NGƯỜI SÀI GÒN GIẢN DỊ NHƯNG KHÔNG HỀ DUNG TỤC
#16
Trò chơi trẻ thơ ...
Ở ... TRUỒNG TẮM MƯA.

     -Mày nói chuyện đó đã có từ thời Bảo Đại ở truồng tắm mưa.

     Có thật ông Bảo Đại cởi truồng tắm mưa hay không ? Nhưng người ta vẫn cứ ví von ông Bảo Đại ở truồng tắm mưa là để "ám chỉ" chuyện đó "xưa lơ xưa lắc" rồi.

     Ông Bảo Đại có ở truồng tắm mưa hay không ? Chuyện đó khoan bàn tới, nhưng chuyện trẻ thơ bọn tôi trong cái xóm lao động nghèo này, lại là sự thật.

     Hổng biết đã “mặc định” với nhau không ? Nhưng mỗi khi trời đổ cơn mưa hơi nặng hạt, là bọn trẻ 5, 6 tuổi "túa" nhau ra đường để tắm.

     Mưa thì mỗi ngày (vì đang mùa mưa), mà quần (tà lỏn) thì nhà nghèo (xài nước phông-tên công cộng) thì 2, 3 ngày mới "giặt" 1 lần nên lũ nhỏ chúng tôi đã cởi vội quần ra (bất kể trai gái) để ùa ra đường cho "kịp" trận mưa.

     Kể ra thì cũng vui vẻ lắm vì đứa nào cũng như đứa đó, mà tuổi còn nhỏ nên không "biết" mắc cỡ là gì ?

     Nhà thời chúng tôi, ít có nhà lầu. Tất cả mái che có khi là fibro ciment, có khi là mái toller và có khi có máng xối, cũng có khi không. Máng xối thì có nhà thiết kế được ống dẫn xuống đất, có nhà không. Nên "việc" tắm mưa của chúng tôi 'phong phú' và đa dạng lắm.

     Đứa chạy đến chỗ có máng xối để nước chảy lên đầu rồi kỳ cọ, đứa thì cứ chạy nhong nhong trong các con hẻm thông nhau để "tận hưởng" cảm giác của mưa ! Có đứa còn "mạo hiểm" hơn, chạy kiếm chỗ trủng nhiều nước để "lội". Sau cùng, đứa về trước, đứa về sau cơn mưa. Tất cả đều mãn nguyện.

    Bây giờ, mưa có khi mịt mù cả ngày trời, tôi ngậm ngùi nhớ lại : có khi ông Bảo Đại "ở truồng" tắm mưa là "có thật" và chuyện đó cũng đã "xưa" thật là xưa.

#lasaigonthoi

[Image: 312331571-138294888954946-852942758258417125-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#17
CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ SÀI GÒN

Tui muốn kể cho mình nghe về người phụ nữ Sài Gòn, mà nếu như có hai chữ để nói về họ từ xưa đến nay, thì tui sẽ dùng hai chữ "Tự Do". Cũng chính vì được tự do và được tự chủ cuộc đời mình nhiều hơn, nên người phụ nữ Sài Gòn thoải mái trong cách nghĩ, hiện đại trong lối sống và sành điệu trong từng dáng đi nhịp bước.

Thoải mái trong cách nghĩ, nên phụ nữ Sài Gòn tính rất dễ thương, không xét nét hay vội vàng đánh giá một ai trong những lần gặp gỡ. Họ thay đổi mình để phù hợp với cuộc sống. Luôn luôn học hỏi để vươn lên, nhưng sẵn sàng mỉm cười an định với hoàn cảnh hiện tại. Phụ nữ Sài Gòn thường kết hôn trễ vì họ không sợ ế, thà ở vậy còn hơn chọn một người không hợp với mình. Thay vì vội vàng có một người để bảo bọc chăm lo, thì họ tự biết chăm sóc và hưởng thụ cho bản thân mình nhiều hơn, bằng việc đi mua sắm, du lịch, làm đẹp, hay ăn vặt cùng nhóm bạn. Khi đã lập gia đình,  phụ nữ Sài Gòn không ưa sự gia trưởng dù rất ngọt ngào và chiều chồng. Họ có thể nhường nhịn chồng, nhưng không chấp nhận cái kiểu trịch thượng và ra vẻ "chồng chúa vợ tôi". Họ luôn thích sống độc lập với gia đình nhỏ của mình và mẹ chồng là phụ nữ Sài Gòn thì cũng không khăng khăng bắt phải làm dâu, nên yêu họ thương mẹ chồng thật dạ và xem như mẹ ruột của mình là điều không hiếm thấy ở Sài Gòn.

Hiện đại trong lối sống, nên phụ nữ Sài Gòn không ôm đồm quá nhiều công việc nhà. Khi có khách hay bạn bè đến chơi, họ thích ra tiệm ăn hay quán xá để dùng bữa. Họ không quan trọng cơm nhà hay xem tài nấu ăn của mình là nhất. Họ ăn bên ngoài vì một điều đơn giản: ngon hơn và đỡ phải dọn dẹp. Phụ nữ Sài Gòn thoải mái trong chi tiêu, có tiền là sài ngay chứ ít khi để dành hay sắm sửa. Không giàu, nhưng họ tận hưởng từng phút giây của cuộc sống mà không phải bận tâm bởi những ánh mắt dò xét hay chì chiết chê bai. Sống hiện đại, nên trong chuyện tình cảm, phụ nữ Sài Gòn rất dễ tha thứ và mau quên. Ngẫm lại cũng đúng, Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng, mưa cũng vội đến mà nắng cũng vội đi, nên phụ nữ Sài Gòn thất tình có thể buồn mà không tuyệt vọng, nước mắt vừa rơi nhưng cũng rất mau chóng bắt nhịp một sự khởi đầu mới.

Sành điệu trong từng dáng đi nhịp bước, nên phụ nữ Sài Gòn luôn đẹp trong mọi hoàn cảnh. Họ khéo léo trong việc chọn trang phục họa tiết nền nã, nên cái đẹp của họ là sự tinh tế giản dị và cả mạnh mẽ, chứ không yếu mềm phô trương hào nhoáng. Tui nhớ lúc xưa, bạn bè nước ngoài đến Sài Gòn ngày ấy, đều ngạc nhiên bởi nét đẹp hiện đại, cá tính và duyên dáng thời trang của của phụ nữ Sài Gòn. Người nước ngoài nhận xét:"Phụ nữ Sài gòn có đôi mắt to sáng lấp lánh, khuôn miệng nhỏ xinh và đôi má bầu bĩnh. Các cô Sài Gòn có nét đẹp hiện đại và ăn mặc hợp mốt. Họ biết ăn mặc sao cho thật có gu và tạo nên cho mình một nét nổi bật. Chỉ một cô gái băng ngang đường với kiểu tóc bồng bềnh và đôi kính râm thôi, cũng đủ khiến người ta phải ngẩn ngơ nhìn". Có những kiểu váy suông, bó sát, váy xòe, đầm chấm bi…được mặc ở Sài Gòn vào những năm 60, 70, mà cho đến tận bây giờ vẫn hợp thời. Rồi đến những chiếc áo dài được cải tiến, được cách tân, càng làm tôn thêm những đường cong yêu kiều của phụ nữ mà không đánh mất đi cái dịu dàng truyền thống vốn có. 

Câu chuyện về phụ nữ Sài Gòn hôm nay tui kể mình nghe chỉ có vậy. Mình nghe cùng tui, để cùng cảm nhận và thương lắm những người phụ nữ Sài Gòn. Họ như những đóa hoa thành thị dịu dàng, dung dị, nhưng cũng không kém phần cá tính và rực rỡ giữa đời thường. Một nét đẹp thật rạng ngời mà không chói lóa.

Và điều cuối cùng, tui muốn nói về người phụ nữ Sài Gòn, là dù cho có ai đó nói họ lười hơn, vụng về hơn hay nghèo hơn, thì họ vẫn có một cái hơn tất cả, đó là họ được: TỰ DO LÀ CHÍNH MÌNH.

LÀ SÀI GÒN THÔI
(Hình ảnh: Sưu tầm - Phụ nữ Sài Gòn xưa)

[Image: 305447521-600677141702606-3810402572858699533-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#18
(2022-11-03, 10:33 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Lol

Sao mơ hay nhỉ.  Hahaha.  Lol

Sao nên dâng trà bái sư với BN kìa, chàng ấy kinh nghiệm lắm đấy.   Lol

Kỳ nè,

Em thấy chị cũng nghịch lắm à. 

:)
Reply
#19
(2022-11-03, 10:41 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ chắc tác giả là người Nam rặt gốc miền Tây nên dùng chữ "dìa" á ngũ ca.   Biggrin

Muội nhớ hồi còn bé, mỗi lần đi học về là phải khoanh tay "dạ thưa" gì gì đó xong rồi mới được chạy đi chơi, mà hôm nào ham chơi miệng nói chữ "dạ", tới chữ "thưa" thì một chân ở cửa là bị mắng ngay.   Lol
dạ thưa ma-dam bạch y Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
#20
Sáng sớm đọc bài viết này, một cảm giác xúc động và vui trong lòng. Lại thêm yêu Sài Gòn…

Tuy tôi rời Sài Gòn khi còn rất bé, tóc còn cột nơ màu hồng. Nhưng ký ức thuở bé vẫn chưa phai nhoà. Những hôm tắm mưa cùng với lũ trẻ con trong xóm, những lần cúp điện chơi 5 - 10 trốn trong ngõ hẻm bị mấy đứa lớn nhát ma. Tủ kem của bà nội bán cứ bị đứa cháu cưng làm láng hết cây này đến cây khác… ❤️😂


Bà Tám ở Sài Gòn: “SÀI GÒN“ LẤY LỖ LÀM LỜI!”

Sài Gòn chịu lỗ, nên vừa phải im lặng chịu đựng, vừa phải xí xóa cho đám người “không biết điều”, mặc kệ họ rút ruột, cào da mình. Vì người Sài Gòn tin, cuộc sống có nhân có quả. Họ tin có thể “lấy lỗ làm lời”.

Như hồi xưa, ngoại nuôi tôi hay vừa uy hiếp vừa khuyên răn: “Kệ đi con. Mình ăn thì hết, người ta ăn còn hoài…” mỗi lần biểu tôi cho ai cái gì đó, mà tôi dùng dằng không chịu – tại (theo tôi thì) “mình còn chưa được ăn, sao cho người ta gần hết rồi!” hay “Họ có cho mình gì đâu, tối ngày cứ xin xỏ thôi!” Chắc nhờ vậy, tôi hay bị kêu là “trùm giữ của” từ nhỏ, tới bây giờ vẫn không biết là chê hay khen.

Hoặc như trong một câu chuyện ngắn, có ông “ba Tàu” bán cháo Tiều mấy đời trả lời phóng viên khi được hỏi: “Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?”

Ông “ba Tàu”: “Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.”

Phóng viên: “Nhưng hai mươi năm sau lãi suất thế nào?”

Ông “ba Tàu”: “Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới là lãi to.”

Thiệt vậy, nếu “tính toán” theo ngoại nuôi của tôi hay theo ông “ba Tàu” kia, thì bỏ qua cái lỗ, cái lời của Sài Gòn cũng rất mênh mông. Cái lời đó chính là cái tình, là thứ sâu trong trái tim của con người. Thứ mà đôi khi, nhiều tiền không mua được. Ðối với nhiều người, cái đó rẻ mạt, không đáng tiền. Nhưng đối với những người mất niềm tin vào cuộc sống, đó là những ấm áp duy nhất, là ánh lửa cuối đường hầm tối thui.

Bởi vậy, Sài Gòn lỗ gì lỗ chứ không lỗ sự nhân bản. Tuy mang danh là thành phố bự nhất nước, nhưng nhìn đâu cũng thấy miễn phí: Đi một đoạn là thấy nước uống miễn phí. Ði một khúc là thấy bánh mì miễn phí. Lâu lâu lại thấy cắt tóc miễn phí cho người nghèo. Xa xa có thùng sửa giày miễn phí cho người nghèo. Gần gần có shop quần áo “ai cần đến lấy, ai thừa bỏ dzô.” “Nhìn cái bảng đi, chỉ kỹ rồi đó nha, hỏi quài, mệt quá!” “Hết xăng hả? Ðổ vào đi, rồi chạy kiếm cây xăng nha mại!”, “Xe bị sao dzậy? Leo lên ngồi đi tao đẩy cho nè!”

Những cái “miễn phí” trên, theo thời gian, không chỉ mình người Sài Gòn tạo ra và “lưu truyền” nữa. Mà nhờ dân tứ xứ góp mỗi người một tay. Ðó là những người đã hết coi thành phố này là cõi tạm, mà thật tình muốn xây đắp hoặc trả ơn cho nó. Như những người trong bài viết dưới đây, mà tác giả Trần Hải đã “gom lại”, thay tôi, thay thị dân Sài Gòn:

“Sài Gòn chập mạch! Chập thiệt chứ hổng giỡn. Ai đời đi thay pin cái máy, ghé tiệm hỏi. Chị chủ kêu: “Pin có 2 loại, loại thường 60 ngàn, loại khác nhãn của Thụy Sỹ thì 150 ngàn. Em lấy loại 60 ngàn nè, chất lượng gần như nhau, khác cái mác thôi!”

Ði mua con cá chép chợ hẻm, giá 90 ngàn, trong bóp còn mỗi 60 ngàn. Anh bán cá không quen biết nói: Thôi em đưa 60 ngàn cũng được, hôm nào ghé gửi anh 30 ngàn sau. Quen biết gì đâu, tui xù thì răng?

Sáng đi bộ, gặp anh Hai từ miền Tây lên bán rau. Thấy rau xanh tươi, mua luôn 50 ngàn. Lúc tính tiền mới nhớ mình mặc đồ đi bộ, đâu có mang bóp.
Anh Hai miền Tây cười tươi thiệt tươi: “Thôi khỏi, chừng nào anh gặp lại tui, trả sau cũng được mà.” Quen biết gì đâu. Báo hại tui suốt một tuần phải đi bộ đúng đường đó, đúng giờ đó mới gặp lại anh Hai rau. Sài Gòn gài bẫy tui chăng?

Tết nhất, bát bún ốc, bún dọc mùng xứ này xứ kia tăng giá rầm trời. Miệt Thủ đô có khi 150 ngàn/bát tỉnh rụi. Sài Gòn lơ ngơ viết lên tờ A4: “Vì dịp Tết, quán phải thuê nhân công giá mắc hơn, nên giá mỗi tô xin phụ thu thêm 5k, thành 30k.”

Ông anh Sài Gòn ra Hà Nội, ghé quán trà đá vỉa hè. Lúc tính tiền ly trà đá, kêu 20 ngàn. “Sao mắc dữ vậy?”
Ðáp tỉnh rụi hà: “Ối dồi! Trà Thái nó đắt lắm. Mà dân Sài Gòn thiếu gì tiền.” Dân Sài Gòn thừa tiền nên uống ly cà phê 12k, ngồi đồng cả ngày với wifi, với trà đá miễn phí châm liên tục.

Vâng, Sài Gòn thiếu gì tiền. Sài Gòn chắt bóp từng đồng thôi. Như ở Tô Hiến Thành, quận 10, các y bác sĩ góp tiền lại, đổi ra tiền lẻ 5k, bỏ vô thùng mica trưng ngoài đường với dòng chữ: “Nếu bạn gặp khó khăn hãy lấy 3 tờ.” 3 tờ vị chi là 15 ngàn, đủ một suất cơm bé mọn cho người cơ nhỡ. Rẻ hơn ly trà đá Thủ đô.

Sài Gòn không thiếu tiền. Vậy nên mới có anh Lâm Văn Cuộc, bảo vệ ở quán cà phê trên đường Mạc Thị Bưởi, Quận 1. Thấy ai hư xe hoặc hết xăng anh đều giúp đỡ. Ai móc tiền ra gửi biếu, anh đều thẳng thừng từ chối và nói: “Khỏi mà!” Xe nào hết xăng thì anh lấy xăng xe mình chiết ra cho. Những người được cho ai cũng thấy cũng lạ, hỏi sao anh giúp nhiệt tình vậy.
Anh chỉ đáp: “Trời ơi, tiền bạc gì. Xe tôi lúc nào cũng đầy bình, cho xị rưỡi, hai xị có đáng là bao.”

Lại có anh Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, quê Tiền Giang). Lên Sài Gòn làm bảo vệ cho một cửa hàng trên đường Hoàng Diệu (quận 4). Sau giờ làm anh ra vỉa hè ngủ và trưng cái biển lạ đời: “Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Ðừng ngại, kêu vá liền. 24/24.”

Hay lâu lâu, bạn ghé cây xăng đổ, tự nhiên thấy một bác già cầm tờ 10 ngàn đi xin thêm những người đổ xăng ở cạnh: “Xe tui hết xăng, xin cho tui 10 ngàn để đổ cho tròn 20.”
Ðừng ngạc nhiên khi những người đó lặng lẽ móc bóp, phụ thêm cho bác dăm mười ngàn để bác đổ đầy bình mà về Củ Chi.

“Sài Gòn không thiếu tiền”, nói xuôi hay nói ngược đều được. Bởi nói xuôi thì rằng Sài Gòn là đầu tàu kinh tế cả nước. Nói ngược là bởi Sài Gòn còn rất nhiều phận đời lầm lũi. Nhưng Sài Gòn có cái tình, cái tình ngu ngơ, đơn sơ hồn hậu. Phải nói là thương quá chừng thương. Sài Gòn ơi!”

Cách người Sài Gòn “lấy lỗ làm lời”: nước miễn phí, vá xe miễn phí, áo mưa, bánh mì, hỏi đường, quán ăn… miễn phí

Võ Hồng Ly

[Image: 4-E16-ADAA-DE5-B-4868-9-C5-E-206071-BF4171.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#21
Có 1 quán bún bò như thế ở Sài Gòn !

Hôm qua, tôi đi chùa Hoằng Pháp, nhân tiện ghé thăm người bạn ở gần đó lâu rồi mới liên lạc được. Đường ở Hóc Môn số nhà cứ nhảy lung tung, trưa nắng định tấp vào lề mua chai nước thì bắt gặp tấm bảng này. Nhìn chữ “… mời bà con…” tự dưng trong lòng thấy bồi hồi xúc động. Đang ở Sài Gòn nhộn nhịp người xe mà tâm trạng như đứng giữa quê nhà của mình, ấm áp tình thương của bà con xóm giềng.

Tôi tò mò bước vào quán, bên trái là những chiếc nồi xương to sôi sùng sục, một mùi hương thơm lạ lùng ập vào mũi. Tôi bước thẳng đến dãy bàn để những bình trà, này là trà Đinh Lăng trị mất ngủ, trà Atiso mát gan, trà Cà Gai Leo giải độc gan, trà Trái Nhàu trị đau lưng nhức mỏi… có rất nhiều loại, bên mỗi bình trà là chồng ly nhựa sử dụng 1 lần, rất vệ sinh.

Tôi ngồi xuống ghế thử hết loại trà này đến loại trà khác và quan sát xung quanh. Có 1 ông cụ bán vé số cũng vào quán uống trà, hình như khá quen thuộc nên thấy nhiều nhân viên quán chào hỏi, uống xong ông còn lấy bình rót trà để mang đi. Tôi lân la hỏi chuyện, ông nói từ miền Trung vào đây bán vé số phụ nuôi cháu học đại học Bách Khoa, có quán này cho uống trà miễn phí đỡ lắm cháu ơi, ông già cả nhiều bệnh tật uống mấy loại trà thảo dược này đỡ nhứt mỏi hẳn.

Buổi trưa vắng khách, chủ quán cũng đến chuyện trò, tôi có hỏi chú mỗi ngày nấu trà miễn phí như vậy có tốn kém lắm không, chú thủng thẳng đáp : “Nhân tiện thôi mà. Nấu trà cho khách của quán nhân tiện đãi luôn bà con lỡ đường khát nước, có chi đâu !”

Ở Sài Gòn này có thứ gì mà không phải mua bằng tiền ! Nhiều quán ăn xong rồi miếng nước cũng phải mua mà uống. Muốn “nhân tiện” như chú lòng dạ phải rộng rãi, tấm lòng phải đủ yêu thương đối với tha nhân mới làm được chứ không dễ đâu chú à.

Sài Gòn hoa lệ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo, tôi nhớ như in câu nói của người bạn khi lần đầu đặt chân vào Sài Gòn. Một ngày lang thang tìm bạn giữa chốn xa lạ này, bắt gặp quán bún bò này, gặp những con người này, lòng tự dưng ấm áp hẳn.

Tôi mua tặng cho ông lão gói trà, chụp tấm hình kỷ niệm rồi vội vã đi tìm bạn mình. Tôi nhất định phải dẫn nó đến đây, ngồi với những con người này cùng uống 1 ly trà, nhìn ra cuộc sống hối hả ngoài kia để cảm nhận được một Sài Gòn rất khác, với rất nhiều tử tế và yêu thương. ❤️

Nguyên Sơn

[Image: 14-D5877-D-EBE3-497-C-89-C0-FF4-FA4225-C63.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#22
Dạ thưa cô em Lục, hì hì…hì hì.  Sẵn cho anh hai cái địa chỉ tiệm uống trà miễn phí để năm tới anh chị hai có trở lại Sài Gòn rong chơi tìm những cánh sao rơi thì ghé luôn.  Anh hai cảm ơn và chúc cô em Lục và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành hỉ.   Tulip4

Reply
#23
(2022-12-17, 06:26 PM)Hai hòn Wrote: Dạ thưa cô em Lục, hì hì…hì hì.  Sẵn cho anh hai cái địa chỉ tiệm uống trà miễn phí để năm tới anh chị hai có trở lại Sài Gòn rong chơi tìm những cánh sao rơi thì ghé luôn.  Anh hai cảm ơn và chúc cô em Lục và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành hỉ.   Tulip4

Dạ vì tác giả viết cảm xúc của mình chứ kg phải bài viết lăng xê hay quảng cáo cho quán nên kg có để địa chỉ, nhưng có mấy anh em tiện lùng ra địa chỉ để ai muốn đến ủng hộ cho chú chủ quán dễ thương này thì có thể đến.  Địa chỉ là đây ạ:

187A Quốc lộ 22, ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Sài Gòn.

Em cũng xin kính chúc anh chị Hai và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành và tràn đầy Hồng Ân Chúa Hài Đồng. Heavy-black-heart4 Innocent
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#24
Bình Dương còn tính vào Sài-Gòn không?
Anh chị Hai Hòn nhớ ghé Bình Dương 4 giờ sáng mua bánh mì 10 ngàn của ngoại nhé.
(Địa chỉ từ phút 24)

 

[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#25
(2022-12-18, 01:13 AM)005 Wrote: Bình Dương còn tính vào Sài-Gòn không?
Anh chị Hai Hòn nhớ ghé Bình Dương 4 giờ sáng mua bánh mì 10 ngàn của ngoại nhé.

 [[/video]

Dạ cám ơn ngũ ca, nhìn ổ bánh mì của ngoại thèm chảy nước miếng. 🤤

Có vài ngàn mà cái tình của người dân chất phác thương quá là thương. ❤️ Thỉnh thoảng muội thấy mấy cái reels video của dân thừa tiền mở miệng ra là mấy trăm triệu, hàng tỷ mà chóng mặt. 🙄
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#26
(2022-12-18, 01:41 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ cám ơn ngũ ca, nhìn ổ bánh mì của ngoại thèm chảy nước miếng.  🤤

Có vài ngàn mà cái tình của người dân chất phác thương quá là thương.  ❤️  Thỉnh thoảng muội thấy mấy cái reels video của dân thừa tiền mở miệng ra là mấy trăm triệu, hàng tỷ mà chóng mặt. 🙄

 Ở gần nửa thế kỷ ở đây, 5 chỉ về Việt Nam một lần và duy nhất lần cuối. Đó là năm 2007. Nghe tin ông già vợ mệt mỏi, nên cố gắng về thăm.
 Về đó, 5 nhờ cô em họ dẫn ra tiệm hớt tóc đầu ngõ, hớt đầu tóc cả buổi trời, vừa hớt vừa gội vừa lấy ráy tai đủ thứ hầm bà lằng, còn nghe kể chuyện tầm xàm trong nhà ngoài phố tiếu lâm thời đại nữa mà có tám ngàn. Lúc trả 10 ngàn họ thối tiền không lấy 2 ngàn bục boa (về nhà vợ rầy nói tự vì anh keo quá, cho có 2 ngàn lấy mất công mang tiếng kakaka). Còn ông bố vợ thì lắc đầu hỏi sao không hớt tiệm đối diện có máy lạnh. Hỏi hớt bao nhiêu bố bảo 5 chục ngàn.  Shy

Tớ bảo thôi, nếu hớt 5 chục ngàn, bố chỉ con chỗ nào hớt 1 trăm ngàn cũng được nhưng có mấy em xinh đẹp tẩm quất nữa con trả thêm nhiều nhiều, bà xã ngồi kế bên lườm liếc một cái dài từ Sài-Gòn ra Chợ-Lớn.  
Becuoi
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply