Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-02-03, 04:18 PM)Be 3 Wrote: Thân Chúc sis Kỳ và GD Môt Năm Nhâm Dần 2022
An Khang và Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý.
Cám ơn Bé 3.
Kỳ cũng mến chúc Bé 3 và gia đình một năm mới nhiều sức khoẻ và an vui cát tường.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
NHỮNG CÂU NÓI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. “…trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã.” (Trích tác phẩm: "Một chuyện Xuvơnia")
2. "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình." (Trích trong tác phẩm "Đời thừa")
3. "Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao ko thể là người lương thiện nữa. Biết ko? .." (Trích trong tác phẩm "Chí Phèo")
4. "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than." (Trích từ tác phẩm "Giăng sáng").
5. "Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Và nước mắt là tấm kính làm biến hình vũ trụ..." (Francois Coppée - Nam Cao trích dẫn trong "Đôi mắt").
6. "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất..." (Trích tác phẩm "Lão Hạc" - Nam Cao).
7. "Tôi sẽ chẳng bao giờ thèm đả động đến cái tôi – cái tôi là cái đáng ghét. Vẫn biết nhiều bạn đồng nghiệp khả kính của tôi không nghĩ thế. Suốt đời họ, họ chỉ toàn nói về họ. Họ phân tích tâm hồn họ. Mà họ làm thế nhất định không phải vô ích. Nhưng họ khác, mà tôi khác..." (Trích tác phẩm "Những truyện không muốn viết" - Nam Cao).
8. "Sự thật ở bên ngoài to lớn quá, mạnh mẽ quá, ăn hiếp hẳn cuộc đời tưởng tượng, hiện hình bằng giấy trắng mực đen..." (Trích tác phẩm "Sống mòn" - Nam Cao).
9. "Sự đời không thể mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi. Một mặt trời mới sẽ mọc lên bên trên nấm mồ anh và bên trên đầu hai đứa con côi anh để lại. Một bàn tay bạn bè sẽ nắm lấy bàn tay chúng và giắt chúng cùng đi tới một cuộc đời đẹp hơn..." (Trích tác phẩm "Điếu văn" - Nam Cao).
10. "Sống đã, rồi hãy viết..." (Trích tác phẩm "Đường vô Nam" - Nam Cao).
11. “Sự đời là thế, cái gì bàn càng lắm thì càng nát, càng xa rời chân lí”. (Trích "Số đỏ"-Vũ Trọng Phụng)
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 2,709
Threads: 1
Likes Received: 2,374 in 1,341 posts
Likes Given: 5,127
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
NẾU MỘT NGÀY...
- Nếu một ngày, con bị hàm oan, bị người khác xúc phạm, tổn thương, con chỉ mỉm cười ghi nhận rồi xem nhẹ, không phản ứng, thì ngày đó con giải thoát .
- Nếu một ngày, con tin vào luật nhân quả công bình khắp thế gian. Gieo nhân gì, gặt quả nấy. Con tự nhận thấy mình là một cá thể tồn tại trong vũ trụ này, cá thể đó hoàn toàn có thể vươn lên để tự hoàn thiện mình, hòa nhập với Vũ trụ. Ngày đó con được giải thoát .
- Nếu một ngày, con thôi không bất mãn với chính mình, với những người xung quanh. Con biết chấp nhận chính mình, chấp nhận mọi người như họ đang là. Lúc đó con được giải thoát .
- Nếu một ngày, con bằng lòng với những gì con có, biết vui với chiếc điện thoại đã đủ chức năng cần thiết cho nhu cầu của mình, mà không phải là một chiếc điện thoại hạng sang. Thì ngày đó con được giải thoát .
- Nếu một ngày, con nhận ra mình làm việc vì niềm vui, vì những nhu cầu tối thiểu ăn, mặc, ở, vì muốn san sẻ cho người khác. Con chọn được một công việc vừa lợi mình, vừa không làm tổn hại đến chúng sinh khác. Không phải vì tham muốn, không phải vì muốn có nhiều hơn, thì lúc đó con được giải thoát .
- Nếu một ngày, con ngắm đóa hoa ven đường, chỉ đơn giản là ngắm và thưởng thức vẻ đẹp của đóa hoa mà không phải là muốn sở hữu nó, thì ngày đó con được giải thoát.
- Nếu một ngày, con biết cho đi, biết giúp đỡ mọi người, mọi chúng sinh. Giúp đỡ mà không yêu cầu nhận lại bất kỳ điều gì, thì ngày đó con được giải thoát .
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Làm gì có cái gọi là "khẩu xà tâm Phật", đã phun ra nọc rắn thì chắc chắn là tâm xà
Lời bạn nói ra như thế nào thì bạn chính là người như thế đấy. Làm gì có chuyện “khẩu xà tâm Phật”, bạn có thấy Phật nói lời ác độc bao giờ không?
"Thực ra tôi không có ác ý, chỉ là ‘khẩu xà tâm Phật’ mà thôi": Thực ra đằng sau mỗi cái miệng độc đoán, đều là một trái tim cũng độc ác không kém.
Tôi dám khẳng định với bạn rằng, thứ vũ khí gây ra vết thương sâu và khó lành nhất trên đời này chính là lời nói. Những lời khó nghe lúc nào cũng gây ra tổn thương nặng nề hơn bất kỳ nắm đấm hay đao kiếm nào.
"Mày từng này tuổi rồi, còn kén chọn nữa là ế thật đấy."
"Hơn ba mươi còn chưa đẻ, chắc bệnh tật gì rồi."
Những lời đánh giá nói ra nhẹ bẫng, nhưng lại khiến người nghe tổn thương rất nhiều. Lúc này mà bạn tỏ ra không vui, họ sẽ nói: "Đừng để ý nhé, tôi chỉ là ‘khẩu xà tâm Phật’ thôi, không có ác ý gì đâu", thế là bạn lại phải nuốt ngược cục tức vào trong.
Khi đó mà bạn vẫn ra điều khó chịu thì lại thành ra chuyện bé xé ra to. Không biết từ khi nào, "khẩu xà tâm Phật" đã trở thành cái cớ cho việc ăn nói vô duyên làm tổn thương người khác.
Những người cha người mẹ nói con ngu ngốc đều chưa từng thực sự tìm hiểu con, cũng chưa từng thực sự quan tâm đến việc con đang lớn lên như thế nào, chỉ biết dựa vào thành tích học tập để phê bình con. Người thầy nói bạn sẽ không vào nổi đại học cũng chưa từng cho bạn cơ hội chứng minh bản thân, chỉ biết nhìn bạn bằng con mắt hạn hẹp đầy thành kiến. Người đồng nghiệp nói ra nói vào vì bạn chưa kết hôn, chưa sinh con chẳng qua cũng chỉ đang muốn khoe rằng mình đã lấy được người chồng tốt, mỉa mai bạn chẳng ai thèm mà thôi.
Cho nên những người bên ngoài nói mình "khẩu xà tâm Phật", bên trong cũng chẳng mấy tốt đẹp. Bởi vì người thật sự có "tâm Phật" sẽ không nói lời làm tổn thương kẻ khác.
Những lời "khẩu xà tâm Phật" luôn có một cái cớ nghe vô lý nhưng rất thuyết phục: "Vì muốn tốt cho bạn."
Phần lớn những người nói chuyện khó nghe luôn có một lý do tốt đẹp: Vì muốn tốt cho bạn.
Hồi nhỏ ba mẹ mắng bạn vì quá yêu bạn, không muốn bạn mắc sai lầm; khi đi học thầy cô nói bạn ngu lâu dốt bền khó đào tạo là vì mong tương lai của bạn sẽ tốt đẹp hơn; lớn lên rồi nhiều người gièm pha bạn chưa kết hôn sinh con là vì muốn tốt cho bạn, hy vọng bạn mau chóng tìm ai đó chăm sóc cho mình.
Tóm lại, những người nói lời gây tổn thương kia luôn có lý do cho mình. Bởi vì muốn tốt cho bạn, nên mới nói chuyện thẳng thắn hơn chút, phê bình nặng lời hơn chút.
Họ cứ vin vào cái cớ muốn tốt cho bạn, không ngừng công kích bạn, thậm chí mỉa mai bạn, sau đó lại nói mình có lòng tốt.
Những người này không thèm quan tâm đến cảm xúc của bạn, dễ dàng buông lời chỉ trích bạn, chẳng qua là vì ích kỷ, không chịu đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ.
Đó là bản tính của con người. Con người vốn ích kỷ, làm việc gì cũng nghĩ cho mình trước, nói chuyện cũng là để mình được vui vẻ đã, rồi mới quan tâm đến cảm nhận của người khác. Điểm yếu của bản tính con người khiến cho người ta nói chuyện hay làm việc đều ích kỷ, rất khó đặt mình vào vị trí của người khác để cân nhắc vấn đề.
Khi bạn thật lòng suy nghĩ cho người khác, điều bạn nói và điều bạn nghĩ sẽ đồng nhất, lời nói ra cũng dễ nghe.
Nếu đã dám nhận mình là người "tâm Phật", thì tại sao cứ phải nói những lời gây tổn thương cho người khác làm gì? Nếu đã không có ác ý thì phiền bạn ăn nói tử tế một chút.
Đầu tiên, hãy nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng biết yêu thương, đồng cảm, suy nghĩ cho người khác.
Chẳng ai phải tiếp xúc với "khẩu xà" rồi lại muốn đi tìm hiểu về cái "tâm Phật" của bạn cả. Vụng ăn vụng nói không phải lý do để bạn được nói chuyện khó nghe, nếu bạn không thể "nghĩ một đằng nói một nẻo", thì hãy tập cho mình nghĩ nhiều hơn về những điều tốt đẹp. Trong lòng toàn là thiện ý thì tự nhiên lời nói ra cũng sẽ êm tai.
Thứ hai, hãy liên tục để ý đến sự thay đổi cảm xúc của người nghe, từ đó thay đổi phương thức giao tiếp.
Trong cả công việc và cuộc sống thường ngày, rất nhiều người không biết cách nhìn ánh mắt của người khác. Sáng ra đồng nghiệp vui vẻ mặc váy mới tới công ty, gặp ngay cái miệng bạn chê bai da người ta đen mặc màu này không hợp. Rõ ràng sắc mặt người ta đã sa sầm xuống rồi, bạn lại vẫn không ngừng lải nhải. Thế hỏi có khó chịu không?
Khi người ta đã tỏ ra khó chịu với những gì bạn nói thì đừng cố "đâm chọt" thêm nữa. Bạn có thể nói giảm nói tránh xuống, khéo léo nói sang chuyện khác, hoặc là thôi đừng nói nữa.
Cuối cùng, khi bạn đánh giá người khác, hãy thử đứng ở vị trí của người ta và cân nhắc thử xem họ sẽ cảm thấy thế nào.
Nhiều khi người nói vô tình người nghe có ý. Bạn cảm thấy mình không có ác ý gì, nhưng có khi người ta nghe xong lại thấy khó chịu. Cho nên khi bạn muốn buông lời đánh giá người khác, hãy thử đặt mình vào vị trí của người ta trước đã. Nếu bạn cảm thấy nghe xong mình sẽ khó chịu, buồn bực, thì cũng đừng nói cho người khác nghe.
Tóm lại, những lời độc ác sẽ làm tổn thương người nghe, cũng sẽ vạch trần mặt tối trong tâm hồn bạn. Vì vậy hãy học cách ăn nói tử tế hơn để trở thành một người dễ mến hơn, và giúp cho thế giới này trở nên thân thiện hơn nhé.
Phương Anh
...
PHẬT PHÁP LIÊN HOA - ĐỪNG BẢO " KHẨU XÀ TÂM PHẬT" VẪN LÀ NGƯỜI TỐT
Đừng bảo "khẩu xà tâm Phật" vẫn là người tốt, trong đạo Phật khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người
Buông lời đắng cay làm đau người khác nhưng vẫn bao biện rằng mình chỉ là "khẩu xà, tâm Phật", chẳng có ý hại ai, nhiều người đang vướng vào khẩu nghiệp mà chẳng biết.
Làm gì có cái gọi là "khẩu xà tâm Phật", đã phun ra nọc rắn thì chắc chắn là tâm xà
Lời bạn nói ra như thế nào thì bạn chính là người như thế đấy. Làm gì có chuyện “khẩu xà tâm Phật”, bạn có thấy Phật nói lời ác độc bao giờ không?
1.Nhiều người nghĩ lời nói vô hình, chẳng thể mang tội. Thế nhưng thực chất, một lời ác nói ra lại sắc tựa dao găm, có thể khiến đối phương tổn thương vô cùng sâu sắc. Không phải ngẫu nhiên mà Phật dạy, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất của con người.
2. Đừng viện câu “khẩu xà, tâm Phật” mà bào chữa cho những lời ác ý của bản thân. Vốn dĩ chỉ cần thốt ra ác nghiệp, không chỉ làm tổn thương người khác, mà bản thân mình cũng tự chuốc lấy báo ứng.
3. Nói dối cũng có nhiều kiểu với những mục đích khác nhau, là để vui, để lừa gạt, để khoe khoang, thậm chí là vì mưu cầu danh lợi bất chính,… Người nói dối nếu không biết nhìn lại mình, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, người khác, sớm muộn danh tiếng và uy tín của bản thân sẽ bị làm mai mọt.
4. Nói lời có mục đích xấu thì cái ác trong tâm can đang hình thành, từ đó nảy sinh những hành động không tốt. Phật dạy, người làm nhiều việc bất thiện, nghiệp phải gánh sẽ vô cùng đau đớn và bi ai.
5. Người phúc đức sẽ luôn nuôi dưỡng khẩu thiện bằng cách:
- Không nói dối, chỉ nói sự thật.
- Không nói thêu dệt nịnh hót, luôn đi thẳng vào vấn đề trọng tâm.
- Không nói hai lưỡi là không nói quanh co dua nịnh, nói xấu sau lưng, gièm pha triệt hạ bằng được đối phương.
- Không nói đâm thọc nói ác độc, chửi rủa người khác, xúc phạm nhân phẩm, thóa mạ thân sinh.
- Không nói lời tuyệt tình, không dồn đối phương vào ngõ cụt, luôn tôn trọng danh dự, nghĩ đến cảm xúc của nhau.
Lượm từ PP Liên Hoa
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 20,517
Threads: 228
Likes Received: 26 in 23 posts
Likes Given: 21
Joined: Feb 2018
Reputation:
49
(2022-03-27, 01:36 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: 3. Nói dối cũng có nhiều kiểu với những mục đích khác nhau, là để vui, để lừa gạt, để khoe khoang, thậm chí là vì mưu cầu danh lợi bất chính,… Người nói dối nếu không biết nhìn lại mình, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, người khác, sớm muộn danh tiếng và uy tín của bản thân sẽ bị làm mai mọt.
Posts: 4,664
Threads: 153
Likes Received: 1,945 in 864 posts
Likes Given: 518
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
Typo. "Mai-một" chứ không phải "mai mọt". Mai-một là tiếng Hán-Việt. Nghĩa là bị lãng quên, không còn ai biết đến.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,605 in 745 posts
Likes Given: 1,747
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-03-28, 12:11 AM)005 Wrote: Typo. "Mai-một" chứ không phải "mai mọt". Mai-một là tiếng Hán-Việt. Nghĩa là bị lãng quên, không còn ai biết đến.
Còn mai mọt là tiếng háng Việt, nghĩa là mai bị mọt ăn mất rồi, cũng sẽ không ai nhớ đến đâu
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Tôi có thói quen để dành những bài viết của tôi và anh em bạn hữu, những bài có ảnh hưởng đến tâm tình, cảm xúc của mình. Có khi chỉ là vài câu ngắn ngủi, cũng có lúc là những bài khá dài hoặc là một đoạn từ trong quyển sách nào đó. Thỉnh thoảng mở ra đọc lại, để thấy sự thay đổi, sự trưởng thành của mình trong suy nghĩ và trong tư tưởng. Bài này anh bạn của tôi viết sáu năm trước, nhưng mỗi khi đọc lại vẫn thổn thức như lần đầu…, vì tôi và anh cùng mang một tâm trạng như nhau, khắc khoải với quê hương.
…
TỔ QUỐC, NHỮNG NGÀY BUỒN
Đêm nay tôi lại trằn trọc và thao thức vì những tin tức cứ hết dồn dập lại liên tiếp xảy ra, chẳng phải là điều hay ho hoặc đẹp đẽ gì, mà chỉ là những thứ nguy nan thực đáng lo cho xã hội và tổ quốc mình, vốn đã mỏng manh và lạc hậu, nghèo khó.
Tổ quốc, những ngày buồn. Và giờ đi đâu tôi cũng thấy buồn, dù đến chỗ đông vui ồn ào, hay nơi tĩnh mịch thanh vắng, một mình.
Đến nơi có lắm người, lại còn phải nhìn họ hớn hở với những cuộc vui trong tầm mắt mình, tôi lại càng buồn và e sợ nhiều hơn. Tôi không biết làm sao để có thể đánh thức họ dậy, mặc dù họ vẫn đang mở mắt, nói cười và cả thụ hưởng cuộc sống này hàng ngày, một cách ồn ã và cả vội vã, say mê.
Có lẽ, tôi đã mắc bệnh và cần điều trị, vì nhìn đâu cũng thấy cô đơn và nỗi lo lắng, bất an về cuộc đời, về phận người và cả mệnh nước nữa. Nó cứ ăn mòn dần vào tôi, tỷ lệ thuận với sự thờ ơ của những con người đang chung vòm trời, vùng đất và bầu không khí chật chội mà đầy ô nhiễm này.
Nếu ai đã xem bộ phim Đồng Điệu (Equals) được công chiếu mới đây thì sẽ hiểu, trong một xã hội mà tất thảy được duy trì ở trạng thái vô cảm bởi màu trắng đồng điệu như nhau, thì những kẻ có cảm xúc con người lại là những kẻ mắc bệnh mà cần được điều trị và uống thuốc. Kiểu như trong thế giới của những thằng gù thì thằng đứng thẳng là kẻ dị dạng. Nó giờ đúng như xã hội tôi đang sống hiện hữu từng ngày trước mắt, thực sự đáng sợ và bế tắc.
Tôi không hiểu, đến khi nào thì con người ta, những đám đông - mà tôi gọi là cô đơn rời rạc và mất hương hướng ấy, mới nhận ra mọi thứ đang thực sự quá bất ổn, bên trong lòng của nó đang tiềm ẩn đầy rẫy những rủi ro và hiểm nguy thường trực mà có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nhất là khi họ không mảy may chút gì hay ngờ tới. Nhưng hình như, việc mải mê kiếm tiền, mưu cầu lợi ích cá nhân, thụ đắc nhu cầu đời sống riêng đã khiến họ không còn bận tâm hay màng sự gì đến cuộc sống ngoài kia nữa?
Một câu hỏi vô vọng, nhưng hoàn toàn rõ ràng, đặc biệt về hậu quả của nó mà có thể thấy được hiện hữu.
Hôm nay tôi có việc về quê, nơi thành phố của tỉnh nhà, buổi chiều về, trên xe buýt, tôi thấy dọc những con đường nham nhở là những ngôi nhà mới xây còn dở, những nẻo phố lầy lội, ổ gà, ổ voi, bên vỉa hè những quán bia cỏ vẫn đông vui tấp nập, rất nhiều người xâu xúm nhau lại và vui vẻ hô hào nâng ly chúc tụng. Chỉ là để kết thúc một ngày vất vả với họ, hoặc có thể nhàn hạ, rảnh rỗi.
Nhìn cảnh đó, tôi tự mình cảm thán rồi lắc đầu ngán ngẩm. Tôi cũng lại tự nghĩ đến những kiểu đàn bà thường xu nịnh và an ủi để dựa dẫm đời mình mà rằng, đàn bà hơn nhau ở tấm chồng. Đúng là một tư tưởng cổ hủ, mà thực ra tôi không dám gọi tên là ấu trĩ và khốn khổ đến khốn nạn.
Đàn bà, hơn nhau là ở chính mình. Chỉ có chính bản thân mình mới định giá được giá trị và có quyền để đặt ra điều đó, về bản thân mình. Chứ đừng mang một tấm chồng, mà vốn xưa nay luôn được hiểu với hàm ý - "vợ chồng như y phục", ra để làm vật ngang giá mà so sánh với một mệnh phận đàn bà khác, mà đa phần họ cũng đang chịu chung nếp nghĩ như thế. Đến bao giờ và đến khi nào thì những người đàn bà ở xứ này mới thôi kiểu tư duy và với cách sống lệ thuộc ấy đi? Bởi vậy mà mới có hàng vạn, triệu những tay đàn ông được gọi là chồng mặc sức bê tha, rượu chè, cờ bạc, vô tâm, mắng chửi hay đánh đập vợ con là thế, mà rồi họ (những phận đàn bà) vẫn lẳng lặng cho qua để làm đẹp cho mình trước con mắt những người khác.
Đàn ông, thì nghĩ mình bản lĩnh và hơn nhau ở chai rượu, ở tửu lượng mà được ví như kỳ (cờ) và phong (gió). Con người ta không coi tri thức, sự ưu tú về trí tuệ và cống hiến là một biểu hiện của giá trị, mà họ đặt lên trước hết là khả năng kiếm tiền, và từ đó thể hiện "đẳng cấp" trong cuộc sống, với xã hội mà lấy nó làm niềm tự hào và hãnh diện thân mình. Và nếu có, thì cũng thực không may, trí thức, chỉ đua nhau chạy theo bằng cấp, thành tích, học vẹt rồi chỉ lo leo lên làm quan, chứ tuyệt nhiên không phải để phát minh hay đóng góp cho sự phát triển của đất nước chút gì cho cam.
Và khi nói đến chuyện quê hương tổ quốc, mà nó là môi trường sống của chính mình và thế hệ con cháu mình, dù đang bị đe doạ và xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng, thì họ hầu như lảng tránh, hoặc với lý do mơ hồ trong sợ hãi về sự mất mát tình cảm, kinh tế, bạn bè hay thiệt thân nào đó. Nhưng thật trớ trêu là khi mời đi ăn nhậu, chè chén, hội họp thì sẽ chẳng mấy khi tìm ra lý do nào để họ từ chối những cuộc vui như thế.
Họ sống trong trạng thái né tránh tất thảy, và an toàn trong sự trốn chạy của nỗi sợ hãi và thờ ơ, vô cảm. Họ chưa coi mình là nạn nhân hay sẵn sàng cho điều đó, khi với họ, ngồi ở nhà hay đến nơi làm việc, bản thân miễn sao vẫn an toàn là được.
Tổ quốc, những ngày buồn, vì đi đâu và nhìn vào đâu, tôi cũng thấy buồn.
Đâu phải chỉ một vài chuyện cỏn con mấy cậu thanh niên vì đói mà cướp giật vài chiếc bánh mỳ và bị bắt giam, hay chuyện ngồi tù oan chục năm rồi mòn mỏi đòi bồi thường mãi cũng không xong. Đâu phải chuyện người ta thi nhau đục khoét, vơ vét, tham nhũng hàng tỷ, ngàn tỷ mà vẫn nhởn nhơ và rồi không ai phát hiện ra được. Đâu phải chuyện ngân sách cạn kiệt không còn tiền chi tiêu, nợ công ngày càng cao và vượt ngưỡng an toàn. Đâu phải chuyện biển chết trải dài hơn 200km, cũng không phải chuyện Formosa có xứng đáng tồn tại 70 năm trong lòng đất nước này hay không. Cũng không phải chuyện giáo dục suy cấp, vấn nạn chạy chọt mọi mặt đời sống, con người tha hoá, đồi bại. Cũng không phải chuyện tin tặc Trung Quốc tấn công và tiếm quyền kiểm soát hai sân bay lớn nhất cả nước. Cũng không phải chuyện giới trẻ bu vào xem những cảnh hở ngực lộ mông hay hàng trăm ngàn lượt like rồi chia sẻ mấy thông tin nhảm nhí của giới showbiz. Không phải chuyện vào bệnh viện cứ phải làm thủ tục, nộp tiền xong xuôi rồi mới được cấp cứu, nếu có chết hay phải cắt bỏ chân, tay thì lại vẫn đúng cái quy trình quái thai và vô cảm nào đó mà họ vẫn lôi ra làm bình phong để chối bỏ trách nhiệm của mình. Không phải chuyện quốc hội im lặng về chuyện biển đảo bị chiếm hay lại lùi tiếp luật biểu tình, đình chỉ vài bộ luật lớn còn chưa ráo mực. Và cũng chẳng phải bất kỳ chuyện gì to tát cả.
Mà chỉ đơn giản là chuyện, khi nào tôi chữa được khỏi căn bệnh hoang tưởng của chính mình, về một xã hội vốn dĩ rất yên bình và hạnh phúc quá đỗi này, nhưng không hiểu sao nó lại khiến tôi đau khổ và buồn bã mỗi ngày trôi qua, ngay cả trong giấc ngủ mệt nhọc của mình?
Luân Lê, 2016
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Vào ngày 9 tháng 9 năm 1942, một tàu ngầm nhỏ của Nhật Bản đã âm thầm nổi lên ngoài khơi bờ biển phía nam Oregon, Mỹ và phóng chiếc thủy phi cơ nhỏ E14Y của nó với thủy thủ đoàn gồm hai người, mang theo một cặp bom nhiệt 170 lb (~77kg). Mục tiêu là đốt cháy những khu rừng ở phía đông Brookings, Oregon.
Phi công Nobuo Fujita, đã bay vào đất liền vài dặm, thả quả thứ nhất xuống thấy một vụ nổ, liền thả quả bom thứ hai và sau đó quay trở lại tàu ngầm.
Ở Nhật Bản Fujita được ca ngợi như là một anh hùng. Nhưng họ không biết rằng thời gian đó thời tiết ở Oregon rất ẩm ướt, những quả bom không đốt cháy được nhiều và cuộc tấn công đã thất bại.
Người dân địa phương đã tìm thấy địa điểm quả bom đầu tiên nổ vào ngày hôm đó - một miệng hố với đường kính 75 ft ( ~23m) với những cái cây gãy đổ và cháy âm ỉ. Chính phủ và quân đội Hoa Kỳ đã giữ bí mật thông tin này trên báo chí, và người Mỹ hoàn toàn không biết rằng họ đã bị Nhật đánh bom.
Hai mươi năm sau vụ đánh bom Brookings, câu chuyện không còn là bí mật nữa. Phòng Thương mại Brookings, lên kế hoạch cho Lễ hội Hoa đỗ quyên hàng năm của thị trấn, nghĩ rằng sẽ thực sự thú vị nếu tìm ra người phi công vô danh và mời anh ta làm khách danh dự. Người dân thị trấn ban đầu không đồng tình, họ tức giận về việc mời một kẻ thù cũ đến dự, nhưng sau đó họ đã đồng ý.
Fujita và gia đình đến Brookings làm lễ đúng vào ngày 9 tháng 9 năm 1962, kỷ niệm vụ tấn công. Fujita đã tặng thành phố thanh kiếm Samurai 400 năm tuổi của tổ tiên mình mà anh đã từng mang theo nó trong chuyến bay tấn công Oregon. Sau chiến tranh, người đàn ông này đã trở thành một người theo chủ nghĩa hòa bình và hy vọng việc tặng món quà giá trị này cho một cựu thù, theo truyền thống tốt đẹp nhất của Samurai, sẽ có ý nghĩa cho việc "cam kết hòa bình và hữu nghị."
Anh ta đã không nhầm. Fujita được phong là công dân danh dự của Brookings, và thanh kiếm được trưng bày một cách trân trọng tại Tòa thị chính.
Fujita và các thành viên trong gia đình anh ta còn trở lại thành phố này nhiều lần nữa. Năm 1992, ông Fujita đã trồng một cây gỗ đỏ tại khu vực bị đánh bom, như một lời xin lỗi của ông đối với khu rừng.
Năm 1995 Fujita lại tham dự Lễ hội Hoa đỗ quyên một lần nữa và chuyển thanh kiếm đến thư viện công cộng, căn nhà hiện nay của nó. Thanh kiếm được đặt trong tủ kính trong phòng chính. Có những mô hình nhỏ về máy bay, và tàu ngầm của anh ấy. Thư viện cũng lưu giữ một sổ ghi chép lúc đó. Một tấm bảng đi kèm với thanh kiếm mô tả Fujita là: "kẻ thù duy nhất có thể ném bom Hoa Kỳ từ trên không."
Khi Nobuo Fujita qua đời vào năm 1997, cáo phó của ông đăng trên New York Times ghi rằng vào năm 1962, ông đã mang thanh kiếm đến Brookings với một lý do khác. Anh ta đã lên kế hoạch sẽ t.ự s.á.t với thanh kiếm này nếu người dân thị trấn vẫn còn giận và không tha thứ cho anh ta (hầu hết thì không).
Năm 1998, con gái và con rể của ông đã đến địa điểm đánh bom đầu tiên để rải tro cốt của ông.
Ngày nay, địa điểm đánh bom là một nơi được nhiều người quan tâm, được đánh dấu trên bản đồ. Để đến được đó, du khách cần một chiếc xe có gầm cao và đủ kiên nhẫn để di chuyển 12 dặm trên những con đường quanh co, không trải nhựa trong Rừng Quốc gia - được gọi là Đường mòn Địa điểm Đánh bom Nhật Bản.
Vị trí hẻo lánh, với những ngọn núi dốc, không có người ở và những dòng suối sủi bọt, có cảm giác như đây là nơi cuối cùng bạn tìm thấy một dấu vết của chiến tranh.
*** Chỉ là một người lính phi công thôi mà tư cách của họ như vậy, so ra những người lãnh đạo của VN còn phải học hỏi nhiều lắm.
LVQ
Mô hình chiếc thủy phi cơ E14Y từng ném bom Oregon.
Nobuo Fujita tặng thanh kiếm 400 năm tuổi của gia đình cho chính quyền địa phương Brookings.
Bảng chỉ dẫn Đường mòn địa điểm ném bom của người Nhật.
Thanh kiếm 400 năm tuổi của gia đình Nobuo Fujita.
Nobuo Fujita lúc đang phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Nhật Bản.
Trưng bày kiếm Samurai tại thư viện.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Giàu sang
Tấm hình nghệ thuật của thập niên 50, một người đàn bà khuê các xinh đẹp ngồi trong vũng sáng. Nàng cầm cái ấm trà chỉ bằng mấy ngón tay dài quý phái điệu đà. Giày bà ấy mang rất lạ hỏng biết kiểu gì. Tóc chải ngược, cổ đeo kiềng vàng. Cái bàn chạm trổ công phu thấy là hết dám đụng mạnh. Cái bình bông có cái cổ ốm tong gò bó chỉ nhận một vài bông hoa mà thôi. Nói chung rất là đẹp và trang trọng.
Một điều kỳ lạ là chiếc áo dài này rất đep và không khác xa lắm so với với những chiếc áo dài hiện nay. Đi lòng vòng đổi đủ kiểu, 70 năm sau lại quay về kiểu cũ.
BL
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
VÌ SAO 5+5+5 KHÁC 5x3
Hồi nhỏ, ba tôi quan niệm không bao giờ cho đi học thêm. Cho nên, lúc vào lớp 6, khi tôi vào học ở một lớp chọn, mọi thứ đều rất khó khăn với tôi, nhất là môn toán. Trong khi các bạn trên lớp đều học thêm rất nhiều, giải toán nhanh như chớp, có những con tính tôi không hiểu sao họ có thể gộp đầu, gộp đuôi lại để tính nhanh hơn. Còn tôi, mọi thứ đều phải tự bơi lội, tự mua sách về đọc thêm, tự mò làm thêm. Điểm số của tôi khá bình thường so với những bạn cùng tuổi thời đó. Khi tôi hỏi sao không cho tôi đi học thêm để điểm cao, ba tôi bảo đó là cách nhanh nhất để tước đi trí sáng tạo của trẻ con và nó làm hại tôi hơn là cái lợi trước mắt.
Lần lượt sau nhiều năm khi tôi học lên Master và PhD, lúc này tôi mới hiểu vì sao ba tôi không cho tôi đi học thêm. Những bài thi của cuộc đời tôi sau này khó hơn gấp nhiều lần mà không thể có trong những lần đi học thêm, đồng nghĩa với tôi chẳng thể có sự chuẩn bị nào khác ngoài việc mang những gì đã học để "brainstorm". Khi chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng ta ít nhất sẽ không hối tiếc dù kết quả kém hay tốt.
Một lần trong buổi tán gẫu với một giáo sư, chúng tôi trò chuyện về thầy cô giáo ngày xưa. Ông bảo có một cô giáo dạy lớp 3 của ông mà ông nhớ mãi đến tận giờ khi gần 60, bởi cô ấy là cô giáo tồi nhất của ông. Trong một lần gặp một bài toán hay và ông rất hứng khởi làm cả tối để sáng hôm sau mang đến hỏi cô giáo mình làm thế này đúng hay sai. Nhưng cô giáo của ông chỉ bảo, hãy đợi đến khi cô ấy dạy tới phần này. Ông rất thất vọng với cách giải quyết vấn đề của cô. Điều quan trọng với một học sinh, theo ông, đó là cách chúng tư duy khi gặp một vấn đề, chứ không nằm ở việc chúng được dạy những công cụ mạnh để mang ra giải quyết. Con người khác với robot ở chỗ đó. Mọi robot đều được lập trình sẵn mọi khả năng, để khi gặp vấn đề, chúng mang ra đối phó. Nhưng nếu vấn đề không nằm trong những likelihoods đã lập trình sẵn, robot sẽ ngưng làm việc ngay lập tức.
Về sau, ông giáo sư có làm 1 bài trắc nghiệm về tính diện tích của một hình không gian rất phức tạp, nhưng ông chia chúng thành những hình tam giác, hình thang, hình bình hành khác nhau và đều cho biết diện tích của những hình đó. Ông đưa bài toán cho 2 học sinh, lớp 1 và lớp 10. Kết quả rất bất ngờ, học sinh lớp 1 lại tính được, còn học sinh lớp 10 thì vứt bài ở đấy. Khi ông hỏi từng người, ở cô bé lớp 1, mặc dù kết quả bị sai nhưng cách làm của cô bé là cộng dần dần từng hình một vào nhau để ra kết quả hình không gian cuối cùng. Còn ở cậu bé lớp 10, cậu trả lời là không biết có công thức nào để tính cho tổng diện tích đó không, và ngồi 15 phút chỉ để lục lại trong trí nhớ về sự tồn tại của công thức đó.
Phép nhân sẽ không tồn tại khi chưa có phép cộng. Bạn có thể dùng phép cộng thay cho phép nhân nếu như bạn quên mất cái bảng cửu chương. Giống như tích phân, bạn không cần học thuộc công thức của chúng nếu bạn hiểu tích phân chỉ đơn giản là tổng diện tích của các hình thang nhỏ mà thôi. Điều quan trọng nhất, bạn có thực sự hiểu kiến thức cơ bản.
Tôi sợ những ba mẹ luôn ép con phải làm những thứ mà bản thân họ không làm được.
Tôi sợ những ba mẹ luôn mong con thực hiện ước mơ mà họ không thể làm được trước đây.
Tôi sợ những ba mẹ luôn thích nghĩ hộ, làm hộ cho con cái.
Con người sinh ra, hạnh phúc nhất là được làm điều mình muốn. Vậy, khi bắt con làm theo ý mình, ba mẹ có phải là người luôn mong con được hạnh phúc nhất?
Gần đây ngẫu nhiên tôi gặp trên mạng rất nhiều bài tập về ...giai thừa cho các em học sinh lớp 3, lớp 4 ở VN làm tôi giật mình. Tôi biết chắc chắn các em sẽ làm được, bởi việc ép buộc ngồi học từ sáng tới tối mịt đã giúp rất nhiều học sinh VN vào được các trường chuyên, lớp chọn nhờ việc tối ngày làm đi làm lại các bài toán khó. Điều này đúng với cả người Trung Quốc. Nhưng, dù người TQ có điểm cao GRE và TOEFL nhất trong các dân tộc sang Mỹ học Graduate, thì khi qua giai đoạn học courses - nơi điểm số 100% luôn thuộc về người TQ, bước tới giai đoạn làm research thì chỉ sinh viên Mỹ mới là những người nghĩ ra nhiều thứ mới. Tiêu chuẩn một PhD nằm ở những publications. Sự sáng tạo không thể phát triển ở những con người luôn chỉ bó hẹp trong những không gian kiến thức mà họ suốt ngày ngồi học thuộc và làm đi làm lại cho bộ não khỏi quên. Điều này cũng lý giải vì sao mà nước Mỹ luôn có những Facebook, Google, Apple ... từ những người chưa cần học hết đại học hoặc bỏ ngang PhD giữa chừng.
Sức sáng tạo luôn tồn tại trong con người từ khi sinh ra. Nó tồn tại hay mất dần do những người xung quanh ảnh hưởng. Khi một em bé mới nhận thức cuộc sống, bé đặt ra nhiều câu hỏi và cũng trả lời nhiều câu đôi khi làm người lớn giật mình.
Tôi thích cách các cô giáo dạy trẻ con mẫu giáo ở Mỹ hay làm mỗi khi các em bé chỉ vào một thứ và hỏi đó là cái gì, câu đầu tiên họ hay nói là "Vậy bé nghĩ nó giống cái gì bé từng gặp hay từng nằm mơ?" Câu hỏi rất đơn giản nhưng chúng giúp trẻ em tư duy rất tốt.
Có lần tôi chứng kiến, một em bé chỉ vào một cái vòng và cô giáo của em đã không nói nó là hình tròn, mà hỏi bé lại bé nghĩ nó là cái gì. Em bé rất hào hứng trả lời lại "Nó giống cái hồ trước nhà của bé, giống mặt trăng trên trời, giống biển Stop trên đường" và điều bất ngờ, em bé lấy một cái dây và quấn 2 đầu lại với nhau, lấy các ngón tay bé xíu dang sợi dây dần dần thành hình tròn. Một em bé hơn 4 tuổi làm được nhiều điều hơn là chỉ nhập tâm vào đầu một cái định nghĩa khô cứng về hình tròn mà em chưa thể hiểu ở tuổi đó.
Cuộc sống không chỉ gói trong các trang giấy, cũng như cuộc đời bạn chẳng thể chỉ loanh quanh trong lớp học. Tốt nghiệp đại học hay PhD chỉ là sự khởi đầu của một chặng đường khác, mà trong đó bạn phải chuẩn bị đương đầu với nhiều khó khăn bỗng dưng xuất hiện giống như những viên mưa đá đột ngột rơi xuống đường vào những ngày giông bão. Bạn cần sự sáng tạo không chỉ trong học tập, mà sự sáng tạo giúp bạn đối đầu với mọi khó khăn.
Sức sáng tạo luôn giúp bạn chịu tự mở ra một quyển sách để đọc, tự bước chân đi tìm người khác để học hỏi, và tự tin vào những điều mình đang lựa chọn. Để những lúc bạn ra trường thất nghiệp với ngành bạn học, những lúc bạn đi làm mà không thấy lối thoát, những lúc bạn đang chán chường với xã hội xung quanh, bạn sẽ không phải ngồi than vãn mà luôn biết mình phải làm gì để bản thân thoát ra được vũng lầy mình đang đứng.
Đặt câu hỏi cho chính mình là sự khởi đầu cho việc đi tìm câu trả lời. Nơi nào có câu hỏi, nơi đó câu trả lời đang ở rất gần bạn.
Lượm
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,319
Threads: 98
Likes Received: 3,289 in 1,682 posts
Likes Given: 2,099
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
MẸ LÀ AI?
Mẹ, là người đàn bà thích nói nhiều đến nỗi mà chúng ta bực mình rồi sẵn sàng đáp lại những ngôn từ khó nghe, thậm chí vô phép để rồi bà lẳng lặng quay đi như người mang tội ấy.
Mẹ, là người đàn bà mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn vằn mắt, hắng giọng lên mà cáu bẳn, gắt gỏng hay to tiếng với bà ấy để thỏa cơn bực dọc của mình ấy.
Mẹ, là người đàn bà cứ lặng lẽ bếp núc hàng ngày cho chúng ta ăn những bữa cơm mà lắm khi chúng ta còn chê ỏng chê eo, khó chịu bỏ đũa, quẳng bát chẳng ăn lấy vài miếng ấy.
Mẹ, là người đàn bà mà chúng ta đi học vẫn nhắc bà đến tháng phải nộp tiền học phí, tiền ăn, tiền phòng trọ, tiền sinh nhật đứa bạn lớp bên hay quà tặng người yêu vừa mới quen tháng trước mà đã thấy ngọt ngào thắm thiết quá đỗi ấy.
Mẹ, là người mà căn dặn đủ điều, dặn đi dặn lại mấy thứ vặt vãnh mà ta cho là biết hết rồi trước khi rời khỏi nhà, và cũng là người lặng lẽ nhìn nước mắt hay bộ mặt đau đớn, buồn tủi của chúng ta khi trở về với những lỗi lầm ấy.
Mẹ, là người mà có gì cũng mua sắm hết cho chúng ta, nhưng chúng ta lại đi mua sắm đồ cho những người yêu hay đám bạn khiến ta vui thú ấy.
Mẹ, là người luôn đuổi chúng ta đi tìm và khám phá những chân trời, tri thức mới, nhưng cũng luôn mở rộng vòng tay và đón chúng ta trở về trong thất bại, ê chề ấy.
Mẹ, là người tảo tần cả đời để chăm bẵm và với đôi mắt chỉ để dõi theo cuộc đời chúng ta, xem chúng ta hân hoan, đoạn trường hay an bình, trọn vẹn ấy.
Nhưng, với chúng ta, Mẹ là ai?
Luân Lê
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,664
Threads: 153
Likes Received: 1,945 in 864 posts
Likes Given: 518
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
- Mẹ là nhà hàng là sổ gia chánh
- Mẹ là thư viện là quyển truyện cổ tích
- Mẹ là lương y là tủ thuốc
- Mẹ là ngân hàng là chỗ đầu tư không lỗ
- Mẹ là sở vệ sinh là chị lao công
- Mẹ là quê hương di động là cội nguồn là yêu thương
Bởi vậy, các đấng nam nhi, đừng biến vợ thành mẹ, hãy chăm sóc vợ thay ... con cái.
|