Posts: 1,093
Threads: 57
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Nov 2018
Reputation:
11
Posts: 15,974
Threads: 1,117
Likes Received: 259 in 114 posts
Likes Given: 380
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
(2019-02-19, 12:21 PM)dieuam Wrote: Câu này là căn bản giáo lý của đạo Phật mà bạn Anatta giảng giải trật lất chứng tỏ bạn Anatta không hiểu đạo Phật là cái gì cả. Thiệt là bôi bác đạo Phật mà. Đạo Phật tốt đẹp mà tại sao giảng giải thế nào để biến nó thành ra xấu như vậy ? Muốn nghe thì để phật tử chân chính Diệu Âm giảng về câu này cho nghe. Nghe xong mọi người hiểu đạo Phật là gì liền.
DA có suy nghĩ khác thì sis giãi thích thử coi
Cùng 1 topic..nhưng ko phải ai cũng có thể am hiểu cùng 1 nội dung giống nhau....
Posts: 1,093
Threads: 57
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Nov 2018
Reputation:
11
(2019-02-19, 12:31 PM)SugarBabe Wrote: DA có suy nghĩ khác thì sis giãi thích thử coi
Cùng 1 topic..nhưng ko phải ai cũng có thể am hiểu cùng 1 nội dung giống nhau....
Vậy thì để phật tử chân chính Diệu Âm giảng câu này cho nghe để người ta bỏ cái tật bôi bác đạo Phật vì lòng ham mê danh tiếng thế gian của mình, bỏ cái tật ham mê nịnh hót. Vì giáo lý đạo Phật là đi ngược lại điều tham lam này.
" Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn " . Trên trời dưới đất, chỉ có mình ta.
Các bạn vô một số chùa thấy có để bức tượng Đức Phật dùng ngón tay chỉ mặt trăng không. Đây là bức tượng nói về câu: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Đức Phật đã tự cho mình là " nothing " nếu so với chân lý trong câu chuyện Đức Phật dùng ngón tay chỉ mặt trăng. Đức Phật đã nói với các đệ tử rằng: Các ngươi có thấy ngón tay ta chỉ mặt trăng không ? Đừng nhìn ngón tay ta mà hãy nhìn mặt trăng vì mặt trăng là chân lý , chẳng phải Ta là chân lý. Ta chỉ là người đi trước tìm ra được chân lý và các ngươi là những kẻ đi sau đi theo con đường ta đã tìm ra để các ngươi đến với chân lý. Trong câu chuyện Đức Phật lấy ngón tay chỉ mặt trăng, Đức Phật đã xác định Đức Phật không phải chân lý. Đức Phật đã xác định rõ ràng như thế rồi chẳng lẽ ta còn ráng cải với Đức Phật về chuyện này hay sao? Liệu cải có lại Đức Phật không ?
Còn ai muốn biết cái chân lý mà Đức Phật đã nói đến là cái gì thì phải hỏi tiếp phật tử Diệu Âm.
Posts: 15,974
Threads: 1,117
Likes Received: 259 in 114 posts
Likes Given: 380
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
Chị viết..
Tối em mới rảnh đọc chị
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
(2019-02-19, 11:57 AM)SugarBabe Wrote:
Em ko giỏi giải thích cho người khác
Để coi nếu có ai khác có thể giãi thích cho chị dể hiểu hơn không
Sb có hiểu him nói gì ko? Vì Vân ko hiểu gì cả
Am i the only one hổng hiểu gì cả?
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
Nếu SB nói sis hổng hiểu gì cả, thì Vân cũng khỏi mất công hỏi ai .. Vì thông minh như SB mà còn hổng hiểu, thì ai hiểu nổi
Vân thấy him viết cứ như là viết tiếng lạ vậy .. Nếu SB hiểu thế nào thì nói thế nấy, thử coi Vân hiểu nổi ko?
Posts: 3,791
Threads: 527
Likes Received: 163 in 122 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Posts: 3,791
Threads: 527
Likes Received: 163 in 122 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Hế lô sis DA. Sis đừng có vô đây luận Phật Pháp bậy bạ phá làm hư thread của XX á!
Còn sis TV, cả hai sises muốn gì thì tự mở thread luận riêng đi nha.
Posts: 3,791
Threads: 527
Likes Received: 163 in 122 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Huynh Anatta ui!
Đức Phật có nói về Những Pháp Che Chở Thế Gian, huynh có thể chia sẽ thêm được hông huynh?
Posts: 3,791
Threads: 527
Likes Received: 163 in 122 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
(2019-03-08, 11:08 PM)Xí Xọn Wrote: Huynh Anatta ui!
Đức Phật có nói về Những Pháp Che Chở Thế Gian, huynh có thể chia sẽ thêm được hông huynh?
XX đem lên...để huynh Anatta thấy!
Thấy XX chờ nghe pháp trân trọng hông? Anh Anatta mà giảng pháp cũng có được công đức pháp thí á.
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
(2019-03-08, 11:08 PM)Xí Xọn Wrote: Huynh Anatta ui!
Đức Phật có nói về Những Pháp Che Chở Thế Gian, huynh có thể chia sẽ thêm được hông huynh?
Chào Xí Xọn,
TÀM & QUÝ
Theo Đức Phật có 2 pháp che chở thế gian đó là Tàm và Quý. Xin hãy đọc đoạn kinh dưới đây trong Tăng Chi Bộ - Chương II.
Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp đen. Thế nào là hai? Không tàm và không quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đen.
Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp trắng. Thế nào là hai? Tàm và quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp trắng.
Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này, không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay đây là chị em của mẹ, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.
Theo Thắng Pháp thì Tàm và Quý là hai tâm sở thiện lành.
TÀM (Hiri): Hổ thẹn tội lỗi trong tâm, tức là những điều bất thiện. TÀM là một tâm sở, khi nó khởi sanh trong tâm thì có đặc tính khiến cho tâm ta cảm thấy xấu hổ và kinh tởm trong tâm về các hành vi sai trái của Thân và Khẩu.
QUÝ (Ottappa): Ghê sợ tội lỗi. Kinh sợ những hậu quả tội lỗi, bất thiện do hành xử của thân và ngôn ngữ.
Như vậy TÀM sự hổ thẹn trong tâm khi ta nghĩ đến những gì bất thiện, tội lỗi được thực hiện bởi Thân và Khẩu. Còn QUÝ ghê sợ những hậu quả tội lỗi gây ra bởi thân và ngôn ngữ.
Khi Tàm và Quý sanh lên trong tâm thì chúng có đặc tánh giúp ta tránh xa được các điều tội lỗi, ác. Lấy thí dụ, nếu ta định nói dóc, để lợi mình hại người, hay nói lời thô ác gây tổn thương người, hoặc lời nói gây chia rẻ người khác tạo ra bất hoà xung đột giữa họ thì ta suy nghĩ lại lời Phật dạy về Chánh ngữ. Đừng dùng lời nói để gây tổn thương, bất hoà, đau khổ cho kẻ khác. Nên ta không làm.
Nguyên nhân để có được TÀM là lòng Tự Trọng khi ta suy nghĩ đến những gì thiện lành tốt đẹp cho mình, ta không làm. Nguyên nhân để có Quý sanh lên là lòng Tôn Trọng của ta đối với người khác. Vì khi ta thấy được hậu quả của hành động bởi thân hoặc lời nói của ta gây ra cho người khác, ta tôn trọng họ, không muốn nhìn thấy họ bị đau đớn, khổ sở... nên ta không làm.
Hai phẩm chất TÀM và QUÝ giữ cho xã hội vững vàng trong trật tự, đạo đức và yên ổn. Thế nên, Đức Phật mới miêu tả hai yếu tố tinh thần Tàm và Quý này là LOKAPALA. LOKA có nghĩa là thế gian. PALA nghĩa là nâng đỡ, che chở, hay bảo vệ.
Vậy, Lokapala có nghĩa là những Pháp Che Chở cho Thế Gian.
VÔ TÀM & VÔ QUÝ
Không Tàm (vô tàm) và Không Quý (vô quý) theo như lời kinh Phật nói trên là hai pháp đen, là hai pháp ngược lại TÀM và QUÝ, mà Đức Phật gọi là hai pháp trắng.
VÔ TÀM (Ahirika) là không kinh tởm hay sợ hãi tội lỗi trong tâm được thể hiện qua thân và ngữ của mình.
VÔ QUÝ (Anottappa) là ta không ghê sợ, hay thản nhiên lạnh lùng trước những hậu quả tội lỗi, bất thiện được tạo ra bởi hành động của thân và lời nói đến người khác.
"Đặc tính của Vô Tàm là trong tâm vắng bặt sự ghê sợ và kinh sợ tội lỗi về những điều sai trái, bất thiện của thân và khẩu. Vô Tàm được so sánh như con lợn không kinh tởm trong việc ăn phẩn. Khi Vô Tàm sanh khởi trong tâm, ta không hổ thẹn những gì tà vạy về thân và lời nói. Ta không xấu hổ trong việc phá giới. Ta không ngượng nghịu khi làm việc vô đạo đức." (Thắng Pháp)
"Đặc tính của Vô Quý là vắng mặt sự ghê sợ về hậu quả của những tà hạnh trên gây ra bởi thân và ngôn ngữ. Khi trong tâm trí có Vô Quý, thì ta không kinh sợ những hậu quả của hành vi của ta gây ra cho người khác. Vô Quý được so sánh với con thiêu thân bay thẳng vào ngọn lửa mà không sợ." (Thắng Pháp)
Nguyên nhân của Vô Tàm là do ta thiếu lòng Tôn trọng bản thân mình, và nguyên nhân của Vô Quý là ta không có lòng Tôn trọng người khác. Khi Vô Tàm và Vô Quý sanh khởi trong tâm thì ta không sợ những hành động tội lỗi, không quan tâm đến hậu quả mà người khác phải hứng chịu. Ta lạnh lùng, tàn khốc, thản nhiên làm điều tà vạy, sai trái. Nếu có lòng tự trọng, ta sẽ không làm những điều tội lỗi. Nếu ta biết hổ thẹn, ta sợ bị chỉ trích và chê bai bởi những người khác, ta sẽ không làm những điều tà hạnh, sai trái.
Những kẻ nào mà thường xuyên hành xử một cách Vô Tàm và Vô Quý, năng lực u mê được tích tụ đậm đặc của hai pháp đen này sẽ che mờ tâm trí họ, sai khiến họ, và hậu quả là đi đến sự thông dâm, loạn luân người và người, như Đức Phật đã cảnh báo trong đoạn kinh trên: "... Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can...".
Đối với Phật tử, giữ ngũ giới cũng là tu tập phát triển hai thiện pháp Tàm và Quý, và ngăn ngừa, tiêu trừ đi Vô Tàm và Vô Quý. Lấy thí dụ giới Vọng ngữ: nói thật (*), không nói lời hung ác, không nói lời đâm thọc gây bất hoà khí giữa những người khác...
Theo Đức Phật thì thói quen nói láo, nói dóc (*) sẽ sanh ra tật nói xấu, nói lời ác ngữ. Nói xấu và ác khẩu tăng thịnh sẽ khiến lòng tham dục, sân hận tăng trưởng. Tham dục và sân hận, oán thù tăng thịnh mạnh mẽ, thì rất dễ si mê làm những hành vi Vô Tàm và Vô Quý một cách thản nhiên, lạnh lùng, như là thiếu kính trọng cha mẹ hay bậc tôn trưởng.
Khi thế giới, xã hội không còn hai phẩm chất của Tàm và Quý, hay là đa số con người không còn tôn trọng hai yếu tố đạo đức tinh thần này, thì sự vô đạo đức, vô luân, bạo lực sẽ tràn lan trong xã hội. Cho nên, Tàm và Quý là hai pháp nâng đỡ và bảo vệ xã hội con người được ổn định và yên vui.
(*) Tập nói thật cũng là một trong những yếu tố tu dưỡng quan trọng để đi vào con đường Đại Hùng và Đại Lực của Phật Thích Ca. Huynh sẽ đăng riêng một post về đề tài Nói Thật.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,791
Threads: 527
Likes Received: 163 in 122 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Hay là hay quá đi. XX rất thích cách anh giảng và sự đối chiếu so sánh giữa Tàm và Quý, Vô Tàm và Quý! Rất hữu ích cho sự học đạo á huynh.
Sadhu! Sadhu! Sadhu!
Nếu có thời gian huynh giảng thêm phần huynh hứa ở trong post trên đó nhe?
Cake và ly sinh tố cho anh giải khát nè! :tropical-drink_1f379:
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
ĐỪNG NÓI SAI
Nói thật, và chỉ biết nói thật mà thôi, là tập cho mình có một tinh thần bất uý.
Trong đời, nhất thiết việc gì, phải tập tánh nói cho đúng với sự thật.
Ấy là một tánh, cần phải tập luyện từ nhỏ mới đặng, đừng để bị phải thói quen mà sau này không dễ gì sửa đổi cho được.
Washington, lúc còn trẻ, một hôm đẽo cây quý của cha trồng. Lúc cha của ông hầm hầm giận dữ, ông vẫn có đủ can đảm thú tội của mình, không sợ hình phạt gì cả. Cha thấy con như thế, đổi giận làm vui, ôm con và nói: “Tất cả sự sản của cha không quý bằng cái tánh ngay thật của con”. Thật vậy, cái tinh thần ấy làm cho ông sau này trở nên một bực anh hùng cái thế.
Người ta sở dĩ nói láo là vì sợ mà nói. Sợ oai quyền, sợ hình phạt, sợ thất lợi, sợ cười chê... Mỗi khi ta thấy bị hoàn cảnh lôi cuốn phải nói dối, hãy bình tâm suy nghĩ, tìm xét căn nguyên, ta sẽ thấy không ngoài những nguyên nhân đã nói trên. Nói dối là tỏ ra mình bị kẻ khác khu sử.
Nhiều khi nói dối lại được thiên hạ ban cho cái tên rất tốt đẹp là người nhã nhặn. Kỳ thật, là người nhút nhát, chỉ biết vì mình chớ không phải vì người. Nói sự thật thì mích lòng, thì nói hùa theo, có phải lợi được người ta ưa mình không? Đó là dua nịnh, đó là con buôn. Người như thế là người mà ai ai cũng ưa, nhưng ai ai cũng ngờ... Còn cầu đến sự thương yêu của người, là còn sợ người chê bai. Người như thế không phải là người điềm đạm được.
Phải tập cái tánh ưa sự thật, ghét sự dối. Đừng có nói: “Một lần, đâu phải thói quen”. Không! “Kẻ trộm một hột gà, sẽ trộm một con bò”. Nói dối một lần lương tâm cắn rứt, nhưng rồi bỏ qua. Nói dối nhiều lần sẽ lần lần thành thói quen, lương tâm không còn cắn rứt nữa, người ta sẽ nói dối như ăn cơm bữa, không chút ái ngại gì cả.
Ta phải thật nghiêm khắc với ta về vấn đề này. Ta phải xem lời nói ta như một lời viết ra ngoài mặt giấy, như một danh dự thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thà là không nói gì hết. Mà hễ nói ra là lời đúng với sự thật. Không có một quyền thế nào, không có một lợi danh nào bắt buộc ta phải nói sai sự thật được cả.
Không nói dư, mà nhứt là không bao giờ nên nói sai sự thật. Chỉ có được như thế, tinh thần ta mới đứng được vững vàng, không phải bị một lực lượng ngoại giới nào làm lay chuyển được.
* * *
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý.
Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
Vua Tề bảo: “Phải có Nhạc Chính Tử đem sang nói, ta mới tin”.
Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến bảo đi.
Nhạc Chính Tử hỏi: “Sao không đưa cái đỉnh thật?”
Vua Lỗ nói: “Ta quý nó lắm”.
Nhạc Chính Tử thưa: “Nhà vua quý đỉnh ấy thế nào, tôi quý cái đức “Tín” của tôi cũng như thế”.
Sau Vua Lỗ phải đưa đỉnh thật. Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
(Cổ Học Tinh Hoa)
* * *
Có đủ can đảm nói sự thật, phải chăng là biểu hiện của một tấm lòng điềm đạm chí cực. Hay là nói một cách khác, chỉ có kẻ nào có được một tinh thần bất uý, không sợ hãi mới có thể đủ can đảm nói sự thật mà thôi.
Còn Nhạc Chính Tử nhất sinh không bao giờ chịu nói dối, dẫu vì lợi cho vua nước mình cũng vậy. Người như thế, chẳng những vua nước Tề, mà chính vua của ông ta cũng phải nể mặt. Dầu là lệnh vua cũng không sao khiển nổi Nhạc Chính Tử nghe theo mà nói dối với vua Tề. Thế thì, có phải vì hằng ngày Nhạc Chính Tử không bao giờ chịu nói dối mà tinh thần bất uý của ông được kiên cố, mạnh mẽ thêm lên mãi, đến không còn biết sợ một thế lực nào cả nữa không?
* * *
Mỗi một khi ta nói dối, tinh thần ta giảm bớt dũng khí đi một ít. Càng nói dối chừng nào thì cái dũng khí của mình càng suy nhược chừng nấy. Cho nên những kẻ ham nói dối là những người khiếp nhược. Mỗi khi ta nói dối là mỗi khi ta nuôi dưỡng tánh hèn nhát của ta.
Giáo dục ngày nay, quá thiên về vật chất, chỉ mong cho có nhiều tiền của để mua lấy sự sung sướng nhục thân, cùng là khu sử kẻ khác cho thỏa lòng tự ái của mình. Bởi vậy óc kinh doanh, nghề buôn bán mới thịnh hành.
Người ta tưởng rằng có tiền bạc cho nhiều là nhiều thế lực làm cho kẻ khác phải kinh sợ mình. Cái nghĩ ấy không phải lầm, nhưng họ quên rằng chính họ là người sống trong sự lo sợ hơn ai cả. Họ không dám “nói thật”, vì “nói thật” thì lợi sẽ không được nhiều, mà còn có hại cho họ là khác. Huống chi những kẻ buôn bán chỉ nhờ giả dối làm nên sự nghiệp ức vạn cũng được thiên hạ tôn thờ kia mà!
Lối giáo dục xem bọn người có tiền bạc nhiều là tôn quí, mà không cần xét đến nhân cách họ như thế nào, khiến cho lòng người chỉ biết ham lợi lộc thế quyền, không cần gì đến sự ăn ngay ở thật.
Muốn tập tánh ăn ngay nói thật, cần phải khởi từ hồi con người đang còn thơ ấu. Tập cho chúng nó biết sùng bái sự ngay thẳng cương trực, và biết khinh bỉ sự dối trá dua bợ. Lâu ngày cái tinh thần chiếu cố ấy ăn sâu vào tinh tuỷ, biết đâu sau này trong đám con trẻ ấy không có người như Nhạc Chính Tử. Trái lại ngày nay, chuộng sự hư trá hơn là ngay thật. Rủi đứa con nó làm một lỗi gì, mình chịu thấy nó sợ mình mà nói dối, hơn là thấy nó can đảm nhận tội. Vì họ cho như thế là đứa trẻ tỏ ra không biết sợ oai họ.
Họ lại còn cho những sự dối láo là những cách khôn khéo ở đời. Đứa nào môi miếng lanh lợi là đứa khôn ngoan sắc sảo, về sau thế nào cũng đắc thắng trên đường đời. Còn những đứa ăn ngay nói thẳng, thật thà ít nói lại cho là đứa ngu si đần độn không ra gì.
Một xã hội như thế, thì làm gì có những bực đại dũng biết quý lời nói thật thà như Nhạc Chính Tử.
* * *
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
NÓI THẬT
Thánh Gandhi là người thứ nhất dám tự hào: “Tôi không bao giờ biết nói dối”. Thật vậy, mặc dù ông là một nhà chính trị, đối với phe nghịch ông, ông cũng không bao giờ nói dối để được việc cho mình. Lời nói ông là một bảo đảm chắc chắn hơn tất cả những hiệp ước. Hễ ông hứa một điều gì, thì việc ấy kể là đã được ông thi hành rồi. Theo luật Võ sĩ đạo (Bushido) của người Nhật cũng vậy. Họ lấy sự giữ lời hứa là một danh dự riêng của người đại dũng. Nói dối, theo họ, là một khiếp nhược.
Truyền rằng Gandhi sở dĩ có được một tinh thần như thế là nhờ sự khéo dạy của bà mẹ. Một hôm Gandhi đi trốn học về. Lúc ấy ông còn nhỏ. Vì sợ bị quở trách, ông dối mẹ. Bà mẹ biết, bèn nhứt định không ăn cơm. Ông khóc cầu khẩn mẹ ăn, nhưng bà mẹ cương quyết không chịu thay đổi ý kiến. Gandhi là người con chí hiếu, khóc lóc xin mẹ cho rõ vì đâu mẹ giận. Bà nói: “Mẹ thà thấy con chết hơn là thấy con nói dối. Vì nói dối là tỏ ra mình có một tâm hồn khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ. Mẹ không muốn sống nữa”. Gandhi bèn quả quyết đứng lên, đi thẳng lại chỗ nấu ăn, lấy một cục lửa than để trên bàn tay và nói: “Con thề với mẹ, suốt đời con không bao giờ nói dối”. Bà mẹ mừng quá, ôm con vào lòng, khóc: “Được vậy, thời mẹ mới có đủ can đảm sống nữa với con”. Về sau, Gandhi không bao giờ thất hứa với mẹ. Ông thường bảo với kẻ khác: “Cái vết trên bàn tay tôi đây là hình bóng của mẹ tôi, không bao giờ rời khỏi tôi. Đấy là vị thiên thần phò hộ tôi mãi ở trong vòng thành thực và danh dự”.
* * *
Nếu muốn đào luyện đức Điềm Đạm (*), phải có đủ can đảm hy sinh cả cái lợi vật chất của cá nhân, cái lợi được người yêu kẻ mến, cái lợi “phì gia vinh thân”, cái lợi “nhất bổn vạn lợi”. Không phải bảo kẻ Điềm Đạm luôn luôn phải nói thật. Không. Sự thật không phải luôn luôn nên nói: chấp kinh, âu cũng phải biết tùng quyền. Nhưng, nếu vì hoàn cảnh không nên nói, thì thà đừng nói gì cả. Còn thấy cần phải nói, thì lời nói mình phải cho ngay thật. Nếu vì lợi cho mình mà nói dối, đó là vì khiếp nhược mà nói, nhất định không nên làm. Nhược bằng vì lợi cho người mà nói dối, thì cái dối ấy có khi ta cũng không nên câu chấp thái quá. Vì lợi cho người mà nói dối, chỉ ở trong trường hợp như thầy thuốc với bệnh nhân, hoặc gặp phải những sự nguy hiểm của kẻ khác, mình cần phải giấu để cứu họ thoát khỏi tai hạn, là có thể làm được mà không phải giảm đến cái dũng khí của mình thôi.
Ở bên Ấn Độ, các nhà đạo sĩ tịnh tâm thường hay dùng sự “cấm khẩu” làm diệu pháp. Trong lúc “cấm khẩu” họ không bị một lực lượng gì bắt buộc họ phải nói trái với ý nghĩ họ. Họ tha hồ muốn nghĩ gì theo sự thật. Lâu ngày, họ mất cái thói quen nói dối. Đó là một cách tu luyện tinh thần bất uý rất hay. Ở trong đời, ta không thể cấm khẩu đặng như các đạo sĩ ấy, thì hãy “cấm khẩu” ngay những lúc hoàn cảnh bó buộc ta không thể nói ngay sự thật.
Trong Ngũ giới của nhà Phật thì cấm Vọng ngữ làm đầu. Phải chăng đó là bước đầu tiên để được đi sâu vào cái tinh thần Đại Hùng, Đại Lực của Thích Ca?
Nếu không phải vì sợ oai thế hình phạt, vì muốn ăn mày ăn xin sự yêu thương của kẻ khác, hoặc vì muốn “ngọt mật chết ruồi”, thì chắc chắn là không có cái lợi gì khác buộc ta phải nói dối cả. Cho nên, chỉ khi nào ta diệt được ngay cái nguyên nhân của sự nói dối đi, thì tấm lòng mới vững vàng mà thờ phụng sự ngay thật. Đành rằng chỉ vì có được một tấm lòng bất uý mới có đủ can đảm nói luôn luôn sự thật: nhưng cũng vì nhờ hằng nói mãi sự thật mà dũng khí ta hằng được tăng gia kiên cố.
* * *
(*) ĐIỀM ĐẠM là gì?
- Điềm-đạm tức là cái tánh “như như bất động”, thản nhiên bình tĩnh, “không để cho ngoại vật động đến tâm mình”. Người điềm-đạm, tức là người đã làm chủ cả Tình- dục và Ý-chí của mình. Nói một cách khác, người điềm-đạm, tức người “tự động” không “bị động” vì những vật không từng mình nữa.
- Người Điềm đạm là những cá nhân không để cho hoàn cảnh un đúc, không để cho thời lưu lôi cuốn, những cá nhân có can đảm suy nghĩ phán đoán lấy mình, những cá nhân đứng giữa cơn dông tố bão bùng, vang rền những tiếng la thét của quần đoàn, của một đoàn trừu mất đường lạc lối, mà vẫn không bấn loạn, vững vàng giữ đặng sự tỉnh mỉnh phi thường của tâm trí… Những linh hồn tự do, những tâm tánh cương quyết...
(Trích từ quyển Cái Dũng của Thánh Nhân -- Nguyễn Duy Cần)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 3,791
Threads: 527
Likes Received: 163 in 122 posts
Likes Given: 64
Joined: Dec 2017
Reputation:
73
Lâu nay bận quá hôm nay mới có chút thời giờ để cảm ơn huynh Anatta á. Very good luôn! Nếu có Phật pháp gì hay, nhớ chia sẽ cho XX với nha huynh?
With Boundless Metta!
|