Lục Sơn Thanh Khê
CHỮ MANG MAY MẮN
Hồng Ánh

   Trong quá trình tìm hiểu về Kinh Pháp Cú, mình bắt đầu tìm tài liệu bằng chữ Hán. Do chưa biết nhiều chữ Hán, nên mình thường tìm cách chiết tự để hiểu hơn về ngụ ý của chữ. Đồng thời cũng dễ nhớ chữ hơn. Thông thường chữ Hán được cấu thành bởi các bộ thủ. Khi kết hợp với nhau sẽ mang một hàm ý gì đó. Đó chính là nghĩa của chữ. Đôi khi, chữ Hán sẽ cấu thành từ hai phần: Phần lấy âm và phần lấy nghĩa.

Tuy việc chiết tự mỗi nơi mỗi khác. Nhưng tậu lại chung, mục đích để dễ nhớ và hiểu hơn về chữ. Làm sao để ta hiểu được hàm ý của đoạn văn, hay đoạn kinh. Vì vậy, không cần quá quan trọng về việc chiết tự đó đúng hay sai. Mà chủ yếu là ta hiểu, ta thấy hay và hợp lý là được. Dưới đây, xin gửi tới bạn 2 cách chiết tự chữ Phật 佛 thực sự ý nghĩa. 

   *Chiet-tu-chu-Phat

  Chữ Phật 佛 được cấu thành từ những bộ gì?
  Chữ Phật 佛 được hình thành từ:

人 (nhân) nghĩa là người + 弓 (cung) cái cung + 丿(phiệt) nét + 丨(cổn) nét sổ

人 (nhân) : Người trí thức giàu lòng nhân ái
   Đức Phật là Thái tử Siddhattha (Tất-Đạt-Đa) con của vua Suddhodhana (Tịnh Phạn Vương) và Mẹ là Hoàng hậu Maya, Ngài sinh vào dòng tộc Sakya (dòng họ Thích). Ngài thị hiện ra đời và sống tại kinh thành Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ). Đến tuổi trưởng thành Ngài kết hôn với công chúa Yasodhahara (Da-Du-Đà-La) có người con Rahula (La-Hầu-La). Ngài thị hiện từ cõi trời Đâu-Suất (Tushita) và Đản sinh tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini) thuộc nước Nepal ngày nay. Ngài sống và lớn lên tại kinh thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.

   Như vậy, Đức Phật là người đã giác ngộ, chứ không phải là vị thần linh hay vị thánh nào cả.

   *Chiet-tu-chu-Phat-2
弓 (cung): Cung tên Ngài gát lại đi tu
Đức Phật là một vị Thái tử đông cung sống trong sự giàu sang phú quý nhung gấm nệm êm, văn võ song toàn. Cung tên Ngài gác lại đi tu. Sau khi Ngài chứng kiến cảnh: (sanh, lão, bệnh, tử) ở bốn cửa thành (Đông, Tây, Nam, Bắc). Ngài vượt thành xuất gia, sáu năm khổ hạnh rừng già tại Uruvela (Khổ-hạnh-lâm). Ngài tu ép xác mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, sau đó Ngài thấy không tìm ra Đạo giải thoát. Ngài vượt qua sông Ni-Liên-Thiền. Tại đây Ngài đã kiệt sức, được nàng Sujāta dâng bát sữa. Sau đó Ngài đến cội Bồ đề ở (Gaya thuộc bang Bihar của Ấn Độ ngày nay). Sau đó Ngài ngồi thiền nhập định trong 49 ngày. Ngài chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc đó Ngài 35 tuổi.

丿丨 Đôi kiếm này chọc thủng mây mù
(Đôi kiếm) = trí tuệ, (mây mù) = Vô minh phiền não. Dùng trí tuệ diệt trừ vô minh phiền não. Đôi kiếm biểu trưng cho phước và tuệ của Ngài để diệt trừ phiền não vô minh ở trong tâm. Ngài chứng thành Phật danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.

   Những bộ thủ trên hợp lại thành chữ Phật. Ấy nên mới có bài thơ như sau:

“Người trí thức giàu lòng nhân ái

   Cung tên đành gát lại đi tu

   Đôi kiếm này chọc thủng mây mù

   Phật trí tuệ trăng soi hiển hiện”

   Chữ Phật 佛 còn được tách Chữ Phật 佛 còn được tách thành chữ Nhân và chữ Phất 
   Từ Phật (佛) là một từ mới trong số 24.000 từ mà ngài Huyền Trang đã tạo ra cho ngôn ngữ Phật Giáo Trung Hoa từ cuối thế kỷ thứ 6. Ngài dịch từ Phạn ngữ Buddhã ra là 佛 陀 (Phật đà), viết tắt là 佛 (Phật). Hơn 1.300 năm sau, vào gần cuối thế kỷ thứ 20, hai nhà ngôn ngữ học Trung Hoa ở Thượng Hải dựa theo phương pháp Tây dịch phiên âm Buddhã ra 勃 陀 (Bột đà) mà theo âm ngữ Tây phương thì Bột đà nghe ná ná như Buddhã vì cùng có âm B và Bột đà có vẽ tân tiến hơn là Phật đà.

   Như đã nói ở đầu bài, chữ Hán đôi khi cấu tạo từ 2 phần: Âm và Nghĩa. Từ Phật (佛) theo cách viết chữ Hán, gồm có hai vế: bên trái là bộ Nhân (亻), bên phải là chữ Phất (弗). Có thể thấy, chữ này lấy một phần âm từ chữ Phất (弗).

   Bộ Nhân (亻) ở bên trái có nghĩa là người.

   Chữ Phất (弗) ở bên phải, có nghĩa là không, chẳng được. Theo thuật ngữ Phật giáo đó là Tánh không.

   Ghép cả hai vế lại với nhau, Phật (佛) nghĩa là NGƯỜI NGỘ TÁNH KHÔNG.

   Như vậy, thâm ý của chữ Hán giúp người Phật tử hiểu rõ rằng:
* Phật là một con người như tất cả mọi người.

* Vì cũng là con người cho nên Phật với chúng ta đều bình đẵng.

* Phật không phải là Tiên, Thánh hay Thần và nhất thiết không phải là một Thượng Đế “Toàn Năng” như của bất kỳ tôn giáo độc thần nào có quyền ban ơn giáng họa mà người ta gán cho Thượng Đế này.

* Mỗi người và mọi người đều có khả năng thành Phật, chứ Phật chẳng dành riêng cho ai.

* Muốn thành Phật thì phải tu hành và ngộ được Tánh Không, chưa ngộ Tánh Không thì chưa thành Phật.

* Tánh Không phải tu và hành mới đạt được chứ không thể cầu xin hay do ai ban cho.

* Tánh Không là Phật Tánh.

   Như thế nào là bậc giác ngộ?
Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả, (bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn).

   Chữ Phật là một danh từ chung, không phải danh từ riêng

  Giác có ba bậc:

A) Tự giác: Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ hải.

B) Giác tha: Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, vì chỉ lo giải thoát cho mình. Chỉ người tu theo Ðại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang chìm đắm.

C) Giác hạnh viên mãn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ Tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là “Giác Giác Hạnh Viên Mãn”. Chỉ có Phật mới có được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.

Kết luận . . . 
Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.

   Như vậy, chỉ một chữ viết Phật (佛) mà bao hàm thật nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vô cùng cảm ơn các nguồn tri thức đã đưa ra những góc nhìn khác nhau, để chúng ta thấy được sự kỳ diệu trong từng con chữ. Hy vọng bài viết Chiết tự chữ Phật 佛 có thể giải đáp phần nào ý nghĩa của chữ Phật. Mong rằng sẽ tiếp tục gặp bạn trong những bài viết khác. 

  ***Cảm ơn bạn đã đón đọc. Cầu chúc bình an và hạnh phúc sẽ đến với bạn và tất cả mọi người!

Hồng Ánh

[Image: C9723-EC4-E73-F-48-C2-A781-A20-CAC003-A86.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Năm mới an lành Bạch y nữ hiệp ơi ...

[Image: Happy-New-Year-Wishes-2022.jpeg?w=626&ssl=1]
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
[Image: FB-IMG-1641023322036.jpg]

Năm mới vui vẻ mạnh khỏe và bình an hơn năm cũ nhe Kỳ. Chúc Kỳ và Tiểu Công Chúa cùng gia đình một năm mới vạn sự như ý.

Tulip4
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồnTulip4  

[Image: myt.jpg]
Reply
[Image: 2022-01-01-100040.png]

Chúc trò và cháu bé cùng những người thân một năm mới an lành mạnh khoẻ trong ân sủng của Chúa và Mẹ.

Luôn lạc quan, vui vẻ để ... phá giống thầy nha trò cưng ơi là cưng  Lol .
Reply
Dạ cám ơn ngũ ca, thầy cưng ơi là cưng, nàng M yêu quý.   Tulip4 Tulip4 Tulip4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
TU và LUYỆN

Tu luyện đơn giản là tu dưỡng và rèn luyện. Trong đó, tu (修) có nghĩa là chỉnh sửa, học tập, tuân theo, cắt tỉa… Muốn hoàn thiện nhân cách, đức hạnh, phẩm giá của bản thân thì phải liên tục tống khứ đi những thói hư tật xấu, quy chính tư duy hành động theo lễ nghĩa đạo đức, học hỏi và đề cao tâm tính không ngừng.

Còn luyện (煉) nghĩa là rèn luyện, rèn đúc, gọt giũa. Tu tâm cũng cần đi cùng với ước thúc nề nếp sinh hoạt, lễ nghi, tác phong, thần thái; phải rèn luyện trong đời sống từ những điều nhỏ nhặt nhất. Luyện cũng lại có nghĩa là tôi luyện, qua chịu đựng mà trở nên tốt đẹp hơn.

Như vậy, “tu luyện” ấy chính là việc con người luôn biết nhìn lại mình, sửa đổi mình và nắn chỉnh con đường mình đi cho phù hợp với chính đạo. Vì lẽ đó, muốn thành người, làm người tử tế thì phải luôn tu luyện.

Bởi vậy người xưa nói “Người không tu mình, Trời tru Đất diệt”. Nguyên văn tiếng Hán là “Nhân bất vi kỷ, Thiên tru Địa diệt”; Hàm nghĩa chân chính của câu này là: “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong Trời Đất”; chứ không phải “Người không vì lợi ích của bản thân thì Trời tru Đất diệt” như nhiều người vẫn thường nói.

DKN

[Image: 4-ACF662-F-AA07-4150-AFAA-08949-D5-F35-E5.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Chữ nhân (人) viết thật dễ nhưng làm người lại không dễ

Chỉ cần hai nét bút để viết chữ nhân (人), đơn giản vậy thôi nhưng ý nghĩa nhân sinh của hai nét bút ấy thì cả một đời người tu dưỡng chưa hẳn đã thành. Kỳ thực, viết chữ nhân (人) thì rất đơn giản nhưng làm người thì lại không dễ dàng!

Chữ Nhân (人) với một nét đi lên, một nét đi xuống với bao hàm ý nhân sinh làm người mà không phải ai cũng thông tỏ. Nhân sinh muôn màu, muôn vẻ nên điều khó là làm sao để mỗi bước đi đều thuộc về bản thân mình.

1. Một nét biểu thị sự phát triển, một nét biểu thị cho sự già yếu

Đời người chính là một quá trình trao đổi, thay cũ đổi mới, cái mới không ngừng được sinh ra và cái cũ không ngừng bị đào thải đi. Con người chỉ có không ngừng thu nạp những vật chất mới được sinh ra và loại bỏ đi những thứ mục nát thì mới có thể sửa cũ thành mới, phát triển khỏe mạnh.

2. Một nét biểu thị cho sự tiến lên, một nét biểu thị cho sự thoái lùi

Đời người tựa như leo núi, từng bước từng bước hướng lên mà leo. Nhưng khi đã lên đến đỉnh núi thì lại từng bước từng bước hướng xuống. Những người kiên trì leo được lên đến đỉnh cao là người đáng kính, nhưng lên đến đỉnh cao mà không lưu luyến địa vị, có thể lên được xuống được mới là người đáng trân quý.

3. Một nét biểu thị cho niềm vui, một nét biểu thị cho phiền não

Niềm vui và phiền não, hạnh phúc và thống khổ đều song hành tồn tại, có thể khích lệ nhau tiến lên. Con người khi trải qua phiền não thống khổ mới cảm nhận hết được niềm hạnh phúc của cuộc đời.

4. Một nét là thuận cảnh, một nét là nghịch cảnh

Cuộc đời có thuận cảnh và nghịch cảnh, thậm chí nghịch cảnh còn nhiều hơn thuận cảnh. Trong cuộc đời, những điều không được như ý muốn luôn nhiều, chính là để xem chúng ta đối mặt như thế nào. Có thể vượt qua nghịch cảnh, bạn mới tìm được giá trị của bản thân cũng như ý nghĩa cuộc sống của mình.

5. Một nét là trả giá, một nét là thu hoạch
 
Nếu bạn trả giá nhiều hơn một chút thì đương nhiên bạn cũng thu hoạch được nhiều thành công hơn một chút. Đôi khi mất đi không phải là điều đáng buồn, không phải là một loại tổn thất mà lại là một loại kính tặng, hiến dâng…

6. Một nét là quyền lợi, một nét là trách nhiệm

Mỗi người đều có quyền lợi làm người nhưng cũng phải gánh vác trách nhiệm làm người.

7. Một nét là bản thân, một nét là người yêu thương

Vợ chồng là “trợ thủ đắc lực” của nhau. Tay trái xách đồ vật mệt mỏi, không cần mở miệng nhắc nhở, tay phải cũng tự nhiên đưa qua xách thay. Tay trái bị thương cũng không cần kêu la, cầu cứu, tay phải tự nhiên sẽ gánh vác thay cho tay trái.
 
8. Một nét là bạn bè, một nét là đối thủ

Quá trình phát triển của một người không bao giờ tách xa khỏi bạn bè, có nhiều bạn bè sẽ có nhiều con đường. Có đôi khi bằng hữu chính là đối thủ mà có khi đối thủ lại chính là bằng hữu. Có bằng hữu và đối thủ, cuộc đời mới không hết động lực.

9. Một nét là nửa đời trước, một nét là nửa đời sau

Nửa đời trước bén rễ, nảy mầm, nở hoa. Nửa đời sau kết quả, thu hoạch, cất trữ. Đường đời mặc dù dài nhưng điều quyết định có khi chỉ là mấy bước cuối cùng.

Chữ nhân (人) bao gồm hai nét, thiếu một nét sẽ không thành. Hai nét phối hợp với nhau, phụ trợ cho nhau mới trở thành nhân sinh hoàn chỉnh.

Lượm

[Image: 19917-B07-12-B4-454-C-BE28-7-DD13732924-B.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Công nhận tiếng tàu chỉ có một chữ thôi mà nhiều văn hóa tới vậy. hihihihi  ( :đùa: )

 5 thì thấy chữ nhân đánh qua computer (人) thì trông như chiếc hoa dầu. Mỗi khi đến mùa, trên đường Trần Hoàng Quân ở Sài-Gòn nó rụng bay xuống quay vòng vòng thấy vui.

[Image: hoadau12_whgg-a4b7b85c.jpg]
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-01-05, 12:04 AM)005 Wrote: Công nhận tiếng tàu chỉ có một chữ thôi mà nhiều văn hóa tới vậy. hihihihi  ( :đùa: )

 5 thì thấy chữ nhân đánh qua computer (人) thì trông như chiếc hoa dầu. Mỗi khi đến mùa, trên đường Trần Hoàng Quân ở Sài-Gòn nó rụng bay xuống quay vòng vòng thấy vui.

[Image: hoadau12_whgg-a4b7b85c.jpg]


Tự nhiên thấy hình những chiếc hoa dầu này lại nhớ Nguyễn Tri Phương/Bà Hạt/Trần Hoàng Quân
 
Tôi và điệp viên 005 nhiều khi đã "kên xì bo" nhau trên lề đường Nguyễn Tri Phương (khoảng giữa Trần Quốc Toản/Bà Hạt)  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  .
Reply
(2022-01-05, 12:11 PM)phai Wrote: Tự nhiên thấy hình những chiếc hoa dầu này lại nhớ Nguyễn Tri Phương/Bà Hạt/Trần Hoàng Quân
 
Tôi và điệp viên 005 nhiều khi đã "kên xì bo" nhau trên lề đường Nguyễn Tri Phương (khoảng giữa Trần Quốc Toản/Bà Hạt)  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  .


[Image: 3MxHwqS.jpg]


 Để tui nói tui ẩn mình nơi nào.

 Tới 1973 tui ở vòng màu xanh lá cây (cái hẻm kế bên mả đá đường Nguyễn Tri Phương nối với Nguyễn Tiểu La).
 Từ 1973 tới 1976 tui ở vòng màu đỏ trong cư xá quân cụ Trần Quốc Toản, kế bên chợ cá Trần Quốc Toản, nhưng nhà sâu trong cư xá, sau lưng là quân y viện, còn bên phải là nhà thờ Đồng Tiến. Chợ cá Trần Quốc Toản là ở đầu cư xá, đến trường Đồng Tiến, rồi mới đến nhà thờ Đồng Tiến.

 Anh liệu có gặp điệp viên tui chưa?  Hồi các tử sĩ bắn ì xèo tháng 12 năm 1975  trên tháp chuông nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản tui không dám ló mặt ra, chỉ nghe người ta kể.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-01-05, 12:58 PM)005 Wrote:  Để tui nói tui ẩn mình nơi nào.

 Tới 1973 tui ở vòng màu xanh lá cây (cái hẻm kế bên mả đá đường Nguyễn Tri Phương nối với Nguyễn Tiểu La).
 Từ 1973 tới 1976 tui ở vòng màu đỏ trong cư xá quân cụ Trần Quốc Toản, kế bên chợ cá Trần Quốc Toản, nhưng nhà sâu trong cư xá, sau lưng là quân y viện, còn bên phải là nhà thờ Đồng Tiến. Chợ cá Trần Quốc Toản là ở đầu cư xá, đến trường Đồng Tiến, rồi mới đến nhà thờ Đồng Tiến.

 Anh liệu có gặp điệp viên tui chưa?  Hồi các tử sĩ bắn ì xèo tháng 12 năm 1975  trên tháp chuông nhà thờ Vinh Sơn đường Trần Quốc Toản tui không dám ló mặt ra, chỉ nghe người ta kể.

Vậy tui nói tui từng ở chỗ nào nha.

[Image: ngayxua.png]

Từ những năm mới được ra đường lang thang mua báo cho papa và mua dế, cá lia thia, mướn truyện cho mình tôi hay la cà ở góc Bà Hạt/ Nguyễn Tri Phương.
Nhà tôi trên đường Bà Hạt gần chùa Từ Nghiêm, đi ra Nguyễn Tri Phương có vài chục thước thì phải, tới giữa năm 1974, sau đó nhà tôi dời về khu Ông Tạ. 

Cái hẻm kế mả đá có trường tiểu học tên "tiểu học Việt Nam" (hay tên gì gần gần như vậy), tui vô đó chơi hoài. Giữa Trần Quốc Toản và Bà Hạt đứng từ TQT nhìn xuống bên phải có trường trung học tư thục tên "Minh Tân" đối diện trường Minh Tân có quầy cho mướn truyện tên "Tương Lai" ở đó tôi mướn hầu như tất cả những truyện tranh "Sách Vàng", truyện "Tuổi Hoa" và cả kiếm hiệp để coi.

Còn nhà thờ Đồng Tiến tôi cũng hay đi lễ ở đó lắm.

Nên cái giả thiết là anh và tui đã ... đi ngang qua nhau cũng có thể có lắm chứ hihi.
Reply
(2022-01-05, 12:04 AM)005 Wrote: Công nhận tiếng tàu chỉ có một chữ thôi mà nhiều văn hóa tới vậy. hihihihi  ( :đùa: )

 5 thì thấy chữ nhân đánh qua computer (人) thì trông như chiếc hoa dầu. Mỗi khi đến mùa, trên đường Trần Hoàng Quân ở Sài-Gòn nó rụng bay xuống quay vòng vòng thấy vui.

[Image: hoadau12_whgg-a4b7b85c.jpg]

Dạ giờ muội mới biết là hoa dầu, muội nhớ man máng khi còn bé hình như gọi là cánh chuồn thì phải.  😃
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Đủ

Ở trên đời đừng nhắc chữ Nếu Như
Cần biết đủ để lòng mình an ổn
Đón bao điều trong an nhiên từ tốn
Dùng nụ cười đối diện mọi chông gai

Khi tổn thương hãy nén tiếng thở dài
Có đau đớn mới kiên cường mạnh mẽ
Đường không thông - đi đường vòng có thể!
Cứ bền lòng cố gắng sẽ thành công!

Rượu không uống- hỏi người có say không?
Tâm không mệt - thì sẽ không gục ngã!
Cứ kiên nhẫn để vượt qua tất cả
Chẳng điều gì làm khó dễ được ta

Vạn người theo - cần một người thiết tha
Trăm người thương - chỉ cần một người hiểu
Cả ngàn người - vắng ai - ta thấy thiếu
Là trong lòng - chỉ có một người thôi

Ta mong rằng những ngày tháng êm trôi
Có một người bao dung ta hết thảy
Động viên ta - cho ta một lực đẩy
Là kiếp này ta đủ thấy an yên

Sẽ buông trôi hết tất cả ưu phiền
Khóc mình nghe- cười cho người thấy được
Người thương ta thì đâu cần trói buộc
Cũng dịu dàng mãi che chở riêng ta

Người buông tay ta sẽ chẳng xót xa
Khi hết Nợ - Tuỳ Duyên ta tiễn biệt!!!

ĐAL

[Image: 7-F410-B6-F-621-F-4-E63-9786-215-BA2-C48-BA9.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-01-05, 01:32 PM)phai Wrote: Vậy tui nói tui từng ở chỗ nào nha.

[Image: ngayxua.png]

Từ những năm mới được ra đường lang thang mua báo cho papa và mua dế, cá lia thia, mướn truyện cho mình tôi hay la cà ở góc Bà Hạt/ Nguyễn Tri Phương.
Nhà tôi trên đường Bà Hạt gần chùa Từ Nghiêm, đi ra Nguyễn Tri Phương có vài chục thước thì phải, tới giữa năm 1974, sau đó nhà tôi dời về khu Ông Tạ. 

Cái hẻm kế mả đá có trường tiểu học tên "tiểu học Việt Nam" (hay tên gì gần gần như vậy), tui vô đó chơi hoài. Giữa Trần Quốc Toản và Bà Hạt đứng từ TQT nhìn xuống bên phải có trường trung học tư thục tên "Minh Tân" đối diện trường Minh Tân có quầy cho mướn truyện tên "Tương Lai" ở đó tôi mướn hầu như tất cả những truyện tranh "Sách Vàng", truyện "Tuổi Hoa" và cả kiếm hiệp để coi.

Còn nhà thờ Đồng Tiến tôi cũng hay đi lễ ở đó lắm.

Nên cái giả thiết là anh và tui đã ... đi ngang qua nhau cũng có thể có lắm chứ hihi.

 Trầu âu. Đêm qua đang trả lời cái post này nè mà phải bỏ ngang vì support thằng cháu. 

 Yeap, anh kể ký ức cứ cuồn cuộn trở về. Cái trường kế bên mả đá là trường mẫu giáo chứ không phải tiểu học anh Phai. Còn hai cái hẻm sát bên là hẻm mả đá và hẻm Minh Tân có tư thục Minh Tân đầu hẻm là địa bàn hoạt động của tui đó. Nhà tui nói chính xác là nằm trong hẻm Minh Tân, hẻm đó không có tên nên người trong xóm gọi là hẻm Không Tên. Cả 2 hẻm đều có đầu là Nguyễn Tri Phương, còn đít là Nguyễn Tiểu La. Anh nhắc tới cái chỗ cho thuê sách truyện đối diện hẻm Không Tên làm tui hứng khởi quá. Yeap, ở đó tui không trực tiếp thuê truyện bao giờ nhưng chuyên môn đem trả giùm ông anh để được đọc ké (lấy công làm lời, thời đó đâu có ai biết Lý Mạc Sầu, tuyền là Lý Mạc Thu và Dương Qua không hà, làm gì có Dương Quá hihihi). 

Khu đó vui, vậy là anh ở Bà Hạt há. Khu đó cách nhau rất ít mà có đến 3 cái nhà thờ, cái Vinh Sơn ở Trần Quốc Toản, cái Đồng Tiến ở Nguyễn Tri Phương nối dài và cái Bắc Hà ở Lý Thái Tổ. Ở Lý Thái Tổ có tiệm phở Bắc kỳ chánh tông đó anh nhớ chưa?  Bingo!  Phở Tàu Bay đó. Không có giá gì đâu nhưng gout chỗ đó sau 1975 là có chén nước béo. Có lẽ thời đó "đọi" quá. 

Ngã Ba Ông Tạ là nơi bà xã tôi ở. Nhà tui khi xưa học Nguyễn Thượng Hiền. Người gốc Trung nhưng nói giọng Bắc không ai biết là dân Trung kỳ.  Shy

Thôi trả lại sự yên ả của trang văn của nữ hiệp Bạch y Lục Tuyết Kỳ nha. Mình đi giang hồ cái. hihihihi
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Dạ đọc thầy cưng và ngũ ca ôn chuyện xưa mà ngậm ngùi, thuở ấy có đứa còn chưa ra đời.   Lol
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply