2023-08-16, 01:17 AM
Thuở bé khi chập chững vào trung học tuổi mộng mơ, anh hai và mấy ông anh bạn của anh hai đã tặng cho tôi tập thơ Đinh Hùng. Lúc đó còn bé tuy rất là thích cứ nghiền ngẫm tập thơ tới thuộc lòng nhưng tôi chưa đủ tri thức để hiểu được cảm xúc cũng như những bí ẩn trong thơ của tác giả. Những bài thơ của ông được lần lượt phổ nhạc và trở thành những ca khúc bất hủ trong âm nhạc Việt Nam như bài Gửi Người Dưới Mộ, Mộng Dưới Hoa, Chiều Tím, etc…
Một trong những bài mà tôi thích nhất là bài “Một Tiếng Em” được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc thành bài Mái Tóc Dạ Hương, trong đó có hai câu mà tôi hay viết lên bìa bọc sách như một kiểu trang trí:
Lòng ơi! Hoài vọng bao giờ nói
Thăm thẳm trùng dương một tiếng em?
Tình cờ hôm nay trong lúc soạn lại tập thơ để in làm quà cho người bạn thì đọc lại bài viết của cô Quỳnh Giao.
…
Tạp Ghi Quỳnh Giao:
MÂY LÌA NGÀN của ĐINH HÙNG
Đinh Hùng là một nhà thơ, có tài vẽ, giỏi nhạc, kéo violon rất hay và viết truyện thật đẹp, đẹp cứ như thơ.
Trong thế giới tân nhạc, cùng hai người bạn thân là Đan Thọ và Phạm Đình Chương, Đinh Hùng để lại hai ca khúc nổi tiếng. Bài "Chiều Tím" là nhạc của Đan Thọ với lời từ của Đinh Hùng, chứ không do Đan Thọ phổ nhạc từ một bài thơ sẵn có của Đinh Hùng.
Còn "Mộng Dưới Hoa" lại là trường hợp ly kỳ hơn.
Ở hải ngoại vào năm 1991, khi in lại tuyển tập nhạc dưới tựa đề là Mộng Dưới Hoa, có thể Phạm Đình Chương đã nhớ lầm mà ghi xuất xứ Mộng Dưới Hoa nguyên từ bài thơ mang tựa đề là "Dưới Hoa Thiên Lý". Nếu đọc kỹ lời ca và đối chiếu với thơ thì Phạm Đình Chương phổ thơ Đinh Hùng từ hai bài là "Tình Tự Dưới Hoa" và "Xuôi Dòng Mộng Ảo" in trong tập Đường Vào Tình Sử, với phần đóng góp khác của Đinh Hùng vào lời từ.
Là người thưởng ngoạn và trình bày, Quỳnh Giao xin miễn góp ý về ca khúc bất hủ ấy mà trở lại với Đinh Hùng. Vì trong tập sách “Đốt Lò Hương Cũ” như di cảo vì xuất bản sau khi ông đã mất, mình có thấy Đinh Hùng kể lại một chuyện tình cứ như là Thiên Thai, mà đảo ngược.
Chúng ta biết quá ít về đồng bào thiểu số, từ miền Bắc vào tới miền Trung của đất nước.
Trong những năm chinh chiến nổi lên thì Đinh Hùng có gặp họ trên vùng Hòa Bình, và viết về những phụ nữ người Thổ, người Mường, người Mán. Tuyệt diệu thay, khi gặp họ với áo chàm bó sát thân hình trên nền đất núi cỏ vàng, ông nhớ đến đoàn nữ binh của Hai Bà Trưng và Bà Triệu.
Chúng ta chỉ có thể mường tượng ra hình ảnh "áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào đồi núi xa xôi" như Phạm Duy đã tả trong bài Nương Chiều, chứ Đinh Hùng thì đã lên tới vùng cao nhất, là các làng hẻo lánh của người Mán ở trên núi.
Ông lên tới đó vì vẻ ngây thơ thanh tú của một nàng tên là Mây.
Những bông hoa sơn cước trên đó không có tên chữ hay ho của người Kinh, như Hồng Vân, Bích Ngọc, mà chỉ là Miên, Thắm, Mây, Hoa. Họ giản dị chân thật và bày tỏ tình cảm một cách đơn sơ.
Nàng Mây tặng Đinh Hùng nào là đu đủ chín, dưa hồng, ngô nếp, hồng bì và cả một chiếc vòng bằng bạc. Còn thêu vào khăn tay của chàng một con chim và một đoá hoa ngũ sắc làm kỷ niệm. Như nhiều cô gái Mán khác, nàng thêu rất nhanh, ghi kỷ niệm trên áo sơ mi, vét tông và cả hai túi của cái ba lô.
Trước giọng ỡm ờ của chàng nghệ sĩ trên núi rừng Việt Bắc về tương lai đôi lứa, nàng Mây tỏ vẻ không tin, lắc đầu nói: - Anh nói dối. "Cái" anh như con chim ấy, hôm nay ở đây, mai bay chỗ khác. Em không giữ được anh, em xót lắm.
Chúng ta phải đồng ý với Đinh Hùng rằng nàng nói như thơ.
Trong bài "Mây Lìa Ngàn", Đinh Hùng kể lại truyện tình kéo dài được năm sáu phiên chợ miền núi, là khi ông như Từ Thức đã được nhập Thiên Thai.
Cho đến khi chiến sự lan rộng thì đoàn văn nghệ của Đinh Hùng phải nhổ trại, lìa rừng. Ông muốn gặp lại Mây trước khi cách biệt và leo núi lên ngôi làng của nàng. Sau gần bốn tiếng rẽ lá tìm ra lối đăng sơn thì nhà thơ lên đến bên chân núi làng Mây.
Cả một làng Mán gồm chín mười nóc nhà đều biến đi như trong giấc chiêm bao. Ở chỗ những ngôi nhà sàn mọc lên ấm cúng xưa kia, nay chỉ còn là một đống tro than quạnh quẽ đìu hiu.
Trên những chòm núi khác cũng vậy, không một bóng nhà sàn, không một bóng người Mán. Họ đã tự thiêu hủy làng mình theo nếp sống du mục mà tự do lên đường đi tìm rừng núi khác.
Đinh Hùng kể lại rằng chính cô nàng Mây đã là một con chim lạ nơi rừng thu vừa bay đi mất....
Chàng Từ Thức đã mất cõi Thiên Thai và nàng tiên Mây của mình. Trong tay chỉ còn cái vòng bạc.
Cho tới năm 1954. Quân đội Pháp từ các miền sơn cước rút về Hà Nội, đồng bào Thượng cũng lũ lượt kéo về đô thị. Trên phố phường chen chúc đã xuất hiện những vuông khăn trắng bịt đầu, phủ ngoài vạt xiêm áo thổ cẩm của các cô nàng Hoà Bình, Lạng Sơn. Nhiều lần Đinh Hùng tìm đến khu tạm trú của họ để hỏi thăm về làng Mán, về nàng Mây mà không ra dấu tích, cho đến khi chính ông cũng phải di cư vào Nam.
Ông không ngờ là năm sáu năm sau, trên vùng cao nguyên tại Ban Mê Thuột, ông gặp lại một đoàn phụ nữ người Mán mặc áo chàm. Người đi đầu chính là cô nàng Mây năm xưa. Khi ấy, chúng ta hiểu tựa đề của bài viết như một lối chơi chữ.
'Mây Đã Lìa Ngàn’. Mây đã bay thoát khỏi ngục tù. Ông tự dưng thấy nhẹ nhàng thanh thản.
Thiên Thai không phải là ngoài kia, trên đó, mà là trong này....
Quỳnh Giao
Ngày 19 tháng 2, 2014
Cánh Chim Dĩ Vãng
Đinh Hùng
Anh trở lại con đường lên núi biếc,
Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.
Những bông hoa còn có nửa linh hồn.
Những lá cỏ nghiêng vai tìm mộng ảo .
Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo!
Lạnh màu riêu, tảng đá nhớ chân đi .
Những cánh chim từ quá khứ bay về,
Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm .
Bài thơ nhỏ hôm xưa hồng nắng sớm,
Trêm môi em, gió núi đã gieo vần.
Mùa hạ nào thơm mái tóc hoài xuân?
Hơi phấn thoảng còn ướp say hình bóng.
Giấc em ngủ, thơ anh về báo mộng,
Nhắn sao khuya soi lén nụ hôn đầu .
Ôi sườn non, mây lụa quấn vai nhau!
Mỗi bậc đá nâng cao từng ước vọng.
Em chuyển bước, trùng dương nào cuộn sóng
Dưới bàn chân? - Hồi hộp biển cây xanh.
Hương phất phơ chùm hoa mộng đầu cành,
Gò má thẹn một màu hồng hợp cẩn.
Hãy dừng lại hỡi mùa hoa hồng phấn!
Mấy hoàng hôn, mái tóc đã sang thu ?
Chĩu hàng mi, lá úa rụng tình cờ,
Tờ thư lạnh, gió sương bay dòng chữ .
Thương tâm sự, mưa sa vành nón cũ,
Anh ngờ em mang cả núi non đi .
Hoa qua đầu, cánh bướm cũng vu quy,
Nhòa nắng xế, nụ cười mây khói tỏa .
Ai trao gửi lời thề trên xác lá,
Để vầng trăng tìm mãi dấu chân xưa ?
Ngôi sao buồn lên đỉnh núi bơ vơ,
Cành trinh nữ, thu xanh màu tóc lạ .
Lời ước hẹn dư âm truyền vách đá,
Em vội đi, hờn giận tiếng non cao .
Em đi rồi! Then khóa cả chiêm bao,
Gầy vóc mộng, gói tròn manh áo nhớ .
Nhắc làm chi ? Ôi! nhắc làm chi nữa ?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ .
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu,
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ .
Anh trở gót, hương đưa về núi cũ,
Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề .
Nhắc làm chi ? Còn nhắc nữa làm chi ...!
Một trong những bài mà tôi thích nhất là bài “Một Tiếng Em” được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc thành bài Mái Tóc Dạ Hương, trong đó có hai câu mà tôi hay viết lên bìa bọc sách như một kiểu trang trí:
Lòng ơi! Hoài vọng bao giờ nói
Thăm thẳm trùng dương một tiếng em?
Tình cờ hôm nay trong lúc soạn lại tập thơ để in làm quà cho người bạn thì đọc lại bài viết của cô Quỳnh Giao.
…
Tạp Ghi Quỳnh Giao:
MÂY LÌA NGÀN của ĐINH HÙNG
Đinh Hùng là một nhà thơ, có tài vẽ, giỏi nhạc, kéo violon rất hay và viết truyện thật đẹp, đẹp cứ như thơ.
Trong thế giới tân nhạc, cùng hai người bạn thân là Đan Thọ và Phạm Đình Chương, Đinh Hùng để lại hai ca khúc nổi tiếng. Bài "Chiều Tím" là nhạc của Đan Thọ với lời từ của Đinh Hùng, chứ không do Đan Thọ phổ nhạc từ một bài thơ sẵn có của Đinh Hùng.
Còn "Mộng Dưới Hoa" lại là trường hợp ly kỳ hơn.
Ở hải ngoại vào năm 1991, khi in lại tuyển tập nhạc dưới tựa đề là Mộng Dưới Hoa, có thể Phạm Đình Chương đã nhớ lầm mà ghi xuất xứ Mộng Dưới Hoa nguyên từ bài thơ mang tựa đề là "Dưới Hoa Thiên Lý". Nếu đọc kỹ lời ca và đối chiếu với thơ thì Phạm Đình Chương phổ thơ Đinh Hùng từ hai bài là "Tình Tự Dưới Hoa" và "Xuôi Dòng Mộng Ảo" in trong tập Đường Vào Tình Sử, với phần đóng góp khác của Đinh Hùng vào lời từ.
Là người thưởng ngoạn và trình bày, Quỳnh Giao xin miễn góp ý về ca khúc bất hủ ấy mà trở lại với Đinh Hùng. Vì trong tập sách “Đốt Lò Hương Cũ” như di cảo vì xuất bản sau khi ông đã mất, mình có thấy Đinh Hùng kể lại một chuyện tình cứ như là Thiên Thai, mà đảo ngược.
Chúng ta biết quá ít về đồng bào thiểu số, từ miền Bắc vào tới miền Trung của đất nước.
Trong những năm chinh chiến nổi lên thì Đinh Hùng có gặp họ trên vùng Hòa Bình, và viết về những phụ nữ người Thổ, người Mường, người Mán. Tuyệt diệu thay, khi gặp họ với áo chàm bó sát thân hình trên nền đất núi cỏ vàng, ông nhớ đến đoàn nữ binh của Hai Bà Trưng và Bà Triệu.
Chúng ta chỉ có thể mường tượng ra hình ảnh "áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào đồi núi xa xôi" như Phạm Duy đã tả trong bài Nương Chiều, chứ Đinh Hùng thì đã lên tới vùng cao nhất, là các làng hẻo lánh của người Mán ở trên núi.
Ông lên tới đó vì vẻ ngây thơ thanh tú của một nàng tên là Mây.
Những bông hoa sơn cước trên đó không có tên chữ hay ho của người Kinh, như Hồng Vân, Bích Ngọc, mà chỉ là Miên, Thắm, Mây, Hoa. Họ giản dị chân thật và bày tỏ tình cảm một cách đơn sơ.
Nàng Mây tặng Đinh Hùng nào là đu đủ chín, dưa hồng, ngô nếp, hồng bì và cả một chiếc vòng bằng bạc. Còn thêu vào khăn tay của chàng một con chim và một đoá hoa ngũ sắc làm kỷ niệm. Như nhiều cô gái Mán khác, nàng thêu rất nhanh, ghi kỷ niệm trên áo sơ mi, vét tông và cả hai túi của cái ba lô.
Trước giọng ỡm ờ của chàng nghệ sĩ trên núi rừng Việt Bắc về tương lai đôi lứa, nàng Mây tỏ vẻ không tin, lắc đầu nói: - Anh nói dối. "Cái" anh như con chim ấy, hôm nay ở đây, mai bay chỗ khác. Em không giữ được anh, em xót lắm.
Chúng ta phải đồng ý với Đinh Hùng rằng nàng nói như thơ.
Trong bài "Mây Lìa Ngàn", Đinh Hùng kể lại truyện tình kéo dài được năm sáu phiên chợ miền núi, là khi ông như Từ Thức đã được nhập Thiên Thai.
Cho đến khi chiến sự lan rộng thì đoàn văn nghệ của Đinh Hùng phải nhổ trại, lìa rừng. Ông muốn gặp lại Mây trước khi cách biệt và leo núi lên ngôi làng của nàng. Sau gần bốn tiếng rẽ lá tìm ra lối đăng sơn thì nhà thơ lên đến bên chân núi làng Mây.
Cả một làng Mán gồm chín mười nóc nhà đều biến đi như trong giấc chiêm bao. Ở chỗ những ngôi nhà sàn mọc lên ấm cúng xưa kia, nay chỉ còn là một đống tro than quạnh quẽ đìu hiu.
Trên những chòm núi khác cũng vậy, không một bóng nhà sàn, không một bóng người Mán. Họ đã tự thiêu hủy làng mình theo nếp sống du mục mà tự do lên đường đi tìm rừng núi khác.
Đinh Hùng kể lại rằng chính cô nàng Mây đã là một con chim lạ nơi rừng thu vừa bay đi mất....
Chàng Từ Thức đã mất cõi Thiên Thai và nàng tiên Mây của mình. Trong tay chỉ còn cái vòng bạc.
Cho tới năm 1954. Quân đội Pháp từ các miền sơn cước rút về Hà Nội, đồng bào Thượng cũng lũ lượt kéo về đô thị. Trên phố phường chen chúc đã xuất hiện những vuông khăn trắng bịt đầu, phủ ngoài vạt xiêm áo thổ cẩm của các cô nàng Hoà Bình, Lạng Sơn. Nhiều lần Đinh Hùng tìm đến khu tạm trú của họ để hỏi thăm về làng Mán, về nàng Mây mà không ra dấu tích, cho đến khi chính ông cũng phải di cư vào Nam.
Ông không ngờ là năm sáu năm sau, trên vùng cao nguyên tại Ban Mê Thuột, ông gặp lại một đoàn phụ nữ người Mán mặc áo chàm. Người đi đầu chính là cô nàng Mây năm xưa. Khi ấy, chúng ta hiểu tựa đề của bài viết như một lối chơi chữ.
'Mây Đã Lìa Ngàn’. Mây đã bay thoát khỏi ngục tù. Ông tự dưng thấy nhẹ nhàng thanh thản.
Thiên Thai không phải là ngoài kia, trên đó, mà là trong này....
Quỳnh Giao
Ngày 19 tháng 2, 2014
Cánh Chim Dĩ Vãng
Đinh Hùng
Anh trở lại con đường lên núi biếc,
Thương mây bay từ đó vẫn cô đơn.
Những bông hoa còn có nửa linh hồn.
Những lá cỏ nghiêng vai tìm mộng ảo .
Ôi nắng cũ nhạt mùi hương dã thảo!
Lạnh màu riêu, tảng đá nhớ chân đi .
Những cánh chim từ quá khứ bay về,
Tà áo mỏng chập chờn phai sắc bướm .
Bài thơ nhỏ hôm xưa hồng nắng sớm,
Trêm môi em, gió núi đã gieo vần.
Mùa hạ nào thơm mái tóc hoài xuân?
Hơi phấn thoảng còn ướp say hình bóng.
Giấc em ngủ, thơ anh về báo mộng,
Nhắn sao khuya soi lén nụ hôn đầu .
Ôi sườn non, mây lụa quấn vai nhau!
Mỗi bậc đá nâng cao từng ước vọng.
Em chuyển bước, trùng dương nào cuộn sóng
Dưới bàn chân? - Hồi hộp biển cây xanh.
Hương phất phơ chùm hoa mộng đầu cành,
Gò má thẹn một màu hồng hợp cẩn.
Hãy dừng lại hỡi mùa hoa hồng phấn!
Mấy hoàng hôn, mái tóc đã sang thu ?
Chĩu hàng mi, lá úa rụng tình cờ,
Tờ thư lạnh, gió sương bay dòng chữ .
Thương tâm sự, mưa sa vành nón cũ,
Anh ngờ em mang cả núi non đi .
Hoa qua đầu, cánh bướm cũng vu quy,
Nhòa nắng xế, nụ cười mây khói tỏa .
Ai trao gửi lời thề trên xác lá,
Để vầng trăng tìm mãi dấu chân xưa ?
Ngôi sao buồn lên đỉnh núi bơ vơ,
Cành trinh nữ, thu xanh màu tóc lạ .
Lời ước hẹn dư âm truyền vách đá,
Em vội đi, hờn giận tiếng non cao .
Em đi rồi! Then khóa cả chiêm bao,
Gầy vóc mộng, gói tròn manh áo nhớ .
Nhắc làm chi ? Ôi! nhắc làm chi nữa ?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ .
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu,
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ .
Anh trở gót, hương đưa về núi cũ,
Theo mây bay, tìm mãi hướng trăng thề .
Nhắc làm chi ? Còn nhắc nữa làm chi ...!
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.