Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Kung Fu
#1
Chào các bạn, ở War room này, hôm trước nói về chuyện giết nhau và đoạt vàng, hôm nay nói chuyện Kung Fu chơi .  Biggrin


Kung Fu, lúc nào cũng đợm lên 1 màu sắc thần bí, có 1 cái gì đó hay hay, ghê ghê, bí mật .. Khiến người ta nghe thấy khoái khoái, đặc biệt là nam tính. Gần đây có 1 tay quyền anh tự do MMA tên là Từ Hiểu Đông đả hạ gục 1 cao thủ Thái Cực Quyền chỉ trong 10 giây , câu chuyện này rầm rộ trên mạng và lan truyền nhiều nước. Báo chí càng làm nó nó trở nên nóng hơn, bảo là vỏ thuật Kung Fu trước mặt Quyền Anh không đáng 1 xu, cùng lúc đó lại phỏng vấn và bật mí 1 số vỏ quán lường gạt người ta. Nên Từ Hiểu Đông lên tiếng với báo chí là Kung Fu chỉ là đánh giả, vỏ thuật truyền thống chỉ gạt người . Câu nói khiến nhiều người nóng mủi.

Thật ra khoảng 100 năm trước, nhà văn Lỗ Tấn đả phát biểu ở tờ báo "Thanh Niên Mới" là : "Những cái vỏ thuật TQ, dùng nó như thể thao rèn luyện cơ thể thì được, nhưng nếu mang đi đánh đấm tranh hùng ... thì coi như tự tìm cái chết" -- Lỗ Tấn nói thế là vì lúc ấy Nghĩa Hoà Đoàn đang mê hoặc người dân rằng họ có thần quyền, đao thương bất nhập .... Cuối cùng gặp súng đạn thì những câu nói loại thần quyền đó đả trở thành chuyện cười cuối phố. Thật ra, sự chiêm ngưỡng, ái mộ và mê tín của người ta đối với vỏ thuật cổ truyền chưa từng gián đoạn, đặc biệt là sau này lại bị các tiểu thuyết gia như Kim Dung, Lương Vũ Sinh ... vẻ cho vỏ thuật trở nên thần thoại hơn, huyễn hoặc hơn, tưởng như đấm ra 1 quyền là xe tăng bùng nổ, tung ra 1 cước là hàng không mẫu hạm sẻ chìm . Và những màn này trong những phim ảnh lại rất được khán giả hoan nghênh ủng hộ, họ coi 1 cách say đắm ...

Trở lại câu chuyện , ngay cả Lỗ Tấn cũng bảo vỏ thuật là trò lường gạt, vậy thật ra Kung Fu có thật là "Đánh được không ?" . Đáp án là "Khẵng định ĐƯỢC!" . Chúng ta không nói gì đến Trương Tam Phong hay Độc Cô Cầu Bại xa vời, chúng ta nói ngay 1 người thời cận đại ngày nay, người này tên là Dương Lộ Thiền, là người sáng lập của Dương Thị Thái Cực . Người này là 1 người hoàn hoàn toàn toàn nhờ công phu thật mà nổi danh. Vào thời đó, người chốn giang hồ tặng ông ta 1 biệt hiệu là "Dương vô địch" , vị này không những bản thân ông ta rất lợi hại, mà ngay cả con của ông ta là Dương Bang Hầu cũng rất ư là ngầu. Thuở ấy, có 1 số tay anh chị trên chốn giang hồ nghe ngoại hiệu "Dương vô địch" cảm thấy không thoải mái, nên họ đả tìm đến đá cửa quán, không gì bằng hạ được Dương Vô Địch, hạ được ông ta thì tiền tài như nước, nhiều người kết thân, đến các sòng bài đều có thể dễ dàng lấy được những phần hùn ngoài miệng nhưng mỗi tháng thì chia lợi tức thật. Nhưng chuyện thật lạ lùng ..... theo thống kê lúc đó, những người đến tìm Dương Lộ Thiền, hầu như không ai qua được ... 10 giây ! Không cần đánh 12 hiệp mỗi hiệp 3 phút như bây giờ, mà những người đến "Thăm" đó, em nào cũng vậy, chửa tới 10 giây là gục. sàng qua sàng lại 1, 2 thế là xong  Astonished-face4 !!!..... Cho nên , thái cực quyền trong những ngày mới khởi sắc ấy, cũng như quyền cước tổng hợp ngày nay , cũng đánh nhanh và hiểm, và cao thủ xuất chiêu cũng rất là thần tốc và độc ác, thường thì chỉ 1 vài chiêu là đả định sống chết .

Trong các truyện vỏ hiệp của Kim Dung, chúng ta hay thấy ông viết người nào người nào , tay trái chiêu gì, tay phải chiêu gì ... sau đó 2 tay hợp lại ...xuất 1 chiêu gì đó .. cuồng phong vũ bảo .... Nhưng Cổ Long thì lại không có dài dòng thế, sách Cổ Long thường thì phi đạo tung ra, 1 em mất mạng, kiếm chiêu vung tới, 1 người ra đi ..... Cho nên về phương diên miêu tả vỏ công, ngược lại với Kim Dung, kẻ theo chủ nghĩa lãng mạn như Cổ Long lại có phần tả thực hơn .


....................... Còn tiếp ................
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#2
Anh Rừng Hoang,

Một điều trớ trêu là những người giỏi võ thực sự lại rất sợ phải đánh nhau.
Reply
#3
(2019-01-10, 02:52 AM)Hai Lúa Wrote: Anh Rừng Hoang,

Một điều trớ trêu là những người giỏi võ thực sự lại rất sợ phải đánh nhau.

Bác HaiLua,

Theo tôi nghỉ chắc họ sợ mang họa. Họ đả quen với những thao tác đó 1 cách nhuần nhuyễn rồi nên hễ ra tay là chết người , không chết cũng tàn phế

Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#4
(2019-01-10, 03:28 PM)RungHoang Wrote: Bác HaiLua,

Theo tôi nghỉ chắc họ sợ mang họa. Họ đả quen với những thao tác đó 1 cách nhuần nhuyễn rồi nên hễ ra tay là chết người , không chết cũng tàn phế

Cheer

Anh Rừng Hoang,

Lúa cũng nghĩ giống như anh nghĩ đó.

Cheer
Reply
#5
Phim Kungfu này chờ đợi Tập 2 lâu quá.

:-)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#6
Thái Cực Quyền thời Dương Lộ Thiền mang tính chất võ thuật đúng nghĩa: những kỹ thuật để đánh nhau, tự vệ; còn ngày nay nó nghiêng về thể dục hay môn thiền động hơn là võ, nói chung nó nhằm để giữ gìn sức khỏe hơn, thành ra thua mấy tay võ sĩ MMA là điều dễ hiểu. Thêm nữa mấy tay MMA đấu võ đài thường xuyên. Nói khg chừng, mấy anh Thái Cực Quyền ra đường hay đánh lộn trong quán nhậu với mấy anh khg biết võ nhưng tương đối khỏe mạnh, tập gym thường xuyên, tôi e rằng mấy anh Thái Cực Quyền cũng bị đo ván, chỉ là kéo dài hơn.
Reply
#7
(2019-01-10, 04:37 PM)anatta Wrote: Phim Kungfu này chờ đợi Tập 2 lâu quá.

:-)

Phim Tập đó cha nụi 

Lol Lol Lol
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#8
(2019-01-10, 05:02 PM)duoctue Wrote: Thái Cực Quyền thời Dương Lộ Thiền mang tính chất võ thuật đúng nghĩa: những kỹ thuật để đánh nhau, tự vệ; còn ngày nay nó nghiêng về thể dục hay môn thiền động hơn là võ, nói chung nó nhằm để giữ gìn sức khỏe hơn, thành ra thua mấy tay võ sĩ MMA là điều dễ hiểu. Thêm nữa mấy tay MMA đấu võ đài thường xuyên. Nói khg chừng, mấy anh Thái Cực Quyền ra đường hay đánh lộn trong quán nhậu với mấy anh khg biết võ nhưng tương đối khỏe mạnh, tập gym thường xuyên, tôi e rằng mấy anh Thái Cực Quyền cũng bị đo ván, chỉ là kéo dài hơn.

Anh DuocTue nói đúng trọng tâm đó . 

Tôi nhớ có đọc đâu 1 chuyện thế này, là thời nhà Tống, Kỵ binh của quân Liêu (Sau đổi thành nhà Kim) đệ nhất thiên hạ, họ trang bị giáp sắt, cho người và cả cho ngựa, nên gọi là trọng kỵ binh . Đội kỵ binh này quét sạch đồng cỏ, những đội quân của các dân tộc du mục bị đánh tan tát, vì cung tên của những quân đội du mục ấy bắn trúng áo giáp không có sức sát thương. Tại lúc này, sau khi dẹp xong vùng thảo nguyên phương bắc, quân Kim tiến đánh nhà Tống phương Nam, ở đây họ đả gặp 1 thiên địch đó là Nhạc Phi. Vị Nhạc Phi này chế ra câu liêm thương, như cây lưỡi liềm, chuyên dùng để móc đứt cước ngựa . 1 con ngã xuống, sau lưng chạy lên đạp phải bị té .... OK, vô trọng điểm, nói dài dòng quá . Vị Nhạc Phi này có 1 người con tên là Nhạc Vân, 12 tuổi đả theo cha đi lính, vị Nhac Vân này .... rất là rất là cool !!!......Nhạc Vân lúc đầu dùng thương, sau đó đổi lại 2 tay cầm 2 cái truỳ nặng 80 cân, khoảng 40kg. Các tướng nhà Kim đều có trọng giáp, nên đao kiếm thường không chém được họ , nhưng gặp Nhạc Vân thì họ phải chịu phép . 1 truỳ đánh tới , đánh thẳng vào áo giáp, gẵy xương bên trong, 1 chiêu lấy mạng. Nên sức mạnh nhiều khi quan trọng không thua vỏ nghệ.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#9
Định chờ RH tiếp theo tập 2, nhưng đọc Duoctue nói về Dương Lộ Thiền nên phụ thêm đôi ý về vị Dương gia Thái Cực này.

Tôi có đọc qua sách Thái  Cực quyền nói về thân thế và sự nghiệp võ học của ông. Chỉ một bài Thái Cực Quyền 83 thức mà ông lập nghiệp vang danh. Thái Cực Quyền có nhiều trường phái, nhưng tôi thích trường phái và triết lý Thái cực quyền của Dương Lộ Thiền (Dương Trừng Phủ) -- nó gần với lẽ đạo tự nhiên. Bởi trước mắt, Thái cực quyền là môn võ dưỡng sinh lợi lạc cho sức khoẻ, và nếu luyện tập thành tựu thì cũng có thể tự vệ được chút chút. Hồi mới định cư ở Mỹ này, có một vị võ sư dạy Dương gia Thái Cực quyền gần chỗ tôi cư ngụ, lúc đó tôi muốn học mà không được, vì mới qua chưa có xe để tự đi. Thời gian sau khi có xe cộ, tự đi đứng ổn định và định ghi danh học, thì ông võ sư đó đóng võ đường, nghỉ dạy để chuyển sang dạy và huấn luyện cho một trung tâm Cảnh sát Mỹ. Thật là tiếc gì đâu! Đến bây giờ, vẫn có ý muốn tìm bậc thầy dạy về Dương gia Thái Cực quyền thực sự, mà cũng chưa tìm được để học ở vùng tôi ở. Các lớp do người Mỹ mở cũng có dạy Dương gia Thái cực quyền, nhưng phần tinh thần của nó đã mất, tôi không có học.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#10
Tiếp,



Nay nói ngược lại, nếu công phu truyền thống có thể chể ngự địch thủ, vậy thì tại sao ngày nay lại không có 1 cao thủ nào nhìn cho giống ... cao thủ 1 chút vậy ? Đậy lại là 1 vấn đề lịch sử. Như chúng ta đả thấy trong những tiểu thuyết vỏ hiệp, trên vỏ lâm thì có rất nhiều môn phái, thí dụ như Thiếu Lâm, Vỏ Đang, Nga Mi, Thanh Thành, Cái Bang ..... Vậy các môn phái này có gì khác biệt không ? Có người bảo chuyện này đương nhiên tôi biết chứ sao không , Thiếu lâm toàn là nhà sư, Vỏ đang thì đạo sĩ, Nga mi thì là phái của mí em, Cái bang thì ăn mày ... Nhưng đây chỉ là sự khác biệt trên thân phận, còn về mặt vỏ công thì sao ? Thì Thiếu Lâm có 72 tuyệt kỷ, dịch cân kinh. Vỏ đang có Thái cực kiếm, thái cực quyền , Cái Bang thì có Giáng long thập bát chưởng . Kỳ thật ra, chổ này đả dính dáng đến nền văn hoá về "Vỏ quán" của vỏ thuật. 

Mọi người , cũng như RH, cũng thường có 1 nghi vấn , là các đại hiệp đời xưa không nghe nói có ai có công ăn việc làm, vậy mà ngày nào cũng ăn nhậu phè phởn, nhà hàng tửu điếm, đờn ca ghệ gọc, ... và đánh lộn . Vậy tiền bạc ở đâu họ có mà "Huy kim như sa, giết người như rạ" thế ? Chắc không phải mỗi ngày đều phải đi ăn trộm ăn cướp chứ ? Thực ra mấy vị đại hiệp này đều có thâu nhập căn bản và có đóng thuế  Grinning-face-with-smiling-eyes4 , những thu nhập đó đến từ những cái gọi là "Môn phái" sau lưng họ . Thí dụ như phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ, nói Hoa Sơn là 1 môn phái thì thay vì nói đó là 1 trường học, 1 lò dạy vỏ , mà cái "Trường Hoa Sơn" này địa vị và tiếng tăm của nó trên chốn giang hồ cũng ngang ngữa cở Harvard hay Yale , cũng thuộc top 5 top 10 trong thời điểm đó . Trong tiêu thuyết thì ước nguyện của cha mẹ Lâm Bình Chi là hy vọng cho con mình được vào học ở trường Hoa Sơn nầy . Cho nên ta thấy ngoại trừ 1 số ít những ông thầy chỉ có 1 thầy 1 trò trong núi, thì những môn phái là nơi chủ yếu để đào tạo các ngôi sao trong làng vỏ thuật, mà muốn vào học nơi đây, thì cha mẹ còn phải đóng học phí . Ngoài Thiếu Lâm và Vỏ Đang có những cái thùng Công Đức thật lớn ra, các môn phái khác thì đều nương vào tiên học phí, hoặc 1 ít ruộng đất họ có để phát triển môn phái họ . Trong hiện thực cũng vậy, những người học vỏ không muốn đi cướp để sống, thì họ mở tiêu cục hoặc vỏ quán . Vậy trên đời này nhiều vỏ quán như vậy, tại sao người ta phải đến học từ vỏ quán của anh ? Chuyện này giống như khi người ta thi vào đại học, họ thường hay hỏi trường học của anh tốt điểm nào ? Học xong có tương lai gì ? Thường thì trả lời như, môn y học của trường tôi rất mạnh, hoăc chúng tôi giỏi về luật pháp. từng đào tạo ra nhiều tổng thống .... Chúng tôi đứng hàng thứ mấy toàn quốc về mặt nào ..... Ít nhiều thì trường học cũng phải có vài món đặc biệt , hoặc nổi tiếng, hoặc khét tiếng trên chốn giang hồ ........ Nhưng mà con người thì cũng 2 tay 2 chân, tổng cộng thì cũng chỉ vài trăm động tác đấm đá , móc trên đập dưới .... Vậy thì làm sao rao hàng ???... Tới đây thì chúng ta sẻ thấy được "Trí tuệ" của người xưa, tuy rằng động tác cũng như vậy, nhưng lối nói, lối giải thích thì không giống nhau. Thí dụ bạn đưa 1 đấm móc vào ngực đối phương, trên chốn bụi đời thì gọi đó là "Quơ đại 1 cú" , nhưng 1 nhà sư cũng móc như vậy thì người ngoài thét lên đó là chiêu "Hắc hổ thâu tâm" của Thiếu Lâm , 1 đạo sĩ móc như vậy thì người ta trầm trồ khen ngợi là chiêu "Tiến bộ bang lan thủ" của Vỏ Đang lợi hại quá, ra ngoài đường gặp 1 tên ăn mày mà móc như vậy thì vòng ngoài bà con say cuồng lên , "Tôi nhận ra được rồi, đó là Hàn Long Thập Bát Chưởng, chiêu móc vừa rồi là chiêu Kháng Long Hữu Hối" ....................... Thật ra thì cũng chỉ 1 đấm như vậy thôi, nhưng tên gọi khác nhau và mạnh ai đánh theo phong cách của riêng mình, thì môn phái tự nhiên đả được phân biệt rỏ ràng.

Nhưng mà bất cứ cái gì trên đời khi đả biến thành thương phẩm, biến thành món hàng để buôn bán thì chắc chắn sẻ bị đổi vị, nếu không làm ra được 1, 2 cái gì đặc biệt thì khó tìm được học sinh . Thật ra lúc đầu những người mở vỏ quán đều có bản lảnh thực thụ , nhưng chẳng qua vì muốn kiếm tiền nên đôi khi cũng phải tìm 1 ít gì lạ lùng ra để khuyến dụ người ta . OK, bi giờ khi đả có học sinh, thì bắt đầu dạy nha . Mà dạy học cũng là 1 môn nghệ thuật . Người ta hay nói :"Dạy trò giỏi thì thầy sẻ đói" . Khi thầy dạy hết cho trò, trò đi mở 1 vỏ quán, vậy thầy còn gì ăn ???.... Cho nên trong quá trình truyền thừa của vỏ học, các sư phụ sẻ không giống như các vị thầy trong tiểu thuyết, là truyền hết toàn bộ nội lực, công lưc, học lưc cho học trò, mà thường thì phải giữ lại 1 vài đòn, tồi hơn nửa là trong những chiêu bí hiểm đôi khi lại cố ý lờ mờ, hoặc pha trộn những động tác không thực dụng . Càng ngày càng về sau, đời này truyền đến đời kia, Kung Fu thật sự càng ngày lại càng ít đi ...... 

Crying-face4


.............. >> ..................
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#11
Từ ngày môn Gun Fu thịnh hành thì Kung Fu trở thành vô dụng. Cần gì bỏ cả năm tầm sư học đạo tập luyện ngày đêm. Chỉ cần ra bãi bắn tập vài tiếng đồng hồ thì đã có công lực hơn cả Nhất Dương Chỉ và Đàn Chỉ thần công rồi
Reply
#12
(2019-01-10, 11:47 PM)cdoan Wrote: Từ ngày môn Gun Fu thịnh hành thì Kung Fu trở thành vô dụng. Cần gì bỏ cả năm tầm sư học đạo tập luyện ngày đêm. Chỉ cần ra bãi bắn tập vài tiếng đồng hồ thì đã có công lực hơn cả Nhất Dương Chỉ và Đàn Chỉ thần công rồi

Cái CDoan nói là CDoan chú trọng về phần đánh người và giết người . Nhưng tinh tuý của vỏ học cao hơn việc chỉ chú trọng đến sát thương hay giết chóc. đó là phần rèn luyện thân thể,  phần rèn luyện đức tính, còn phần thiền trong vỏ học, đưa con người đến thiên nhân hợp nhất.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#13
Bạn Runghoang viết quá hay, cho khen một chút nhe.  Clap
Reply
#14
Tiếp ....


Năm 1954, ở Ma Cau có 1 trận đấu kinh thiên động địa làm rúng động giới vỏ lâm.  Một bên là đích truyền của Ngô thức Thái cực quyền, con trai Ngô Giám Tuyền là Ngô Công Nghị, một bên là cao thủ quả tồn (Hàng trưởng lảo trong phái) của Bạch Hạc phái là Trần khắt Phu. Thời ấy, rất nhiều người vì muốn coi cho biết chân công phu của Thái Cực nên không ngại bỏ 1 số tiền lớn để mua vé coi cho biết. Lúc ấy vì quảng cáo quá thành công, nên 1 vé ngồi phía trước nghe nói là khoảng tiền lương nửa năm của 1 người lao động . Ghê hơn nửa là người ta bán xe bán đồ đi cá độ , vì cả đời người mới gặp 1 trận đấu lịch sử giửa các tôn sư trong làng vỏ thuật như thế . 


Cái link này là do Lão Đại đưa tôi, tôi không biết ông nào là Thái Cực, ông nào là Bạch Hạc . Mời bà con coi cho biết với người ta . Lỡ mua vế xin ráng chịu .







Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#15
(2019-01-11, 12:36 AM)dieuam Wrote: Bạn Runghoang viết quá hay, cho khen một chút nhe.  Clap

Anh bỏ 5 năm ra học theo em đó . Nhưng anh chưa viết được chuyện trên Thiên Đàng như em 

Lol   :kiss:
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply