Sống Khoẻ with Dr. Wynn Tran
#31
Mỗi ngày mỗi report khác nhau, tình trạng Covid -19 thứ sáu 4/17/2020

Có bao nhiêu người thực sự nhiễm bịnh Covid-19?

                      Do chưa có nhiều dự liêu về Sars Cov-2

                                                                       Chưa biết bao nhiêu người đang nhiễm bịnh Covid-19 ?

               
                      Theo research từ NY, cứ 14/100 người mẹ đang chuẩn bị sanh con, có virus    
                                          Nasal swap test, cứ 2/100 tỉ lệ người nhiễm virus Cov per S.J county  Disappointed-face4 


                     Nhiễm Covid-19 ( carrier) và Mắc bịnh với các triệu chứng là khác nhau.

                     Nếu chưa biết đuơc bao nhiêu người đang nhiễm bệnh thì sẽ không thể reopen economy được

                     Trên biểu đồ ...US vẫn còn đang cao, chưa xuống nhiều như TQ

                     Mỗi ngày có khoảng 2 ngàn người bị chết và vẫn chưa có vaccine


                     Đang nghiên cứu về : New Tx Antiviral Remdesivir which seems working now ( chữa lành 125 bệnh nặng /2 death)






Reply
#32
Covid-19 vaccine: thêm một bước gần hơn đến thành công
======
#bswynntran #vaccineCovid-19 #drwynntran

Hãng dược Moderna công bố đã xong phần chuẩn bị cho giai đoạn 3 (cuối cùng) của việc thử nghiệm vaccine Covid-19 (1) với 30,000 bệnh nhân tình nguyện.

Thử nghiệm vaccine thường mất nhiều năm nhưng Covid-19 là trường hợp đặc biệt. Từ lúc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, và đưa vào chữa trị có thể chỉ trong khoảng 1 năm. Hơn 100 loại vaccine khắp nơi trên thế giới đang được thử nghiệm, đa số ở giai đoạn 1 và 2. Moderna là một trong những hãng dược tiên phong với kết quả thử nghiệm khả quan ở giai đoạn 1 và 2.

Hôm qua, Moderna cũng công bố kết quả chi tiết của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn trên 45 người (chỉ có 1 người châu Á và 1 người gốc Phi) trên tạp chí New England Journal of Medicine (2).

Vaccine Moderna là vaccine mRNA-1273, dùng 2 doses bằng cách chích 2 lần cách nhau 1 tháng. Vaccine này chích mRNA vào cơ thể, sau đó tế bào bạch cầu của cơ thể tạo ra kháng nguyên S-2P, bao gồm protein Sars-cov-2 glycoprotein có "móc" bên ngoài và "ngàm" S1-S2, sau đó được giữ ổn định bằng thay thế 2 amino acid ở vị trí 986 và 987. Nói cách khác, kháng nguyên S-2P này giống y chang như S spike protein của con virus Sars-Cov-2 và dĩ nhiên là lành tính.

Sau khi chích vào cơ thể, và được tế bào bạch cầu tạo ra kháng khuyên S-2P, các tế bào B và T sẽ nhận ra đây là vật ngoại lai, sau đó sẽ sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu IgG tấn công spike protein giả này. Các phân tích theo dõi và đo đạc nồng độ của IgG để theo dõi hiệu quả của vaccine.

Kết quả này cho thấy tất cả bệnh nhân (ở liều dose 25mcg, 100mcg, và 250mcg) đều có kháng thể IgG với S-2P sau khi chích 2 liều vaccine (xem hình).

Giai đoạn 3 là giai đoạn cuối cùng trong thử nghiệm vaccine và sẽ thử nghiệm trên tất cả các loại bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Giai đoạn này Moderna sẽ chia làm 2 nhóm đối chứng ngẫu nhiên 1:1. Một nhóm sẽ dùng vaccine và nhóm khác không dùng, sau đó sẽ theo dõi bằng cách tỉ lệ ngăn ngừa thành công Covid-19. Liều thử nghiệm sẽ làm 100mcg, chích 2 lần.

Hãng đã sản xuất đủ 30,000 liều và có thể sản xuất 500 triệu liều trong năm nay nếu kết quả giai đoạn 3 thành công. Giai đoạn 2 của vaccine mRNA Moderna hiện đang được thử nghiệm trên 600 người và chưa có bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào.

Thống kê cho thấy tỉ lệ thành công của vaccine ở giai đoạn 3 khá thấp, khoảng 34% để được FDA chấp thuận (3) (4). Tuy nhiên, chúng ta hy vọng và chúc mRNA-1237 sẽ thành công. Khỏi nói thì quý vị cũng biết giá chứng khoán của Moderna lên như diều gặp gió.

Mời quý vị xem lại bài video của tôi về 5 loại vaccine hứa hẹn cho Covid-19 hiện nay để hiểu thêm về vaccine tại
https://www.youtube.com/watch?v=ye8TJIQT_EU&t=19s

Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

Photo credits AP Photo và NY Times
Nguồn
1. https://www.biospace.com/…/moderna-final...e-iii-tria
2. https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2022483
3. https://www.centerwatch.com/…/12702-new-...-puts-clin
4. https://www.nytimes.com/…/op…/coronaviru...ccine.html





[Image: 108187042-10158320327736183-3534238919007056215-o.jpg]


[Image: 107808018-10158320327576183-1127849064354288533-o.jpg]


[Image: 109685050-10158320327136183-3445168316235027672-o.jpg]








Reply
#33
[Image: 107734801-10158302864941183-8648040298500010129-o.jpg]


Dr. Wynh Tran

10 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch, phổi, và thận
==========
Chương trình Livestream AskDrWynn tháng 7 này sẽ nói về bệnh tim mạch, phổi, và thận. Dưới đây là 10 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch, phổi, và thận quý vị không nên bỏ qua, nhất là khi những triệu chứng này lập đi lập lại.

Đây là 3 cơ quan sống còn trong cơ thể, thiếu 1 trong 3 cơ quan này, chúng ta không sống được. Tim được xem là máy bơm máu khắp cơ thể, thận là máy lọc máu, và phổi là máy lọc không khí, đem oxygen vào, và lấy chất thải CO2 từ máu ra. Ba cơ quan này làm việc chung với nhau nên nếu 1 trong 3 máy hư thì có thể làm 2 máy còn lại bị hư. Các triệu chứng dưới đây cũng có thể do ảnh hưởng của 2 hay 3 cơ quan, không chỉ 1 cơ quan.

1. Đau tức ngực:
  Quý vị cảm giác như có vật đè lên ngực, gây khó chịu như có ai đó ngồi lên ngực mình. Cơn đau thắt ngực phần dưới xương ngực, có thể lan ra phía sau lưng, kèm theo đau cánh tay. Thường những cơn đau và khó chịu này xảy ra lúc quý vị cố làm việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh, stress, nhưng cũng có thể xảy ra lúc quý vị nằm nghĩ.

Cơn đau này kéo dài vài phút nhưng sau đó thì hết hẳn, khiến nhiều quý vị bỏ qua vì nghĩ mình đã khỏi bệnh. Thực tế, những cơn đau này có thể là dấu hiệu cảnh báo tim quý vị đang mệt, có những động mạch bị ngẽn do không đủ oxy vào tim.

2. Khó thở:
- Quý vị thấy luôn phải hít thêm hơi thở, thở gấp, và mệt thường xuyên. Khó thở có nhiều lý do, nhưng 2 lý do thuờng gặp là bệnh về tim và phổi, nhất là suy tim. Cảm giác khó thở ngay cả khi quý vị ngồi yên là một dấu hiệu nguy hiểm. Quý vị cũng cảm gíac như có ai đó ngồi lên ngực mình, ép mình khó thở. Các bệnh gây khó thở sẽ càng trầm trọng hơn nếu quý vị hút thuốc lá.

3. Sưng chân hay sưng mặt
- Quý vị ngủ dậy thấy mặt bị căng, to hơn, mí mắt phù hoặc bàn chân hoặc bàn chân, cổ chân sưng to, đây có thể những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim mạch như suy tim và hoặc bệnh thận. Thường tim chúng ta bơm máu và nhận máu đầy đủ. Khi tim yếu đi, không bơm máu nổi và cũng không nhận máu đủ, và máu tích tụ ở dưới chân hay các vùng tĩnh mạch khiến chân sưng lên. Các bệnh khác về mạch máu của chân cũng có thể làm cổ chân quý vị sưng lên.

4. Mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Mệt mỏi là thấy trong người luôn mệt mặc dù không làm gì trong khi kiệt sức là thấy yếu đi khi chỉ mới bắt đầu làm việc. Hai triệu chứng này có thể là từ bệnh tim hoặc phổi, và đôi khi cả thận. Thường khi tim yếu hay phổi có vấn đề, máu sẽ không đến não thường xuyên và đầy đủ oxygen, dẫn đến thiếu máu, và mệt mỏi. Bệnh thận mãn tính cũng làm quý vị mệt mỏi và kiệt sức do không lọc hết chất độc cơ thể ra ngoài.

5. Ho thường xuyên
- Ho kéo dài hơn 2 tuần và ho khiến quý vị mệt mỏi là những dấu hiệu nguy hiểm của tim và phổi. Trường hợp phổi bị viêm mãn tính do hút thuốc, hay tích tụ nước do tim yếu, đều dẫn đến ho. Các bệnh mạn tính về phổi do hệ miễn dịch cũng khiến quý vị bị ho kinh niên.
- Lao phổi và viêm phổi mãn tính cũng có thể gây ho. Quý vị có thể ho kèm theo thở khò khè, ho nhiều hơn khi nằm và khi mới thức dậy. Tác dụng phụ của thuốc (như thuốc cao huyết áp ACEI) đôi khi cũng làm quý vị ho.

6. Chán ăn, hay buồn nôn
- Đây là triệu chứng chung có thể nhiều bệnh gây ra. Tuy nhiên, bệnh về thận và tim cũng khiến cho quý vị dễ bị chán ăn hay buồn nôn. Bệnh suy tim hoặc suy thận khiến cho bệnh nên cảm giác no bụng chán ăn, do tích nước tại các cơ quan khác.

7. Thường xuyên tiểu đêm
- Tiểu đêm có nhiều lý do và một trong lý do là bệnh tim mạch, thường là suy tim hay tim yếu do nước tích tụ gây sưng phù. Với đàn ông lớn tuổi, tiểu đêm có thể do tuyến tiền liệt to hơn.

8. Nhịp tim nhanh hay mạch đập không đều
- Nhịp tim thường trong khoảng 60-100, tim sẽ đập nhanh hơn khi chúng ta cần thêm máu (hồi hộp, tập thể dục, hoặc stress), và sẽ giảm xuống khi chúng ta ngồi nghỉ. Nếu tim đập nhanh đột ngột sẽ khiến máu bơm ra bất thường, đôi khi dẫn đến nhức đầu chóng mặt. Quý vị có thể có cảm giác như đánh trống trong ngực thình thịch. Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu rối loạn hệ thống sinh lý điện của tim.

9. Lo lắng, thở nhanh, chảy mồ hôi
- Có thể là những dấu hiệu nguy hiểm của tim mạch và phổi, thường là do hệ thống sinh lý điện hoặc kết hợp tâm sinh lý. Lo lắng kèm theo chảy mồ hôi, thở dốc, và mệt mỏi, nhất là khi có stress, hội họp, phải nói chuyện trước đám đông cũng là những dấu hiệu cần theo dõi.

10. Chóng mặt, ngất xỉu
- Tim yếu dẫn đến thiếu máu lên não thường xuyên hay phổi bị suy giảm chức năng có thể làm quý vị hay chóng mặt. Thiếu máu, do suy thận, cũng là một nguyên nhân gây ra chóng mặt. Trường hợp nặng, quý vị có thể bị xỉu, té, và có thể thêm chấn thương. Nếu quý vị bị chóng mặt hay xỉu, phải lập tức đi BS và không nên chờ cơn chóng mặt xảy ra lần nữa vì lần tới có thể là đột quỵ.

Dấu hiệu khác (Bonus)
11. Mất ngủ và thay đổi cân nặng
- Khi tim yếu và thận yếu, giấc ngủ quý vị sẽ không được ngon do nước bị tích tụ vùng chân, bụng, và các cơ quan khác. Ngưng thở khi ngủ (OSA) cũng là một triệu chứng tim mạch khác dẫn đếu ngủ không ngon, và rủi ro tăng đột quỵ. Tăng cân do tích tụ nước ở chân cũng là dấu hiệu của bệnh suy tim hay thận mãn tính.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
#drwynntran #benhtimmach #bswynntran
p/s: Chương trình livestream AskDrWynn chiều thứ sáu ngày mai sẽ trể hơn thường lệ, lúc 8h30 thay vì 5h30 chiều.


...........

Reply
#34
Đột quỵ ngăn ngừa được không?

=======

Mấy hôm nay, tôi bàng hoàng nghe tin một người tôi quen qua đời vì đột quỵ.
Tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về làm sao ngăn ngừa hay tầm soát đột quỵ. Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ phân tích lại bệnh đột quỵ, đặc biệt loại đột quỵ nguy hiểm do vỡ túi phình, các khuyến cáo ngăn ngừa, các xét nghiệm có thể giúp ngăn ngừa và cách tầm soát đột quỵ.


Đột quỵ là gì?


Đột quỵ là do một vùng não bị mất oxygen đột ngột do mạch máu bị ngưng tuần hoàn.
Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke), chiếm phần lớn (85-90%) và đột quỵ do vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke), chiếm ít hơn (dưới 10%). Loại đột quỵ khác là TIA (cơn thiếu máu thoáng qua) cũng có thể coi là một dạng đột quỵ cho nghẽn mạch máu, nhưng cục máu đông sau đó lọt qua được khe hẹp và dòng máu lưu thông trở lại (nên gọi là cơn thiếu máu thoáng qua)

Đột quỵ là một quá trình phát triển bệnh từ từ, không có triệu chứng, đến một giai đoạn nhất định thì bùng phát như giọt nước tràn ly. Với đột quỵ do nghẽn mạch máu (ischemic stroke) thì quá trình này bắt đầu từ cao huyết áp không kiểm soát, cao mỡ, tiểu đường, và các yếu tố viêm như hút thuốc lá khiến mạch máu dần dần bị nghẹt. Với trường hợp vỡ mạch máu (hemorrhagic stroke) cũng vậy, thường bắt đầu bằng cao huyết áp không kiểm soát, dẫn đến xơ vữa cứng động mạch làm dễ vỡ khi áp lực trong mạch máu quá lớn.
Đột quỵ do vỡ túi phình mạch máu não (brain aneurysm rupture)
Loại đột quỵ vỡ mạch máu do túi phình (Aneurysm) là loại nguy hiểm hơn do vỡ mạch máu dạng này thường lớn, tổn thương nhiều hay toàn bộ vùng não, và khó can thiệp. Vỡ túi phình thường dẫn đến xuất huyết dưới màng nhện (subarachnoid hemorrhage) khiến cho phần không gian dưới nhện, là nơi dịch não tủy lưu thông, bị nghẽn, khiến cho bệnh nhân bị liệt, hôn mê, thậm chí tử vong rất nhanh.
Túi phình là giãn nở một đoạn của động mạch khiến cho thành mạch vùng này mỏng hơn so với chỗ khác (tương tự như phù ruột xe đạp). Thường túi phình phát triển chỗ nhánh rẽ của động mạch do thành mạch nơi này thường mỏng hơn so với chỗ khác.
Túi phình trong não có nhiều kích cỡ khác nhau, từ vài milimet đến vài cm. Khoảng 6.5 triệu người Mỹ có túi phình trong não (1 trong 50 người), nữ có nhiều hơn nam, và túi phình thường xuất hiện trong khoảng tuổi 35 đến 60, phần lớn túi phình phát triển sau 40 tuổi. Phụ nữ, nhất là sau 55 tuổi, có rủi ro vỡ túi phình gấp 1.5 lần so với nam. Ước tính khoảng 50-80% túi phình cỡ nhỏ không bị vỡ (1). Kích cỡ túi phình trên 2.5 cm (khoảng 1 inch) là nguy hiểm do khả năng vỡ cao và khó chữa.

Triệu chứng vỡ túi phình: ngoài các triệu chứng thường gặp của đột quỵ như liệt yếu, thay đổi giọng nói, ..bệnh nhân bị vỡ túi phình còn có những triệu chứng sau
Mờ mắt hay mất thị lực, mí mắt sụp một bên, giãn đồng tử
Nhức đầu kinh khủng, nhất là bên trong mắt
Tê liệt và yếu
Ói mửa và buồn nôn
Cứng cổ, co giật, động kinh
Lưu ý là bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác ngoài những triệu chứng trên.

Cách ngăn ngừa đột quỵ theo khuyến cáo của hội đột quỵ Hoa Kỳ và hội tim mạch hoa kỳ

Ai cũng có rủi ro bị đột quỵ, càng lớn tuổi thì các rủi ro càng cao.
Các khuyến cáo ngăn ngừa hiện nay nhằm vào kiểm soát các bệnh mãn tính (lâu dài), thay đổi lối sống, và cùng chủ động chăm sóc sức khỏe với BS.

Hội đột quỵ Hoa Kỳ đưa ra 8 điều nhằm giảm rủi ro đột quỵ (2)

Tìm ra rủi ro đột quỵ của mình dựa mình các yếu tố như huyết áp, các lab, và chỉ số khác. Hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên bệnh nhân nên thử tính toán rủi ro đột quỵ của mình tại https://ccccalculator.ccctracker.com/
Khi bệnh nhân biết rủi ro đột quỵ của mình, ví dụ như cao hay thấp, thì bệnh nhân sẽ hiểu hơn tầm quan trọng của việc kiểm soát các bệnh mãn tính khác, tập thể dục, hay đổi lối sống.

     Ăn uống khỏe mạnh với chế độ cân bằng, gồm có rau củ quả tươi, fiber, đạm và chất béo vừa phải. Quý vị có thể xem         các video về dinh dưỡng ăn uống của tôi.
     Giữ cơ thể vận động thường xuyên (physical active) như tập thể dục đều đặn. Tập thể dục được tính là 150 phút tập           nhẹ mỗi tuần (hay gần 1g tập 3 lần mỗi tuần) hoặc 75 phút tập nặng (25 phút một lần và 3 lần mỗi tuần). 
     Quý vị xem lại video tập thể dục sao cho đúng của tôi (video # 122 )
     Theo dõi cân thường xuyên. Cân nặng, đặc biệt là thừa cân và béo phì là những rủi ro rất nguy hiểm cho đột quỵ
     Không hút thuốc vì đây là một rủi ro cao có thể dẫn đến đột quỵ. Lưu ý là hút thuốc thụ động (ở chung nhà với người           hút thuốc) cũng tăng rủi ro đột quỵ
     Kiểm soát các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hay cao mỡ. Các bệnh này đều làm mạch máu dần dần nhỏ       hẹp, xơ cứng, dẫn đến đột quỵ
     Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của BS, ngay cả khi các bệnh đã kiểm soát hoàn toàn. Một số bệnh nhân khi thấy huyết       áp đã ổn định thì ngưng thuốc. Quý vị xem lại có nên uống Aspirin để ngăn ngừa đột quỵ (video #261)
     Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình cùng với BS, hỏi các câu hỏi liên quan và tìm ra cách chăm sóc thích         hợp nhất cho quý vị

Có nên tầm soát đột quỵ bằng siêu âm động mạch cảnh?

Tầm soát là cách tìm bệnh sớm mà chưa có triệu chứng. Hiện nay ngăn ngừa đột quỵ chủ yếu dựa vào các khuyến cáo nói trên. Trường Y khoa Harvard có phân tích một bài về siêu âm động mạch cảnh (3), là cách mà quý vị có thể nghe nói trong việc tầm soát đột quỵ.
Động mạch cảnh là động mạch chính cung cấp máu lên não từ tim. Chúng ta có 2 động mạch cảnh ở hai bên cổ. Khi BS kiểm tra mạch đập ở cổ là kiểm tra mạch này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đột qụy có liên quan đến hẹp động mạch cảnh, vì vậy, siêu âm động mạch cảnh được xem là một cách có thể tầm soát đột quỵ sớm.
Thực tế thì đột quỵ phức tạp hơn nhiều so với việc siêu âm động mạch cảnh. Các nghiên cứu chỉ ra phần lớn đôt quỵ xảy ra ở bệnh nhân không bị hẹp động mạch cảnh. Và quan trọng hơn, việc đo lường chính xác độ hẹp của động mạch cảnh lại tùy thuộc vào kinh nghiệm của chuyên viên siêu âm. Vì vậy, trường Harvard và tổ chức chuyên khoa như Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ không khuyến cáo dùng siêu âm để tầm soát đột quỵ.
Xét nghiệm tìm túi phình trong não (brain aneurysm)
Hiện nay, các BS không khuyến cáo bệnh nhân làm xét nghiệm tìm túi phình trong não nếu không có các điều kiện sau
có bệnh sử về túi phình trong não
bị đột quỵ xuất huyết dưới nhện
có người thân bị túi phình trong não
có các bệnh di truyền như Marfan Syndrome, Ehlers-Danlos syndrome IV, hoặc đa nang thận (Polycystic kidney disease)


Tóm lại

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Có 2 loại đột quỵ là nghẽn mạch máu và vỡ mạch máu, đều do quá trình tích lũy dần dần của bệnh lý.
Đột quỵ do vỡ túi phình trong não là loại cực kỳ nguy hiểm.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là tập thể dục, thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, ăn uống cân bằng.



BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ





[Image: 130282221-10158696996281183-7104640590337966941-o.jpg]

Reply
#35
Bé 3 ,

Hôm qua coi tin tức xong, mình cũng tự kiểm tra bản thân coi có nguy cơ bị đột quy không bằng cách :

Nhắm mắt lại , dang 2 tay ra ,co 1 chân lên , và phải đứng được 20 giây 


Mình làm được nhưng hơi khó khăn. Không biết sis có thử thách cách này bao giờ chưa?


Bài viết của Dr Trần lúc nào cũng hay và bổ ích   Thumbs-up4 10_point
Cám ơn sis chia sẽ

Reply
#36
(2020-12-10, 01:55 PM)SugarBabe Wrote: Bé 3 ,

Hôm qua coi tin tức xong, mình cũng tự kiểm tra bản thân coi có nguy cơ bị đột quy không bằng cách :

Nhắm mắt lại , dang 2 tay ra ,co 1 chân lên , và phải đứng được 20 giây 


Mình làm được nhưng hơi khó khăn. Không biết sis có thử thách cách này bao giờ chưa?


Bài viết của Dr Trần lúc nào cũng hay và bổ ích   Thumbs-up4 10_point
Cám ơn sis chia sẽ


 Hi Sis Sugar,

 Yes, tự dưng nghe tin Danh Hài Chí Tài ra đi nhanh quá, nên bé 3 cũng hơi lo.

 Nhưng thôi, bé 3 không dám.............thử  ...Lol

 Nói chứ nếu mình tập thể dục thường xuyên thì có thể đứng lâu hơn, bé 3 ....đoán.... Grinning-face-with-smiling-eyes4  

 Yes, Dr. Wynn Tran rất có tâm chia sẽ kiến thức.. Thumbs-up4  Heavy-black-heart4 Tulip4

Reply
#37
(2020-12-10, 01:55 PM)SugarBabe Wrote: Bé 3 ,

Hôm qua coi tin tức xong, mình cũng tự kiểm tra bản thân coi có nguy cơ bị đột quy không bằng cách :

Nhắm mắt lại , dang 2 tay ra ,co 1 chân lên , và phải đứng được 20 giây 


Mình làm được nhưng hơi khó khăn. Không biết sis có thử thách cách này bao giờ chưa?


Bài viết của Dr Trần lúc nào cũng hay và bổ ích   Thumbs-up4 10_point
Cám ơn sis chia sẽ

SB,  anh mới làm thử.  Mới đứng có 15 giây là loạng choạng rồi.  Không biết có phải tại  đang đói bụng không nữa  Biggrin  hay tại đứng thế con hạc (crane) giống trong phim karate kid đó  Lol

Lần thứ nhì nghiêm chỉnh hơn thì cũng đứng được lâu hơn  Thumbs-up4

Thử 2 chân xong cái toát mồ hôi luôn.  Bây giờ phải đi làm cái gì ăn   Hello



Hi bé 3, khoẻ không  Hello
Reply
#38
(2020-12-10, 02:02 PM)Be 3 Wrote:  Hi Sis Sugar,

 Yes, tự dưng nghe tin Danh Hài Chí Tài ra đi nhanh quá, nên bé 3 cũng hơi lo.

 Nhưng thôi, bé 3 không dám.............thử  ...Lol

 Nói chứ nếu mình tập thể dục thường xuyên thì có thể đứng lâu hơn, bé 3 ....đoán.... Grinning-face-with-smiling-eyes4  

 Yes, Dr. Wynn Tran rất có tâm chia sẽ kiến thức.. Thumbs-up4  Heavy-black-heart4 Tulip4

Yes, em cũng bị sốc khi hay tin này . Em coi trên mạng thấy he siêng tập thể dục này nọ, lúc này thấy Chí Tài xuống cân nhiều lắm ...ra đi thật bất ngờ 


Chắc mình phải siêng tập thể dục hơn    Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#39
(2020-12-10, 02:22 PM)SugarBabe Wrote: Yes, em cũng bị sốc khi hay tin này . Em coi trên mạng thấy he siêng tập thể dục này nọ, lúc này thấy Chí Tài xuống cân nhiều lắm ...ra đi thật bất ngờ 


Chắc mình phải siêng tập thể dục hơn    Grinning-face-with-smiling-eyes4


 Phải đi yearly check up nữa. Năm nay bé 3 chưa đi nữa.... Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#40
(2020-12-10, 02:21 PM)Mong manh Wrote: SB,  anh mới làm thử.  Mới đứng có 15 giây là loạng choạng rồi.  Không biết có phải tại  đang đói bụng không nữa  Biggrin  hay tại đứng thế con hạc (crane) giống trong phim karate kid đó  Lol

Lần thứ nhì nghiêm chỉnh hơn thì cũng đứng được lâu hơn  Thumbs-up4

Thử 2 chân xong cái toát mồ hôi luôn.  Bây giờ phải đi làm cái gì ăn   Hello



Hi bé 3, khoẻ không  Hello

 Hi anh Mong manh Hello 

 Đói không tính được.... Đi lai nhiều chân sẽ vững hơn... Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#41
(2020-12-10, 02:21 PM)Mong manh Wrote: SB,  anh mới làm thử.  Mới đứng có 15 giây là loạng choạng rồi.  Không biết có phải tại  đang đói bụng không nữa  Biggrin  hay tại đứng thế con hạc (crane) giống trong phim karate kid đó  Lol

Lần thứ nhì nghiêm chỉnh hơn thì cũng đứng được lâu hơn  Thumbs-up4

Thử 2 chân xong cái toát mồ hôi luôn.  Bây giờ phải đi làm cái gì ăn   Hello



Hi bé 3, khoẻ không  Hello

Khó thiệt đó anh, tối qua em thử 2&3 lần luôn , không phải dễ làm khi nhắm mắt lại 🤭 Lol

Reply
#42
Làm gì nếu thấy người bị đột quỵ? (3 điều nên và không nên làm)


Theo các khuyến cáo từ bệnh viện đại học University of Pennsylvania, Hội Đột Quỵ Hoa Kỳ, và Hội Tim Mạch Hoa Kỳ


 3 ĐIỀU NÊN LÀM 
 
1. Gọi BS khẩn cấp (911 tại Hoa Kỳ hay 115 tại Việt Nam) và báo cho tổng đài là "Tôi nghĩ là tôi bị đột quỵ hay ba tôi/má tôi bị đột quỵ". Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. 
- Các triệu chứng thường gặp của đột quý gồm đột ngột bị méo mặt, lệch một bên mặt (Face), yếu, tê, liệt tay chân một bên (Arm), hỏi bệnh nhân có thể đưa tay, co chân hay không? và giọng nói thay đổi (Speech). Các triệu chứng khác gồm nhức đầu, mắt mờ, lơ mơ, mất cân bằng khi đi đứng. 
- Các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra rất nhanh, khác hẳn với hoạt động hường ngày của bệnh nhân 
- Một số bệnh khác cũng có thể có triệu chứng giống đột quỵ như  tụt đường huyết trong bệnh tiểu đường hay bị lên cơn sợ hãi (panic attack). Dù vậy, quý vị cần phải gọi BS ngay lập tức cho những triệu chứng trên
2. Ghi xuống triệu chứng đầu tiên xảy ra khi nào và trong tình huống nào
-Trong chữa trị đột quỵ, thời gian là vàng, nhất là trong khoảng 4 giờ đầu tiên khi xảy ra đột quỵ vì bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc làm tan cục máu đông, dựa vào triệu chứng đột quỵ xảy ra khi nào. Các can thiệp  khác về đột quỵ cũng sẽ thực hiện trong 24 giờ để có hiệu quả tốt nhất. 
- Vì vậy, ghi xuống thời điểm quan sát xảy ra đột quỵ và triệu chứng ví dụ như gặp BN bị đột nhiên liệt một bên tay lúc 1h30 chiều để báo cho chuyên viên cấp cứu  
3. Giữ bệnh nhân tỉnh táo, và làm hô hấp hồi sức khẩn cấp CPR nếu bệnh nhân không còn thở
- Khi quý vị quan sát ai đó bị đột quỵ, quý vị cần giữ cho họ bình tĩnh và tỉnh táo cho đến khi nhân viên y tế đến nơi. Giữ cho bệnh nhân ở vị trí thoải mái, tránh bị té ngã. Xem xét có các dị vật trong miệng có thể làm cản đường thở. Quý vị có thể dìu bệnh nhân ngồi dựa vào hay nằm xuống một bên, quan trọng nhất là tiếp tục nói chuyện và giữ bệnh nhân tỉnh táo. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra vị trí ngồi hay nằm không ảnh hưởng đến chữa trị và tiên lượng đột quỵ (2). 
- Kiểm tra mạch ở cổ tay (phía bên ngón tay cái), ở cổ, và quan sát nhịp thở. Khi gặp bệnh nhân không tỉnh táo và kiểm tra không thấy mạch đập, quý vị nên làm CPR. Nếu quý vị không biết làm hô hấp nhân tạo CPR thì tổng đài 911 sẽ hướng dẫn quý vị cách làm. 
- Làm CPR quan trọng nhất là ép tim đủ sâu và liên tục, dùng 2 bàn tay ép thẳng vào ngực sâu khoảng 2 inch (5cm) và nhịp 100 lần/phút và liên tục ít nhất là 2 phút, sau đó đổi người để giữ CPR được liên tục. Với người không chuyên môn y khoa, không cần phải làm thổi ngạt (3) như "miệng thổi miệng" hay thấy trong phim. 
- Trong đại dịch Covid-19, qúy vị có thể đặt miếng vải hoặc khăn giấy che miệng bệnh nhân, và nhớ đeo khẩu trang lúc làm CPR. 


3 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM

 1. Đừng để bệnh nhân lịm đi hay mất tỉnh táo trong lúc gọi BS khẩn cấp (911). 
- Quý vị cố giữ cho bệnh nhân tỉnh táo và bình tĩnh cho đến khi chuyên viên cấp cứu đến. 
- Một số bệnh nhân cảm giác buồn ngủ và muốn đi ngủ khi bị đột quỵ. Quý vị giữ họ tỉnh táo, đừng cho họ đi ngủ mà gọi BS khẩn cấp ngay vì thời gian là vàng trong chữa trị đột quỵ. 
2. Đừng tự tiện cho bệnh nhân uống thuốc, đồ ăn, hay nước uống, hay chích kim vào các đầu ngón tay
- Quý vị đừng nên nghe theo người khác hay trên mạng online cho bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ uống thuốc hay bất kỳ thứ gì vào miệng, kể cả thuốc Aspirin. Cho thuốc hay thuốc ăn vào miệng có thể làm cản trở đường thở, làm tệ hơn tình hình. Thuốc Aspirin này chỉ nên cho bệnh nhân nếu như có sự hướng dẫn của chuyên viên cấp cứu. 
- Không nên tự ý chích kim vào 10 đầu ngón tay của bệnh nhân, đây là cách làm không khoa học và có thể mất thời gian vàng để chữa trị đột quỵ 
- Trong trường hợp đột quỵ do vỡ mạch máu (xem lại bài ngăn ngừa đột quỵ của tôi), uống Aspirin vào sẽ làm tình  hình tệ hơn do Aspirin là thuốc làm loãng máu 
3. Đừng tự lái xe vào bệnh viện hay tự ý chở bệnh nhân  đột quỵ vào bệnh viện 
- Khi nghi ngờ mình hay người thân mắc đột quỵ, nhiều quý vị sẽ muốn tự lái xe vào bệnh viện hay chở người thân mình vào bệnh viện càng sớm càng tốt thay vì đợi xe cấp cứu đến. Điều này không nên vì đột quỵ có thể làm khả năng lái xe của quý vị tệ hơn, dẫn đến tai nạn giao thông. Với người thân, việc chở bằng xe thường không có phương tiện hỗ trợ sẽ càng nguy hiểm nếu bệnh nhân cần hỗ trợ oxygen hay thậm chí đặt ống thở nội soi. 
- Chữa trị đột quỵ ngày nay bắt đầu bằng việc gọi BS khẩn cấp và nhiều cách chữa sẽ được chuyên viên cấp cứu thực hiện trong lúc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. 

Tóm lại
         - Gọi BS khẩn cấp (911 tại Mỹ và 115 tại Việt Nam, bình tĩnh, tập trung vào chăm sóc người thân nếu có đột quỵ và làm theo 3 bước trên
         - Kiến thức sức khoẻ có thể giúp sơ cứu mạng người, quý vị nên tìm hiểu thêm về cách sơ cứu CPR 


BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ

[Image: 131095551-10158706640411183-8232628902048644017-o.jpg]

[Image: 131097566-10158706640561183-2297055594040112344-n.jpg]

Reply
#43
(2020-12-10, 06:15 PM)Be 3 Wrote: Làm gì nếu thấy người bị đột quỵ? (3 điều nên và không nên làm)

Hi Bé 3  Hello 

Hơn 3 năm trước Crush từng chứng kiến 1 người bị stroke ngay chỗ làm của mình , cái cảm giác lúc đó rất "khủng khiếp" vì lần đầu tiên chứng kiến tận mắt , nhất là khi nhìn người đó nằm dài ngay dưới ghế , mắt vẫn mở nhưng không thể di chuyển được . 

Điều đó đã ám ảnh Crush mãi tới 1 thời gian khá dài sau đó cho tới khi người đó hoàn toàn bình phục và đi đứng lại bình thuờng .

Cũng phải cám ơn hệ thống y tế tuyệt vời ở nước Mỹ này , vì khi người đó vừa bị stroke , xe cứu thương đã tới ngay lập tư'c và nhanh chóng đưa người đó tới 1 bệnh viện cũng thuộc loại lớn ngay gần đó để thực hành những điều cần thiết rồi sau đó người nhà đã nhanh chóng đưa sang 1 bệnh viện nổi tiếng khác .
Reply
#44
(2020-12-10, 07:05 PM)Crush Wrote: Hi Bé 3  Hello 

Hơn 3 năm trước Crush từng chứng kiến 1 người bị stroke ngay chỗ làm của mình , cái cảm giác lúc đó rất "khủng khiếp" vì lần đầu tiên chứng kiến tận mắt , nhất là khi nhìn người đó nằm dài ngay dưới ghế , mắt vẫn mở nhưng không thể di chuyển được . 

Điều đó đã ám ảnh Crush mãi tới 1 thời gian khá dài sau đó cho tới khi người đó hoàn toàn bình phục và đi đứng lại bình thuờng .

Cũng phải cám ơn hệ thống y tế tuyệt vời ở nước Mỹ này , vì khi người đó vừa bị stroke , xe cứu thương đã tới ngay lập tư'c và nhanh chóng đưa người đó tới 1 bệnh viện cũng thuộc loại lớn ngay gần đó để thực hành những điều cần thiết rồi sau đó người nhà đã nhanh chóng đưa sang 1 bệnh viện nổi tiếng khác .


 Hi Crush Hello

 How are you?

 Yes, chứng kiến "cảnh đó", sợ heng. Sống chết trong tích tắc. Disappointed-face4

 May mà người đó bình phục lại Grinning-face-with-smiling-eyes4

Yes, mình may mắn có hệ thống cấp cứu thật lẹ.

 Lúc cần là có người tới cứu liền nhưng phải biết cách kêu ho....

 ............Mặc dù phải trả thuế cao.. Biggrin

Reply
#45
  



 20 Câu hỏi &  trả lời về Covid-19 vaccine từ BS Wynn Tran


Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
Tôi viết bài này trả lời 20 câu hỏi thường gặp về vaccine Covid-19 dựa trên các khuyến cáo về vaccine gần đây nhất của CDC và bài nghiên cứu đăng trên trên NEJM. Lưu ý là các khuyến cáo này có thể thay đổi.


1. Vaccine là gì? Vaccine mRNA của Pfizer là gì?
- Là cách chúng ta tập cho hệ miễn dịch của chúng ta quen với virus/vi khuẩn một cách nhân tạo. Khi virus hay vi khuẩn thật xuất hiện thì chúng ta đã có kháng thể đặc hiệu để giảm tổn thương do các virus hay vi khuẩn gây ra. Như một quốc gia tập trận, khi có
- Vaccine Covid-19 mRNA Pfizer là vaccine dùng công nghệ mới, lấy một phần nhỏ mã di truyền (mRNA) của virus Sars-Cov-2, để chích vào cơ thể người (1). Phần mã này chịu trách nhiệm tạo ra cầu gai ở bề mặt virus giúp bám vào tế bào người. Khi chích vào cơ thể, các tế bào kháng thể sẽ tạo ra các protein giống cầu gai virus, từ đó tạo ra kháng thể đặc hiệu vào các cầu gai này.
- Khi virus Sars-cov-2 thật xuất hiện, các kháng thể đặc hiệu sẽ bám vào, trung hòa virus và giảm thiểu khả năng nhân đôi, từ đó giảm bệnh nặng Covid-19.
- Vaccine mRNA của Pfizer cần 2 lần chích cách nhau 3 tuần để phát huy tác dụng tối đa.

2. Chích vaccine mRNA có làm thay đổi gene DNA của bệnh nhân? - Không. Đây là một phần rất nhỏ gen trích từ virus và sẽ bị đào thải sau tế bào miển dịch dùng để tạo ra proten cầu gai. Việc chích vào không ảnh hưởng đến DNA (2).

3. Làm sao phân biệt giữa nhiễm virus Sars-Cov-2 và mắc bệnh Covid-19?
- Phần lớn bệnh nhân nhiễm virus sẽ tự phục hồi, chỉ một số ít có triệu chứng nặng phải nhập viện, và số ít trong số đó tử vong. Do vậy, nhiễm virus Sars-Cov-2 không nghĩa  là có bệnh Covid-19, được định nghĩa là có các triệu chứng về hô hấp, mệt mỏi, đau nhức hoặc nặng hơn cần phải nhập viện

4. Vaccine Covid-19 có giảm rủi ro mắc bệnh Covid-19?
- Có. Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra chích ngừa vaccine mRNA giảm rủi ro bị bệnh nặng, chứ không nghiên cứu giảm rủi ro bị nhiễm virus hay phát lán lây nhiễm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi chích liều đầu  tiên thì bệnh nhân đã có thể phát triển kháng thể đặc hiệu, giảm trên 50% rủi ro phát triển bệnh và đến giảm đến 95% rủi ro mắc bệnh sau khi chích liều thứ hai.
-  Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra giảm rủi ro bị nhiễm virus Sars-cov-2 hay giảm rủi ro lây truyền virus cho người khác. Dù vậy, ở góc độ miễn dịch học, khi cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống virus thì khả năng bị nhiễm virus và lây lan cho người khác có thể sẽ giảm theo do mật độ virus giảm hẳn.

5. Vaccine mRNA có an toàn?
- Có. Dựa trên dữ liệu giai đoạn 3 gần 40,000 người tham dự, FDA đã cho phép sử dụng vaccine này trong tình huống khẩn cấp.

6. Ai nên chích?
- Theo FDA khuyến cáo thì tất cả mọi người trên 16 tuổi nên chích. Hiện nay, do lượng cung cấp vaccine giới hạn nên vaccine dành cho nhân viên y tế và người lớn tuổi tại các viện dưỡng lão. Trong vài tuần tới, sẽ có thêm vaccine cung cấp cho nhiều người tại văn phòng BS, tiệm thuốc, bệnh viện, và các nơi khác. Mục tiêu là tất cả mọi người sẽ được chích vaccine.

7. Các triệu chứng nào có thể gặp sau khi chích vaccine?
- Đau nhức chỗ chích hay cảm giác như bị cảm, sốt nhẹ, đau nhức. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang học cách phản ứng với các protein cầu gai được tạo ra.

8. Chích vaccine rồi vẫn có thể lây bệnh cho người khác?
- Có thể vì như tôi giải thích ở trên, vaccine chỉ ngăn ngừa việc nhiễm virus Sars-cov-2 phát triển thành bệnh Covid-19 chứ không hẳn là giảm khả năng lây lan hay nhiễm virus mặc dù khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn sau khi chích vaccine.

9. Chích vaccine rồi có nên giữ khoảng cách, rửa tay, và đeo khẩu trang?
- Có. Vẫn phải làm cho đến khi đại dịch kiểm soát hoàn toàn, khi chúng ta đã có miễn dịch cộng đồng.

10. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có nên chích không?
- Có. Trong khi nghiên cứu của Pfizer không thử nghiệm vaccine trên phụ nữ mang thai và cho con bú, Hội BS sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) vừa ra khuyến cáo đồng ý phụ nữ có thai và đang cho con bú chích vaccine (3).

11. Đang bị bệnh Covid-1 thì có nên chích vaccine hay không?
- Không. Bệnh nhân nên đợi hết các triệu chứng của Covid-19 rồi chích vaccine (5). Các nghiên cứu chỉ ra khả năng tái nhiễm rất thấp trong vòng 90 ngày sau khi nhiễm bệnh Covid-19 nên bệnh nhân có thể đợi hết 90 ngày rồi chích vaccine, mặc dù thực tế bệnh nhân có thể chích ngay khi hết bệnh Covid-19 (không còn bằng chứng virus qua test PCR).

12. Đã khỏi bệnh Covid-19 có nên chích không?
- Có. Vì khả năng tái nhiễm là có thể và khả năng phát triển bệnh nặng hơn có thể giảm bằng vaccine nên CDC vẫn khuyên người đã khỏi bệnh Covid-19 vẫn nên chích (2).

13. Chích vaccine sẽ bảo vệ trong bao lâu? có cần chích lần nữa vào năm sau?
- Hiện nay nghiên cứu chỉ ra ít nhất là hai tháng mặc dù thực tế có thể kéo dài  lâu hơn. Hãng Pfizer đang tiếp tục theo dõi khả năng miễn dịch của các bệnh nhân sau khi chích.

14. Có cần phải chích cả mũi 2 vaccine?
- Có. Để có hiệu quả tốt nhất

15. Bị dị ứng có nên chích vaccine?
- Có. Trừ khi bệnh nhân bị dị ứng nặng như đã có tiền sử sốc phản vệ, phải mang theo "bút" chống phản vệ Epipen thì bệnh nhân nên thảo luận với BS để quyết định có nên chích hay không. Hiện nay CDC vẫn khuyến cáo chích vaccine với người bị dị ứng nặng (6) và cần theo dõi kỹ hơn sau khi chích (30 phút so với 15 người ở người bình thường)

16. Bị méo mặt (Bell's palsy) có phải do chích vaccine?
- 4 người tham gia vaccine bị méo mặt trong khoảng 3 đến 48 ngày sau khi chích. Tỉ lệ này là tương đương với tỉ lệ thường bị Bell's palsy trong dân số và FDA cho rằng vaccine không phải là nguyên nhân gây ra.

17. 6 người tử vong trong khi thử nghiệm Covid-19 do đâu?
- Theo báo cáo thì có 4 người tử vong trong nhóm giả dược, không chích thuốc, và 2 người tử vong trong nhóm chích thuốc, do đột quỵ và đau tim. Tỉ lệ là 2/18,000. Hiện nay tỉ lệ tử vong do đột quỵ và bệnh tim mạch trong dân số Mỹ là 45/100,000 người (thống kê từ CDC), tức khoảng 8/18,000 người. Do đó, tỉ lệ tử vong 2 người trên 18,000 người tham gia nghiên cứu còn thấp hơn tỉ lệ tử vong do đột quỵ/bệnh tim ở ngoài.
- Nói cách khác, tử  vong khi tham gia thử nghiệm không liên quan đến tiêm vaccine.

18. Có phải Vaccine sẽ kết thúc đại dịch? 
-Vaccine chỉ là một phần quan trọng trong việc chống đại dịch. Chúng ta cần làm nhiều thứ chung để cùng nhau chống dại dịch này như giảm lây lan, giữa khoảng cách, rửa tay, đeo khẩu trang, và quan trọng nhất là tạo ra hệ miễn dịch tốt.

19. Khi nào dịch Covid-19 sẽ hết tại Mỹ?
- Sẽ mất thêm một thời gian, ít nhất là đến hè năm sau khi chúng ta có miễn dịch cộng đồng (khoảng 75% dân số đã có kháng thể với virus) thì virus sẽ không thể lây lan. Vì vậy, chích ngừa vaccine là một trong những cách hữu hiệu nhất để mau chóng xây miễn dịch cộng đồng.

20. Xét nghiệm sau khi chích vaccine sẽ như thế nào?
- Sẽ thấy sự có mặt của kháng thể IgM/IgG cho thấy cơ thể đã có miễn dịch với virus Sars-Cov-2. Lưu ý là xét nghiệm tìm virus PCR sẽ không bị ảnh hưởng sau khi chích vaccine vì bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm virus, nhưng ít khả năng phát triển thành bệnh nặng.

BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Huynh Wynn Tran



.............
  

Reply