2022-11-01, 07:42 PM
NGƯỜI SÀI GÒN GIẢN DỊ NHƯNG KHÔNG HỀ DUNG TỤC
Tui không biết bắt đầu từ khi nào mà người ta xây dựng hình ảnh Người Sài Gòn bỗ bã với áo thun ba lỗ hoặc cởi trần ra đường với quần xà lỏn và đôi dép tổ ong. Rồi, cũng chẳng biết từ lúc nào, mà người Sài Gòn lại có thêm cái văn hóa chửi thề hay nói bậy nơi cửa miệng, để nhằm làm cho câu chuyện suôn sẻ, mạch lạc và thân tình hơn...
XIN LỖI, NGƯỜI SÀI GÒN CHÍNH HIỆU CHÚNG TUI KHÔNG CÓ CÁI VĂN HÓA BỖ BÃ VÀ LỜI NÓI DUNG TỤC ĐẾN THẾ!
Từ lúc bi bô tập nói, Người Sài Gòn đã được dạy hai tiếng "Dạ Thưa", "Chào ông, chào bà", "Chào cha, chào mẹ". Đến tuổi cắp sách đến trường, Người Sài Gòn đã ghi tạc vào lòng cái câu mỗi khi vào lớp:"Tiên học lễ - Hậu học văn". Khi lớn lên, bước vào đời, Người Sài Gòn lại sớm tiếp thu văn hóa lịch thiệp và sang trọng của phương Tây. Đó là cái văn hóa tôn trọng phụ nữ, cẩn ngôn trong lời nói, tề chỉnh khi ra đường, mà vẫn thường bị những kẻ thất học gọi là "nịnh đầm", "kiểu cách" hay "khoe mẽ". Chỉ một điều nhỏ đến đây thôi, cũng đủ thấy rằng bao nhiêu sự thiển cận ở trên khi nói về Người Sài Gòn, dù dưới bất kỳ ngôn từ giảm tránh hay hoa mỹ nào, cũng đều trở thành dung tục.
Tui vẫn biết có những người yêu Sài Gòn, muốn tạo hiệu ứng ngược, nêu lên những điều xấu để từ đó nói tốt về Sài gòn. Tuy nhiên, việc nào hay cách nào cũng có một giới hạn nhất định của nó. Hãy biết điểm dừng và đừng đi quá lố. Tui nhớ có một nhà văn nổi tiếng đã nói:"Từ chỗ trác tuyệt đến chỗ lố bịch chỉ cách nhau một đường kẻ". Ở bên đây là tuyệt tác, nhưng chỉ cách một lằn ranh nhỏ, ở bên kia là sự lố bịch không thể chấp nhận được. Sài Gòn không thể đẹp hơn, với cách đánh đồng giữa lối sống giản dị của Người Sài Gòn và lối sống cẩu thả và thiếu lịch sự. Sài Gòn không thể văn minh hơn, với cách cưỡng đặt tiếng chửi thề nơi cửa miệng, lại là sự thân tình và dễ nghe. Có hàng trăm cách để trò chuyện thân mật cùng nhau, nên đừng ngụy biện đề cao sự tục tĩu, để giúp cho câu chuyện thêm phần trơn tru và tình cảm. Đúng là Sài Gòn như biển lớn đón tụ trăm sông, là nơi người người khắp nơi đổ về mưu sinh lập nghiệp. Trí thức có, lao động có, thương hồ tứ chiến có, thế nhưng, Người Sài Gòn hòa nhập, mà chẳng hòa tan.
Người Sài Gòn biết chắt lọc mà giao tiếp.
Người Sài Gòn biết gạn đục khơi trong mà kết bạn.
Người Sài Gòn biết sai biết quấy mà học hỏi.
Người Sài Gòn biết tự lực cánh sinh mà kiên cường để tồn tại và phát triển.
Nên khi đã dùng văn hay thơ để viết về Người Sài Gòn thì phải hiểu rõ: Thơ là để nói "Chí", văn là để chở "Đạo", dùng những câu chữ viết ra để đồng hóa Người Sài Gòn với thứ văn hóa dung tục và những lối sống bỗ bã, là thể hiện một cái "Chí" hèn và trái lẽ "Đạo" thường tình.
Ngày xưa, ông bà ta có dạy:"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Phải rồi, Người Sài Gòn đang sáng bỗng nhiên bị vấy bẩn bởi những lớp mực đen từ đâu mang lại. Thế cho nên, dẫu sẽ có những người bỗ bã và dung tục bị mực đen loang lổ, nhưng chắc chắn đó không phải là cái gốc sáng của Sài Gòn. Lớp mực đen rồi sẽ phai dần theo năm tháng, chỉ có ánh sáng là mãi trường tồn. Người Sài Gòn đã sáng như vậy và sẽ luôn như vậy, như con người luôn có tổ có tông, cũng như cây có cội, như sông có nguồn. Cây lành thì sinh ra trái ngọt, Người Sài Gòn bản tính ôn nhu, chất giọng nhẹ nhàng, thì làm sao có thể sinh ra những lời nói, cử chỉ, hành động lai căn, mất gốc đến thế...
LÀ SÀI GÒN THÔI
(Hình ảnh: Người Sài Gòn giản dị nhưng không dung tục)
Tui không biết bắt đầu từ khi nào mà người ta xây dựng hình ảnh Người Sài Gòn bỗ bã với áo thun ba lỗ hoặc cởi trần ra đường với quần xà lỏn và đôi dép tổ ong. Rồi, cũng chẳng biết từ lúc nào, mà người Sài Gòn lại có thêm cái văn hóa chửi thề hay nói bậy nơi cửa miệng, để nhằm làm cho câu chuyện suôn sẻ, mạch lạc và thân tình hơn...
XIN LỖI, NGƯỜI SÀI GÒN CHÍNH HIỆU CHÚNG TUI KHÔNG CÓ CÁI VĂN HÓA BỖ BÃ VÀ LỜI NÓI DUNG TỤC ĐẾN THẾ!
Từ lúc bi bô tập nói, Người Sài Gòn đã được dạy hai tiếng "Dạ Thưa", "Chào ông, chào bà", "Chào cha, chào mẹ". Đến tuổi cắp sách đến trường, Người Sài Gòn đã ghi tạc vào lòng cái câu mỗi khi vào lớp:"Tiên học lễ - Hậu học văn". Khi lớn lên, bước vào đời, Người Sài Gòn lại sớm tiếp thu văn hóa lịch thiệp và sang trọng của phương Tây. Đó là cái văn hóa tôn trọng phụ nữ, cẩn ngôn trong lời nói, tề chỉnh khi ra đường, mà vẫn thường bị những kẻ thất học gọi là "nịnh đầm", "kiểu cách" hay "khoe mẽ". Chỉ một điều nhỏ đến đây thôi, cũng đủ thấy rằng bao nhiêu sự thiển cận ở trên khi nói về Người Sài Gòn, dù dưới bất kỳ ngôn từ giảm tránh hay hoa mỹ nào, cũng đều trở thành dung tục.
Tui vẫn biết có những người yêu Sài Gòn, muốn tạo hiệu ứng ngược, nêu lên những điều xấu để từ đó nói tốt về Sài gòn. Tuy nhiên, việc nào hay cách nào cũng có một giới hạn nhất định của nó. Hãy biết điểm dừng và đừng đi quá lố. Tui nhớ có một nhà văn nổi tiếng đã nói:"Từ chỗ trác tuyệt đến chỗ lố bịch chỉ cách nhau một đường kẻ". Ở bên đây là tuyệt tác, nhưng chỉ cách một lằn ranh nhỏ, ở bên kia là sự lố bịch không thể chấp nhận được. Sài Gòn không thể đẹp hơn, với cách đánh đồng giữa lối sống giản dị của Người Sài Gòn và lối sống cẩu thả và thiếu lịch sự. Sài Gòn không thể văn minh hơn, với cách cưỡng đặt tiếng chửi thề nơi cửa miệng, lại là sự thân tình và dễ nghe. Có hàng trăm cách để trò chuyện thân mật cùng nhau, nên đừng ngụy biện đề cao sự tục tĩu, để giúp cho câu chuyện thêm phần trơn tru và tình cảm. Đúng là Sài Gòn như biển lớn đón tụ trăm sông, là nơi người người khắp nơi đổ về mưu sinh lập nghiệp. Trí thức có, lao động có, thương hồ tứ chiến có, thế nhưng, Người Sài Gòn hòa nhập, mà chẳng hòa tan.
Người Sài Gòn biết chắt lọc mà giao tiếp.
Người Sài Gòn biết gạn đục khơi trong mà kết bạn.
Người Sài Gòn biết sai biết quấy mà học hỏi.
Người Sài Gòn biết tự lực cánh sinh mà kiên cường để tồn tại và phát triển.
Nên khi đã dùng văn hay thơ để viết về Người Sài Gòn thì phải hiểu rõ: Thơ là để nói "Chí", văn là để chở "Đạo", dùng những câu chữ viết ra để đồng hóa Người Sài Gòn với thứ văn hóa dung tục và những lối sống bỗ bã, là thể hiện một cái "Chí" hèn và trái lẽ "Đạo" thường tình.
Ngày xưa, ông bà ta có dạy:"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Phải rồi, Người Sài Gòn đang sáng bỗng nhiên bị vấy bẩn bởi những lớp mực đen từ đâu mang lại. Thế cho nên, dẫu sẽ có những người bỗ bã và dung tục bị mực đen loang lổ, nhưng chắc chắn đó không phải là cái gốc sáng của Sài Gòn. Lớp mực đen rồi sẽ phai dần theo năm tháng, chỉ có ánh sáng là mãi trường tồn. Người Sài Gòn đã sáng như vậy và sẽ luôn như vậy, như con người luôn có tổ có tông, cũng như cây có cội, như sông có nguồn. Cây lành thì sinh ra trái ngọt, Người Sài Gòn bản tính ôn nhu, chất giọng nhẹ nhàng, thì làm sao có thể sinh ra những lời nói, cử chỉ, hành động lai căn, mất gốc đến thế...
LÀ SÀI GÒN THÔI
(Hình ảnh: Người Sài Gòn giản dị nhưng không dung tục)