Tạp ghi
(2022-09-21, 10:17 AM)abc Wrote: Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Đức Phật dạy rằng: “Đừng làm điều ác; hãy làm điều thiện.”

Nếu chúng ta muốn tránh làm điều ác, chúng ta cần phải biết cái gì là điều ác, cái gì là bất thiện.

Đôi lúc, chúng ta có thể cho rằng cái gì đó là thiện, trong khi thật sự điều đó lại là bất thiện. Hay đôi khi chúng ta có thể nghĩ cái gì đó là bất thiện, trong khi nó lại là thiện.

Chúng ta cần phải hiểu cái nào là ác và cái nào là thiện.

Thắng Pháp (Abhidhamma) giúp chúng ta hiểu điều này.

Thắng Pháp (Abhidhamma) dạy chúng ta rằng
  1. bất cứ cái gì kết hợp với tham, sân và si là ác, là bất thiện. Và
  2. bất cứ cái gì kết hợp với những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là  thiện.
Những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là vô tham, vô sân (có nghĩa là lòng từ) và vô si (hay là trí tuệ, sự hiểu biết).

Nếu không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn có thể lầm lạc khi phân biệt cái gì là ác và cái gì là thiện.

U Sīlānanda

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...

Cảm ơn Sư U Silananda.
Cảm ơn huynh abc.

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
DUYÊN 
Hỏi: Câu “mọi sự tùy duyên” phải hiểu thế nào cho đúng Chánh pháp?
Đáp:
Câu đó rất nhiều người hiểu lầm, và từ đó nó dẫn đến chuyện dùng sai chỗ. Từ hiểu lầm dẫn đến chuyện dùng sai chỗ.
Tùy duyên đây có nghĩa là như thế này.
Cái đáng ngại nhất là chúng ta sống theo lối mòn, nghe kịp không? Sống theo lối mòn. Ví dụ: phải như vậy, phải như vậy thì tôi mới vừa lòng, không được như vậy thì tôi không vừa lòng, không được như vậy thì tôi sẽ không hành động, thì cái đó không nên. Mà cái quan trọng nhất là: Đời sống, hành động của người Phật tử, tăng ni, gọi chung là con Phật, Phật tử, cái quan trọng nhát là mình nhắm tới:
1. Cứu cánh (Diệt Khổ)
2. Đường hướng (Con đường Bát Chánh Đạo).
Trên con đường đó có bao nhiêu chuyện bất trắc thì mình theo đó mà giải quyết. Đó gọi là tùy duyên. Chớ không phải tùy duyên là mình muốn làm gì thì làm, rồi mình nói “tại vì tôi tùy duyên”.
Duyên đây có nghĩa là: Lúc nào trong đời sống và hành động có cứu cánh hướng đến & phải có đường hướng để đi, trong lúc nhắm đến cứu cánh và trong lúc đặt bước trên đường hành trì thì mình phải biết co giãn.
Thí dụ như, lẽ ra chương trình hồi đầu mình tính là mình đi 18, nhóm mình tu 18 người và sẽ che lều bạt, chỗ ăn chỗ ở như vậy đó. Nhưng giờ cuối con số nó không phải 18 mà nó ít hơn 18 hoặc nhiều hơn 18 vẫn ok. Đó gọi là tùy duyên. Rồi hồi đầu mình tính nấu cơm, làm bánh mì, giờ cuối chỉ có mì gói mình cũng ok. Hồi đầu mình tính uống nước chai, nước suối mà giờ cuối phải lấy nước bên đường để lọc uống một cách dã chiến cũng ok. Nhưng quan trọng nhất là: Đích đến của mình là gì, và hành trình mình đường hướng ra sao. Vẫn giữ nguyên. Tùy duyên mà bất biến. Đó, thì trường hợp đó là tùy duyên hiểu đúng tinh thần Phật giáo.
Mình lạm dụng chữ “tùy duyên”. Mình đi chùa mà mình giờ cuối, cái ý nghĩa, cái cứu cánh, cái tinh thần, đường hướng mình không giữ nguyên rồi mình đổ thừa “tùy duyên”, kinh nói “tùy duyên”. Cái đó sai.
👉Lúc nào cũng phải nhớ: Cứu cánh & Đường hướng phải kiên định. Nhớ nha. Cứu cánh & Đường hướng phải kiên định. Còn những xoay xở trên đường mình phải tùy hoàn cảnh mà tính thì cái đó được gọi là Tùy Duyên mà Đúng Pháp, tùy duyên một cách đúng pháp. Hiểu không? Tức là cô vẫn bảo đảm là cứu cánh và đường hướng của cô nó đúng như đã vạch, còn bao nhiêu cái thay đổi ngoài ra là tùy duyên, linh động, flexible. Rồi. Xong.
Trích pháp đàm Sư Toại Khanh 09/10/2022
Reply
TẠI SAO CHÁNH NIỆM LÀ TÂM ĐẠI THIỆN???
Một số người hỏi: "Bạch ngài, ngài bảo chúng con phải chánh niệm, nhưng làm thế nào để biến chánh niệm này trở thành thiện pháp?". Họ cảm thấy khó có thể hiểu được ngay vấn đề.
Khi tâm ghi nhận - hay biết trực tiếp về một đối tượng nào đó trong hiện tại, hành giả sẽ không còn suy nghĩ gì nữa. Nếu bạn thực sự chỉ hay biết một cách trực tiếp, sẽ không còn tư tưởng nào sanh khởi trong tâm nữa. 
Nếu tâm chánh niệm mạnh, tâm tham (lobha) loại thô sẽ không còn hiện hữu trong tâm được nữa. 
Nếu tâm chánh niệm thực sự mạnh, thì sẽ không còn một tâm tham nào có thể tồn tại trong tâm, khi đó cũng không còn sân (dosa - giận, bất mãn, khó chịu), không ngã mạn (mana - so sánh mình với người, sinh ra tự ti mặc cảm hoặc kiêu ngạo), ghen tỵ (issa), hiềm hận (macchariya), trạo cử (uddhacca - tâm suy nghĩ động loạn, không kiểm soát được), hối quá (kukkucca - sự ăn năn, hối hận, nuối tiếc), hôn trầm thuỵ miên (thinamiddha - dã dượi, lờ đờ, buồn ngủ) và nghi ngờ (vicikiccha) gì nữa.
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sáng và an lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
Chỉ khi nào bạn đã tự mình trực tiếp chứng nghiệm được một nội tâm không phiền não, lúc đó bạn mới thực sự hiểu được sự cao thượng của một nội tâm như vậy. Đó là lý do tại sao chánh niệm là một thiện pháp, một tâm đại thiện.
Trích: Ngôi nhà Chánh Niệm - Sayadaw U Jotika
Reply
Hai posts trên hay lắm.  Thanks-sign-smiley-emoticon you.

Tulip4
Reply
Be mindful even when your mind is full
Reply
BUÔNG và NẮM

Từ cái Vô minh trong “Tứ Đế” , nó dẫn đến sáu khuynh hướng : -Dục, -Nộ, -Độn, -Đãng, -Mộ, -Ngộ tánh. Rồi từ sáu khuynh hướng đó dẫn đến cách “sống ác” và cách “tu thiện”.

“Sống Ác” là sao? -Cùng là hai người bất thiện không biết tu hành gì hết, nhưng một kẻ là luôn luôn sống trong cái sự bất mãn (sân, si, bực bội, phiền phức) ; Còn một kẻ thì luôn sống trong cái sự đam mê, theo đuổi, kiếm tìm và tích lũy. Sống ác chỉ có hai loại đó thôi : Một là luôn bất mãn, chống đối, không bao giờ vừa lòng, sống ở đâu là mâu thuẩn manh động ở đó . Và sống ác kiểu thứ hai là thích tùm lum. Thích thu gom, thích tích luỹ, thích sở hữu ; thì cái đó cũng gọi là sống ác.

“Sống Thiện” thì nó cũng gồm có hai hướng : Thiện vào và Thiện ra.
-“Thiện vào” là cũng làm lành , cũng nhiều công đức nhưng mà lại mong cầu quả nhân thiên. Làm lành lánh dữ nhưng mà cầu quả nhân thiên, mong cho đời sau sống lâu đừng có yểu mệnh, cầu được khỏe mạnh đừng có bệnh, nhan sắc đừng có xấu, thông minh đừng có khờ, có tiếng tăm đừng vô danh. Sống thiện mà cầu cái đó thì gọi là “hành thiện để đi vào”.
-Còn cái hạng thứ hai là hành “Thiện để đi ra”, có nghĩa là làm thiện , hành thiện nhưng không phải để cầu quả tái sanh, không phải để cầu quả nhân thiên, làm thiện không phải để cầu thứ công đức rẻ tiền.
Sẵn tui nói luôn, người ta nuôi bò không phải để lấy phân mà người ta nuôi bò để lấy thịt, da và sữa. Nhưng mà trong thời gian nuôi bò để lấy thịt da và sữa thì người ta có phân. Thì đối với một người hiểu đạo họ coi cái công đức nó chỉ là phân, mà cái chánh là mỗi lần họ làm công đức là họ tu tâm. Họ bố thí không phải để họ cầu giàu sang , mà họ bố thí để họ "mài mòn cái lòng bủn xỉn" , bố thí để lìa bỏ cái tâm sở hữu tham chấp , bố thí để mài mòn cái quan điểm "tôi" và "của tôi", bố thí để lìa bỏ thói quen cầm nắm và ôm giữ.

Đức Phật dạy :
(1) có người bố thí để mà cầu công đức;
(2) có người bố thí vì cái thói quen;
(3) có người bố thí vì cái hoàn cảnh trước mắt mình (không cho thì coi nó kỳ) ; chỉ có hạng thứ tư
(4) là bố thí để rèn luyện , để dạy cái "tâm", để mài mòn phiền não. Bởi vì nhiều đời nhiều kiếp ta chỉ có thói quen là nhận vào và thu gom. Cho nên có nhiều cái đạo lý rất hay, rất sâu xa ; liên quan đến cái chuyện bố thí mà mình không có biết.
Tui có nói rồi. -Khi ta có ý nắm giữ thì cái ta có được chỉ trong bàn tay. -Khi ta có ý ôm giữ thì cái ta có được chỉ trong vòng tay. -Khi ta có lòng ôm và nắm thì đời sau sanh ra không có gì để nắm và ôm.

Rồi một chuyện nữa, làm công đức bằng "Tâm Vô Lượng" thì mới có quả vô lượng. -Vô lượng có nghĩa là không bị ràng buộc bởi cái ý cầu danh cầu lợi. Bố thí vì cái đối tượng kia, bố thí vì "người nhận" chứ không phải bố thí vì mình. Bố thí kiểu đó gọi là "Bố thí bằng tâm vô lượng" . -Còn bố thí mà muốn cho ra , mà còn nhắm đến lợi ích cho riêng mình thì đời này hay kiếp khác... cái đó chưa gọi là Vô Lượng. Bởi quý vị có nghe chữ vô lượng tâm. - Vô lượng tâm có nghĩa là "Tâm Từ đối với vô lượng chúng sanh không phân biệt giới trí, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, chủng tộc, tôn giáo, huyết thống, nhân chủng..." , đó mới gọi là vô lượng. -"Tâm Bi vô lượng là bất nhẫn khi thấy cảnh chúng sanh sống trong quả xấu nhân xấu". -"Từ Vô Lượng" là mong cho chúng sanh được nhân lành quả lành. -"Hỷ vô lượng tâm" : là vui khi thấy các chúng sanh sống trong nhân lành quả lành. -"Xả vô lượng tâm" là giữ tâm bình thản khi nghĩ về nghiệp riêng của mỗi người.
"Vô lượng" là nhắm đến đối tượng không giới hạn. Khi ta làm công đức bằng "tâm vô lượng" thì công đức mới vô lượng. Khi ta không có lòng mong lợi ích nhỏ thì ta sẽ có lợi ích lớn.

Trong kinh Ước Nguyện - Trung Bộ, Phật dạy thế này : "Nếu mình có muốn thành Phật giải thoát, muốn được danh, được lợi, được quyền lực, tiếng tăm, được nhan sắc... chuyện đầu tiên là phải sống đúng theo Bát Chánh Đạo trước ."
Chuyện tu hành cũng vậy, chuyện đầu tiên là nếu anh bố thí, trì giới, nghe pháp, phục vụ, tu hành các cái thứ hạnh lành công đức mà với mục đích "rẻ tiền là cầu danh, cầu lợi" thì cái quả rất là nhỏ . Thay vào đó tu tập bằng "nội tâm cởi mở" không biên giới thì công đức sẽ là vô lượng. Tôi nói rất nhiều lần tu hành theo kiểu thả chim và thả diều. Ai tu mà nghĩ rằng việc gì làm xong, là lòng không bận tới nữa - Đó là tu kiểu thả chim. Tu kiểu thả diều là nói thả (buông), nhưng mà còn nắm sợi dây kéo tới kéo lui. Con diều bay cũng không cao hơn , bởi vì độ cao của con diều còn tuỳ thuộc vào độ dài của sợi dây. Hiểu không? Có người làm phước cầu quả gần, có người làm phước cầu quả xa. Cầu quả nào đi nữa , thì cũng vẫn còn nằm trong cái “chấp thủ”.
Nói vậy không có nghĩa là ta không tin nghiệp báo. Ta tin chứ. Ta biết là bố thí sẽ được cái gì , trì giới sẽ được cái gì . Chúng ta biết nhưng mà đừng bận tâm trong cái đó.

Tôi từng kể câu chuyện âm phủ , bà con còn nhớ không? Hai đứa bị đoạ xuống âm phủ, Diêm vương mới nói: "Có hai sự lựa chọn cho kiếp tới : hoặc suốt đời là người nhận hoặc suốt đời là người cho. Hai đứa lựa cái nào?" Đứa thứ nhất nói con muốn làm người nhận, thằng thứ hai nói con muốn làm người cho. Diêm vương nói: Đứa nào muốn làm người nhận thì cho nó lên làm ăn mày, suốt đời chỉ nhận thôi. Còn đứa kia muốn cho thì cho nó làm nhà giàu." Cái câu chuyện đó sâu lắm, hiểu không?

Có mấy ông Sư có thói quen rất là "đáng tiếc" , nó cứ như là tiền lệ. Hễ mỗi lần gặp Phật tử, thì chỉ nghĩ mình sẽ nhận , mà nếu vị nào có "suy nghĩ " như vậy thì cả đời sẽ nghĩ mình là đối tượng nhận mà lại quên rằng mình phải cho.
Phật nói… trong tâm chúng sanh, không cần chết rồi mới đọa, không cần chết rồi mới gọi là siêu. Phật nói : ngay trong đời sống thường nhật mình sống bằng cái tâm của loài nào thì mình đã vào ngay cảnh giới của cái loài đó trước rồi, hiểu không?
- Cả đời mà cứ chầu chực, canh me, chờ đợi được cái này cái kia của người khác thì đó gọi là sống kiểu "Ngạ quỉ". - Cả đời sẵn sàng sân si, gây gỗ, gây hấn, xung đột người này người kia làm cho ai cũng thấy ghét hết là sống như loài "A Tu La". - Cả đời sống lầm lũi, sống chui rúc, khuất lấp thì đó là "súc sanh". - Cả đời sống buông xả, yêu thương vị tha, đó là "Chư thiên". - Cả đời sống thanh tịnh, không hưởng thụ, dốc lòng muốn bỏ bớt hết là lên cõi "Phạm thiên".

- Trích bài giảng Sư Giác Nguyên : "Vô minh - Hành trình giải thoát".
Reply
GẦN GŨI THIỆN TRI THỨC 

Trong kinh điển nói rằng chúng ta nên học hiểu, nghiên cứu sách vở Phật Pháp. Có những lúc các cảm xúc và phiền não trong ta nổi lên quá mạnh mà ta không biết làm gì. Trong những lúc khó khăn như vậy, thì việc tìm đọc, nghiên cứu kinh điển, Phật Pháp sẽ giúp chuyển hướng tâm bạn đến những tư tưởng thiện. Nếu không thể làm được điều đó hoặc bạn không muốn làm, thì có thể trao đổi, chuyện trò với một người nào đó thật chánh niệm và bình an. 
 
Gần gũi với người chánh niệm và bình an sẽ giúp bạn chánh niệm và bình an hơn. Điều này rất quan trọng.
  
Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều về thiện tri thức (người bạn tinh thần), về lợi ích gần gũi với người chánh niệm và bình an. 
 
Đây cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi, ấn tượng đầu tiên của tôi với thầy tôi là thấy thầy rất chánh niệm và bình an trong mọi lúc, ngay cả khi thầy làm việc. Tôi thường kể với các bạn về người thầy đầu tiên của tôi là một nhạc sỹ, một nghệ nhân chế tác dụng cụ âm nhạc. Tôi vẫn thường nghĩ nhiều về thầy, thật là một con người chánh niệm. Tôi chưa bao giờ thấy thầy buồn bực chuyện gì cả. Chưa bao giờ thấy thầy vội vàng, luôn luôn khoan thai, ung dung, tự tại, làm mọi việc một cách rất chánh niệm, hoàn hảo và thong thả. Trong bất cứ việc gì thầy làm, thầy luôn luôn làm thật hoàn hảo. Tôi chưa bao giờ nghe thấy thầy ba hoa về bất cứ cái gì, về những thành công hay những phẩm chất, tài năng nào của mình.   Thầy cũng là một người rất có tài, nhưng thầy không bao giờ nói về bản thân mình hay tài năng của mình. Thầy chẳng bao giờ nói chuyện tiền bạc. 

Trích BẢN ĐỒ HÀNH TRÌNH TÂM LINH
Sayadaw U Jotika
Reply
(2022-10-23, 09:13 AM)abc Wrote: BUÔNG và NẮM

Từ cái Vô minh trong “Tứ Đế” , nó dẫn đến sáu khuynh hướng : -Dục, -Nộ, -Độn, -Đãng, -Mộ, -Ngộ tánh. Rồi từ sáu khuynh hướng đó dẫn đến cách “sống ác” và cách “tu thiện”.

“Sống Ác” là sao? -Cùng là hai người bất thiện không biết tu hành gì hết, nhưng một kẻ là luôn luôn sống trong cái sự bất mãn (sân, si, bực bội, phiền phức) ; Còn một kẻ thì luôn sống trong cái sự đam mê, theo đuổi, kiếm tìm và tích lũy. Sống ác chỉ có hai loại đó thôi : Một là luôn bất mãn, chống đối, không bao giờ vừa lòng, sống ở đâu là mâu thuẩn manh động ở đó . Và sống ác kiểu thứ hai là thích tùm lum. Thích thu gom, thích tích luỹ, thích sở hữu ; thì cái đó cũng gọi là sống ác.

“Sống Thiện” thì nó cũng gồm có hai hướng : Thiện vào và Thiện ra.
-“Thiện vào” là cũng làm lành , cũng nhiều công đức nhưng mà lại mong cầu quả nhân thiên. Làm lành lánh dữ nhưng mà cầu quả nhân thiên, mong cho đời sau sống lâu đừng có yểu mệnh, cầu được khỏe mạnh đừng có bệnh, nhan sắc đừng có xấu, thông minh đừng có khờ, có tiếng tăm đừng vô danh. Sống thiện mà cầu cái đó thì gọi là “hành thiện để đi vào”.
-Còn cái hạng thứ hai là hành “Thiện để đi ra”, có nghĩa là làm thiện , hành thiện nhưng không phải để cầu quả tái sanh, không phải để cầu quả nhân thiên, làm thiện không phải để cầu thứ công đức rẻ tiền.
Sẵn tui nói luôn, người ta nuôi bò không phải để lấy phân mà người ta nuôi bò để lấy thịt, da và sữa. Nhưng mà trong thời gian nuôi bò để lấy thịt da và sữa thì người ta có phân. Thì đối với một người hiểu đạo họ coi cái công đức nó chỉ là phân, mà cái chánh là mỗi lần họ làm công đức là họ tu tâm. Họ bố thí không phải để họ cầu giàu sang , mà họ bố thí để họ "mài mòn cái lòng bủn xỉn" , bố thí để lìa bỏ cái tâm sở hữu tham chấp , bố thí để mài mòn cái quan điểm "tôi" và "của tôi", bố thí để lìa bỏ thói quen cầm nắm và ôm giữ.

Đức Phật dạy :
(1) có người bố thí để mà cầu công đức;
(2) có người bố thí vì cái thói quen;
(3) có người bố thí vì cái hoàn cảnh trước mắt mình (không cho thì coi nó kỳ) ; chỉ có hạng thứ tư
(4) là bố thí để rèn luyện , để dạy cái "tâm", để mài mòn phiền não. Bởi vì nhiều đời nhiều kiếp ta chỉ có thói quen là nhận vào và thu gom. Cho nên có nhiều cái đạo lý rất hay, rất sâu xa ; liên quan đến cái chuyện bố thí mà mình không có biết.
Tui có nói rồi. -Khi ta có ý nắm giữ thì cái ta có được chỉ trong bàn tay. -Khi ta có ý ôm giữ thì cái ta có được chỉ trong vòng tay. -Khi ta có lòng ôm và nắm thì đời sau sanh ra không có gì để nắm và ôm.

Rồi một chuyện nữa, làm công đức bằng "Tâm Vô Lượng" thì mới có quả vô lượng. -Vô lượng có nghĩa là không bị ràng buộc bởi cái ý cầu danh cầu lợi. Bố thí vì cái đối tượng kia, bố thí vì "người nhận" chứ không phải bố thí vì mình. Bố thí kiểu đó gọi là "Bố thí bằng tâm vô lượng" . -Còn bố thí mà muốn cho ra , mà còn nhắm đến lợi ích cho riêng mình thì đời này hay kiếp khác... cái đó chưa gọi là Vô Lượng. Bởi quý vị có nghe chữ vô lượng tâm. - Vô lượng tâm có nghĩa là "Tâm Từ đối với vô lượng chúng sanh không phân biệt giới trí, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, chủng tộc, tôn giáo, huyết thống, nhân chủng..." , đó mới gọi là vô lượng. -"Tâm Bi vô lượng là bất nhẫn khi thấy cảnh chúng sanh sống trong quả xấu nhân xấu". -"Từ Vô Lượng" là mong cho chúng sanh được nhân lành quả lành. -"Hỷ vô lượng tâm" : là vui khi thấy các chúng sanh sống trong nhân lành quả lành. -"Xả vô lượng tâm" là giữ tâm bình thản khi nghĩ về nghiệp riêng của mỗi người.
"Vô lượng" là nhắm đến đối tượng không giới hạn. Khi ta làm công đức bằng "tâm vô lượng" thì công đức mới vô lượng. Khi ta không có lòng mong lợi ích nhỏ thì ta sẽ có lợi ích lớn.

Trong kinh Ước Nguyện - Trung Bộ, Phật dạy thế này : "Nếu mình có muốn thành Phật giải thoát, muốn được danh, được lợi, được quyền lực, tiếng tăm, được nhan sắc... chuyện đầu tiên là phải sống đúng theo Bát Chánh Đạo trước ."
Chuyện tu hành cũng vậy, chuyện đầu tiên là nếu anh bố thí, trì giới, nghe pháp, phục vụ, tu hành các cái thứ hạnh lành công đức mà với mục đích "rẻ tiền là cầu danh, cầu lợi" thì cái quả rất là nhỏ . Thay vào đó tu tập bằng "nội tâm cởi mở" không biên giới thì công đức sẽ là vô lượng. Tôi nói rất nhiều lần tu hành theo kiểu thả chim và thả diều. Ai tu mà nghĩ rằng việc gì làm xong, là lòng không bận tới nữa - Đó là tu kiểu thả chim. Tu kiểu thả diều là nói thả (buông), nhưng mà còn nắm sợi dây kéo tới kéo lui. Con diều bay cũng không cao hơn , bởi vì độ cao của con diều còn tuỳ thuộc vào độ dài của sợi dây. Hiểu không? Có người làm phước cầu quả gần, có người làm phước cầu quả xa. Cầu quả nào đi nữa , thì cũng vẫn còn nằm trong cái “chấp thủ”.
Nói vậy không có nghĩa là ta không tin nghiệp báo. Ta tin chứ. Ta biết là bố thí sẽ được cái gì , trì giới sẽ được cái gì . Chúng ta biết nhưng mà đừng bận tâm trong cái đó.

Tôi từng kể câu chuyện âm phủ , bà con còn nhớ không? Hai đứa bị đoạ xuống âm phủ, Diêm vương mới nói: "Có hai sự lựa chọn cho kiếp tới : hoặc suốt đời là người nhận hoặc suốt đời là người cho. Hai đứa lựa cái nào?" Đứa thứ nhất nói con muốn làm người nhận, thằng thứ hai nói con muốn làm người cho. Diêm vương nói: Đứa nào muốn làm người nhận thì cho nó lên làm ăn mày, suốt đời chỉ nhận thôi. Còn đứa kia muốn cho thì cho nó làm nhà giàu." Cái câu chuyện đó sâu lắm, hiểu không?

Có mấy ông Sư có thói quen rất là "đáng tiếc" , nó cứ như là tiền lệ. Hễ mỗi lần gặp Phật tử, thì chỉ nghĩ mình sẽ nhận , mà nếu vị nào có "suy nghĩ " như vậy thì cả đời sẽ nghĩ mình là đối tượng nhận mà lại quên rằng mình phải cho.
Phật nói… trong tâm chúng sanh, không cần chết rồi mới đọa, không cần chết rồi mới gọi là siêu. Phật nói : ngay trong đời sống thường nhật mình sống bằng cái tâm của loài nào thì mình đã vào ngay cảnh giới của cái loài đó trước rồi, hiểu không?
- Cả đời mà cứ chầu chực, canh me, chờ đợi được cái này cái kia của người khác thì đó gọi là sống kiểu "Ngạ quỉ". - Cả đời sẵn sàng sân si, gây gỗ, gây hấn, xung đột người này người kia làm cho ai cũng thấy ghét hết là sống như loài "A Tu La". - Cả đời sống lầm lũi, sống chui rúc, khuất lấp thì đó là "súc sanh". - Cả đời sống buông xả, yêu thương vị tha, đó là "Chư thiên". - Cả đời sống thanh tịnh, không hưởng thụ, dốc lòng muốn bỏ bớt hết là lên cõi "Phạm thiên".

- Trích bài giảng Sư Giác Nguyên : "Vô minh - Hành trình giải thoát".
Tâm vô lượng là Tâm trống rỗng! 

Người Tâm trống rỗng là người TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ  một thứ gì từ những suy nghĩ trong đầu, cho đến vật chất.

Người bố thí hết tất cả vật chất không còn gì...... mà trong đầu CÓ suy nghĩ là bố thí thì Tâm chưa trống rỗng! 
Tâm vẫn còn vướng mắc CÓ cái gì trong Tâm để bố thí. 

Người đi tu là người buông bỏ hết cũng chưa phải là người Tâm vô lượng trống rỗng! 
Tâm người  vốn vô lượng  trống rỗng! Buông bỏ vật chất đi tu để CÓ Tâm vô lượng  trống rỗng sao được???

Với lại bố thí mà Tâmphải suy nghĩ chọn lựa cho cái này, giữ lại cái kia thì tới kiếp nào mới buông bỏ để CÓ Tâm vô lượng đây???

Cho con TÉP giữ con TÔM mà Sư phải dạy tu tập nữa sao?
Reply
ÁI NGỮ - THIỆN ĐÃI

Hôm nay chúng ta học tiếp theo 2 Pháp nữa: ái ngữ và thiện đãi.

‘Ái ngữ’ tiếng Pali có nhiều từ. Trong Kinh này ngài Xá Lợi Phất xài chữ ‘sakhalya’. Chú giải giải thích ái ngữ là lời nói đi thẳng vào tim người nghe.

Canasukha = dễ nghe, nghe êm tai (cana = lỗ tai ; sukha = sự thoải mái)

Hadayangama = câu nói đi thẳng vào tim

Samasanthatika = lời nói dẫn đến sự an tĩnh cho tâm hồn người nghe.

Asamasankhatika = lời nói không phải ái ngữ. Lời nói gây sự xáo trộn cảm xúc người nghe, làm người ta bị khó chịu.

Đây có 2 pháp liên hệ đến đời sống và cuộc tu chúng ta là ái ngữ và thiện đãi. Đọc sơ qua thì không thấy thấm thía nhưng nó quan trọng ở chỗ: một tâm hồn bất thiện thì không thể có ái ngữ. Nên muốn có ái ngữ, bản thân tâm hồn mình phải thiện lành. Chót lưỡi đầu môi (miệng nói mà bụng nghĩ khác) không gọi là ái ngữ, mà là môi miếng.

‘Thiện đãi’ = tiếp đón thân tình.

Có hai cách đối xử, tiếp đãi nhau:

- Bằng vật chất = amisapatisanthara. Là đem thức ăn thức uống trao tặng cho nhau.

- Bằng pháp thoại = dhammapatisanthara. Chú giải ghi dhammakathakathananm nghĩa là bằng sự trao đổi hay thuyết giảng giáo lý. Xem Kinh ta thấy các tỳ kheo gặp nhau chỉ có hai việc để làm. Một là trao đổi đàm luận, thuyết giảng Phật pháp cho nhau nghe. Hai là im lặng theo cách của bậc thánh (thiền định). Chớ không có việc làm thứ ba.

SGN
Reply
KHI MÌNH TẠO MỘT THIỆN HOẶC ÁC NGHIỆP CŨNG CÓ NGHĨA LÀ MÌNH ĐÃ TẠO RA MỘT CHUỖI MẮC XÍCH NGHIỆP THIỆN-ÁC LÂY LAN RA CHO THIÊN HẠ.


 Một phút giây mà mình làm việc bất thiện nó không chỉ là chuyện của mình mà nó còn là chuyện của thiên hạ .

 Khi chúng ta làm một công đức: bố thí, quét rác, chùi cầu, rửa chén,… nó không phải là công đức cho mình mà nó là công đức cho vô lượng chúng sinh.

Tại sao vậy?
Là vì do tôi tạo công đức, ví dụ như quét dọn thì đời sau sanh ra đi đâu tôi cũng được ở cái chỗ sạch sẽ và khi người ta đến gặp chỗ tôi ở, ai cũng có cái ý muốn dọn dẹp hết, và chính khi họ dọn là họ được công đức. Khi tôi bố thí nhiều thì đời sau sanh ra người ta gặp mặt tôi là người ta muốn cho, còn phước bố thí ít quá thì người ta gặp mình, một là người ta không thích, hai là người ta nghĩ: “Chắc có người khác cho rồi, khỏi cho luôn!”. Trường hợp đó có!

 Cho nên, khi mình tạo một công đức, có nghĩa là mình đã tạo ra một cái chuỗi mắc xích dây chuyền nó lây lan cho thiên hạ, và khi mình sát sanh, hành hạ chúng sanh hoặc chửi rủa chúng sanh khác thì cũng y vậy, đời sau kiếp khác khi mình sanh ra, nhiều người họ nhìn cái mặt mình là họ cứ muốn giết, muốn chửi, muốn đánh,..và chính vì vậy là vô tình mình tạo cơ hội cho người ta gây nghiệp ác.
Các vị có biết rằng, mỗi người lúc nào cũng mang theo hai cái thùng bên cạnh mình mà mình không biết, là một thùng diêm và một thùng thuốc nổ:

 Thùng diêm: tức là phiền não tham-sân-si.
 Thùng thuốc nổ: chính là các ác nghiệp quá khứ.

Khi cái thùng diêm của tôi mà nó va vào cái thùng thuốc nổ của các vị thì nó lớn chuyện, mà cái thùng diêm của các vị nó va vào cái thùng thuốc nổ của tôi nó cũng lớn chuyện.

 Cho nên, khi mà mình đã tạo nhiều ác nghiệp thì mình sanh ra đời, mình gặp người ta; Nếu mà vị đó là bật thánh thì vị đó đâu có thùng diêm, nhưng mà nó xui một cái là nếu mình gặp đó là người phàm thì chính ác nghiệp của tôi nó khiến quý vị nhìn mặt tôi quý vị muốn chửi và khi quý vị chửi như vậy là quý vị vô tình đã tạo nên một cái nghiệp mới, còn tôi thì tôi trả cái quả cũ. Nghe kịp không?

SGN
Reply
QUÁN ÂM 

Một trong những hình ảnh đẹp của Phật giáo đó là hình ảnh Quán Âm .Tuy nhiên  99%người đeo tượng Quán Âm không chịu nhớ một điều quan trọng này :
Mình đeo tượng Quán Âm không phải đơn giản là cầu nguyện Quán Âm phù hộ cho mình , mà quan trọng nhất là mình học lắng nghe .Khi anh có khả năng lắng nghe anh sẽ được rất nhiều chuyện hay , đằng này cứ đeo tượng Quán Âm trước ngực là nghĩ Quán Âm sẽ phù hộ . Có ai hỏi tôi đeo tượng Quán Âm thì phải nghĩ như thế nào ? 

Mình phải nghĩ như thế này : Con đeo tượng Quán Âm là con đang học hạnh lắng nghe . Thứ nhất là trí tuệ, thứ hai là từ bi . Cách lắng nghe trí tuệ là luôn luôn hãy nhớ rằng nói theo Tây phương thượng đế cho mình một cái miệng và hai lỗ tai là thượng đế muốn mình nói ít hơn nghe . Luôn luôn tâm niệm rằng bất cứ ai cũng có thể cho con bài học , con xin lắng nghe cả người dốt hơn con , bằng con hay là hơn con thì ai cũng có thể cho con những bài học .Một tấm gương xấu hay là tấm gương tốt đều là cái để con nhìn mà con học .Cái tốt để con học và cái xấu để con tránh . Cho nên trên đời hơn cũng học được mà dỡ cũng học được . Mình thờ Quán Âm không phải mình giao hết tâm tình mình cho Quán Âm . Chúng ta thờ Quán Âm mà chúng ta cứ khư khư một điều Quán Âm sẽ phù hộ cho con coi chừng quí vị sẽ thất vọng . Bởi vì tôi xin nói một điều đâu có ai bị hại mà cũng được phù hộ đâu , mình thờ Quán Âm mà cái lòng mình giao cho Quán Âm rất là trẻ con . Thờ Quán Âm là thờ đạo lý Quán Âm  hạnh lắng nghe là từ bi và trí tuệ. Ở đâu có điều gì mà bổ sung cho kiến thức của con , trí tuệ của con , cho khả năng nhìn ngắm tu của con thì con lắng nghe . Thờ Quán Âm mà được hai hạnh như vậy là mình sống theo pháp . 
Mình thờ quán âm là mình thờ tinh thần từ bi, lắng tai nghe cuộc đời coi ai cần gì thì mình giúp , mình thờ Quán Âm đúng là phải như vậy . 
Tây có một câu hay lắm : Cầu nguyện lúc nguy cơ không phải để thoát nạn mà để có thêm bình tĩnh lúc nguy cấp . 

Mà tất cả các chuyên gia cứu hộ trên thế giới dù là cứu hộ đường bộ hay là đường thủy đều có chung một nhận định như nhau rằng : Trong tất cả mọi tình huống khẩn cấp cái khả năng mà thoát nạn , thoát thân , thoát chết của người bình tĩnh luôn cao hơn kẻ hoảng loạn cao gấp mấy lần trong mọi tình huống kể cả trong đường tơ kẻ tóc , chuông treo chỉ mành .Cho nên người ta nói rằng cầu nguyện thông minh là cầu nguyện trong cái nhận thức là cầu để được bình tĩnh, từ cái bình tĩnh đó mới được thoát nạn . Nếu có ra đi thì cũng ra đi bằng sự thanh thản bình tĩnh .

SƯ TOẠI KHANH
Reply
Quán Âm là Phật Bà Quan Thế Âm phải không sư phụ?

Reply
(2022-11-08, 03:07 PM)Ech Wrote: Quán Âm là Phật Bà Quan Thế Âm phải không sư phụ?

Bạn Ech , 

Phải , là Phật Bà Quan Thế Âm theo Bắc Truyền (đại thừa) 

Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) tu theo Nam Truyền (tiểu thừa) 

Theo Phật giáo nguyên thuỷ (mà theo bình dân là nam truyền -tiểu thừa) thì phật tử chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni ; còn khi nói đến Quán Âm , thì nói đến biểu tượng quán âm , chứ không nói đến một vị Phật cụ thể . Bài giảng - bài viết xoay quanh biểu tuợng quán âm và những lợi ích thiết thực của việc niệm Quán Âm
Reply
Hiện giờ tui đang ở chùa Linh Sơn chuẩn bị nghe Thầy Thích Pháp Hoà thuyết pháp. Ngày thường chùa chỉ có vài người tụng một thời kinh rồi thôi. Bữa nay chắc có khoảng trên 1000 người
Reply
(2022-11-08, 08:25 PM)abc Wrote: Hiện giờ tui đang ở chùa Linh Sơn chuẩn bị nghe Thầy Thích Pháp Hoà thuyết pháp. Ngày thường chùa chỉ có vài người tụng một thời kinh rồi thôi. Bữa nay chắc có khoảng trên 1000 người


Có đủ chỗ đậu xe không huynh?   2leluoi
Reply