Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo
(2018-02-15, 02:05 PM)anatta Wrote: Bạn QueQua,
Câu kệ 4 câu kiến tánh đó anatta đã có đọc một số kiến giải về nó trước đây trên các diễn đàn. Nên tuỳ theo sở hành của mỗi người mà hiểu nó.

QQ nói về Tam Minh, có phải là Túc Mệnh Minh, Thiên Nhãn Minh, và Lậu Tận Minh? Tam Minh này có đề cập đến trong PPNT. Bạn QQ có thể cho biết thiền tông có nói về Tam Minh này? Vì trong Lục Thong mà bạn đề cập, thông thứ 6 là Lậu Tận Thông. Thien tông đề cập đến thần thông diệu dụng khi ngộ tánh/thấy tánh gì đó. Tôi không thấy nhắc đến Tam Minh (chắc tôi chưa có dịp đọc qua những tài liệu thiền tông nói về Tam Minh).

Đứng trên đại lộ Biggrin của giáo pháp căn bản nguyên thuỷ, tôi thử nói lên cái nghĩa "cốt đừng chọn lựa thôi" của bài kệ 4 câu trên. Thân tâm (danh-sắc) này cũng được gọi là ngũ uẩn, trong Danh (thọ tưởng hành thức) thì phân ra có nhiều loại trạng thái được gọi là tâm hoặc pháp : có các tâm/pháp tham ái, sân hận tật đố, mê mờ, phóng dật .v.v... Tức là thân tâm này chỉ có sự vận hành của các tâm và sắc pháp mà không có một cái "ta/tôi/ngã" nào cả. Khi nghĩ hay cảm nhận "TÔI" thấy/là cái này, cái kia thì tự nhiên có sự chọn lựa để vừa ý với cái chủ thể TÔI. Nhưng, nếu khi cơn giận, hay tham muốn, hay hoan hỉ nổi lên trong tâm, thì nhận biết rằng "pháp sân đang trổ sanh" (thay vì nói "tôi" đang giận, tôi sân hận .v.v...), "pháp tham muốn", "tâm vui vẻ", .v.v... thì lúc đó không có sự chọn lựa gì cả. Dĩ nhiên đây là bước đầu của sự luyện tập chánh niệm và tỉnh giác với các pháp thiện/bất thiện sanh khởi trong tâm.

Bạn Anatta,  
Giống như qq đã viết ở post của TM, PGNT và Thiền Tông, tuy có khác nhau về tông môn, nhưng cũng từ một Phật mà ra ... do đó, các quả vị cũng giống nhau, vì thành Phật và giác ngộ cũng giống nhau. Đúng không nè?

Cho nên những gì PGNT có đạt được, thì Thiền Tông cũng có xêm xêm ... Đó là nói trên lý thuyết. Còn bạn có đồng ý hay không đứng trên tông môn và truyền thống mà nói thì khác.

Bạn giải thích về đừng lựa chọn, rất đúng, nói trên văn và thiền lý, bạn đang dùng mindful awareness chăng? Để hiểu những việc mình làm và ý thức lấy nó?

QQ xin bổ túc thêm như vầy, không nói về làm sao, chỉ nói về nhận thức.... Chúng ta gọi Tham Sân Si là tam Độc. Khoan nói tới tham, hãy hình dung Sân Si là thuốc độc như arsenic, thạch tín. Khi chúng ta nổi cơn sân si lên thì cái chất độc đó nó được tạo ra và nằm trong đầu óc của ta. Người đang nổi cơn sân hận hay si mê thì phun những cái đó ra chung quanh. 

Và khổ nổi, khi một người bị sân si mà không loại nó ra, thì nó sẽ thành một thói quen, và lúc nào họ cũng sân si. Và thế là cái chất độc đó thấm vào trong đầu óc và người đó bị ngộ độc, càng lúc càng nặng. Mà người đã bị ngộ độc sân si nặng nề lúc nào cũng nóng giận chửi bới moi móc, thì làm sao còn tâm trí để mà tu tâm dưỡng tánh? Cho nên không thể đạt được đạo lớn. Cho nên một người thiền không thể vừa sân si mà vừa giác ngộ được, vì hai cái đó nó opposite, trái ngược nhau.   Mà Sân Si là gì?

Sân chính là ghét.  Si là thương. Cho nên "quí hồ không thương ghét,"  là giải thích theo kiểu bình dân nhà quê. Hì ...
Reply


Messages In This Thread
RE: Một Khắc Chạnh Lòng Về Đạo - by QueQua - 2018-02-15, 05:48 PM