sẻ với nhau như gia đình. Tôi nhận ra bệnh tình của mình nên tôi cũng không mong gì hơn là được sống đến ngày nhìn con mình khôn lớn, trưởng thành“ - Anh Phan Văn Đến (bệnh nhân chạy thận) tâm sự.[Image: Chay-Than-18.JPG]Anh Trần Văn Hiền, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) cho biết: “Thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của những người chạy thận, người không nơi lương tựa vợ, chồng tôi đã quyết định dựng 3 căn nhà cách đây 2 năm làm nơi cư trú cho người dân. Vợ, chồng tôi cũng có ý định sẽ dựng thêm nhiều căn nhà để cho bà con ở, đặc biệt tôi sẽ không lấy một đồng nào của họ và sẽ nuôi họ cho đến lúc họ ra đi”.[Image: Chay-Than-5-01.JPG]Những lời nguyện cầu không chỉ cho bản thân mà là niềm mong ước cho mỗi người trong nhà được sống thật mạnh khỏe, an yên, hạnh phúc dưới mái nhà nhỏ được xây dựng bằng tình người.[Image: Chay-Than-7-01.jpg][Image: Chay-Than-9.jpg]Mỗi người ở đây ai cũng đã từng trải qua những khổ đau bệnh tật, sự đời chua xót nên họ luôn trân quý phút giây bên nhau. Vì thế những bữa cơm luôn là khoảnh khắc đong đầy tình thương của mọi người nơi đây.
TẠ QUANG - SỞ HẠ
Be Vegan, make peace.
Reply
#22

Cậu bé Sóc Trăng được bố mẹ người Đức nhận nuôi hơn 45 năm về trước: Thành Phó Thủ tướng trẻ nhất của nước Đức, luôn hướng con cái nhớ về nguồn cội
ÁNH LÊ 3 tháng trước



Từ một cậu bé mồ côi, Philipp Roesler - một người Đức gốc Việt - đã vượt qua số phận nghiệt ngã và làm nên điều kỳ diệu tại nước Đức.

Rất ít người có thể tin một cậu bé mồ côi Việt Nam lại có thể trở thành Phó Thủ tướng Đức. Nhưng đó là câu chuyện có thật về Philipp Roesler - cậu bé Việt rời quê hương khi chưa đầy 1 tuổi để bắt đầu một cuộc sống mới tại đất nước Đức xa xôi.
Cậu bé mồ côi may mắn được đổi vận, viết nên “cổ tích” thời hiện đại
Philipp Roesler sinh ngày 24/2/1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng). Ngay từ khi mới lọt lòng, anh đã thiếu đi hơi ấm tình thương của cha mẹ và được chăm sóc bởi viện mồ côi công giáo của nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux. Tuy nhiên, cuộc đời của anh đã thay đổi khi được một cặp vợ chồng người Đức đến thăm Việt Nam và nhận nuôi.
Khi đó, Philipp mới được 9 tháng tuổi. Cha nuôi của anh từng là một người lính trong quân đội Đức. Trong thời gian đào tạo phi công lái máy bay lên thẳng ở Mỹ hồi những năm 1970, cha anh đã quen với một đồng nghiệp người Việt. Qua người bạn này, ông thấu hiểu nỗi đau mà chiến tranh phi nghĩa đã gây ra cho Việt Nam và thương cảm cho số phận của những đứa trẻ mồ côi nên muốn làm một điều gì đó.
[Image: photo-1-16582131525261495295266.jpeg]
Philipp Roesler lúc nhỏ. (Ảnh: Der Spiegel)

Nói về quyết định này của cha nuôi, Philipp Roesler kể lại: "Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến ông, cũng như đa số những người thuộc thế hệ này. Lúc đó ông chỉ có hai lựa chọn, hoặc xuống đường biểu tình phản đối, hoặc giúp đỡ một cách thiết thực nhất. Ông đã chọn cách thứ hai, nhận một đứa con nuôi Việt Nam - đó là tôi". 
Vậy là vào năm 1973, Philipp xa Việt Nam và theo cha mẹ nuôi đến một vùng đất mới. Với tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, Philipp Roesler đã trưởng thành trong môi trường sống và giáo dục như một người Đức. Cộng với tài năng của bản thân, anh đã làm nên những điều kỳ diệu tại đất nước này - điều mà không phải ai cũng có thể làm được.
Sau khi tốt nghiệp trung học với thành tích hạng A, Philipp Roesler gia nhập quân đội và được đào tạo trở thành sĩ quan Quân y. Về sau anh tiếp tục việc học tại một trong những môi trường giáo dục về y khoa hàng đầu nước Đức - đại học Y khoa Hannover và được nhận học vị Tiến sĩ Y khoa vào năm 29 tuổi.
Trước đó, từ năm 19 tuổi, Philipp Roesler đã gia nhập đảng Dân chủ tự do (FDP), nhưng đến những năm 2000, anh mới thực sự tập trung vào sự nghiệp chính trị. Sở hữu một trí tuệ thông minh, sắc sảo, biệt tài diễn thuyết, hòa nhã và khéo léo trong ứng xử, Philipp Roesler liên tục ghi nhiều kỷ lục trên chính trường Đức khi trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trẻ nhất khi mới 36 tuổi, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ trẻ nhất (năm 2010). Năm 2011, anh khiến nhiều người Việt tự hào khi trở thành người trẻ tuổi nhất giữ vị trí Phó Thủ tướng. Philipp cũng là người gốc Á đầu tiên giữ cương vị quan trọng như vậy trong bộ máy nước Đức.
[Image: photo-2-16582131535742109877118.jpg]


[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Sau khi thôi giữ chức Phó Thủ tướng Đức vào năm 2013, anh trúng cử vào vị trí Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Chia sẻ với tờ Bild về sự thành công, Philipp Roesler từng tiết lộ cha nuôi chính là người ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và quyết định của mình. Anh cho biết khi bản thân được 4-5 tuổi, cha nuôi đã đặt anh trước gương rồi nói: "Hãy nhìn con, rồi nhìn cha, con với cha khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra, hay người ta nói cái gì, thì cha vẫn luôn là cha của con".
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nuôi cũng dạy anh 3 nguyên tắc sống quý giá, đó là tự do, cởi mở và khoan dung. Cũng từ những nguyên tắc đúng đắn này, Philipp Roesler lớn lên và mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp và luôn phấn đấu để đạt được những ước mơ của bản thân. Sau này, khi đã lập gia đình và có 2 cô con gái, anh vẫn dạy con sống với những nguyên tắc quý giá đó.
Hành trình tìm về nơi chôn rau cắt rốn của người con gốc Việt


Xa quê hương từ nhỏ, đến năm 33 tuổi, Philipp Roesler mới lần đầu tiên trở về Việt Nam. Khi được hỏi lý do vì sao thời điểm này mới quay trở về, cựu Phó Thủ tướng Đức trả lời: "Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: 'Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra'".
Tiến sĩ gốc Việt cho biết anh cùng vợ tìm kiếm địa chỉ Khánh Hưng - nơi anh đã sống những năm tháng đầu đời trên bản đồ hình chữ S nhưng không thấy. May mắn thay, khi tham quan Dinh Độc Lập (TP Hồ Chí Minh), anh tình cờ tìm thấy một bản đồ cũ của Mỹ có ghi địa danh đó. Hóa ra, Khánh Hưng đã được đổi tên sau ngày Việt Nam thống nhất, thuộc tỉnh Sóc Trăng ngày nay. Cũng nhờ đó, anh đã nối lại được liên lạc với sơ Mary Marthe, người đã chăm sóc anh lúc còn là đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi qua email của một người bạn.

[Image: photo-3-1658213153045196091702.jpg]
Hình ảnh hiếm hoi về gia đình ngài Philipp. Ảnh: spiegel.de


Cũng trong lần trở về đó, cựu Phó Thủ tướng Đức chia sẻ rằng những người tiếp xúc với mình đều nghĩ anh là Việt kiều về thăm quê, chính cách nghĩ này lại càng khiến ông cảm thấy Việt Nam thân thương và gần gũi hơn, cho dù kí ức về nơi này hầu như không có gì đối với một cậu bé rời đi khi mới 9 tháng tuổi.
Sau lần trở về này, Philipp Roesler còn tiếp tục quay lại Việt Nam thêm nhiều lần nữa trong những chuyến công tác. Anh cũng bày tỏ mong muốn được đưa vợ cùng các con về lại quê hương để các con tìm hiểu về nguồn cội. Philipp Roesler cho biết: "Chúng tôi có 2 cô con gái sinh đôi và các con thường thắc mắc bản thân không giống bạn bè người Đức. Chúng tôi sẽ quay lại Hà Nội và còn có thể tổ chức một chuyến đi xuyên Việt để giải thích cho các con về cội nguồn, gốc gác dòng máu Việt trong mình".
[Image: photo-4-1658213154588679481428.jpg]
Ảnh: baogiaothong
Bên cạnh đó, Philipp Roesler cũng dành nhiều hoạt động khuyến khích, chia sẻ cùng thế hệ trẻ Việt Nam, giúp họ có một hình dung tốt hơn trong con đường đưa nền kinh tế Việt Nam ra biển lớn. Ngay trong chuyến công tác tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, ông Philipp Roesler đã có lời khen ngợi và bày tỏ sự hứng thú với phong trào khởi nghiệp ở giới trẻ Việt Nam.
Ông nhấn mạnh: "Các bạn có biết tài sản nào được coi là tài sản lớn nhất của Việt Nam không? Đó chắc chắn không phải là dầu khí, cũng không phải là công nghệ, và thậm chí càng không phải là cơ sở hạ tầng. Đó phải là chính con người Việt Nam, mà cụ thể là lớp trẻ Việt Nam".
Trong một buổi giao lưu với báo Thanh niên khi về nước vào năm 2019, Tiến sĩ gốc Việt chia sẻ: "Tôi rất xúc động trước những tình cảm mà người dân VN dành cho mình khi đến đây với một cương vị khác. Tôi mong muốn làm được điều gì đó để đền đáp lại. Tôi quyết định quay lại để giúp tất cả mọi người có được những cơ hội như tôi đã có".

Nguồn: Tổng hợp
[size=undefined][size=undefined]


[Image: mobile-footer-news-relate-icon.png]Từ[/size]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#23
Sư trụ trì ở Sóc Trăng nấu sữa bắp bán, nuôi trẻ mồ côi

10/08/2020  - 05:00

Trước cổng chùa Phước Sơn (P6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), sư thầy Thích Từ Minh bán sữa bắp, sữa hạt sen, nước nha đam, lấy kinh phí nuôi các trẻ mồ côi.

 

Đại đức Thích Từ Minh xin xuất gia tại chùa Từ Thuyền (TP Sóc Trăng) khi mới 19 tuổi. Thời đó, khi tu tập, thấy nhiều trẻ đi bán vé số, xin ăn, cộng với ảnh hưởng từ người thầy của mình là Thượng tọa Thích Chiếu Thường (trụ trì chùa Từ Thuyền, người nhận nuôi trẻ mồ côi) nên sư Thích Từ Minh phát tâm nguyện, nếu đủ nhân duyên sẽ nhận nuôi dạy trẻ mồ côi để các em trở thành người có ích cho xã hội.

Đại đức Thích Từ Minh cùng các trẻ mồ côi được nuôi dạy tại chùa Phước Sơn.

Năm 2015, Đại đức Thích Từ Minh được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng bổ nhiệm làm Trụ trì chùa Phước Sơn.

Sư thầy kể, năm 2016, thầy phát hiện 3 bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa, dây rốn còn nguyên nên đưa vào chùa chăm sóc, sau đó báo với chính quyền địa phương, rồi làm giấy khai sinh.

Từ đó đến nay, có 11 bé bị bỏ rơi trước cổng chùa khi còn đỏ hỏn, cùng với 2 bé được cha mẹ gửi tu học tại chùa.

Thầy nói đây là duyên của các trẻ với Đức Phật nên quyết định nhận nuôi các bé đến khi trưởng thành. 

 11 trẻ được thầy Thích Từ Minh nuôi dưỡng đều có câu chuyện khác nhau.

Do không có nhiều kinh phí nên thầy nấu sữa bắp, sữa hạt sen, nước nha đam để bán trước cổng chùa, vừa gây quỹ nuôi trẻ mồ côi, vừa cung cấp nước giải khát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Những nguyên liệu này đều do thầy tự tay chọn mua đem về chùa. Sau đó, cùng với sự giúp đỡ của các Phật tử, thầy chế biến thành các chai sữa bắp, sữa hạt sen, nha đam bán.

Mỗi ngày thầy bán được khoảng vài chục đến 100 chai nước các loại. Trừ chi phí, thầy còn được một khoản tiền để lo cho các trẻ mà thầy cưu mang.

Hiện, thầy đang nuôi bé nhỏ nhất - 28 tháng tuổi, các bé lớn 6 - 7 tuổi. Các bé đều được thầy gửi đi học tại các trường mầm non trên địa bàn với chi phí 500.000 đồng/bé.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

'" style="text-rendering: optimizespeed; -webkit-font-smoothing: antialiased; margin: auto; padding: 0px !important; appearance: none; box-sizing: border-box; border: none !important; font: inherit; display: block; width: 384px; height: 775.111px; left: 0px; min-height: unset !important; position: absolute; transform: translateX(-50%) !important;">

Thầy chia sẻ, mỗi bé là mỗi tính cách khác nhau. Các bé đều thiếu thốn tình cảm, hơi ấm của cha mẹ từ lúc lọt lòng nên thầy luôn ân cần dạy bảo. 

Thầy nói, mong muốn lớn nhất của thầy là lo cho các bé học đến nơi đến chốn, nếu đủ duyên lành thì tu học, còn không thì sau này ra đời cũng giúp ích cho xã hội.

Khó khăn là vậy, nhưng khi có người xin các bé về làm con nuôi, thầy nhất quyết không đồng ý.

Quảng cáo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

'" style="text-rendering: optimizespeed; -webkit-font-smoothing: antialiased; margin: auto; padding: 0px !important; appearance: none; box-sizing: border-box; border: none !important; font: inherit; display: block; width: 300px; height: 258px; left: 150px; min-height: unset !important; position: relative !important; transform: translateX(-50%) !important;">

"Cho các bé đi rồi không biết người ta có thương, chăm sóc chu đáo không", thầy Thích Từ Minh nói. 

Những em bé bị bỏ rơi trước cổng chùa được sư thầy Thích Từ Minh nhận nuôi.Chùa Phước Sơn

Trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND Phường 6 (TP Sóc Trăng) Nguyễn Trung Thảo cho biết: "Hiện tại, thầy Thích Từ Minh có nhận một số trẻ bị bỏ rơi về nuôi. Ngoài ra, thầy cũng nấu sữa bắp, sữa hạt sen cho các bé uống và bán, lấy kinh phí lo cho các bé. Đây là việc làm tốt của thầy Thích Từ Minh. 

Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ làm giấy khai sinh cho các bé". 

Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây

Thiện Chí 

Chủ đề: sóc trăng Trẻ bị bỏ rơi trẻ mồ côi Việc thiện nguyện
Be Vegan, make peace.
Reply
#24
Vượt qua nghịch cảnh, đứa trẻ từng bị bỏ rơi ở bãi rác trở thành triệu phú nổi tiếng nhất nước Mỹ
THẢO VÂN 5 giờ trước


ĐỌC BÀI - 5:53



Từng xấu hổ vì quá khứ bị bỏ rơi ở bãi rác, nhưng CEO Freddie Figgers đã không ngừng vươn lên, học hỏi và trở thành một trong những doanh nhân trẻ thành đạt nhất nước Mỹ.

Là một trong những doanh nhân trẻ thành đạt bậc nhất ở Mỹ và là và chủ công ty Figgers Communication, được định giá hơn 62 triệu đôla năm 2017 - CEO Freddie Figgers khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ bởi sự thành công của mình.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, Freddie Figgers đã từng bị bỏ rơi ở bãi rác nay từ khi mới lọt lòng. Cuộc đời của Freddie Figgers đã thay đổi hoàn toàn khi được cặp vợ chồng tốt bụng nhận nuôi.
[Image: photo-7-1669296913035476147302.jpg]
Freddie Figgers

Đứa trẻ mồ côi bị vứt bỏ ở bãi rác với niềm đam mê công nghệ
Năm 1989, một người đi đường tình cờ tìm thấy bé trai sơ sinh còn đỏ hỏn nằm cạnh bãi rác ở vùng nông thôn của Florida, Mỹ. Đứa trẻ sau đó được cặp vợ chồng tên Nathan và Betty Figgers (sống ở Quincy, Florida, Mỹ) nhận nuôi và đặt tên là Freddie Figgers.



Khi hai vợ chồng nhận nuôi Freddie, họ đã già. Cuộc sống không hề dễ dàng đối với họ và họ đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống. Nathan làm hai công việc cùng lúc: thợ phụ và công nhân bảo trì, trong khi Betty làm nông dân.
"Tôi thấy cha tôi luôn giúp đỡ người khác, dừng lại bên vệ đường và cho những người vô gia cư đồ ăn", Freddie tự hào nhớ lại, "họ đã nhận nuôi tôi và nuôi nấng tôi lớn khôn, tôi cũng muốn trở thành người giống như họ".
[Image: photo-6-1669296911184212879914.jpg]
Figgers khi 5 tuổi
Hai vợ chồng Figgers có thể nghèo về vật chất, nhưng họ có một thứ mà tiền không mua được đó là tình yêu thương. Đôi khi họ lục tung thùng rác, hy vọng tìm được thứ gì đó để mang về cho con trai của mình.
"Thùng rác của một người là kho báu đối với người khác" là cụm từ mà Freddie đã quen thuộc từ khi còn nhỏ. Freddie Figgers từng bị bạn bè dè bỉu là "đồ rác rưởi" sau khi biết được quá khứ bị bỏ rơi khiến cậu thấy rất xấu hổ về nguồn gốc của mình.
Nhớ lại khoảng thời gian ấy, Freddie cho biết: "Tôi được người ta nhặt được ở một khu vực nông thôn, thế nên hầu hết mọi người đều biết về điều này. Hồi nhỏ, tôi cũng từng suy nghĩ rất nhiều về những lời chế giễu xung quanh mình và cảm thấy vô cùng xấu hổ. Mãi đến khi tôi trưởng thành, cha mẹ mới kể lại cho tôi nghe sự thật".
Năm Freddie 9 tuổi, cha anh mua lại một chiếc máy tính Macintosh 1989 bị hỏng từ một cửa hàng đồ cũ với mức giá 25 USD. Sau khi mang máy tính về nhà, cha Freddie để nó ở trên bàn bếp để con trai mình có thể mày mò và tìm hiểu. Cha Freddie cho rằng, việc ngồi sửa chữa chiếc máy tính này có thể giúp con trai của mình thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Và quả thực, suy nghĩ của ông đã đúng. Freddie liên tục tháo chiếc máy tính cũ ra và sửa lại nhiều lần. Niềm đam mê công nghệ của Freddie cũng được khơi nguồn từ đó.
"Cho đến tận thời điểm hiện tại tôi vẫn còn giữ chiếc máy tính cũ này. Đó chính là thứ khơi dậy niềm yêu thích của tôi đối với công nghệ", Freddie nhớ lại.
[Image: photo-5-16692969086031325535248.jpg]
Freddie bên chiếc máy tính hỏng trị giá 25 USD mà cha đã mua cho anh
Từ đó Figgers bắt đầu đam mê với công nghệ. Năm 12 tuổi, Figgers kiếm được công việc đầu tiên trong đời là làm kỹ thuật viên sửa máy tính tại quê nhà Quincy, Florida.
15 tuổi, Figgers nảy ra ý tưởng làm các dịch vụ máy tính trên nền tảng đám mây. Anh đã đi khắp các đại lý xe hơi, công ty luật, các công ty môi giới nhà đất, giúp họ chuyển từ dữ liệu lưu bằng giấy tờ sang máy tính.

Mặc dù chàng trai trẻ có tài năng sửa chữa mạng và máy tính nhưng phần mềm mới là đam mê thực sự của anh. Figgers đã thiết kế các ứng dụng bảo mật ngân hàng, một hệ thống theo dõi bệnh nhân từ xa cho người già và vô số phần mềm khác. "Khi tôi 17 tuổi, tôi có 150 khách hàng. Mỗi tuần tôi còn sửa trung bình 50 - 60 máy tính", Figgers nói.
[Image: photo-4-1669296906694811270355.png]
Chính cha mẹ nuôi là người đã thắp lên niềm đam mê công nghệ trong Figgers, giúp anh tìm ra được ước mơ và hoài bão của mình và nỗ lực thực hiện cũng như theo đuổi chúng
Dám từ bỏ học đại học để theo đuổi ước mơ của mình

Sau khi xây dựng được điện toán đám mây của riêng mình, Freddie quyết định bỏ học đại học. "Tôi muốn giới thiệu sản phẩm của mình với tất cả mọi người. 17 tuổi, tôi có 150 khách hàng cần đến các trang web và dịch vụ lưu trữ cho các tệp. Tôi đã xây dựng sự nghiệp từ đó", Freddie chia sẻ.
Bước đột phá lớn của anh ấy đến chỉ vài năm sau đó, vào năm 2012, ở tuổi 23, anh bán một chương trình theo dõi GPS cho công ty ở Kansas với giá 2,2 triệu USD. Nhưng buồn thay, khi đó cha của Freddie mắc bệnh Alzheimer và thường xuyên đi lang thang. Lúc này, anh sáng tạo một thiết bị có thể nhét vào giày của cha, cho phép anh theo dõi và nói chuyện với cha mình thông qua giày của ông ấy.
Năm 2014, ông Nathan qua đời, ngay sau khi Freddie bắt đầu với Công ty Figgers Communications (và phát triển 80 chương trình phần mềm tùy chỉnh) với số tiền anh kiếm được từ công nghệ giày thông minh trên.
"Phải nhìn cha ra đi thật là khó khăn. Đó là khoảnh khắc mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên được. Tôi luôn biết ơn cha và mẹ. Cha mẹ đã dạy tôi đừng để hoàn cảnh định nghĩa tôi là ai", Freddie tâm sự.
[Image: photo-3-1669296904315113689645.jpg]
Freddie chụp ảnh bên mẹ của mình - bà Betty Figgers
Sau này, sự nghiệp của Freddie tiếp tục phát triển. Không chỉ hạnh phúc ở bên gia đình nhỏ của mình, Freddie còn trở thành nhà sáng lập của Figgers Wireless - một công ty viễn thông tư nhân đã được thẩm định vào năm 2017 với giá trị lên đến hơn 62 triệu USD. Được biết, Freddie Figgers còn đang sở hữu 4 bằng sáng chế trong các lĩnh vực hệ thống điện toán đám mây, điện thoại thông minh và hệ thống theo dõi dữ liệu từ xa cho bệnh viện.
Bên cạnh đó, Freddie đang điều hành Tổ chức Figgers - tổ chức quyên góp với nhiều mục đích bao gồm nỗ lực cứu trợ sau thảm họa thiên nhiên, trao học bổng đại học cho học sinh trung học và hỗ trợ đồ dùng học tập cho giáo viên.
[Image: photo-2-1669296901992228194128.jpg][Image: photo-1-1669296899576187230616.jpg]
Freddie Figgers vô cùng hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình
Mặc dù, công ty của Freddie chủ yếu kinh doanh mặt hàng điện thoại thông minh và bán các gói dữ liệu, nhưng CEO trẻ tuổi vẫn đam mê kết hợp công nghệ với tính năng chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn, ví dụ như máy đo đường huyết không dây cho người mắc bệnh tiểu đường cho phép bệnh nhân tải xuống và chia sẻ mức glucose thông qua công nghệ Bluetooth, hay công nghệ thông minh giúp các gia đình giữ liên lạc với những người thân đi lạc.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1669325681886-16693256820811026611728.jpg]
    Giáo viên làm 3,4 công việc lúc, đếm từng ngày được tăng lương
  • [Image: photo1669267933075-1669267933275632313153.jpg]
    Càn Long khắc nghiệt với con cái ra sao mà khiến các hoàng tử không chết thì cũng ngẩn ngơ, có người giả điên để tránh tai họa đổ xuống đầu
[size=undefined]
“Cha mẹ tôi đã nhận nuôi tôi, dành cho tôi tình yêu thương vô hạn và giúp tôi xây dựng tương lai tươi sáng. Họ đã làm hết sức mình để biến thế giới xung quanh tôi trở nên tốt đẹp hơn. Và bây giờ, đó là tất cả những gì mà tôi muốn làm, như một món quà ý nghĩa dành cho cha mẹ của mình và cả mọi người”, Freddie tâm sự[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#25
  • [Image: photo1668915365808-16689153659592076757192.png]Dù chưa một lần đứng trên bục giảng, nhưng những thầy cô này vẫn đang ngày đêm âm thầm chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ cho hơn 200 học sinh mồ côi vì Covid-19 tại Trường Hy Vọng (Đà Nẵng).
    "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy!", câu tục ngữ này có lẽ đang là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong ngày hôm nay (20/11), là bài học để nhắc nhở về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
    Nhưng, cũng có rất nhiều con người đặc biệt, dù không gắn liền với bảng đen phấn trắng, không trực tiếp dạy chữ cho học trò mà vẫn là thầy, là cô. Và tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Hy Vọng (Đà Nẵng) có những nhà giáo như thế. Họ được xem như những người cha, người mẹ thứ 2 của các em và thường được gọi bằng một danh xưng đặc biệt khác - "giáo viên quản nhiệm".
    [Image: photo-20-16689078706061314681638.jpg]
    Khu nội trú của Trường Hy Vọng


    [Image: photo-19-1668907868672341385538.jpg]
    Học sinh Trường Hy Vọng từ khối 1 đến 12 được tài trợ 100% chi phí ăn học tại trường. Hàng năm, các em được về thăm nhà 3 lần (nhà trường cấp kinh phí đi lại). Người nhà được đến thăm trường 2 lần/năm.

    Trường Hy vọng là dự án do ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT khởi xướng. Tháng 8/2022 vừa qua, ngôi trường đặc biệt này đã chính thức khai giảng năm học đầu tiên cho hơn 200 trẻ mồi côi vì Covid-19 từ 41 tỉnh, thành trên cả nước về chung sống và học tập. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều trẻ được đón về đây.
    Cô Lê Thị Châu - Hiệu trưởng Hope School chia sẻ, hiện trường có 20 giáo viên cả khối hành chính và quản nhiệm. Dù các thầy cô với nhiều nhiệm vụ khác nhau và không đứng lớp giảng dạy, nhưng họ lại là những giáo viên thực thụ khi gần gũi với tất cả học sinh, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ,… và lên các kế hoạch, chương trình trải nghiệm ngoại khóa giúp các em hoàn thiện kỹ năng sống.
    [Image: photo-18-16689078671021683142158.jpg]
    [Image: photo-17-16689078657811640725670.jpg][Image: photo-16-16689078640901246290637.jpg]

    Theo cô Châu, từ sau tết Nguyên đán 2021, lứa học sinh đầu tiên được đón về trường; nhưng trước đó vài tháng, các thầy cô này đã lặn lội khắp 3 miền để vận động, thuyết phục người thân cho con em mồ côi ra Đà Nẵng nhập học. Đến khi đón các em về đây, thầy cô lại tất bật chuẩn bị chỗ ăn, chốn ngủ và chăm lo đời sống sinh hoạt, tinh thần cho lũ trẻ ngoài giờ lên lớp.
    "Dạy các con làm người mới thực sự quan trọng. Các em ở Trường Hy Vọng không chỉ cần chữ, mà còn cần tình thương và hơi ấm gia đình. Các thầy cô ở đây đang nhẫn nại, học cách cương, nhu đúng lúc và nỗ lực từng ngày để đồng hành trong vai trò làm bà, làm cha mẹ, anh chị và cả bạn bè để sẻ chia, bù đắp cho các em", cô Châu tâm sự.
    Gắn bó Trường Hy Vọng từ những ngày đầu tiên, dù là trưởng phòng hành chính nhưng hằng ngày cô Vũ Thị Bích Thảo (50 tuổi) không chỉ kiểm tra Email, làm các thủ tục giấy tờ mà còn đảm nhận rất nhiều công việc không tên như lo cho lũ trẻ về ăn, mặc, chỗ ngủ, tắm rửa cho các em nhỏ, thậm chí kiêm luôn "bác sĩ tâm lý" cho những học sinh đang ở lứa tuổi "ẩm ương".
    Nhà ở quận Hải Châu nên mỗi ngày, cô Thảo phải dậy từ 5h sáng, chạy xe máy hơn chục km sang khu nội trú của trường tại quận Ngũ Hành Sơn. Điểm đến đầu tiên của cô là vào khu nhà ăn kiểm tra thực phẩm nhập về, thực đơn cho bọn trẻ,...
    Rồi có em bị mất sách vở, em thì bị thất lạc đồ cá nhân, em khác cảm thấy không khỏe, chán ăn hay bị bạn trêu chọc,... đều nhờ cô Thảo giúp.
    Đặc biệt, nhiều em nhỏ hay khóc vì nhớ nhà, nhớ cha mẹ nên các cô thường phải bầu bạn, tìm mọi cách dỗ dành.
    [Image: photo-15-1668907862596879697327.jpg]
    "Giáo viên quản nhiệm" là chức danh đặc thù chỉ một số trường nội trú mới có. Đây là những thầy, cô luôn theo sát và chăm lo đời sống sinh hoạt, tinh thần cho học sinh ngoài giờ lên lớp.

    [Image: photo-14-1668907860929567705990.jpg]
    Cô Thảo (áo cam) là người hằng ngày chăm lo chu đáo việc ăn uống cho tụi nhỏ

    Cô Thảo tâm sự, trước khi về Trường Hy Vọng, mình là nhân viên tại một công ty phần mềm. Dù đã mường tượng trước công việc tại nơi nuôi dạy trẻ, tuy nhiên tuần đầu tiếp xúc, cô khá lo lắng vì không biết các con có vượt qua được không.
    "Hơn 200 học sinh ở nhiều độ tuổi, hoàn cảnh sống cũng không giống nhau nên đòi hỏi giáo viên quản nhiệm phải làm tốt nhiều vai trò; khi là cô giáo, có lúc lại như mẹ, người bạn của các em. Thậm chí có trẻ còn nghiện game, em khác dù lớn vẫn không biết cài nút áo vì trước đây được bố mẹ làm thay, em khác thì cứ đến giờ đi học lại buồn ngủ, em thì tự ti học yếu và lười đến lớp. Nhưng rất mừng là sau một thời gian các em đều tiến bộ rõ rệt", cô Thảo trải lòng.
    Từng tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ nên ngoài "nhiệm vụ" được giao, cô Thảo còn tình nguyện dạy kèm cho những em yếu môn Tiếng Anh sau giờ học chính.
    [Image: photo-13-16689078595841667421191.jpg]

Be Vegan, make peace.
Reply
#26
  • Coi tụi trẻ như con nên niềm vui của cô Thảo cũng giản đơn là được nghe học sinh tíu tít khoe được điểm cao mỗi khi đi học về
    Dù có vẻ ngoài khá lạnh lùng nhưng suốt 8 tháng qua, kể từ ngày về với Hope School, thầy Thân Thiên Thanh (25 tuổi) luôn là địa chỉ tin cậy để các nam sinh có thể tâm sự những câu chuyện về cuộc sống trong thời gian sống xa nhà.
    Từng là bộ đội nghĩa vụ tại Sư đoàn Phòng không 375 và quen với lối sống tập thể, sinh hoạt kỷ luật nên các kỹ năng như gấp chăn màn và bài thể dục, ăn ngủ đúng giờ trong quân ngũ được Thanh ứng dụng với học sinh của mình.
    Theo quy định, các em nhỏ sẽ có 90 phút sử dụng điện thoại vào ngày cuối tuần, tuy nhiên thầy Thanh cũng linh động "thưởng" thêm 1 giờ nếu em nào hoàn thành tốt các bài tập trong buổi sáng.
    "Do học sinh ở đây nhiều độ tuổi khác nhau nên phải có cách ứng xử phù hợp. Với các trẻ nhỏ, tính tập trung chưa cao thì mình phải nói nhỏ nhẹ và hướng dẫn nhiều lần từ cách gấp chăn màn, áo quần, để giày đúng vị trí quy định... để các con dần hình thành thói quen. Riêng với các em lớn hơn phải nghiêm khắc ngay từ đầu, thường xuyên nhắc nhở để các em chuyên tâm vào việc học. Tôi muốn tạo năng lượng tích cực để các em biết sống yêu thương nhau và ngày một trưởng thành, vững vàng hơn", thầy Thanh chia sẻ.
    [Image: photo-12-16689078569531196632792.jpg]
    Thầy Thanh (áo xanh) đang hướng dẫn các nam sinh về nề nếp trong trường

    [Image: photo-11-16689078555171245491044.jpg]
    Các em nhỏ được tập luyện cách gấp gọn chăn, màn như trong quân ngũ, ăn, học, ngủ đúng giờ

    [Image: photo-10-16689078539921335113234.jpg]
    Các thầy cô theo dõi lịch nhóm để phân công việc lao động và vui chơi của các em sau giờ học trên trường

    [Image: photo-9-1668907852578625374195.jpg]

    [Image: photo-8-1668907850920799212080.jpg]
    Buổi tối, các em được học võ hoặc tham gia văn nghệ

    Tại khu nội trú, hơn 200 trẻ mồ côi được sắp xếp thành tiểu đội và trung đội, tách riêng nam, nữ theo từng tầng. Cứ 3 đến 4 em ở nhiều độ tuổi sẽ sống chung một phòng để có thể hỗ trợ nhau. Mỗi tối đều có các thầy cô trực ở từng tầng để nhắc nhở các em ngủ đúng giờ, không làm phiền các bạn khác...
    Đúng 5h30' mỗi buổi sáng, các thầy cô quản nhiệm sẽ đánh kẻng gọi học sinh dậy. Các em sau đó tập hợp dưới sân để tập thể dục bằng việc khởi động và chạy 2 đến 5 vòng quanh khu mình sống, ra vườn tưới rau, lên phòng tắm rửa, ăn sáng. Đến 6h20', các trung đội lại tập hợp để thầy cô điểm danh trước khi đi học tại hệ thống FPT School.

    Tranh thủ thời gian học sinh đến trường, các thầy cô lại đi kiểm tra từng phòng, dọn dẹp, tắt điện nếu các con quên. 16h30' các em tan học về, các thầy cô theo dõi lịch nhóm nào đi làm rau thì chia lịch để ra vườn; quán xuyến các nhóm khác chơi thể thao, trò chơi dân gian, múa hát, học võ hay đọc sách,... Đúng 18h, tất cả học sinh vào tắm rửa và nửa giờ sau ăn cơm tối.
    [Image: photo-7-1668907849360441539295.jpg]
    Việc giúp các em dần quên đi quá khứ buồn, thôi nhớ nhà, chuyên tâm học tập là cả một nghệ thuật giáo dục

    [Image: photo-6-16689078480251266234926.jpg]
    Đúng như tên gọi của ngôi trường, “Hy Vọng” không chỉ là nơi các em được học tập và phát triển toàn diện, mà còn là ngôi nhà tràn ngập tình yêu thương ấm áp dành cho những em nhỏ phải chịu mất mát vì Covid-19

    [Image: photo-5-16689078465711026563392.jpg]
    Hy Vọng - Đó không là câu chuyện ở tương lai, mà ngay hiện tại, những hành động, sự quan tâm, chăm sóc mỗi ngày của thầy cô sẽ thắp lên tin yêu, sức mạnh cho các em trưởng thành

    Khi các em lên phòng, giáo viên quản nhiệm lại phân công nhau dạy kèm vì nhiều em bị hổng kiến thức sau thời gian dài học online và trải qua biến cố gia đình.
    Mặc dù làm giáo viên quản nhiệm mới 3 tháng nay, song với tính cách thân thiện, cởi mở nên hiện cô giáo trẻ Lữ Thị Thùy Linh (24 tuổi, quê huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đã trở thành người chị, người bạn thân thiết với các em nhỏ tại trung đội nữ từ lớp 1 đến lớp 4.
    Là người dân tộc Thái, có kinh nghiệm 7 năm sống nội trú, xa nhà từ lớp 6 để theo đuổi ước mơ làm cô giáo như mẹ và thoát cảnh "con gái đôi mươi đã 2, 3 mặt con" như nhiều bạn ở quê. Sau khi Tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non Đại học Vinh (Nghệ An), Linh trở thành cô giáo tại trường mẫu giáo gần nhà. Tuy nhiên, khi đọc được tin về Trường Hy Vọng, Linh đã nộp hồ sơ ứng tuyển.
    "Thấy thương hoàn cảnh các con quá, như em mình ở nhà vậy, nên tôi muốn vào đây làm việc để được chia sẻ cuộc sống với các học sinh kém may mắn", Linh phân trần về quyết định chuyển việc vào nơi "đất khách quê người", cách nhà đến hơn 600 cây số.
    Linh cho biết thêm, buổi tối là lúc các thầy cô tại Trường Hy Vọng bận rộn nhất, khi vừa làm gia sư, vừa giữ nề nếp cho khu nội trú. Mỗi tầng đều bố trí phòng để các thầy cô có ca trực ngủ lại. Thầy ngủ ở khu nam, cô ngủ ở khu nữ.
    [Image: photo-4-16689078453171133469543.jpg]
    Cô giáo Linh tổ chức vui chơi cho học sinh Trường Hy Vọng

    [Image: photo-3-1668907843648955351521.jpg]

Be Vegan, make peace.
Reply
#27
  • Các em nhỏ thi nhau nhổ tóc sâu cho thầy Hoàng Quốc Quyền - Giám đốc dự án Trường Hy Vọng
    [Image: photo-2-16689078422231834258543.jpg]
    Ngày nào cũng vậy, các thầy cô nội trú làm những công việc không tên một cách đầy tâm huyết

    [Image: photo-1-1668907840524407082438.jpg]
    Dù không đứng trên bục giảng nhưng thầy cô nội trú chính là nơi ươm lên khát vọng để đến một khởi đầu mới, một tương lai tươi sáng cho những đứa trẻ bỗng chốc mồ côi vì đại dịch

    Mỗi đêm, các giáo viên quản nhiệm cũng thường chỉ ngủ vài giờ. Bởi, khi nào các em yên giấc thì thầy cô mới đi ngủ, thỉnh thoảng thức dậy vài lần kiểm tra xem có em nào vung tay, chân ra khỏi màn, em nào nằm co ro mà không đắp mền hoặc để ý xem một vài em nhỏ có thói quen đi vệ sinh ban đêm để tránh trượt ngã,…
    "Mỗi tuần, thầy cô sẽ được nghỉ một ngày. Dù công việc vất vả hơn so với dạy mầm non, nhưng tôi cảm giác mình dần trưởng thành hơn khi chăm lo cho những đứa trẻ chịu mất mát quá lớn sau đại dịch Covid-19. Có lúc thấy trống vắng vì nhớ nhà, tôi lại càng thông cảm với các học sinh của mình hơn", Linh trải lòng.
    Họ - những giáo viên không cầm phấn, nhưng đã gắn bó với ngôi trường nhân văn này từ những ngày đầu tiên. Và hôm nay, những người thầy, người cô ấy cũng cần được tôn vinh bởi những đóng góp thầm lặng, nhưng đã thắp lên ngọn lửa tương lai cho những đứa trẻ mồ côi, để nhân lên những điều nhân ái, tử tế và tốt đẹp trong cuộc sống này.


    [img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]

Be Vegan, make peace.
Reply
#28
Đỗ Mạnh Cường chụp ảnh cùng bạn đời và 10 con nuôi

TP HCMNhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường thực hiện bộ ảnh gia đình với bạn đời Huy Cận và 10 con nuôi, mừng sinh nhật thứ 41 của anh.

[Image: 1-1672021643.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...tJoKedp6Wg]

Sinh nhật Đỗ Mạnh Cường trùng ngày Giáng sinh (24/12). Nhân dịp có thêm con nuôi thứ 10, nhà thiết kế cùng bạn đời - CEO Huy Cận, và các con thực hiện bộ ảnh gia đình làm kỷ niệm.
'Năm nay tổ ấm của tôi có thêm cô công chúa nhỏ Thiên Nga. Tôi thấy tuổi 41 của mình thật hạnh phúc vì được ở bên 10 thiên thần ngoan ngoãn, đáng yêu. Đây là món quà mừng sinh nhật, Giáng sinh tuyệt vời nhất với tôi', Đỗ Mạnh Cường nói.

[Image: 3-1672021643.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...G3bncIeGyw]

Bé Thiên Nga gần 5 tháng tuổi, lần đầu chụp ảnh cùng bố nuôi và các anh chị em chung nhà. Cô bé được nhận xét có nhiều nét giống chị gái MyMy.
[Image: 04-1672021644.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&...9-ZVejqmTg]

MyMy ba tuổi có ngoại hình và phong cách thời trang như tiểu thư nhí.
[Image: 5-1672021644.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...777R30qyfQ]

Bé Én khiến khán giả thích thú với biểu cảm tự tin, chững chạc khi chụp ảnh cùng bố.
[Image: 6-1672021644.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...bbMoKIprhg]

Bé Sóc được nhiều người khen càng lớn càng dễ thương.
[Image: 7-1672021645.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...D7Ib13-_Yw]

Linh Đan có làn da nâu và mái tóc ngắn cá tính được xem là phiên bản nhí của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H'Hen Niê.
[Image: 8-1672021645.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...cEy_z4m1mQ]

Đỗ Mạnh Cường gọi 5 cô con gái của anh là 'Ngũ long công chúa'.
[Image: 9-1672021646.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&f...JZH6O6GFRQ]

Nhà thiết kế tạo dáng cùng bé Voi. Nhóc tỳ hơn một tuổi khoe nét hồn nhiên, ngơ ngác trước ống kính.
[Image: 10-1672021646.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&...PuqyfpC3AQ]

.
Be Vegan, make peace.
Reply
#29
Bé Rồng ra đời khi mới 27 tuần tuổi nay đã lớn, ngày càng khôi ngô, là niềm tự hào của bố.
[Image: 11-1672021646.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&...v-agWH24MQ]

Bé Gấu được nhận xét có làn da trắng, khuôn mặt nhiều nét giống Đỗ Mạnh Cường.
[Image: 12-1672021647.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&...G1S-x8vz9g]

Bé Tít là con lớn nhất trong 10 nhóc tỳ của Đỗ Mạnh Cường. Cậu bé luôn khiến hai ông bố 'tan chảy' với những câu nói và cử chỉ tình cảm.
[Image: 13-1672021647.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&...fjLY2V_b4A]

Bé Nhím được Đỗ Mạnh Cường nhận nuôi đầu tiên. Nhóc tỳ có tính cách dạn dĩ, hiếu động, yêu thích nhảy múa.
[Image: 14-1672021648.jpg?w=460&h=0&q=100&dpr=1&...27jfcyayiw]

Đỗ Mạnh Cường và bạn đời Huy Cận bên 5 cậu con trai.
'Tôi thấy bình yên, hạnh phúc khi nhìn các con ngoan ngoãn, lớn lên từng ngày. Càng già đi tôi càng không muốn gì cho bản thân ngoài sức khỏe để có thể đồng hành cùng các con, nuôi dạy chúng nên người', Đỗ Mạnh Cường nói.


Ảnh: Huy Nguyễn


Hương Giang
Be Vegan, make peace.
Reply
#30
Thứ bảy, 07/10/2023 - 07:35

https://vietnamnet.vn/ong-chu-cua-hang-tranh-da-quy-di-nhat-ve-chai-mac-nguoi-doi-che-gan-do-2198239.html


Ông chủ cửa hàng tranh đá quý đi nhặt ve chai, mặc người đời chê gàn dở
[/url]

Đạp xe qua 5 xã ven biển mỗi ngày để có kinh phí giúp người nghèo, chủ cửa hàng kinh doanh tranh đá quý từng bị người đời khinh thường, chê là làm việc gàn dở.
Sẻ chia
Chiều muộn nắng nhạt, anh Nguyễn Văn Nam (SN 1989, xã đảo Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) dắt chiếc xe đạp cũ ra khỏi cửa hàng kinh doanh tranh đá quý. Anh chuẩn bị hành trình đạp xe qua 5 xã ven biển để nhặt ve chai.
Trước đó, tại xã đảo Ngư Lộc, Nam từng được biết đến như anh chủ cửa hàng tranh thích làm từ thiện. Nam đẩy mạnh các hoạt động thiện nguyện của mình vào thời điểm đại dịch dần được kiểm soát.
Thời gian ấy, Nam nhận thấy sự sống con người thật mong manh. Cảm nhận ấy thôi thúc anh phải làm điều gì đó để cống hiến cho cộng đồng, xã hội khi còn đủ sức.





[img=0x0]https://delivery.akadigital.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=1697&campaignid=1036&zoneid=2070&loc=https%3A%2F%2Fvietnamnet.vn%2Fong-chu-cua-hang-tranh-da-quy-di-nhat-ve-chai-mac-nguoi-doi-che-gan-do-2198239.html&referer=https%3A%2F%2Fvietnamnet.vn%2F&cb=deecffa3bf[/img]



[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/10/7/1-nhat-ve-chai-150.jpg[/img]Anh Nam chuẩn bị xe đạp, chở thùng xốp đi nhặt ve chai
Sau nhiều đắn đo, anh quyết định tìm cách giúp đỡ, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn trong khả năng của mình. Nam bắt đầu trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh để hỗ trợ những [url=https://vietnamnet.vn/doi-song/gia-dinh]gia đình
 khó khăn, người gặp tai nạn, khuyết tật tại địa phương.

Để hoạt động thiện nguyện của mình đi đúng hướng, Nam liên hệ, thông qua chính quyền địa phương. Anh cũng tìm hiểu kỹ cá nhân, gia đình khó khăn rồi mới đến tặng quà hoặc hỗ trợ bằng tiền mặt. Vào ngày lễ, Tết, Nam tổ chức các hoạt động vui chơi, phát tặng bánh kẹo, quần áo cho trẻ em nghèo.
Đến nay, rất nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đầy ý nghĩa từ các hoạt động thiện nguyện của Nam. Một trong những trường hợp như vậy là hoàn cảnh của em Đặng Văn Cường (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc).
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/10/7/2-nhat-ve-chai-151.jpg[/img]Anh thường rong ruổi để nhặt ve chai, thu gom phế liệu trên các tuyến đường thuộc 5 xã ven biển của huyện Hậu Lộc
Cường sinh ra trong gia đình khó khăn khi có cha bị tai biến không thể lao động. Em có 2 chị gái. Người chị đầu đã lập gia đình, có cuộc sống khó khăn, không thể đỡ đần cha mẹ. Chị thứ hai cũng mang bệnh, phải trông chờ vào sự chăm sóc của người khác.
Thu nhập chính của gia đình Cường phụ thuộc vào tiền công ít ỏi từ công việc đánh cói, bóc vỏ tôm của mẹ. Dẫu khó khăn trăm bề, mẹ Cường vẫn cố gắng đắp đổi, cho cậu con trai út đi học.
Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình cậu học trò hiếu học, Nam đã có những hỗ trợ kịp thời. Anh cũng vận động mạnh thường quân tặng dụng cụ học tập cho Cường yên tâm đến lớp.
Nam chia sẻ: “Sức tôi có hạn. Thế nên tôi chỉ giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn hơn mình một phần rất nhỏ. Tôi xem những hỗ trợ của mình như một cách động viên, sẻ chia những buồn khổ, khó khăn của họ.
Tôi mong muốn những hỗ trợ nhỏ bé của mình có thể giúp họ thấy rằng, dù mình khó khăn, bất hạnh nhưng không bị xã hội, cộng đồng bỏ rơi. Từ đó họ sẽ vơi bớt nỗi buồn, tự tin vươn lên trong cuộc sống”.

[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/10/7/5-nhat-ve-chai-152.jpg[/img]Số tiền có được từ việc bán ve chai, phế liệu, anh đều đem giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
"Làm việc gàn dở"
Trong quá trình đến giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, Nam nhận thấy trên đường có nhiều túi nilon, chai nhựa, phế liệu… Chủ cửa hàng tranh đá quý nghĩ đến việc sẽ đi nhặt ve chai làm sạch đường phố, bảo vệ môi trường và có thêm kinh phí để hoạt động từ thiện.
Ngay sau đó, bất chấp mọi sự cười chê, Nam chuẩn bị một chiếc xe đạp cũ. Phía sau xe, anh trang bị thêm thùng xốp có dán mảnh giấy ghi dòng chữ: “Xin tặng cho mình lon, chai vỏ nhựa để tặng những hoàn cảnh khó khăn. Mình xin chân thành cám ơn ạ”.
Mỗi ngày, bất chấp nắng mưa, Nam lại đạp xe dọc các tuyến đường thuộc 5 xã ven biển của huyện Hậu Lộc gồm: Hòa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Ngư Lộc để nhặt ve chai. Sau khi di chuyển một vòng qua 5 xã, Nam trở về với chiếc xe đạp chất đầy ve chai, phế liệu phía yên sau.
Anh cẩn thận cất số ve chai, phế liệu vừa nhặt được vào một góc, chờ đến cuối tháng sẽ bán để lấy kinh phí tổ chức các hoạt động hỗ trợ người khó khăn. Nam tâm sự: “Những ngày đầu đi nhặt ve chai, tôi bị nhiều người chê cười. Họ nói tôi gàn dở. Có người còn nhìn tôi với ánh mắt khinh thường.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/10/7/3-nhat-ve-chai-153.jpg[/img]Hiện nay, hoạt động nhặt ve chai để giúp đỡ người nghèo của anh được nhiều người ủng hộ, đồng hành
Ban đầu, những ánh mắt khinh thường, lời chê cười ấy cũng khiến tôi ngại ngùng. Nhưng rồi tôi nghĩ mình làm việc tốt, không vi phạm pháp luật nên không buồn nữa. Từ đó, tôi đi nhặt ve chai, phế liệu bất kể sáng chiều. Chỉ khi có việc bận hoặc ốm đau không thể ra đường, tôi mới ngừng đi”.
Quảng cáo


Sau này, khi biết mục đích đằng sau việc ông chủ cửa hàng tranh đá quý đi nhặt ve chai, người dân tin tưởng và ủng hộ anh hết mực. Không chỉ ít xả rác ra đường, nhiều người còn “để dành” ve chai, phế liệu gửi tặng Nam, đồng hành cùng anh trong các hoạt động thiện nguyện.
Hiện, ngoài việc rong ruổi ngoài đường để nhặt vỏ chai, lọ nhựa..., Nam còn đến nhận ve chai, phế liệu từ những người dân địa phương. Bằng cách này, anh có thêm kinh phí để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em, tặng quà, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Anh chia sẻ: “Trước đây, tôi đi nhặt ve chai mỗi ngày chỉ thu về 10.000 - 40.000 đồng, thậm chí có hôm không thu được đồng nào. Sau này, khi người dân biết, tin vào mục đích nhặt ve chai của tôi, họ rất ủng hộ.
Họ để dành ve chai, phế liệu rồi gọi tôi đến lấy miễn phí. Nhờ vậy, cứ cuối tháng, sau khi bán ve chai, tôi có thu nhập cao hơn. Số tiền bán ve chai tôi đều công khai cho mọi người biết. Tôi cũng công khai việc dùng số tiền này để ủng hộ hoàn cảnh nào, hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu... dù không ai yêu cầu”.
[img=572x0]https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/10/7/4-nhat-ve-chai-154.jpg[/img]Không chỉ người lớn, các em học sinh cũng để dành ve chai, phế liệu cho anh Nam
Hiện nay, việc làm từng được cho là gàn dở này của Nam đã giúp đỡ được nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn tại huyện Hậu Lộc. Đáng chú ý, nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn được anh và những người đồng hành giúp đỡ thường xuyên.
Nam tâm sự: “Những gia đình ốm đau, bệnh tật hoặc không may bị tai nạn giao thông, tôi thường giúp đỡ bằng tiền mặt. Những hoàn cảnh khó khăn khác, tôi và những người đồng hành sẽ hỗ trợ thực phẩm thường xuyên dù rất khiêm tốn...
“Tôi không có nhiều kinh phí để thực hiện các dự án thiện nguyện lớn nên vẫn đang cố gắng giúp đỡ những hoàn cảnh ngặt nghèo trong khả năng của mình. Dù rất nhỏ bé, nhưng tôi hy vọng có thể hỗ trợ họ phần nào trong lúc khó khăn”.
Nghĩa cử cao đẹp

Ông Trần Văn Sỹ, trưởng thôn Thành Lập cho biết, anh Nam kinh doanh tranh đá quý tại địa phương và là người có nghĩa cử cao đẹp.

“Vừa qua, Nam tổ chức, thực hiện việc nhặt ve chai, thu gom phế liệu để có kinh phí hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh bất hạnh, đặc biệt khó khăn.

Anh ấy còn hỗ trợ cấp nước sạch, nước lọc miễn phí cho người nghèo. Đây là những việc làm thiết thực và giàu ý nghĩa”, ông Sỹ nói thêm
Be Vegan, make peace.
Reply