Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
D/ Nhân cần thiết để có Như Lý Tác Ý:
1. Bản thân khéo hành trì (Attasammāpaṇidhi)
2. Lắng nghe Chánh Pháp (Saddhammassavana)
3. Thân cận Thiện Trí Thức (Sappurisūpanissaya)
4. Ở trú xứ thích hợp (Paṭirūpesavāsa)
5. Trước đây từng tạo Thiện nghiệp (Pubbe katapuññatā)
Post #955, p 64
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Nên Tham / Sân không có Dục đi kèm
Cần quan sát:
Tâm Tham này có Dục đi kèm hay không .
Nếu có, hãy ghi nhận: Tâm Tham này có Dục đi kèm . Ví dụ: ăn ngon cảm thấy thích thú, hãy ghi nhận "Tâm Tham có Dục đi kèm ." Thích thú trong việc hành thiền / học Pháp, là có Tham nhưng không dính dáng đến Dục .
Sách Tam Tạng Chỉ Nam dạy chúng ta nên có:
- những cái Tham không dính dáng đến Dục (thích bố thí, thích hành thiền, thích giữ giới) và
- những cái Sân không dính dáng đến Dục (lo lắng không biết làm sao để "giữ giới" / "hành thiền" /"tâm được tinh tấn" tốt hơn).
Post # 945, p 63
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Tam Học và Bát Chánh Đạo
Giới Học: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng {3)
Định Học: Chánh Tinh Tấn, Chánh Định, Chánh Niệm (3)
Tuệ Học: Chánh Tư Duy, Chánh Kiến (2)
- đầy đủ lòng tin,
- đầy đủ giới,
- đầy đủ bố thí và
- đầy đủ trí tuệ
Giới là nền tảng của Định
Định là nền tảng của Tuệ.
Chức năng của Tuệ là:
- cắt đứt phiền não,
- chấm dứt sinh tử luân hồi,
- chứng ngộ Niết Bàn.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Chánh Ngữ - Bình Anson
(Post # 961, p 65)
TIÊU CỰC:
- Không nói dối; luôn nói thật
- không nói lời hai lưỡi, chia rẽ, đâm thọc
- không nói lời độc ác; nói lời nhu hoà
- không nói lời phù phiếm; trái lại, nói Pháp, nói Luật
TÍCH CỰC:
a: chân thật b: mục đích c: ưa thích
Có 6 truờng hợp: (Không có mục đích, cho dù chân thật hay không --> Không nói . Dù người nghe thích hay không thích, vẫn phải nói đúng thời .)
A/ 3 trường hợp người nghe không ưa thích:
1/ xa xb xc: Không nói
2/ a xb xc: Không nói
3/ a b xc: Đúng thời giải thích
B/ 3 trường hợp người nghe ưa thích:
4/ xa xb c: Không nói
5/ a xb c: Không nói
6/ a b c: Đúng thời giải thích
5 yếu tố của lời nói thiện lành:
- Nói đúng thời,
- nói đúng sự thật,
- nói lời nhu hòa,
- nói lời đem đến lợi ích,
- nói với lời từ tâm.
Lời nói:
- khéo nói,
- đúng pháp,
- khả ái,
- sự thật
10 Đề Tài Thảo Luận:
- câu chuyện về ít dục,
- câu chuyện về biết đủ,
- câu chuyện về viễn ly,
- câu chuyện về không tụ hội,
- câu chuyện về tinh tấn,
- câu chuyện về giới,
- câu chuyện về định,
- câu chuyện về tuệ,
- câu chuyện về giải thoát,
- câu chuyện về giải thoát tri kiến.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Đối diện với được mất nhục vinh ở đời | Sư Hạnh Tuệ
https://youtube.com/shorts/aL-_trV7hf0?feature=share
Lúc cột phải nghĩ đến lúc cởi.
Lúc trẻ phải nghĩ đến lúc già.
Lúc khỏe phải nghĩ đến lúc bệnh.
Lúc sống phải nghĩ đến lúc chết.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
3 Nhân phát triển trí tuệ, tăng trưởng tâm linh
- Học hỏi giáo lý
- Thường suy tư về giáo lý
- Thường xuyên học hỏi các bậc thiện tri thức.
Quan trọng của sự hiểu biết:
- Có hiểu mới có trí
- Tuân theo giới, nhưng không hiểu là giới cấm thủ.
Post #969, p 65
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Mình tu có chút xíu, nhưng mình rất tự hào, thiếu điều muốn xây cái tòa sen mình leo lên mình ngồi; trong khi đó, các bậc Thánh không thấy quả vị của Chư Vị là gì hết.
(Sư Hạnh Tuệ)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Lúc đầu, mới nghe Phật Pháp mình thấy hay. Về sau, nghe Phật Pháp thấy mình cần. Ví dụ tương tự, cho dù món ăn đó ngon, nhưng có thì ăn, không có thì thôi. Nhưng nếu món ăn đó cần thì khác, mình phải kiếm cho ra để ăn cho bằng được.
#973, p 65
(Sư Toại Khanh)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Dục càng nhiều càng khó đi xa | Sư Hạnh Tuệ
https://youtube.com/shorts/yTpHV2U3pG8?feature=share
Càng bị trói nhiều, chúng ta càng khó đi xa. Sự đi xa ở đây mang nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa trong hiện tại là gì?
Chúng ta khó tu lắm, khó tiến bộ được lắm.
Quý vị để ý đi.
Bây giờ chỉ cần mình giữ một giới “không uống rượu” thôi, thiên hạ có cho mình giữ giới hay không? Không! Thậm chí cái chuyện mình giữ giới đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của mình. Cho nên mình rất là khó giữ.
Càng nhiều dục, mình càng khó tiến bộ được trong Giáo Pháp.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Mỗi uẩn trong ngũ uẩn không tồn tại độc lập, mà nó nương nhau để tồn tại, mỗi uẩn nương vào bốn uẩn kia mà có mặt.
Link:
https://www.daophatngaynay.com/vn/phat-p...u-Uan.html
Con người là một hợp thể gồm năm thành phần là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tự bản thân sắc, thọ, tưởng, hành, thức vốn là duyên sinh, nó không là một thực thể nhất định, nó không tồn tại độc lập, mà nó nương nhau để tồn tại, mỗi uẩn nương vào bốn uẩn kia mà có mặt.
Chẳng hạn như thức uẩn, Đức Phật có dạy:
Thức tồn tại nhờ sắc làm điều kiện, làm đối tượng, sắc làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ sắc.
Thức tồn tại nhờ thọ làm điều kiện, làm đối tượng, thọ làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ thọ.
Thức tồn tại nhờ tưởng làm điều kiện, làm đối tượng, tưởng làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ tưởng.
Thức tồn tại nhờ hành làm điều kiện, làm đối tượng, hành làm nơi nương tựa… Thức phát triển hưng thịnh nhờ hành.
Nếu có ai nói rằng, tôi sẽ chỉ ra sự đi, sự đến, sự sinh, sự diệt của thức biệt lập với sắc, thọ, tưởng, hành thì người ấy đã nói một điều không thực.
(Tương Ưng Bộ kinh III).
Chính các uẩn nương vào nhau mà tồn tại, mỗi uẩn luôn ở trong trạng thái vô thường sinh diệt tùy thuộc vào các uẩn kia, vì thế hợp thể năm uẩn (thân ngũ uẩn: cơ thể sinh lý, vật lý và tâm lý, vật chất và tinh thần) càng không thể là một thực thể có tự tính và tồn tại độc lập, bất biến.
Do đó
- chấp cái tướng năm uẩn kết hợp lại làm ngã, hay
- chấp riêng từng uẩn làm ngã
đều là vô minh.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
08. Những Chu Kỳ Thế Giới Khi Những Đức Phật Xuất Hiện
https://thuvienhoasen.org/a14097/08-nhun...-xuat-hien
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
#1356, p 91, thread Tạp Ghi:
giữ giới --- tránh làm điều ác
tu giới ---
- ngoài tránh làm điều bất thiện
- còn phải thực hành (tu) làm điều thiện ...
- vì nếu ko tác ý làm điều thiện thì do thói quen .. mình sẽ làm điều bất thiện
tu định ---
- niệm Phật , tham thiền ... mọi lúc mọi nơi , sống chánh niệm , chậm lại ...là tu diện rộng ....
- ngồi thiền là tu diện sâu , khi đó tập cho sức chú ý rõ và nhanh đến từng chi tiết , định càng vững thì độ rõ nét càng tăng
tu huệ ---
- học giáo pháp , kinh điển ... để biết đuờng mà hành xử , mà tu (gọi là trí văn)....
- khi định mạnh , lúc ngồi thiền , lúc sâu lắng sẽ có những tư duy sắc bén , đúng đắn , mọi chuyện trở nên rõ ràng , make sense (gọi là trí tư) ...
- đến một lúc sẽ có đột phá , mọi chuyện hay một số chuyện sẽ do cảm nhận ... à thì ra nó là vậy (gọi là trí tu)
Cảm ơn huynh abc.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Chết
https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=201908100526&lan=vn
Có ba cái chết:
1/ Là cái chết thanh thản của thánh nhân, cái chết của một người đã làm xong việc cần làm.
2/ Là cái chết chán chường của một người biết chuyện hoặc là của một người không còn một cái điểm gì để mà luyến lưu cuộc đời này. Mặc dù nghe nói nó hơi tiêu cực. Chết trong tâm trạng chán chường nghe nói tiêu cực. Nhưng mà tôi thà tôi chết theo cách thứ hai này.
3/ Là cái chết mà tôi cực kỳ kinh sợ, sợ hơn là cái chết, sợ hơn là bản thân cái chết. Đó là chết trong sợ hãi, chết trong tiếc nuối. Tôi không muốn, tôi không muốn là mình phải chết trong sợ hãi, tiếc nuối.
Một là chết thanh thản kiểu thánh nhân thì cái đó tôi quì tôi lạy rồi. Nhưng mà nếu tệ mà không được thì cũng xin được chết trong sự chán chường. Mấy cái này nó cũ rồi, nó hôi hám, nó nặng nề, nó đau nhức, nó dơ bẩn rồi thôi buông. Thì phải chết trong tâm trạng như vậy thì ok, chứ còn mà chết trong sợ hãi, chết trong tiếc nuối thấy nó oải lắm.
(Sư Toại Khanh)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Tuệ Tường nhắc 5 pháp tánh của người Phật tử: (7:40)
- Có niềm tin tuyệt đối nơi Tam Bảo
- Có giới hạnh: giữ 5 hoặc 8 giới nghiêm túc.
- Tin Luật Nhân Quả Nghiệp Báo. Không tin bói toán, bùa ngải (tha lực).
- Cúng dường Tam Bảo.
- Phục vụ Tam Bảo.
1925. Nghiệp của người đi xem bói
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(9:34) Giới: Cư sĩ giữ 5 giới hoặc 8 giới, Sa di giữ 10 giới, và chư Tăng Ni giữ trên 200 giới.
Từ không có giới, chúng ta có giới. Từ có giới, chúng ta duy trì được giới. Muốn như vậy, chúng ta cần:
A/ Phát triển Giới
- Có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo.
- Có niềm tin nơi nghiệp thiện và nghiệp bất thiện.
- Có niềm tin vào quả của nghiệp: có quả an lạc và quả đau khổ.
- Có niềm tin là nghiệp của riêng ta, và mình là người thừa hưởng: nghiệp sinh ra ta, nghiệp là thân quyến, nghiệp là thai tạng.
- Có niềm tin vào sự chứng đắc của Phật Chánh Đẳng Chánh Giác.
B/ Tàm: Hổ thẹn khi phạm vào chuẩn mực đạo đức thế gian và đạo đức theo lời Phật dạy.
C/ Úy: Ghê sợ những điều ác xấu tội lỗi.
D/ Ít dục: bao hàm trí văn, trí tư, và trí tu (đại diện cho Pháp học và Pháp hành).
2 cuốn sách về Nghiệp được Sư Tuệ Tường giới thiệu:
- Vận Hành của Nghiệp, Sư Pháp Thông dịch
- Nghiệp Quả của Nghiệp, Ngài Hộ Pháp biên soạn
1946. Thiện pháp nào đối trị với việc phạm giới?
|