2021-10-31, 02:13 PM
Sự THĂNG HOA
Self-Actualization
Nhớ hồi còn trẻ đọc sách hay nghe người ta nói về "thăng hoa" cho đời sống bản thân thì tôi vẫn mơ hồ về ý nghĩa danh từ thăng-hoa, chỉ nghĩ là nó có nghĩa là cải tiến bản thân. Khoảng một hai năm trước, tôi có đọc vài bài của các chuyên gia cố vấn về tâm lý trong tình yêu và hôn nhân gia đình ở Mỹ này, thì bắt gặp danh từ Self-Actualization và ý nghĩa của nó, và tôi thấy chữ self-actualization dùng cho chữ “tự thăng hoa" hay tự hoàn thiện trong tiếng Việt rất thích hợp. Hẳn là hầu hết mọi người đều biết qua về đồ họa tam giác hay núi Maslow diễn bày năm (5) mức độ hay tầng để tiến tới hoàn thành sự thăng hoa của bản thân. Mà tầng thứ năm là ở đỉnh của tam giác hay núi Maslow là self-actualization, tự thăng hoa hoàn toàn hay tự hoàn thiện, tức là phát triển tối đa những tiềm năng tích cực bên trong mỗi người.
Một vài chuyên gia tâm lý cố vấn tình yêu và hôn nhân ở Mỹ sắp xếp biểu đồ đó lại thành ba tầng. Mức độ thứ nhất là nhu cầu về sinh lý và an toàn; kế là nhu cầu về tình yêu và sự sở hữu; nhu cầu sau cùng ở là lòng tự trọng và tự hoàn thiện chính mình. Ở đây tôi muốn ghi lại chút cảm nghĩ về biểu đồ "thăng hoa trong tình yêu và đời sống hôn nhân” này.
Theo đó, tầng nhứ nhất các nhu cầu đời sống vợ chồng như không khí chỗ ở, thức ăn, nước uống, sinh lý, sự an tâm về thể chất (bảo hiểm sức khỏe), an toàn về tài chánh. Có thực mới vực được đạo. Có no bụng, không lo âu về điều kiện vật chất, thì mới mong nghĩ tới hay làm những gì để cải thiện cho bản thân, cho vợ chồng. Vì còn lo lắng tới những nhu cầu căn bản này khiến cho vợ chồng không có thời gian để dành cho nhau, để hàn huyên tâm sự, để cảm được những quan tâm, ân cần, yêu thương lẫn nhau. Những cảm giác mệt mỏi do phải chu toàn ở mức độ thứ nhất này làm ô nhiễm tương quan vợ chồng.
Tầng giữa là nhu cầu về tình yêu lãng mạn giữa vợ chồng, dĩ nhiên gồm cả nhục thể. Hai người có nhiều thời gian ở bên nhau hơn ở nhà cũng như bên ngoài, đi dạo phố, đi giải trí, đi nghỉ mát. Tình yêu giữa hai người được vun đắp đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Và từ đó trải rộng sự thân thiện và thông cảm đến với bè bạn, với tha nhân. Sở hữu vật chất được ổn định. Ở giai đoạn này, vợ chồng cùng tìm hiểu nhau để trợ giúp xoa dịu hay làm lành những tổn thương quá khứ của tâm hồn nếu có, khẳng định bản thân, ý thức tự chủ, tự biểu hiện một cách cởi mỡ và thành thật. Sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau giữ vợ chồng cũng như đối với tha nhân được hình thành ở tầng hai này và tầng sau cùng.
Tầng sau cùng là cả hai vợ chồng cùng giúp đỡ lẫn nhau để mỗi người được tự chủ, tự thăng hoa hay phát triển những tiềm năng khẳng định của tự thân đến mức hoàn thiện nhất có thể được.
Tôi còn nhớ hai mẩu chuyện từ các chuyên gia về tình yêu và hôn nhân đó kể lại qua những buổi tư vấn cho thân chủ.
Jane có một đám cưới tuyệt vời. Lấy chồng được 15 năm, ngày nọ cô chợt cảm thấy đời sống vợ chồng sao nhàm chán, cô có cảm giác chồng cô, Robert, đang khiến cho cuộc sống của cô chai sạn, nhạt nhẽo, vô vị. Cô không còn nhận thức ra chính mình thực là ai nữa, ngoại trừ làm bổn phận người vợ và làm mẹ. Sau đó cô bắt đầu thay đổi đến nỗi chồng cô hết sức kinh ngạc, sự thay đổi lột xác của cô xảy ra trước mắt Robert từng ngày. Jane trở thành một chiến binh tinh thần, cô đi học tập các khóa yoga, tham dự các buổi hội thảo học hỏi cải tiến về tâm trí để tự thăng hoa (self-actualization) bản thân. Cô có thể nói không biết chán về các đề tài tự hoàn thiện và đường lối thực hành để đạt được sự hoàn thiện tự thân đó. Cô có ý định ly thân. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên nhủ cô để phát triển cá nhân tốt đẹp hơn thì nên cùng sống với người mà cô yêu thương, tức là chồng cô, để cả hai cùng bổ túc nâng đỡ cho nhau.
Trường hợp thứ hai. Người vợ tâm sự với vị cố vấn tình yêu và hôn nhân rằng, “Chồng của cô, John là người đàn ông tuyệt vời. Là một người cha yêu thương gia đình, tôi thích và tôn trọng anh ấy, nhưng tôi cảm thấy mối quan hệ bị bế tắc, không thể trưởng thành phát triển bản thân, tôi không muốn phải chịu đựng trong 30 năm tới nữa với cuộc sống trì trệ nhàm chán như thế.” Và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên bảo con đường tự hoàn thiện bản thân của mỗi người trong hôn nhân là cả hai dành thời gian và năng lực tình cảm để hiểu biết nhau và cùng thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện.
Như vậy, để đạt được sự thăng hoa cho bản thân thì bắt đầu từ những gì căn bản cần yếu trong đời sống từ nhu cầu vật chất kinh tế và thể xác, tiếp đến là vun đắp đậm đà thêm tình yêu vợ chồng, cũng như mở rộng tương giao tình cảm với thân hữu và với tha nhân, và sau hết là lòng tự trọng cùng những tiềm năng thiện lành ở tự thân; do đó trong hôn nhân cả hai vợ chồng phải cùng trợ giúp để tìm hiểu lẫn nhau, để thúc đẩy sự hoàn thiện, để thăng hoa đến mức có thể được những gì tốt đẹp trong mỗi người. Phải chăng đó là hạnh phúc thật sự mà chúng ta đi tìm kiếm? Một thân thể không đau trong một tinh thần không loạn là chân hạnh phúc của con người.
Self-Actualization
Nhớ hồi còn trẻ đọc sách hay nghe người ta nói về "thăng hoa" cho đời sống bản thân thì tôi vẫn mơ hồ về ý nghĩa danh từ thăng-hoa, chỉ nghĩ là nó có nghĩa là cải tiến bản thân. Khoảng một hai năm trước, tôi có đọc vài bài của các chuyên gia cố vấn về tâm lý trong tình yêu và hôn nhân gia đình ở Mỹ này, thì bắt gặp danh từ Self-Actualization và ý nghĩa của nó, và tôi thấy chữ self-actualization dùng cho chữ “tự thăng hoa" hay tự hoàn thiện trong tiếng Việt rất thích hợp. Hẳn là hầu hết mọi người đều biết qua về đồ họa tam giác hay núi Maslow diễn bày năm (5) mức độ hay tầng để tiến tới hoàn thành sự thăng hoa của bản thân. Mà tầng thứ năm là ở đỉnh của tam giác hay núi Maslow là self-actualization, tự thăng hoa hoàn toàn hay tự hoàn thiện, tức là phát triển tối đa những tiềm năng tích cực bên trong mỗi người.
Một vài chuyên gia tâm lý cố vấn tình yêu và hôn nhân ở Mỹ sắp xếp biểu đồ đó lại thành ba tầng. Mức độ thứ nhất là nhu cầu về sinh lý và an toàn; kế là nhu cầu về tình yêu và sự sở hữu; nhu cầu sau cùng ở là lòng tự trọng và tự hoàn thiện chính mình. Ở đây tôi muốn ghi lại chút cảm nghĩ về biểu đồ "thăng hoa trong tình yêu và đời sống hôn nhân” này.
Theo đó, tầng nhứ nhất các nhu cầu đời sống vợ chồng như không khí chỗ ở, thức ăn, nước uống, sinh lý, sự an tâm về thể chất (bảo hiểm sức khỏe), an toàn về tài chánh. Có thực mới vực được đạo. Có no bụng, không lo âu về điều kiện vật chất, thì mới mong nghĩ tới hay làm những gì để cải thiện cho bản thân, cho vợ chồng. Vì còn lo lắng tới những nhu cầu căn bản này khiến cho vợ chồng không có thời gian để dành cho nhau, để hàn huyên tâm sự, để cảm được những quan tâm, ân cần, yêu thương lẫn nhau. Những cảm giác mệt mỏi do phải chu toàn ở mức độ thứ nhất này làm ô nhiễm tương quan vợ chồng.
Tầng giữa là nhu cầu về tình yêu lãng mạn giữa vợ chồng, dĩ nhiên gồm cả nhục thể. Hai người có nhiều thời gian ở bên nhau hơn ở nhà cũng như bên ngoài, đi dạo phố, đi giải trí, đi nghỉ mát. Tình yêu giữa hai người được vun đắp đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Và từ đó trải rộng sự thân thiện và thông cảm đến với bè bạn, với tha nhân. Sở hữu vật chất được ổn định. Ở giai đoạn này, vợ chồng cùng tìm hiểu nhau để trợ giúp xoa dịu hay làm lành những tổn thương quá khứ của tâm hồn nếu có, khẳng định bản thân, ý thức tự chủ, tự biểu hiện một cách cởi mỡ và thành thật. Sự tự trọng và tôn trọng lẫn nhau giữ vợ chồng cũng như đối với tha nhân được hình thành ở tầng hai này và tầng sau cùng.
Tầng sau cùng là cả hai vợ chồng cùng giúp đỡ lẫn nhau để mỗi người được tự chủ, tự thăng hoa hay phát triển những tiềm năng khẳng định của tự thân đến mức hoàn thiện nhất có thể được.
Tôi còn nhớ hai mẩu chuyện từ các chuyên gia về tình yêu và hôn nhân đó kể lại qua những buổi tư vấn cho thân chủ.
Jane có một đám cưới tuyệt vời. Lấy chồng được 15 năm, ngày nọ cô chợt cảm thấy đời sống vợ chồng sao nhàm chán, cô có cảm giác chồng cô, Robert, đang khiến cho cuộc sống của cô chai sạn, nhạt nhẽo, vô vị. Cô không còn nhận thức ra chính mình thực là ai nữa, ngoại trừ làm bổn phận người vợ và làm mẹ. Sau đó cô bắt đầu thay đổi đến nỗi chồng cô hết sức kinh ngạc, sự thay đổi lột xác của cô xảy ra trước mắt Robert từng ngày. Jane trở thành một chiến binh tinh thần, cô đi học tập các khóa yoga, tham dự các buổi hội thảo học hỏi cải tiến về tâm trí để tự thăng hoa (self-actualization) bản thân. Cô có thể nói không biết chán về các đề tài tự hoàn thiện và đường lối thực hành để đạt được sự hoàn thiện tự thân đó. Cô có ý định ly thân. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên nhủ cô để phát triển cá nhân tốt đẹp hơn thì nên cùng sống với người mà cô yêu thương, tức là chồng cô, để cả hai cùng bổ túc nâng đỡ cho nhau.
Trường hợp thứ hai. Người vợ tâm sự với vị cố vấn tình yêu và hôn nhân rằng, “Chồng của cô, John là người đàn ông tuyệt vời. Là một người cha yêu thương gia đình, tôi thích và tôn trọng anh ấy, nhưng tôi cảm thấy mối quan hệ bị bế tắc, không thể trưởng thành phát triển bản thân, tôi không muốn phải chịu đựng trong 30 năm tới nữa với cuộc sống trì trệ nhàm chán như thế.” Và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên bảo con đường tự hoàn thiện bản thân của mỗi người trong hôn nhân là cả hai dành thời gian và năng lực tình cảm để hiểu biết nhau và cùng thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện.
Như vậy, để đạt được sự thăng hoa cho bản thân thì bắt đầu từ những gì căn bản cần yếu trong đời sống từ nhu cầu vật chất kinh tế và thể xác, tiếp đến là vun đắp đậm đà thêm tình yêu vợ chồng, cũng như mở rộng tương giao tình cảm với thân hữu và với tha nhân, và sau hết là lòng tự trọng cùng những tiềm năng thiện lành ở tự thân; do đó trong hôn nhân cả hai vợ chồng phải cùng trợ giúp để tìm hiểu lẫn nhau, để thúc đẩy sự hoàn thiện, để thăng hoa đến mức có thể được những gì tốt đẹp trong mỗi người. Phải chăng đó là hạnh phúc thật sự mà chúng ta đi tìm kiếm? Một thân thể không đau trong một tinh thần không loạn là chân hạnh phúc của con người.
Trên tất cả đỉnh cao là sự bình yên.
Goethe
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore