Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
Vân thấy đạo Chúa hấp dẫn Vân ... vì nó scientific
Scientists tìm hiểu về the Scriptures .. và chứng minh Scriptures có thật
đó là 1 trong những cái thu hút Vân về Christianity
Vân tin 1 cái gì có liên quan tới Scientific
***
còn nếu nói niềm tin chỉ là cảm giác , niềm tin không có chút gì logic , niềm tin không có chút gì scientific
thì niềm tin đó dể dẩn tới .... cuồng tín , hay mê tín
Posts: 8,167
Threads: 117
Likes Received: 442 in 315 posts
Likes Given: 160
Joined: Jan 2018
Reputation:
105
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
không nói , nhưng ra bắt bẻ thôi hè
bây giờ mới biểt RH khó chịu đó nha
trước tới giờ , cứ tưởng RH có đầu óc phóng khoáng , thích thoải mái chứ
Như đã từng nói, tôn giáo và khoa học là hai lãnh vực khác biệt nhau, đôi khi đối lập nhau nhưng nó vận hành song song nhau, riêng biệt nhau, cũng có thể hỗ trợ nhau. Thời hồng hoang con người chưa chứng minh được những hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên, thí dụ như sấm, chớp, núi lửa, động đất, sóng thần... Từ đó họ gán ghép những hiện tượng đó do những vị thánh, vị thần chẳng hạn. Các tôn giáo khác nhau ra đời nhằm tập hợp những người cùng một suy nghĩ, cùng một quan điểm. Khhi khoa học ngày càng tiến bộ, đem lại những giải thích có tính thuyết phục hơn thì quan điểm của tôn giáo cũng dần thay đổi theo để phù hợp với thực tế, con người cũng dần dần tách biệt tôn giáo và khoa học ra làm hai lãnh vực riêng biệt. Thế nên ta không ngạc nhiên khi thấy rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc vẫn theo đạo này hay đạo khác, cụ thể hơn, một bác sĩ sản khoa vẫn theo Công Giáo và tin rằng Đức Mẹ đồng trinh mà không cần giải thích với những kẻ xúc phạm khác không tin vào. Không thiếu gì những quốc gia có những câu chuyện truyền thuyết riêng, nhiều cách giải thích riêng về nhiều vấn đề liên quan đến dân tộc họ, quốc gia họ, con người của đất nước họ. Và những người làm khoa học chân chính không cần phải chứng minh những truyền thuyết này, có chăng chỉ một số ít người giả danh khoa học, lợi dụng hai chữ khoa học, muốn chứng tỏ mình hay mình giỏi mới tìm tòi, bắt bẻ và phỉ báng. Có câu ngạn ngữ nổi tiếng của Tây Ban Nha, "Chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ đi" dùng trong trường hợp này xem ra vẫn đúng.
Hai chữ cuồng tín hay mê tín chưa chắc chỉ dùng riêng cho tôn giáo hay niềm tin vào tôn giáo. Chữ Tín có nghĩa là Tin, niềm tin vào một điều gì, một con người, một hiện tượng..., thí dụ tôi tin bạn là người tốt, tôi tin chuyện đó đúng, tôi tin việc đó sai... Nó có thể xuất phát từ cảm giác, cảm nghĩ, không cần phải logic, lại chẳng cần khoa học chứng minh. Nếu niềm tin dẫn đến những hành động quá khích, làm thiệt hại cho người khác, làm tổn hại đến tinh thần cũng như vật chất của người khác thì người gây ra có thể gọi là kẻ cuồng tín rồi.
Xét trên phương diện này, mọi người đã hiểu, chữ CUỒNG TÍN nên dành cho ai đã rõ.
Vài hàng góp vui.
Thân ái.
Tiện đây cũng xin nói thêm về một vấn đề nhạy cảm khác, đó là sự so sánh.
Giữa các tôn giáo với nhau, mọi sự so sánh đều khập khiễng, bởi đứng ở bình diện về niềm tin, người ta vốn đã không có cùng một xuất phát điểm, không cùng một quan điểm thì làm sao có thể xử dụng phép so sánh cho đúng được?. Thế nên việc cho rằng tôn giáo tôi nhân văn hơn tôn giáo của bạn, tôn giáo của tôi hay hơn tôn giáo của bạn... của nhiều nicks ở đây cũng như ở ngoài đời là một điều sai trái vô cùng. Nó thể hiện sự tự ti, mặc cảm thua kém của người so sánh, cứ sợ người ta hơn mình nên mới tự cho mình hay mình giỏi hơn người khác.
Tôn giáo nào cũng có người tốt lẫn kẻ xấu, người lợi dụng hết. Khi bạn nêu ra một tấm gương tốt của một người trong tôn giáo của bạn ra hù ngườ của tôn giáo khác, liệu bạn có nghĩ họ sẽ tin và nghe theo nhưng gì bạn nói không?. Never đi, anh có thì tôi cũng có, chúng ta đâu có thiều những người cùng tốt như nhau, cùng dấn thân như nhau, cùng tử vì đạo (không phân biệt) như nhau. Nếu chỉ trao đổi với những người cùng một chí hướng bạn sẽ nhận được nhiều sự thông cảm hơn là mang ra khoe với người khác chí hướng, tức là không cùng một tôn giáo với mình vậy.
Giờ thử đặt ngược vấn đề, bạn mang những tấm gương tốt ấy ra nói với tôi, vậy liệu bạn có dám kể những cái chưa tốt, nặng hơn là những người xấu, những tấm gương xấu trong tổng thể của bạn cho tôi nghe không?. Hay đợi đến lúc tôi kể ra thì bạn sẽ xù l6ng lên mà cãi lại?. Và bạn có chắc chắn với tôi rằng cái bạn đang tin theo không bao giờ có người xấu?. Vấn đề ở đây là ÍT hay NHIỀU thôi, giống như lời thầm thì của ông Galileo: "... dù sao nó vẫn chuyển động" trước Tòa Dị Giáo năm xưa.
Viết đến đây tôi sực nhớ đến chuyến đi thăm các nước Ả Rập của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 3 tháng 2 năm 2019 và sự đón tiếp của những vị giáo chủ khác dành cho Ngài, để tự đặt ra cho các bạn câu hỏi, tại sao những vị chủ chăn, những người đứng đầu các tôn giáo lại có tinh thần hiệp thông, cởi mở với nhau như vậy, còn tín đồ của các Ngài lại thích lao vào đả kích nhau, phỉ báng nhau, thậm chí còn cắn xé nhau như... vậy?.
Hay chúng ta dù sống ở bất cứ quốc gia nào, dù theo bất cứ tôn giáo nào nhưng giòng máu oai hùng, bất khuất (sic) của người Việt Nam vốn như thế?.
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
đây là
nói cho có nói ??
hay
muốn chứng minh niềm tin của mình đúng ??
nếu nói cho có nói ... thì not interested
nhưng nếu muốn chứng minh niềm tin của mình đúng ... thì .. i'm very interested
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
ra nói cho có nói ... thì ai mà chẳng nói được ... 1 đứa nhỏ teenager có thể ra nói từ trang này tới trang kia .. cũng dư sức qua cầu
NHƯNG RA CHỨNG TỎ NIỀM TIN CUẢ MÌNH ĐÚNG ... TỰ TIN ĐỂ LÀM CHUYỆN NÀY ... mới là đáng nói ở đây
bạn thuộc loại nào ??? tự tin hay không tự tin .. mà phán xét người khác .. tự ti mặc cảm ???
bạn thấy người ta khập khiễng ??? bạn tinh mắt thiệt ... vậy bạn cho người ta thấy bạn không khập khiểng như thế nào đí
chứ còn ra ... nói cho có nói ... thì làm sao tôi biết được bạn có khập khiễng hay không ??
xét đoán người ta như 1 triết gia ... không có nghĩa là bạn hơn người khác .. ngoại trừ bạn chứng minh được điều này nhá
tôi có cảm giác .. hình như bạn chứng minh không được ... mà chỉ giỏi phán xét người khác ... hay ..... nói cho có nói ???
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
(2019-12-30, 12:06 AM)BVCN Wrote: Hình như bạn đang nói cô TV... ? Bỏ đi ! Cô ta bị tẩu hỏa nhập ma, vô phương cứu chữa rồi. Hảy tội cho cô ấy lẩm bẩm, lải nhải một mình.Tuy thấy tội nhưng cũng phải thấy kệ....
CHÚA CỦA cô ta đã bỏ cô ta.
tui nghe người ta nói câu này , mà ko biết có đúng không
BỘ MÀY KHÔNG NÓI , MÀY SỢ NGƯỜI TA NÓI MÀY CÂM HẢ ???
(2019-12-30, 01:28 AM)tuyetvan Wrote: tui nghe người ta nói câu này , mà ko biết có đúng không
BỘ MÀY KHÔNG NÓI , MÀY SỢ NGƯỜI TA NÓI MÀY CÂM HẢ ???
Chẵng những nói mà nói liên tu từ sáng tới tối từ ngày này qua ngày khác chắc sợ người ta nói mày câm
Francis modernist
Unregistered
(2019-12-30, 12:37 AM)Ngoại đạo. Wrote: Tiện đây cũng xin nói thêm về một vấn đề nhạy cảm khác, đó là sự so sánh.
Giữa các tôn giáo với nhau, mọi sự so sánh đều khập khiễng, bởi đứng ở bình diện về niềm tin, người ta vốn đã không có cùng một xuất phát điểm, không cùng một quan điểm thì làm sao có thể xử dụng phép so sánh cho đúng được?. Thế nên việc cho rằng tôn giáo tôi nhân văn hơn tôn giáo của bạn, tôn giáo của tôi hay hơn tôn giáo của bạn... của nhiều nicks ở đây cũng như ở ngoài đời là một điều sai trái vô cùng. Nó thể hiện sự tự ti, mặc cảm thua kém của người so sánh, cứ sợ người ta hơn mình nên mới tự cho mình hay mình giỏi hơn người khác.
Tôn giáo nào cũng có người tốt lẫn kẻ xấu, người lợi dụng hết. Khi bạn nêu ra một tấm gương tốt của một người trong tôn giáo của bạn ra hù ngườ của tôn giáo khác, liệu bạn có nghĩ họ sẽ tin và nghe theo nhưng gì bạn nói không?. Never đi, anh có thì tôi cũng có, chúng ta đâu có thiều những người cùng tốt như nhau, cùng dấn thân như nhau, cùng tử vì đạo (không phân biệt) như nhau. Nếu chỉ trao đổi với những người cùng một chí hướng bạn sẽ nhận được nhiều sự thông cảm hơn là mang ra khoe với người khác chí hướng, tức là không cùng một tôn giáo với mình vậy.
Giờ thử đặt ngược vấn đề, bạn mang những tấm gương tốt ấy ra nói với tôi, vậy liệu bạn có dám kể những cái chưa tốt, nặng hơn là những người xấu, những tấm gương xấu trong tổng thể của bạn cho tôi nghe không?. Hay đợi đến lúc tôi kể ra thì bạn sẽ xù l6ng lên mà cãi lại?. Và bạn có chắc chắn với tôi rằng cái bạn đang tin theo không bao giờ có người xấu?. Vấn đề ở đây là ÍT hay NHIỀU thôi, giống như lời thầm thì của ông Galileo: "... dù sao nó vẫn chuyển động" trước Tòa Dị Giáo năm xưa.
Viết đến đây tôi sực nhớ đến chuyến đi thăm các nước Ả Rập của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 3 tháng 2 năm 2019 và sự đón tiếp của những vị giáo chủ khác dành cho Ngài, để tự đặt ra cho các bạn câu hỏi, tại sao những vị chủ chăn, những người đứng đầu các tôn giáo lại có tinh thần hiệp thông, cởi mở với nhau như vậy, còn tín đồ của các Ngài lại thích lao vào đả kích nhau, phỉ báng nhau, thậm chí còn cắn xé nhau như... vậy?.
Hay chúng ta dù sống ở bất cứ quốc gia nào, dù theo bất cứ tôn giáo nào nhưng giòng máu oai hùng, bất khuất (sic) của người Việt Nam vốn như thế?.
Cho tui hỏi bạn Ngoại đạo nhé:- theo bạn thì bạn có ủng hộ g.h Francis thành lập 1 tôn giáo toàn cầu, hiệp thông, cởi mở, phóng khoáng theo chủ nghĩa tân thời modernism hay là không? Nếu có thì tại sao bạn ủng hộ.
Còn bác nào không đồng ý ủng hộ g.h Francis thành lập 1 tôn giáo toàn cầu cởi mở, hòa đồng, phóng khoáng theo chủ nghĩa tân thời modernism, là trộn chung hết các tôn giáo lại làm một với nhau thì tại sao không ủng hộ?
(2019-12-30, 12:06 AM)BVCN Wrote: Hình như bạn đang nói cô TV... ? Bỏ đi ! Cô ta bị tẩu hỏa nhập ma, vô phương cứu chữa rồi. Hảy tội cho cô ấy lẩm bẩm, lải nhải một mình.Tuy thấy tội nhưng cũng phải thấy kệ....
CHÚA CỦA cô ta đã bỏ cô ta.
Xin đính chính lại là tôi không nhằm nói đến một người nào cụ thể cũng như không nêu đích danh một nick nào nên hai chữ Hình như của bạn xem ra không đúng trong trường hợp này rồi.
Xin trích lại nguyên câu nói của tôi ở post # 246:
Quote:Nếu niềm tin dẫn đến những hành động quá khích, làm thiệt hại cho người khác, làm tổn hại đến tinh thần cũng như vật chất của người khác thì người gây ra có thể gọi là kẻ cuồng tín rồi.
Tất cả cũng chỉ là cảm nhận riêng của bạn khi đọc bài của tôi thôi. Còn cảm nhận của riêng tôi khi viết ra những dòng chữ ấy ư?. Xin được nói thẳng, ở thread "Đạo Thiên Chúa Giáo" này có rất, rất nhiều người cuồng tín vậy.
Chúc vui.
(2019-12-30, 12:37 AM)Ngoại đạo. Wrote: Tiện đây cũng xin nói thêm về một vấn đề nhạy cảm khác, đó là sự so sánh.
Giữa các tôn giáo với nhau, mọi sự so sánh đều khập khiễng, bởi đứng ở bình diện về niềm tin, người ta vốn đã không có cùng một xuất phát điểm, không cùng một quan điểm thì làm sao có thể xử dụng phép so sánh cho đúng được?. Thế nên việc cho rằng tôn giáo tôi nhân văn hơn tôn giáo của bạn, tôn giáo của tôi hay hơn tôn giáo của bạn... của nhiều nicks ở đây cũng như ở ngoài đời là một điều sai trái vô cùng. Nó thể hiện sự tự ti, mặc cảm thua kém của người so sánh, cứ sợ người ta hơn mình nên mới tự cho mình hay mình giỏi hơn người khác.
Tôn giáo nào cũng có người tốt lẫn kẻ xấu, người lợi dụng hết. Khi bạn nêu ra một tấm gương tốt của một người trong tôn giáo của bạn ra hù ngườ của tôn giáo khác, liệu bạn có nghĩ họ sẽ tin và nghe theo nhưng gì bạn nói không?. Never đi, anh có thì tôi cũng có, chúng ta đâu có thiều những người cùng tốt như nhau, cùng dấn thân như nhau, cùng tử vì đạo (không phân biệt) như nhau. Nếu chỉ trao đổi với những người cùng một chí hướng bạn sẽ nhận được nhiều sự thông cảm hơn là mang ra khoe với người khác chí hướng, tức là không cùng một tôn giáo với mình vậy.
Giờ thử đặt ngược vấn đề, bạn mang những tấm gương tốt ấy ra nói với tôi, vậy liệu bạn có dám kể những cái chưa tốt, nặng hơn là những người xấu, những tấm gương xấu trong tổng thể của bạn cho tôi nghe không?. Hay đợi đến lúc tôi kể ra thì bạn sẽ xù l6ng lên mà cãi lại?. Và bạn có chắc chắn với tôi rằng cái bạn đang tin theo không bao giờ có người xấu?. Vấn đề ở đây là ÍT hay NHIỀU thôi, giống như lời thầm thì của ông Galileo: "... dù sao nó vẫn chuyển động" trước Tòa Dị Giáo năm xưa.
Viết đến đây tôi sực nhớ đến chuyến đi thăm các nước Ả Rập của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 3 tháng 2 năm 2019 và sự đón tiếp của những vị giáo chủ khác dành cho Ngài, để tự đặt ra cho các bạn câu hỏi, tại sao những vị chủ chăn, những người đứng đầu các tôn giáo lại có tinh thần hiệp thông, cởi mở với nhau như vậy, còn tín đồ của các Ngài lại thích lao vào đả kích nhau, phỉ báng nhau, thậm chí còn cắn xé nhau như... vậy?.
Hay chúng ta dù sống ở bất cứ quốc gia nào, dù theo bất cứ tôn giáo nào nhưng giòng máu oai hùng, bất khuất (sic) của người Việt Nam vốn như thế?.
Bạn cũng đang rất oai hùng , bất khuất cho bản thân bạn . đang đấu tranh cho cái bạn cho là đúng ,
đề cao bản thân mình hạ đạp người khác là việc bạn đang làm . có phải bạn đang tự nói mình không >
Nó thể hiện sự tự ti, mặc cảm thua kém của người so sánh, cứ sợ người ta hơn mình nên mới tự cho mình hay mình giỏi hơn người khác. >>>>> bạn đang so sánh bản thân mình với những người mà bạn có ý nói họ cuồng tín .
mới đọc thấy vài post cũng tạm , tới đây lãng nhách chính bản thân bạn đang xù lông
(2019-12-30, 01:06 AM)tuyetvan Wrote: ra nói cho có nói ... thì ai mà chẳng nói được ... 1 đứa nhỏ teenager có thể ra nói từ trang này tới trang kia .. cũng dư sức qua cầu
NHƯNG RA CHỨNG TỎ NIỀM TIN CUẢ MÌNH ĐÚNG ... TỰ TIN ĐỂ LÀM CHUYỆN NÀY ... mới là đáng nói ở đây
bạn thuộc loại nào ??? tự tin hay không tự tin .. mà phán xét người khác .. tự ti mặc cảm ???
bạn thấy người ta khập khiễng ??? bạn tinh mắt thiệt ... vậy bạn cho người ta thấy bạn không khập khiểng như thế nào đí
chứ còn ra ... nói cho có nói ... thì làm sao tôi biết được bạn có khập khiễng hay không ??
xét đoán người ta như 1 triết gia ... không có nghĩa là bạn hơn người khác .. ngoại trừ bạn chứng minh được điều này nhá
tôi có cảm giác .. hình như bạn chứng minh không được ... mà chỉ giỏi phán xét người khác ... hay ..... nói cho có nói ???
Chào chị Tuyết Vân.
Xin phép được trích lại bài viết của chị và sắp xếp lại cho dể đọc và dể trả lời nếu chị không phiền.
Nếu tôi không lầm thì chữ Bạn trong bài viết của chị nhằm nói đến tôi?. Tôi tin là vậy nên mới mạo muội trích và trả lời cho chị, lần đầu hay lần cuối tùy vào mục đích và thái độ khi trao đổi vậy.
Trước tiên tôi xin thẳng thắn, hiện tại tôi chưa theo bất cứ một tôn giáo nào nên chữ Niềm Tin hạn hẹp trong lãnh vực tôn giáo của chị dùng chưa đúng với tôi. Dĩ nhiên, một người không theo đạo vẫn có niềm tin, tuy khác với niềm tin tôn giáo nhưng vẫn có, tôi tin vào cái đúng, cái sai, người tốt kẻ xấu... Và về mặt này tôi khẳng định tôi hoàn toàn tự tin vào những điều mất thấy tai nghe cùng những nhận xét của riêng tôi, có thể khác với nhiều người khác nhưng với tôi nó vẫn đúng, đơn giản vậy thôi.
Việc xác định được một người đang bị mặc cảm hay tự ti khi đả kích, phỉ báng người khác là hoàn toàn có cơ sở về tâm lý học, khi bạn cảm thấy thua kém người khác, khi bạn tranh luận không lại, khi bạn thấy mình không giỏi bằng người khác bạn mới có hành động đó, chứ nếu bằng hoặc hơn thì chấp nhất làm gì với những kẻ thua mình?. Củng xin nói thêm việc chị cảm thấy bực tức khi thấy tôi dùng hai chữ mặc cảm, tự ti nói chung rồi tự nhận vào mình hay cho rằng tôi đang nhắm vào chị thì đó là việc của chị, tôi không quan tâm.
Cuối cùng tôi cũng nói thẳng, tôi không có ý tranh hơn thua với ai, lại càng không chứng minh tôi giỏi hơn người khác, kể cả chị, tôi chỉ là người bình thường, cứ coi như đang trên đường tìm hiểu một tôn giáo nào đó để theo, để thêm một niềm tin trong cuộc sống của mình, thế thôi. Và khi đó, buộc lòng người ta phải phân tích, tìm hiểu trước khi đặt để. Nhìn vào giáo điều, nhìn vào những người đang dẫn dắt, nhìn vào người mình sẽ gọi là thầy, nhất là nhìn vào những người mình sẽ là đồng môn để có được một kết luận rồi mới tin theo. Thiếu một trong những cái trình tự đó người ta sẽ lưỡng lự, có khi buông bỏ, thế thôi. Vắn tắt như vậy để nói một điều chân thành, đôi khi một tín đồ, một giáo dân, một người theo đạo mà hung hăng, hiếu chiến quá sẽ tự làm giảm cái uy tín tôn giáo mà họ đang theo, khiến cho người khác đánh giá không tốt về cái tôn giáo đó nói chung là vậy.
Trao đổi lần đầu sơ lược với chị là vậy. Xin phép không nói nhiều mà mở mắt thật to ra xem, bởi tôi quan trọng cái việc nghe, nhìn, thấy hơn là những cái khác.
Chúc chị vui.
|