2020-01-17, 11:35 AM
(2020-01-17, 11:25 AM)BVCN Wrote: Tea thử già coi có cười nổi không?
Đợi khi về già em sẽ tự tìm ra câu trả lời
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Khi về già
|
2020-01-17, 11:35 AM
(2020-01-17, 11:25 AM)BVCN Wrote: Tea thử già coi có cười nổi không? Đợi khi về già em sẽ tự tìm ra câu trả lời Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2020-01-17, 11:37 AM
(2020-01-17, 11:33 AM)TeaOla Wrote: Bực thì tự đem cái phiền cho mình phải chi mình thằng tí thì còn ráng , còn con Tea (í nhầm, con ti) tết này kêu nó về cali ăn tết mà nó nói là phải làm , job mới chưa đi được , la nó thì nó nói tui khó chịu hà j/k thông cảm đi Tea , người già ai cũng vậy , nên dân gian mới có câu "già sanh tật" , nghe thì tưởng là ghê gớm lắm , nhưng ba cái nho nhỏ thành cái tật hồi nào hỏng hay
2020-01-17, 11:41 AM
(2020-01-17, 11:36 AM)BVCN Wrote: Người già đã lên tiếng trung thực.... Người già thời @ cũng có cái hay, lớp trẻ hỏng thèm nói chuyện với mình thì mình lên internet 888...khỏi nói luôn
2020-01-17, 11:42 AM
(2020-01-17, 11:34 AM)Mimo Wrote: Mm đồng ý với anh abc..."lực bất tòng tâm"... Có thắc mắc thì sẽ có những ng chịu chia sẽ tâm trạng của mình, để hiểu hơn đó chị Mm Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2020-01-17, 11:47 AM
(2020-01-17, 11:37 AM)abc Wrote: phải chi mình thằng tí thì còn ráng , còn con Tea (í nhầm, con ti) tết này kêu nó về cali ăn tết mà nó nói là phải làm , job mới chưa đi được , la nó thì nó nói tui khó chịu hà Làm gì thì làm, miễn đêm giao thừa, đúng 12 giờ khuya cũng thấp nhang với ba má từ lúc 12T tới giờ, trừ mấy năm đi học xa thì không có làm. Hiểu rồi sẽ thông cảm hơn :cool: Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2020-01-17, 11:48 AM
(2020-01-17, 11:44 AM)BVCN Wrote: Uh... 888 nhưng cũng nhớ nhăn hàm răng không thôi giới trẻ Tea nói mặt hầm hầm tối ngày... Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2020-01-17, 11:48 AM
(2020-01-17, 10:54 AM)TeaOla Wrote: Tại sao khi về già, nhiều người trở nên khó tính, cọc cằn, tính tình làm người khác khó gần gữi. Họ có hiểu rằng mình càng khó tính với người khác thì càng làm khó mình, ai cũng xa lánh, không gần với mình thì trở nên càng hiu quạnh.
2020-01-17, 11:49 AM
cái này gọi là xả sú bắp nè
nói ra cho nó nhẹ , nhen
2020-01-17, 11:52 AM
(2020-01-17, 11:42 AM)TeaOla Wrote: Có thắc mắc thì sẽ có những ng chịu chia sẽ tâm trạng của mình, để hiểu hơn đó chị Mm Hahaha, chia xẻ xong sợ mấy đứa nhỏ ...í ẹ thấy ghê quá tuổi già ơi nên nhiều khi mấy ông mấy mợ tự động đi "cãi lão hoàn đồng" bằng ...many methods, who know... (2020-01-17, 11:44 AM)BVCN Wrote: Uh... 888 nhưng cũng nhớ nhăn hàm răng không thôi giới trẻ Tea nói mặt hầm hầm tối ngày... Nhớ có bà giáo Mỹ dạy ESL, sau này adopted nhóm học trò nên hay lại nhà party, hễ thấy bả từ xa là đã nhăn răng cười...
2020-01-17, 04:36 PM
Khó nói lắm các anh chị, mình thấy các bác ai cũng trải qua chiến tranh thế chiến 1 và 2 , có nhóm thì không nhắc đến, rất hiền , vui tánh , có nhóm thì tinh thần suy sụp nặng nề, mặc dù mất trí nhớ , nhưng ký ức đó hiện ra mổi ngày họ than khóc, lo sợ đủ thứ , ghi ngờ mọi người ... kêu gào phải cho uống thuốc dịu lại tâm thần, khi ngưng thuốc thì tật nào chứng đó thôi , rượt người ta dài dài ,làm khó đủ điều , các tủ phải khóa lại hết ... Khổ cho mọi người phải nghe la hét hằng ngày chung phòng .... Nuôi dưỡng cha mẹ , chăm sóc cho người già không dễ đâu
Mỗi khi có con cái đến đút bánh mì cho cha mẹ ăn , cha mẹ như con nit không còn biết gì hết ăn nói mất lịch sự ,... Đủ thứ trường hợp hết , mình thương, quý mến nhửng người con đó ... Dù sao vẩn là cha mẹ mình. Có nhóm biết sự cực khổ của nhân viên, joj lúc nào cũng biết tôn trọng , ít đòi hỏi , có nhóm thì thôi mỗi lần vào thăm thì complain đủ thứ hết ... Đòi kiểm chổ khác nhưng cuối cùng củng quay lại ...
2020-01-17, 04:41 PM
(2020-01-17, 04:36 PM)Chân Nguyệt Wrote: Khó nói lắm các anh chị, mình thấy các bác ai cũng trải qua chiến tranh thế chiến 1 và 2 , có nhóm thì không nhắc đến, rất hiền , vui tánh , có nhóm thì tinh thần suy sụp nặng nề, mặc dù mất trí nhớ , nhưng ký ức đó hiện ra mổi ngày họ than khóc, lo sợ đủ thứ , ghi ngờ mọi người ... kêu gào phải cho uống thuốc dịu lại tâm thần, khi ngưng thuốc thì tật nào chứng đó thôi , rượt người ta dài dài ,làm khó đủ điều , các tủ phải khóa lại hết ... Khổ cho mọi người phải nghe la hét hằng ngày chung phòng .... Nuôi dưỡng cha mẹ , chăm sóc cho người già không dễ đâu trải qua chiến tranh thế chiến 1 và 2 người ta gọi bằng bác là đúng rồi tui giờ ra chợ , mấy "bạn" trẻ trẻ gọi tui bằng chú không hà hôm nọ chưa cắt tóc cạo râu ,,,, bé kia kêu bằng bác mới ghê , xong hình như cô bé nhận ra nên hơi bẽn lẽn , thối lộn tiền (thối lộn tiền là tui thêm vào )
2020-01-17, 05:38 PM
(2020-01-17, 04:41 PM)abc Wrote: trải qua chiến tranh thế chiến 1 và 2 người ta gọi bằng bác là đúng rồi riếc rồi củng quen thôi CHÚ
2020-01-29, 09:17 AM
Nhờ Rau Sam tải link của thiền sư An hạnh nói về sát sanh hại mạng
TỊNH XÁ LIÊN HOA Thiền sư An Lạc Hạnh.Sát sanh hại mạng-Cận tử nghiệp. https://www.youtube.com/watch?v=qBbfxIeA...PJ_TT08cZ0 Đúng như sư thuyết giảng trong đoạn 25:40 khi còn trẻ sức mạnh và lực lượng nhiều làm đều gì củng được hết , sát sanh, nhửng chuyện ác không sao hết. Nhưng đến khi già yếu, sống đơn độc hoặc phước đức không còn nửa thì còn trẻ hoặc khi về già lúc đó nhửng đó nhửng chuyện xui xẻo , bệnh hoạn đến dồn dập không ngừng cho tới ngày ra đi. Có nhóm rất sợ tới giờ ngủ hoặc đẩy họ về phòng riêng, có nhóm thì ban ngày như ban đêm, họ đi đứng ngồi không ngừng, họ lo sợ , mặt mày hoảng hốt, đeo y tá miếc , hỏi thì bác chỉ đằng đó đông người lắm, thật ra không có ai hết ... CN đoán là họ thấy được nhửng người khuất mặt khuất mày CN làm trong dưởng lão thấy nhửng chứng bệnh mà bác sỉ, y tá bó tay. Nhửng bác ngồi nói lảm nhảm , kêu rào lớn tiếng tên của nhửng người thân mà đả qua đời , gọi không ngừng đến nổi mỗi người phải nhức đầu phải để các bác đó trong phòng riêng của họ, tới giờ ăn mới đẩy ra , ăn xong là đẩy về phòng liền. Thấy tội không cách nào hơn . thường tự nhiên họ kêu Má hoài thì thời gian sắp đi chầu ông trời trong vài tháng -2 năm , nhóm đó mà không có thân nhân đến thăm thì khổ lắm, chỉ trông nhờ thiện nguyện viên mỗi tuần 1 lần đến nói chuyện , đẩy ra ngoài công viên chơi khi thời tiết cho phép. Có bác thì quậy phá dử lắm, mới vui vẻ đó hiền ngư masoeur khi quây lại hung dử như chơi, trở tay không kịp , họ mạnh lắm phải có 2 y tá mới được. Có nhửng đồng nghiệp than phiền rất mệt mỏi khi giúp bác nào đó, mình biết mà nói ra họ củng chẳn tin, mất công họ nói mình tin dị đoan lung tung. Nhiều khi mình giúp các bác đó dù là việc nhỏ nhặc, tắm rửa , lo ăn uống nhưng bị ảnh hưởng nghiệp chướng của họ phần nào. Vì vậy CN thường khuyên anh chị em gần xa ăn hiền ở lành để cuối đời an hưởng cuộc sống an nhàng , có gắng ăn chay trường để giảm bớt nghiệp chướng, tạo thêm công đức cho gia đình con cái. Có bác làm bác sỉ , ba đời sau hiện con cháu đều nối nghiệp của bác , bác rất hiền, lịch sự trên 90 tuổi rồi sức khỏe tốt, minh mẳn , hằng ngày cầm ipad để đọc nhửng tin tức trên net , khi mình đến giúp bác, bác nói nhiều về nước Âu Lạc mình, khen phong cảnh đẹp mà bác coi trên net ... Rất tiếc hôm qua bác đả qua đời ra đi nhanh nhẹn mà không ai ngờ , nhiều đồng nghiệp buồn khi nghe tin từ trần. Năm mới chúc mọi người an lành
Be Vegan, make peace.
2020-03-03, 04:12 PM
Sáng chủ nhật y tá đều lo nhóm thích đi lể trước, tấm rửa, thay quần áo , lo ăn điểm tâm xong, là vừa đúng giờ nhóm thiện nguyện viên đến đẩy hoặc dẩn các bác đi nhà thờ, 2 tiếng sau , mọi người được đưa trở về phòng , nhửng gương mặt buồn bựt, nói lảm nhảm, cau có, không còn.nữa .. Trên gương mặt hiện lên nét vui mừng , nói chuyện dễ thương,
Có bác không còn phân biệt ngày đêm được nữa, la hét , ngày thường kêu thức dậy củng cả vấn đề, làm khó khăn cho nhân viên, .. Nhưng khi nghe đi nhà thờ thì mấy bác ngồi dậy liền, cám ơn rối rít kêu thức dậy.giùm ... Lúc đó thấy các bác dễ thương gì đâu . Hát nhửng bài kinh thánh có sự gia trì cho tinh thần, cũng như tụng kinh , niệm Phật một hồi sẻ cảm nhận được sự bình an Có một cô y tá rành về kinh Thánh, cổ rảnh cổ giảng một hồi, nói thao thao, càng nói càng hăng , mọi người im lặng nghe cổ khuyên về đạo ... Một bác là cả đời làm mục sư , giờ được hưởng phước , trên 90 tuổi tinh thần minh mẩn, sức khỏe tốt , hiền ,ít nói ... Khi cần bác đứng lên để phát biểu trong đám đông một cách tự nhiên, sáng chủ nhật nọ mình vào phòng bác thấy bác ngồi cầm cuốn kinh Thánh nhỏ , ngồi ca một mình trong giọng yếu ớt để không làm phiền mọi người xung quanh , mình nhìn theo hàng chử, nghe vài lần , hát theo ... Tới giờ ăn , trên đường đưa bác đến phòng ăn , mình cố nhớ lại bài hát , không tài nhớ hết dù chỉ có vài hàng thôi .tự mình trách mình, trí nhớ dỏm quá nha, yêu cầu bác hát lại , bác củng ngại và nói không nên , vì không phải ai củng thích nghe, kinh thánh , nhưng rồi bác hát sơ sơ , thế là mình hát theo , cả buổi ăn trưa hát vài lần , bác thích lắm , mỉm cười miếc ... Từ đó bác dể dải mọi việc , mình làm gì cho bác đều thích , cho đến xuất viện bác nhất định để lại bức tranh vẻ một gốc nhà thờ Dom ở Utrecht tặng riêng cho mình thôi .. Mến yêu gì đâu, tình thương dành riêng cho mình, đương nhiên CN không có nhận theo luật trong sở làm, bác hiểu , không ép nữa. Không ngờ bài hát lại còn trong đầu óc mình, 2 tuần sau làm việc cho khu khác, tự nhiên mình hát cho một bác thích ca hát , thì có một ông đang chăm sóc cho mẹ , y nói tên của bài hát đó, là nhạc Pháp được phiên dịch sang tiếng Hòa Lan, chỉ hát vào lúc lể phục sinh . .. Làm mình giực mình , nghỉ lại thì lúc bác mục sư hát là ngay ngày lể Phục sinh ... Google một hồi thì đúng như y nói là nhác Pháp .... O là la Anh chị thử xem cùng cha mẹ ca hát nhửng bài Thánh ca hoặc cùng tụng niệm, đó cũng là cách làm vui lòng cho thân nhân mình mà mình củng được vui lây. Giây phút tụng niệm , nghỉ đến thánh thiện sẽ làm cho nhẹ nhõm , tinh thần thoải mái phần nào cũng là mản nguyện rồi.
2020-04-04, 04:06 AM
Cả tháng nay thân nhân không được phép vào thăm thân nhân trong các bệnh viện, nhà giưởng lão, giờ cao thông bằng tabblets , phone, gởi greetjngs cards ..nhưng vẩn không làm sao thỏa mãn mọi người. Sự bực bội vì mất tự do mọi mặc gây không ít rắc rối , việc chăm sóc , trấn an khó bội phần....
Tuần này mình thấy vài nơi dựng lều party palivon lớn trước terras của nhà hàng để thân nhân và bệnh nhân , các bác gặp nhau qua cửa kiến và ngồi nói chuyện thoải mái với nhau bằng điện thoại ...các bác mừng tươi cười nở cả mặt khi gặp được con cháu , đương nhiên phải hẹn trước để tránh việc mọi người đến cùng một lúc Củng có vài nhóm con cháu dùng đủ thử cách chúc mừng sinh nhật bằng đứng ngoài sân Nhửng vải viết hàng happy birtday . ballons ... Cách giúp vui để chống cô đơn lúc rày có phong trào mới, cuối tuần các nhóm nhạc rủ nhau đi hát, Vài bà mẹ tre ở gần khu nhà dưởng lão rủ nhau trưa chiều dẩn con đến vẻ những bức tranh trên gạch đường , các bác ngồi trên balkon nhìn xuống coi các bé chạy , nhảy , coi các bé lấy cây phấn đang vẽ hình gì đây ... Bửa nào khi tan sở bước ra khỏi cổng , ngống nhìn hôm nay có hình vẻ nào mới không, thì biết các bà mẹ dễ thương và các bé engels đả đến hôm nay Các nhóm anh chị lo việc giải trí có ý kiến mới, các bác ngồi trước phòng , mọi người mừng rở gặp nhau với khoản cách 3 m , cùng nhau ngồi chơi lotto , loa phát thanh của từ dưới đất dọng lên tầng chín nghe rỏ ràng .. Cùng nhau ca hát , tập gym như thường
Be Vegan, make peace.
|
« Next Oldest | Next Newest »
|