2021-02-10, 10:51 PM
(2021-02-08, 07:57 PM)Dan. Wrote: Thiệt ra thì cái việc phân biệt khổ hay sướng thì cũng khó nói lắm Bé Ba ơi. Hồi còn trẻ mình không nghĩ ra đâu bạn. Giờ lớn rồi, so sánh với những cái mình có trong hiện tại mình cứ nghĩ mình sướng hơn hồi nhỏ, nhưng ngẫm lại mình mới thấy mình cũng mất đi nhiều thứ về tinh thần, chẳng hạn như mình mất đi cái thơ ngây, tong tắng của tuổi thơ, hồi đó thích cái gì là làm cái đó, giờ thì phải ngó trước ngó sau trước khi làm, đầu óc phải tính toán nhiều hơn, có nhiều cái muốn làm mà hổng dám. Tỷ như mình thích ai đó, yêu ai đó chẳng hạn, hồi nhỏ gan lắm, tìm cách thể hiện ra liền luôn, hoặc gặp nói trực tiếp, hoặc viết lá thư tìn ướt át rồi giả bộ vô tình bỏ vào hộc bàn của ẻm ý, hoặc nhờ thằng bạn đi nói giùm (kiểu này hay bị mất cơ hội, vì nó nói kiểu gì không biết cuối cùng hai đứa nó dắt tay nhau đi ăn chè chung, quê thiệt...). Giờ lớn rồi lại khác, thích ai, yêu ai cũng nhìn trước ngó sau, suy nghĩ cả tháng trời coi có nên nói ra hay không, có khi nhát quá, im luôn rồi mất luôn.
Sao kỳ vậy? Sao Bé 3 nghe nói đàn ông khi "yêu" thì khó ai cản được họ được lắm ?.....
Học trò hồi xưa của tui coi vậy chứ nghịch ghê lắm, nhưng là nghịch dễ thương, hay bày trò đủ thứ trong lớp, giờ ra chơi thì khỏi nói. Sau này khi nhà sập, mình cũng lớn lớn rồi nên có hiểu biết hơn, khi đó lại nghĩ khác đi. Bạn thử nghĩ lại cái cảnh của một người đang có nhiều thứ bỗng một hôm thức dậy thấy mình trắng tay thì biết, với người lớn khi ấy họ sẽ có cái buồn khác, với người trẻ lại có cái buồn khác, thí dụ như đi học phải cuốc bộ, sáng sáng có khi nhịn đói mà đi, nhìn cái gì cũng thấy thèm thì biết cái cảm giác ấy nó kinh khủng như thế nào.
Tui còn nhớ như in giờ thi môn chính trị cuối cấp, khi phải làm một bài văn nói về công ơn của ông kia, chẳng hiểu sao mình không viết được chữ gì, uất ức đến mức tui bỏ thi, ra ngồi góc cầu thang hút thuốc (hư từ dạo ấy), dự định bỏ môn này, đến đâu thì đến. Cô dạy môn Hóa học của tui vô tình đi ngang qua bắp gặp. Cô ngồi xuống với tui, không hề hỏi tui lý do nhưng cô hiểu liền. Cô chỉ nhẹ nhàng khuyên tui phải biết chấp nhận một sự thật, giống như cô cũng đã và đang chấp nhận, từ một người mang danh Giáo Sư phải trở thành một giáo viên, từ một người đi dạy bằng chiếc xe hơi giờ phải đạp xe đạp cà tàng... Tui nghe, tui hiểu và quay vào lớp làm bài tiếp. Bài học chấp nhận đôi khi nó thật đơn giản, đúng hông?.
Sau này Cô tui đã đi qua bễn, tui không gặp lại nữa. Nhưng hằng năm trường tui đều tổ chức họp mặt, tui có dịp gặp lại vài Thầy Cô cũ. Sự tôn trọng công ơn dạy dỗ của chúng tôi dành cho Thầy Cô của mình ngày xưa có khi còn to lớn gấp triệu lần công ơn của ông kia là vậy..
.............. .............
p/s: Nghĩ sao mà bảo tui viết cho tòa báo nào trời?. Báo nào mà nhận bài của tui chắc đi bán lúa giống sớm ah. Nhiều người cũng nói tướng tui giống ký giả, tui gân cỗ lên cãi hoài, tui là ký thiệt 100% nha, hổng tin khám đi.
Cô của bạn ngộ hén, bộ không phân biệt ra hai bài giống nhau như đúc, khác chăng là ở chỗ một bên sạch (vì chép lại) với một bên tẩy sửa vì là nguyên bản sao?. Hên cho bạn đấy, chứ tui mà là Cô giáo, bảo đảm sẽ truy tận nơi rồi cho hai bạn mỗi người một cặp trứng ngỗng mang về luộc ăn chơi vì cái tội cọp-dê bài của nhau.
............ .............
Dạ, cũng may là không bị trứng ngỗng
Hồi mười mấy năm trước, nghề giáo không đủ nuôi gia đình. Không biết bây giờ có khá hơn không?
Bé 3 tin rằng... Cứ nơi nào người lãnh đạo có đạo đức tốt, thì các thành viên sê có cuộc sống an vui.