2022-08-23, 08:45 AM
MÓN NỢ TRẦN AI
NGUYỄN THẮM
Tại một phiên tòa xử ly hôn.
Đáng nói ở đây là anh chồng không đồng ý ly hôn. Anh đề nghị người vợ phải đền bù tuổi thanh xuân và chi phí cơ hội anh đã mất đi vì chị. Khi nào chị trả hết cho anh món nợ ấy anh sẽ chấp nhận buông tay.
Khi hội đồng xét xử hỏi, anh nói trong nghẹn ngào: Lúc hai đứa còn học cấp ba, cả hai đều nhà nghèo, anh đã nghỉ học đi phụ hồ để phụ tiền cho chị đi học Cao đẳng. Khi chị ra trường chưa có việc, mấy tháng trời anh đã đi làm công nhân vất vả để lo cho hai đứa. Khi hai người về sống với nhau và chị mang thai, thương vợ, sợ cảnh nghèo đeo bám, anh đã theo bạn bè lên Sài Gòn làm môi giới bất động sản, lương lúc đó rất khá. Nhưng vì chị sinh con, muốn được chồng yêu thương, quan tâm, chăm sóc, anh đã bỏ công việc để về lại vùng quê này sinh sống với mức lương công nhân chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình.
Vì kinh tế khó khăn nên hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã dẫn đến chị nhất định muốn bỏ anh.
Chị vợ cười méo xệch, những lọn tóc xoăn xòa xuống che nửa mặt, nhưng đôi mắt chị đăm đăm u sầu: - Đúng rồi, món nợ đời này em làm sao trả được.
Chị nói rồi òa lên khóc trong tủi hờn, như chiếc lò xo bị dồn nén quá lâu nay nó bật ra: nhưng cuộc sống hôn nhân nay đã đi vào bế tắc, xin hội đồng xét xử cho nguyên đơn được ly hôn.
Trên đường về, câu nói của chị vợ cứ văng vẳng hoài bên tai, “món nợ đời này” làm tôi có chút xốn xang.
Về khuya, tôi bật chiếc đèn nhỏ, nhìn khuôn mặt của mình soi vào cánh cửa kiếng cửa sổ, cái bóng nhờ nhờ trong ánh đèn ngủ hắt lên yếu ớt, khiến tôi bình tâm suy nghĩ về những món nợ đời mà tôi chưa từng một lần nghĩ đến, chứ nói gì đến chuyện vay-trả, mà có lẽ chẳng ai đòi nợ tôi cả, nhưng suy cho cùng món nợ trần ai ấy ai mà chẳng vướng phải, lấy gì để trả cho hết cho đời nhẹ tênh...
***
Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã nợ đấng sinh thành hình hài bé nhỏ, nợ mẹ chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, nợ mẹ những đêm khuya đau nhức đến mất ngủ. Nợ ba cả những tháng ngày nhọc nhằn mưa nắng để giúp gia đình nhỏ đủ ăn đủ mặc. Chúng ta nợ cả một bầu trời thương yêu, chở che của ba mẹ từ khi lọt lòng, chập chững những bước đi đầu tiên, đến những năm tháng nuôi con khôn lớn thành người. Món nợ tình thân nặng tựa núi Thái Sơn, rộng tựa dải Ngân Hà ấy chúng ta lấy gì để báo đáp?
Ba, mẹ chưa từng một lần nhắc nhở chúng ta, chưa bao giờ kể lể về những khó nhọc trên đường đời mưu sinh. Ba, mẹ chỉ biết hi sinh tất thảy để cho con mình có được tương lai tươi sáng. Rồi đến khi những đứa con trưởng thành, tự bước đi trên con đường vận mệnh của chính mình, mấy người yêu thương, săn sóc đấng sinh thành như ba, mẹ đã từng yêu thương, săn sóc ta từ khi thơ dại đến khi trưởng thành. Ba, mẹ nào cũng chỉ mong con mình thành công, hạnh phúc - có lẽ đó chính là cách mà chúng ta trả món nợ sinh thành tốt nhất có thể, những câu nói ân cần, quan tâm khi ba mẹ ốm đau - vậy là quá đủ.
Nhưng cuộc sống hiện đại, người ta nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội, nghiện giao tiếp với người lạ hơn là quan tâm đến tình thân. Đã đôi lần chứng kiến những đứa con oan nghiệp lừa ba, mẹ mình sang nhượng đất đai, nhà cửa, đến khi là chủ sở hữu rồi, chúng vội vàng trở mặt sẵn sàng đẩy ba, mẹ ra ngoài đường, ở ngôi nhà hoang tàn, anh em mâu thuẫn, chửi bới, xúc phạm nhau, kiện cáo nhau…nhưng lạ đời là những người con ấy cực kỳ thích rao giảng đạo đức trên các trang mạng xã hội, trong cuộc xã giao.
Tôi đã từng gặp người đàn ông 14 năm ròng rã đi kiện chính con trai mình để đòi lại tài sản mà ông đã từng tin tưởng giao cho con. Vợ của ông can ngăn : “ông gần đất xa trời rồi, lấy lại cũng có sống bao nhiêu nữa đâu mà cực khổ, để làng trên xóm dưới dị nghị, dù gì nó cũng là con mình”. Ông khóc trong uất nghẹn, nhưng lại quả quyết vô cùng: “Nó đối xử tôi với bà như vậy, tôi không thể trơ mắt ra nhìn, tôi lấy về rồi sẽ bán hết quyên góp làm từ thiện, chứ nhất định không để lại cho đứa con trời đánh đó”. Nước mắt người cha nghẹn ngào trong nỗi tủi hổ, cơ cực, đau đến tan nát cõi lòng. Bà mẹ u uất, thở dài: “Âu cũng là cái nợ đời tôi với ông phải trả”.
Có những gia đình đông con, họ chia ngày, chia tháng ra để nuôi ba, nuôi mẹ già đang ốm đau, bệnh tật. Đúng là “cha, mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Liệu có cha, mẹ nào đi đòi đền bù cuộc đời mình từ những đứa con không? Chắc hẳn không bao giờ có chuyện đó, bởi cha mẹ chỉ biết hi sinh tất thảy, chứ nào mong nhận lại điều gì. Đến những đứa con sa cơ, lầm lạc cờ bạc, rượu chè, phá gia chi tử, phá sản từ vài tỷ đến vài chục tỷ bạc. Ba mẹ phải đứt ruột bán số tài sản cả đời bôn ba phương bắc, trời nam mới có được để trả nợ đậy cho con, với suy nghĩ mong manh “cái nợ nó phải trả ở kiếp này, thôi còn con là còn của”.
Nhưng con nào có nghĩ đến sự hi sinh ấy mà đổi thay, hay lại tiếp tục trượt dài trên những con dốc số phận do chính họ tạo ra cho mình.
Chúng ta, nợ thầy, cô những con chữ. Từ khi bập bẹ, đến khi ê a “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu”…đến khi chúng ta đọc thông viết thạo, sở hữu vài ba ngoại ngữ mà thể hiện với đời. Ở chúng ta giờ đây cả một bầu trời tri thức, nhưng đã từng bao giờ chúng ta nhớ đến món nợ thầy cô hay chưa, hay nghĩ đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của thầy, cô khi nhận những đồng lương ít ỏi.
Những đứa học trò quý, những ngày lễ, sinh nhật hay dịp đặc biệt sẽ nhớ đến thầy, cô và gửi những lời chúc tốt đẹp. Có những trò vô tâm, học xong rồi quên luôn tên thầy, mặt cô…trong tiềm thức có khi quên lãng đi cả một bầu trời kỷ niệm gắn với những năm tháng cắp sách tới trường để học từng con chữ. Nhưng chưa bao giờ thầy nào, cô nào yêu cầu chúng ta phải trả món nợ này cả, thầy cô trong suy nghĩ chưa hẳn có ý nghĩ về việc “học trò nợ mình”, mà thầy cô nghĩ “mình nợ cuộc đời, nợ học trò những con chữ lênh đênh…”, thế nên hết lớp đò này sang sông, đến lớp trò khác thầy cô luôn tận tình dạy bảo. Từ những bài học làm người phải lễ phép với người lớn, hòa nhã với bạn bè, nhặt được của rơi trả người đánh mất…đến những câu nói truyền cảm hứng khiến một cậu học trò nghèo muốn bỏ học ra đời kiếm sống, phải nhìn nhận lại và chấp nhận khó khăn nhưng bước tiếp hành trình học tập để ngày hôm nay đây, cậu ấy được vươn mình ra biển lớn.
Người ta bảo nợ tiền, nợ bạc dễ trả, nợ tình, nợ nghĩa trả sao đây?
Đúng là trong dòng chảy sinh mệnh này làm sao chúng ta tránh được những khúc cua, ngã rẽ của cuộc đời. Có những lúc chúng ta rơi vào hố sâu của bi quan, gần như tuyệt vọng. Những lúc ấy bỗng rất cần một bàn tay giơ ra để chúng ta nắm lấy, hà hơi, tiếp sức cho chúng ta những tia hi vọng, gieo vào tâm trí chúng ta những hạt mầm tươi sáng, giúp chúng ta xóa bỏ được những áng mây đen trên đầu để nhìn thấy sau bầu trời xám xịt kia, trên tầng cao vời vợi ấy vẫn là bầu trời xanh, ánh nắng vàng.
Những người ấy có thể chỉ lướt qua cuộc đời chúng ta, hoặc chúng ta chỉ bắt gặp họ trong những câu chữ, sách vở mà họ viết, nhưng đã khiến chúng ta thay đổi để sống tốt hơn mỗi ngày. Họ chưa từng quay lại để nói rằng: bạn nợ tôi đấy nhé!
Chúng ta nợ nhiều lắm, những món nợ trần ai chẳng bao giờ kể hết được, nợ nụ cười của chị tạp vụ khi pha cho mình ly cafe buổi sáng, nợ chị lao công một khuôn viên sạch sẽ khiến tâm hồn ta cũng như được dọn dẹp sạch khỏi những bộn bề. Nợ hàng cây xanh mát thứ không khí trong lành. Nợ bầu trời trong xanh thứ cảm xúc dịu ngọt. Nợ những chú chim ca tiếng hót lảnh lót vui tươi…
Chúng ta nợ cuộc đời một lời cảm ơn vào sớm mai, khi ta vẫn là người may mắn tỉnh giấc để sống và trải nghiệm một ngày mới. Chúng ta nợ thời gian đã giúp chúng ta xóa nhòa những dấu vết đau thương, đã lặng lẽ giúp đỡ chúng ta kiên trì như dòng nước chảy âm thầm nhưng đủ bào mòn những tảng đá lớn, thời gian là thứ công bằng nhất trên trần gian.
Miên man mãi tôi quay về với suy nghĩ đến câu chuyện của đôi vợ chồng buổi sáng nay. Đương nhiên rồi, chị vợ chẳng thể đền bù món nợ thanh xuân và chi phí cơ hội mà anh chồng đã đòi. Chắc hẳn cũng sẽ chẳng có một đơn vị nào định giá được, một công ty tài chính nào xác định để quy món nợ ân tình ra tiền để mà đền bù cho xứng đáng cả. Chỉ là tự bản thân chúng ta nên nhìn nhận ra những món nợ ấy, để có cách đối đãi phù hợp.
Có thể ba, mẹ lúc về già sẽ trái tính, trái nết một chút nhưng nếu nghĩ đến nợ lớn lao ấy, chúng ta dễ dàng chấp nhận mà yêu thương, trân quý đấng sinh thành. Có thể thầy cô không đòi hỏi món nợ ấy, nhưng để có ngày hôm nay, chẳng ai có thể tự mình trưởng thành mà không cần một người thầy dìu dắt, dẫn đường, có thể chỉ là người chỉ chúng ta cách thức làm việc hiệu quả, cách thức mưu sinh trong dòng đời xuôi ngược, để chúng ta biết ơn và kính trọng.
Hãy cảm ơn người bạn đời của mình khi những lúc vất vả gian lao vẫn cùng mình nắm tay vượt qua giông bão, vợ chồng nào mà chẳng có mâu thuẫn, nhưng tại sao chúng ta không lấy cái hạn chế của người này cộng khuyết điểm của người kia rồi chia đôi ra, ai mà chẳng có những giá trị tốt đẹp riêng và những hạn chế khó khắc phục, nếu đủ yêu thương, đủ chân thành, đủ hiểu về “món nợ đời” - người ta dễ dàng tha thứ cho nhau, dễ dàng chấp nhận tính xấu của nhau…để cùng cộng hưởng, yêu thương và chăm lo cho con cái của mình.
Cuộc chia ly nào mà chẳng đớn đau, yêu thương nào đến hồi kết mà chẳng cay đắng, ly hôn nào cũng dẫn đến hậu quả, những ngã rẽ, những tổn thương, những khúc cua mà những đứa con thơ phải chịu…
Mấy ai từng nghĩ vì cảm xúc nhất thời của người trưởng thành sẽ khiến cuộc đời con đi sai mãi mãi, biết đâu đấy trên đường đời gập gềnh sẽ xô đẩy các con đến bến bờ của tang thương, bi đát, khổ đau cả một đời….
Ôi những món nợ trần ai, ai định giá dùm, ai nói cho tôi cách để trả món nợ nặng nghĩa, nặng tình.
NGUYỄN THẮM
Tại một phiên tòa xử ly hôn.
Đáng nói ở đây là anh chồng không đồng ý ly hôn. Anh đề nghị người vợ phải đền bù tuổi thanh xuân và chi phí cơ hội anh đã mất đi vì chị. Khi nào chị trả hết cho anh món nợ ấy anh sẽ chấp nhận buông tay.
Khi hội đồng xét xử hỏi, anh nói trong nghẹn ngào: Lúc hai đứa còn học cấp ba, cả hai đều nhà nghèo, anh đã nghỉ học đi phụ hồ để phụ tiền cho chị đi học Cao đẳng. Khi chị ra trường chưa có việc, mấy tháng trời anh đã đi làm công nhân vất vả để lo cho hai đứa. Khi hai người về sống với nhau và chị mang thai, thương vợ, sợ cảnh nghèo đeo bám, anh đã theo bạn bè lên Sài Gòn làm môi giới bất động sản, lương lúc đó rất khá. Nhưng vì chị sinh con, muốn được chồng yêu thương, quan tâm, chăm sóc, anh đã bỏ công việc để về lại vùng quê này sinh sống với mức lương công nhân chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình.
Vì kinh tế khó khăn nên hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã dẫn đến chị nhất định muốn bỏ anh.
Chị vợ cười méo xệch, những lọn tóc xoăn xòa xuống che nửa mặt, nhưng đôi mắt chị đăm đăm u sầu: - Đúng rồi, món nợ đời này em làm sao trả được.
Chị nói rồi òa lên khóc trong tủi hờn, như chiếc lò xo bị dồn nén quá lâu nay nó bật ra: nhưng cuộc sống hôn nhân nay đã đi vào bế tắc, xin hội đồng xét xử cho nguyên đơn được ly hôn.
Trên đường về, câu nói của chị vợ cứ văng vẳng hoài bên tai, “món nợ đời này” làm tôi có chút xốn xang.
Về khuya, tôi bật chiếc đèn nhỏ, nhìn khuôn mặt của mình soi vào cánh cửa kiếng cửa sổ, cái bóng nhờ nhờ trong ánh đèn ngủ hắt lên yếu ớt, khiến tôi bình tâm suy nghĩ về những món nợ đời mà tôi chưa từng một lần nghĩ đến, chứ nói gì đến chuyện vay-trả, mà có lẽ chẳng ai đòi nợ tôi cả, nhưng suy cho cùng món nợ trần ai ấy ai mà chẳng vướng phải, lấy gì để trả cho hết cho đời nhẹ tênh...
***
Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã nợ đấng sinh thành hình hài bé nhỏ, nợ mẹ chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, nợ mẹ những đêm khuya đau nhức đến mất ngủ. Nợ ba cả những tháng ngày nhọc nhằn mưa nắng để giúp gia đình nhỏ đủ ăn đủ mặc. Chúng ta nợ cả một bầu trời thương yêu, chở che của ba mẹ từ khi lọt lòng, chập chững những bước đi đầu tiên, đến những năm tháng nuôi con khôn lớn thành người. Món nợ tình thân nặng tựa núi Thái Sơn, rộng tựa dải Ngân Hà ấy chúng ta lấy gì để báo đáp?
Ba, mẹ chưa từng một lần nhắc nhở chúng ta, chưa bao giờ kể lể về những khó nhọc trên đường đời mưu sinh. Ba, mẹ chỉ biết hi sinh tất thảy để cho con mình có được tương lai tươi sáng. Rồi đến khi những đứa con trưởng thành, tự bước đi trên con đường vận mệnh của chính mình, mấy người yêu thương, săn sóc đấng sinh thành như ba, mẹ đã từng yêu thương, săn sóc ta từ khi thơ dại đến khi trưởng thành. Ba, mẹ nào cũng chỉ mong con mình thành công, hạnh phúc - có lẽ đó chính là cách mà chúng ta trả món nợ sinh thành tốt nhất có thể, những câu nói ân cần, quan tâm khi ba mẹ ốm đau - vậy là quá đủ.
Nhưng cuộc sống hiện đại, người ta nghiện điện thoại, nghiện mạng xã hội, nghiện giao tiếp với người lạ hơn là quan tâm đến tình thân. Đã đôi lần chứng kiến những đứa con oan nghiệp lừa ba, mẹ mình sang nhượng đất đai, nhà cửa, đến khi là chủ sở hữu rồi, chúng vội vàng trở mặt sẵn sàng đẩy ba, mẹ ra ngoài đường, ở ngôi nhà hoang tàn, anh em mâu thuẫn, chửi bới, xúc phạm nhau, kiện cáo nhau…nhưng lạ đời là những người con ấy cực kỳ thích rao giảng đạo đức trên các trang mạng xã hội, trong cuộc xã giao.
Tôi đã từng gặp người đàn ông 14 năm ròng rã đi kiện chính con trai mình để đòi lại tài sản mà ông đã từng tin tưởng giao cho con. Vợ của ông can ngăn : “ông gần đất xa trời rồi, lấy lại cũng có sống bao nhiêu nữa đâu mà cực khổ, để làng trên xóm dưới dị nghị, dù gì nó cũng là con mình”. Ông khóc trong uất nghẹn, nhưng lại quả quyết vô cùng: “Nó đối xử tôi với bà như vậy, tôi không thể trơ mắt ra nhìn, tôi lấy về rồi sẽ bán hết quyên góp làm từ thiện, chứ nhất định không để lại cho đứa con trời đánh đó”. Nước mắt người cha nghẹn ngào trong nỗi tủi hổ, cơ cực, đau đến tan nát cõi lòng. Bà mẹ u uất, thở dài: “Âu cũng là cái nợ đời tôi với ông phải trả”.
Có những gia đình đông con, họ chia ngày, chia tháng ra để nuôi ba, nuôi mẹ già đang ốm đau, bệnh tật. Đúng là “cha, mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Liệu có cha, mẹ nào đi đòi đền bù cuộc đời mình từ những đứa con không? Chắc hẳn không bao giờ có chuyện đó, bởi cha mẹ chỉ biết hi sinh tất thảy, chứ nào mong nhận lại điều gì. Đến những đứa con sa cơ, lầm lạc cờ bạc, rượu chè, phá gia chi tử, phá sản từ vài tỷ đến vài chục tỷ bạc. Ba mẹ phải đứt ruột bán số tài sản cả đời bôn ba phương bắc, trời nam mới có được để trả nợ đậy cho con, với suy nghĩ mong manh “cái nợ nó phải trả ở kiếp này, thôi còn con là còn của”.
Nhưng con nào có nghĩ đến sự hi sinh ấy mà đổi thay, hay lại tiếp tục trượt dài trên những con dốc số phận do chính họ tạo ra cho mình.
Chúng ta, nợ thầy, cô những con chữ. Từ khi bập bẹ, đến khi ê a “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu”…đến khi chúng ta đọc thông viết thạo, sở hữu vài ba ngoại ngữ mà thể hiện với đời. Ở chúng ta giờ đây cả một bầu trời tri thức, nhưng đã từng bao giờ chúng ta nhớ đến món nợ thầy cô hay chưa, hay nghĩ đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của thầy, cô khi nhận những đồng lương ít ỏi.
Những đứa học trò quý, những ngày lễ, sinh nhật hay dịp đặc biệt sẽ nhớ đến thầy, cô và gửi những lời chúc tốt đẹp. Có những trò vô tâm, học xong rồi quên luôn tên thầy, mặt cô…trong tiềm thức có khi quên lãng đi cả một bầu trời kỷ niệm gắn với những năm tháng cắp sách tới trường để học từng con chữ. Nhưng chưa bao giờ thầy nào, cô nào yêu cầu chúng ta phải trả món nợ này cả, thầy cô trong suy nghĩ chưa hẳn có ý nghĩ về việc “học trò nợ mình”, mà thầy cô nghĩ “mình nợ cuộc đời, nợ học trò những con chữ lênh đênh…”, thế nên hết lớp đò này sang sông, đến lớp trò khác thầy cô luôn tận tình dạy bảo. Từ những bài học làm người phải lễ phép với người lớn, hòa nhã với bạn bè, nhặt được của rơi trả người đánh mất…đến những câu nói truyền cảm hứng khiến một cậu học trò nghèo muốn bỏ học ra đời kiếm sống, phải nhìn nhận lại và chấp nhận khó khăn nhưng bước tiếp hành trình học tập để ngày hôm nay đây, cậu ấy được vươn mình ra biển lớn.
Người ta bảo nợ tiền, nợ bạc dễ trả, nợ tình, nợ nghĩa trả sao đây?
Đúng là trong dòng chảy sinh mệnh này làm sao chúng ta tránh được những khúc cua, ngã rẽ của cuộc đời. Có những lúc chúng ta rơi vào hố sâu của bi quan, gần như tuyệt vọng. Những lúc ấy bỗng rất cần một bàn tay giơ ra để chúng ta nắm lấy, hà hơi, tiếp sức cho chúng ta những tia hi vọng, gieo vào tâm trí chúng ta những hạt mầm tươi sáng, giúp chúng ta xóa bỏ được những áng mây đen trên đầu để nhìn thấy sau bầu trời xám xịt kia, trên tầng cao vời vợi ấy vẫn là bầu trời xanh, ánh nắng vàng.
Những người ấy có thể chỉ lướt qua cuộc đời chúng ta, hoặc chúng ta chỉ bắt gặp họ trong những câu chữ, sách vở mà họ viết, nhưng đã khiến chúng ta thay đổi để sống tốt hơn mỗi ngày. Họ chưa từng quay lại để nói rằng: bạn nợ tôi đấy nhé!
Chúng ta nợ nhiều lắm, những món nợ trần ai chẳng bao giờ kể hết được, nợ nụ cười của chị tạp vụ khi pha cho mình ly cafe buổi sáng, nợ chị lao công một khuôn viên sạch sẽ khiến tâm hồn ta cũng như được dọn dẹp sạch khỏi những bộn bề. Nợ hàng cây xanh mát thứ không khí trong lành. Nợ bầu trời trong xanh thứ cảm xúc dịu ngọt. Nợ những chú chim ca tiếng hót lảnh lót vui tươi…
Chúng ta nợ cuộc đời một lời cảm ơn vào sớm mai, khi ta vẫn là người may mắn tỉnh giấc để sống và trải nghiệm một ngày mới. Chúng ta nợ thời gian đã giúp chúng ta xóa nhòa những dấu vết đau thương, đã lặng lẽ giúp đỡ chúng ta kiên trì như dòng nước chảy âm thầm nhưng đủ bào mòn những tảng đá lớn, thời gian là thứ công bằng nhất trên trần gian.
Miên man mãi tôi quay về với suy nghĩ đến câu chuyện của đôi vợ chồng buổi sáng nay. Đương nhiên rồi, chị vợ chẳng thể đền bù món nợ thanh xuân và chi phí cơ hội mà anh chồng đã đòi. Chắc hẳn cũng sẽ chẳng có một đơn vị nào định giá được, một công ty tài chính nào xác định để quy món nợ ân tình ra tiền để mà đền bù cho xứng đáng cả. Chỉ là tự bản thân chúng ta nên nhìn nhận ra những món nợ ấy, để có cách đối đãi phù hợp.
Có thể ba, mẹ lúc về già sẽ trái tính, trái nết một chút nhưng nếu nghĩ đến nợ lớn lao ấy, chúng ta dễ dàng chấp nhận mà yêu thương, trân quý đấng sinh thành. Có thể thầy cô không đòi hỏi món nợ ấy, nhưng để có ngày hôm nay, chẳng ai có thể tự mình trưởng thành mà không cần một người thầy dìu dắt, dẫn đường, có thể chỉ là người chỉ chúng ta cách thức làm việc hiệu quả, cách thức mưu sinh trong dòng đời xuôi ngược, để chúng ta biết ơn và kính trọng.
Hãy cảm ơn người bạn đời của mình khi những lúc vất vả gian lao vẫn cùng mình nắm tay vượt qua giông bão, vợ chồng nào mà chẳng có mâu thuẫn, nhưng tại sao chúng ta không lấy cái hạn chế của người này cộng khuyết điểm của người kia rồi chia đôi ra, ai mà chẳng có những giá trị tốt đẹp riêng và những hạn chế khó khắc phục, nếu đủ yêu thương, đủ chân thành, đủ hiểu về “món nợ đời” - người ta dễ dàng tha thứ cho nhau, dễ dàng chấp nhận tính xấu của nhau…để cùng cộng hưởng, yêu thương và chăm lo cho con cái của mình.
Cuộc chia ly nào mà chẳng đớn đau, yêu thương nào đến hồi kết mà chẳng cay đắng, ly hôn nào cũng dẫn đến hậu quả, những ngã rẽ, những tổn thương, những khúc cua mà những đứa con thơ phải chịu…
Mấy ai từng nghĩ vì cảm xúc nhất thời của người trưởng thành sẽ khiến cuộc đời con đi sai mãi mãi, biết đâu đấy trên đường đời gập gềnh sẽ xô đẩy các con đến bến bờ của tang thương, bi đát, khổ đau cả một đời….
Ôi những món nợ trần ai, ai định giá dùm, ai nói cho tôi cách để trả món nợ nặng nghĩa, nặng tình.