Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Bát Đoán Phật Ngôn (Bát Đoán Phật Pháp)

http://www.chanhminhtk.org/phapam/cacchudekhac/batdoanphatngon/index.html

  1. Pháp dẫn đến ly tham
  2. Pháp dẫn đến không bị trói buộc
  3. Pháp dẫn đến không có tích tập
  4. Pháp dẫn đến ít ham muốn
  5. Pháp dẫn đến tri túc
  6. Pháp dẫn đến viễn ly
  7. Pháp dẫn đến tinh cần
  8. Pháp dẫn đến dễ nuôi.

Cứu cánh trong Bát Đoán Phật Pháp

Cứu cánh trong Bát đoán Phật pháp, điều kiện để xác định, minh định đó có phải lời Phật hay không thì trong đó có một điều: Càng tu càng thấy hướng đến giải thoát là vậy đó.

Tức là, mình tu để buông thì đúng, còn tu còn chỗ nắm, còn chỗ dựa là sai. Và đa phần chúng ta, khi chúng ta học giáo lý không vững, không cứng thì chúng ta không có đủ niềm tin nơi Phật. Và thế là, chúng ta phải dựa vào một người khác.

Chúng ta muốn tin Phật mà chúng ta biết không nhiều cho nên bây giờ chúng ta đành phải tin một người nào đó để thông qua họ mình tin Phật. 

Thí dụ như, tôi không biết nhiều về Phật pháp nhưng ông A, ông B, thì tôi tin 2 ông này hiểu nhiều. Cho nên cái gì mấy ổng xúi tôi làm, thì tôi làm theo, vì tui nghĩ mấy ổng là những người hơn tui. 

Lúc bấy giờ tui không tin Phật mà tui tin ông A, ông B. 

Điều kiện cần và đủ để xác minh, minh định lời Phật hay không, phải dựa trên nền tảng bản thân chứ không thông qua nhân vật trung gian

Hễ chúng ta còn tin Phật qua trung gian nào đó thì chuyện tu hành của mình là mình tu dùm người khác, tu theo con đường người khác. Mà rất có thể, là con chuột bạch của người khác. Hên gặp minh sư thiện hữu thì ok, gặp tà sư ác hữu là chỉ có chết.


Đạo Lộ Nào Đúng ?

  1. Con đường nào, đạo lộ nào ngay lúc hành trì, đi theo nó chúng ta ngày một có khuynh hướng buông bỏ nhiều hơn, cảm thông nhiều hơn. 
  2. Đặc biệt, con đường nào càng hành trì đầu chúng ta càng được khai phóng, cởi mở hơn. 
  3. Đối với người, chúng ta dễ dàng yêu thương, bao dung, cảm thông hơn. 
  4. Đối với các vấn đề về tư tưởng, giáo lý chúng ta ngày một hiểu rộng, sâu hơn, tiếp tục cảm thông, bao dung hơn. 
... là đúng.



Đặc Biệt của Tam Tạng Kinh Điển là không mâu thuẫn lẫn nhau

Đặc biệt của kinh điển Pali là 3 tạng không chống trái, mâu thuẫn lẫn nhau mặc dù nội dung có vẻ như khác. Tạng Luật đâu giống tạng Kinh, tạng Kinh khác A Tỳ Đàm. Nhưng một người có đi vào 3 tạng sẽ thấy: Nội dung tạng Luật không mâu thuẫn A Tỳ Đàm, nội dung A Tỳ Đàm bổ trợ cho tạng Kinh. Tạng Kinh là một cách nói khác của tạng A Tỳ Đàm, chứ không có mâu thuẫn, chống trái nhau.


Đời sống là cho và nhận 

Nên:
  1. Khi nhận cẩn thận một tí, để cái mình có toàn cái đàng hoàng. 
  2. Khi anh có cái đàng hoàng anh mới có khả năng trao ra cái đàng hoàng. 

Con Đường Ra Khỏi Rừng

Toàn bộ giáo lý Ngài để lại chỉ là con đường ra rừng. 

"Các con chỉ cần biết con đường ra rừng từ điểm xuất phát của mình . Các cọn không nhất thiết phải biết cả khu rừng như là Ta."

Toàn bộ con đường thành Phật nó nằm gọn trong 37 Bồ Đề phần. Nó không nằm bên ngoài. Nói theo A Tỳ Đàm, đời sống tâm lý chúng sanh có 2 trường hợp: Tâm lành (13 tâm sở trung tính + 25 tâm sở tích cực) & tâm xấu ( 13 tâm sở trung tính + 14 tâm sở tiêu cực). Chỉ vậy thôi.

Trong công thức 13 +14 nói gọn là nó tạo ra bất thiện, mà nói rộng là tất cả tội ác bậy bạ, lầm lỗi gì trên đời này đều từ cái này ra hết. Từ ngũ nghịch đại tội, … 13 + 14 hết.

Còn cái tâm lành. Có công thức đơn giản là (13 tâm sở trung tính + 25 tâm sở tích cực). Nghe nó đơn giản như vậy nhưng 38 cái này nó là nền hết. Tức là, nó là nền tảng cho 10 Ba La Mật, mà cũng là nền tảng cho 37 Bồ đề phần. Nội dung 37 Bồ đề phần cũng chính là (13 + 25), nội dung 10 Ba La Mật hay Lục độ của Bắc truyền thì cũng là (13+25). Chỉ bao nhiêu đó thôi. 



https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BB%8Fi
Reply
Học Đạo

Muốn đi sâu đi xa trong Phật pháp thì : 
  1. Cứu cánh là chứng đạo
  2. dưới là hành đạo
  3. dưới hành là học đạo
Mà đã nói học đạo thì 
  1. anh bắt buộc phải đọc được kinh Phật bằng Pali .  
  2. Còn không nữa anh phải học được từ nguồn nào gần Pali nhất, và 
  3. anh phải tiếp cận kinh điển Chánh Tạng từ nguồn nào gần chú giải nhất.


Thời gian học, thời gian hành

Đúng là theo trong kinh 
  1. Xuất gia tuổi trẻ: 2/3 thời gian học, 1/3 hành ; 
  2. Xuất gia tuổi trung niên: nửa học, nửa hành ; 
  3. Xuất gia tuổi già thì không phải 2/3 mà 3/4: 3 hành, 1 học; 
  4. Còn giây phút cận tử cuối đời là: 100% cho pháp hành, cho thực tập, thực tập chánh niệm, thực tập thiền định.
Như vậy, không hề có chỗ trống cho khoảng thời gian tu hành để trau dồi những kiến thức ngoại điển, thế học, thế trí biện thông của ngoài đời.  Chỉ mất chút ít thời gian mà biết thêm những cái mà nó bổ trợ, nhưng nhớ : ƯU TIÊN CHO CÁI GÌ ?


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%E1%BB%8Fi
Reply
Tại sao cần học Kinh Tạng qua Chú Giải

Chúng ta học kinh tạng bằng Commentary, sớ giải của kinh, không phải học kinh tạng thông qua tư kiến người giải thích. Ổng thích sao ổng giải thích vậy thì kẹt lắm. 

Nếu kinh tạng dễ hiểu vậy nó đâu phải di sản của Tuệ giác vĩ đại như Đức Phật? Nếu kinh Phật mà ai cũng có thể tùy thích giải thích, giảng giải thì đạo Phật không còn nữa.

Ai đó nói rằng “ôm chặt từng trang kinh là chấp thủ” thì tôi cũng đành chịu. Nhưng phải nói rằng, nếu đọc kinh tạng mà không thông qua chú giải, mạnh ai muốn nói gì thì nói thì đạo Phật mất từ lâu rồi. 


Cái gì cũng phải có cái gốc.


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...h%20Kalama
Reply
Điều ác có 2 trường hợp.
 
(1) Đam mê là ác. 
(2) Dính mắc trong cái thiện một cách nông nổi, bồng bột cũng là điều ác.


Điều lành là 

(1) Tất cả hiền trí ở đời đều tán thán 
(2) Đem lại niềm vui trước sau như một, không để lại nước mắt .


Kết luận bài Kinh Kalama

Ngài nhắc, đừng vội tin điều gì đó… Ngài kể ra một số trường hợp.  Cuối cùng Ngài đúc kết, chỉ nên tin / bác sau khi xét kỹ: 

(1) Coi mình có bất thiện hay không? 
(2) Phải xét coi mình thiện kiểu gì?


Hãy luôn luôn xem coi mình bị giam nhốt trong cái gì? Trong cái mình thích hay mình ghét? Trong thế gian hay trong đạo? 

Đừng nghĩ đạo là giải thoát.

  1. Học đạo, hành đạo với ý thức buông bỏ là giải thoát.
  2. Học đạo, hành đạo, bố thí, phục vụ, cung kính,… với ý niệm ngã, ngã sở, cầu công đức, thấy mình là số một, là hơn người, thì thua.

2 khả năng quan sát

(1) Phải thường xuyên xét coi điều đó, lời rao giảng đó: Hợp lý không? Thiện hay bất thiện?
(2) Tự xét xem: 
  1. Vì đâu mình chấp nhận nó? 
  2. Vì đâu mình phủ bác nó. 
Hãy cẩn thận . Coi chừng mình tin nhận, phủ bác thuần túy dựa trên cảm tính là kẹt lắm. 

Mình tin điều đó vì: (Chớ vội tin)
  1. Điều đó được đám đông chấp nhận, 
  2. mình tin điều đó chỉ vì điều đó được truyền thừa lâu đời, 
  3. mình tin điều đó vì điều đó được ghi chép trong cái gọi là kinh điển. 
  4. Mình tin điều đó chỉ vì người nói điều đó mặt mũi coi được. 
  5. Mình tin điều đó chỉ vì người nói ra là người mình vẫn gọi là sư phụ. 
Phải vô cùng cẩn thận.


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...h%20Kalama
Reply
Bốn Niềm Tin và Tin Tam Bảo

1/ Niềm tin vào Duyên (Vô Ngã): lý Nhân Quả: Mọi thứ sướng khổ ở đời do duyên mà có (không phải là ngẫu nhiên), cũng không phải do ai tạo ra, mà do các duyên thích hợp (16:19) . 

2/ Niềm tin vào Báo Ứng: hạnh phúc phải do duyên lành, đau khổ chắc chắn phải do duyên ác.  Không thể nào cái ác tạo niềm vui, và cái thiện tạo ra cái khổ được .

3/ Niềm tin vào Vô Thường: không có gì vĩnh viễn .  Không có gì đứng yên mà tồn tại .  Tất cả phải thay đổi, vận hành, xê dịch, di chuyển liên tục, phải thay hình đổi dạng, biến chất, biến thể, và cuối cùng biến mất .

4/ Tin rằng có những người thực sự hiểu rốt ráo 3 điều vừa kể ở trên .  Họ đuợc gọi là Thánh, là Phật .  

Tin vào 4 điều này có nghĩa là tin Tam Bảo . Tam Bảo có nghĩa là :

1/ Phật là vị đã giác ngộ vào 3 điều đầu tiên .
2/ Pháp là lời dạy của vị Phật .
3/ Tăng là những người thực hành Pháp .


Giữ Giới

Giữ giới có nghĩa là 
  1. cố ý kiêng tránh không vi phạm điều bậy và 
  2. phải kèm với trí tuệ . 

https://www.youtube.com/watch?v=o-9t32NcfAM
Reply
2 CÁI NGU CỦA NGƯỜI NGHE PHÁP | SƯ TOẠI KHANH




1/ Ngu thứ nhất: Khi nghe Pháp, không chịu tìm hiểu message nói cái gì, lại phân vân tự hỏi: "Người giảng có làm được không?"

2/ Ngu thứ hai: Thay vì học và hành đạo ngay bây giờ nhưng phung phí thì giờ làm những chuyện vớ vẩn, để đến khi đối diện với tử thần, cuống cuồng lên sợ hãi.
Reply
ĐỪNG ĐỂ MẤT THỜI GIAN | SƯ TOẠI KHANH




“Tiền bạc mất đi, ta có hy vọng tìm lại được; nhưng thời gian mất đi là đừng mong tìm lại.”

Phút giây nào cũng là phút giây cuối cùng trong cuộc đời mình.
Reply
CÂU CHUYỆN: Ở ĐÂY BÁN CÁ TƯƠI - SƯ TOẠI KHANH




Toàn bộ thế giới này là những gì thay đổi, băng hoại.

Tu là bỏ bớt những gì không cần thiết (những cái thừa) cho đến lúc không còn gì để bỏ nữa là khi đắc quả vị A la Hán.
Reply
Ý nghĩa lời chúc phúc của chư tăng (Post #856-857, p 58)

Kết thúc bài Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Đức Thế Tôn dạy rằng:

... bất cứ ai tự nhận mình là học trò, là đệ tử học Phật, thương Phật, quý Phật, kính Phật tin Phật thì hãy tiếp nối truyền thống cao đẹp của ngài bằng cách tiếp tục tu tập 37 Phẩm Bồ đề

Đức Thế Tôn dạy rằng khi tu tập đúng như vậy thì sẽ được những lợi ích như sau: 
  1. tuổi thọ, 
  2. nhan sắc, 
  3. an lạc, 
  4. tài sản và 
  5. quyền lực.
Đức Phật kêu mình buông mà sao giờ Ngài hứa với mình là hãy tu tập như vậy để được những thứ đó, thì kỳ quá phải không? 

Trong Kinh có nhiều chỗ, lời chúc phúc của chư tăng là ‘Mong cho người được sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh…’ Mà cứ hết thế hệ này đến thế hệ khác đọc như vậy thấy ngồ ngộ vậy thôi. Thật ra trong Kinh này cả những cái ‘sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh…’, tất cả những cái đó được Đức Phật định nghĩa khác đi nhiều lắm.

Tôi nhắc lại, khi nào chúng tỳ kheo tu tập 37 Phẩm trợ bồ đề thì chúng tỳ kheo sẽ được những lợi ích tuổi thọ, nhan sắc, tài sản, quyền lực là:

1- Sẽ được tuổi thọ. Sống lâu đây là ngụ ý vị đó tu tập Bốn thần túc: Dục, Cần, Tâm, Thẩm.

* Dục như ý túc: Dục là sự thiết tha trong thiện pháp.
* Cần như ý túc: là sự nỗ lực trong mục tiêu lánh ác hành thiện.
* Tâm như ý túc: là các tâm thiện có được trong lúc mình hành thiện. 
* Thẩm như ý túc: là trí tuệ được vận dụng, tận dụng trong lúc hành thiện.

2- Thứ hai khi sống đúng lời Phật thì mình sẽ được an lạc. An lạc đây chính là an lạc trong Bốn thiền. 

3- Khi sống đúng lời Phật sẽ được nhan sắc. Nhan sắc đây không phải trán cao mắt sáng, mũi cao, da mịn, răng trắng, môi hồng … Mà nhan sắc là vẻ đẹp đức hạnh của một người có Giới. 

4- Tỳ kheo hành đúng lời Phật thì vị đó sẽ có được tài sản lớn. Tài sản đây là 4 vô lượng tâm. 

5- Sẽ được sức mạnh, quyền lực: Sức mạnh, quyền lực của tỳ kheo chính là Thánh trí La Hán. 

Một người tu đúng lời Phật thì sẽ được tuổi thọ, an lạc, nhan sắc, tài sản, và sức mạnh quyền lực. Những cái đó là phải hiểu như tôi đã giải thích ở trên.

STK
Reply
Biết sợ sanh tử

Trong số hàng tỷ người mới có một người thật sự nhàm chán sanh tử. 

Tôi xin bà con bình tĩnh lại nghe chỗ này. Thật ra những người miệng nói tin Phật chớ chưa chắc biết sợ sanh tử

Chẳng qua họ nói đời là khổ vì họ thấy bịnh họ ngán.

  1. Họ thấy nghèo, thấy nợ nần, thấy thù oán, thấy pháp luật, họ thấy nóng lạnh, gai góc hầm hố… họ ngán thôi. 
  2. Nếu mà bây giờ họ sống được 8.000 tỷ năm, muốn gì cũng được thì quý vị tưởng tượng đi sẽ có bao nhiêu người chán sợ hiện hữu? 
Cho nên phải xét lại. Cho nên nói hàng tỷ người mới có một người thực sự chán sợ sanh tử là vậy.


Khổ là sao? 

Khổ có ba: 
  1. sự có mặt của cái làm mình khó chịu là khổ. 
  2. Sự vắng mặt của cái làm mình dễ chịu cũng là khổ (hồi nãy nó mát giờ hết mát, đó là khổ). 
  3. Thứ ba, mọi sự có mặt trên đời bằng cách lệ thuộc vào vô số điều kiện nhân duyên. Chính sự lệ thuộc đó là một cái khổ. Cái khổ này không phải là cái feeling nữa mà là cái tình trạng. Không có bao nhiêu Phật tử chịu hiểu cái này. Thật ra cái khổ về cảm giác (khó chịu của thân tâm) chỉ là một trong ba cái khổ thôi. 

Bậc thượng căn chán sự sanh tử

Trong cuộc đời này tất cả mọi cái từ nhỏ tới lớn đều phải lệ thuộc rất nhiều điều kiện mới có được. Nó đòi hỏi và cần đến bao nhiêu là nhân duyên mới có được. 

Chính vì thấy chỗ này các bậc thượng căn mới chán. Trong khi mình, trong room này nè, even me, mình chỉ sợ cái gì làm thân tâm mình khó chịu thôi. Chớ lúc đang vui, đang yêu đời làm sao mình thấy khổ được ? Làm sao mình thấy sự có mặt này là tẻ nhạt, là vô vị, vô nghĩa, vô ích cho được? 

Cho nên tôi nói trên đời này có bao nhiêu người tin Phật?
– Rất là ít. 

Mà trong số những người tin Phật đó có bao nhiêu người hiểu được chữ ‘khổ’ ĐÚNG như Đức Phật đề nghị?

Nghe để hiểu chữ KHỔ trong đạo Phật, để hiểu tới nơi nó khó như vậy, nghe!

-------------------------------

Đức Phật có nhắc rằng để kết thúc cái khổ, chúng ta chỉ có một con đường duy nhứt ĐÓ LÀ TU TẬP.

Tu tập cái gì? 

– Tu tập 7 nhóm pháp Bồ đề phần (Tứ niệm xứ – Tứ chánh cần – Tứ như ý túc – Ngũ căn – Ngũ lực – Thất Giác Chi – Bát chánh Đạo).


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=XoC4hrKjAKM&abt=Kinh+Kh%E1%BB%9Fi+Th%E1%BA%BF+Nh%C3%A2n+B%E1%BB%95n
Reply
Xương Sọ

Hàng đêm, khi nằm, quí vị lấy cái tay mằn mằn lên cái mặt mình, để định vị, để hình dung cái xương sọ của mình sau này khi mình chết: 

  1. đây là gò má, 
  2. đây là hàm răng, 
  3. đây là cái trán, 
  4. lỗ mũi lúc đó nó không còn như bây giờ mà nó chỉ còn miếng sụn thôi. 
Lúc đó mình mới thấy cái thân này ‘dễ sợ’. Lúc còn sống mình thấy cái thân này hay ho, mình đẹp này nọ nhưng thiệt ra lấy tay mằn mằn mới thấy . 

  1. Nay mai nếu thiêu thì không nói gì . 
  2. Nếu đem chôn thì khoảng trong vòng một tháng, thịt này nó mất sạch hết. Nó chỉ còn cái sọ thôi. 
Ngày xưa, thương gì thì thương, mến gì thì mến, rồi phấn son tô trét. Bây giờ, một tháng đem lên, nó là cái sọ .


[Image: my-nam.jpg]

[Image: t2-15427010052811909551956.jpg]



https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=OuOzVvTFI14&abt=Kinh+T%E1%BB%B1+Hoan+H%E1%BB%B7
Reply
[Image: skull1.jpg]

[Image: skull.jpg]
Reply
Người có trí làm phước như thế nào?

Người biết Phật pháp làm phước với tâm thọ hỷ hợp trí vô trợ.

Nghĩa là:

Thấy cần làm phước là:
  1. làm một cách vui vẻ, 
  2. có hoạch đinh hẳn hoi không sơ hở, và 
  3. không cần ai nhắc nhở mới làm.
Reply
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Đức Phật dạy rằng: “Đừng làm điều ác; hãy làm điều thiện.”

Nếu chúng ta muốn tránh làm điều ác, chúng ta cần phải biết cái gì là điều ác, cái gì là bất thiện.

Đôi lúc, chúng ta có thể cho rằng cái gì đó là thiện, trong khi thật sự điều đó lại là bất thiện. Hay đôi khi chúng ta có thể nghĩ cái gì đó là bất thiện, trong khi nó lại là thiện.

Chúng ta cần phải hiểu cái nào là ác và cái nào là thiện.

Thắng Pháp (Abhidhamma) giúp chúng ta hiểu điều này.

Thắng Pháp (Abhidhamma) dạy chúng ta rằng
  1. bất cứ cái gì kết hợp với tham, sân và si là ác, là bất thiện. Và
  2. bất cứ cái gì kết hợp với những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là  thiện.
Những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là 

  1. vô tham, 
  2. vô sân (có nghĩa là lòng từ) và 
  3. vô si (hay là trí tuệ, sự hiểu biết).

Nếu không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn có thể lầm lạc khi phân biệt cái gì là ác và cái gì là thiện.

U Sīlānanda

------------

Thanks-sign-smiley-emoticon huynh abc.
Reply
Buông ít, vui ít.
Buông nhiều, vui nhiều.
Buông tất cả, vui trọn vẹn.


Cái chết gần gũi với ta ngay trong hơi thở.

-- Ajahn Chah
Reply