Sống Khoẻ with Dr. Wynn Tran
#16
(2020-03-21, 11:23 PM)Be 3 Wrote:  Thank you Bee Grinning-face-with-smiling-eyes4

chị bé 3 

Bên chị sao rồi ? tình hình ra sao ? chị vẫn đi làm ?

cầu chúc chị và gia đình luôn an lành mạnh khoẻ . Heavy-black-heart4 Innocent

Một Ngày Bình Yên ! 
Trong Đám Hoa Rừng .
Heavy-black-heart4
Innocent 


Reply
#17
(2020-03-21, 11:46 PM)Bee Wrote: chị bé 3 

Bên chị sao rồi ? tình hình ra sao ? chị vẫn đi làm ?

cầu chúc chị và gia đình luôn an lành mạnh khoẻ . Heavy-black-heart4 Innocent



 Thanks Bee hỏi thăm, 

 Bên bé 3 có order to STAY HOME, bé 3 đang ỏ nhà... Biggrin 

 Chúc sis và GD tránh đươc nạn dich này và luôn BÌNH AN Tulip4 

 Đọc đươc tin có thuốc ....bé 3 khoẻ hẳn ra, mấy bữa nay rầu quá

Reply
#18
Cám ơn be3 đã chia sẽ Clap Clap Tulip4
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
#19
(2020-03-21, 11:54 PM)Be 3 Wrote:  Thanks Bee hỏi thăm, 

 Bên bé 3 có order to STAY HOME, bé 3 đang ỏ nhà... Biggrin 

 Chúc sis và GD tránh đươc nạn dich này và luôn BÌNH AN Tulip4 

 Đọc đươc tin có thuốc ....bé 3 khoẻ hẳn ra, mấy bữa nay rầu quá

thuốc này lẫm rẫm mà coi bộ hay   , mới nghe tên thuốc đã khoẻ hẳn ra .... uống vào thì không chỉ hết bệnh mà còn .... 

:full-moon-with-face4:
Reply
#20
FDA chấp thuận dùng thuốc "Off Label" nghĩa là gì?

                          "Off label" nghĩa là dùng thuốc đã được chấp thuận chữa trị của một loại bệnh này cho một loại bệnh khác,       theo định nghĩ của FDA (1). Trong trường hợp Plaquenil, thuốc này đã được chấp thuận chữa trị cho thấp khớp, lupus ban đỏ, và sốt rét từ lâu, giờ sẽ được dùng cho Covid-19. Để hiểu rõ hơn vì sao có "off label" use, tôi sẽ nói quá trình chấp thuận thuốc của FDA và vì sao BS dùng  thuốc off label

1. Mất rất nhiều năm để FDA chính thức chấp nhận một loại thuốc


- Trung bình, một loại thuốc mất 12 năm và 300 triệu USD từ lúc bắt đầu phát triển ý tưởng cho đến có mặt trên kệ thuốc    (2). Có 4 giai đoạn chính để một loại thuốc được FDA approved gồm cận lâm sàng (Pre-clinical), lâm sàng (clinical), xin      phép NDA, và theo dõi sau khi ra thị trường (Post Marketing)


2. Ít nhất 20% thuốc dùng hàng ngày tại Mỹ là "off-label", nhất là trong ung thư, bệnh tự miễn, và nhi khoa (3)


- Vì mất quá nhiều thời gian nên rất nhiều bệnh tại Mỹ không có và không thể có thuốc chấp thuận từ FDA. Vì vậy, các BS    đôi khi dùng những thuốc đã được chấp thuận cho bệnh này (sau khi đã qua được giai đoạn kiểm nghiệm gắt gao của          FDA) để chữa cho các bệnh khác dựa trên bệnh lý bệnh nhân và dược lý của thuốc.


     # Ung thư: Thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư là vàng nên nhiều BS dùng các loại thuốc đã được chấp thuận                             cho một loại ung thư này chữa cho ung thư khác với hoạt tính và bệnh lý tương tự

     # Bệnh tự miễn: Là loại bệnh phức tạp và ít có thử nghiệm lâm sàng. Bệnh Lupus FDA chỉ chấp thuận 3 loại thuốc là                               Steroid, Plaquenil, và Benlysta, thực tế các BS hay dùng Methotraxte, Cellcept, và Imuran đễ chữa vì những                           thuốc này có hiệu quả hơn 3 loại thuốc FDA approved (Steroid gây nhiều biến chứng, Benlysta quá mắc tiền,                         và Plaquenil phải sử dụng lâu dài)
     # Nhi khoa: có đến 79% bệnh nhân nhi khoa sau khi xuất viện có dùng ít nhất 1 loại thuốc off-label (3), thông thường                               nhất là antihistamine. Bệnh nhân nhi khoa rất ít có nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên.
     # Truyền nhiễm: hiện tượng kháng thuốc trụ sinh xảy ra thường xuyên, tính phức tạp của bội nhiễm hay nhiễm trùng                               chéo, hay không có đủ điều kiện để thử nghiệm lâm sàng đồng loạt.

3. Nên nhớ quy tắc "không làm hại (Do no harm)" khi dùng thuốc off-label
4. Rủi ro của sử dụng "off-label" OLDU
5. Làm thế nào để sử dụng off-label tốt cho bệnh nhân  







Reply
#21
(2020-03-31, 03:41 PM)BVCN Wrote:  Tin có thuốc ? Tin từ đâu vậy chứ...

Tin từ bs Wynn Trần trước và HC đó. Grinning-face-with-smiling-eyes4 ,  nói chứ mình chỉ đọc cho biết thôi anh BVCN, còn chữa trị thì ...để bs lo... Biggrin

Reply
#22
(2020-03-31, 04:03 PM)BVCN Wrote: Chưa có bé 3 ơi ! Chỉ mới bắt đầu thử nghiệm vacine thôi... Thuốc chỉ tạm chặn lại phát triển của Virus thôi... Và đó là ký ninh, thuốc chống VI TRÙNG sốt rét ... không có cơ sở khoa học... NHƯNG, thuốc có tác dụng thay đổi PH ( acidity ) trên bề mặt của tế bào và làm cho virus ( VI KHUẨN ) không hứng thú với món ăn béo bở hết bớt protein. ..


 Anh BVCN,  Thank you for your info,  Covid-19 là siêu vi khuẩn sống bám vào sinh vât có nhiều protein...




  Theo bé 3 biết là họ đã và đang dùng thuốc rồi đó, nhưng side effect thì so bad nhất là những người bị bịnh tim, tiểu đường và thận

  Đôi khi phải chọn lựa giữa Life and Death Disappointed-face4 

  Bé 3 đọc đâu quên rồi Biggrin , Covid -19 ( blinded virus) attack lẹ lắm, đang khoẻ ngày hôm trước mà bữa sau họ bị trở bịnh,

  bs và y tá đứng ngay đó mà trở tay không kịp.

  Hèn chi, bên Tàu họ chiếu người chết giống như dạng chêt bẩt đăc kỳ tử, ....nằm giữa đường la liệt. Disappointed-face4

Reply
#23
1. Cập nhật con số và xu hướng
2. Đỉnh điểm của dịch Covid-19 tại Mỹ là khi nào?
3. Có gì mới trong nghiên cứu?
- Xông hơi có giúp chữa trị Covid-19
- Dùng Plaquenil chữa trị Covid-19 tại Pháp trên 80 bệnh nhân
4. Câu hỏi và trả lời 







Reply
#24
Một bài nói chuyện rất hay của BS David Price về cách ngừa Covid 19. BS Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi điều trị toàn bệnh nhân covid 19 trong những tuần qua. Lời dịch by MC Kỳ Duyên.


“Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa cấp cứu đặc biệt) ở bệnh viện ở New York. Bệnh viên chúng tôi có 1200 giương bệnh. Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% là bệnh nhân nhiễm Covid. Hiện bệnh viện đang lãnh 20% tổng số bệnh nhân Covid tại New York.
Bổn phận của tôi là chăm sóc những ca bịnh năng đã được đưa vào ICU. Tôi là người quyết định bịnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra. Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này. Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ!! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để cho quý vị bớt hoang mang và biết cách bảo về bản thân và gia đình.
TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID
-Nóng
-Sốt
-Đau cổ
Virus vào người sẽ đi khắp nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bịnh nhân chỉ nói là họ “Không thấy khỏe trong người... ho nhẹ... nhức đầu”. Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày. Bị nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.
Bịnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở chứ nóng sốt thì không cần đến nhà thường). Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.


COVID NHIỄM CÁCH NÀO


1) Covid nhiễm qua “SUSTAINED CONTACT” (gặp lâu) với một người bịnh hoặc với người sắp phát triệu chứng bịnh trong một, hai ngày sắp tới. “Sustained contact”- “Gặp lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet) và tiếp xúc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và không có đồ bảo vệ, chẳn hạn như khi không đeo mask. Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua sẽ bị lây.
Gần nhứ CÁCH DUY NHẤT để lây bịnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.


Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bịnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm. Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:


     1) Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở bất cứ nơi nào.
     2) Rửa tay thường xuyên. Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch. Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay).  Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay. Ra đến cưa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell. Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.
    3) Đây không phải là căn bịnh mà một người bịnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó. Chúng ta chỉ lây khi gặp nhau lâu “sustained contact”. Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì mà người khác đã chạm vào.
    4) Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn... v.v). TUYỆT ĐỐI  KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT. Bạn đi ăn tiệc. Bắt tay một người bịnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Đó là cách lây Covid. Đơn giản chỉ có vậy.
    5) Tôi khuyên mọi người nên đeo mask không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
    6) Bạn không cần đeo “medical mask” như loại N95. Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bịnh nhân Covid cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.
    7) Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả”
        








Reply
#25
Be 3,


Tin tức bs Price rất là hữu ít

Clap

Reply
#26
(2020-04-02, 03:48 PM)Be 3 Wrote: .......
COVID NHIỄM CÁCH NÀO


1) Covid nhiễm qua “SUSTAINED CONTACT” (gặp lâu) với một người bịnh hoặc với người sắp phát triệu chứng bịnh trong một, hai ngày sắp tới. “Sustained contact”- “Gặp lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet) và tiếp xúc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và không có đồ bảo vệ, chẳn hạn như khi không đeo mask. Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua sẽ bị lây.
Gần nhứ CÁCH DUY NHẤT để lây bịnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.


Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bịnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm. Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:


     1) Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở bất cứ nơi nào.
     2) Rửa tay thường xuyên. Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch. Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay).  Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay. Ra đến cưa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell. Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.
    3) Đây không phải là căn bịnh mà một người bịnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó. Chúng ta chỉ lây khi gặp nhau lâu “sustained contact”. Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì mà người khác đã chạm vào.
    4) Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn... v.v). TUYỆT ĐỐI  KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT. Bạn đi ăn tiệc. Bắt tay một người bịnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Đó là cách lây Covid. Đơn giản chỉ có vậy.
    5) Tôi khuyên mọi người nên đeo mask không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
    6) Bạn không cần đeo “medical mask” như loại N95. Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bịnh nhân Covid cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.
    7) Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả”
       
..............


Bài này hữu ích đó Bé 3.

Thumbs-up4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#27
Brick 
Cám ơn BS Wynn Tran đã bỏ nhiều giờ update Covid-19. We love you Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4 





Làm sao để tránh lây nhiễm Covid-19


Virus Sars-Cov-2 (gây bệnh Covid-19) không phải là vật thể sống, nó chỉ là một chuỗi phân tử đơn RNA, được bao phủ bởi một lớp vỏ mỡ (lipid) bên ngoài (xem hình). Để tồn tại và lan truyền, virus cần phải vào được tế bào chủ (host), thường ở phổi và đường hô hấp. Trên vỏ lipid của virus có các gai (S protein) để giúp virus bám vào tế bào chủ. Làm tan vỡ lớp màng lipid sẽ khiến virus không hoạt động.  

1. Virus không tự di chuyển được. Chính chúng ta di chuyển mang virus lây cho người khác. Ở nhà, giữ khoảng cách là cách hữu hiệu ngăn ngừa virus lây lan.

2. Virus dễ vỡ và bị phân rã do môi trường và nhiệt độ. Rửa tay với xà phòng trên 20 giây, cọ xát các ngón tay thật mạnh là cách hữu hiệu để huỷ virus do xà phòng làm tan vỏ lipid của virus. Virus thường không tồn tại ở nhiệt độ cao nên quý vị có thể dùng nước ấm để rửa tay (nhớ cọ xát mạnh) và giặt đồ.

3. Virus cũng dễ tan vỡ với các chất tẩy rửa có sẵn trong nhà. Rượu có độ cồn trên 65% sẽ làm tan lớp vỏ mỡ của virus. Lưu ý là các loại rượu uống ở nhà không đủ mạnh. Chất tẩy rửa Bleach hiệu quả trong việc huỷ virus, có thể pha 4 muỗng trà (teaspoon) chất tẩy với 1 ly nước nhỏ (1 quart) là đủ diệt virus. Các chất khác 0.5% hydrogen peroxide hay 0.1% sodium hypochlorite cũng hiệu quả.

Virus có thể ở ngoài không khí đến 3 giờ, ở bề mặt giấy đến 1 ngày, và bề mặt kim loại đến 3 ngày. Vì vậy, chùi rửa vật dụng trong nhà thường xuyên bằng các chất trên sẽ làm diệt virus.

4. Ở nhiệt độ thấp và ẩm ít, cấu trúc virus ổn định có thể khiến chúng tồn tại lâu hơn, đặc biệt trong môi trường kín như toà nhà hay dùng máy lạnh. Môi trường nóng, ánh sáng, và thoáng khí sẽ giúp virus khó phát tán hơn. Trời đang vào xuân, quý vị nên mở cửa thoáng mái có nắng ấm để hạn chế virus.

5. Virus sẽ không xuyên qua làn da lành lặn. Giữ vệ sinh da, dùng lotion để không bị da khô gây ra các vết nứt. Cắt ngắn móng tay và chân hạn chế các ổ vi khuẩn và virus trên người. Không nên tự dùng UV light để diệt virus trên người. Các BV và phòng khám có thể dùng UV light để khử trùng nhưng quý vị không nên tự dùng tia UV do rủi ro về ung thư da.








Reply
#28
                      

                       "Đôi khi có nhưng tin mà bạn không muốn nghĩ đến.

                        CDC dự đoán Covid-19 có thể sẽ trở lai vào mùa Thu, tai vi mình chưa có Vaccine."  Disappointed-face4
                     Tình hình dịu lắng xuống vì người ta Stay Home và Social Distancing.






Reply
#29
Theo research, nhóm người dễ bi nhiễm SARS-Cỏv-2 trung bình từ 55 - 75 tuổi + bi tim, tiểu đường hay thận, ai ở                                                      ngoài vòng tuổi này thì ít bị hơn.
                                      Hệ thống sức khoẻ bên Châu Âu< Mỹ > không đủ ICU và máy giúp thở, >> chết nhiều

                                      Khả năng phục hồi của người trẻ nhanh hơn.
                                      Vaccine sê không có cho tới đầu năm tới.


  Những gì sê thay đổi sau Covid-19: 

                                      Mọi người sẽ ý thức về vệ sinh như Rửa Tay rất tốt, và rất đề phòng khi tiếp xúc với người.
                                      Bắt đâu tích trữ: food.
                                      Cooking and Eating at home, thời gian ỏ nhà không đi làm.
                                      







Reply
#30





 Hãy cẩn thận với những bài giả khoa hoc trên mạng...non professional.

Reply