Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
Giữ Giới: Nên Làm Gì và Không Nên Làm Gì


Vị tỳ kheo muốn giữ giới trong sạch thì phải luôn tâm niệm rằng giữ giới không phải để ràng buộc mình mà giữ giới để trang nghiêm chính mình. 
  1. Cái bậy của phàm phu là nghĩ tự do là muốn làm gì thì làm. 
  2. Thánh nhân thì định nghĩa tự dokhông bị cái ‘muốn’ điều khiển
Vị tỳ kheo đó phải luôn xét coi những hoạt động nào của thân, hoạt động nào của miệng nên và không nên: 
  1. Những gì hại mình hại người đời này đời sau, đó gọi là không nên
  2. Còn hoạt động nào của thân của miệng mà đem lại lợi ích cho mình cho người, làm cho mình vui, cho người khác vui, vui cho đời này đời sau thì cái đó mới gọi là nên.

Cho nên chuyện giữ giới đầu tiên là phải ghi nhận 

  1. thân hành nào nên và không nên, 
  2. khẩu hành nào nên và không nên.

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=Je-2UksxRO0&abt=Kinh+%C3%90%E1%BA%BF-Th%C3%ADch+S%E1%BB%9F+V%E1%BA%A5n+2
Reply
Buồn Vui và Ý Nghĩa Trong Đời Sống

Đức Phật dạy: Tất cả những buồn vui trong đời sống này là do mình áp đặt những khái niệm lên mọi sự. 


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=xPin2l63wxs&abt=Kinh+Ba-L%C3%AA
Reply
Người Việt mình có nói đến  “tứ khoái”. Theo tinh thần của đoạn văn giảng dưới đây, tứ khoái chỉ là “để trả nợ trăm năm , trả nợ kiếp người, là cực hình, chứ không có khoái lạc chi hết.”

———————-

Tại sao mình ăn ngon? 

Trong kinh nói rõ lắm. 

Có những người quán tưởng rằng món ăn này vốn không dơ nhưng cơ thể mình bất tịnh nên chỉ chạm vào cơ thể bất tịnh của mình, dính tí nước bọt thì đã dơ rồi. Nói gì là nó đã đi qua đường ruột đường bài tiết. 

  1. Người hạ căn nghĩ như vậy thì mới ly tham trong chuyện ăn uống. 
  2. Bậc thượng căn thì nghĩ mình ăn ngon là do nghiệp dục giới mình đã sanh vào thân người, không ăn thì sẽ chết. 
Con cú thích ăn thịt chuột, con cá thích ăn rong, con nai thích ăn cỏ, con người thích ăn lung tung. 

Như vậy cái ngon ở đây chỉ là một thứ nhu cầu rất là sinh học, rất là khoa học và thuần túy mang tính kỹ thuật mà thôi. 

Chúng ta thấy ngon vì nghiệp đẩy mình làm thân người, hễ mang thân người thì có nhu cầu ăn uống. Nếu ăn không thấy ngon làm sao nuốt được. 

Do nghiệp khiến cho mình đói, thèm ăn. Đến giờ thì cơ thể cần thêm dưỡng tố để sống. Ăn chỉ là chuyện trả bài mà thôi, ăn để sống để tiếp tục trả nợ đời trăm năm, trả nợ kiếp người. Hiểu như vậy mới thấy ăn là một thứ cực hình chớ không phải là một thứ khoái lạc để mình hưởng thụ.


Lệ thuộc vào vô số nhân duyên

... Cùng một món ăn, lúc mình no, nhìn thấy khác, đói nhìn thấy khác. Cùng món ăn đó mà dọn chỗ dơ dáy mình ăn không được, dọn chỗ mâm cao cỗ đầy sạch sẽ, thì mình ăn được. Nói như vậy để thấy rằng những gì trong đời sống mình thấy là hay là dở, là ngon là không ngon, là vui là buồn là lệ thuộc vô số nhân duyên. 

Chính vì vậy ở đây Đức Phật dạy rằng, ác pháp Ngài bỏ đã đành mà đến cả thiện hiệp thế Ngài cũng bỏ là vì cả hai thứ này đều là những chất xúc tác dẫn đến sự có mặt trong ba cõi.


Kinh Bộc Lưu và Bát Chánh Đạo

Thế nào là trôi dạt và thế nào là chìm xuống ? 
Trong hành trình tu chứng của Đức Phật, Ngài không bị chìm trong lợi dưỡng và khổ hạnh. 

Ngay trong thời pháp đầu tiên, bài kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật đã xác nhận: "Này các tỳ kheo, có hai con đường cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh: một là lợi dưỡng, hai là khổ hạnh. Ở đây ta thuyết giảng con đường Trung Đạo gồm có Bát Chánh Đạo…"  Ngay thông điệp đầu tiên Đức Phật gởi đến nhân thiên, theo kinh nói, có đến 18 triệu vị Phạm thiên đã chứng quả trong lúc Ngài giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân.

Trong bài kinh Vượt Bộc Lưu này, Ngài cũng xác định Ngài là người đã lìa bỏ cả thường kiến và đoạn kiến. 

Tôi nhớ cách đây không lâu, trong một bài viết ngắn tôi có nhắc đến điểm này: 

  1. Hiểu được vạn hữu do duyên mà có thì bỏ được đoạn kiến
  2. Hiểu được vạn hữu do duyên mà diệt thì bỏ được thường kiến
  3. Ai bỏ được cả hai thì người đó có được chánh kiến
Chánh kiến là bước đầu tiên của Bát chánh đạo. Đầu tiên ở đây nghĩa là cái được kể đầu tiên trong Bát Chánh Đạo. 

Chánh kiến là gì? 

  1. Trí hiểu tam tướng và 
  2. trí hiểu luật nhân quả 
gọi chung là chánh kiến.


Kinh Bộc Lưu và Buông Bỏ

Bài kinh Bộc Lưu phủ nhận toàn bộ: 

  1. lợi dưỡng là không chấp nhận được, khổ hạnh cũng không chấp nhận được, 
  2. thường kiến, đoạn kiến không chấp nhận được. 
  3. Và cuối cùng, một phủ nhận mang tính toàn triệt, quyết định tuyệt đối, đó là, tất cả ác pháp phải bỏ đã đành mà tất cả thiện pháp hiệp thế cũng phải bỏ luôn. 
Thiện pháp hiệp thế ở đây bao gồm: 
  1. thiện Dục Giới, 
  2. thiện Sắc Giới và 
  3. thiện Vô Sắc Giới. 
‘Bỏ’ ở đây không có nghĩa là không làm, mà làm trong một ý thức rất rõ rằng đây chỉ là phương tiện.


Bỏ và Cầm

Chúng ta trưởng thành, có gia đình, tóc bạc hoa râm, muối tiêu; từ từ thấm thía chuyện đời, một ngày nào đó sẽ thấm thía rằng: thì ra đời sống này tất cả những cái mình có chỉ là để bỏ lại sau lưng, chớ không phải để cầm

Bởi nếu cầm thì mình cầm được bao lâu?


https://www.facebook.com/notes/767016687411914/
Reply
Hiểu lầm

Ngoài đời người ta nói rằng: tôi hiểu cô đó, cô đó hiểu tôi, chúng tôi coi nhau là tri kỷ, chúng yêu nhau và lấy nhau.

Thật ra nếu nói theo tinh thần Phật pháp, vì không hiểu nhau, vì hiểu lầm nhau hoặc không hiểu nhau nên mới lấy nhau. 

Nếu hiểu nhau tới nơi tới chốn thì không cách chi lấy nhau được. Nếu biết rõ mọi sự đang diễn ra trong tấm thân, trong tư tưởng của người kia thì khó mà lấy nhau lắm. Vì cứ nghĩ người kia đẹp, có ánh mắt đẹp, có nụ cười đẹp, vì ảo giác đó nên người ta mới cưu mang gồng gánh nhau một đời. 

Niềm an lạc của phàm phu trong đời này là do sự hiểu lầm, do nghiệp và khuynh hướng tâm lý. Do nghiệp nên người ta phải chấp nhận hoàn cảnh sống. Chấp nhận được hoàn cảnh thì họ thấy hạnh phúc. 

Con chim cú thấy hạnh phúc khi bắt được con chuột chù để ăn vì nghiệp đẩy nó làm con chim cú, nó thấy ngon miệng nó mới ăn được hoài.


So sánh và Hạnh phúc

Một thiền sinh đến hỏi thiền sư: Thưa ngài, ngài có thể thu gọn Phật pháp trong một câu nói cho con nghe được không? Vị thiền sư đó lấy một que vạch một đường trên đất, rồi hỏi thiền sinh: Đường vạch này dài hay ngắn? Thiền sinh trả lời: Ngài mới chỉ vạch một đường thôi làm sao con biết nó dài hay ngắn. Vị thiền sư đáp: Phật pháp là vậy đó! 

Lập tức thiền sinh liễu ngộ. 

Chúng ta nghe câu chuyện này mà mơ hồ chẳng biết thiền sinh đó ngộ ra điều gì. Thực ra câu chuyện này rất sâu, chỉ một đường vạch thôi thì làm sao biết được dài hay ngắn. 

Muốn biết dài hay ngắn cần phải có các đường khác để so sánh. Đời sống của chúng sinh chỉ là sự so sánh. Cái này được gọi là hạnh phúc vì so với cái kia. Cái này được gọi là dài vì so với cái khác ngắn hơn. Cái này được gọi là đẹp bởi vì so với cái xấu hơn. 

Trong khi đó, theo tinh thần Phật pháp, một vị hành giả Tứ Niệm Xứ phải biết rằng: Thấy chỉ biết thấy mà thôi, nghe chỉ biết nghe mà thôi. Như vậy mới không có phiền não. 

Chúng ta có tham có ưu, có thương thích ghét sợ bởi vì chúng ta có so sánh. Có những người mình thích họ vì khi nhìn họ mình có cảm giác họ là người thân máu mủ. Có người mình ghét chỉ vì mặt họ giống ai đó mình không ưa. 

Sống trong cuộc đời, chúng ta sống bằng ảo giác. Trong ảo giác đó, chúng ta tìm đến sự so sánh. Từ so sánh mới có thương thích ghét sợ. 

Hành giả Tứ Niệm Xứ phải sống với cái nhìn như thật, nó như thế nào phải thấy như thế ấy. Không thêm bớt, không vẽ vời, không suy diễn, không liên tưởng. Điều đó rất quan trọng

Chính vì vậy khi vị thiền sư vẽ một đường vạch trên mặt đất bảo so sánh, thiền sinh đã liễu ngộ: À thì ra, nó như thế nào thì thấy nó như vậy, đó chính là con đường giác ngộ.


Tái sinh rất đáng sợ

Việc đầu tiên để hướng đến giải thoát là không thích tái sinh. 

Muốn không thích tái sinh thì việc đầu tiên phải thực hiện cho bằng được là con đường Tứ Niệm Xứ. Chỉ có thực hành Tứ Niệm Xứ mới cho mình thấy được sự có mặt của mình thật sự là cái gì

Phải thấy sự có mặt của mình trên đời thật sự là một gánh nặng. Gánh nặng bởi vì 
  1. cuộc đời là vô thường vô ngã; 
  2. sự có mặt của mình trong mỗi kiếp sống đều rất mong manh; 
  3. chỗ đi về của một người phàm phu thì vô cùng bất trắc. 
Ngay khi còn gồng gánh tấm thân mấy chục ký lô này, chúng ta đã làm biết bao nhiêu chuyện để sống ở đời, để giáp mặt với xã hội. 

  1. Có mặt ở đời thì không biết có mặt được bao lâu; sáng còn chiều mất. 
  2. Thiện khó làm hơn ác, trong một ngày tâm thiện ít hơn tâm ác vì vậy lúc ra đi thì cõi tái sinh của chúng ta thật vô cùng khó lường. 
Trong dòng sinh tử luân hồi, 
  1. gặp được minh sư thiện hữu không phải là chuyện dễ, 
  2. cơ hội làm lành không phải là chuyện dễ, 
  3. khuynh hướng ác luôn mạnh hơn khuynh hướng thiện nên cơ hội sa đọa là rất lớn. 
Hiểu được những điều này mới thấy chuyện tái sinh rất đáng sợ.


Đức Phật có nhiều cách nói về giải thoát

Tùy trường hợp của từng người, Đức Phật có nhiều cách nói, 
  1. có người Ngài nói “chấm dứt 5 uẩn là giải thoát” không hề nói gì về phiền não, bát chánh đạo. 
  2. Có người Ngài nói “chấm dứt tham sân si là giải thoát”. 
  3. Có người Ngài nói “thấy rõ Niết bàn là giải thoát” hoặc 
  4. “tu tập hoàn mãn Bát chánh đạo là giải thoát”, hoặc 
  5. “tu tập hoàn mãn thất giác chi là giải thoát”. 
  6. Giải quyết được bốn danh uẩn là giải quyết toàn bộ hành trình sanh tử.
Cách khác nhau nhưng ý nghĩa giống hệt nhau. Trong bài kinh này Đức Phật dạy rằng: giải quyết được bốn danh uẩn (sắc, thọ, tưởng, và hành uẩn) là giải quyết toàn bộ hành trình sanh tử. 

Quí vị từng học Vi diệu pháp có thấy điều này đúng hay không? 

  1. Sắc uẩn là những gì thuộc vật chất. 
  2. Thọ uẩn là tâm sở thọ. 
  3. Tưởng uẩn là tâm sở tưởng. 
  4. Hành uẩn là 50 tâm sở còn lại. 
Trong 50 tâm sở đó, yếu tố quyết định tâm một người là phàm hay thánh, thiện hay bất thiện hoàn toàn nằm ở hành uẩn

Trong trường hợp bài kinh này, hành uẩn chỉ cho tâm tham ái thích thú trong sự tái sinh.

Chữ hành (saṅkhāra) trong kinh nghĩa rộng vô cùng. 
  1. Hành trong hành uẩn là 50 tâm sở ngoài thọ, tưởng. 
  2. Còn khi nói “Các hành là vô thường” thì ‘hành’ ở đây ám chỉ tất cả danh sắc hữu vi nói chung.

Trong bài kinh này Đức Phật dạy con đường dẫn đến sự giải thoát chính là giải quyết trọn vẹn được danh uẩn. Bốn danh uẩn không còn nữa thì con đường tái sanh chấm dứt. 

Trong sớ giải có nói thêm, sở dĩ không nói đến sắc uẩn vì đối tượng trước mặt Ngài chỉ muốn nghe 4 danh uẩn mà thôi. Vị trời này đủ trí để hiểu rằng hễ 4 danh uẩn còn có mặt thì sắc uẩn hoàn toàn có cơ hội tồn tại.


https://www.facebook.com/notes/947212345791829/
Reply
Niệm cái gì?

Trong Kinh dạy, cái gì rõ ràng nhất đối với mình, thì mình ghi nhận, mình niệm cái đó

https://www.budsas.asia/2018/12/tam-huon...guyen.html
Reply
Thương Ghét

Mọi thứ trong trời đất vũ trụ này chỉ là những gì rất đỗi mong manh, có mặt chớp nhoáng, tồn tại hư ảo, phù du, ngắn hạn; tùy duyên mà có tùy duyên mà mất, nên không có gì đáng cho chúng ta ghét hay thích. 

Con người cũng vậy, không có con người nào đáng để cho chúng ta ghét hay đáng để chúng ta yêu. Trong toàn bộ vũ trụ này chỉ có hai hạng chúng sinh: người đáng thương và người dễ thương, chứ không ai dễ ghét cả. 

  1. Người đáng thương là những người đang sống trong bất thiện, đang chịu khổ. 
  2. Những người đang thiện, đang sướng là người dễ thương.

https://www.facebook.com/notes/254447285997180/
Reply
Hành trình sinh tử của phàm phu 

Hành trình sinh tử của một kẻ phàm phu thì vô cùng bất trắc.

Chín giờ đêm tối nay ta còn đang là một vị bác sĩ đứng đầu bệnh viện nhưng hai giờ sáng hôm sau rất có thể ta tái sinh vào bụng của một con chuột nái nằm dưới ống cống của bệnh viện đó. 

Chuyện đó không có gì lạ. 

Sáng hôm nay ta là một người ăn mày ở một góc phố nghèo hẻo lánh, rất có thể đêm nay ta là vị Trời ở cung trời Đao Lợi có một tòa lâu đài cao vút đầy vàng bạc, âm thanh ánh sáng mùi hương như ý. 

Đó là hành trình sinh tử của kẻ phàm phu. Kẻ phàm phu dứt khoát không thể được gọi là kẻ vượt khỏi bộc lưu vì người như chúng ta chỉ như những chiếc lá bị cuốn phăng trên đó.


Khi Đối Diện Với Nỗi Khổ Quá Lớn

Khi đối diện với nỗi khổ niềm đau lớn quá lúc đó mình mới nhận ra một điều là mình biết về mình quá ít.

Chẳng hạn như giáo sư Rhys Davids, một học giả nghiên cứu về Phật học Pāḷi và cũng là con chim đầu đàn của Hiệp hội The Pāḷi Text Society. 

Vị này khi còn khỏe mạnh dành hết thời gian, công sức, tiền bạc để nghiên cứu Phật pháp. Đùng một cái đứa con trai yêu quý qua đời, vị này bất mãn vì sao mình đã dành cuộc đời cho Phật pháp mà bị đại họa lớn như vậy.

Vị đó chuyển qua Thông thiên học. Thông thiên học là một giáo phái coi nặng Đức Phật Di Lạc,


Dục Ái và Sân

Dục ái và sân đi một cặp với nhau

  1. Chỉ có ở cõi Dục mới có dục ái, 
  2. chỉ có ở cõi Dục mới có sân, 
là bởi vì ở trong cảnh giới thiền như Sắc và Vô sắc cái niềm vui do thiền định đem lại, nó
  1. không bất trắc, 
  2. không phức tạp 
như niềm vui có được từ 5 cảnh dục. 

Đó là lý do tại sao Dục ái và Sân đi một cặp, hễ có dục ái là dứt khoát có sân, mà thấy sân lảng vảng ở đâu là biết dục ái đang phảng phất ở đó. 


Điều kiện để trở thành một vị vượt bộc lưu

Đức Phật dạy rằng muốn được gọi là một vị vượt bộc lưu, nói nôm na là xứng danh một bậc thánh phải là người tối thiểu phải có khả năng làm mất đi được phàm tánh của mình, chẳng hạn như vị Sơ quả Tu-đà-hoàn, vị này không còn khả năng luân hồi nhiều hơn bảy kiếp. 

Năm hạ phần kiết sử cần phải cắt bỏ để trở thành thánh nhân. Thánh ở đây là Sơ quả, Nhị quả và Tam quả.

Phải nghĩ làm sao mình cắt bỏ thân kiến giới cấm thủ để trở thành Tu-đà-hoàn, làm sao cắt dục ái và sân để trở thành A-na-hàm tốt hơn là nghĩ làm sao để có được trí tuệ phước báu của Tu-đà-hoàn, A-na-hàm.

Mục đích của tu (ngày ăn một buổi, đêm chỉ ngồi không nằm) là để:
  1. thiểu dục,
  2. ly tham,
  3. tri túc,
  4. có thời gian tỉnh thức, thiền định .
 không phải để về cõi trời, đạt được sự huyền bí cao siêu --> giới cấm thủ .


Xử Việc Chứ Không Xử Người


Có lần đó Đức Phật đi nhập hạ trên cõi Đao Lợi . Ngày ra hạ, Ngài trở về cõi Người . Ngài Mục Kiền Liên biết Ngài sẽ xuống chỗ nào nên thông báo cho chư tăng Phật tử là Đức Thế Tôn sẽ trở về cõi Người ở địa điểm đó, thành Sankassa. 

Mọi người ngồi thấy hơi lâu nên hỏi ngài Mục Kiền Liên Thế Tôn đã rời khỏi cõi Đao Lợi chưa. Ngài Mục Kiền Liên suy nghĩ rất nhanh: Ở đây có tôn giả Anuruddha là vị đệ nhất về thiên nhãn (có khả năng nhìn 1000 vũ trụ như nhìn trái sung trong lòng bàn tay), hãy nhân dịp này để cho mọi người thấy, biết đến khả năng đặc biệt sở trường của vị này. Ngài nói: Các vị hãy đến hỏi tôn giả Anuruddha đi, đó là vị đệ nhất thiên nhãn

Rõ ràng là ngài Mục Kiền Liên không hề ngã mạn ở đây, ngài “xử việc chứ không xử người”, vì lợi ích chúng sinh mà làm.  

Bậc thánh thì chỉ làm cái mình cần.


https://m.facebook.com/nt/screen/?params=%7B%22note_id%22%3A3616778738346077%7D&path=%2Fnotes%2Fnote%2F&_rdr
Reply
Những điều cần thiết 

... Đức Phật xác nhận rằng

  1. Một giáo lý mà có nội dung giải thoát thì tinh tấn là điều cần thiết.
  2. Một giáo lý mà có nội dung tào lao thì sự tinh tấn chỉ là điều đáng tiếc.
Tiếp theo Ngài dạy rằng với một hệ thống giáo lý hoàn hảo thì rất cần có người kế thừa.

Tiếp theo Ngài dạy rằng trên quan điểm nhận thức, tiếp nhận và hành trì giáo lý, trao đổi giáo lý thì chúng ta chỉ nên quan tâm vấn đề ý nghĩa và nội dung mà thôi.


https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=mtIaWT598JU&abt=Kinh+Thanh+T%E1%BB%8Bnh
Reply
Duyên và Nghiệp

Nghiệp: Những hành động có chủ đích từ thân khẩu ý mà mình đang làm là nhân và khi đủ "duyên" nó sẽ cho ra quả .

Duyên hay ở chổ nó làm cho mỗi cái quả trổ ra uniqe.

Chú thích:

Duyên (điều kiện, conditions) có nghĩa là 
  1. môi trường thích hợp
  2. khuynh hướng tâm lý

Nghiệp và nhân trong quá khứ 

A/ Chúng sanh có vô số kiếp luân hồi , do đó nghiệp tạo ra cũng hằng hà ,  vậy cái nào sẽ trổ quả trong the next 1 second, 1 phút , ngày mai, tháng kế cho một cá thể nào đó ?

Cho dù không thể nghĩ bàn, nhưng có cái sức mạnh của nghiệp:

  1. hành động mà sự ảnh hưởng quá lớn (cực trọng nghiệp) thì sẽ trổ quả vừa nhanh vừa mạnh 
  2. những nghiệp mà sự ảnh hưởng ít lớn hơn sẽ ít có cơ hội xảy ra hơn .

B/ Bỏ ra ngoài yếu tố duyên ( môi trường , khuynh hướng tâm lý), bây giờ giả sử có hai nghiệp mà sự ảnh hưởng gần bằng nhau (thí dụ như đánh anh của mình què giò) hai hành động: 
  1. một ở quá khứ xa lắm: nghiệp xưa cũ,
  2. một ở kiếp hiện tại hay gần hơn: nghiệp gần
thì cơ hội trổ quả của "hành động mới xảy ra" (nghiệp gần) có cơ hội nhiều hơn , đúng không? 

Cái nghiệp - nhân tạo ra từ lâu lắm bị "muội lược" , "phai nhoà" đi ít nhiều .

Cho nên khi mình càng gần đến sự trong sạch của bậc thánh thì các nghiệp gần sẽ là nhiều thiện hơn ác (duyên cũng đóng một phần quan trọng, vì không có môi trường thích hợp, nghiệp sẽ không cho ra quả)

Nghiệp gần giống như data trong caches , short term memonry. Những nghiệp xưa cũ như những data trong big memory that has already archive or run through some algorithm that hard to get to the surface.

Thanks-sign-smiley-emoticon  bác abc
Reply
Giữ Giới

(Sư Toại Khanh hỏi một nữ Phật tử:)

Giữ giới là sao? 

Cô ấm a ấm ớ đại khái là “không phạm giới”. Hiểu như vậy là chết rồi.  Một đứa bé còn bú nằm trong nôi làm sao phạm giới, vậy nói là nó đang giữ giới hay sao? 

Giữ giới có nghĩa là gặp hoàn cảnh thử thách cám dỗ, lẽ ra phải phạm nhưng mình không phạm, đó mới gọi là giây phút giữ giới



https://www.facebook.com/notes/254447285997180/
Reply
Sách Hay Cần Học

.. Những ai chỉ muốn chuyên nhất về Nam tông thì sống chết gì cũng phải đọc những bộ này:


1.  Sớ giải của Thắng Pháp Tập Yếu,
2.  Sớ giải của bộ Pháp Tụ,
3.  Sớ giải của bộ Phân Tích,
4.  Sớ giải của bộ Luận điểm Kathāvatthu.

Kathāvatthu là bộ thứ 5 của A-tỳ-đàm, ngài Tịnh Sự dịch là Bộ Ngữ Tông, sau này trong nước có người dịch là Bộ Luận Sự.

Trên 7 tỷ người chỉ có một người là tôi dịch Kathavatthu là Luận Điểm; người Việt, người Tàu, người Nhật, người Đại hàn nghe đều hiểu chữ này.

Bộ Vô Ngại Giải Đạo đã hay mà Sớ giải của Vô Ngại Giải Đạo càng rất hay nữa.

Nên bỏ ra hai phần tư hoặc ba phần tư thời gian và tài sản để đọc những bộ sách trên mới không uổng kiếp người. 

Cứ học, đọc và ghi nhớ 
  1. để thấy mình chỉ là một chiếc lá bé mọn và vô nghĩa, 
  2. để thấy mình chỉ quẩn quanh trong một thế giới nhỏ hẹp, tăm tối mù mịt, tanh tưởi không lối thoát;  
  3. để thấy thế nào là Phật trí, 
  4. để tin trên đời này có nhất thiết trí, 
  5. để tin trên cuộc đời này có con đường giải thoát thật sự, 
  6. để thấy mình có nhiều cách sống tuyệt vời chứ không phải là một lối sống quẩn quanh chật vật như từ xưa giờ đã sống.

https://www.facebook.com/notes/811966092896263/
Reply
Một ví dụ về Giữ Giới   Clap

Giữ giới từng giây phút vì giữ giới không dễ chút nào .

-----------------------

[Quora] Screenshot which deserves 563M+ upvotes?

Answered by Nahean Zaman:


[Image: giu-gioi.jpg]

125.8K views
Reply
Heart 
(2022-05-22, 07:13 AM)LeThanhPhong Wrote: Tulip4 Giữ Giới

(Sư Toại Khanh hỏi một nữ Phật tử:)

Giữ giới là sao? 

Cô ấm a ấm ớ đại khái là “không phạm giới”. Hiểu như vậy là chết rồi.  Một đứa bé còn bú nằm trong nôi làm sao phạm giới, vậy nói là nó đang giữ giới hay sao? 

Giữ giới có nghĩa là gặp hoàn cảnh thử thách cám dỗ, lẽ ra phải phạm nhưng mình không phạm, đó mới gọi là giây phút giữ giới



https://www.facebook.com/notes/254447285997180/

Suytu Winking-thumbs-up-smiley-emoticon  Tulip4 Tulip4 Tulip4 Thankyou
Reply
Có lòng kiêu ngạo thì không đi xa được

Tăng chúng được gọi là Chúng Trung Tôn nghĩa là không hội chúng nào trên đời này bằng hội chúng Tăng Già. 

Một cậu học trò kiêu ngạo tự đắc, xem trời bằng vung, mục hạ vô nhân, miễn là học giỏi từ tiểu học sẽ lên trung học, một học sinh kiêu căng tự đại thế nào đi nữa miễn là học giỏi, sẽ lên đại học. Và sinh viên kiêu căng tự đại đến mấy nếu học giỏi thì sẽ lên đại học, sẽ có bằng cử nhân, tiến sĩ… kiêu căng chảnh chọe cỡ nào đi nữa miễn là có năng lực, có trình độ thì sẽ học lên ào ào .

Tuy nhiên, trong Phật pháp thì không như vậy. Một người có giới luật thanh tịnh, có lòng hào sảng bố thí, một người có khả năng chứng đắc thiền định, có khả năng tu tập thiền Chỉ thiền Quán nói chung, chỉ cần có lòng kiêu ngạo thì không đi xa được, đó là cái độc đáo của Phật pháp. Giáo pháp của Đức Phật phải nhắm đến sự buông bỏ, hội chúng của Đức Phật phải là hội chúng có thể thật sự buông bỏ, bằng không là giáo pháp đó không phải của Đức Phật. 

Ly Dục Tôn, Chúng Trung Tôn là chỗ đó. 

https://www.facebook.com/notes/1292819607738445/
Reply
Thích nghi với bối cảnh chung quanh

Trong hoàn cảnh nào đi nữa thì khả năng sống của chúng ta mới là quan trọng. Rừng sâu, sự hoang vắng, sự cô quạnh, sự quạnh hiu hay là chỗ phồn hoa đô hội, sự đoàn tụ sum vầy; giàu có hay nghèo hèn; no đủ hay đói lạnh rách nát; trong tất cả các hoàn cảnh đó, cái quan trọng nhất là khả năng sống của chúng ta. Chúng ta phải trang bị cho mình khả năng sống thích nghi với bối cảnh chung quanh, bởi vì chắc chắn có một ngày chúng ta không còn chọn lựa nào khác. Nếu chúng ta không thể thay đổi được đời sống thì nên thay đổi cách nhìn của mình về đời sống. Chúng ta phải tìm cách thỏa hiệp với nó. 

Nói như vậy không phải là tôi kêu gọi quí vị sống thua cuộc, mà chúng tôi muốn gởi gắm một bài học nhỏ về nhân sinh, ta không thể thay đổi được màu trời thì ta có thể thay đổi màu kiếng râm. Đó là những gợi ý để có thể hiểu được bài kệ này: dầu giữa rừng sâu, có người đau khổ sợ hãi cô quạnh, nhưng cũng trong khu rừng đó có người cảm thấy an lạc. 

Tại sao vậy? Bởi vì những điều đó không đến từ khu rừng mà đến từ khả năng tinh thần của mỗi người. Đó là nội dung bài kinh Tiếng Động Rừng Sâu.

https://www.facebook.com/notes/334336811004237/
Reply