Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-03-09, 06:51 PM
HOUSTON, Texas (NV) – Một nhóm mang tên “Hiệp Sĩ Thông Tin” ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, chuyên làm việc thiện nguyện giúp đỡ người Việt gặp nạn khi lái xe đang được nhiều người biết đến.
Được thành lập cách đây ba năm, ban đầu nhóm có tên là “Houston Thông Tin và Trao Đổi,” chỉ có ba anh em, nhưng nay số thành viên lên đến 20 người, nhưng họ vẫn chưa dừng ở đây.
Mục đích của nhóm Hiệp Sĩ Thông Tin là giúp cộng đồng người Việt của thành phố Houston khi họ gặp nạn trong lúc lái xe như: hết bình điện, hết xăng, bể bánh (thay hoặc vá bánh), mở cửa lấy chìa khóa bị bỏ quên trên xe,…
“Mấy chục anh em chúng tôi đều có công ăn việc làm, lại có chút thời gian rảnh sau giờ làm, nên ai thuận tiện thì sẵn sàng đi giúp, dù ban đêm ban hôm,” anh Trần Trí Hoàng, một trong ba thành viên khi nhóm thành lập vào Tháng Năm, 2018, kể với phóng viên nhận báo Người Việt.
Anh Hoàng là kỹ sư điện toán, kể về các hiệp sĩ khác, trong đó, anh Trung Võ là chủ quán Bún Chả Cá Đà Nẵng được xem là người đầu tiên đứng ra tạo nhóm Houston Thông Tin và Trao Đổi; anh Danny Nguyễn có văn phòng bán bảo hiểm; anh Thuận Houston có công ty xây dựng nhà cửa, ống nước, điện, máy lạnh, anh Paul Dũng làm về mái nhà; anh Phận Nguyễn là kỹ sư; Báu Đặng là chủ một tiệm sửa xe… Trong nhóm cũng có em đang học y tá. Những anh em khác làm nhiều ngành nghề khác nhau.
Theo anh Hoàng, chủ trương của nhóm Hiệp Sĩ Thông Tin là giúp đỡ vô vị lợi và hoàn toàn miễn phí, thậm chí tiền típ cũng không được nhận. Tuy vậy, thỉnh thoảng vẫn có các vị mạnh thường quân biết chuyện, gửi tiền để nhóm để mua đồ nghề cho các hiệp sĩ.
“Làm không lương, giúp người vô vị lợi, vậy các hiệp sĩ có gặp khăn, thiếu thốn gì không?” Anh Hoàng cho biết: “Anh em chúng tôi chẳng có khó khăn gì vì ai cũng có công ăn chuyện làm. Các hiệp sĩ ở đây không thiếu gì, họ chỉ dư ‘tấm lòng thành,’ điều có thể giúp họ sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp cứu người trong lúc lỡ đường. Cũng đừng nghĩ tham gia nhóm là có lợi. Vì vô đây để giúp bà con, chỉ có ‘lỗ’ mà thôi!”
Do không phải ai cũng thành thạo sửa xe, theo anh Hoàng, những anh em gia nhập nhóm đều được huấn luyện. “Mỗi khi có ai gọi, chúng tôi đều sắp xếp anh em mới đi theo anh em cũ để học hỏi, và để giữ an toàn cho nhau. Với chúng tôi, an toàn là trên hết,” anh Hoàng nói.
“Giúp được đồng hương, tôi vui lắm!”
Anh Danny Nguyễn – một hiệp sĩ trong nhóm, kể: “Một lần tôi đến giúp nhà một người chỉ ở cách trường học tôi làm việc có 5 phút lái xe. Xe cô này không đề được máy nên mới gọi Hiệp Sĩ Thông Tin. Lúc sửa xong, cô ấy hỏi muốn gửi tiền, nhưng tôi từ chối, vì anh em hiệp sĩ không bao giờ lấy tiền bạc gì cả. Thấy vậy, cô ấy gửi một bịch thịt sườn để anh em nướng BBQ. Tôi có báo trong nhóm như vậy.”
Anh Danny cho biết hiệp sĩ nào làm xong nhiệm vụ thì đều được báo cáo cho nhóm biết ca đó được “closed” hoặc “happy ending,” nghĩa là mọi chuyện ổn thỏa, để mọi người yên tâm.
Anh Trần Trí Hoàng được nhóm gọi là “Hiệp Sĩ Già” vì trước đây anh là người lớn tuổi nhất. Vì vậy, cách đây hơn một năm, khi ông Nguyễn Thanh Phận, 62 tuổi, gia nhập nhóm, được gọi là ‘Hiệp Sĩ Lão.”
“Hiệp Sĩ Lão” Thanh Phận kể về một trường hợp đi giúp khiến anh xúc động.
“Hồi Tháng Giêng, tôi đến giúp một cô bị hư xe dọc đường. Nhưng xe này là của người em từ tiểu bang chạy qua. Trong lúc sửa xe cho họ, tôi thấy cả hai buồn hiu. Hỏi ra mới biết người mẹ hai chị em này mới mất cách đây mấy ngày. Đúng là ‘họa vô đơn chí’ nên giúp được ai, tôi vui lắm!”
Ông “Hiệp Sĩ Lão” cho biết vì trước đây có hùn vốn với người bạn mở tiệm xe, nên ông cũng biết ít nhiều về xe cộ. Ông tham gia nhóm vì từng được người khác giúp nên muốn giúp người khác.
“Lần đó tôi bị đụng xe. Có một người đến giúp tôi, một người Mỹ, nhưng từ đó, tôi luôn nguyện trong lòng, khi có điều kiện, sẽ đi giúp người gặp nạn giống mình trước đây,” ông Phận kể.
“Hầu như việc sửa xe của hiệp sĩ làm đều đơn giản thôi. Mỗi người đều có một bộ đồ nghề sẵn trên xe. Cứ có việc mà đang rảnh thì…chạy thôi. Chúng tôi không quản ngại gì.”
Ám ảnh câu chuyện buồn
Hiện nay, Hiệp Sĩ Già cho biết, anh giữ số điện thoại hotline (832) 224-6663. Nếu có ai gặp nạn gọi đến, anh thông tin trên Messenger Group để hiệp sĩ nào gần địa điểm của người gọi thì chạy tới giúp.
Dù vẫn đang đi làm, nhưng anh vẫn nhận nhiệm vụ điều phối công việc cũng làm mất thời gian của mình. Lý do được người Hiệp Sĩ Già tâm sự với nhật báo Người Việt, là từ cái chết thương tâm của một người chị kết nghĩa.
Anh Hoàng kể, cách đây đã lâu, khi còn là sinh viên, buổi tối cuối tuần anh hay đến phụ ở một quán cà phê, và quen, rồi kết nghĩa chị em với một ca sĩ ở Houston. Thông thường, khi ca sĩ này hát xong, anh đưa cô ra xe rồi mới trở vô. Một lần, anh cũng đưa chị ra khỏi quán, và yên tâm khi thấy chị lên xe an toàn, nhưng mấy hôm sau, báo chí đăng tin chị bị mất tích.
Cảnh sát phát hiện chiếc xe của chị nằm trên xa lộ, mà chị thì không thấy đâu. Cả năm sau, lúc chính phủ làm đường, đào cống lên mới thấy xác chị ở dưới mương. Hôm ấy, xe chị hư giữa đường vắng. Chị bị kẻ xấu hãm hiếp, rồi quăng xác.
“Tôi đau lòng lắm. Từ đó, trong đầu tôi luôn ấp ủ lập một nhóm người Việt để giúp đỡ cộng đồng, người gặp nạn vào lúc nửa đêm nửa khuya. Cái chết của chị ấy là một trong những động lực thúc đẩy tôi xung phong gia nhập đội hiệp sĩ,” anh Hoàng kể lại chuyện trong cơn xúc động.
Anh cho biết, khi có người gặp nạn, các hiệp sĩ ai rảnh thì đi giúp, chứ không bắt buộc.
“Nếu kêu gọi trên group mà không ai rảnh thì sao?” “Thì tôi đi,” Hiệp Sĩ Già trả lời.
“Nhà tôi ở phía Bắc Houston, chạy vô trung tâm mất gần một tiếng lái xe. Kỷ niệm đáng nhớ với tôi là một người gặp nạn giữa đêm khuya trên con đường vắng. Cô này là y tá trong nhà thương, đi làm ra nửa đường thì xe bể bánh. Việc đầu tiên là tôi gọi cảnh sát, và nói có ‘người nhà’ đang ở đó.”
Anh Hoàng giải thích nếu chuyện xảy ra giữa đêm khuya thì hiệp sĩ phải gọi cảnh sát để được bảo vệ an ninh trong lúc sửa xe, và phải nói “người nhà’ thì cảnh sát mới tới. Hôm đó, khi tới nơi, anh đã thấy cảnh sát có mặt, quay đèn đứng chờ. Sửa xong xe, anh chạy về đến nhà là cũng gần 2 giờ sáng.
“Mệt, nhưng vui và cảm thấy ấm lòng,” anh Hoàng tâm sự. “Tôi nhớ như in câu nói của cô gái: Không có các anh hiệp sĩ, tụi em không biết sẽ ra sao. Cái chết của người chị kết nghĩa không cho phép tôi bỏ bất kỳ trường hợp nào, nhất là người lớn tuổi, đàn bà con gái. Tôi chỉ cần một laptop, một điện thoại, là có thể làm việc bất cứ nơi nào. Âu cũng là điều may mắn để có điều kiện giúp đỡ bà con.”
Mong có thêm nhiều “Lục Vân Tiên” trên đất Mỹ
Không chỉ giúp người sửa xe, bất cứ chuyện gì trong cộng đồng, nếu cần sự giúp đỡ, các hiệp sĩ đều ra tay.
Hiệp sĩ Danny Nguyễn kể: “Tuần bên Houton bị bão, thay vì được nghỉ vì trường đóng cửa, nhưng nguyên tuần đó tôi cùng các anh em hiệp sĩ khác đi vá ống nước, sửa nhà cho người có con nhỏ, hoặc người trên 65 không có khả năng sửa chữa. Đợt đó nhóm giúp được trên 20 gia đình.”
“Hiệp Sĩ Lão” Thanh Phận khiêm tốn cho biết, vì tính chất công việc, anh không tham gia nhiều như các hiệp sĩ khác, nhưng bất cứ lúc nào có thể, dù sửa xe hay bất cứ việc gì, anh đều sẵn sàng tham gia trên tinh thần của nhóm, là bất vụ lợi, không nhận bất cứ chi phí gì.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ, vì thế hiệp sĩ xuất hiện càng nhiều, cộng đồng càng yên tâm.
Điều trăn trở nhất hiện nay là do thành phố Houston rộng lớn, nhưng chỉ có mấy chục hiệp sĩ, nên cư dân ở xa chắc chắn sẽ phải chờ đợi lâu, thay vì có đông hiệp sĩ, họ sẽ được giúp ngay.
Hiệp Sĩ Già cho biết: “Để người gặp nạn chờ đợi cả nửa tiếng, 45 phút, thật không an lòng. Vì thế, tôi mong đội ngũ hiệp sĩ phải có từ 50 đến 100 trở lên, để bất kỳ ai gọi tới trong vòng 15 phút là có hiệp sĩ tới giúp liền!”
Hy vọng mô hình hiệp sĩ ở Houston sẽ được nhân rộng các nơi, nhất là ở các cộng đồng người Việt, để ngày càng có thêm nhiều “Lục Vân Tiên” giúp đồng hương trên đất Mỹ. [kn]
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon...vo-vi-loi/
Posts: 2,746
Threads: 1
Likes Received: 2,437 in 1,372 posts
Likes Given: 5,309
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Chắc Mi cũng là 1 trong số các Hiệp Sĩ Thông Tin đó, phải không? Nhóm Hiệp Sĩ này làm chuyện có ý nghĩa quá chừng....Nếu có lòng thiện và có ý giúp người thì không hẳn là giúp bằng tiền hay vật chất mới gọi là làm chuyện thiện đâu....mà chỉ cần giúp người giải 1 con toán khó hay giúp người gở một búi tóc rối và thấy người vui vẽ là người có lòng thiện đó đã tích được không biết bao nhiêu là phước đức rồi, huống chi giúp người trong những lúc cấp bách nan giải như các vị HS đó thì quá là quý, phải không Mi?
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-03-30, 05:54 PM
Nơi nương náu của những phụ nữ bất hạnh
Khuất sau con đường khúc khuỷu tỉnh lộ 10 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân), hơn 23 năm nay chùa Bình An đã trở thành mái ấm đong đầy yêu thương, nơi nương tựa của người già neo đơn, trẻ mồ côi, phụ nữ bị bạo hành và những mảnh đời bất hạnh.
Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng khi về đây, sống dưới mái ấm này, nỗi đau của họ dần được xoa dịu, chữa lành bằng những yêu thương. Nơi cánh cửa từ bi này, giờ đây họ cảm nhận được giá trị của bản thân và tìm lại niềm hạnh phúc.
[b]Mái ấm cho người già, trẻ nhỏ[/b]
Trên đường tìm đến chùa Bình An, hỏi thăm những người dân sống lâu năm gần khu vực này, họ đã kể cho chúng tôi nghe rằng, nhờ có tình thương của NS.TN Tùng Tín, trụ trì chùa Bình An và SC.TN Huệ Bình, Phó trụ trì chùa chịu thương, chịu khó mà các cụ già neo đơn, mấy chị em phụ nữ bị chồng ngược đãi, bạo hành và những đứa trẻ bị bỏ rơi may mắn được chùa cưu mang có cuộc sống ấm êm, không phải vất vưởng đầu đường, xó chợ.
"Ngày xưa đầu tiên chùa nuôi các cụ già neo đơn, tới nhận nuôi trẻ mồ côi người ta bỏ ở cổng chùa, rồi mới tới cưu mang phụ nữ bị bạo hành. Thời kỳ những năm 1995 cực lắm, chùa không điện, không nước, muốn có lá lợp chùa để nuôi người già neo đơn, các sư cô phải lội bộ đi mười mấy cây số, vào bưng biền đốn lá, đi ghe chở về. Qua ba mùa lợp lá mới đến lợp tôn, xây tường như bây giờ”, ông Hoài, di cư miền Nam đến khu vực này sống từ năm 1975 cho biết.
NS.TN Tùng Tín, trụ trì chùa Bình An cho biết: “Mái ấm nuôi người già thành lập theo ý nguyện của SC.TN Huệ Bình. 25 năm trước, SC.Huệ Bình đi học ở chùa Vĩnh Nghiêm, thấy các cụ già đi bán rau để mưu sinh nên thương quá, rồi phát tâm đòi nuôi. Tôi hỏi ‘lấy gạo đâu mà nuôi’ thì Sư cô thưa ‘thầy cho con nuôi đi, con đi xin gạo nuôi’. Lúc đầu đắn đo lắm vì chùa cũng nghèo nhưng đến khi thấy người già không nơi nương tựa, sống vất vưởng tội quá, cầm lòng không đặng nên tôi đồng ý cưu mang”.
Ni sư cho biết thêm, cứ thế, người ta bỏ trẻ con trước chùa, “Mình nghĩ mình không cứu thì ai cứu nó nên ôm vô nuôi luôn. Rồi vài năm sau, các chị em phụ nữ bị chồng bạo hành, đánh đập, không tiền bạc, không nơi nương tựa đến xin tạm lánh. Chùa bỏ mặc, làm ngơ không đành, vậy là thầy trò mở rộng thêm cánh cửa…”.
Và là địa điểm tin cậy của phụ nữ bị bạo hành
Dẫn chúng tôi đi xem khu nhà dành cho các chị em bị chồng, gia đình bạo hành đến tá túc, NS.TN Tùng Tín kể: “Phụ nữ đến tá túc thường có nhiều hoàn cảnh và nguyên nhân mà xuất phát từ cuộc sống gia đình không hòa hợp, không hạnh phúc, bị đánh đập, ruồng rẫy. Cho nên, chị em bị bệnh hay khờ, khùng gì chúng tôi cũng nhận, tội nghiệp là nhận vào nuôi”.
Thấy các sư cô bước qua hành lang, bà Tâm bị tâm thần nhẹ cười tươi, ánh mắt cứ dõi theo. Ni sư hỏi bà bao nhiêu tuổi, bà Tâm cười tươi bảo: “Tuổi con bò, không có nói xạo”. Nghe bà Tâm nói, các cụ ở giường kế bên ai cũng cười vui. “Lúc tuổi con mèo, lúc tuổi con bò, mà được cái là ai hỏi chuyện cũng trả lời, không có quạu, không có cộc, hồn nhiên lắm”, bà Đầm, 94 tuổi sống cùng bày tỏ.
Bà Bích Thịnh, vừa chạm 60 tuổi nhưng có lẽ vì trải qua nhiều tổn thương tâm lý nên trí nhớ không còn minh mẫn. Bà bị khờ, không nói chuyện được, nhưng ai bắt chuyện, bà liền có những biểu cảm. Được SC.TN Huệ Bình hỏi thăm, bà Thịnh thích thú ra mặt, nũng nịu như đứa trẻ, sẵn sàng ôm Sư cô khi được cho phép. Nhắc đến hai từ “về nhà” là bà Thịnh phản ứng mạnh và chỉ muốn ở chùa thôi. “Ở đây ai cũng được thương nên ai cũng thích. Sư thương, bạn thương, mấy cháu nhỏ cũng thương. Ở nhà chỉ có bị chửi, nếm khổ đau, chứ đâu biết mùi hạnh phúc như ở đây”, một cụ bà chia sẻ.
Hỏi ra mới biết, vì thương mọi người đến đây nương náu và để tiện cho việc sinh hoạt của các cụ già với các chị em có con nhỏ, Ni sư trụ trì và Sư cô bàn với nhau, đánh liều vay 800 triệu của Phật tử, xây thêm phòng bằng gạch sạch sẽ, thoáng mát, trang bị đầy đủ tiện nghi cho mọi người sinh hoạt. Khi chúng tôi đắn đo, lấy tiền đâu trả khoảng tiền đã vay?
SC.Huệ Bình trải lòng: “Hàng tháng chùa có nấu đồ chay bán các ngày rằm, vía và nấu bánh giò đi bỏ mối. Số tiền cố định phải chi hàng tháng nuôi dưỡng 60 cụ già, 30 em nhỏ trong độ tuổi ăn học và các chị em đến xin tá túc, nương nhờ, chi phí hơn 50 triệu đồng. Đó là chưa kể, nếu có ai bệnh, ai qua đời thì số tiền phải vượt hơn số đó. Nhờ “xắn tay áo làm kinh tế” như vậy mà các khoản vay giờ đã trả hết và có tiền lo cho mọi người. Tất cả là nhờ có… cái bếp”.
Khi chúng tôi xuống bếp, cũng là lúc mọi người chuẩn bị thức ăn theo đơn đặt hàng của các chủ sạp bán đồ chay ở các chợ. Phật tử biết chùa nuôi cụ già, các em mồ côi, chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nên sản phẩm gì từ chùa làm ra cũng giới thiệu nhau ủng hộ, lấy mối buôn bán.
Ngày chay là hầu như người nào sống ở chùa có sức khỏe cũng xuống bếp, chung tay phụ việc. Người nhặt đậu, xào nhân, lau lá gói bánh, người nấu đồ la-ghim… Bếp nóng, mồ hôi lã chã nhưng mọi người lúc làm vui vẻ, không khí ở bếp vui như ngày Tết.
Vừa thao tác xào nhân làm bánh, chị Thanh, 34 tuổi, quê tận Sóc Trăng cho biết, chị trốn gia đình chồng lên chùa Bình An ở được 3 năm nay. “Mừng lắm. Ở đây mẹ con tôi có cuộc sống bình yên, ai cũng thương yêu, đùm bọc hai mẹ con, cảm giác đây là gia đình, mái ấm.
Trước đây, một ngày sống với chồng là một ngày ở trong địa ngục, bị chồng bạo hành, đánh đập mấy lần, chết đi sống lại, gia đình chồng hất hủi, những ngày tháng đó đắng cay đến mức chỉ biết cầu xin ơn trên độ trì để sống được mà nuôi con.
“Từ khi đến chùa thì tôi mới được sống lại, sống như một con người đúng nghĩa. Con của tôi được các Sư cô cho đi học, phía trước là tương lai tươi sáng. Hàng ngày, tôi phụ chùa nấu ăn, phụ chăm sóc các cụ già sống cùng, được làm việc có ích cho mọi người, cuộc sống hiện tại tôi mãn nguyện, không mong gì hơn”, chị Thanh rưng rưng nói.
Không riêng gì chị Thanh, tiếp xúc với các chị đã từng đến đây nương nhờ, ai cũng bày tỏ cảm thấy an tâm, hạnh phúc hơn ở ngôi nhà của chính mình. Ai cũng vậy, nhắc đến cuộc sống lúc trước là ám ảnh, là nước mắt chảy, là muốn quên đi. Hiện tại, họ có được nơi nương tựa chốn thiền môn như thế này, họ có được hạnh phúc, sự tự tin mà trước đây chưa từng.
Năm 2012, khi biết được các Sư cô nuôi dưỡng, cưu mang những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, hội phụ nữ quận Bình Tân chọn đây là địa điểm tin cậy cộng đồng của quận. Điều đó có nghĩa, số lượng chị em phụ nữ có hoàn cảnh “cá biệt” đến chùa xin nương tựa sẽ tăng thêm, nhưng NS.TN Tùng Tín và SC.TN Huệ Bình bày tỏ hoan hỷ.
“Người ta khó, có duyên mới tìm tới. Chúng tôi biết chúng tôi không đơn độc, mà luôn có nhiều tấm lòng, nhiều vòng tay chung sức. Cứ làm điều thiện, làm điều tử tế, sống sẻ chia với đời, làm đẹp cho đạo thì luôn có sự an bày”, SC.TN Huệ Bình lạc quan.
Ngoài việc kết hợp với nhà chùa tư vấn tâm lý cho các chị em, những chị em có hoàn cảnh bị bạo hành, không chốn nương thân, Hội Phụ nữ sẽ giới thiệu đến chùa Bình An tá túc. Năm nào cũng có ít nhất một, hai chị em phụ nữ đến chùa tạm lánh. Chùa Bình An mở rộng vòng tay, đón nhận và chăm sóc các phụ nữ bị bạo hành, đó là hành động nhân văn, góp phần chung tay cho an sinh xã hội.
Vào chùa, các chị em khi được chia sẻ, họ sống tích cực, tâm trí trở nên bình yên hơn và có những đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng như: chăm sóc những cụ già neo đơn cùng sống tại chùa, chăm sóc các bé mồ côi đang được chùa nuôi dưỡng. Cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn rất nhiều ở nơi thiền môn”, bà Bùi Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội Phụ nữ quận Bình Tân cho biết.
Khánh Vi
theo Giác Ngộ Online
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-03-31, 11:31 PM
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-05-29, 12:38 PM
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới
Theo tâm lý học Phật giáo, hầu hết các rắc rối của chúng tôi là do ham muốn đam mê của chúng ta và những luyến ái đối với những thứ mà ta hiểu lầm như là thực thể tồn tại lâu dài. Việc theo đuổi các đối tượng của lòng ham muốn và chấp trước của chúng ta liên quan đến việc sử dụng sự gây hấn và khả năng cạnh tranh như những công cụ được cho là có hiệu quả. Những quá trình về tinh thần này dễ dàng chuyển thành hành động, sự giao tranh của giống nòi là một kết quả rất rõ rệt. Quá trình này đã diễn ra trong tâm trí con người từ trước đến nay, nhưng sự thực hiện của chúng đã trở nên hiệu quả hơn trong điều kiện hiện đại. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những ‘chất độc’ này – tham, sân, si? Vì những chất độc này nằm đằng sau hầu hết các rắc rối trên thế giới.
Là một người lớn lên trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, tôi cảm thấy rằng tình yêu thương và lòng từ bi là nền tảng luân lý của hòa bình thế giới. Hãy để tôi xác định ý nghĩa của lòng từ bi. Khi bạn có lòng thương hại hoặc tâm từ bi đối với một người rất nghèo, bạn đang tỏ ra thông cảm vì người đó nghèo; lòng từ bi của bạn dựa trên sự xem xét của tâm vị tha. Mặt khác, tình yêu thương đối với vợ, chồng, con cái, hoặc bạn thân của bạn, thường dựa trên sự gắn bói. Khi người gắn bó của bạn thay đổi, lòng tốt của bạn cũng thay đổi; nó có thể biến mất. Đây không phải là tình yêu thương đích thực. Tình yêu thương đích thực không dựa trên sự gắn bó, mà dựa trên trên lòng vị tha. Trong trường hợp này, tâm từ bi của bạn vẫn sẽ tồn tại duy trì như là một cách cư xử nhân đạo đối với nỗi đau – bao lâu mà chúng sanh ấy vẫn phải tiếp tục chịu đựng.
Loại tâm từ bi này là điều mà chúng ta phải phấn đấu để tu tập cho chính mình, và chúng ta phải phát triển nó từ một mức độ còn bị giới hạn cho đến vô hạn. Lòng từ bi vô hạn, không phân biệt, và tự phát dành cho tất cả chúng sinh thì rõ ràng không phải là tình yêu thương bình thường đối với bạn bè hay gia đình – sự kết hợp với vô minh, ham muốn, và luyến ái. Loại tình yêu thương mà chúng ta nên ủng hộ là tình yêu thương rộng lớn hơn mà bạn có thể có, ngay cả đối với những người đã làm tổn hại đến bạn: kẻ thù của bạn.
Cơ sở hợp lý của lòng từ bi là, mỗi người trong chúng ta đều muốn tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc. Điều này, lần lượt, dựa trên cảm giác hợp lệ của ‘1’ – điều xác định mong muốn chung đối với hạnh phúc. Thật vậy, tất cả chúng sinh được sinh ra với những ước muốn tương tự và đều có quyền bình đẳng để thực hiện ước muốn đó. Nếu tôi so sánh bản thân mình với người khác – họ là những người nhiều vô số – cho nên tôi cảm thấy rằng người khác quan trọng hơn tôi – bởi vì tôi chỉ là một người, trong khi những người khác thì rất nhiều. Hơn nữa, truyền thống Phật giáo Tây Tạng dạy chúng tôi xem tất cả chúng sinh là những bà mẹ thân yêu của mình, và chúng ta thể hiện lòng biết ơn bằng cách yêu thương tất cả họ. Vì, theo lý thuyết Phật giáo, chúng ta được sinh ra và tái sanh vô số lần, và có thể hiểu được rằng mỗi chúng sinh đều là cha mẹ của chúng ta từ lần này hay lần khác. Bằng cách này, tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều có cùng mối quan hệ gia đình.
Sự phát triển của một trái tim nhân ái (cảm giác gần gũi đối với tất cả mọi người) không hề liên quan đến vấn đề tín ngưỡng mà chúng ta thường kết hợp với việc thực hành tôn giáo thông thường. Nó không chỉ dành cho những người tin vào tôn giáo, mà là cho mọi người bất kể chủng tộc, tôn giáo, hoặc liên kết chính trị. Đối với bất kỳ ai tự coi mình là một thành viên của gia đình nhân loại; và những người nhìn thấy mọi thứ từ viễn cảnh lớn hơn và dài lâu hơn này. Đây là một cảm giác mạnh mẽ mà chúng ta nên phát triển và áp dụng; thay vì, chúng ta thường bỏ mặc nó, đặc biệt là trong những năm đầu đời khi chúng ta trải nghiệm một cảm giác của sự bất an.
Khi chúng ta xem xét một viễn cảnh dài hơn, thực tế là tất cả đều muốn đạt được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau, và lưu tâm sự không quan trọng của chúng ta trong mối quan hệ với vô số người khác, chúng ta có thể kết luận rằng ta cần chia sẻ tài sản của mình với người khác. Khi bạn rèn luyện theo cách nhìn nhận này, một cảm giác thật sự của lòng từ bi – một cảm giác thực sự của tình yêu thương và tôn trọng người khác – là điều có thể. Hạnh phúc cá nhân không còn là một nỗ lực cố ý tự tìm kiếm; nó sẽ trở nên tốt hơn nhiều và là kết quả tự động của toàn bộ quá trình yêu thương và phục vụ người khác.
Một kết quả khác của sự phát triển tâm linh, hữu ích nhất trong cuộc sống hằng ngày, đó là nó đem lại sự tĩnh lặng và sự hiện diện của tâm thức. Cuộc sống của chúng ta đang ở trong dòng chảy liên tục, mang lại nhiều khó khăn. Khi được đối diện với một tâm trí bình tĩnh và sáng suốt, các vấn đề có thể được giải quyết một cách thành công. Thay vì, chúng ta mất kiểm soát đối với tâm trí của mình do sự hận thù, ích kỷ, ghen tuông và tức giận, chúng ta mất đi cảm giác phán xét của mình. Tâm trí chúng ta bị mù quáng và vào những khoảnh khắc ngông cuồng liều mạng đó – chuyện gì cũng có thể xảy ra – kể cả chiến tranh. Do đó, sự thực hành từ bi và trí tuệ rất hữu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người có trách nhiệm điều hành quốc gia, những người có trong tay quyền lực và cơ hội để tạo ra một công trình hòa bình thế giới.
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-05-31, 03:32 PM
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-06-09, 10:15 AM
Thỉnh nguyện thư ân xá cho người tị nạn Việt Nam đang đối mặt với việc bị trục xuất
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-06-09, 08:04 PM
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-06-15, 08:34 AM
Thêm một nhóm hiệp sĩ xuất hiện cứu giúp người. Đặc biệt lần này là ở CA
Nhóm Hiệp Sĩ San Jose: ‘Ăn cơm nhà,’ làm việc thiện, giúp người gặp nạn
SAN JOSE, California (NV) – “Tôi qua Mỹ với hai bàn tay trắng. Bây giờ cuộc sống đã tạm ổn, nên muốn quay lại giúp đỡ cộng đồng, nhất là những người nghèo, ‘lạ nước lạ cái’ như tôi hồi xưa,” anh Nguyễn Đình Huy, trưởng Nhóm Hiệp Sĩ San Jose (HSSJ) tâm sự với nhật báo Người Việt.
Thấy người gặp nạn, bỏ đi không đành
Nhưng trước khi có nhóm HSSJ, anh Huy đã nhiều lần “ra tay nghĩa hiệp” giúp đỡ cộng đồng. Đó là những người bị hư xe, bể bánh giữa đường không biết gọi ai. Giúp nhiều người quá, nên anh cũng không nhớ nổi mình “ra tay” được bao nhiêu lần.
Anh Huy kể: “Một buổi tối đang ngồi chơi, tôi chợt thấy tin nhắn trên facebook, có một bác nói xe bác đề không nổ, xe đang đậu trong bãi, cần người tới giúp. Biết người già khi bị như vậy, họ rất lo lắng, nên tôi vội chạy tới.”
Xe thì không thể để ở bãi qua đêm, mà máy không nổ, nếu không ai giúp, chỉ còn cách kêu xe tới cẩu đi, vì thế bác rất lo. “Tôi tới sửa xong, bác mừng lắm. Hỏi vì sao bác biết mà gọi cho tôi, bác nói tôi từng giúp cho…vợ của bác rồi, nên… quen.”
Anh Huy thường giúp nhiều nhất cho những người cao niên neo đơn, phụ nữ không ai thân thuộc.
“Những người “thân cô thế cô” gặp nạn, mình biết mà bỏ đi thì không đành,” anh nói.
Theo anh Huy, những người thường gọi “hiệp sĩ” nhờ giúp đỡ là khi bị bể bánh xe, máy đề không nổ,… nhất là phụ nữ hay bỏ quên chìa khóa trong xe.
“Nhưng có nhiều trường hợp thấy rất tội nghiệp, nhất là chuyện xảy ra vào ban đêm,” anh Huy kể. “Như hôm nọ, đã hơn 10 giờ đêm, có một cháu làm ở quán ăn Panda Express lúc ra về thì đề xe không nổ. Quán đóng, không biết gọi ai, cháu nhắn lên facebook. Tôi đến câu bình cho cháu xong, nhìn gương mặt cháu mừng rỡ, mình cảm thấy vui trong lòng.”
Hôm 13 Tháng Tư vừa qua, một người tên Thuận Nguyễn kể chuyện được anh Huy đến giúp: “Tối qua, xe hơi của con mình đang ở Commondore Park (gần Berryessa Rd. và Jackson Ave.) không nổ máy được. Mình đem xe đến câu bình điện cũng không ‘work.’ Rối bời, vì để xe qua đêm ở park sẽ bị kéo, tốn tiền, tốn thời gian, rất phiền phức.”
“May sao, chợt nhớ tới anh Huy thường giúp đỡ chị em trong hoàn cảnh ngặt nghèo, mình vội vào facebook của group và nhắn tin cho anh Huy nhờ anh tới giúp. Hên quá là hên, anh Huy trả lời liền và chỉ 5 phút sau anh có mặt. Nhờ anh Huy biết ‘bệnh’ của xe là hư cái starter và sửa giúp, con mình lái xe về nhà an toàn. Rất cám ơn anh ‘Hiệp Sĩ Huy’!”
Bỏ “tiền túi” ra giúp người
Anh Nguyễn Đình Huy hiện là quản lý của hãng Vishay Intertechnology. Công việc thoải mái, không nhất thiết phải ngồi một chỗ, nên cứ biết có người gặp nạn, anh lại xin phép ra ngoài giúp. Xong xuôi, anh lại quay vào làm tiếp.
“Đi như vậy cũng tốn xăng, hoặc xe nào hư mà phải mua bộ phận thay thế, chẳng lẽ anh cứ phải bỏ tiền túi ra vậy sao?,” chúng tôi hỏi.
Anh Huy cười: “Ừ, chẳng đáng bao nhiêu, không sao. Nhưng nếu xe hư hỏng nặng, phải mua nhiều bộ phận thay thế, tôi sẽ đặt mua online rồi thay giùm cho các bác.”
“Có bác ở Việt Nam mới qua, nhờ người đem xe tới sửa. Sửa xong, bác hỏi mất bao nhiêu tiền. Tôi nói, dạ khỏi, cái này không bao nhiêu đâu, cháu làm giúp bác thôi. Bác tròn mắt ngạc nhiên, vì từng nghe nói ‘bên Mỹ không có gì là miễn phí,’ vậy mà bác lại được sửa xe mà không phải trả tiền.”
Ai hên, xe bị hư bộ phận nào mà anh Huy có sẵn trong nhà, anh đem tặng luôn, đỡ phải mua.
Anh Huy khá rành và có năng khiếu về xe cộ. Anh thừa nhận: “Từ nhỏ tôi đã mê xe hơi. Lớn lên gặp xe hư lặt vặt, tôi tự tìm cách sửa. Làm riết có kinh nghiệm, nên mới có thể giúp bà con được như vậy đó chứ!”
Lập nhóm
Gần đây, cảm thấy làm một mình không xuể, anh Huy liên lạc với quản trị viên nhóm “Người Việt ở San Jose” trên facebook, kêu gọi những “Lục Vân Tiên” đang còn… ẩn mình, hoặc chưa biết cách để giúp cộng đồng, hãy “xuất đầu lộ diện” để cùng anh đi…“vác tù và hàng tổng.”
Anh Huy kể: “San Jose rộng lắm, đi từ đầu này sang đầu kia mất cả nửa tiếng, rất bất tiện và khó để có thể giúp liền cho người gặp nạn. Vì lẽ đó, tôi muốn lập nhóm ‘hiệp sĩ.’ Ý tưởng của tôi được ủng hộ ngay.”
“Anh Huy là người rất tuyệt vời!” Anh Trần Thanh Minh, quản trị viên nhóm “Người Việt ở San Jose” – một tổ chức phi lợi nhuận, hiện đã có trên 36,000 thành viên, nói với nhật báo Người Việt.
“Việc làm của anh Huy chắc mọi người cũng biết, cứ ai cần trong phạm vi và khả năng của mình, anh không hề từ chối. Thế nên mọi người trong nhóm hay gọi anh là ‘anh Huy hiệp sĩ.’”
Trước nay, anh Huy đã là thành viên của Ban Viet.Help, thuộc nhóm “Người Việt ở San Jose.” Các thành viên đều là những người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng,” chuyên giúp đỡ người, mà không được lợi lộc gì.
Anh Minh cũng cho biết, chỉ có một mình anh Huy đi giúp mọi người bị trục trặc về xe cộ thì không nổi, do anh còn có công việc và gia đình.
Vì thế Ban Viet.Help cần thêm người để lập ban cứu hộ đường phố, mỗi người giúp được một zipcode thì chương trình này tốt hơn, nhanh hơn và hữu hiệu hơn.
Chỉ vài tuần sau khi kêu gọi, nhiều người xung phong gia nhập nhóm HSSJ. Danh sách mà anh Huy có trong tay hiện tại đã là 23 người. Trước mắt, nhóm HSSJ chỉ mới có khoảng 10 thành viên, do anh Huy phụ trách, trực thuộc Ban Viet.Help. Và dù chưa ra mắt chính thức, các “hiệp sĩ” đã chung tay, cùng anh Huy bắt đầu hoạt động.
Anh Huy kể, cách đây không lâu có một thanh niên chạy motorcycle bị tai nạn, may mắn còn sống sót nhưng phải điều trị ở bệnh viện lâu dài. Nhà không có ai, nên người này “kêu cứu” các “hiệp sĩ” và được các anh thay nhau tới giúp làm những công việc hàng ngày, lấy thơ, trả lời thơ,…
Có trường hợp khác khá thương tâm. Một người đi xe ban đêm, bất ngờ xe bị lật. Anh này bất tỉnh nhân sự, được đưa đi cấp cứu, nhưng chiếc xe hiệu Avalon của anh thì… tanh bành. Khi tỉnh lại, anh nhờ các “hiệp sĩ” liên lạc cảnh sát đi tìm xem xe của mình được cẩu về đâu, làm việc với công ty câu xe, rồi đi tìm ví, chìa khóa và điện thoại giúp.
Làm thiện nguyện cũng phải chuyên nghiệp
“Tại cuộc họp nhóm hiệp sĩ vào chiều ngày 10 Tháng Năm, tôi nói rõ với các anh em, dù làm thiện nguyện, nhưng đây phải là một nhóm chuyên nghiệp,” anh Minh nói. “Không phải ai thích thì vào, muốn ra thì ra, muốn đi thì đi. Nhóm sẽ có kỷ luật, nếu ai bất tuân, sẽ bị anh Huy ‘gạch sổ’ ngay!”
Theo anh Minh, sắp tới anh em “hiệp sĩ” đi làm nhiệm vụ được trang bị bộ “đồ nghề” trị giá $200/bộ, gồm: bộ mở cửa xe, bộ bơm và vá bánh xe, một cục sạc bình xe và một con đội 1.5 tấn. Việc hướng dẫn sử dụng sẽ do anh Huy phụ trách. Có một điều, vì nhóm thiện nguyện này không chuyên về xe cộ, nên các “tân binh” đều phải được huấn luyện. Ngoài ra, mọi thành viên sẽ mặc đồng phục khi đi phục vụ cộng đồng.
Được biết, chi phí trước mắt cho nhóm HSSJ được một mạnh thường quân là chị Huyền Nguyễn, chủ quán Phở Hà Nội, tài trợ $2,000.
“Tôi mong muốn công việc thiện nguyện của HSSJ không chỉ dừng lại ở cộng đồng Việt thành phố San Jose, mà sẽ lan ra cộng đồng bạn, và cả những thành phố lân cận,” anh Minh cho biết.
Tuy khá hào hứng khi có được một nhóm, thay vì hoạt động lẻ loi như trước, nhưng anh Huy vẫn còn ray rứt.
Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết tâm nguyện của anh, cũng là của nhóm “Người Việt ở San Jose” là giúp đỡ cộng đồng một cách vô vị lợi, nhưng thỉnh thoảng lòng tốt của các anh lại bị lợi dụng. Có vài lần “hiệp sĩ” tới giúp người, mới phát hiện người “kêu cứu” khá giàu có, ở nhà cao cửa rộng, và xe bị hư là một chiếc mắc tiền, mà cũng không phải là trường hợp khẩn cấp.
“Không giúp thì kỳ, mà giúp thì giống như mình bị…lợi dụng,” anh Huy nói. “Thật khó để có thể biết rằng người đang gặp nạn có…đáng giúp hay không. Nếu cứ bị lợi dụng, tôi lo về lâu dài sẽ làm cho chương trình này mất đi ý nghĩa và mục tiêu ban đầu, là chỉ giúp người cơ nhỡ, nghèo, neo đơn, xe hư dọc đường hay ban đêm mà không có người giúp đỡ.”
Tuy vậy, với tấm lòng và trái tim nhân ái, nhóm HSSJ bỏ qua những trường hợp… không vui, và luôn sẵn sàng trong tư thế “ai kêu tui đó, có tui đây” (tất nhiên không phải tới để… nhậu).
Những bác cao niên, phụ nữ đơn thân, người không rành tiếng Anh, gặp tình trạng khẩn cấp về xe cộ ban đêm ban hôm, đừng ngần ngại gọi cho các “hiệp sĩ” ở San Jose, qua số điện thoại: (408) 462-0330, để được giúp đỡ. [kn]
Posts: 2,746
Threads: 1
Likes Received: 2,437 in 1,372 posts
Likes Given: 5,309
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Ước gì bên mình ở cũng có Nhóm Hiệp Sĩ đó thì hay biết mấy! Ai mà đơn thân, khờ khờ cỡ như mình mà ở San Jose may mắn thiệt!.
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-06-15, 08:44 AM
Posts: 2,746
Threads: 1
Likes Received: 2,437 in 1,372 posts
Likes Given: 5,309
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-06-15, 08:57 AM
(2021-06-15, 08:54 AM)TBTT Wrote: Giúp được chút nào hay chút nấy, giúp người cũng chính là giúp cho bản thân cảm thấy vui hơn, đúng không Mi.?
Posts: 1,088
Threads: 22
Likes Received: 9 in 9 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2020
Reputation:
30
2021-06-17, 11:10 PM
Thỉnh nguyện thư đòi Amazon cấm bán thảm nhà tắm ‘phỉ báng’ cờ VNCH
|