Lục Sơn Thanh Khê
“KHÔNG TRÒN KHÔNG KHUYẾT MỘT VẦNG TRĂNG”

Con vẫn đọc những lời vàng thầy dạy
Rằng thế gian biến đổi vốn vô thường
Đám mây trắng con ngắm nhìn yêu thương
Sẽ trở thành giọt mưa khi tụ lại

Con từng sợ đám mây tan biến mãi
Rồi xót thương - rồi đau đớn ngậm ngùi
Nhưng nhìn sâu những giọt nước đang rơi
Con lại thấy hình đám mây ở đó

Vâng con biết đời là không là có
Là hợp tan - tụ tán - là thăng trầm
Thầy dạy rằng được - mất chớ băn khoăn
Không tròn khuyết một vầng trăng con ạ

Con hãy sống bình yên và thong thả
Buông tham sân chấp niệm để thanh nhàn
Cả cuộc đời ai cũng muốn bình an
Mà cứ đắm
Cứ chìm
DANH với VỌNG

Con biết không giữa bầu trời cao rộng
Gió thổi hiền và mây vẫn đang bay
Nắng còn toả sợi dài ngắn vơi đầy
Ai nào biết Tụ mây - mưa bất chợt

Con đừng khóc khi chạm vào mất mát
Phải hiểu rằng bản chất của nhân sinh
Sắc sắc không
Không không sắc vô hình
Không có đến , sao có đi ,có ở

Con cứ sống bình tâm đừng lo sợ
Đời là sinh
là diệt
Là vô thường!

ĐAL

[Image: F65-FCED0-7518-4873-9-CF7-3-BEE6713-C65-D.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
30 câu nói bất hủ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

2. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.

3. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.

4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

6. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.

7. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng. Nếu tâm trí chúng ta lúc nào cũng đầy những từ ngữ và suy nghĩ, thì lấy đâu ra không gian cho chính chúng ta.

8. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

9. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.

10. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.

11. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

12. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

13. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

14. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.

15. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

16. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.

17. Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.

18. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.

19. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.

20. Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.

21. Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.

22. Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.

23. Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.

24. Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.

25. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.

26. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.

27. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.

28. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.

29. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.

30. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.

Lượm

[Image: thichnhathanh1-2x.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-01-23, 05:36 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: 30 câu nói bất hủ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:


27. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.

 Nếu thiền sư nghĩ xa. Thiền sư đã không dùng tiền bạc của đàn na tín thí rầm rộ xây một cái tu viện Bát Nhã to tác như vậy, khiến mấy trăm tu sĩ lũ lượt kéo nhau về tu tập, rồi rốt cuộc bị CSVN triệt hạ và chiếm đoạt tài sản.

 Đây là điểm bất đồng lớn nhất mà 5 không đồng ý với ông Thích Nhất Hạnh trong nhiều điểm bất đồng. Không thể bào chữa hay biện hộ gì về sự thất thoát tài chính và tinh thần này. Một người đã dày dặn phong sương trên chính trường dù ông là một tu sĩ trong nhiều thập niên, thì không thể không biết việc làm của mình có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đại chúng.

 Nghĩa tử là nghĩa tận. Thôi thì không trách cứ ông này nữa. Lịch sử sẽ có một trang cho ông và những việc ông làm.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-01-24, 02:05 AM)005 Wrote:  Nếu thiền sư nghĩ xa. Thiền sư đã không dùng tiền bạc của đàn na tín thí rầm rộ xây một cái tu viện Bát Nhã to tác như vậy, khiến mấy trăm tu sĩ lũ lượt kéo nhau về tu tập, rồi rốt cuộc bị CSVN triệt hạ và chiếm đoạt tài sản.

 Đây là điểm bất đồng lớn nhất mà 5 không đồng ý với ông Thích Nhất Hạnh trong nhiều điểm bất đồng. Không thể bào chữa hay biện hộ gì về sự thất thoát tài chính và tinh thần này. Một người đã dày dặn phong sương trên chính trường dù ông là một tu sĩ trong nhiều thập niên, thì không thể không biết việc làm của mình có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đại chúng.

 Nghĩa tử là nghĩa tận. Thôi thì không trách cứ ông này nữa. Lịch sử sẽ có một trang cho ông và những việc ông làm.


Nói một cách đơn giản, ông TNH là một nhà văn, một nhà thơ .

Trong internet, nhiều nhà văn, nhà thơ có những câu nói (quotes) rất hay .  Vì họ không nổi tiếng bằng TNH nên chúng ta không biết hoặc không để ý đến họ thôi .
Reply
(2022-01-24, 08:50 AM)LeThanhPhong Wrote: Nói một cách đơn giản, ông TNH là một nhà văn, một nhà thơ .

Trong internet, nhiều nhà văn, nhà thơ có những câu nói (quotes) rất hay .  Vì họ không nổi tiếng bằng TNH nên chúng ta không biết hoặc không để ý đến họ thôi .

Đâu phải nhà thơ hoặc nhà văn mới có những câu lý thuyết hay, chính trị gia, triết gia ... đều suy nghĩ ra những câu nếu làm được sẽ rất hay.
Như những người cộng sản chẳng hạn họ có bao nhiêu những câu nói rất hay ho  Wink .
Reply
(2022-01-24, 10:07 AM)phai Wrote: Đâu phải nhà thơ hoặc nhà văn mới có những câu lý thuyết hay, chính trị gia, triết gia ... đều suy nghĩ ra những câu nếu làm được sẽ rất hay.
Như những người cộng sản chẳng hạn họ có bao nhiêu những câu nói rất hay ho  Wink .


Ý LTP muốn nói là ông TNH không khác gì những nhà thơ hay nhà văn khác .  Ông không đặc biệt hơn người .

Nghĩa tử là nghĩa tận .  Vì thế, LTP không muốn nói gì thêm, mặc dù có đôi ba điều không đồng ý với ông về Phật giáo .

Nói tới Cộng sản, TNH thuộc nhóm phản chiến thân Cộng .
Reply
Trước lúc mất ở tuổi 88, vua hề Charlie Chaplin phát biểu 4 điều như sau:

1. Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta.
2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của tôi.
3. Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười.
4. 6 bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, bạn bè.

Hãy thực hiện 4 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình và hãy tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh...
- Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế...
- Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế...
- Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế.

Hãy tin điều đó. Tất cả chúng ta là du khách. Thượng đế là hãng du lịch của chúng ta, người quyết định lộ trình, đặt chỗ, định hướng... Hãy tin Thượng đế và tận hưởng cuộc sống.

Cuộc đời là một chuyến du hành.
Vì vậy hãy sống trọn vẹn ngày hôm nay! Ngày mai có thể sẽ không đến.

Lượm

[Image: 697-C46-CA-E730-4-ABC-A569-98-DF0-A7-CB43-E.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
THÀNH BẠI CỦA ĐỜI NGƯỜI GÓI GỌN TRONG 1 CHỮ “ĐỘ”

1. HỌC TẬP CÓ ĐỘ SÂU

Tăng Quốc Phiên từng nói: "Khí chất một người là do thiên bẩm, rất khó để thay đổi. Chỉ có đọc sách mới giúp con người thay đổi khí chất. Cổ nhân quý bởi tướng pháp, nhưng đọc sách cũng có thể thay đổi cốt tướng".

Một người có thể đọc rất nhiều sách, nhưng sau rồi đều quên hết, cho nên có người nói đọc nhiều vậy có ích gì? Kỳ thực đọc sách cũng như ăn cơm vậy, hồi nhỏ có thể nếm qua rất nhiều đồ ăn, nhưng lớn rồi lại quên hết mùi vị của chúng, nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đã thấm vào máu thịt chúng ta, hoà vào làm một.

Một người hàng ngày chịu khó đọc sách, tích lũy tri thức, sự hiểu biết sớm đã hoà quyện vào tâm hồn của họ. Từ cách nghĩ, cách nhìn, cách đối đãi với mỗi một sự việc của họ cũng đã ngày càng thay đổi, chỉ có điều đôi khi chúng ta không nhận ra mà thôi.

2. ĂN NÓI CÓ MỨC ĐỘ

Miệng đời kẻ khen người chê, nhưng đâu ai sống trong cuộc sống của mình đâu mà hiểu.

Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.

Người xưa cũng có dạy: "Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh", tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.

Phàm là người thông minh, thì họ biết nói những gì cần nói và những gì không, đó cũng là cách mỗi người tự tu dưỡng khẩu đức để không bị "họa từ miệng mà ra".

3. TẤM LÒNG ĐỘ LƯỢNG

Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng tiếp xúc với người khoan dung và rộng lượng. Họ đơn thuần không toan tính cho bản thân mà luôn nghĩ và lo lắng cho người khác. Ai cần họ, họ sẵn sàng dành thời gian để giúp đỡ và chia sẻ với người đó. Những lời họ nói rất chân thật và thiện tâm, khiến người nghe cảm nhận lòng tốt và sự khoan dung toát ra từ họ.

Người rộng lượng được đánh giá là người thành công trong cuộc sống, không những trong các hoạt động cộng đồng, trong công việc mà còn trong cuộc sống cá nhân.
Điểm đặc biệt chúng ta có thể nhận thấy chính là: bất cứ ai cũng có thể trở thành người rộng lượng cho dù họ kiếm được bao nhiêu tiền, giàu có đến đâu… chỉ cần họ thành tâm với người khác. Mọi việc không nên tính toán quá chi li, lùi một bước, biển rộng trời cao. Không nên quá tính toán trước được mất của bản thân, hãy độ lượng đối đãi với những sự việc hay với người từng khiến mình bị tổn thương. Bạn cũng có thể là một trong những số ấy bằng cách trau dồi và rèn luyện tâm th của mình.

4. TẦM NHÌN CÓ ĐỘ RỘNG

Người ta thường nói:"Dùng một năm để học nói, nhưng dùng một đời để học cách im lặng". Có người chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi nhưng lại sẵn sàng mở miệng mắng người. Đôi khi chỉ hai đồng bạc lẻ mua rau ngoài chợ cũng khiến họ khẩu chiến với nhau, và kết quả là dù thắng hay thua thì cả hai đều mua cái bực tức vào mình. Nhưng cũng có người, dù bị bạc đãi hay hiểu lầm như thế nào thì họ vẫn ung dung tự tại, thản nhiên, điềm tĩnh. Sự khác biệt ấy nằm ở nhân cách của mỗi người.

Có người đứng trên tầng hai nhìn xuống thì thấy toàn là rác. Nhưng lại có người, đứng trên tầng thứ 22 thì lại nhìn thấy quang cảnh của thành phố với đủ mọi sắc màu tươi đẹp.

Tầm cao khác nhau, tầm nhìn khác nhau, và tâm thái cũng khác nhau. Làm người cũng như thế, khi có một tầm nhìn đủ xa, một nhân cách đủ lớn thì cuộc đời ắt cũng sẽ đủ thản đãng thênh thang.

Ếch xanh ở đáy giếng nhìn thấy trời như cái nia, đại bàng vươn đôi cánh nhìn bầu trời bao la vô hạn. Mỗi một người đều phán đoán sự việc trong phạm vi tầm nhìn của riêng mình. Ếch xanh nhìn bầu trời chẳng qua cũng chỉ như cái miệng giếng.

Tầm nhìn quyết định phán đoán, và cũng quyết định nhân cách mỗi người.

5. CÔNG VIỆC CÓ LỰC ĐỘ

Con người đều có mục tiêu, dù lớn dù nhỏ, nếu muốn đạt được mục tiêu thì bạn phải làm việc, nỗ lực trong công việc càng lớn, thành tích sẽ càng nhiều, thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực.

Đặc điểm chung của những người thành công là không ngừng nỗ lực, kiên trì không ngơi nghỉ. So với những người bình thường, họ có khả năng chịu đựng gian khổ, nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn, họ cũng làm việc nhiều hơn những người khác.

6. SỰ NGHIỆP CÓ CAO ĐỘ

Con người đều hy vọng sẽ đạt được những thành tựu trong cuộc đời, vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp.

Sinh mệnh sẽ tỉnh ngộ khi đi về phía trước, tích lũy qua năm tháng sẽ đến lúc nảy nở. Cho dù là con đường sự nghiêp nào mà bạn chọn, đều phải tích lũy qua năm tháng, công việc thông thường cũng phải cố gắng hoàn thành tốt, mỗi ngày không ngừng đề cao.

7. THỌ MỆNH CÓ TRƯỜNG ĐỘ

Chúng ta không thể lựa chọn sinh mệnh, nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn phương thức mà sinh mệnh sẽ đi qua.

Chúng ta nên khoan dung độ lượng, không quá ham danh lợi, gió mát hay mưa phùn đều phong nhã và ý vị, làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ.

Không tận lực, không dối trá, cảm nhận sự mộc mạc chất phác của năm tháng đời người, có thể dưỡng sinh, cuối cùng là thản nhiên trước được mất hơn thua của thế gian.

Lượm

[Image: 051-D3483-7-F1-E-44-E3-A199-4-E93-B1-A1-AC60.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
TẠI SAO NGƯỜI VIỆT LÓT "THỊ" CHO GÁI, LÓT "VĂN" CHO TRAI?

1. Thị

Nói tới Thị, xin mọi người trở về cái thời hồng hoang ăn lông ở lỗ của bộ lạc và thị tộc. Xã hội khi đó rất lạc hậu nên cần người, sanh đẻ rất khó nuôi, thành ra vai trò người đờn bà rất quan trọng.

Thị tộc mẫu hệ là hình thức thị tộc đầu tiên và phổ biến của xã hội loài người. Người phụ nữ có vai trò lớn, là người đứng đầu gia đình và các thị tộc.

Thị tộc phụ hệ là giai đoạn kế tiếp thị tộc mẫu hệ, ra đời từ thời kỳ đồ đá.

Dân tộc Việt phải nhắc tới Hồng Bàng Thị (鴻龐氏) dịch ra là họ Hồng Bàng, nhưng ý nghĩa ban đầu là “người mẹ Hồng Bàng”.

Bên Tàu có, như: “Phục Hi thị” 伏羲氏, “Thần Nông thị” 神農氏, “Cát Thiên thị” 葛天氏, “Hữu Hỗ thị” 有扈氏 cũng là kiểu này.

Nữu Hỗ Lộc thị thời nhà Thanh là một trong bát kỳ, Sùng Khánh Hoàng thái hậu dòng tộc Nữu Hỗ Lộc thị là thân mẫu của Càn Long Hoàng đế. Hòa Thân, một nhân vật đầy quyền lực cũng thuộc Nữu Hỗ Lộc thị.

Thị là một danh xưng mặc định cho người đờn bà. Cả Tàu lẫn Việt đều chỉ đại từ nhơn xưng ngôi thứ ba số ít chỉ phụ nữ là”y thị”. Thành ra có những cách gọi, xưng hô đờn bà như bà Trần Thị, Nguyễn Thị, Lý Thị, Vương Thị.

Nên nhớ Việt tộc là một tộc khá cá biệt của thế giới văn minh, chúng ta theo chế độ mẫu hệ dài hơn người Tàu nữa, Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh là bằng chứng.

Tôi đã từng nói Việt tộc ta trường tồn là có một phần “mẫu hệ”, nhờ mẫu hệ mà 1000 năm bị Tàu đô hộ ta không mất gốc.

Cái chế độ mẫu hệ ở Việt Nam ta từ hồi Bà Trưng, Bà Triệu và tới nay đã là phụ hệ khi con mang họ cha. Tuy nhiên con mang họ cha là lý thuyết thôi, trong gia đình quyền lực của các bà vẫn bao trùm. Cái câu “Hỏi má mày” nghe trong xóm làng hơi bị nhiều.

Ông bà xưa Việt Nam ta có câu: ”Mua heo chọn nái mua gái chọn dòng” là vì thế.

Người Việt mình rất nhơn văn, không có tục bó chưn đau đớn như Tàu, chẳng có tục tùy táng người hầu, vợ lẽ sau khi chết… Việt cổ có tục xâm mình, ăn trầu và nhuộm răng đen.

Người Việt đặt tên con gái thì bưng nguyên chữ 氏 thị vô làm chữ lót một cách bất di bất dịch.

Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, bà là chánh thất vua Gia Long, là mẹ đẻ của hoàng tử Cảnh.

Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc - tên thường gọi là Bà Từ Cung, là thứ thất của vua Khải Định - mẹ của vua Bảo Đại… rồi bà Nguyễn Hữu Thị Lan, bà Bùi Thị Xuân, Ngô Đình Thị Hiệp…

Người Việt đặt lót Thị nhiều chứ người Tàu không thấy kiểu này.

Nói vầy cho dễ hiểu nè, Việt đặt là Bành Thị Chơi, Tàu đặt tên là Bành Sướng Chơi và Tàu kêu thông dụng là bà Bành Thị.

Không phải con gái là cứ đặt Thị, có người không lót chữ Thị, tùy ý thích thôi. Thí dụ như Bà Đạm Phương nữ sử, tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh là cháu nội vua Minh Mạng. Ca sĩ Quỳnh Giao tên thiệt là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang là cháu sơ vua Minh Mạng.

Nhưng lại có bà Tôn Nữ Thị Ninh. Cái tên này hay nè? Công Tằng Tôn Nữ Thị Ninh.

Nhưng Thị cũng là một cái họ riêng dù hiếm hoi. Vua Minh Mạng cho người Khmer họ Thị.

Kết luận:

Lót chữ Thị 氏 là dấu vết và nhắc nhớ tới mẫu hệ của Việt tộc ta.

2. Văn

Văn ra đời sau chữ Thị, vì phụ hệ đi sau mẫu hệ.
Trong Nho giáo xưa thì học là giỏi, trau dồi học vấn, văn ôn võ luyện.

Võ thì mạnh bạo, nhưng sát phạt, không dám khoe, văn thì phải khoe.

Ông bà ta quan niệm học hành thi cử tiến thân.

“Trai nam nhơn thi chữ
Gái thục nữ thi tài”.

Chữ 文 Văn xuất xứ đầu tiên nghĩa là “chữ”.

Chữ tượng hình là chữ bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra kêu là “văn” 文, gộp cả hình với tiếng gọi là “tự” 字.
Văn tự là chữ viết, thành ra ta có Anh Văn, Pháp Văn,Hoa Văn…

Văn còn là“văn minh” 文明, “văn hóa” 文化.

Người xưa tôn thờ sao Văn Xương, Văn Khúc vì tượng trưng cho thông minh, hiếu học, học giỏi, văn chương, mỹ thuật, âm nhạc, thành đạt.

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”.

Người Việt thích lót chữ Văn cho con trai là muốn con mình học giỏi, thi đậu, thành đạt.

Các bạn nên hiểu là bên Tàu cũng có lót chữ Văn, tuy nhiên không nhiều như Việt mình, thí dụ Triệu Văn Trác, Mã Văn Tài.

Nhưng con gái mà tên Phạm Văn Phương thì cũng lạ.
Văn cũng là một cái họ khá phổ biến của người Tàu và Việt Nam, thí dụ Văn Thiên Tường.

Nhưng cũng như Thị, người Việt không phải cứ con trai là lót chữ Văn. Thí dụ như Hồ Quý Ly có con là Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương.

Nhà Lê Sơ, con cháu Lê Lợi đặt tên là Lê Nguyên Long, Lê Bang Cơ, Lê Nghi Dân, Lê Tư Thành…

Chúa Nguyễn thì lót chữ Phúc cho con, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Khoát…

Vua Minh Mạng thì làm bài phiên hệ “Miên-Hường…” đặt cho con.

Họ Ngô thì lấy chữ Đình lót cho con: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm…

Túm lại: Chữ lót Văn là như vậy đó.
“Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỷ có buồn hay chăng
Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?”.
Dân Sài Gòn xưa

Đỗ Hoàng Anh

---
Phụ nữ Việt đầu TK.XX
trong trang phục yếm đào

[Image: 53-BD1-CCF-B73-D-4-D45-8151-7-CEB7194-DD5-B.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-01-27, 08:59 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: ---
Phụ nữ Việt đầu TK.XX
trong trang phục yếm đào

[Image: 53-BD1-CCF-B73-D-4-D45-8151-7-CEB7194-DD5-B.jpg]

 Người xưa nhìn không tệ, nhưng các tiền bối này tuyền là đi chân không. Thấy hơi bẩn. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
NGẪM

“Ngẫm khi xuân muộn hoa tàn
Lại là khi khách hồng nhan về già”

Ta ngụp lặn vòng luân hồi sinh tử
Đo bại thành nơi quán trọ nhân gian
Xem hơn thua - được mất cõi hồng trần
Ngẫm danh lợi phù hoa khi tàn cuộc

Mới hay đời ai cũng nhiều vết xước
Là than phiền hay nuốt ngược vào tim
Trải thăng trầm nhiều người chỉ lặng im
Để cảm nhận sắc sâu lòng nhân thế

Người bao dung thường không hay kể lể
Cứ kệ thinh những gian dối lọc lừa
Tâm an bình giữa sóng đời Nắng Mưa
Càng hiểu biết càng khiêm nhường bình thản.

Người bất an thường tỏ ra viên mãn
Thiếu trong lòng, cố phong phú ngoài thôi
Người hiểu ít thường hay nói nhiều lời
Người thấu tỏ lại hay ngồi nghe ngẫm

Họ hiểu rằng hạnh phúc để cảm nhận
Đâu phải là khoe khắp chốn gần xa
Công danh này nơi cuộc sống phồn hoa
Ai đấy hưởng chi đâu mà kiêu mạn

Tiền bạc kia, vật chất này giả tạm
Một cuộc Trần để trải nghiệm rồi đi
Mãi so đo, mãi toan tính mà gì
Về cát bụi hỏi còn chi đong đếm?

Giữ tâm an xem chuyện đời đi đến
Để lắng lòng nghe nhịp đập yêu thương

ĐAL

[Image: 165-DFEE2-CEDD-4353-80-D4-A32775-C8-E9-D6.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
XUÂN TỨ 春思 
Lý Bạch 李白(701-762)

Yên thảo như bích ty, 
Tần tang đê lục chi.
Đương quân hoài quy nhật, 
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức, 
Hà sự nhập la vi?

燕草如碧絲,秦桑低綠枝。
當君懷歸日,是妾斷腸時。
春風不相識,何事入羅幃?

Nghĩa:

Ý XUÂN 

Cỏ ờ đất Yên mềm mỏng như nhung tơ xanh biếc,
Lá dâu ở đất Tần xanh và rậm rạp đến mức uốn cong cả cành.
Đương lúc chàng nhớ quê hương mong đợi ngày về,
Cũng chính là khi lòng thiếp đây nhớ thương da diết.
Gió xuân ơi, ngươi không hiểu cùng lòng ta sao,
Mà thổi vào tận chốn màn the để khơi dậy nổi buồn?

Xuân Tứ là bài thơ theo thể Nhạc Phủ. Bài thơ miêu tả niềm mong mỏi của một người vợ lính dành cho chồng trong một ngày xuân tươi sáng, với hy vọng sớm chiến thắng trong chiến tranh để được ngày đoàn tựu.

Đất Yên là phần phía bắc của tỉnh Hà Bắc, nơi có người chồng. Đất Tần chỉ khu vực tỉnh Thiểm Tây, nơi người phụ nữ đang ở. Chiến tranh đã làm cho họ phải xa lìa nhau nhưng trong lòng không dứt nhớ thương chờ đợi. Cứ độ xuân về, mỗi khi gió xuân tươi mát thổi thì nổi nhớ da diết của nàng ở chốn phòng the như đứt từng đoạn ruột.

Cổ Hán Văn

[Image: download.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Chúc mừng năm mới Kỳ và gia đình cùng cô công chúa bé xinh. Chúc Kỳ và gia đình Vạn sự như ý, phúc lộc dồi dào trong năm mới.

[Image: Anh-chuc-mung-nam-moi-xuan-nham-dan-2022.jpg]
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồnTulip4  

[Image: myt.jpg]
Reply
(2022-02-03, 03:44 AM)Mãi Yêu Thương Wrote: Chúc mừng năm mới Kỳ và gia đình cùng cô công chúa bé xinh. Chúc Kỳ và gia đình Vạn sự như ý, phúc lộc dồi dào trong năm mới.

Cám ơn nàng M, Kỳ chúc trong kia rồi.  😛🌷

Tcc chúc dì M năm mới hạnh phúc càng nhiều, niềm vui bội phần, thật là nhiều điều  như ý nguyện và gia đinh luôn tràn đầy ơn lành, tràn ngập yêu thương.  ❤️
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
 Thân Chúc sis Kỳ và GD  Môt Năm Nhâm Dần 2022

            An Khang và Thịnh Vượng

             Vạn Sự Như Ý.

Cheer

Reply