Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Lượm bài này bên nhà cô em cho mấy bạn theo chủ nghĩa độc thân của mình đọc cho vui. Còn tớ thì tớ nhớ chồng đến héo hon, "Cầu" Kỳ cốc chủ TTC bị phế ngôi rồi.
...
NHỮNG NGƯỜI ĐỘC THÂN MỚI LÀ NHỮNG NGƯỜI LÃNG MẠN NHẤT VÀ CHÍN CHẮN TRONG TÌNH YÊU NHẤT
Ở thời đại ngày nay, những ai sống độc thân và tuyên bố nói không với bất kỳ mối quan hệ nào thường ít nhiều được ngầm hiểu là những con người vừa đáng thương, vừa đáng lo. Đó đơn giản là vì thật khó khi nghĩ tới một cuộc sống đơn độc mà không gặp phải bất cứ rắc rối nào.
Suy nghĩ này khởi nguồn cho một mớ thảm họa bởi có rất nhiều người thực lòng không muốn, và cũng rất khó sống chung với người khác. Tuy vậy, hết năm này qua năm khác, họ vẫn bị ép và cũng vì xấu hổ mà buộc mình phải kết hôn, kéo theo những hệ lụy bi thảm cho tất cả những ai bị kéo vào câu chuyện này.
Nếu một cặp đôi hay bản thân những người độc thân muốn hạnh phúc, họ rất cần phải nhận thức được những lí do vì sao sống độc thân không phụ thuộc người khác là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ khi người ta nhìn nhận được việc sống đơn thân cũng quan trọng không kém gì những phương án khác thì chúng ta mới đảm bảo con người được tự do lựa chọn và từ đó, quyết định chung sống với một người mới được dựa trên những lý do đúng đắn như tình yêu chân chính, chứ không phải chung sống chỉ để tránh nỗi sợ cô đơn.
Do vậy, dưới đây là một vài trong số muôn vàn lý do vì sao bạn nên lựa chọn một cuộc sống “đơn chiếc”:
- Trước hết, ta nên công nhận rằng, việc dành tình yêu sâu đậm cho một người bạn đời đặc biệt, hay còn được gọi là “tình yêu của chủ nghĩa lãng mạn” là một khái niệm hoàn toàn mới, đầy tham vọng, kỳ cục và tồn tại được giỏi lắm là 250 năm. Trước đó, mọi người tất nhiên đã chung sống cùng nhau nhưng không quá kỳ vọng sẽ thỏa mãn và sung sướng với việc đó. Đây đơn thuần là một sắp đặt đầy tính thực dụng, tất cả vì lợi ích sinh tồn và vì những đứa trẻ. Chúng ta nên thừa nhận rằng ý niệm về cặp đôi hạnh phúc từ trước tới nay là điều cực kỳ xa lạ. Một đám cưới thuần túy lãng mạn thì hiển nhiên có tồn tại trên lý thuyết nhưng đó cũng là thứ không tưởng bởi chỉ khoảng 5 - 10% trong số chúng ta có thể đúng nghĩa đạt được nó. Điều này khiến mỗi lần thất bại trong tình yêu bớt đi bội phần xấu hổ. Chúng ta, cũng chính là xã hội này, đang vẽ ra những thứ tưởng là bình thường mà trên thực tế lại cực kỳ bất thường. Giống như thể là chúng ta đặt việc đi trên dây thành môn thể thao đại chúng vậy.
Sẽ không có gì bất ngờ nếu hầu như ai cũng sẽ ngã xuống và khả năng cao là không muốn hoặc không thể nào chịu nổi nếu phải quay lại trên đó.
- Chúng ta không nên đánh giá những ai chọn sống đơn độc là những người chẳng có tí nào lãng mạn. Sự thực thì chúng ta đều vốn là những cá nhân lãng mạn nhất mọi thời đại rồi, bởi có vậy thì chúng ta mới chẳng mấy hứng thú với các cơ hội tình duyên dành cho mình. Cuối cùng thì, chính những người nồng cháy lãng mạn nhất lại là những người cần phải cẩn trọng cao độ với việc vướng vào những mối quan hệ xoàng xĩnh: chuyện yêu đương sẽ phù hợp nhất cho cho nhóm người không kỳ vọng mấy vào điều này.
- Biết cách yêu và sống bên cạnh ai đó là biểu hiện cho sự trưởng thành, nhưng sẽ trưởng thành hơn nữa nếu nhận ra rằng đây là thứ mà sau tất cả, một người, theo tâm lý học mà nói, không thể nào đạt được - và thực tế phần lớn chúng ta cũng không thể đạt được. Ai dám cho phép bản thân được nghỉ ngơi để người khác và chính mình không phải chịu đựng hậu quả mỗi lúc mình ẩm ương khó ở dường như là một tâm hồn vĩ đại và nhân ái đích thực.
- Phản ứng hợp lý nhất khi thực sự yêu mến ai đó có lẽ là việc lựa chọn không chung sống với họ, bởi khó có chuyện sống chung mà sau này mối quan hệ không kết thúc ở mức độ thân quen suồng sã, thậm chí khinh miệt và bội bạc nhau. Nếu muốn đáp lại tình yêu một cách đúng nghĩa và phải phép, dường như những gì ta cần làm là ngưỡng mộ, tán dương, săn sóc và rồi … lặng lẽ bước đi.
- Chỉ có những người ta không mấy quen biết mới là những người ta cho là bình thường. Khi đã gần gũi, trải qua thời gian dài, hầu như ai cũng sẽ trở nên đáng chán ngán.
- Sống đơn độc sẽ không khiến bạn phải nghĩ về những mặt khó gần và kì quặc của bản thân. Sẽ không có ai kè kè giơ chiếc gương để ghi lại những trò hề của bạn và liên tục nhắc bạn phải chịu trách nhiệm về chúng. Nếu may mắn, bạn sẽ có thể chịu đựng được hoặc thậm chí tự thấy yêu quý chính mình.
- Nếu đang không ở trong mối quan hệ nào, thì có cô đơn và bị từ chối chuyện ấy thì cũng tốt hơn là đang yêu ai đó mà bị từ chối. Người độc thân không bao giờ bị người khác dập tắt hy vọng.
Tất cả những điều trên không phải để khẳng định rằng cứ sống trơ trọi một mình là thoát khỏi mọi phiền toái. Trạng thái quan hệ nào thì cũng có những mặt trái. Một cái thì cô đơn, một cái thì ngột ngạt, tức tối, và bế tắc. Sự thật là dù cho ở bất cứ tình trạng quan hệ nào, chúng ta đều khó có thể cảm thấy hạnh phúc toàn vẹn và khả năng cao sẽ thường xuyên phải khổ sở. Đây chính là luận điểm cuối cùng cho việc không nên hấp tấp bước chân vào chuyện đôi lứa, cũng không vội vã quyết chọn lối đi “đơn phương độc mã”.
Độc thân muôn năm!
Trạm Đọc dịch
Nguồn: The School Of Life
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,514
Threads: 24
Likes Received: 1,925 in 938 posts
Likes Given: 3,561
Joined: May 2020
Reputation:
48
Posts: 2,746
Threads: 1
Likes Received: 2,435 in 1,370 posts
Likes Given: 5,300
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
(2023-11-11, 09:44 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Lượm bài này bên nhà cô em cho mấy bạn theo chủ nghĩa độc thân của mình đọc cho vui. Còn tớ thì tớ nhớ chồng đến héo hon, "Cầu" Kỳ cốc chủ TTC bị phế ngôi rồi.
...
NHỮNG NGƯỜI ĐỘC THÂN MỚI LÀ NHỮNG NGƯỜI LÃNG MẠN NHẤT VÀ CHÍN CHẮN TRONG TÌNH YÊU NHẤT
Ở thời đại ngày nay, những ai sống độc thân và tuyên bố nói không với bất kỳ mối quan hệ nào thường ít nhiều được ngầm hiểu là những con người vừa đáng thương, vừa đáng lo. Đó đơn giản là vì thật khó khi nghĩ tới một cuộc sống đơn độc mà không gặp phải bất cứ rắc rối nào.
Suy nghĩ này khởi nguồn cho một mớ thảm họa bởi có rất nhiều người thực lòng không muốn, và cũng rất khó sống chung với người khác. Tuy vậy, hết năm này qua năm khác, họ vẫn bị ép và cũng vì xấu hổ mà buộc mình phải kết hôn, kéo theo những hệ lụy bi thảm cho tất cả những ai bị kéo vào câu chuyện này.
Nếu một cặp đôi hay bản thân những người độc thân muốn hạnh phúc, họ rất cần phải nhận thức được những lí do vì sao sống độc thân không phụ thuộc người khác là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ khi người ta nhìn nhận được việc sống đơn thân cũng quan trọng không kém gì những phương án khác thì chúng ta mới đảm bảo con người được tự do lựa chọn và từ đó, quyết định chung sống với một người mới được dựa trên những lý do đúng đắn như tình yêu chân chính, chứ không phải chung sống chỉ để tránh nỗi sợ cô đơn.
Do vậy, dưới đây là một vài trong số muôn vàn lý do vì sao bạn nên lựa chọn một cuộc sống “đơn chiếc”:
- Trước hết, ta nên công nhận rằng, việc dành tình yêu sâu đậm cho một người bạn đời đặc biệt, hay còn được gọi là “tình yêu của chủ nghĩa lãng mạn” là một khái niệm hoàn toàn mới, đầy tham vọng, kỳ cục và tồn tại được giỏi lắm là 250 năm. Trước đó, mọi người tất nhiên đã chung sống cùng nhau nhưng không quá kỳ vọng sẽ thỏa mãn và sung sướng với việc đó. Đây đơn thuần là một sắp đặt đầy tính thực dụng, tất cả vì lợi ích sinh tồn và vì những đứa trẻ. Chúng ta nên thừa nhận rằng ý niệm về cặp đôi hạnh phúc từ trước tới nay là điều cực kỳ xa lạ. Một đám cưới thuần túy lãng mạn thì hiển nhiên có tồn tại trên lý thuyết nhưng đó cũng là thứ không tưởng bởi chỉ khoảng 5 - 10% trong số chúng ta có thể đúng nghĩa đạt được nó. Điều này khiến mỗi lần thất bại trong tình yêu bớt đi bội phần xấu hổ. Chúng ta, cũng chính là xã hội này, đang vẽ ra những thứ tưởng là bình thường mà trên thực tế lại cực kỳ bất thường. Giống như thể là chúng ta đặt việc đi trên dây thành môn thể thao đại chúng vậy.
Sẽ không có gì bất ngờ nếu hầu như ai cũng sẽ ngã xuống và khả năng cao là không muốn hoặc không thể nào chịu nổi nếu phải quay lại trên đó.
- Chúng ta không nên đánh giá những ai chọn sống đơn độc là những người chẳng có tí nào lãng mạn. Sự thực thì chúng ta đều vốn là những cá nhân lãng mạn nhất mọi thời đại rồi, bởi có vậy thì chúng ta mới chẳng mấy hứng thú với các cơ hội tình duyên dành cho mình. Cuối cùng thì, chính những người nồng cháy lãng mạn nhất lại là những người cần phải cẩn trọng cao độ với việc vướng vào những mối quan hệ xoàng xĩnh: chuyện yêu đương sẽ phù hợp nhất cho cho nhóm người không kỳ vọng mấy vào điều này.
- Biết cách yêu và sống bên cạnh ai đó là biểu hiện cho sự trưởng thành, nhưng sẽ trưởng thành hơn nữa nếu nhận ra rằng đây là thứ mà sau tất cả, một người, theo tâm lý học mà nói, không thể nào đạt được - và thực tế phần lớn chúng ta cũng không thể đạt được. Ai dám cho phép bản thân được nghỉ ngơi để người khác và chính mình không phải chịu đựng hậu quả mỗi lúc mình ẩm ương khó ở dường như là một tâm hồn vĩ đại và nhân ái đích thực.
- Phản ứng hợp lý nhất khi thực sự yêu mến ai đó có lẽ là việc lựa chọn không chung sống với họ, bởi khó có chuyện sống chung mà sau này mối quan hệ không kết thúc ở mức độ thân quen suồng sã, thậm chí khinh miệt và bội bạc nhau. Nếu muốn đáp lại tình yêu một cách đúng nghĩa và phải phép, dường như những gì ta cần làm là ngưỡng mộ, tán dương, săn sóc và rồi … lặng lẽ bước đi.
- Chỉ có những người ta không mấy quen biết mới là những người ta cho là bình thường. Khi đã gần gũi, trải qua thời gian dài, hầu như ai cũng sẽ trở nên đáng chán ngán.
- Sống đơn độc sẽ không khiến bạn phải nghĩ về những mặt khó gần và kì quặc của bản thân. Sẽ không có ai kè kè giơ chiếc gương để ghi lại những trò hề của bạn và liên tục nhắc bạn phải chịu trách nhiệm về chúng. Nếu may mắn, bạn sẽ có thể chịu đựng được hoặc thậm chí tự thấy yêu quý chính mình.
- Nếu đang không ở trong mối quan hệ nào, thì có cô đơn và bị từ chối chuyện ấy thì cũng tốt hơn là đang yêu ai đó mà bị từ chối. Người độc thân không bao giờ bị người khác dập tắt hy vọng.
Tất cả những điều trên không phải để khẳng định rằng cứ sống trơ trọi một mình là thoát khỏi mọi phiền toái. Trạng thái quan hệ nào thì cũng có những mặt trái. Một cái thì cô đơn, một cái thì ngột ngạt, tức tối, và bế tắc. Sự thật là dù cho ở bất cứ tình trạng quan hệ nào, chúng ta đều khó có thể cảm thấy hạnh phúc toàn vẹn và khả năng cao sẽ thường xuyên phải khổ sở. Đây chính là luận điểm cuối cùng cho việc không nên hấp tấp bước chân vào chuyện đôi lứa, cũng không vội vã quyết chọn lối đi “đơn phương độc mã”.
Độc thân muôn năm!
Trạm Đọc dịch
Nguồn: The School Of Life
Hi Kỳ, mình thích bài này ghê đi. cảm ơn nàng đã đem vào đây share với...mình!
Yeah......ĐỘC THÂN MUÔN NĂM! 🙋🏻♀️
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
MUỐN QUÊN
Đây là một tấm hình rất nổi tiếng của một phóng viên nước ngoài chụp được quang cảnh một buổi học tập cải tạo vào năm 1975. Cách đây 48 năm.
Những người ngồi trong hình là tù binh VNCH. Có lẽ họ là những sỹ quan cấp úy thôi. Nhìn những khuôn mặt nặng nề chịu đựng của họ thì không thể biết được có bao nhiêu khối óc đó đã giác ngộ tinh thần “cách mạng” hay chủ thuyết Cộng Sản?
Nhưng chắc chắn một điều rằng có rất nhiều con em của những tù binh này sẽ không bao giờ quên được những gì người thân của họ đã phải trải qua trong các trại tập trung này.
Hầu hết người miền Nam có ít nhứt là vài người bà con bị bắt đưa vào các trại tù tẩy não này. Có những người thân đã bị xử tử. Người ta có thể cười lịch sự và im lặng, nhưng không thể quên nếu vẫn còn minh mẩn hay sự liêm sỉ.
Mình có người thân ở Việt Nam là con em của tù binh VNCH nhưng bi giờ họ trở thành đại gia và họ rất muốn quên. Có lẽ đồng tiền đã làm con người mờ mắt lý trí thui chột chăng. Có khác gì đâu với đám Cộng phỉ cao cấp phản bội lại hàng triệu đồng chí của họ bỏ thây nơi chiến địa để ôm tiền đu càng qua Mỹ.
BL
*** Có ai nhận ra cha chú của mình trong tấm hình này kg? 😢
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
I know it hurts.
It’s a very strange feeling how someone can be in your life for months or even years and then one day ... all of a sudden not be there anymore.
Maybe the relationship ended on good terms.... or maybe it was completely catastrophic.
Either way .... it’s so bizarre how relationships can change so vast and rapidly.
And you know what .... you may not be at peace with what happened between the two of you ... and thats perfectly fine.
Sometimes the end of a relationship can literally be one of the hardest things we go through in life.
I want you to know it’s okay that your heart still hurts because of what happened.
You have made alot of memories with this person.
And these memories that you have made is something you can’t erase no matter how hard you try.
Whether you like it or not, they are a part of your story.
I know looking on these memories can be hard, and you may wish you could forget them.
But instead of forgetting, maybe we should try to focus on what came from the relationship.
You two joined paths for a particular reason.
Maybe you walked through some of the hardest times together.
Maybe you understood each other in a way no one else ever did.
Maybe you encouraged one another to be strong or to embrace who you genuinely were as a person.
Or maybe your relationship with them opened your eyes to what you truly needed in your life.
Regardless of what the reasoning was, it’s okay to acknowledge that .... that person meant a lot to you.
And it's okay if they still do.
It’s also okay that they aren’t in your life anymore.
What alot of people dont understand is, not every relationship we encounter will last a lifetime.
You shouldn't be lingering in the past questioning why everything happened the way it did.
What you need to do. is to take what you've learned from that relationship and move forward in your life.
Knowing there are other relationships that will give you exactly what you've always dreamed of and more.
I need you to know that you're not going to feel this way forever.
You will continue to move forward and you will continue to grow with everyday that passes.
Take my advice and remember.
Sometimes the people you wanted as part of your story, are only meant to be a chapter.
Cody Bret
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
TRI KỶ
Tôi từng thân thiết với một bạn nữ trên mạng. Thân đến mức tôi từng nghĩ: À, tri kỷ của mình đây rồi!
Bạn ấy khéo léo lắm. Còn tôi thì mềm mỏng, nên hai người hợp nhau đến kỳ lạ.
Từ thân đến thích. Hai người như bị đối phương hớp hồn. Nhiều khi chỉ vu vơ: Ấy ơi... Là đã hiểu người kia muốn nói gì rồi.
Chúng tôi an ủi nhau, khi gặp chuyện trắc trở. Kể chuyện tiếu lâm cho nhau nghe khi vướng chuyện buồn. Cười ha hả khi có chuyện vui... Cứ như thế, chúng tôi chia sẻ với nhau tất tần tật. Từ chuyện công việc, làm ăn, nuôi dạy con cái, chuyện gia đình, chuyện nhân tình thế thái. Thậm chí cả những chuyện thầm kín, khó nói, cũng không ngoại lệ.
Một người bạn tin tưởng và hòa hợp như thế, là tri kỷ còn gì nữa.
Cho tới một ngày, bạn ấy tới thành phố tôi đang ở, và hẹn gặp tôi, đi cà phê, ăn uống. Nhưng kẹt nỗi, dịp ấy tôi đang có việc phải đi tỉnh khác, nên không gặp được.
Tôi đã giải thích hết lời, nhưng bạn vẫn giận. Bạn ấy bảo tôi không thật lòng, rằng tôi là người hai mặt, cố tình né tránh bạn ấy.
Tôi buồn lắm. Người mà tôi ngỡ mình hiểu rõ nhất, hóa ra tôi không hiểu được chút nào cả. Bạn ấy quay ngoắt một trăm tám mươi độ, bắt đầu rêu rao nói xấu tôi đủ điều.
Tôi vỡ mộng, buồn bã rất lâu sau đó. Tôi trở về với gia đình mình, cố gạt hình bóng bạn ấy ra khỏi đầu.
Vợ tôi vẫn vậy. Bình thường, không đẹp không xấu. Không nói ngọt ngào, không ăn mặc chưng diện. Đã hai mươi năm rồi, vợ luôn như thế bên cạnh tôi.
Từ những chuyện nhỏ, như giục tôi đi tắm, bắt tôi mua bảo hiểm, khuyên tôi bớt ăn dầu mỡ... Tới chuyện lớn hơn, như tôi bị tai nạn nằm viện, tôi đi mổ mắt, đau ốm... đều một tay vợ chăm sóc, nhắc nhở.
Tôi thường quên đi những việc ấy, những việc vợ đã làm vì tôi. Cuộc sống gia đình thường nhật cứ đều đều, có phần tẻ nhạt, làm tôi ngộ nhận vợ mình là người tầm thường.
Tôi làm một phép so sánh, giữa bạn ấy và vợ, mới vỡ lẽ ra, chính tôi mới là kẻ tầm thường, ngu ngốc, chứ không phải vợ mình.
Tôi đã có tri kỷ bên cạnh mình bao nhiêu năm nay rồi, vậy mà còn mơ hồ tìm kiếm ở đâu đâu...
P/s: Rất khó để nhìn thấy vẻ đẹp của bức ảnh này, phải không ạ...
Võ Ngọc Trí
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Tôi có một cô bạn
Bị nhiều lời gièm pha
Lúc nghe thiên hạ kể
Tôi nửa tin nửa ngờ
Rồi một lần gặp gỡ
Bạn khóc trên vai tôi
Bạn nói ra tất cả
Bao hoài nghi vỡ oà
Tôi có một người bạn
Luôn tránh mọi cuộc vui
Họ đồn cô kẹt sỉ
Họ bảo cô khinh người
Một lần tôi dò hỏi
Biết hoàn cảnh đáng thương
Chồng cô nằm một chỗ
Con ốm đau thất thường
Tôi có một người bạn
Mang tiếng kẻ thứ ba
Thiên hạ họ bàn tán
Tôi bực không sang nhà
Một lần nghe sự thật
Họ ghen tị việc riêng
Nên đặt điều nói xấu
Làm khổ cô bạn hiền
Tôi có một người bạn
Ít tâm sự sẻ chia
Nhiều người luôn đồn đoán
Suy diễn đầy nọ kia
Rồi tôi cũng biết chuyện
Cô gặp sự cố buồn
Lúc ấy tôi nín lặng
Nước mắt nhoè chợt tuôn
Tôi có một chị bạn
Chị ấy có người chồng
Anh này còn rất trẻ
Họ đồn thèm phi công
Về sau tôi được biết
Chồng, con chị qua đời
Lúc tột cùng đau khổ
Anh cứu chị lúc rơi
Những người mà tôi thấy
Họ luôn cất nỗi niềm
Có lẽ là họ sợ
Người đời bôi muối thêm
Tôi tập dần thấu hiểu
Tôi tập bớt chê cười
Bớt trêu đùa mai mỉa
Kẻo lỡ lời mất thôi
Mộc An Nhiên
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Đây là tờ vé số rất đặc biệt trên thế giới vì nó không bao giờ được xổ. Đuôi của nó là 00 và chiều ngày 3.5.1975, nó không thể được dò tại Sài Gòn và như thế, nó vẫn ẩn tàng một cơ may đổi đời ngay tại năm 2023 này.
Vé số kiến thiết trước 75 chỉ xổ mỗi tuần một lần vào chiều thứ Bảy cho toàn miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau. Chữ kiến thiết mang đúng ý nghĩa của nó vì số tiền lãi chỉ dành để xây dựng các công trình công cộng.
Có bài hát về vé số ở Sài Gòn xưa: “Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, xây đắp muôn người, được nên cửa nhà…”
Thời đó mỗi tuần xổ một lần và những tờ vé số do chính quyền Việt Nam Cộng Hoà phát hành vào ngày 26/4/1975 đã trở thành lịch sử… những tờ vé số không bao giờ được xổ.
Vé số ngày hôm ấy có in hình một con nghé đứng cạnh trâu mẹ với dòng chú thích “Tình mẫu tử” giá 10 đồng với giải lô cao nhất là 5 triệu đồng, dự kiến xổ vào ngày 3/5/1975.
Tấm vé số trên chưa kịp xổ thì VNCH đã bị mất. Kỳ xổ số trước đó là ngày 26/4/1975.
Nguyễn Hậu
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Truyện cũ, đọc lại vẫn xốn xang như lần đầu.
...
Món Nợ Ân Tình
Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam.
Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.
Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng thì cha đã bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “quân giải phóng”. Mẹ ở lại, một mình một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại. Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện. Ông là một sĩ quan trong Quân lực VNCH. Từ thành phố ông thuyên chuyển về nơi gia đình tôi đang sinh sống. Tôi không nhớ rõ những gì đã xảy ra, chỉ biết rằng đến khi bốn tuổi tôi mới có được một người mà tôi gọi bằng Ba. Ba là một người hiền lành, chân thật và rất vui tính, cởi mở. Ba chăm sóc bà nội như mẹ ruột, vì thế bà nội cũng rất thương Ba. Ngược lại, mẹ tôi không yêu Ba. Mẹ tiếp nhận Ba - một cuộc hôn nhân không giá thú - chỉ để tìm nơi nương tựa. Ba biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận.
Năm bảy mươi lăm cha tôi bất ngờ trở về, còn Ba thì lại khăn gói vào “trại cải tạo”. Mẹ vui mừng vì sự trở về của cha bao nhiêu thì tôi lại đau lòng vì sự tù tội của Ba bấy nhiêu. Tôi không hiểu được tình cảm của mẹ. Tại sao với một người chồng hết lòng thương yêu mẹ mà trái tim bà vẫn dửng dưng? Tại sao chỉ một năm ngắn ngủi sống với cha mà tình yêu bà vẫn bền vững suốt cả chục năm hơn? Tại sao mẹ có thể chấp nhận việc cha đã có vợ khác và người vợ “đồng chí” của cha đã nghiễm nhiên trở thành vợ chính thức; còn mẹ, chỉ là một người vợ danh không chính, ngôn không thuận, để mỗi lần đến thăm, cha phải nhìn trước, ngó sau như một kẻ đang phạm tội ngoại tình. Chưa kể có lần vợ của cha còn đến nhà, mắng chửi mẹ là “dâm phụ” và cũng không cần biết bà nội tôi là ai, bà chống nạnh xỉa xói:
- Cả nhà chúng mày phải tránh xa chồng bà, không thì bà cho chết cả lũ về cái tội cấu kết với cái thằng lính ngụy đang ở tù rục xương.
Cha tôi nắm tay kéo bà vợ đi xềnh xệch trước những cặp mắt tò mò của hàng xóm. Mặt bà nội xanh như chàm, bàn tay cầm cây gậy run lên bần bật vì tức giận. Mẹ ngồi bệt xuống sàn nhà với những giọt nước mắt không ngừng tuôn chảy trên khuôn mặt lơ lơ, láo láo như người mất hồn. Tôi cũng không nhớ rõ cảm giác của mình lúc ấy ra sao nhưng hình như có một nỗi vui nào đó hiện đến rất nhanh khi tôi chợt nghĩ, đây cũng là một điều hay để giúp mẹ tôi sáng mắt ra mà nhận biết ai là người thật sự yêu thương mình. Nhưng không, mẹ tôi vẫn tối tăm quay cuồng trong mớ tình cảm hỗn độn đó dù bà nội khuyên mẹ hãy quên cha tôi đi để lo thăm nuôi Ba đang chịu tù tội, đói khát.
Phần tôi, tôi rất bất mãn trước thái độ của mẹ khi bà không có một chút quan tâm, lo lắng nào dù thật nhỏ cho cuộc sống của Ba trong cảnh khốn cùng. Mỗi lần theo cô Tư đi thăm Ba, tôi phải nói dối đủ điều về lý do tại sao mẹ vắng mặt. Dĩ nhiên, cô Tư cũng không muốn anh mình phải đau khổ - nếu biết được người vợ đầu ấp tay gối đã nhẫn tâm phủi tay, rũ bỏ tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm - nên cô dặn dò tôi phải nói dối với Ba rằng mẹ đi buôn xa không về kịp, hoặc bà nội bệnh bất ngờ mẹ phải ở nhà chăm sóc.
Có lần, sau khi thăm Ba trở về, tôi hỏi mẹ bằng thái độ khó chịu:
- Ba ở tù bốn năm rồi mà sao mẹ không đi thăm Ba một lần?
Mẹ trả lời một cách thản nhiên:
- Vì mẹ không thể phản bội cha con!
Tôi tức giận:
- Mẹ không thể, nhưng mẹ đã phản bội cha rồi.
Mẹ cho rằng tôi bất hiếu vì không phân biệt ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Tôi cười chua xót:
- Con không cần biết ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Con chỉ biết Ba là người đã cực khổ nuôi nấng con từ lúc còn bé. Con chỉ biết Ba là người đã bất kể hiểm nguy, giữa đêm khuya bế con đến bệnh viện cứu cấp khi con đau nặng. Mẹ không nói cho con biết nhưng bà nội vẫn nhắc hoài chuyện ấy.
Mẹ quay đi sau khi ném cho tôi ánh mắt giận dữ. Tôi biết mẹ không thể bỏ cha ruột của tôi, dù ông đối xử với bà tình không trọn mà nghĩa cũng chẳng tròn, nhưng ít ra bà cũng không nên rũ sạch ơn nghĩa cưu mang của Ba hơn chục năm trời.
- Mẹ hãy dẹp tình cảm qua một bên để tỉnh táo suy nghĩ xem cha đối với mẹ như thế nào. Ông đi bao nhiêu năm trời không một tin tức. Chắc trong lòng ông không hề vấn vương, thương nhớ mẹ hay nghĩ đến đứa con chưa kịp chào đời. Bằng chứng là đứa con riêng của cha nhỏ hơn con một tuổi, có nghĩa là xa mẹ chưa đầy một năm cha đã có người đàn bà khác. Rồi khi trở về đây gặp lại mẹ, đáng lẽ cha phải giải thích cho bà vợ của cha hiểu ai là người đến trước, ai là người đến sau, chứ lẽ nào cha đứng đó để chứng kiến bà ta làm hùm làm hổ với mẹ, cứ y như mẹ cướp chồng của bà ta...
Nhìn bà nội ngồi ở góc bàn sụt sùi lau nước mắt, tôi cảm thấy ân hận nên quỳ xuống cạnh bà:
- Nội à, con không muốn nói những lời làm đau lòng nội. Nhưng thật tình con không thể nào chấp nhận thái độ bạc bẽo của mẹ con. Nội thử nghĩ, nếu như ngày xưa không có Ba thì cuộc sống của gia đình mình sẽ ra sao? Nội bệnh hoạn cũng một tay Ba lo thuốc men mà không hề phân biệt rằng, đây là mẹ chồng chứ đâu phải mẹ ruột của vợ tôi. Ba nuôi nấng con từ nhỏ đến lớn không rầy la một tiếng dù con có phạm lỗi lầm. Ba thương yêu con như một đứa con ruột thịt...
- Rồi sao nữa? Cái thằng sĩ quan ngụy đó cũng giỏi thiệt..., nó dụ dỗ được mày đứng về phe nó để chống lại cha mẹ.
Cha tôi bước vào nhà, quăng cặp táp lên chiếc phản gỗ, tay đập bàn rầm rầm:
- Anh đã nói với em rồi, con bé này đã bị thằng ngụy đó đầu độc mười mấy năm không thể nào tẩy não được mà.
Tôi lùi lại, đứng sau lưng bà nội. Dù trong lòng cũng có chút nao núng, nhưng khi nghe cha xúc phạm đến Ba, tôi tức giận đến độ không còn biết sợ là gì:
- Thưa cha, cha có biết cái “thằng ngụy” xấu xa đó đã dạy con điều gì không?...
Tôi cười chua chát tiếp lời:
- Ông ấy đã dạy con, dù đi đâu xa cũng phải nhớ ngày giỗ của cha mà về nhà đốt nén nhang cho bà nội và mẹ vui lòng. Hồi mẹ được tin cha chết, mẹ khóc lóc, đau khổ nhưng không dám lập bàn thờ, thì chính cái “thằng ngụy” mà cha luôn miệng chửi rủa đó đã mang ảnh ba ra tiệm hình để rọi lớn, rồi đem về trịnh trọng đặt lên đầu tủ với lư hương, với chân đèn để làm bàn thờ cho cha. Nếu đêm nào mẹ lỡ quên vì bận bịu thì cũng chính “thằng ngụy” đó dù đã lên giường cũng vội vàng leo xuống để đốt nhang cho cha. Chưa bao giờ con nghe “thằng ngụy” đó nói một lời thất lễ với cha, nhưng cha thì lúc nào cũng chửi bới người ta, trong khi đáng lẽ cha phải cám ơn người đã thay cha gánh vác việc gia đình. “Thằng ngụy” đó đã cho con thấy hình ảnh một người chồng, người cha cao thượng, nhưng cha thì sao..., cha hãy suy nghĩ lại để từ nay đừng bao giờ xúc phạm đến Ba của con.
Hình như tình thương đối với Ba đã cho tôi thêm sức mạnh và sự bình tĩnh để dõng dạc nói lên suy nghĩ của mình không chút sợ hãi. Điều đó khiến mẹ tôi lo quắn quíu:
- Con này... ma nhập nó rồi hay sao mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo!
Mặt cha tôi như xám lại, ánh mắt ông long lên sòng sọc, đôi môi mím chặt khiến khuôn mặt ông đanh lại, hung hãn không thua gì các diễn viên đang vào vai một nhân vật phản diện độc ác. Cha đưa chân đạp chiếc ghế văng vào bàn. Ông quay lại hét vào mặt mẹ tôi:
- Em dạy dỗ con cái như thế này đây hả? Nó nói chuyện với cha nó như một phường mất dạy. Anh nói rồi... ngày nào nó còn ở trong nhà này anh sẽ không bao giờ đặt chân đến đây nữa.
Tôi nghênh mặt khiêu khích:
- Cha không cần đuổi con cũng sẽ ra khỏi nhà ngay hôm nay. Con xin nói thật... con không muốn gặp mặt người cha vô trách nhiệm, bỏ vợ, bỏ con mấy mươi năm rồi bây giờ trở lại trách vợ mình không dạy dỗ con. Cha có biết trách nhiệm dạy dỗ con thuộc về ai không?
Cái tách trà bay về phía tôi, chạm vào thành ghế bà nội đang ngồi vỡ toang. Tôi không biết nếu cái tách trúng ngay đầu bà nội thì việc gì sẽ xảy ra? Có lẽ tôi lại hứng thêm một cái tội “Tại cái con mất dạy này mới ra cớ sự!”
Sau cuộc cãi vã đó tôi thu dọn quần áo ra đi. Bà nội chạy theo níu tay tôi mếu máo dặn dò:
- Con xuống nhà cô Tư ở, đừng đi đâu bậy bạ nghe con.
Tôi cười trong nước mắt:
- Con có tư cách đến nhà cô Tư sao bà nội? Cô Tư đâu phải ruột thịt gì của con!
Mẹ đứng ngang ngạch cửa mai mỉa:
- Biết vậy là khôn đó con. Cứ đến ở thử vài ngày để xem người ta đối xử ra sao cho biết thân.
Không hiểu sao câu nói nào của mẹ cũng châm chích, cay nghiệt. Không lẽ mẹ đã quên hết những ngày cô Tư chạy đôn chạy đáo đem hàng về cho mẹ bán kiếm lời. Chẳng những thế, cô còn nhường cả khách hàng của cô cho mẹ. Ngay từ lúc Ba đến với mẹ, đâu phải cô Tư không biết tôi là con riêng của mẹ, nhưng lúc nào cô cũng đối xử với tôi ngọt ngào, thân thương như đứa cháu ruột. Mẹ không nhớ hay cố tình chối bỏ? Tôi thất vọng não nề vì cách cư xử của mẹ nên cay đắng trả lời:
- Cô Tư đối xử với con ra sao thì cả chục năm nay con đã biết rồi không cần phải thử đâu mẹ. Con nghĩ người mà con cần thử là cha đó, cả mẹ bây giờ nữa... Mẹ à, mẹ thay đổi quá nhiều... đến độ con không còn nhận ra mẹ là người con vẫn hằng yêu quý. Trời cao, đất rộng không tha thứ cho mẹ cái tội bạc đãi Ba đâu.
Tôi quay lưng đi mà không chút luyến lưu, nuối tiếc. Tội nghiệp bà nội. Bà vừa khóc vừa gọi tên tôi rồi lúc thúc chạy theo, dúi vào tay tôi một nắm tiền:
- Cầm tiền theo mà tiêu xài đi con. Ở đâu nhớ cho nội biết để nội an tâm. Có đi thăm Ba thì lấy tiền này mua một chút đồ ăn đem theo, nói nội gửi cho Ba và xin lỗi Ba giùm..., nội già yếu rồi không thăm Ba con được.
Tôi ôm chặt lấy bà nội, nước mắt chan hòa.
Sau sáu năm học tập Ba được thả về. Hộ khẩu của Ba là căn nhà ngày xưa gia đình tôi đã chung sống, nhưng nay mẹ không đồng ý cho Ba vào nhà. Bà nội khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được quyết định của mẹ - đúng hơn là mẹ đã làm theo lệnh của cha tôi. Ông Năm hàng xóm thương Ba sa cơ thất thế, giận mẹ tôi là “phường vong ân bội nghĩa” - cụm từ này đã thay vào tên mẹ tôi mỗi khi ông nhắc đến - ông cho Ba cất cái chái nhỏ phía sân sau của ông, sát cạnh nhà mẹ trong thời gian chưa ổn định vì hàng ngày Ba phải ra công an phường trình diện.
Ba hoàn toàn không nói một lời trách móc mẹ. Tất cả nỗi đau Ba giấu kín trong lòng. Có lần bà nội sang thăm Ba, bà ân cần nắm tay Ba nói trong nước mắt:
- Má xin lỗi con. Má không biết phải làm sao cho đúng!
Ba cười hiền từ:
- Cũng là số phận của con thôi. Má đừng buồn!
Phải hơn nửa năm sau cô Tư mới đút lót được công an để chuyển hộ khẩu của Ba về nhà cô. Và tôi đã có những ngày tháng vui vẻ sống bên cạnh Ba và cô Tư. Một mái gia đình đâu phải thật sự là của tôi nhưng sao tình cảm tôi nhận về quá thiết tha, sâu đậm. Cha “bắn tiếng” hăm dọa sẽ từ bỏ, không nhận tôi là con nữa. Ba khuyên tôi nên trở về xin lỗi cha mẹ, tôi nhăn mặt trách Ba:
- Con đang ở thiên đàng sao Ba lại nỡ lòng đẩy con xuống hỏa ngục. Ba hết thương con rồi phải không? Ai muốn từ con thì cứ từ... con không sợ. Con chỉ sợ Ba từ con thôi.
Đôi mắt long lanh, đỏ hoe của Ba cho tôi biết rằng Ba đang rất hạnh phúc khi biết rằng, trong lòng tôi, Ba mới thật sự là người cha tôi yêu kính.
Ngày bà nội mất Ba không đến nhưng trong căn phòng hẹp của Ba, Ba đã lập một bàn thờ nhỏ và lặng lẽ quấn vành khăn tang. Nếu mẹ đã làm tôi thất vọng vì sự bạc tình bạc nghĩa đối với Ba thì tình cảm của Ba và bà nội làm tôi cảm động rơi nước mắt. Ba nói “Ba mồ côi từ bé, bà nội lại đối xử với Ba rất tốt, nên Ba thương bà nội như chính mẹ của mình”.
Những năm gần đây Ba mang một chứng bệnh nan y. Có lẽ, Ba sợ khi mất đi tôi sẽ bơ vơ vì không có ai là người thân thích ruột rà nơi đất khách quê người nên cứ nhắc nhở tôi trở về Việt Nam thăm “gia đình” nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó. Sự oán giận và ray rứt trong lòng tôi vẫn chưa nguôi ngoai dù thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ theo lời khuyên nhủ, nhắc nhở của Ba. Tôi muốn được ở cạnh Ba cho đến ngày cuối cùng để đền bù món nợ ân tình quá lớn mà mẹ tôi đã nợ của Ba.
Ngân Bình
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Người đàn ông đầu đội trời chân đạp đất, họ kg thường xuyên bộc lộ cảm xúc, nội tâm phức tạp của mình ra bên ngoài. Nhưng thực tế dù vững chãi đến đâu thì họ cũng có lúc mệt mỏi, có những lúc họ cũng cần sự quan tâm, an ủi. Họ cũng cần một bờ vai để tựa, một vòng tay ấm áp và những lời nói ngọt ngào khi họ cảm thấy yếu đuối, lạc lõng trong cuộc đời, và phần lớn họ chỉ thể hiện bộc lộ điểm yếu đuối của mình trước mặt người họ yêu nhất.
Even stones are known to feel pain. As human beings, who doesn't have a heart, a soul, who hasn't shed tears…
...
Anh sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn, cha bỏ mẹ con anh đi từ khi anh chưa kịp chào đời.
Tuổi thơ anh lớn lên trong tình yêu thương của mẹ, nhưng lại thiếu đi hình bóng của một người cha. Mẹ ở vậy nuôi anh khôn lớn.
Anh học giỏi hơn bất cứ đứa trẻ nào trong lớp. Khi nào anh cũng phải là số một. Anh không muốn mẹ buồn lòng vì mình bởi mẹ anh đã hi sinh và chịu quá nhiều thiệt thòi vì anh, vì cho anh cuộc sống này. Và nhất là anh không muốn người khác nhìn anh bằng con mắt thương hại. Anh mới là người có quyền được thương hại người khác mà thôi.
Khi gặp anh, chị cảm mến ngay người con trai hơn mình không nhiều tuổi nhưng chín chắn, độc lập và mạnh mẽ vô cùng. Anh luôn sống có trách nhiệm với tất cả những gì anh làm, ngay cả trong tình yêu cũng vậy, ngày biết tin mình có thai, chị hoang mang cực độ. Nhưng anh lại bình thản vô cùng. Anh ôm chị vào lòng, hôn lên môi chị dịu dàng:
Tháng sau mình cưới nhé! Anh muốn cưới em, nhưng chưa kịp nói mà thôi! Nay, được cả trâu lẫn nghé, anh lời quá rồi. Mà mẹ, cũng mong cháu lắm rồi đấy!
Thế là chị làm vợ anh sau một thời gian dài yêu nhau. Nhưng nếu như trước kia, chị chỉ nhìn thấy ở anh một người đàn ông vững trãi và mạnh mẽ . Thì nay, khi là vợ chồng đầu gối, tay ấp, chị mới nhận ra, một góc nào đó trong con người anh ẩn giấu một nỗi cô đơn không thể diễn tả bằng lời. Nhiều khi nhìn anh ngồi một mình đốt thuốc trong đêm khuya, chị cảm thấy nỗi cô đơn ấy hiện hữu một cách mạnh mẽ nơi người đàn ông của cuộc đời mình.
Anh thường ôm chị, anh rất hay ôm chị, như thể đó là cách anh cảm thấy bình an và ấm áp. Khi đi làm về việc đầu tiên là xuống bếp và âu yếm ôm chị một cái, khi xem ti vi, anh cũng phải ôm chị hoặc kéo chị ngồi sát bên anh, khi ngủ cũng vậy, anh cũng rất thích ôm chị vào trong lồng ngực của mình. Chị đùa anh: Anh nghiện ôm, hay là nghiện em?
Anh cười: Anh nghiện cả hai mất rồi! Cái nghiện này, em không bắt anh cai đấy chứ?
Chị cười: Em sẵn sàng mua thêm thuốc nghiện cho anh!
Lúc đầu, chị nghĩ, có lẽ vì anh yêu chị quá nhiều, vì anh là người sống tình cảm nên mới sinh ra cái cảm giác quyến luyến như thế. Chị cảm thấy, anh còn quyến luyến chị nhiều hơn cả khi hai người yêu nhau. Có lần chị hỏi anh vì sao lại thế?
Anh cười: Ngày xưa, chưa là của anh, bây giờ em là của anh rồi, nên anh phải yêu hơn chứ! Những lúc như thế, chị chỉ biết ôm lấy anh trong niềm hạnh phúc nghẹn lòng.
Nhưng dần dần chị mới nhận ra, bên cạnh những lí do đó còn là vì anh luôn luôn sợ mất chị. Sợ một mình đơn độc trong cuộc đời này. Sợ một gia đình không trọn vẹn. Nghĩa là, anh cũng yếu đuối, cũng sợ hãi, cũng bất an vô cùng.
Ngày mẹ chồng chị mất, anh không khóc trước mắt mọi người, anh giữ nguyên vẻ bình thản, chắc chắn, mạnh mẽ của một đứa con trai. Anh tự tay lo cho mẹ tất cả. xắp xếp mọi việc đâu ra đấy.
Có người xì xào về chuyện tại sao anh lại có thể lạnh lùng như thế. Xong, anh bỏ ngoài tai hết. Đến chính bản thân chị cũng ngạc nhiên vì bình thường anh rất yêu thương mẹ.
Nhưng đêm ấy, và cả rất nhiều đêm khác sau đó, anh ôm chị, nhưng không phải là ủ chị trong vòng tay anh như mọi khi mà là anh gục vào vai chị, úp mặt vào ngực chị mà khóc. Anh thấy mình đơn độc giữa cuộc đời khi người thân yêu nhất của anh đã bỏ anh đi. Anh nói:
"Anh chỉ còn mình em và con, bao nhiêu yêu thương, anh dành cả cho em, cho con. Anh không còn ai nữa".
Những khi ấy, chị chỉ biết ôm anh thật chặt như để khẳng định với anh rằng, anh mãi mãi có chị bên cạnh trong cuộc đời này.
Và chị chợt nhận ra, người đàn ông chỉ thể hiện sự yếu đuối của mình trước người đàn bà họ yêu nhất mà thôi, người đàn bà có thể đem yêu thương nồng ấm và sự mềm mại của mình để lấp đầy cái khoảng trống cô đơn và yếu đuối đó trong tâm hồn họ. Người đàn bà ấy, cũng chính là người đàn bà họ nguyện gắn bó suốt cả cuộc đời mình.
Người đàn ông như con thuyền, người đàn bà của họ chính là sông, là biển. Phần ta nhìn thấy bằng mắt chỉ là bề nổi mà thôi. Cũng giống như những người đàn ông mà ta gặp, họ chuyển động, họ mạnh mẽ, tài giỏi, hay lạnh lùng, ngạo mạn… cái đó, họ thể hiện ra ngoài ai cũng có thể thấy, ai cũng có thể biết. Nhưng cái phần chìm đi của con thuyền kia, nghĩa là cái gì ẩn phía sau tất cả nhưng thứ hiện hữu ra ngoài kia, đằng sau người đàn ông là gì? Thì chỉ có con sông của riêng họ, mặt biển của riêng họ, người đàn bà của riêng họ mới hiểu được mà thôi.
Từ khi hiểu được điều đó, thấy được điều đó, chị càng yêu anh nhiều hơn. Và thay những lúc anh ôm chị, nhiều khi, chị cũng chủ động ôm anh vào lòng mà thì thầm:
"Nếu cần, anh cứ dựa vào vai em!"
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Bài Tạ Ơn
LTK
"Tạ Ơn Đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"
Ơn mưa nắng gội rửa cát bụi đường
Cơn gió mát xua đi ngày nóng bức.
Tạ ơn nhiều những sáng chiều cơ cực
Giúp ta thêm sức mạnh chẳng chùn chân
Vượt đi lên những trở ngại, nhọc nhằn
Dù mỏi gối, chân vẫn hoài thẳng tiến.
Tạ ơn người, những anh hùng chinh chiến
Bỏ thân mình, bảo vệ chữ "Tự Do"
Đổ xương máu để gìn giữ cõi bờ
Cho đất mẹ vẹn thanh bình sông núi.
Tạ ơn anh, giữa cuộc đời muôn lối
Bước cùng em trên vạn nẻo non cao
Sánh vai em giữa biến đổi muôn màu
Ru em ngủ trong vòng tay ấm áp.
Tạ ơn nhau giữa bộn bề tấp nập
Tấm chân tình khỏa lấp nỗi niềm đau
Dẫu nhân gian còn lắm chuyện u sầu
Nuôi hy vọng... bình yên và hạnh phúc.
...
In each day's gentle awakening, as I rise,
Heart full of love, under the vast skies.
With the nurturing caress of rain and the sun's embrace,
And breezes that tenderly wipe tears from my face.
In the quiet of dawn and the calm of night's shroud,
I find strength in love's echo, clear and loud.
Through life's weave, with strands of joy and strife,
My spirit finds solace, in the fabric of life.
Deeply grateful for those who stood, brave and true,
Their tales of sacrifice, painting our world anew.
In their footsteps, seeds of freedom and hope are spread,
Crafting a future where peace and love are bred.
To you, my light in this journey so dear,
Your love, a beacon, dispelling every fear.
In the rhythm of our days, vibrant and clear,
Your embrace is my solace, always near.
Our hearts, linked in life’s flowing stream,
A union of dreams, where deep feelings teem.
Through every tear, each burst of joy we find,
In a journey of hope, peace, and love entwined.
This Thanksgiving, with hearts full to the brim,
We honor the love that makes life less grim.
For each laugh, each tear, every shared endeavor,
In gratitude, we walk together, now and forever.
LTK, Thanksgiving 2023
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Năm nay mọi người muốn làm potluck vì sẵn khách khứa họ hàng đến dùng bữa xem như buổi sum họp họ ngoại lần cuối. Mình lãnh nhiệm vụ roast chàng ham, turkey giao cho em rể. Trong lúc chàng ấy đang phơi nắng trong oven, quởn dạo một vòng đọc bài này của chú Vũ Thế Thành shared về mà cứ xót xa làm sao ấy. Tuy đã hơn 7 năm rồi mà chuyện như mới ngày hôm qua.
...
Có ai biết Nguyễn Tuấn không?
- Ngô Nhân Dụng
Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.
Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.
Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.
Thi hài Nguyễn Tuấn đang được giữ trong phòng lạnh của thành phố, với vài trăm người khác. Người ta sẽ lấy mẫu sinh học DNA từ người anh, lưu giữ để sau này cần sẽ dùng. Trong thời gian từ ha đến sáu tháng, nếu không ai đến nhận, anh sẽ được hỏa thiêu, rồi đưa về cất tại nghĩa trang của Quận Los Angeles. Trong vài năm, nếu vẫn chưa ai tìm, tro của anh sẽ được đem chôn. Mỗi năm, vào tháng Mười Hai, thành phố sẽ làm một lễ cầu nguyện cho tất cả những người được chôn chung như anh. Tôi viết bài này để xin báo Người Việt đăng ngày 22 tháng 11 năm 2014, nhân dịp 49 ngày Nguyễn Tuấn. Để xin quý vị cùng cầu nguyện hương linh anh bước vào một cõi bình an vĩnh cửu.
Tôi biết đến Tuan Nguyen nhờ đọc ký giả David Montero, tác giả bài “Who was Tuan Nguyen?” Tuan Nguyen là ai? trên tờ Los Angeles Daily News, số ngày 25 tháng Mười. Anh Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, đã gửi bài ký hay cho tòa soạn cùng học hỏi. Montero đã tìm thêm, biết Tuan Nguyen là một người Việt trong số những thuyền nhân, “boat people” chạy khỏi nước Việt Nam trước đây hơn 30 năm.
Những người đầu tiên Montero phỏng vấn chắc là các nhân viên tiệm bánh, ai cũng nhớ Tuan Nguyen. Họ cho biết mỗi buổi tối anh đều tới quán đúng 9 giờ, trả một đô la mua ly cà phê. Anh cho rất nhiều đường và chỉ quấy sữa bột, không bao giờ dùng sữa lỏng. Anh ngồi ở một cái bàn nhất định, nếu chỗ đó có ai ngồi thì anh chờ tới lúc bàn trống mới vào. Lý do vì cái bàn đó gần chỗ cắm điện để anh “chạc” máy điện thoại di động. Vì cái máy đó mà mỗi đêm anh đến quán cà phê “chạc” điện. Buổi tối anh qua đời, cái máy vẫn còn chạc chưa đầy. Chắc anh chỉ dùng cái cell phone để chơi “games,” các trò chơi điện tử. Trong máy không ghi lại một số điện thoại của người nào. Cũng không thấy số điện thoại nào gọi tới mà không gặp. Anh có rất nhiều bạn trong khu này; nhưng chắc anh không gọi cho ai bao giờ.
Tuan Nguyen sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đã hỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đã sống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.
Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quan điện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.
Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xe đổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”
Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhà thờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bà biết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. Bà Carrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngày đường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”
Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bà đã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.
Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ: “Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).
Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tị nạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh. Dân tộc Việt đã vác cây thánh giá trong bao nhiêu năm, hết cuộc chiến tranh lại đến chế độ độc tài tàn ác khiến mấy trăm ngàn người phải chết chìm trên biển cả khi chạy tị nạn. Nguyễn Tuấn vẫn một mình vác cây thánh giá đó bao nhiêu năm, cho đến ngày 4 tháng Mười năm 2014.
Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đã khó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữ tư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi có tiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sống đàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.
Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi. Cha mẹ anh đã dậy dỗ thế nào để đứa con giữ được tư cách như thế? Họ đã học hỏi từ đâu mà truyền lại cho anh các đức tính kể trên? Cha mẹ anh chỉ dậy anh theo truyền thống dân Việt. Nền luân lý mấy ngàn năm để lại, cùng nền nếp xã hội trước năm 1975 tạo môi trường đào luyện những con người như Nguyễn Tuấn.
Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Chúng ta vẫn có hàng triệu, hàng chục triệu những Nguyễn Tuấn đang được cha mẹ người Việt Nam làm gương và dậy bảo. Để các em sẽ trở thành những con người nhân từ, hào hiệp, sống tư cách đường hoàng như Nguyễn Tuấn. Dù còn ở trong nước hay đang sống khắp bốn phương trời, những Nguyễn Tuấn vẫn mang theo truyền thống luân lý của tổ tiên làm hành trang cho cả cuộc đời.
Nguyễn Tuấn mang trong mình một di sản văn hóa anh đã nhận được từ cha mẹ, ông bà, từ những người cùng sống trong xã hội chung quanh từ lúc anh sinh ra đời. Anh đã sống di sản văn hóa đó suốt cuộc đời một người vô gia cư. Cuộc sống càng gian nan, các đức tính anh thể hiện càng sáng lên rực rỡ.
Đọc xong bài báo của David Montero, nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng không cần ai thương xót Nguyễn Tuấn. Chúng ta có thể còn hãnh diện về Nguyễn Tuấn. Vì mình là một người Việt Nam như anh. Tôi muốn dậy các con tôi tấm gương của anh: Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
Ngô Nhân Dụng
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,357
Threads: 98
Likes Received: 3,352 in 1,717 posts
Likes Given: 2,182
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Đang thu dọn thì phone VN gọi sang, ”chị ơi, có tin Ngài đã viên tịch.”
- “Từ từ đã, tin từ đâu đã confirm chưa?”
Mạng xã hội đang nhao nhao kg biết tin thật hư. Sáng nay được biết Ngài đã được đưa ra khỏi bệnh viện và đã về lại chùa Phật Ân.
Xin cùng hiệp thông cầu nguyện cho Ngài tứ đại điều hoà.
…
TUỆ SỸ: "... Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tàn, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng.
Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục, không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia.
Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chiều theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức..."
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|