Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bà giáo già nuôi trẻ mồ côi
07:02 - 15/12/2019 Thanh Niên
Gia Bình
Ở tuổi lục tuần, nhưng bà giáo già ấy vẫn miệt mài chăm lo cho hơn chục đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ từng miếng cơm manh áo, lo cho chúng được cắp sách đến trường, được sum vầy trong một mái ấm yên vui.
[/url]
[img=573x585]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFQABAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAP/xAAgEAABAwQCAwAAAAAAAAAAAAACAAEDBAURIRZTkuHw/8QAFQEBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQL/xAAXEQEBAQEAAAAAAAAAAAAAAAABAAIR/9oADAMBAAIRAxEAPwCV3uta0pMUmaaCQScW05by32VLlVz7Q8PaIjB3JUt//9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Bà giáo già Võ Thị Ngọc Thanh
ẢNH: QUỐC KHÁNH
Nhà bà Võ Thị Ngọc Thanh (62 tuổi) nằm khuất sâu trong một con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Bá Ngọc, thuộc ngoại ô TT.Liên Nghĩa (H.Đức Trọng, Lâm Đồng), nhưng chúng tôi không khó mấy để tìm đến bởi tiếng vang của [url=https://thanhnien.vn/doi-song/6-nam-xay-200-mai-am-cho-nguoi-ngheo-to-dac-biet-co-ten-to-cat-nha-1071352.html]mái ấm Nhân Ái mà bà dựng nên từ tấm lòng của mình.
Vừa bước vào nhà bà thì gặp ngay những đứa trẻ lên 6, lên 7 nhưng rất lễ phép chào hỏi và nhanh chóng “dọn bàn, bưng ghế” đón khách. Bà Thanh gầy nhom, gương mặt toát lên vẻ nhân hậu tự nhiên nở nụ cười chào đón chúng tôi đầy thiện cảm. Mở đầu câu chuyện, bà bộc bạch về đời sống, về những đứa trẻ hữu duyên mà về già mình đã dang tay đùm bọc.
[img=573x426]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 10 5'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAFAAoDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAME/8QAHhAAAgICAgMAAAAAAAAAAAAAAQIDEQAEBSEiMUH/xAAUAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAE/8QAGhEAAgIDAAAAAAAAAAAAAAAAAAEDEQIxUf/aAAwDAQACEQMRAD8Axz8ttNHtMZpaUGgHr318yKiWRQ52Z7YWfPGMPI2kqHKPG9cP/9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Bà Thanh chăm lo bữa ăn cho các cháu
ẢNH: GIA BÌNH
Trái tim nhân ái
Bà Võ Thị Ngọc Thanh sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Học cao đẳng sư phạm xong, bà phải bôn ba dạy học ở các xã vùng sâu thuộc TP.Bảo Lộc, rồi đến H.Di Linh và cuối cùng dừng chân ở vùng Đà Loan, H.Đức Trọng. Năm 2000, sau 22 năm dạy học, một biến cố lớn đã đến trong cuộc đời bà khi người chồng thân yêu không may bị tai nạn qua đời, từ đó bà nghỉ dạy và trở về Đà Lạt sinh sống cùng gia đình. Về Đà Lạt, bà trở lại với nghề hội họa yêu thích từ thuở bé và thuê mặt bằng mở một phòng tranh ở đường Trương Công Định để mưu sinh. Thế rồi, từ phòng tranh này, mối lương duyên với trẻ mồ côi, cơ nhỡ bắt đầu đến với bà.
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TT.Liên Nghĩa, cho biết: “Cô Thanh về đây xây dựng cơ sở này được mấy năm nay. Với tấm lòng bao dung, thương người, cô đã tiếp nhận các cháu mồ côi, lang thang cơ nhỡ về để nuôi dạy, chủ yếu là cho ăn học và một số cháu lớn được cô cho đi học nghề và đã trưởng thành. Chúng tôi rất ủng hộ, tạo điều kiện cho mái ấm này phát triển, giúp các cháu có nơi ăn, chốn ở, phát triển về mọi mặt. Chúng tôi cũng mong rằng, thời gian tới có nhiều mạnh thường quân hơn giúp đỡ về vật chất và tinh thần để mái ấm này ngày càng phát triển, tiếp nhận thêm những trẻ em lang thang, cơ nhỡ về đây sinh sống, học tập, tránh xa các tệ nạn xã hội”.
“Hôm ấy, vào một đêm khuya lạnh lẽo mùa Noel năm 2006, bỗng nhiên tiếng trẻ nhỏ khóc trước cửa phòng tranh làm tôi thức giấc. Linh tính có điều gì đó, tôi vội vàng ra mở cửa thì thấy một chiếc thùng xốp và một bé gái còn nguyên dây rốn nằm trong ấy bị ai đó bỏ ở đây. Không nghĩ ngợi gì, tôi liền bế bé vào nhà sưởi ấm và đưa bé đến bệnh viện. Bé phải nằm lồng kính hết 2 tháng, sau đó tôi đưa về và chẳng thấy ai đến tìm kiếm hỏi han gì về cháu, thế là tôi nhận nuôi luôn. Đến nay cháu đã học đến lớp 8 rồi, gọi con trai tôi bằng bố và gọi tôi bằng bà nội”, bà Thanh kể lại.
[img=573x456]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 10 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAoDASIAAhEBAxEB/8QAFQABAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAP/xAAeEAABAwQDAAAAAAAAAAAAAAABAAIDERIhIkFRYf/EABUBAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAB/8QAFREBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAH/2gAMAwEAAhEDEQA/ABulLzXNdfFdrJbRvx2URItf/9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Niềm vui của các cháu trong mái ấm Nhân Ái
ẢNH: GIA BÌNH
“Cứ tưởng Đà Lạt sẽ là nơi dừng chân cuối cùng rồi, nhưng không ngờ cuộc sống lại tiếp tục đẩy đưa tôi về lại Đức Trọng. Năm 2009, cuộc sống khó khăn, tôi đành một mình xuống TT.Liên Nghĩa thuê một địa điểm ở đường Lý Thường Kiệt, dời phòng tranh xuống đó để tiếp tục với nghề và chụp hình, viết báo mưu sinh”, bà Thanh tiếp câu chuyện. Thế rồi tại đây, một lần nữa “mối lương duyên” với trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ lại đến rồi gắn chặt với cuộc đời người đàn bà này để bà trở thành một cô giáo, một người mẹ, một người bà của lũ trẻ.
Bà Thanh nhớ lại, vào một buổi chiều mưa tháng 3.2010, khi bà đang ngồi vẽ tranh ở nhà thì thấy 3 đứa trẻ (2 gái, 1 trai), trong đó có 2 cháu cầm xấp vé số ướt mèm đứng co ro trú mưa trước cổng và đến tối vẫn chưa chịu về. Bà mở cửa gọi vào nhà, mấy cháu kêu đói, bà nấu mì cho ăn và hỏi chuyện. Qua câu chuyện, bà biết được cháu lớn là Nguyễn Thị Hồng Thủy (12 tuổi, không có cha, đi ăn xin), kế tiếp là Nguyễn Cao Dũng (10 tuổi) và Nguyễn Thị Anh Thư (7 tuổi, đều bán vé số và không có cha mẹ), tất cả đều không biết chữ. Cả 3 cháu không dám về nhà trọ vì lo sợ bị đánh bởi Thủy không xin được tiền, còn Dũng và Thư chưa bán hết vé số mà không kịp trả lại đại lý. Cảm thương, đích thân bà đưa từng cháu về nhà trọ rồi lấy tiền túi gần 2 triệu đồng để giúp mẹ con Thủy trả tiền nhà trọ trong một tuần và “đền” tiền vé số thừa cho 2 cháu kia. Không chỉ vậy, bà còn gặp người thân của các cháu để xin cho các cháu mỗi ngày dành ra buổi chiều đến phòng tranh để bà dạy chữ, dạy vẽ miễn phí. “Được 4 ngày, mấy cháu lại dẫn bạn bán vé số của chúng đến xin được học chữ, học vẽ, rồi dần dần số lượng ngày một tăng và hầu hết đều là trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Học được ít hôm, nhiều cháu xin ở lại phòng tranh, rồi tôi cũng “liều” nhận nuôi luôn các cháu”, bà Thanh cho hay.
[img=573x426]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 10 5'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAFAAoDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQF/8QAGxAAAgMAAwAAAAAAAAAAAAAAAQIABBEDEkH/xAAUAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAB/8QAFREBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAH/2gAMAwEAAhEDEQA/AJmtXH4wwtMgzOqjBhHsySmMRsRCl//Z'%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Mái ấm Nhân Ái của bà Võ Thị Ngọc Thanh
ẢNH: GIA BÌNH
Lo cho các cháu được học hành, mong có cuộc sống yên vui
Sống một mình đã khó, nay nuôi thêm nhiều cháu, cuộc sống của bà Thanh càng thêm khó khăn. Bà phải lao động vất vả hơn và nhờ người thân, bạn bè, mạnh thường quân chia sẻ hỗ trợ thêm chút ít để có tiền lo cho các cháu ăn học. Năm 2011, từ tiền tích cóp được và mượn sổ đỏ của gia đình, bà tìm mua đất ở vùng ngoại ô thị trấn và gần Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, dựng căn nhà nhỏ để ở cùng các cháu và cũng nhằm cho các cháu đi học gần trường. “Làm gì thì làm, chứ phải cho các cháu đi học đầy đủ. Mong sao các cháu sau này có công việc ổn định và có cuộc sống yên vui. Tuy nhiên để các cháu được đi học thì khó khăn vô cùng bởi không cháu nào có được giấy khai sinh. Tôi phải chạy đi tỉnh này, tỉnh kia tìm kiếm người thân xác nhận mới làm được giấy khai sinh cho chúng”, bà Thanh chia sẻ.
Bà Thanh nhẩm tính, đến nay kể cả số đang ở và lớn lên đi chỗ khác thì đã có tổng cộng 31 cháu, trong đó có 2 cháu đã mất vì bệnh bẩm sinh vô phương cứu chữa. Hiện nay, ở cùng với bà có 9 cháu, cháu nhỏ mới 4 tuổi, lớn thì đã 12 tuổi; ngoài ra có 5 cháu khác chỉ ở buổi trưa, còn buổi chiều được người thân có nhà bên kia sông Đa Nhim đón về. Dù khó khăn, nhưng điều làm bà vui nhất là các cháu đều chăm ngoan, học giỏi và rất lễ phép, cháu lớn biết chăm lo cho cháu nhỏ, biết tự dọn dẹp, trông coi nhà cửa.
Chỉ tay quanh ngôi nhà đang ở, bà “khoe”: “Nhờ tích cóp, đến nay tôi đã mua được tổng cộng 981 m2 đất rồi, trong đó ngôi nhà khoảng 160 m2, cái sân tôi cũng vừa đổ bê tông rộng khoảng 200 m2 lấy chỗ cho các cháu vui chơi. Khu đất này tôi để đó, sau này nếu thuận tiện thì mong sao cho các cháu cùng về xây dựng nhà cửa để ở chung hoặc làm một ngôi nhà lớn để cùng sinh hoạt như anh em một nhà. Tôi cũng lớn tuổi rồi, không biết sống được bao lâu nữa, nhưng từ nay nếu có ai bỏ con ở đây thì tôi cũng nhận nuôi, tuy nhiên nếu cháu nào nhỏ hơn 3 tuổi thì tôi gửi chỗ khác có điều kiện chăm sóc tốt hơn”.
TIN LIÊN QUAN
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[img=0x0]http://www.lamdong.gov.vn/WebResource.axd?d=p4_F_gQH7nv5j4p4d8zTlBSnBp3MwcdZObcQHnfAPZZ_634Trl5dAFifXZ4zDaVeqkfXcWDhRWuCPis7OAWzIZ4IGqE1&t=636272789360458696[/img]Gương sáng phụ nữ > Gương sáng đời thường
Võ Thị Ngọc Thanh - Mái ấm nhân ái và tấm lòng của bà giáo già
30/06/2017 11:50 SA
Ở vào tuổi 60, đáng ra phải được nghỉ ngơi, vui hưởng tuổi già, thế nhưng, bà giáo già Võ Thị Ngọc Thanh (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) vẫn đang ngày ngày cần mẫn trên từng giá vẽ, chắt chiu từng đồng nuôi tụi nhỏ mồ côi cắp sách đến trường.
Cô Võ Thị Ngọc Thanh bên các con. Ảnh: Thy Vũ
Làm mẹ của những đứa trẻ bất hạnh
Nằm lọt thỏm trong một con hẻm sâu trên đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa là Mái ấm nhân ái - nơi nuôi dưỡng 12 đứa trẻ mồ côi do bà giáo già Võ Thị Ngọc Thanh sáng lập nên.
Hôm chúng tôi tìm đến mái ấm, cô Thanh không có nhà. Thấy có khách đến, các em, từ lớn đến nhỏ lần lượt lễ phép chào khách. Sau khi mời khách vào nhà, các em lại tiếp tục công việc của mình, đứa thì lo xếp quần áo, đứa lo nấu cơm, đứa đang quét nhà, đứa nhanh nhảu đi tìm mẹ Thanh.
Khi về tới nơi, thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên trước sự tự giác của các em, cô Thanh cười thật tươi: “Cũng phải mất chừng 2 năm mọi thứ mới được như vầy đó! Giờ thì cô khỏe lắm, mọi chuyện các con đều tự lo cho nhau, đứa lớn chỉ đứa nhỏ, rồi công việc trong nhà cũng bảo ban nhau tự giác làm, chẳng chờ mẹ nhắc!”.
Mỗi đứa trẻ ở đây là một hoàn cảnh bất hạnh, đứa mồ côi, đứa bán vé số, đứa đánh giày… Trước khi được về sống chung dưới Mái ấm nhân ái, ngày ngày chúng lang thang hết hang cùng ngõ hẻm trong phố huyện từ sáng tới tối, đêm đến thì lại về công viên tìm chỗ ngủ.
Xót xa trước hoàn cảnh của các em, hơn 6 năm qua, cô Thanh đã nhận nuôi các em, vừa làm mẹ và cũng vừa làm cha, chăm cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ, chỉ các em từng nét chữ, bảo ban các em mọi điều hay lẽ phải trong cuộc đời.
Cô Thanh trầm ngâm nhớ lại, đó là một buổi chiều mưa năm 2011, cô tình cờ gặp bé Ngô Thị Hồng Thủy bị bệnh tim bẩm sinh, co ro xin ăn trước phòng tranh của mình. Lúc đó, khi gọi em vào nhà cho em ăn, thấy cô vẽ, Thủy cũng tỏ ra thích thú, cô Thanh liền bảo em hàng ngày tới đây để cô dạy vẽ cho. Lúc đó, Thủy liền hỏi: “Con không biết chữ, có học vẽ được không?”. Từ lúc đó, tôi quyết định sẽ dạy cho em biết chữ. Rồi mấy hôm sau, bé Thủy lại dẫn theo nhiều bạn nhỏ khác tới, tất cả chúng đều không biết chữ. Sau khi mở lớp dạy chữ cho các em, chúng đi bán một buổi, một buổi đến đây học chữ. Nhưng vì làm bán thời gian, vé số bán ế, dồn ứ lại, về nhà, các em lại bị đánh.
Vì muốn các em yên tâm học chữ, tôi đã thương lượng với gia đình các em sẽ trả nợ phần vé số các em không bán được thời gian đó, rồi xin cho các em tới ở và học ở nhà mình” - cô Thanh nhớ lại.
Ngã rẽ cuộc đời
Cô Thanh vốn quê Đà Lạt, là giáo viên dạy Văn. Ngày đó, sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm văn tại Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh, cô về dạy tại nhiều trường thuộc vùng sâu, vùng xa của TP Bảo Lộc, huyện Di Linh. Năm 2000, sau khi chồng mất, cô xin nghỉ dạy để về gần nhà, gần con, tiếp tục theo đuổi niềm đam mê hội họa từ thuở nhỏ.
Sau một thời gian mở phòng tranh tại TP Đà Lạt, cô quyết định dời phòng tranh về thị trấn Liên Nghĩa và cơ duyên khi cô gặp bé Thủy, nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh, rồi mua đất, cất Mái ấm nhân ái gần Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc để các con tiện đến lớp như hôm nay, chính là ngã rẽ đầy bất ngờ và cũng đầy niềm vui mà cô không nghĩ mình sẽ có được lúc về già.
Cô bảo, lúc này đây, cuộc sống của cô và tụi nhóc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã dần ổn định. Đứa lớn sang năm lên cấp II, đứa nhỏ lên lớp lá. Trong số 12 đứa trẻ của mái ấm, có 2 đứa cô vừa gửi lên Đà Lạt ở với con trai cô để theo học trường chuyên. Ngày chúng chăm chỉ tới trường, tối về tự ôn luyện bài vở, chẳng cần mẹ Thanh phải nhắc nhở, la rầy. Cô thì ngày ngày vẽ tranh, rồi chụp hình đám cưới, kiêm đám ma để có tiền trang trải chuyện ăn, chuyện học và mọi chi tiêu của mấy mẹ con. Mà nếu tháng nào có dư giả chút đỉnh thì lại giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác…
Nghe thì có vẻ mọi chuyện khá dễ dàng. Nhưng ít ai biết được rằng, 2 năm đầu khi nhận nuôi tụi nhỏ, do các em không có giấy khai sinh, không được đến trường, mẹ Thanh phải dạy các em vỡ lòng từng chữ. Rồi đến năm 2013, khi cuộc sống bắt đầu ổn định, cô Thanh lúc đó đã quyết định cầm cố ngôi nhà ở Đà Lạt của mình để có tiền lặn lội về quê của từng em, đứa Phan Thiết, đứa Đà Loan, đứa Đồng Xoài, đứa Tân Phú... nhờ công an địa phương xác nhận và làm giúp giấy khai sinh để về xin nhập KT3, rồi xin cho các em được đến trường.
Lan tỏa nhịp yêu thương
Khi ngồi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của đời mình, cô Thanh bảo, từ lúc lập nên mái ấm nhân ái cho đến nay, cô và các con cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần của chính quyền địa phương, bạn bè và cả những mạnh thường quân khi nghe về mái ấm. Đó là những bạn bè ở xa, cách nửa vòng trái đất đã tin tưởng đặt tranh cô vẽ với giá cao hơn bình thường; rồi cô Trang bán thịt heo ở chợ Liên Nghĩa hơn nửa năm nay đều đặn mỗi tuần cho Mái ấm 20 kg thịt; anh Tuấn Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Mầm non Thế giới trẻ em; DN tư nhân Yên Tâm cũng đều đặn cho các em mỗi tháng 50 kg gạo.
Trước sự giúp đỡ của mọi người, cô Thanh luôn dạy các con nhận thì phải biết ơn, làm sai thì phải biết xin lỗi và trên hết, sống là phải biết thương yêu nhau, yêu thương mọi người, kể cả động vật.
Cô cũng kể thêm, mới cách đây hơn 1 tháng, bé Trần Thanh Tuyền có lượm được 1 chiếc điện thoại Iphone 7 plus, bé liền đến đồn công an thị trấn để nhờ các chú công an trả lại cho người mất. Lúc các chú công an gọi cô lên để làm thủ tục bàn giao cho người bị mất, cô thấy vui quá, vì các con đã hiểu và làm theo những gì mình dạy bảo!
Câu chuyện đang vui, nhưng khi nghe chúng tôi hỏi về tương lai của Mái ấm nhân ái và những đứa trẻ, giọng người giáo già lại chùng hẳn xuống: “Hiện, tôi đang nung nấu ước mơ sẽ xây được một thư viện để không riêng gì các con trong mái ấm mà các em nhỏ trong xóm cũng có thể đến đọc sách, học thêm về Internet, vì bây giờ, mỗi lần học giải toán trên mạng, các con phải ra tiệm Net trước nhà”.
Sau giây phút ưu tư, cô lại vui vẻ kể về những ngày hè của các con. Dường như với bà giáo Võ Thị Ngọc Thanh, những câu chuyện về các con là những câu chuyện dài không có đoạn kết. Mà, cũng dễ hiểu thôi, bởi, sự khôn lớn mỗi ngày của các con chính là niềm vui tuổi già của Mẹ!
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cặp vợ chồng 30 năm nuôi trẻ mồ côi
Thứ Hai, 03/06/2019, 20:24:28
Font Size: | Print
Suốt 30 năm qua, ông Tiến, bà Oanh đã nuôi dạy hơn 600 đứa trẻ mồ côi. Tấm lòng của cặp vợ chồng già sắp bước sang tuổi 80 đã đem đến cơ hội học tập, trưởng thành cho những số phận không may mắn.
Chúng tôi đến “Gia đình trẻ em mồ côi Xa mẹ” do ông Vũ Tiến và vợ là bà Vũ Thị Ngọc Oanh thành lập năm 1989 với tên gọi ban đầu là Tổ bán báo Xa mẹ tại số 13 phố Ngô Văn Sở (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào một ngày cuối tháng 5, khi ông Tiến và bà Oanh đang tất bật hướng dẫn những người thợ xây sửa sang lại ngôi nhà. Trên tầng 4, sau khi yêu cầu thợ thực hiện một số chi tiết, ông Tiến nói với chúng tôi: “Sau nhiều năm xây dựng, những mái hiên của ngôi nhà đã bắt đầu có vết nứt, mưa xuống lại ngấm vào phòng, cho nên vợ chồng tôi sửa sang lại để các cháu sinh hoạt thuận lợi hơn”. Lúc này, dưới tầng 3, bên cây đàn pi-a-nô, ba em nhỏ 12, 13 tuổi thích thú chơi nhạc, mấy bạn lớn hơn đi học về, thấy thế cũng ùa vào góp vui. Các em đều là trẻ mồ côi, không nơi nương tựa được vợ chồng ông Tiến, bà Oanh đón về nuôi dưỡng, chăm sóc như con, cháu mình.
Vốn là một nhà giáo về hưu giàu lòng nhân ái, hơn 30 năm trước, mỗi tuần bà Oanh lại bố trí ba buổi đến khu vực cầu Long Biên để dạy học cho những đứa trẻ nghèo. Càng tiếp xúc với những số phận bất hạnh, bà càng thấu hiểu và thương cảm với hoàn cảnh của các em. Thời điểm đó, ở Hà Nội có hàng trăm trẻ lang thang, không nơi nương tựa. Bà Oanh về bàn với ông Tiến tìm cách đưa các cháu nhỏ mồ côi về chăm sóc, nuôi dưỡng. “Chồng tôi vốn là một trẻ đường phố, cho nên ông ấy rất thấu hiểu những khó khăn, vất vả của một đứa trẻ sống lang thang. Chúng tôi muốn giúp các cháu để chúng có một cuộc sống tốt đẹp hơn”, bà Oanh kể lý do hai ông bà quyết tâm triển khai chương trình nhân đạo của mình.
Để có kinh phí duy trì mái ấm, ông Tiến mở một công ty kinh doanh du lịch, một quán ăn và quán cà-phê. Ông cho biết, vợ chồng ông tự lao động để giúp đỡ trẻ nghèo. Từng được một số tổ chức từ thiện nước ngoài hỗ trợ, nhưng ông Tiến khẳng định chưa bao giờ mở lời kêu gọi tài trợ hay xin giúp đỡ từ bất kỳ ai. “Chúng tôi làm được bao nhiêu thì giúp đỡ các cháu bấy nhiêu. Số tiền tổ chức từ thiện hỗ trợ chỉ chiếm một phần mười chi phí nuôi dạy các cháu suốt 30 năm qua. Có thời điểm kinh phí thiếu thốn, chúng tôi phải bán nhà để vận hành chương trình”, ông nhớ lại.
Theo bà Oanh, có kinh phí để duy trì tổ Xa mẹ là chuyện không đơn giản, nhưng dạy kỹ năng sống cho trẻ còn khó khăn hơn. “Các cháu đến ở với chúng tôi mỗi cháu một cá tính, một hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, để thấu hiểu và dạy bảo được các cháu, chúng tôi phải bên cạnh bảo ban mỗi ngày và đưa ra quy định rất cụ thể”, người phụ nữ có giọng nói rất dịu dàng bộc bạch.
Là một giáo viên về hưu, từng tiếp xúc với nhiều thế hệ học trò, bà Oanh có nhiều kinh nghiệm và sự kiên nhẫn trong việc chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ. Mặc dù vậy, đôi lúc, vẫn có cháu không nghe lời, bướng bỉnh khiến bà phiền lòng. Những lúc đó, bà chọn cách tha thứ, bao dung và lắng nghe thay vì quở trách.
Suốt 30 năm hoạt động, có thời điểm, mái ấm Xa mẹ đã là mái nhà của hàng trăm em nhỏ. Tuy nhiên, đến hiện tại, chỉ còn 10 em từ 12 đến 20 tuổi đang được ông Tiến, bà Oanh chăm sóc, nuôi dạy. Ông Tiến nói, ông rất vui khi những đứa trẻ đến sống tại mái ấm càng ít đi. Bởi điều đó có nghĩa kinh tế - xã hội đã phát triển hơn, cuộc sống của các gia đình đã khá hơn. Họ có thể tự nuôi dưỡng được con cháu của mình và những đứa trẻ không may đã có thể sống trong vòng tay của người thân.
Từng ấy năm tháng nuôi dạy con người khác, ông Tiến và bà Oanh không nhớ hết được số lần “vào vai” bố, mẹ mang trầu, cau đi hỏi vợ cho con, cháu nuôi. Ông Tiến tự hào nói, ngôi nhà số 13 phố Ngô Văn Sở là “gia đình đông con nhất Việt Nam” và vợ chồng ông cũng là cặp đôi có nhiều con nhất. “Hơn 600 đứa trẻ trưởng thành ở Xa mẹ, tính ra chúng tôi có đến cả nghìn đứa con dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại”, người đàn ông có mái tóc điểm bạc vui vẻ nói.
Không chỉ nuôi dạy, ông Tiến, bà Oanh còn thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, du lịch và gặp gỡ các thế hệ của mái ấm Xa mẹ. Trong số 600 em nhỏ đã được nuôi dạy ở đây, hơn một nửa số em biết chơi đàn pi-a-nô - cây đàn do ông Tiến mua về, tự viết nhạc và dạy cho các con, các cháu.
Ông Tiến tâm sự, giờ đây tuổi đã cao, sức khỏe không được như xưa, cho nên sau khi chăm sóc hết các cháu nhỏ hiện đang ở mái ấm, ông sẽ dừng công việc này. Thay vì trực tiếp nuôi dạy, vợ chồng ông tính sẽ nhận đỡ đầu các em nhỏ khó khăn, tài trợ tiền để các cháu có chi phí sinh sống và học tập. Thật đáng quý tấm lòng của vợ chồng ông Tiến - bà Oanh. Mong rằng ông bà luôn mạnh khỏe, trường thọ để tiếp tục giúp đỡ nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Dấu ấn vị doanh nhân trẻ với dự án đỡ đầu 1000 trẻ mồ côi
19/09/2019, 14:58
- Trong chuyến công tác tại Thanh Hóa, chúng tôi có dịp ghé thăm doanh nhân Nguyễn Hồng Phong, CEO Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông. Anh hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, người được "giao phó" dự án đỡ đầu 1000 trẻ mồ côi Việt Nam.
Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong, CEO Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông
Từ công ty “tiến” lên cùng “nông” nghiệp
Ai đó, mỗi khi gặp CEO Nguyễn Hồng Phong, đều có chung nhận định, anh không chỉ là một doanh nhân có tầm mà còn rất có tâm. Toát lên từ khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán cao và sáng, giọng nói trầm ấm, phong cách ăn mặc giản dị, anh luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mọi người và sẵn lòng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Là chủ doanh nghiệp lớn, có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, dẫu vậy, khi tiếp xúc với anh, chúng tôi không hề nhận thấy ở anh sự xa cách mà thay vào đó là cách cư xử, nói năng ấm áp, gần gũi, chân thành.
Chẳng vậy mà hỏi bất kì nhân viên nào của anh, họ đều cảm thấy hạnh phúc khi “Sếp” của mình xem như những người thân trong gia đình, được giúp đỡ, chở che, và đôi khi là cả sự bao dung với những con người lỡ đi sai con đường mong muốn được trở về… Anh luôn đặt niềm tin vào các cộng sự của mình và tạo ra văn hóa trao quyền cho mỗi nhân viên. Mỗi thành viên trong công ty đều được phát huy hết khả năng của mình để cống hiến và thành công.
Anh Phong luôn tâm niệm bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển cần có nền móng vững chắc là gia đình. Đối với anh, doanh nghiệp của mình như một Đại gia đình Tiến Nông, anh quan tâm, tìm hiểu mọi tâm tư, nguyện vọng của từng thành viên trong gia đình. Anh không đặt mục tiêu trở thành người giàu có nhất ở Việt Nam, mà anh luôn khát vọng tạo ra một cộng đồng vươn lên trong cuộc sống. Điều đó cũng thể hiện trong quan điểm sống khác biệt và nhân văn của anh: "Muôn sự đều là của chung, hơn nhau một chữ “đi cùng” mà thôi". Trong bước đường của mỗi người, nếu chúng ta biết kết hợp với những nhân tố khác nhau, càng biết “đi cùng” những cộng sự của mình, càng có cơ hội để thực hiện những ước mơ lớn hơn.
CEO Nguyễn Hồng Phong nói về 5 tốt đối với Doanh nhân
Khởi nghiệp cùng với gia đình từ những ngày đầu thành lập công ty, anh Phong đã có những triết lý kinh doanh cho chính mình và dần hình thành ý tưởng cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp Tiến Nông. Kinh doanh là phụng sự khách hàng cụ thể là phụng sự lợi ích của người nông dân. Vì vậy sản phẩm của Tiến Nông không chỉ là các loại phân bón cho cây trồng mà Tiến Nông còn hướng đến cung cấp các giải pháp để phục vụ ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Tiến Nông cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, gắn trách nhiệm cùng nông dân nâng cao chất lượng nông sản Việt. Với sứ mệnh: giúp nông dân giàu có – cùng Việt Nam thịnh vượng, anh Phong đặt mục tiêu, trong tương lai, trên 1 ha đất, người nông dân sẽ có thu nhập bình quân từ 200 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam thay mặt Trung ương Hội nhận đỡ đầu 1000 trẻ em mồ côi đến năm 18 tuổi.
Chặng đường hơn 20 năm đồng hành cùng trẻ mồ côi..,
Chia sẻ về cơ duyên tìm đến con đường thiện nguyện vì cộng đồng của mình, đặc biệt là giúp đỡ, chăm sóc trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, doanh nhân Nguyễn Hồng Phong chia sẻ: “Cha tôi thiệt thòi từ nhỏ, khi mồ côi mẹ từ 6 tháng tuổi và mồ côi cha lúc 12 tuổi. Hiểu được hoàn cảnh của mình, cha luôn đau đáu nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, quyết tâm xây dựng Tiến Nông từ những ngày sơ khai. Cha đã dành toàn bộ tình yêu thương cho cho bốn người con và đưa Tiến Nông có được như ngày hôm nay.
Chính vì vậy chỉ ba năm từ khi thành lập công ty năm 1995, thì đến năm 1998 Tiến Nông đã bắt đầu nhận đỡ đầu cho những trẻ em đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa”. Hiện tại, Gia đình Tiến Nông đã nhận đỡ đầu cho 85 trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và mục tiêu đến năm 2020 sẽ nỗ lực nhận đỡ đầu cho 100 trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn. Tiến Nông cam kết đồng hành cùng các em đến năm 18 tuổi. Nếu các cháu đỗ Đại học, Tiến Nông tiếp tục hỗ trợ các cháu học hết Đại học.
Trong 20 năm qua, nhiều cháu được anh Phong đỡ đầu đã trưởng thành và có những thành công trong cuộc sống. Anh Phong nói về hành trình cuộc sống của gia đình mình đã đi từ nghèo khổ, khó khăn với bao biến cố, anh nhận ra rằng, ai sinh ra cũng khát vọng có cuộc sống bình an thịnh vượng. Từ đó, anh có quan điểm sống rất thú vị rằng: Từ khóa dành cho những người khó khăn đó là “nỗ lực - tận tâm”. Còn đối với những người thành đạt, từ khóa là “chân thành - sẻ chia”, để cuộc sống thật sự bình an và có ý nghĩa.
Các em nhỏ mồ côi trong gia đình Tiến Nông gặp mặt tại nhà riêng Ông Nguyễn Xuân Cộng - Chủ tịch HĐQT . Đây được xem như gia đình thứ 2 đầy ắp tình yêu thương, nơi tiếp thêm động lực và gắn kết các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Quan điểm của anh Phong là: “việc làm thiện nguyện cần sự tâm huyết, và gắn bó lâu dài đến khi các em trưởng thành”. Như cách mà Tiến Nông đang làm, anh Phong luôn đặt mình là người thân của các em, dành thời gian xuống tận nơi để thị sát, thăm hỏi, nắm bắt tình hình cụ thể. Phải hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách thậm chí là ước mơ của từng em để đặt ra lộ trình giúp đỡ, định hướng các em đến một cuộc sống tốt đẹp. Cùng với đó Tiến Nông cam kết đồng hành cùng các trẻ mồ côi đến khi trưởng thành, cụ thể hàng tháng Tiến Nông sẽ hỗ trợ số tiền là 500.000 đồng để giúp các em yên tâm học tập và làm vơi đi phần nào khó khăn.
Những lá thư viết tay của các em nhỏ, những bảng thành tích học tập tiến bộ từng ngày, hay những tấm ảnh kỷ niệm mỗi lần các em nhỏ có cơ hội được đến thăm gia đình anh Phong, làm chúng tôi nhận ra rằng không phải ai cũng đủ sự chân thành, hơn hết là trách nhiệm gắn bó, giúp đỡ trẻ mồ côi để nhận lại những tình cảm trong trẻo nhưng đầy sâu sắc từ những mảnh đời kém may mắn. Cũng không phải cứ cho đi thật nhiều vật chất, hay bỏ ra một số tiền lớn làm thiện nguyện thì sẽ nhận lại được những tình cảm yêu thương. Mà chính sự quan tâm, sẻ chia chân thành mới là chìa khóa giúp chúng ta có được hạnh phúc từ chính việc đang làm.
Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Phong hát cùng các em nhỏ mồ côi tại chương trình Những tấm lòng nhân ái đêm 23/05/2019 tại Thanh Hóa
…đến dự án đỡ đầu 1000 trẻ mồ côi
Là một doanh nhân trẻ tiêu biểu, luôn nỗ lực trong việc đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, đồng thời thực hiện trách nhiệm với cộng đồng qua các hoạt động thiện nguyện thiết thực. Từ ngày tham gia lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam với vai trò Phó Chủ tịch Hội, anh Phong đã nhận phụ trách công tác xã hội của Hội và khởi xướng dự án "Doanh nhân trẻ Việt Nam nhận đỡ đầu 1000 trẻ mồ côi trên cả nước" trong nhiệm kỳ 2018-2021.
Mục tiêu của chương trình là kêu gọi các doanh nhân trẻ trên cả nước nhận đỡ đầu cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại nơi mình sống và hoạt động với mức hỗ trợ tối thiểu 500.000 đồng/tháng/cháu cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi. Đồng thời, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhận hỗ trợ, đỡ đầu cho các dự án khởi nghiệp của các thanh niên mồ côi, khuyết tật. Đây được xem là hoạt động vô cùng ý nghĩa vì cộng đồng mang lại giá trị tinh thần lớn của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.
Chương trình nhận đỡ đầu cho 1000 trẻ em mồ côi đã được lan tỏa và tạo hiệu ứng tích cực ra cộng đồng doanh nhân trẻ. Được biết, ngày 08/09/2019, ông Cao Hoàng Đức - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đông Âu, hiện là thành viên trong Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhận đỡ đầu 30 trẻ mô côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chia sẻ về hành động ý nghĩa này, ông Cao Hoàng Đức cho biết: Sau khi anh Nguyễn Hồng Phong - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cùng Trung ương Hội Doanh nhân Việt Nam, phát động chương trình nhận đỡ đầu 1000 trẻ mồ côi, mà đặc biệt qua những việc làm thiết thực và ý nghĩa của Tiến Nông trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận rõ trách nhiệm trong việc chung tay giúp đỡ công đồng, đặc biệt là trẻ em mồ côi. Điều này đã minh chứng rõ con đường mà anh Phong đang đi đã lan toả rộng lớn tới cộng đồng đúng như anh tâm nguyện. Không chỉ Tiến Nông mà tôi tin rằng sắp tới trẻ em mồ côi trên cả nước ai ai cũng biết về chân dung người chắp cánh ước mơ cho trẻ mồ côi để các em có thể viết lên câu chuyện tươi sáng của cuộc đời mình.
Nói về mục tiêu trên con đường vì cộng đồng, đặc biệt hướng tới trẻ mồ côi, anh Phong cho biết: “Ai sinh ra cũng mang trên mình một sứ mệnh riêng, sứ mệnh của tôi chính là giúp nông dân Việt Nam giàu có và giúp cho những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống trở thành những người con có ích cho xã hội. Khi tôi thực hiện thực hiện đúng sứ mệnh của chính mình, tôi luôn cảm thấy hạnh phúc, bình an trong tâm hồn và phát triển trong sự nghiệp”.
Kết thúc buổi trò chuyện với anh Phong, hình ảnh người doanh nhân giàu tình yêu thương đến những mảnh đời kém may mắn còn đọng mãi trong tâm trí chúng tôi. Nhớ lại sự kiện “Những tấm lòng nhân ái” tổ chức tại TP. Thanh Hóa ngày 23/5/2019, doanh nhân Nguyễn Hồng Phong đã ngân nga bài hát “Đứa bé” cùng 62 trẻ em mồ côi: Trong đêm một bàn chân bước/ Bé xíu lang thang trên đường/ Ánh mắt buồn mệt nhoài của em/ Em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu!?/ Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày/ Vì em không cha, vì em đã mất mẹ/ Thương đau vẫn là đau thương...
Nhìn những khuôn mặt xúc động của 62 trẻ em, chúng tôi hiểu rằng từng lời hát của doanh nhân Nguyễn Hồng Phong đã chạm vào trái tim các em, giúp các em tạm quên đi nỗi mất mát to lớn của mình, biến thành động lực giúp các em mạnh mẽ phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống.
Từ Hải – Bá
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
https://m.facebook.com/HuynhTieuHuong.To...iChinhPhu/
Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam
Dù còn một hơi thở, bước đi được một bước vẫn thở, vẫn bước đi để làm một tấm gương phấn đấu cho các con nhìn vào đó học tập. Mình không thể lùi bước, không thể để các con thấy mình chịu thua hoàn cảnh hay số phận, dù cho số phận cuộc đời của mỗi con người chỉ là phù du.
Đến Trung tâm Nhân đạo Quê Hương mà tôi cứ ngỡ như mình đang lạc vào một đại gia đình cực kỳ lớn, ấm cúng đến lạ thường. Một đại gia đình với hơn 300 người con nhưng chỉ có một người mẹ Huỳnh Tiểu Hương mà thôi. Cứ nghe các con gọi chị Hương bằng mẹ rất trìu mến và kính trọng mà trong lòng tôi cũng như được vui lây. Bởi vì hai tiếng gọi “mẹ ơi” rất chân thành của những người con mà trong đó là cả tấm lòng thành kính đối với người mẹ kính yêu. Một người mẹ đã quên đi cái chết đang cận kề để chăm lo cho cuộc sống của bao nhiêu mảnh đời bất hạnh nhỏ nhoi.
[img=504x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/18/rungdong-1022.jpg[/img]
Chị Huỳnh Tiểu Hương vui chơi cùng các con.
Từ một cô bé Huỳnh Tiểu Mận sống lang thang ngày nào, từng nếm trải bao nhiêu khổ cực của cuộc sống mồ côi nên Giám đốc Trung tâm nhân đạo Quê Hương - Huỳnh Tiểu Hương đã hiểu cuộc sống luôn luôn là tình người đầm ấm và san sẻ. Điều đó đã ngày đêm thôi thúc chị nuôi ước mơ sau này sẽ làm một điều gì để bù đắp cho những thế hệ đang phải chịu nhiều bất hạnh mà cuộc đời chị đã từng trải qua. Vượt qua số phận của bản thân, chị Huỳnh Tiểu Hương đã sáng lập nên Trung tâm nhân đạo Quê Hương.
Tính đến ngày hôm nay, Trung tâm của chị như cái nôi cứu vãn, nuôi sống và tạo niềm tin cho hơn 4.000 trẻ mồ côi, khuyết tật. Ngoài ra, nơi đây còn chắp cánh ước mơ cho nhiều em nhỏ ở nhiều nơi khác với những lời kêu gọi tha thiết tới các nhà hảo tâm cùng chung vai gánh sức với mình nâng đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh.
[size=undefined]
[img=504x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/18/keu_goi_10_-1023.jpg[/img]
Chị Huỳnh Tiểu Hương - Người mẹ đơn thân nhận nuôi 345 con trẻ bị bỏ rơi.
[/size]
Biết rằng không thể sống được bao lâu nữa trên thế gian này, nhưng người phụ nữ này vẫn ngày đêm tận tụy với công việc của mình, vẫn luôn đi cùng trời cuối đất để tìm những nhà hảo tâm cùng bảo trợ cho những cuộc đời bé nhỏ đang còn bơ vơ. Dù thức hay ngủ, chị Huỳnh Tiểu Hương vẫn canh cánh bên lòng là ngày mai các con của mình sẽ sống ra sao, ăn uống như thế nào, tương lai có được tươi sáng hay không! Biết rằng công việc nuôi nấng các con bây giờ và những người con sau này rất khó khăn.
Dù còn một hơi thở, bước đi được một bước vẫn thở, vẫn bước đi để làm một tấm gương phấn đấu cho các con nhìn vào đó học tập. Mình không thể lùi bước, không thể để các con thấy mình chịu thua hoàn cảnh hay số phận, dù cho số phận cuộc đời của mỗi con người chỉ là phù du. Tuy nhiên, không thể vì thế mà biến sự phù du ấy thành vô vọng, mà phải biến nó thành sức mạnh của tâm hồn, tiềm thức nơi trái tim của mỗi con người. Biết yêu thương, biết chia sẻ cho mọi hoàn cảnh, mọi số phận của mọi con người để ai cũng là người biết yêu thương. Chị Huỳnh Tiểu Hương tâm sự thật lòng!
[size=undefined]
[img=504x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/18/keu_goi_8_-1024.jpg[/img]
Tất cả những việc làm của chị Huỳnh Tiểu Hương đã được nhiều cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương biết đến.
[/size]
Vì cuộc sống của bao nhiêu con người, chị Huỳnh Tiểu Hương đã đánh đổi tất cả để đem cho những người con của mình một tương lai ngời sáng. Sự yêu thương vô bờ bến và sự hy sinh cao cả đó đã làm rung động trái tim Việt Nam. Giờ đây, việc làm của chị Huỳnh Tiểu Hương đã làm rung động cả trái tim thế giới. Tất cả những việc làm của chị Huỳnh Tiểu Hương đã được nhiều cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương biết đến. Để công nhận những việc làm quên mình vì các con của chị Huỳnh Tiểu Hương, các ban các ngành đã trao tặng nhiều bằng khen minh chứng cho việc làm vun đắp thế hệ mai sau. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp một phần công sức để cùng chị Huỳnh Tiểu Hương chăm lo cho những mầm non của xã hội, để những mầm non ấy cùng chúng ta hòa quyện và phát triển đất nước ngày càng tươi đẹp, thanh bình và tràn ngập yêu thương.
Theo: huynhtieuhuong.org.vn
https://phatgiao.org.vn/nguoi-phu-nu-lam-rung-dong-trai-tim-viet-nam-d40590.html
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Người mẹ với cuốn sổ hộ khẩu dày và dài nhất Việt Nam
Người ta gọi người mẹ ấy bằng những ngôn từ cao quý, đẹp đẽ nhất: Quan Âm tái thế, Thiên thần mồ côi, Cô Tiên nhỏ, Thiên thần của những đứa trẻ bất hạnh, Thiên thần không cánh, Người mẹ hiền của hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật…
Chị Huỳnh Tiểu Hương, sinh năm 1968, nguyên quán An Giang. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, chị đứng ra xin phép mở Trung tâm nhân đạo Quê Hương tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ban đầu Trung tâm nuôi chừng vài chục em, rồi 100, 120… Đến nay, số lượng đã lên đến 345 em, trong đó có nhiều cháu sơ sinh vài tháng tuổi đến 1, 2 tuổi, số còn lại có độ tuổi 5-6 tuổi. Mỗi cháu có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng với tình thương của chị Tiểu Hương và cán bộ, nhân viên, giáo viên ở trung tâm, tất cả các em nhỏ ở đây đều có giấy khai sinh, có hộ khẩu, được nuôi nấng, chăm sóc chu đáo, được ăn học tử tế.
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/unnamed-0910.jpg[/img]
Chị Huỳnh Tiểu Hương, sinh năm 1968, nguyên quán An Giang.
Nhiều em sau khi trưởng thành đã hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Tất cả các em đều mang họ Huỳnh (họ của chị Huỳnh Tiểu Hương) và đều gọi chị là mẹ. Hiện “đại gia đình” chị Huỳnh Tiểu Hương có cuốn sổ Hộ khẩu ở địa chỉ 1210 đường DT 743 khu phố Tân Long- Phường Tân Đông Hiệp- Thị Xã Dĩ An - Tỉnh Bình Dương, dày 2cm và dài trên 3 mét, với số lượng nhân khẩu mang họ Huỳnh lót chữ Tiểu gần 200 người.
Đây là cuốn sổ hộ khẩu có độ dày và dài nhất, có số lượng nhân khẩu cùng họ, cùng chữ lót nhiều nhất Việt Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Xác lập kỷ lục Chủ hộ có sổ hộ khẩu dày và dài nhất năm 2011 và xác lập Kỷ lục Châu Á năm 2017.
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/unnamed-1-0911.jpg[/img]
Đại gia đình có sổ Hộ khẩu dày 2 cm và dài trên 3m.
[/size]
PV: Thưa chị, chị có thể giới thiệu đôi chút về cuộc đời mình và vì sao chị lại thương yêu những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh như chính con mình?
- Tôi không biết mình sinh ra ở đâu, năm nào, chỉ áng chừng năm 1968, 1969 gì đó! Vì lúc lọt lòng mẹ cũng chính là lúc tôi bị ném ra đường trong một cái túi ni-lông như một của nợ mà cha mẹ tôi phải vứt bỏ đi. Tôi cũng không nhớ, không biết ai đã nhặt tôi đem về nuôi, chỉ biết rằng năm lên 5 - 6 tuổi, để được ăn miếng cơm hẩm, canh thừa tôi phải chịu đựng những lằn roi tóe máu, những cái tát nẩy lửa của người gọi là nuôi tôi. Và rồi, năm lên 10 tuổi, không biết vì đâu tôi lại theo chân một bà lão đi xin ăn khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị và trên những con tàu chợ từ tỉnh này qua tỉnh khác, để rồi sau đó về làm con nuôi một gia đình tại tỉnh Vĩnh Phúc. Được một thời gian ngắn, tôi bị chính người cha nuôi cưỡng hiếp, tôi phải trốn chạy khỏi căn nhà tủi nhục ấy để trở lại sống vất vưởng trên đoàn tàu Bắc – Nam.
Sống trên đoàn tàu một thời gian dài chừng 4-5 năm. Trên tàu, tôi bị một người đàn ông lớn hơn tôi chừng 10 tuổi dụ dỗ rồi đem bán cho một nhà chứa ở Vũng Tàu… Để ép buộc, bọn ma cô lừa và chích vào người tôi một loại thuốc mà sau đó tôi mới biết là ma túy. Để có tiền chích, hút, tôi buộc phải "đi khách" nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu ý định trốn thoát khỏi vũng bùn nhơ nhớp, tanh hôi ấy.
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/78918688_10156431859386046_6672023482911424512_n-0912.jpg[/img]
Bản thân tôi thường xuyên trực tiếp nấu ăn cho những người bị những căn bệnh hiểm nghèo mà mọi người xa lánh như: lao, phong, ung thư…
[/size]
Sau 3 tháng sống ở nhà chứa gái mại dâm ở Vũng Tàu, tôi lừa bọn ma cô và trốn về được Sài Gòn. Về sau, tôi quyết tâm chống trả với cơn nghiện bằng nghị lực, bằng ý chí sắt đá của mình. Không hề có một vị thuốc cai nghiện nào, không hề có một y-bác sĩ nào phụ trách cai nghiện nhưng tôi đã tự mình cắt cơn nghiện chỉ trong một thời gian ngắn…
Sau khi cai nghiện được ma túy, tôi xin được một chân phụ bán cà phê ở Bến Bạch Đằng. Cuộc sống bình lặng trôi qua cho đến một hôm có người khách nước ngoài quốc tịch Đài Loan tên là Chao Lai Wang đến uống cà phê ở quán. Đây có thể là mối nhân duyên thiên định đã giúp tôi thoát khỏi cảnh đói nghèo, bần cùng, tủi nhục…để trở thành người khá giả và giúp đỡ những người bất hạnh, khốn khó sau này. Chao Lai Wang thuê cho tôi một căn nhà ở quận 1 để tôi có chỗ đi về. Căn nhà sau là nơi trú ngụ của cả chục đứa bạn không nhà cửa và những đứa trẻ lang lang bụi đời.
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/huynh-tieu-huong-ky-nhan-giua-doi-thuong-43-0915.jpg[/img]
Tôi thường ôm ấp những đứa trẻ sơ sinh, 1, 2, 3…tuổi không cha mẹ vào lòng như ôm ấp chính con ruột do mình đẻ ra.
[/size]
PV: Gian truân khổ ải rồi cũng qua, tủi nhục ê chề rồi cũng hết, nhưng con đường để trở thành người giàu có của chị thì như thế nào?
- Đúng vậy, tôi đã vượt qua những cơn hoạn nạn, những đau đớn tủi nhục ê chề nhưng vẫn còn nghèo khổ, thiếu thốn… Thế rồi, không lâu sau Chao Lai Wang về nước. Trước lúc chia tay, Chao đã tặng cho tôi 20 lượng vàng và nói là nên mua căn nhà để ở. Tôi mua một căn nhà ở quận 1 giá 18 lượng vàng, không ngờ chỉ vài ngày sau có người đến đòi mua lại với giá 25 lượng. Tôi quyết định bán, và như ông trời bù đắp cho những mất mát đau khổ của tôi… Sau đó tôi mua căn nhà khác, rồi cũng có người khác đến mua giá cao hơn. Cứ thế, chưa đầy một năm, tôi đã có trong tay hơn 100 lượng vàng, và hai ba năm sau tôi trở thành người giàu có, trở thành tỷ phú nhờ kinh doanh địa ốc - một tỷ phú chưa hề biết cầm cây viết viết lên một chữ nào nhưng tâm hồn thì bao dung, độ lựợng và thương yêu người nghèo khổ vô bờ bến.
Tôi vừa làm việc kinh doanh, vừa làm việc từ thiện, những đồng tiền tôi kiếm được tôi đem đến cho các trại mồ côi, các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, bệnh tật. Bản thân tôi thường xuyên trực tiếp nấu ăn cho những người bị những căn bệnh hiểm nghèo mà mọi người xa lánh như: lao, phong, ung thư… Tôi thường ôm ấp những đứa trẻ sơ sinh, 1, 2, 3…tuổi không cha mẹ vào lòng như ôm ấp chính con ruột do mình đẻ ra.
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/me_va_tre_so_sinh_tap_the_3_-0913.jpg[/img]
Năm 2001, tôi quyết định thành lập một trung tâm để nuôi nấng trẻ mồ côi, không cha mẹ thừa nhận.
[/size]
PV: Người ta thường nói "phú quý sinh lễ nghĩa”- chị giàu có, trẻ trung, xinh đẹp, quan hệ với giới thượng lưu, sao không chọn cho mình tấm chồng để được yêu thương, chăm sóc?
- Điều đó đôi khi tôi cũng có nghĩ tới nhưng chỉ là đôi khi thôi, còn việc tôi thường xuyên nghĩ đến là bên tai tôi vẫn còn nghe tiếng khóc thảm thiết của những đứa trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi như mình ngày trước. Trước mắt tôi vẫn còn quá nhiều những mảnh đời cơ cực, bất hạnh, đói khổ và hàng trăm, hàng nghìn trẻ em mồ côi khuyết tật cần có sự đùm bọc, che chở của những tấm lòng nhân ái và của cộng đồng xã hội. Và tôi quyết định…
PV: Quyết định, mà quyết định điều gì vậy chị?
- Năm 2001, tôi quyết định thành lập một trung tâm để nuôi nấng trẻ mồ côi, không cha mẹ thừa nhận. Và, vào ngày 10 tháng 12 năm 2001, tôi đứng ra xin phép mở Trung tâm nhân đạo Quê Hương tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ban đầu Trung tâm nuôi chừng vài chục đứa, rồi 100, 120… Đến nay, số lượng đã lên đến hơn 345 em, trong đó có trên 80 cháu sơ sinh vài tháng tuổi đến 1, 2 tuổi, số còn lại có độ tuổi 5-6 tuổi.
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/me_va_tre_so_sinh_tap_the-0913.jpg[/img]
Trung tâm có đến 54 người làm việc quần quật suốt ngày.
[/size]
PV: 345 cháu? Số lượng trẻ nhiều như vậy, làm thế nào để chăm sóc nuôi nấng?
- Để chăm sóc cho hơn 345 cháu, Trung tâm có đến 54 người làm việc quần quật suốt ngày. Đây là một công việc mà ít ai trên đời này làm được. Dù Trung tâm có mở một công ty sản xuất nước đóng chai để kiếm thêm thu nhập nhưng rồi vẫn không đủ thiếu vào đâu. Nỗi lo thiếu thốn đồ ăn, thức uống, chất dinh dưỡng, sữa, tã lót…cho các con vẫn luôn canh cánh bên lòng tôi và những người cộng sự.
PV: Nghe nói tất cả các cháu đều có giấy khai sinh, có hộ khẩu và được đến trường, điều đó đúng không?
- Đúng vậy, đại gia đình tôi có sổ Hộ khẩu dày 2 cm và dài trên 3 mét, với số lượng nhân khẩu mang họ Huỳnh lót chữ Tiểu trên 160 người. Đây là cuốn sổ hộ khẩu có độ dày và dài nhất, có số lượng nhân khẩu cùng họ, cùng chữ lót nhiều nhất Việt Nam (đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Xác lập kỷ lục năm 2010). Đó là điều tự hào của gia đình tôi đồng thời cũng là gánh nặng đè lên vai tôi.
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/me_va_tap_the_cac_be-0913.jpg[/img]
Trung tâm nhân đạo Quê Hương hiện đang nuôi dưỡng gần 400 cháu mọi lứa tuổi.
PV: Sau hơn 10 thành lập Trung tâm, các con chị nay có lẽ đã lớn khôn, chị cho biết có bao nhiêu cháu đã trưởng thành?
- Thành lập Trung tâm năm 2001, nhưng trước đó hơn 10 năm tôi đã nuôi con ở những nơi khác. Tính đến thời điểm này tôi đã lo cho gần 4.000 cháu. Các con tôi nay đã khôn lớn, rất nhiều cháu học hành đỗ đạt, là kỹ sư, giáo viên, công nhân viên nhà nước… Chúng đi làm xa nhưng đến ngày sinh nhật Trung tâm (10/12) là đều tập trung về mái nhà xưa để ôn lại kỷ niệm. Nhiều đứa khi muốn lập gia đình cũng đều trở về nhà nhờ Mẹ Hương tổ chức đám cưới. Chúng tôi có một quỹ đám cưới dành cho các con, năm ngoái tổ chức đám cưới cho 4 cặp vợ chồng ngay tại Trung tâm.
Cơ sở vật chất của Trung tâm rộng trên 1ha với nhiều dãy nhà tương đối rộng, thoáng mát. Một dãy nhà 3 tầng có khoảng trên 16 phòng ngủ cho các cháu và nhiều dãy nhà khác làm văn phòng, nhà ăn, phòng học, thư viên, sân chơi… Và có cả ngôi chùa khang trang với cảnh trí thanh tịnh thờ vô số tượng Phật.
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/me_va_bon_tam_so_sinh-0913.jpg[/img]
Đến với các cháu mồ côi, bất hạnh nơi đây, ngoài những tấm lòng từ thiện của đồng bào trong nước còn có cả bà con ở hải ngoại.
[/size]
PV: Những tấm lòng từ thiện, ưu ái của mọi người và những phần thưởng cao quý mà xã hội dành cho chị?
- Đến với Trung tâm nhân đạo Quê Hương, đến với các cháu mồ côi, bất hạnh nơi đây, ngoài những tấm lòng từ thiện của đồng bào trong nước còn có cả bà con ở hải ngoại. Năm 2006, tôi đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bình chọn là "Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam”. Nhiều cơ quan, đơn vị khác cũng vinh danh tôi là: "Người phụ nữ Đương đại Việt Nam; Người phụ nữ nuôi con khỏe, dạy con ngoan; Đại sứ Từ thiện thế giới…”
Những năm tháng qua, tôi đã vinh dự nhận được nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ. Ngành TW và các tỉnh, thành trong cả nước.
Để động viên, hỗ trợ tinh thần cho tôi và tập thể Trung tâm, nhiều vị lãnh đạo cao cấp Nhà nước như: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Cố Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyên Chủ tịch UBMTTQVN Phạm Thế Duyệt, nguyên Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa… và nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác đã đến Trung tâm thăm hỏi, tặng quà cho các cháu…
[size=undefined]
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/03/07/me_va_co_tbt_do_muoi-0913.jpg[/img]
Chị Huỳnh Tiểu Hương và Cố Tổng bí thư Đỗ Mười.
[/size]
PV: Nguyện vọng và ước mơ của chị và Trung tâm hiện nay là gì? Chị có điều gì cần gởi gắm đến với mọi người?
- Ước mơ của tôi hiện nay là xây dựng một Bệnh viện từ thiện ngay tại Trung tâm để các cháu lớn lên được chữa bệnh miễn phí và người nghèo khó, bất hạnh bị bệnh tật có nơi khám chữa bệnh miễn phí…”
Hãy có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ nỗi đau của người bất hạnh, hãy giúp đỡ thiết thực cho họ, không nói bằng lời, không ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Tục ngữ Việt Nam có câu: "LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH”, chúng ta hãy lấy đó làm điều tâm niệm trong cuộc sống.
PV: Chân thành cảm ơn chị! Chúc chị và Trung tâm nhân đạo Quê Hương luôn vượt qua những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh giúp trẻ mồ côi, bất hạnh!
Như Bá - Kyluc.vn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Sư thầy bán cơm chay nuôi trẻ mồ côi
Sư thầy vừa làm cha, làm mẹ bán cơm chay… nuôi hàng trăm trẻ mồ côi. Đó là tấm lòng từ bi của Thầy Thích Huệ Quang, ở thiền viện Pháp Hoa (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai). Những chuyến từ thiện, những quán cơm chay bình dân là “cái duyên” ban đầu gắn kết thầy với những đứa trẻ kém may mắn…
Cơ sở nuôi trẻ mồ côi tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh do thầy quản lý, nuôi dạy những đứa trẻ kém may mắn. Thầy vẫn đi lại giữa hai nơi Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh để chăm sóc các cháu với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cộng sự tại cơ sở. Dù vậy, có những đêm thầy phải thức khuya cùng các cộng sự pha sữa, dỗ dành từng cháu vì thiếu hơi ấm, sự chăm sóc của mẹ.
Để chăm lo cho những đứa trẻ ở đây, thầy đã dùng tiền từ hệ thống quán cơm chay giá rẻ do thầy thành lập. Hiện nay, hệ thống quán cơm chay gồm 336 quán (giá chỉ 8.000 đồng/ phần và 36 quán giá 1.000 đồng/ phần) ở khắp các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Từ năm 1992, mỗi ngày thầy Huệ Quang xuất tiền dành dụm mua 400 suất cơm chay tặng người lao động nghèo và người lang thang cơ nhỡ. Đến năm 2000, thầy nảy sinh ý tưởng thuê mặt bằng mở quán bán cơm chay để có kinh phí làm việc thiện nguyện. Từ 2 quán ở đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, Tp. Hồ Chí Minh), không bao lâu sau, thầy đã mở được 11 quán.
[img=382x0]https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/01/09/tt-hue-quang-0801.jpg[/img]
Cơ sở nuôi trẻ mồ côi tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh do thầy Huệ Quang quản lý, nuôi dạy những đứa trẻ kém may mắn.
Nhiều thực khách đã xin được thầy dạy nấu các món chay để về mở quán khởi nghiệp và có điều kiện đồng hành cùng thầy trên đường thiện nguyện. Thầy Huệ Quang đã dạy nhiều lớp miễn phí về cách thức điều hành quán, tổ chức kinh doanh, chợ búa, nấu ăn… và trợ vốn ban đầu cho các chủ quán. Đa số họ là dân lao động ở quê lên thành phố mong tìm cơ hội lập nghiệp. Tiêu chí của các quán cơm chay của thầy là ngon, sạch và rẻ, đáp ứng nhu cầu khách hàng bình dân.
Hình ảnh nhà sư thân thiện và đức độ gắn bó với mỗi bữa cơm trưa của người nghèo đã làm cho nhiều người cảm kích và họ mong muốn thầy dạy họ nấu ăn, mở quán để họ có cơ hội khởi nghiệp, có điều kiện đồng hành cùng thầy trên đường thiện nguyện.
Hơn 20 năm nuôi trẻ, đến nay cơ sở từ thiện của thầy đang nuôi dưỡng 53 trẻ mồ côi, trong đó có hơn 20 cháu chưa tới tuổi đến trường. Mỗi cháu là một cảnh đời nghiệt ngã đáng thương, do vậy thầy cho biết cũng phải tùy vào hoàn cảnh từng cháu mà có cách nuôi dạy khác nhau.
Thầy Huệ Quang tâm sự: “Thầy tự nghiên cứu tâm lý trẻ và cách nuôi trẻ trên mạng. Với trẻ còn bú, thầy mua các loại sữa về cho từng bé uống thử. Có đứa thử đến 7 loại sữa mới chọn được loại thích hợp. Thỉnh thoảng thầy cũng chở các bé đi siêu thị hay đi du lịch, cho các bé vui chơi”.
Từ năm 2014 đến nay, TT. Thích Huệ Quang cũng hợp tác với Quỹ “Hòa nhập cộng đồng” của Hội Luật gia TP.HCM trong hoạt động dạy nghề cho các đối tượng sau khi ra tù, lang thang, cơ nhỡ; đồng thời quản lý và tài trợ hai mái ấm giáo dưỡng trẻ mồ côi tại tỉnh Cần Thơ và Long An với 285 cháu.
Minh Chính (Tổng Hợp
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
VietKings.Values) Hành trình quảng bá Kỷ lục Việt Nam (P.174) Huỳnh Tiểu Hương - Chủ hộ có sổ hộ khẩu dày và dài nhất
07-09-2018
(#KỷLục-VietKings) Biên tập viên Cổng thông tin Kỷ lục Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ trao đổi thật cảm động với bà Huỳnh Tiểu Hương – Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Quê Hương - người mà mọi người gọi bằng cái tên trìu mến "Thiên thần của những đứa trẻ bất hạnh”.
Bà Huỳnh Tiểu Hương, sinh năm 1968, nguyên quán An Giang. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, bà đứng ra xin phép mở Trung tâm nhân đạo Quê Hương tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ban đầu Trung tâm nuôi chừng vài chục em, rồi 100, 120… Đến nay, số lượng đã lên đến 338 em, trong đó có trên 80 cháu sơ sinh vài tháng tuổi đến 1, 2 tuổi, số còn lại có độ tuổi 5-6 tuổi. Mỗi cháu có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng với tình thương của bà Tiểu Hương và cán bộ, nhân viên, giáo viên ở trung tâm, tất cả các em nhỏ ở đây đều có giấy khai sinh, có hộ khẩu, được nuôi nấng, chăm sóc chu đáo, được ăn học tử tế. Nhiều em sau khi trưởng thành đã hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Tất cả các em đều mang họ Huỳnh (họ của bà Huỳnh Tiểu Hương) và đều gọi bà là mẹ. Hiện “đại gia đình” này có cuốn sổ Hộ khẩu ở địa chỉ 17/15/13A Gò Dầu, Tân Quý, Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh dày 2cm và dài trên 3 mét, với số lượng nhân khẩu mang họ Huỳnh lót chữ Tiểu trên 160 người.
Đây là cuốn sổ hộ khẩu có độ dày và dài nhất, có số lượng nhân khẩu cùng họ, cùng chữ lót nhiều nhất Việt Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Xác lập kỷ lục Chủ hộ có sổ hộ khẩu dày và dài nhất năm 2011 và xác lập Kỷ lục Châu Á năm 2017.
Thưa chị, chị có thể giới thiệu đôi chút về cuộc đời mình và vì sao chị lại thương yêu những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh như chính con mình?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Tôi không biết mình sinh ra ở đâu, năm nào, chỉ áng chừng năm 1968, 1969 gì đó! Vì lúc lọt lòng mẹ cũng chính là lúc tôi bị ném ra đường trong một cái túi ni-lông như một của nợ mà cha mẹ tôi phải vứt bỏ đi. Tôi cũng không nhớ, không biết ai đã nhặt tôi đem về nuôi, chỉ biết rằng năm lên 5 - 6 tuổi, để được ăn miếng cơm hẩm, canh thừa tôi phải chịu đựng những lằn roi tóe máu, những cái tát nẩy lửa của người gọi là nuôi tôi. Và rồi, năm lên 10 tuổi, không biết vì đâu tôi lại theo chân một bà lão đi xin ăn khắp vùng Thừa Thiên, Quảng Trị và trên những con tàu chợ từ tỉnh này qua tỉnh khác, để rồi sau đó về làm con nuôi một gia đình tại tỉnh Vĩnh Phúc. Được một thời gian ngắn, tôi bị chính người cha nuôi cưỡng hiếp, tôi phải trốn chạy khỏi năn nhà tủi nhục ấy để trở lại sống vất vưởng trên đoàn tàu Bắc – Nam.
Sống trên đoàn tàu một thời gian dài chừng 4-5 năm. Trên tàu, tôi bị một người đàn ông lớn hơn tôi chừng 10 tuổi dụ dỗ rồi đem bán cho một nhà chứa ở Vũng Tàu… Để ép buộc, bọn ma cô lừa và chích vào người tôi một loại thuốc mà sau đó tôi mới biết là ma túy. Để có tiền chích, hút, tôi buộc phải "đi khách" nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu ý định trốn thoát khỏi vũng bùn nhơ nhớp, tanh hôi ấy.
Sau 3 tháng sống ở nhà chứa gái mại dâm ở Vũng Tàu, tôi lừa bọn ma cô và trốn về được Sài Gòn. Về sau, tôi quyết tâm chống trả với cơn nghiện bằng nghị lực, bằng ý chí sắt đá của mình. Không hề có một vị thuốc cai nghiện nào, không hề có một y-bác sĩ nào phụ trách cai nghiện nhưng tôi đã tự mình cắt cơn nghiện chỉ trong một thời gian ngắn…
Sau khi cai nghiện được ma túy, tôi xin được một chân phụ bán cà phê ở Bến Bạch Đằng. Cuộc sống bình lặng trôi qua cho đến một hôm có người khách nước ngoài quốc tịch Đài Loan tên là Chao Lai Wang đến uống cà phê ở quán. Đây có thể là mối nhân duyên thiên định đã giúp tôi thoát khỏi cảnh đói nghèo, bần cùng, tủi nhục…để trở thành người khá giả và giúp đỡ những người bất hạnh, khốn khó sau này. Chao Lai Wang thuê cho tôi một căn nhà ở quận 1 để tôi có chỗ đi về. Căn nhà sau là nơi trú ngụ của cả chục đứa bạn không nhà cửa và những đứa trẻ lang lang bụi đời.
Gian truân khổ ải rồi cũng qua, tủi nhục ê chề rồi cũng hết, nhưng con đường để trở thành người giàu có của chị thì như thế nào?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Đúng vậy, tôi đã vượt qua những cơn hoạn nạn, những đau đớn tủi nhục ê chề nhưng vẫn còn nghèo khổ, thiếu thốn… Thế rồi, không lâu sau Chao Lai Wang về nước. Trước lúc chia tay, Chao tặng cho tôi 20 lượng vàng và nói là nên mua căn nhà để ở. Tôi mua một căn nhà ở quận 1 giá 18 lượng vàng, không ngờ chỉ vài ngày sau có người đến đòi mua lại với giá 25 lượng. Tôi quyết định bán, và như ông trời bù đắp cho những mất mát đau khổ của tôi… Sau đó tôi mua căn nhà khác, rồi cũng có người khác đến mua giá cao hơn. Cứ thế, chưa đầy một năm, tôi đã có trong tay hơn 100 lượng vàng, và hai ba năm sau tôi trở thành người giàu có, trở thành tỷ phú nhờ kinh doanh địa ốc - một tỷ phú chưa hề biết cầm cây viết viết lên một chữ nào nhưng tâm hồn thì bao dung, độ lựợng và thương yêu người nghèo khổ vô bờ bến.
Tôi vừa làm việc kinh doanh, vừa làm việc từ thiện, những đồng tiền tôi kiếm được tôi đem đến cho các trại mồ côi, các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, bệnh tật. Bản thân tôi thường xuyên trực tiếp nấu ăn cho những người bị những căn bệnh hiểm nghèo mà mọi người xa lánh như: lao, phong, ung thư… Tôi thường ôm ấp những đứa trẻ sơ sinh, 1, 2, 3…tuổi không cha mẹ vào lòng như ôm ấp chính con ruột do mình đẻ ra.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Người ta thường nói "phú quý sinh lễ nghĩa”- chị giàu có, trẻ trung, xinh đẹp, quan hệ với giới thượng lưu, sao không chọn cho mình tấm chồng để được yêu thương, chăm sóc?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Điều đó đôi khi tôi cũng có nghĩ tới nhưng chỉ là đôi khi thôi, còn việc tôi thường xuyên nghĩ đến là bên tai tôi vẫn còn nghe tiếng khóc thảm thiết của những đứa trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi như mình ngày trước. Trước mắt tôi vẫn còn quá nhiều những mảnh đời cơ cực, bất hạnh, đói khổ và hàng trăm, hàng nghìn trẻ em mồ côi khuyết tật cần có sự đùm bọc, che chở của những tấm lòng nhân ái và của cộng đồng xã hội. Và tôi quyết định…
Quyết định, mà quyết định điều gì vậy chị?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Năm 2001, tôi quyết định thành lập một trung tâm để nuôi nấng trẻ mồ côi, không cha mẹ thừa nhận. Và, vào ngày 10 tháng 12 năm 2001, tôi đứng ra xin phép mở Trung tâm nhân đạo Quê Hương tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ban đầu Trung tâm nuôi chừng vài chục đứa, rồi 100, 120… Đến nay, số lượng đã lên đến hơn 337 em, trong đó có trên 80 cháu sơ sinh vài tháng tuổi đến 1, 2 tuổi, số còn lại có độ tuổi 5-6 tuổi.
337 cháu? Số lượng trẻ nhiều như vậy, làm thế nào để chăm sóc nuôi nấng?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Để chăm sóc cho hơn 337 cháu, Trung tâm có đến 84 người làm việc quần quật suốt ngày. Đây là một công việc mà ít ai trên đời này làm được. Dù Trung tâm có mở một công ty sản xuất nước đóng chai để kiếm thêm thu nhập nhưng rồi vẫn không đủ thiếu vào đâu. Nỗi lo thiếu thốn đồ ăn, thức uống, chất dinh dưỡng, sữa, tã lót…cho các con vẫn luôn canh cánh bên lòng tôi và những người cộng sự.
Nghe nói tất cả các cháu đều có giấy khai sinh, có hộ khẩu và được đến trường, điều đó đúng không?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Đúng vậy, đại gia đình tôi có sổ Hộ khẩu dày 2 cm và dài trên 3 mét, với số lượng nhân khẩu mang họ Huỳnh lót chữ Tiểu trên 160 người. Đây là cuốn sổ hộ khẩu có độ dày và dài nhất, có số lượng nhân khẩu cùng họ, cùng chữ lót nhiều nhất Việt Nam (đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam Xác lập kỷ lục năm 2010). Đó là điều tự hào của gia đình tôi đồng thời cũng là gánh nặng đè lên vai tôi.
Sau hơn 10 thành lập Trung tâm, các con chị nay có lẽ đã lớn khôn, chị cho biết có bao nhiêu cháu đã trưởng thành?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Thành lập Trung tâm năm 2001, nhưng trước đó hơn 10 năm tôi đã nuôi con ở những nơi khác. Tính đến thời điểm này tôi đã lo cho gần 4.000 cháu. Các con tôi nay đã khôn lớn, rất nhiều cháu học hành đỗ đạt, là kỹ sư, giáo viên, công nhân viên nhà nước… Chúng đi làm xa nhưng đến ngày sinh nhật Trung tâm (10/12) là đều tập trung về mái nhà xưa để ôn l��i kỷ niệm. Nhiều đứa khi muốn lập gia đình cũng đều trở về nhà nhờ Mẹ Hương tổ chức đám cưới. Chúng tôi có một quỹ đám cưới dành cho chúng nó, năm ngoái tổ chức đám cưới cho 4 cặp vợ chồng ngay tại Trung tâm.
Còn cơ sở vật chất ở Trung tâm thì sao, thưa chị?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Cơ sở vật chất của Trung tâm rộng trên 1ha với nhiều dãy nhà tương đối rộng, thoáng mát. Một dãy nhà 3 tầng có khoảng trên 16 phòng ngủ cho các cháu và nhiều dãy nhà khác làm văn phòng, nhà ăn, phòng học, thư viên, sân chơi… Và có cả ngôi chùa khang trang với cảnh trí thanh tịnh thờ vô số tượng Phật. Ngoài ra, Trung tâm còn có một Thánh đường Thiên Chúa giáo với đầy đủ Nhà nguyện, Nhà lễ và đặc biệt, tôi có sưu tập một Bộ tượng Chúa, tượng Thánh với hàng chục ngàn tượng nhỏ, vừa và lớn đang được tôn trí trang trọng trong những chiếc tủ kính đặt trong Nhà thờ.
Những tấm lòng từ thiện, ưu ái của mọi người và những phần thưởng cao quý mà xã hội dành cho chị?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Đến với Trung tâm nhân đạo Quê Hương, đến với các cháu mồ côi, bất hạnh nơi đây, ngoài những tấm lòng từ thiện của đồng bào trong nước còn có cả bà con ở hải ngoại. Năm 2006, tôi đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bình chọn là "Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam”. Nhiều cơ quan, đơn vị khác cũng vinh danh tôi là: "Người phụ nữ Đương đại Việt Nam; Người phụ nữ nuôi con khỏe, dạy con ngoan; Đại sứ Từ thiện thế giới…”
Những năm tháng qua, tôi đã vinh dự nhận được nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ. Ngành TW và các tỉnh, thành trong cả nước.
Để động viên, hỗ trợ tinh thần cho tôi và tập thể Trung tâm, nhiều vị lãnh đạo cao cấp Nhà nước như: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch UBMTTQVN Phạm Thế Duyệt, nguyên Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa… và nhiều vị lãnh đạo cao cấp khác đã đến Trung tâm thăm hỏi, tặng quà cho các cháu…
Nguyện vọng và ước mơ của chị và Trung tâm hiện nay là gì?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Ước mơ của tôi hiện nay là làm sao được xây dược một ngôi Trường tiểu học, một Bệnh viện từ thiện ngay tại Trung tâm để các cháu lớn lên được dễ dàng học hành và người nghèo khó, bất hạnh bị bệnh tật có nơi khám chữa bệnh miễn phí…”
Chị có điều gì cần gởi gắm đến với mọi người?
Kỷ lục gia Huỳnh Tiểu Hương: Hãy có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ nỗi đau của người bất hạnh, hãy giúp đỡ thiết thực cho họ, không nói bằng lời, không ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của người khác. Tục ngữ Việt Nam có câu: "LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH”, chúng ta hãy lấy đó làm điều tâm niệm trong cuộc sống.
- Chân thành cảm ơn chị! Chúc chị và TTNĐ Quê Hương luôn vượt qua những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh giúp trẻ mồ côi, bất hạnh!
Người ta gọi chị bằng những ngôn từ cao quý, đẹp đẽ nhất: Quan Âm tái thế, Thiên thần mồ côi, Cô Tiên nhỏ, Thiên thần của những đứa trẻ bất hạnh, Thiên thần không cánh, Người mẹ hiền của hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật… Bởi vì cuộc đời chị có một quá khứ hết sức đau buồn nhưng sau khi giàu có, chị lại đem hết tất cả gia sản để lo cho những người nghèo khổ bất hạnh và hàng ngàn đứa trẻ mồ côi khuyết tật. Chị có cái tên mà hầu như mọi người khắp cả nước đều biết đến: Huỳnh Tiểu Hương!
Theo Như Bá (thực hiện) - Kyluc.vn
Tags: kyluc.vn, VietKings, Kỷ lục gia, (VietKings.Values), Hành trình quảng bá Kỷ lục Việt Nam (P.174), Huỳnh Tiểu Hương, Chủ hộ có sổ hộ khẩu dày và dài nhất, Kỷ lục Việt Nam, Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Quê Hương, (VietKings.Values) Hành trình quảng bá Kỷ lục Việt Nam (P.174) Huỳnh Tiểu Hương - Chủ hộ có sổ hộ khẩu dày và dài nhất
http://kyluc.vn/tin-tuc/ky-luc/vietkings-values-hanh-trinh-quang-ba-ky-luc-viet-nam-p-174-huynh-tieu-huong-chu-ho-co-so-ho-khau-day-va-dai-nhat
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cuộc đời li kỳ của một bà mẹ có hơn 300 người con
Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Tiền bạc nhiều nhưng đêm về cô vẫn nằm trên chiếc chiếu cũ ngủ cùng các con.
Khi đã thoát khỏi tổ quỷ, có cơ hội phát triển Hương đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Hương từng rơi vào tâm trạng chênh vênh, muốn chối từ quá khứ. Nhưng rồi cô đã nhận ra, cả đời cô phải sinh ra để làm việc thiện.
[img=392x0]https://xmedia.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/1067/nguoiduatin-406729946-Ky3baNguyenKimNgandenthamtrungtamnhandaoquehuong.jpg[/img]
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch Quốc hội thăm trung tâm
Từ một cô bé xó chợ thành đại gia
Khi làm việc ở quán cà phê, Hương còm cõi được một chút tiền. Được bao nhiêu cô vô tư chia sẻ cho những đứa trẻ lang thang bụi đời khác. Khi đã tin nhau, Hương có hàng chục “cây xăng”, hàng chục “quầy tạp hóa” giao cho chúng. Và lạ thay, vốn liếng quay vòng và sinh sôi nảy nở rất nhanh và không còn phải đi móc túi, lượm rác nữa. “Cây xăng” của chúng không bao giờ có quá 0.5 lít. Bán được, chúng vù đi mua 0, 5 lít khác. Hàng tạp hóa của chúng cũng chỉ là gói thuốc hoa mai, 1 cây keo cao su. Gặp khách chúng lại leo lẻo “Còn có chừng này thôi chị ơi, anh ơi mua dùm đi”.
Ngoài chuyện giúp đỡ bọn trẻ bụi đời, cuộc sống của Hương bình lặng trôi qua. Chao Lai Wang một doanh nhân Đài Loan vì cảm cái nét hoang dại của chị mà trở thành khách thường trực của quán. Chao Lai Wang dạy Hương tiếng Hoa, chăm sóc Hương như một người cha nuôi, thuê cho Hương một căn phòng riêng, ngỏ ý nhận Hương làm con nuôi. Hương băn khoăn vì vết thương đầu đời từ người cha nuôi còn hằn nguyên đau đớn. Nhưng trước sự chân tình của Chao Lai Wang cùng sự khát thèm mái ấm một gia đình đã khiến chị bằng lòng. Còn Chao Lai Wang, đã nhận ra và cảm thông với suy nghĩ, những vết tổn thương tuổi thơ của cô. Anh cho rằng đó chính là nét độc đáo, không giống ai của Hương trong cõi đời này.
Không ít lần Chao Lai Wang xao lòng thân xác Hương, nhưng Chao Lai Wang biết dừng lại trước ham muốn nhục dục. Anh cảm phục trước sự thánh thiện và mong muốn tự chữa lành vết thương cho chính mình. Ngày hồi hương, trước lúc chia tay, Chao Lai Wang tặng cho Hương 20 lượng vàng để cô mua căn nhà ở. Đó là ngày Hương bước sang một trang đời mới sáng sủa hơn. Hương đã lấy chính ngày đó: 10/12/1989 làm ngày sinh của mình. May mắn căn nhà mới mua của Hương được một vị khách trả với giá gấp đôi. Thế là cứ mua qua bán lại, Hương làm người kinh doanh bất động sản, cho thuê xe du lịch và trở thành tỷ phú lúc nào không hay.
Khi trở nên giàu có, Hương từng rơi vào tâm trạng chênh vênh, muốn chối từ quá khứ. Để thể hiện mình là kẻ thành đạt ở lĩnh vực kinh doanh địa ốc, xe hơi, nhà hàng, buôn bán đá quý… Hương đánh tenis chơi golf, bowling, ưa đi giày bốt, tóc thả ngang vai, trang phục đồng điệu màu từ dày dép, váy áo đến xe. Cô chiền miên từ vũ trường này qua vũ trường khác trong chếnh choáng men say. Để rồi có một lần sau cơn hoan lạc rượu bia mệt nhừ thân xác, Hương tìm đến cửa chùa. Trước không gian trầm nghiêm, Hương thảng thốt: “Mình đã làm gì những ngày qua, đâu rồi cuộc đời của những người bạn bụi đời lăn lóc trên hè phố?”.
Đại gia ngủ ở chiếu cũ
Kể từ khi ấy, Huỳnh Tiểu Hương ngày ngày đi kiếm tiền với mục đích làm từ thiện. Tiền bạc nhiều nhưng đêm về Tiểu Hương vẫn nằm trên chiếc chiếu cũ ngủ cùng các con, những đứa trẻ bất hạnh. Cuối năm 2001, Huỳnh Tiểu Hương đứng ra xin phép mở Trung tâm nhân đạo Quê Hương để nuôi nấng, dạy dỗ những đứa trẻ mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi. Hơn mười năm hình thành và phát triển, nhìn lại mới thấy đó là một chặng đường hết sức gian nan. Cũng may, trong hành trình của mình, Hương không đơn lẻ mà luôn có sự giúp sức của nhiều người tốt.
Nói về những thị phi, Hương buồn: “Thời buổi bây giờ có lắm kẻ lợi dụng cái mác từ thiện để trục lợi. Huống chi, một người có quãng đời tăm tối, nghèo khổ lại bất ngờ rẽ sang một trang đời giàu sang như Hương thì việc bị hiểu sai cũng không có gì là quá lạ”. Thế nhưng bây giờ Hương không quan tâm đến những điều người ta nói mà chỉ nghĩ nhiều hơn những việc mình làm. Hương quan niệm: Những việc mình làm xuất phát từ trái tim thì sẽ chạm được đến trái tim. Cứ quảng đại cho đi rồi bản thân mình sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.
Sau đám cưới “khủng” ở Hà Tĩnh, chủ nhân hứa tặng toàn bộ số tiền mừng cho Trung tâm Nhân đạo Quê Hương đang khiến không ít người bàn tán xôn xao. Huỳnh Tiểu Hương trở thành tâm điểm của hàng loạt lời đồn đại cũng như dư luận trái chiều. Người tốt thì điện thoại chúc mừng. Người khó thì xin giúp đỡ đào giếng, xin mua xe lăn, sửa chữa nhà cửa, mua tôn lợp nhà bị dột, xin đóng viện phí… trong khi Hương đang tất tả lo để trả những khoản mà trung tâm vẫn đang thiếu nợ.
Trước khi thành lập trung tâm, Hương có tài sản khá lớn, đã là một người giàu. Hương đón các em nhỏ về nhà nuôi, xây nhà tình nghĩa, mở quán bún phục vụ miễn phí cho những em bé mồ côi, tàn tật, những người cơ nhỡ không nơi nương tựa. Tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở vài chục em tại căn biệt thự của mình. Trước thực tế ngày càng nhiều em cần được cưu mang, Hương mua đất xây dựng Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tại số 61/23 đường DT743, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Bắt đầu chỉ là một ngôi nhà tranh vách lá, thiếu thốn bộn bề. Còn bây giờ trung tâm đã có có trường học, có khu vui chơi, có sân tập thể dục thể thao để các em rèn luyện sức khỏe.
Hương vừa xây xong khu nhà thờ tổ họ Huỳnh. Đó là một khu vui chơi cho trẻ mỗi tháng đôi lần thay nhau đến. Đây cũng là nơi để những đứa con đã trưởng thành tìm về tổ chức đám cưới, là nơi những đứa con mang họ Huỳnh trong cuốn Hộ khẩu "khổng lồ" của gia đình họ Huỳnh cùng chữ lót (Tiểu) có gốc gác mà tự hào.
Trung Trường
https://m.nguoiduatin.vn/cuoc-doi-li-ky-cua-mot-ba-me-co-hon-300-nguoi-con-a50831.html
.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chị là Cánh Hải Âu Vượt Qua đại Ngàn Giông Bão #huynhtieuhuong
FEATURED
HUỲNH TIỂU HƯƠNG – GIÁM ĐỐC TT NHÂN ĐẠO QUÊ HƯƠNG –
Gặp Huỳnh Tiểu Hương tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương – nơi từng ngày chị vẫn chăm chút yêu thương, nâng đỡ và gieo mầm tin yêu cho hàng trăm thiên thần bé bỏng; chúng tôi mới thấm thía vì sao người ta ví cuộc đời chị như một huyền thoại đẹp. Tuổi thơ bơ vơ, đói khát, đớn đau, tủi nhục… vẫn không thể dập tắt ý chí phấn đấu và cái tình người dào dạt ở trong Hương. Chị là cánh Hải Âu vượt qua đại ngàn giông bão để đến bến yên bình …
PV: Chào chị! Được biết, chị là người có một tuổi thơ hết sức cay cực, hẳn chị có nhiều cảm xúc khi nghĩ về quãng đời niên thiếu của mình?
Ai sinh ra cũng đều có tuổi thơ và quá khứ. Có lẽ với nhiều người, đó là một quãng đời hồn nhiên, thơ mộng nhưng với Hương đó là một cái khẽ rùng mình. Hương không biết mình là ai, không biết đâu là nơi chôn nhau cắt rốn chỉ biết mình tồn tại giữa cuộc như một đứa trẻ bụi đời lang thang đầu đường xó chợ. Tuổi thơ của Hương là những ngày rong ruổi trên khắp các hang cùng ngõ hẻm để bán vé số dạo, xin ăn…, là những ngày chạy trốn khỏi những trận đòn roi và đoạ đày thân xác của bọn buôn người lòng lang dạ sói.
Một tuổi thơ quá sức chịu đựng đối với một tâm hồn non nớt, bây giờ nghĩ lại (mà có khi cũng chẳng dám nghĩ), Hương không hiểu sao ngày ấy mình lại có đủ nghị lực và sức mạnh để vượt qua tất cả mà tiếp tục sống. Có lẽ, ông trời đã nặng tay khi thử thách lòng can đảm nhưng bù lại ban tặng cho Hương cái thứ tình người thiêng liêng, quý giá. Để rồi, những lúc tưởng chừng bản thân mình gục xuống thì lại có một bàn tay nâng lên, gieo mầm tin yêu và hy vọng.
PV: Tuổi thơ “không êm đềm”, phải chăng đó chính là động lực để chị vượt lên số phận và giang rộng vòng tay chở che những người cùng cảnh ngộ với mình?
Là một đứa trẻ sống cuộc đời nổi trôi gió bụi và luôn khát khao những vòng tay ấm áp nên hơn bất kỳ ai, Hương hiểu được giá trị của gia đình, của sự học hành và tình yêu thương. Vì mà trong thâm tâm Hương luôn có sự đồng cảm sâu sắc với những đứa trẻ cùng cảnh ngộ, ứơc mong bao bọc, sẻ chia để các em không giẫm lên cái lối mòn quá khứ đau buồn mà mình đã đi qua.
Tình yêu thương không mua được sự giàu sang, phú quý nhưng mua được sự ấm áp tâm hồn, làm người ta thấy mình cần phải sống tốt hơn, đẹp hơn. Bản thân Hương, dù có thể tạm gọi là có chút bản lĩnh hơn người khác nhưng nếu không có cái thứ tình ấy thì chắc cũng chẳng được như bây giờ. Chính các em là niềm vui, là hy vọng, là ánh sáng cuối tầng hầm để Hương vươn lên, cố gắng sống, căng hết sức mình để làm việc, để chở che, yêu thương và được yêu thương.
PV: Chị bắt tay xây dựng “căn nhà của lòng nhân ái” ấy như thế nào khi mà bản thân hàng ngày cũng vật lộn với món nợ “cơm áo”?
Như Hương đã nói, cuộc sống này đã lấy cắp của Hương nhiều thứ: gốc gác, gia đình, tuổi thanh xuân…nhưng lại cho cái tình thương dạt dào. Có lần vài cơ cực cùng đường, Hương leo lên cầu Sài Gòn định tự vẫn nhưng cứ nghĩ đến bé Anh Đào (Đứa bé đầu tiên chị nhận nuôi) sẽ sống ra sao là Hương thấy bình tâm lại, thấy mình cần phải sống vững vàng hơn. Cơ may lớn nhất để Hương thực hiện khát vọng lớn của đời mình là khi được một người Đài Loan tốt bụng nhận làm con nuôi. Đó là ngày Hương bước sang một trang đời mới sáng sủa hơn và Hương đã lấy chính ngày đó: 10 – 12 – 1989 làm ngày sinh của mình.
Rồi có lẽ cũng do cảm thông với hoàn cảnh và cảm nhận được tình thương của Hương đối với đám trẻ nên bố nuôi khi trở về nước đã không ngần ngại cho Hương 20 cây vàng, với lời khuyên mua một căn nhà để che mua che nắng. May mắn căn nhà mới mua của Hương được một vị khách trả với giá gấp đôi. Thế là cứ mua qua bán lại, Hương làm người kinh doanh bất động sản, cho thuê xe du lịch và trở thành tỷ phú lúc nào không hay.
Đổi đời nhưng Hương không quên những người bạn bụi đời lăn lóc trên hè phố, có căn nhà đầu tiên, Hương đón tất cả bạn bè đến ở cùng, kiếm việc làm cho họ. Rồi nghe ở đâu có đứa trẻ bị bỏ rơi là Hương tìm đến, nhận về nuôi. Hương phải chắt chiu đừng đồng bạc kiếm được, tự tay mình làm mọi thứ kẻo phải mất tiền trả công … để nuôi sống cái gia đình đông dân của mình. Khi có số tiền lớn trong tay, Hương đã mua đất ở Đồng Nai, Bình Dương, Đã Nẵng…, xây nhà và rước các đứa trẻ bụi đời về chăm sóc. Cứ thế, năm này qua tháng nó, Hương trở thành người mẹ của hàng trăm đứa trẻ ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam.
PV: Cho đến nay, chị cảm thấy tâm đắc nhất với dự án nào trong hàng chục, hàng trăm dự án mà chị đã thực hiện vì cộng đồng?
Ngày trước, khi kiếm được nhiều tiền từ việc kinh doanh địa ốc, mua bán xe hơi thâm tâm Hương luôn nghĩ phải dành dụm số tiền đó để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Và Hương đã thực hiện tâm nguyện ấy bằng cách đón các em nhỏ về nhà nuôi; xây nhà tình nghĩa; mở quán bún phục vụ miễn phí cho những em bé mồ côi, tàn tật, những người cơ nhở không nơi nương tựa; phát quà và đón tết cùng trẻ em đường phố…v.v. Nhưng dự án lớn nhất mà Hương và các cộng sự đã làm được đó chính là xây dựng hoàn thiện Trung tâm Nhân đạo Quê Hương tại số 61/23 đường DT743, khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương, từ một ngôi nhà tranh vách lá, thiếu thốn bộn bề của những năm 2001 thành một cơ sở khang trang. Hiện tại, trung tâm đã có trường học, có khu vui chơi, có sân tập thể dục thể thao để các em rèn luyện sức khoẻ. Đặc biệt là khu nhà thờ Họ Huỳnh – nơi có thể lưu lại sự có mặt dù chỉ là phút giây ngắn ngủi, ghé tạm qua cuộc đời này của một sinh linh ngây thơ vô tội, của những người giống như Hương, xem Quê Hương như “một cõi đi về”.
Hơn mười năm hình thành và phát triển, bây giờ nhìn lại mới thấy đó là một chặng đường hết sức gian nan. Những chật vật, thiếu thốn, nghi kỵ, thị phi…đôi lúc như muốn đánh gục niềm tin vào một tương lai tương sáng. Cũng may, trong hành trình của mình, Hương không đơn lẻ mà luôn có sự giúp sức của các cơ quan, đoàn thể, các mạnh thường quân… Nhân đây, Hương cũng xin thay mặt hơn 300 gương mặt hồn nhiên tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương gửi lời tri ân sâu sắc đến những trái tim thiện nguyện. Mong rằng, quý vị sẽ tiếp tục đồng hành cùng Hương và các bạn nhỏ trong tương lai.
PV: Có người cho rằng, chị lợi dụng cô nhi để đánh bóng tên tuổi hoặc lấy tiền bỏ túi, chị nghĩ sao về điều này?
Thời buổi bây giờ có những con người có trái tim biết hiểu và thương thì cũng có lắm kẻ lợi dụng cái mác từ thiện để trục lợi. Huống chi, một người có quãng đời tăm tối, nghèo khổ lại bất ngờ rẽ sang một trang đời giàu sang như Hương thì việc bị “hiểu sai” cũng không có gì là quá lạ. Có điều Hương bây giờ không quan tâm đến những điều người ta nói mà chỉ nghĩ nhiều hơn đến những thứ mình làm. Hương quan niệm: những việc mình làm xuất phát từ trái tim thì sẽ chạm được đến trái tim. Cứ quảng đại cho đi rồi bản thân mình sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.
PV: Miệt mà với công việc từ thiện, với đại gia đình “đông dân” nhất Việt Nam, có bao giờ chị nghĩ đến việc sẽ lập một mái nhà cho riêng bản thân mình?
Hương nghĩ mình sẽ lập gia đình khi tìm được một nửa yêu thương thực sự. Nhưng điều này hình như hơi khó vì chưa thấy có người đàn ông dễ dàng chấp nhận quá khứ và có cùng tình yêu trẻ với Hương. Thôi thì phúc phận này đành cứ để cho ông trời định đoạt, còn Hương chỉ biết niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của đời mình bây giờ là những đứa con. Được nhìn những thiên thần bé nhỏ của mình lớn lên từng ngày, có em vào đại học, có đứa có việc làm tốt trong xã hội… Hương thấy lòng mình ấm áp hơn bất cứ thứ gì bản thân có.
Vâng xin cám ơn những chia sẻ của chị!
Tạm chia tay mái ấm Quê Hương – nơi gói gọn tấm lòng của cô chủ nhỏ với bao ánh mắt hồn nhiên, thân thương, chúng tôi chợt nhớ đến một câu trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”. Vâng, cứ để gió cuốn đi rồi sẽ lại mang về cho ta cái hạnh phúc vô biên, thứ hạnh phúc mà sự giàu sang vẫn không sao đắp đổi. Đó cũng chính là cái cách mà Tiểu Hương, người mẹ của hàng trăm đứa trẻ cút côi đã và đang “cho đi’ trong cuộc đời này.
[img=0x0]https://huynhtieuhuong.files.wordpress.com/2018/02/huynhtieuhuong-11-copy.jpg?w=584[/img]Quynh Nhu
.https://huynhtieuhuong.wordpress.com
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Tháng Năm 25, 2012Gửi phản hồi
Tầm nhìn của chúng tôi. Giúp trẻ cô nhi
Tối đa của chúng, bất kể chúng đến từ đâu hoặc gặp phải những thách thức nào.
Không ai trong chúng ta chọn nơi chúng ta sinh ra.
Không ai trong chúng ta chọn sinh ra trong tình trạng cực kỳ nghèo khổ – bao gồm gần 400 triệu trẻ em trên thế giới sống ở những nơi nghèo nhất thế giới, nơi chúng bị tước mất các quyền và nhu cầu cơ bản, bị loại trừ khỏi cơ hội và dễ bị tổn thương.
400 triệu là một con số quá lớn, quá lớn để giải quyết. Không ai có thể cứu được nhiều người như vậy.
Nhưng nếu bạn có thể giúp một đứa trẻ thì sao?
Điều gì nếu bạn có thể giúp một đứa trẻ tự cứu mình?
Thông qua tài trợ trẻ em, bạn có thể.
Nhiệm vụ của chúng tôi
Giúp đỡ trẻ em sống trong Mồ côi, nghèo đói để có khả năng cải thiện cuộc sống và cơ hội mang lại sự thay đổi lâu dài cho cộng đồng của chúng.
Thúc đẩy các xã hội coi trọng, bảo vệ và nâng cao phúc lợi và quyền trẻ em.
Cuộc sống của những người ủng hộ Que Huong Charity Center thông qua sự hỗ trợ của họ cho sự nghiệp của chúng tôi.
Tại sao bảo trợ trẻ em tại Que Huong Charity Center
Mỗi đứa trẻ là một thế giới của những khả năng, bất kể chúng được sinh ra ở đâu. Điều này bao gồm bạn – giống như nó bao gồm mọi đứa trẻ lớn lên trong nghèo đói cùng cực.
Tại sao tài trợ cho một đứa trẻ ? Bởi vì bạn có thể kết nối với một đứa trẻ sống ở Que Huong Charity Center và giúp mở rộng tất cả các khả năng của chúng
Bởi vì tình bạn và sự khích lệ của bạn giúp họ tin vào tiềm năng của họ và truyền cảm hứng cho họ sống trọn vẹn mỗi ngày.
Bởi vì đóng góp tài chính của bạn kết hợp với quà tặng từ các nhà tài trợ Que huong Charity Center chăm sóc khác để giúp cải thiện cuộc sống ngay trong Trung tâm nơi đứa trẻ được bảo trợ của bạn sống.
Bởi vì hỗ trợ tình cảm và tài chính của bạn thêm vào một kết nối lớn hơn các bộ phận của nó.
Bởi vì đứa trẻ được bảo trợ của bạn sẽ thay đổi cuộc sống của bạn và làm cho thế giới của bạn lớn hơn.
Bởi vì mọi đứa trẻ đều quan trọng.
Tháng Năm 26, 2020Gửi phản hồi
Kêu Gọi Trợ Giúp Trẻ Em Mồ Côi
[img=0x0]https://huynhtieuhuong.files.wordpress.com/2020/01/img_3686.jpg[/img]
Kính gửi : Quý Vị Hảo Tâm Xa Gần..
Tôi viết thư cho Bạn…. thay mặt cho Trung tâm nhân đạo nuôi Trẻ em mồ côi, khuyết tật Quê Hương. một Trung tâm nuôi trẻ mồ côi tại tỉnh Bình Dương.Việt nam. Tổ chức Trợ giúp Trẻ em đã hoạt động được 19 năm và nổi tiếng là một tổ chức đáng tin cậy và nhiệt tình đã giúp đỡ để cuộc sống của hàng trăm trẻ em tốt hơn. Chúng tôi đang kêu gọi bạn, vì bạn nổi tiếng với các khoản đóng góp từ thiện của bạn. Chúng tôi hy vọng bạn có thể muốn thực hiện một hoạt động từ thiện đáng chú ý khác và giúp đỡ trẻ em từ trại trẻ mồ côi Quê Hương.
Như bạn có thể đã nghe nói, trại trẻ mồ côi Quê Hương có hơn 345 trẻ em tài năng, từ 6 đến 15 tuổi. Nhiều người trong số họ đã tham gia các cuộc thi mỹ thuật khác nhau trong khu vực, trong cả nước và đã giành được nhiều giải thưởng khác nhau. Những đứa trẻ này bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật, thể thao. và lãnh đạo của trại trẻ mồ côi đã quyết định khởi xướng chương trình giáo dục nhằm dạy, thêm văn hóa, tin học, võ thuật, nghệ thuật cho trẻ em và giúp chúng phát triển các kỹ năng. Tuy nhiên, việc thiếu tiền là một vấn đề quan trọng đối với trại trẻ mồ côi. Nhiều trẻ em ở trại trẻ mồ côi Quê Hương mơ ước về một sự nghiệp cả đời trong nghệ thuật, và bạn có thể giúp chúng đến gần hơn với giấc mơ của chúng.
Tất cả số tiền bạn quyên góp vào thời điểm này sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của trại trẻ mồ côi Quê Hương và được sử dụng để mua các vật liệu cần thiết cho các lớp học, tin hoc, mỹ thuật. Những vật liệu này có thể bao gồm bất kỳ hoặc tất cả những thứ sau đây: sách, vở, máy chiếu, máy tính, và nhiều vật tư nghệ thuật khác. Ngoài ra, tiền của bạn sẽ được sử dụng để chi trả cho các dịch vụ của giáo viên chuyên nghiệp. Chúng tôi đang chấp nhận quyên góp từ $ 10.
Tất nhiên, trẻ em có thể tự học rất nhiều về nghệ thuật, thậm chí không có giáo dục phù hợp; tuy nhiên, nếu không có sự giúp đỡ của bạn, bọn trẻ sẽ trải nghiệm việc thiếu các tài liệu cần thiết và có thể mất cơ hội trở thành một người nghệ thuật chuyên nghiệp. Sự quan tâm và nhiệt tình của họ đối với việc học sẽ đi một chặng đường dài, nhưng mặt khác, sự đóng góp của bạn sẽ cung cấp nhiều tài liệu cần thiết để đi cùng với các kỹ năng và động lực tự nhiên của họ.
Cảm ơn bạn đã hiểu biết và hỗ trợ của bạn. Sự giúp đỡ của bạn sẽ là vô giá; với nó, trại trẻ mồ côi Quê Hương sẽ trở thành nơi khởi đầu tuyệt vời cho các tài năng trẻ!
Trân trọng,
Huynh Tieu Huong
Người Sáng lập.. Mẹ đơn thân nuôi 345 trẻ mồ côi.
[color=var(--color-text)] Trụ Sở Bình Dương[/color]
- • Địa chỉ: 1210 đường ĐT743A, Khu phố Tân Long, Phường Tân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An, Bình Dương
• Điện thoại: (0274) 374 0808 – 0903 803 908 – 0983 803 908
• Email: huynhtieuhuong@yahoo.com | trungtam_quehuong@yahoo.com
• Website: http://www.huynhtieuhuong.org
Tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản: Trung tâm nhân đạo quê hương
Ngân hàng Á Châu ACB Tp.HCM
- Tài khoản VNĐ: 897109 Ngân hàng Á Châu ACB Tp.Hồ Chí Minh
- Tài khoản USA: 897099 Ngân hàng Á Châu ACB Tp.Hồ Chí Minh
- Số swift code của ACB: ASCBVNVX
[size=undefined]
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
CN HCM (Vietcombank)[/size]
- Tài khoản: 007.1.00.0641457
- Số swift code Vietcombank: BFTV VNVX
Be Vegan, make peace.
Posts: 14,426
Threads: 623
Likes Received: 1,078 in 513 posts
Likes Given: 607
Joined: Feb 2018
Reputation:
388
Em đọc đâu đó có nhắc tới...người nghèo luôn có lòng tốt, thương người hơn những ai giàu có
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,103 in 871 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
|