Bà giáo già nuôi trẻ mồ côi
#31
Thứ hai, 02/12/2019 - 05:00

Chàng trai Hà Nội nhặt ve chai, xây trường, nuôi ăn cho trẻ vùng cao
[Image: google-news.svg]
[Image: logo.gif] Hàng nghìn đứa trẻ vùng cao được nuôi cơm trưa, hàng chục điểm trường bằng tre nứa được xây mới bởi một chàng trai Hà Nội có biệt danh là ‘Trung đồng nát’.
Vừa trở về sau một chuyến công tác tại Quảng Nam, Hoàng Hoa Trung (SN 1990, Hà Nội) cho biết: ‘Chúng tôi đang thực hiện dự án Nuôi em ở huyện Nam Trà My với 500 em sẽ được ăn bữa trưa miễn phí tại trường’.
Dự án nuôi cơm trưa cho các học sinh vùng cao được khởi động từ năm 2013. Năm đầu tiên, nhóm tình nguyện của Trung chỉ huy động tiền nuôi được 50 em. Nhưng đến nay con số trên đã lên tới 12.000 em.
Dự án của anh bắt đầu từ những lý do đặc biệt…
Đường lên núi
Hoàng Hoa Trung làm tình nguyện từ năm 18 tuổi. Dự án đầu tiên, anh tham gia cùng một nhóm thiện nguyện giúp những người khuyết tật làm thiệp để bán. Tháng lương đầu tiên, có người khuyết tật bị câm, điếc đã đủ tiền mua một chiếc điện thoại ‘cục gạch’ nhắn tin về cho cha mẹ.
Tuy nhiên thực hiện dự án trong 5 năm cùng 20 tình nguyện viên, anh chỉ giúp được 30 người. Cảm thấy hoạt động của mình chưa hiệu quả, Trung nghĩ đến một hướng đi khác. Năm 2009, anh quyết định ‘lên núi’, tập trung từ thiện ở các vùng cao.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/21/14/chang-ha-noi-nhat-ve-chai-xay-truong-cho-tre-vung-cao.jpg[/img]
Hoàng Hoa Trung.

‘Chúng tôi muốn xây trường học thay thế cho các ngôi trường bằng tre nứa, tuy nhiên đủ tiền xây là một chuyện không hề dễ. 
Năm 2013, bằng cách kêu gọi góp gạch xây trường chúng tôi quyên góp được 60 triệu đồng. Một trường mầm non ủng hộ 100 triệu và sự trợ giúp của bộ đội biên phòng, ngôi trường đầu tiên trị giá 160 triệu đồng đã hoàn thành ở Lai Châu”.
Với những điểm chưa xây được trường mới, anh thực hiện dự án Dũng Sĩ Bạt cung cấp bạt miễn phí để quây điểm trường, tạo 'lớp học kín gió' cho các em.
Hiện, 21 điểm trường đã và đang được xây dựng tại Điện Biên và Lai Châu và 20 điểm trường đã được quây bạt.
Nhưng sau khi xây trường, một vấn đề nảy sinh khiến Trung phải suy nghĩ đó là nhiều em không đi học vì quá đói. Trung đã đi theo một số em, thấy các em vào rừng đào măng kiếm ăn và không quay lại trường học vì quá mệt, đói.
Anh lại tìm cách lo bữa trưa cho chúng và dự án ‘Nuôi em' ra đời từ đó. Anh kêu gọi mỗi người nuôi một bé. Kinh phí để nuôi một bé là 150 nghìn đồng/tháng. Mỗi bữa, các em sẽ được ăn thịt, đậu, canh, rau với giá 8.500đ/suất.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/21/14/chang-ha-noi-nhat-ve-chai-xay-truong-cho-tre-vung-cao-1.jpg[/img]
Chàng trai Hà Nội trong một lần đi thực hiện dự án tại vùng cao.

‘Khi được nuôi cơm trưa, số học sinh đi học tăng vọt khiến thầy cô và nhóm tình nguyện hạnh phúc vô cùng. Hiện tại dự án đã triển khai tại 6 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hoá, Quảng Nam, Nghệ An với hơn 12.000 bé được nhận nuôi’, Trung chia sẻ.
Số tiền các cá nhân đóng góp để 'Nuôi em' dư ra vì có những ngày nghỉ, ngày lễ Tết, nhóm đề nghị trích ra mua máy lọc nước và mua đệm, chăn cho các em.
Trung còn tìm cách vận động và gây quỹ để tặng mỗi điểm trường chưa có điện một máy năng lượng gió mặt trời. Những chiếc máy này có thể phát điện và cắm pin sạc.Từ đó, các thầy cô và dân bản thay vì đi nhiều cây số ra thị trấn sạc điện, giờ họ chỉ việc lên trường để dùng.
‘Trung đồng nát’
Đó là biệt danh người ta gọi Trung khi thấy anh có nghề nhặt đồ phế thải đi bán, kiếm tiền làm từ thiện.
Đó là những ngày cận Tết, xuống làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), thấy người ta vứt nhiều đồ gốm (lỗi mốt, cũ hỏng…) anh xin mang về và bán lại. Với giá 10 -15 nghìn/sản phẩm, anh thu được 60 triệu đồng cho quỹ từ thiện.
Đó cũng là những ngày anh ra công viên, đến từng thùng rác, gõ cửa từng kí túc xá để xin giấy cũ, sách báo sau đó đem bán, gây quỹ.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/21/14/chang-ha-noi-nhat-ve-chai-xay-truong-cho-tre-vung-cao-2.jpg[/img]
'Các em chưa có trường, nhóm sẽ xây trường. Các em thiếu cái ăn chúng tôi sẽ thực hiện dự án 'Nuôi em'. Các em thiếu nước sạch, chúng tôi mua lọc nước... để đảm bảo cho các em được đến trường'.

Trung còn kiếm tiền bằng cách đào đất phù sa ở bãi Sông Hồng.
‘Tôi nhớ nhất một hôm mưa, có khách ở Tây Hồ mua đất trồng cây. Chiếc xe máy cà tàng của tôi chở 4 bao đất lớn, trời mưa nước ngấm vào đất nặng kinh khủng, tôi vẫn cố chạy. Chuyến đó, tôi thu được 300 nghìn.
Chúng tôi còn bán bảo hiểm xe máy, xin quần áo cũ, nhặt phân bò khô bán lại ...để kiếm tiền gây quỹ’.
[img=572x0]https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/21/14/chang-ha-noi-nhat-ve-chai-xay-truong-cho-tre-vung-cao-3.jpg[/img]
9X đang nỗ lực từng ngày vì đam mê làm từ thiện một cách thiết thực và chuyên nghiệp.

Quan điểm làm từ thiện của Trung là tập trung tại một địa điểm, không dàn trải. Ở mỗi địa điểm này, anh xây dựng một hệ sinh thái. Cụ thể, nhóm của anh xây trường cho các em, nuôi em cơm trưa, mua hệ thống lọc nước sạch… Anh còn thực hiện dự án ‘Đi ra từ rừng’ bán nông sản cho bà con và tạo điều kiện cho các thầy cô kiếm thêm thu nhập.
Hơn 10 năm làm tình nguyện, Trung chia sẻ mình làm vì đam mê và không được gia đình ủng hộ. ‘Bố mẹ lo lắng cho sức khỏe và cũng rất mong tôi ổn định chuyện gia đình nhưng tôi vẫn muốn làm, đến lúc nào không ai cần nữa, chúng tôi mới dừng chân’, chàng trai sinh năm 1990 nói
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
#32
Cặp vợ chồng nhận nuôi 6 đứa trẻ bị bỏ rơi vì mắc hội chứng Down

Ngoài 4 con ruột, cặp vợ chồng Mỹ còn nhận nuôi thêm 6 cậu bé mắc Hội chứng Down trong 15 năm.

Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có một gia đình. Shannon Pinkerton biết được sự thật đó từ cha mẹ mình, những người điều hành một nhà tập thể dành cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt.
Vì thế, vào năm 2009, khi có cơ hội nhận nuôi Joey, một cậu bé 10 tuổi mắc hội chứng Down, Shannon đã đưa ra quyết định một cách dễ dàng.
"Con trai tôi, Cody, đã cầu xin chúng tôi nhận nuôi thằng bé", Shannon, sống ở bang Wyoming, nói với People. "Tôi luôn dành tình thương cho những đứa trẻ này".
Gần 15 năm sau, Shannon, 52 tuổi, và chồng Troy, 56 tuổi, đã nhận nuôi không chỉ Joey, hiện 23 tuổi, mà còn 5 chàng trai trẻ mắc hội chứng Down khác, gồm Devlin,18 tuổi, Julian, 20 tuổi, Cameron, 23 tuổi, Anthony, 25 tuổi và Tracee, 28 tuổi. Một vài trong số 6 đứa con nuôi của họ cũng bị khuyết tật về phát triển như chứng tự kỷ không lời và chứng người lùn.
Advertisement
[Image: svg+xml,%3Csvg%20xmlns%3D%22http%3A%2F%2...C%2Fsvg%3E]



[Image: logo.svg]



[Image: logo.svg]

00:00 / 05:27


Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player

[Image: svg+xml,%3Csvg%20xmlns%3D%22http%3A%2F%2...C%2Fsvg%3E]



[/url]ADVERTISEMENT

[url=https://vidverto.io/]

[Image: down1A-5477-1700041666.jpg?w=460&h=0&q=1...v_PshdmNzA]

Vợ chồng Shannon bên những con nuôi mắc hội chứng Down. Ảnh: JORDAN GLAUSE

Shannon nói rằng cô và các con chưa từng có khoảnh khắc buồn tẻ, dù cưỡi ngựa trên mảnh đất 40 mẫu của gia đình ở Glenrock, Wyo., đi nhặt trứng từ những con gà họ nuôi hay chỉ đến Sam's Club để đi chợ.
"Bọn trẻ rất vui khi được ở đây vì chúng không phải sống một cuộc đời nhàm chán. Chúng có thể đi cắm trại, đi Disneyland hoặc cưỡi ngựa. Nếu ở trong cơ sở chăm sóc trẻ có nhu cầu đặc biệt, các con sẽ sống ngày qua ngày và không làm được những việc mà người bình thường vẫn làm. Nhưng chắc chắn những đứa trẻ trở nên năng động hơn khi ở cùng chúng tôi", Troy, một công nhân khai thác than, nói.

Shannon, người thường đăng tải hành trình của 6 đứa con nuôi mắc chứng Down lên Instagram, Facebook và TikTok, cho biết thêm: "Tôi muốn những cậu bé của mình có trải nghiệm mà chúng không thể có nếu sống ở trung tâm nuôi dưỡng. Nếu bạn biết chúng, bạn sẽ yêu chúng thôi. Các con không phán xét bất cứ ai về bất cứ điều gì. Chúng rất tốt bụng".
Hiện 6 con nuôi của vợ chồng Shannon thường dành mỗi tối và cuối tuần ở cạnh 4 con ruột đã trưởng thành và 3 đứa cháu. Họ cũng đến xem các trận đấu vật ở trường đại học của em út Cody, 22 tuổi.
"Các chàng trai này khiến cuộc sống trở nên thú vị và mang đến cho chúng tôi nhiều niềm vui. Chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ chúng, cho chúng một nơi gọi là nhà", Troy nói.

Hướng Dương (Theo People)



Bắt đầu 90 thấy các em bị hội chứng down, trước đó thì chuyện qua nhà trẻ dành  cho nhóm này, sau này thấy ngoài đời các bé có cuộc sống bình thường  cùng cha mẹ, ông bà đưa rước đến trường ...gần mấy năm nay có trương trình TV , có nhà hàng thử mướn toàn là nhân viên down syndrome, từ 18 tuổi đến 60+ , ... Thành công, khách hàng chấp nhận. Có vài lần làm việc chung với vài em , dể bị súc động, dể giận hờn kéo dài cả tuần, siêng làm việc, giữ đúng quy luật, có lần tan sở rồi mà thấy 1 cô chưa về , hỏi ra thì cổ nói về đúng giờ thì mới có người mở cửa cho vô nhà ...trời gì mà rắc dử vậy
Be Vegan, make peace.
Reply
#33
(2023-11-15, 06:46 PM)Chân Nguyệt Wrote: ............
Hướng Dương (Theo People)
Bắt đầu 90 thấy các em bị hội chứng down, trước đó thì chuyện qua nhà trẻ dành  cho nhóm này, sau này thấy ngoài đời các bé có cuộc sống bình thường  cùng cha mẹ, ông bà đưa rước đến trường ...gần mấy năm nay có trương trình TV , có nhà hàng thử mướn toàn là nhân viên down syndrome, từ 18 tuổi đến 60+ , ... Thành công, khách hàng chấp nhận V. Có vài lần làm việc chung với vài em , dể bị súc động, dể giận hờn kéo dài cả tuần, siêng lam việc, giữ đúng quy luật, có lần tan sở rồi mà thấy 1 cô chưa về , hỏi ra thì cổ nói về đúng giờ thì mới có mở cửa cho vô nhà ...trời gì mà rắc dử vậy

Xin các bạn bên Mỹ giúp tôi hiểu thắc mắc riêng của tôi về việc nhận nuôi con này với.  Tulip4

Tôi nghe nói bên ấy các em được nhận nuôi như trong trường hợp trên sẽ được chính phủ Mỹ trợ cấp một số tài chánh hay hỗ trợ thêm về các dịch vụ như y tế, xã hội. Điều ấy có hay không ạ?. Bởi từng nghe qua lời kễ của một số bạn bè rằng có nhiều gia đình lợi dụng chính sách hỗ trợ này mà nhận nuôi nhiều trường hợp như các em không gia đình, không cha mẹ hay bị bệnh down như ở trên, theo ý họ thì càng nuôi nhiều càng ... có lợi?. 

Tình cờ là hôm qua có xem trên YouTube chương trình The Ellen Show thấy có nhắc đến một gia đình người Mỹ da đen đã có 5 người con rồi mà vẫn nhận nuôi thêm 6 em nhỏ da trắng từ 2 tuổi đến 10 tuổi cùng là anh em ruột và tất cả họ, 13 người ấy đều ở chung một nhà. Cá nhân tôi vẫn biết có nhiều người có tấm lòng tốt nhưng chen lẫn vào đó cũng có không ít việc bị lợi dụng, nhưng cái ý chính ở đây chỉ đơn thuần là câu hỏi, Chính phủ Mỹ có trợ giúp gì cho trường hợp như trên không và cụ thể, trợ giúp những gì và như thế nào?. Vậy thôi à.  Smiling-face-with-halo4

Xin cảm ơn.
Love is now or never...
Reply
#34
(2023-11-15, 07:10 PM)Dan. Wrote: Xin các bạn bên Mỹ giúp tôi hiểu thắc mắc riêng của tôi về việc nhận nuôi con này với.  Tulip4

Tôi nghe nói bên ấy các em được nhận nuôi như trong trường hợp trên sẽ được chính phủ Mỹ trợ cấp một số tài chánh hay hỗ trợ thêm về các dịch vụ như y tế, xã hội. Điều ấy có hay không ạ?. Bởi từng nghe qua lời kễ của một số bạn bè rằng có nhiều gia đình lợi dụng chính sách hỗ trợ này mà nhận nuôi nhiều trường hợp như các em không gia đình, không cha mẹ hay bị bệnh down như ở trên, theo ý họ thì càng nuôi nhiều càng ... có lợi?. 

Tình cờ là hôm qua có xem trên YouTube chương trình The Ellen Show thấy có nhắc đến một gia đình người Mỹ da đen đã có 5 người con rồi mà vẫn nhận nuôi thêm 6 em nhỏ da trắng từ 2 tuổi đến 10 tuổi cùng là anh em ruột và tất cả họ, 13 người ấy đều ở chung một nhà. Cá nhân tôi vẫn biết có nhiều người có tấm lòng tốt nhưng chen lẫn vào đó cũng có không ít việc bị lợi dụng, nhưng cái ý chính ở đây chỉ đơn thuần là câu hỏi, Chính phủ Mỹ có trợ giúp gì cho trường hợp như trên không và cụ thể, trợ giúp những gì và như thế nào?. Vậy thôi à.  Smiling-face-with-halo4

Xin cảm ơn.

Mến chào anh Đạn.
Mình ở bên Hòa Lan, mình củng không rành luật , có thời gian  nghe tin tức, bình luận ...chính phủ tạo cơ hội cho nhóm nầy co cuộc sống bình thường,, hảng xưởng, công ty ...có trợ cấp, còn người nhận nuôi thì không nghe nói đến. Có em kể sơ sơ là em thích ở trong trại, thân nhân ít đến thăm viếng , tóm lại cổ ao ước có người quan tâm, an ủi    ....
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • Dan.
Reply
#35
(2023-11-15, 08:17 PM)Chân Nguyệt Wrote: Mến chào anh Đạn.
Mình ở bên Hòa Lan, mình củng không rành luật , có thời gian  nghe tin tức, bình luận ...chính phủ tạo cơ hội cho nhóm nầy co cuộc sống bình thường,, hảng xưởng, công ty ...có trợ cấp, còn người nhận nuôi thì không nghe nói đến. Có em kể sơ sơ là em thích ở trong trại, thân nhân ít đến tham viếng , tóm lại cổ ao ước có người quan tâm, an ủi    ....

Biết chị ở bên Hòa Lan mà nên có nhấn mạnh là hỏi các bạn ở Mỹ thôi.   Smiling-face-with-halo4

Nhưng dù là ở nơi nào đi nữa cũng rất khác với bên VN của tôi, mọi hoạt động nhận nuôi như thế này thì "nhà lước" không giúp gì ngoài cái miệng, đôi khi còn muốn "bớt xén" hay đòi "chai hia" nữa kìa.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Điều muốn biết ở đây là trách nhiệm của chính phủ các nước khác như thế nào thôi, không tính các hãng xưởng, công ty... hay các cá nhân có lòng hảo tâm.

Cảm ơn chị.
Love is now or never...
Reply
#36
(2023-11-15, 07:10 PM)Dan. Wrote: Xin các bạn bên Mỹ giúp tôi hiểu thắc mắc riêng của tôi về việc nhận nuôi con này với.  Tulip4

Tôi nghe nói bên ấy các em được nhận nuôi như trong trường hợp trên sẽ được chính phủ Mỹ trợ cấp một số tài chánh hay hỗ trợ thêm về các dịch vụ như y tế, xã hội. Điều ấy có hay không ạ?. Bởi từng nghe qua lời kễ của một số bạn bè rằng có nhiều gia đình lợi dụng chính sách hỗ trợ này mà nhận nuôi nhiều trường hợp như các em không gia đình, không cha mẹ hay bị bệnh down như ở trên, theo ý họ thì càng nuôi nhiều càng ... có lợi?. 

Tình cờ là hôm qua có xem trên YouTube chương trình The Ellen Show thấy có nhắc đến một gia đình người Mỹ da đen đã có 5 người con rồi mà vẫn nhận nuôi thêm 6 em nhỏ da trắng từ 2 tuổi đến 10 tuổi cùng là anh em ruột và tất cả họ, 13 người ấy đều ở chung một nhà. Cá nhân tôi vẫn biết có nhiều người có tấm lòng tốt nhưng chen lẫn vào đó cũng có không ít việc bị lợi dụng, nhưng cái ý chính ở đây chỉ đơn thuần là câu hỏi, Chính phủ Mỹ có trợ giúp gì cho trường hợp như trên không và cụ thể, trợ giúp những gì và như thế nào?. Vậy thôi à.  Smiling-face-with-halo4

Xin cảm ơn.

Dạ vấn đề trả $ cho cha mẹ nuôi aka foster parents tuỳ vào luật tiểu bang và county á sư phụ.  Cali trả cao nhất, mỗi case số $ được trả mỗi khác vì nhu cầu của mỗi đứa khác nhau từ $1K đến $2600 cash (tiền này là chính phủ trả công nuôi giùm kg phải trợ cấp), cộng $ mua quần áo, tiền thực phẩm, còn thêm những khoản trợ cấp khác tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người nhận nuôi nữa.  Người có lợi tức thấp có thể qualify để được nhận welfare, foodstamp, Medicaid, v.v…

Bé nào bị bệnh thì nhận thêm $ bệnh, cha mẹ nuôi được chu cấp để phụ chăm sóc bé bệnh.  Nuôi một đứa nhỏ rất là cực, nhất là những bé bị bệnh nên chính phủ tài trợ nhiều để phụ.  Nhiều người abuse system, nhận nuôi 3 đứa bỏ túi $8/tháng mà kg chăm cho tụi nhỏ đầy đủ nên bị điều tra.  Có gia đình nhận nuôi nhưng khá giả nên họ kg nhận $, họ dùng $ nhận được mở acct saving đứa nhỏ, tuỳ người tuỳ hoàn cảnh và tuỳ nơi nữa.  Ở Mỹ là một rừng luật mà sư phụ, có nhiều người lợi dụng sơ hở loopholes của luật để làm bậy nhưng cũng có người tốt thiệt.  ❤️
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Dan.
Reply
#37
Mình có biết một trường hợp, em bé chào đời phai trải qua 2 lần mổ vì tim thiếu 1 phòng ..hên bé qua được cơn nguy hiểm, nhưng cha mẹ không đủ khả năng về y học để chăm sóc bé, nhà thương tìm người nhận nuôi  ..cuối cùng tim được gia đình làm ngành y,  vợ chồng cô y tá thương bé, ... sau một năm bé khỏe mạnh được trở về với sống với cha mẹ, cứ 2 năm phải mổ .. Kỳ mổ thứ 4 thì không qua ... Tới ngày đưa đi thiêu thì thân nhân, bạn bè  bên cô y tá đông hơn gấp 4 lần bên gia đình bé

Trên đời củng có nhóm hảo tâm thiệt.
Be Vegan, make peace.
Reply
#38
(2023-11-15, 08:53 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ vấn đề trả $ cho cha mẹ nuôi aka foster parents tuỳ vào luật tiểu bang và county á sư phụ.  Cali trả cao nhất, mỗi case số $ được trả mỗi khác vì nhu cầu của mỗi đứa khác nhau từ $1K đến $2600 cash (tiền này là chính phủ trả công nuôi giùm kg phải trợ cấp), cộng $ mua quần áo, tiền thực phẩm, còn thêm những khoản trợ cấp khác tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người nhận nuôi nữa.  Người có lợi tức thấp có thể qualify để được nhận welfare, foodstamp, Medicaid, v.v…

Bé nào bị bệnh thì nhận thêm $ bệnh, cha mẹ nuôi được chu cấp để phụ chăm sóc bé bệnh.  Nuôi một đứa nhỏ rất là cực, nhất là những bé bị bệnh nên chính phủ tài trợ nhiều để phụ.  Nhiều người abuse system, nhận nuôi 3 đứa bỏ túi $8/tháng mà kg chăm cho tụi nhỏ đầy đủ nên bị điều tra.  Có gia đình nhận nuôi nhưng khá giả nên họ kg nhận $, họ dùng $ nhận được mở acct saving đứa nhỏ, tuỳ người tuỳ hoàn cảnh và tuỳ nơi nữa.  Ở Mỹ là một rừng luật mà sư phụ, có nhiều người lợi dụng sơ hở loopholes của luật để làm bậy nhưng cũng có người tốt thiệt.  ❤️

Cảm ơn bạn Kỳ đã cho biết thêm thông tin căn bản. Theo tui biết thì ngoài mấy vị luật sư ra thì chính phủ Mỹ còn có người bên Xã Hội cũng kiểm tra mấy chuyện này chặt chẽ lắm, lơ mơ với họ là "phơi xác" liền. Đâu phải ăn $ của mấy ổng là dễ đâu.  Smiling-face-with-halo4

Nhân đây cũng hỏi thêm chút tẹo. Với những người ăn welfare hay lãnh foodstamp... như mấy anh, mấy chị da black chẳng chịu làm gì dù khỏe mạnh như con voi chẳng hạn thì  nghe bảo cứ sinh càng nhiều con càng sướng, không biết có đúng không nữa. Chứ tui thấy mấy nhỏ cháu của tui vừa là dân đi làm vừa còng lưng đóng thuế nuôi bọn họ thì nghe nói rất sợ chuyện sinh con, đứa nào cũng chỉ một đến hai con là stop, "nín" luôn... Hổng được trợ giúp gì hết hén?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Love is now or never...
Reply
#39
(2023-11-15, 09:37 PM)Dan. Wrote: Cảm ơn bạn Kỳ đã cho biết thêm thông tin căn bản. Theo tui biết thì ngoài mấy vị luật sư ra thì chính phủ Mỹ còn có người bên Xã Hội cũng kiểm tra mấy chuyện này chặt chẽ lắm, lơ mơ với họ là "phơi xác" liền. Đâu phải ăn $ của mấy ổng là dễ đâu.  Smiling-face-with-halo4

Nhân đây cũng hỏi thêm chút tẹo. Với những người ăn welfare hay lãnh foodstamp... như mấy anh, mấy chị da black chẳng chịu làm gì dù khỏe mạnh như con voi chẳng hạn thì  nghe bảo cứ sinh càng nhiều con càng sướng, không biết có đúng không nữa. Chứ tui thấy mấy nhỏ cháu của tui vừa là dân đi làm vừa còng lưng đóng thuế nuôi bọn họ thì nghe nói rất sợ chuyện sinh con, đứa nào cũng chỉ một đến hai con là stop, "nín" luôn... Hổng được trợ giúp gì hết hén?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Dạ đúng vì lợi tức thu nhập của gia đình tính trên đầu người. Một người single kg vợ chồng con cái, làm lương $40K/năm kg được hưởng gì hết vì chỉ nuôi 1 người thôi.  Còn một người lương $40K/năm mà phải nuôi 4 miệng ăn gồm 1 lớn + 3 nhỏ dưới 18 tuổi thì đâu đủ sống nên sẽ qualify những chương trình dành cho người nghèo.  Single parent khi khai thuế sẽ được vào category là head of household/chủ gia đình vì vậy mức thuế lợi tức thấp hơn và được nhiều credit hơn.  Hoặc là vợ chồng mà con đông mà lương thấp thì cũng đâu đủ sống nên được hưởng trợ cấp vì là “nghèo”.  

Mỗi đứa nhỏ sinh ra được bảo hiểm y tế, cha mẹ được ăn theo nên cả gia đình được hưởng, đi học được ăn free.  Ở xứ này giàu thì làm từ thiện khấu trừ thuế, nghèo thì hưởng trợ cấp, chỉ có dở dở ương ương trung lưu è cổ đóng thuế mà chẳng được hưởng gì hết.  Ở Cali còn bị nện thêm thuế tiểu bang nữa.  Dân khác thì ham sinh trẻ chứ dân khôn vặt sang đây đi làm khai lương 1/2 còn 1/2 lấy cash để được hưởng chế độ nghèo, mua nhà mua xe nhờ người đứng tên, xui gặp ôn thần thì mất của mà miệng mắc quai kêu ai vì mình là dân gian lận chính phủ.  Nếu bị khui ra điều tra là phải trả lại hết những trợ cấp đã nhận nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt thôi á sư phụ.  🤭
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Dan.
Reply
#40
@sư phụ, sorry sư phụ chiều qua viết vội nên kg viết hết ý về việc nhận con nuôi.  Viết thêm phần bổ sung cái việc mà bị điều tra.  Bên này khi người cha mẹ nuôi bị complaint về việc ngược đãi trẻ hay “fraud” thì chính phủ sẽ có người đặc trách điều tra/investigator, hợp tác với cán sự xã hội chứ kg phải luật sư đâu sư phụ.  Nếu có thì là luật sư của đứa nhỏ để bảo vệ bé. Nếu người cha mẹ đó bị truy tố thì họ mới mời luật sư để giúp họ chạy tội hay giảm án thôi.  Investigators/cán sự xã hội làm việc với công tố viên.  Đều là luật sư nhưng một bên là prosecuting, một bên là defending.   Lol

Kể chuyện vui với sư phụ, có hai người bạn thân từ nhỏ tới lớn.  Đi học cùng trường, lên đại học thì mỗi đứa một nơi, ai ngờ tốt nghiệp đại học xong rồi lại vào trường luật chung với nhau.  Đến khi cầm cái bằng luật sư trong tay, một người trở thành phụ tá DA để trừng phạt kẻ xấu, the bad guy aka bảo vệ chính nghĩa, còn một người lại là defense counsel để bảo vệ người vô tội, bảo vệ chính nghĩa.  Hai người choảng nhau hoài chịu hết nổi nên quyết định về chung nhà choảng nhau tiếp, tuần này mừng đầy tháng một luật sư tương lai nè sư phụ.  🤣😂
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Dan.
Reply
#41
Rất cảm ơn những giải thích dễ hiểu của bạn Kỳ.  Tulip4

Đọc xong phần nói về việc nhận nuôi con nuôi ở Mỹ mới thấy vai trò của chính phủ trong viêc này, trách nhiệm và công bằng, một trời một vực với nơi tui ở. Những mái ấm như Tê-phan của anh Bình, cơ sở Trọng Đức ở Đức Trọng, chùa Lâm Quang hay bà giáo già của chị Nguyệt... phải tự thân vận động, chưa kể là bị làm khó đủ điều. Haizz, chuyện từ thiện ở các nơi nếu nói hoài cũng không hết chuyện mà.  Face-with-rolling-eyes4

* Chắc cũng nhờ cãi nhau liên tục giữa Luật sư Cha với Luật sư Mẹ mà có Luật sư Con ra đời, không cãi làm gì có hén?. Hoan hô việc "cãi" nhau giữa nam và nữ, hãy cứ "cãi" khi còn có thể...  Rolling-on-the-floor-laughing4
Love is now or never...
Reply
#42
Chào anh Đạn, nào giờ lở VN lảnh con về nuôi là tự lo hêt mà 

Luật bên mình củng thay đổi theo thời gian, gays với gay 
Hoặc lesbien với lesbien củng được lảnh con về nuôi. Người Polan qua đây ở lậu, khi có con họ cho con để có tương lai. 

Còn độc thân không lảnh được con về nuôi thì củng có cách nầy, có thể lảnh 1-2 đứa dưới 18 tuổi về ở với mình vào cuối tuần. Sau này có trương trình phụ nuôi,  giử bé để các bà mẹ đơn thân dưới 22 tuổi dần tiếp tục đi học ..


Không biết giờ còn phong trào nào mới nữa hong ta ?
Be Vegan, make peace.
[-] The following 2 users Like Chân Nguyệt's post:
  • Dan., Lục Tuyết Kỳ
Reply
#43
(2023-11-16, 04:56 PM)Chân Nguyệt Wrote: Chào anh Đạn, nào giờ lở VN lảnh con về nuôi là tự lo hêt mà 

Luật bên mình củng thay đổi theo thời gian, gays với gay 
Hoặc lesbien với lesbien củng được lảnh con về nuôi. Người Polan qua đây ở lậu, khi có con họ cho con để có tương lai. 

Còn độc thân không lảnh được con về nuôi thì củng có cách nầy, có thể lảnh 1-2 đứa dưới 18 tuổi về ở với mình vào cuối tuần. Sau này có trương trình phụ nuôi,  giử bé để các bà mẹ đơn thân dưới 22 tuổi dần tiếp tục đi học ..


Không biết giờ còn phong trào nào mới nữa hong ta ?

Tôi biết ở đất nước nơi chị ở có nhiều luật rất thoáng, có lẽ theo nguyên tắc, Cái gì mà không cấm được hết thì khỏi cấm nữa, cho phép hoạt động nhưng có kiểm soát, có luật pháp chi phối rõ ràng, tỷ như chuyện xử dụng các loại chất gây nghiện ở bên chị, nghe bảo còn phát không kim tiêm cho họ xử dụng chẳng hạn. Riêng về việc công nhận cộng đồng LGBTQ+, chấp nhận cho việc họ tự do kết hôn, nhận nuôi con cái có lẽ là chuyện bình thường hén?.

Chị nói đúng, ở VN  khi nhận con nuôi về nuôi là gia đình tự lo hết mọi chuyện về tương lai của cháu, nhưng số lượng con nuôi tuy không hạn chế nhưng thường thì người ta chỉ dám nhận một vài em thôi để bảo đảm tương lai cho cháu, họ coi như con ruột của mình, nhất là những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc không có khả năng sinh nở. Còn trường hợp các tổ chức tôn giáo như ở nhà chùa bên Phật giáo hay bên Công giáo như ở các nhà thờ đều có tổ chức làm việc này, ngoài việc nhận nuôi các trẻ mồ côi còn nuôi dưỡng người già (bên Phật giáo) hay nuôi các cô gái trót lỡ lầm mang thai ngoài ý muốn (bên Công giáo, nơi có quan niêm không cho phá thai) chẳng hạn. Các nơi này đều nhận trợ giúp, giúp đỡ từ các mạnh thường quân hay người có hảo tâm, riêng bên Tin Lành thì vẫn có làm việc thiện nguyện này nhưng đặc biệt họ hiếm khi nhận sự trợ giúp khác, cá nhân tui có lần đến thăm và có đặt vấn đề trợ giúp thêm nhưng thường thì việc nhận lại là cái lắc đầu từ chối. Bên đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam bộ họ có một truyền thống rất hay là sự tương trợ, trợ giúp lẫn nhau giữa các đạo hữu, tỷ như họ góp công góp của để xây dựng nhà cho người này hôm nay, tháng sau hoặc năm sau lại quay ra giúp xây nhà cho người đạo hữu khác, ngoài ra còn có hình thức chơi hụi không ăn đầu thảo như bên ngoài, tỷ như 9 người cùng hùn một số tiền lại trao cho 1 người để họ có vốn làm ăn, sau đó lại xoay tua cho người khác. 

Đại khái là vậy. Tui tìm hiểu và biết được nên chia xẻ vậy thôi.
Love is now or never...
Reply
#44
(2023-11-16, 05:38 PM)Dan. Wrote: Tôi biết ở đất nước nơi chị ở có nhiều luật rất thoáng, có lẽ theo nguyên tắc, Cái gì mà không cấm được hết thì khỏi cấm nữa, cho phép hoạt động nhưng có kiểm soát, có luật pháp chi phối rõ ràng, tỷ như chuyện xử dụng các loại chất gây nghiện ở bên chị, nghe bảo còn phát không kim tiêm cho họ xử dụng chẳng hạn. Riêng về việc công nhận cộng đồng LGBTQ+, chấp nhận cho việc họ tự do kết hôn, nhận nuôi con cái có lẽ là chuyện bình thường hén?.

Chị nói đúng, ở VN  khi nhận con nuôi về nuôi là gia đình tự lo hết mọi chuyện về tương lai của cháu, nhưng số lượng con nuôi tuy không hạn chế nhưng thường thì người ta chỉ dám nhận một vài em thôi để bảo đảm tương lai cho cháu, họ coi như con ruột của mình, nhất là những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc không có khả năng sinh nở. Còn trường hợp các tổ chức tôn giáo như ở nhà chùa bên Phật giáo hay bên Công giáo như ở các nhà thờ đều có tổ chức làm việc này, ngoài việc nhận nuôi các trẻ mồ côi còn nuôi dưỡng người già (bên Phật giáo) hay nuôi các cô gái trót lỡ lầm mang thai ngoài ý muốn (bên Công giáo, nơi có quan niêm không cho phá thai) chẳng hạn. Các nơi này đều nhận trợ giúp, giúp đỡ từ các mạnh thường quân hay người có hảo tâm, riêng bên Tin Lành thì vẫn có làm việc thiện nguyện này nhưng đặc biệt họ hiếm khi nhận sự trợ giúp khác, cá nhân tui có lần đến thăm và có đặt vấn đề trợ giúp thêm nhưng thường thì việc nhận lại là cái lắc đầu từ chối. Bên đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam bộ họ có một truyền thống rất hay là sự tương trợ, trợ giúp lẫn nhau giữa các đạo hữu, tỷ như họ góp công góp của để xây dựng nhà cho người này hôm nay, tháng sau hoặc năm sau lại quay ra giúp xây nhà cho người đạo hữu khác, ngoài ra còn có hình thức chơi hụi không ăn đầu thảo như bên ngoài, tỷ như 9 người cùng hùn một số tiền lại trao cho 1 người để họ có vốn làm ăn, sau đó lại xoay tua cho người khác. 

Đại khái là vậy. Tui tìm hiểu và biết được nên chia xẻ vậy thôi.

Trung tâm dành cho nhóm homeless, ghiền á phiện củng bận rộn,hahaha  còn hơn để họ tụm nhóm trong shopping center ,họ không có cướp giật nha ...nhưng ngủ bừa bải, nước tiểu làm  mất vệ sinh ....có quen một người làm trong sở training, mổi khóa học, hôi hộp đều đặc  buffet của các nước ,sau khi dọn dẹp thì đồ ăn còn dư nhiều lắm, có lúc 15 hộp pizza đặc biệt chưa khui nửa ...cô đó xin công ty đêm về mot mớ , trên đường về nhà thì đi ngang trung tâm ghiền drugs, trước cổng lúc nào cùng có nhóm ghiền, mặt mài nhìn ớn lắm, họ phà thuốc nồng nặt , cổ giao thực phẩm dư thừa trước cổng thôi....riếc rồi mổi khi cô đêm đến là mọi người vui hẳn lên, hỏi thăm cổ khỏe không, và đi theo nhân viên vì biết hôm nay có món ngon ... Mười lăm năm sau  cổ đang đứng sấp hàng chờ trả tiền cho thì có ông cao lớn cú nhùn cổ mỉm cười , cổ củng mỉm cười lại rồi ...ông ta mới đến gần cổ , bộ cô không nhớ tui hả ??? Thất vọng lắm cô. ..cô ta xin lỗi rồi thiệt tình không biết ông là ai  ông làm ở công ty nào ?   Ổng mới biết là cô này không nhớ ông ta thiệt tình rồi, ổng nhắc khu đó đó .... Cổ nói ừ tôi có làm ở khu đó mấy năm, mà ông làm công ty nào vậy...cuối cùng ổng mớ nói ra tôi là người xin tiền trước cổng siêu thị nè ...cổ củng không nhớ luôn.... Ông ta nói bây giờ tôi có việc làm đoàn hoàn, cuộc sống ổn ...ổng cám ơn cô đả thường cho thức ăn,trái cây  cho chúng tôi, nếu cô rành mời cô đến chỗ tôi đang làm gần đây nè , uống ly cafe . vài năm  sau củng có 1anh tự nhiên  đến chào cổ, khoe với vợ là cô này ...cổ  củng hoàn toàn không nhớ anh này ...

Bên đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam bộ..nhờ phong trào cho bạc hà núi miền phí để trị bệnh ung thư,  mình mới có cơ hội quen biết đạo Cao Đài thì tinh thần giúp đỡ lẩn nhau vẩn còn .. .khăm phục thiệt


Mạnh thường quân giờ củng hoan mang gì gân 10 năm nay không biết bao nhiêu chuyện xảy ra riếc rồi không biết tin ai .chỉ sợ là giúp lầm người thì mình củng bị mang nghiệp ..làm người khó thật.

 Chơi hụi không ăn đầu thảo thì đời ông bà có thiệt ...lâu lâu nhôn nhao lên vì bỏ trốn làm gia đình phải trả nợ .ái chà khổ càng khổ thêm..
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • Dan.
Reply
#45
(2023-11-16, 03:46 PM)Dan. Wrote: Rất cảm ơn những giải thích dễ hiểu của bạn Kỳ.  Tulip4

Đọc xong phần nói về việc nhận nuôi con nuôi ở Mỹ mới thấy vai trò của chính phủ trong viêc này, trách nhiệm và công bằng, một trời một vực với nơi tui ở. Những mái ấm như Tê-phan của anh Bình, cơ sở Trọng Đức ở Đức Trọng, chùa Lâm Quang hay bà giáo già của chị Nguyệt... phải tự thân vận động, chưa kể là bị làm khó đủ điều. Haizz, chuyện từ thiện ở các nơi nếu nói hoài cũng không hết chuyện mà.  Face-with-rolling-eyes4

* Chắc cũng nhờ cãi nhau liên tục giữa Luật sư Cha với Luật sư Mẹ mà có Luật sư Con ra đời, không cãi làm gì có hén?. Hoan hô việc "cãi" nhau giữa nam và nữ, hãy cứ "cãi" khi còn có thể...  Rolling-on-the-floor-laughing4

Dạ kg có gì sư phụ.  Chỉ là nói sơ sơ mấy cái luật chung thôi chứ vào chi tiết thì tràn giang đại hải vì mỗi tiểu bang mỗi khác, rồi mỗi quận cũng khác nữa.  Bên này trẻ em là ưu tiên 1. Nợ gì có thể khấu trừ hay khai phá sản chứ nợ child support là miễn.  

Xứ của sư phụ ở thì còn gì nói nữa, “đông lào” mà.  Những mái ấm có tên tuổi trong sổ nên bị làm khó dễ.   Vừa rồi vụ sửa xe đạp cũ cho mấy bé đi học mà còn bị tụi nó hành hạ đủ thứ “vi phạm pháp luật”, lên mạng đọc mà nổi cáu.  Kg muốn nổi điên cũng phát sùng thiệt luôn á sư phụ.  May mấy nhà safe house của tụi Kỳ thay đổi location hoài vả lại kg nhận $ của ai nên kg bị nắm tóc thôi. 

PS.  Dạ cãi như hai người đó có tương lai thành lập đoàn luật sư.  Hahaha… Lol Mấy người tụi Kỳ ghẹo họ là mai mốt có thẩm phán in-house xử kiện lúc hai vợ chồng choảng nhau.  LOL-4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Dan.
Reply