2022-09-17, 06:35 PM
Đúng ra tôi nên đăng bài viết về Phật giáo của anh Nguyễn Sầu Riêng ở phòng Tôn Giáo, nhưng nghĩ rằng anh tự nhận bản thân anh không phải là Phật tử, anh chỉ đọc sách, nghiên cứu giáo lý nhà Phật, rồi tự thân thực hành và có chút chứng nghiệm, và sau đó anh viết chia sẻ sự hiểu biết và kinh nghiệm của anh về đạo lý nhà Phật. Hơn nữa vốn đã có đăng một hai bài viết của anh ở thread này trong phòng MTX, nên đăng thêm bài viết của anh ở đây tiện lợi hơn. Các bài viết về nhà Phật của anh có nét rất riêng, đặc sắc, bình dị, mà cũng không thiếu chiều sâu... xuất phát từ trải nghiệm của cá nhân anh.
"... trong đạo lý nhà Phật không có Quan Điểm, mà chỉ có Sự Thật ( Truth ) " — Nguyễn Sầu Riêng. Tôi có ấn tượng với câu nói này của anh NSR. Thật vậy, theo giáo pháp nguyên thủy của nhà Phật thì có đến bốn (4) Sự Thật tuyệt đối, đó là: Tâm, Tâm sở (những trạng thái thuộc về Tâm), Sắc (thể xác), và Niết Bàn.
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008
Gọi là một chút Nhân Duyên ...
( Vô Thường 2009 )
Nhân gần đây tình cờ đọc một Blog với tựa đề khá hấp dẫn, Vô Thường theo quan-niêm Phật Giáo, Sầu Riêng bèn viết đôi lời Gọi Là Một Chút Nhân Duyên ...
Trong Vô Thường không có Định Hướng ( Vô Tướng và Vô Nguyện ), và cũng không còn Quan Điểm. Bởi vì Vạn Pháp vốn là Vô Thường Vô Ngã, Tự Thân ta cũng là Vô Thường ( non-self ), tức là cũng không có cái gì Thường Tại Bất Biến Anh và Tôi. Đã không có thường tại bất biến Anh và Tôi, thi làm gì còn Quan Điểm của Anh và Quan Điểm của Tôi. Vì vậy mà Thiện Ác cũng không Còn...
Đây là một dề tài vô cùng rộng lớn, bao gồm toàn thể Đạo Lý nhà Phật ( Buddhism ) không thể nào nói ... sơ sơ mà hết được .
Tuy nhiên có vài điều căn bản vô cùng quan trọng mà ta thường hiểu lầm :
1- Vô Thường là Thực Tướng của sự vật ( truth ), nhà Phật chỉ phát hiện và giáo hóa con người để tự giải thoát khỏi Khổ Đau, chứ Vô Thường không phải là Quan Điểm của nhà Phật. Điều dó có nghĩa là Thế Gian này vốn là Vô Thường, có nhà Phật hay không có nhà Phật thi cũng ... vậy, hơn nữa , trong đạo lý nhà Phật không có Quan Điểm, mà chỉ có Sự Thật ( Truth ).
2 - Từ Vô Thường mà thấy rằng Thế Gian này vốn là được tạo dựng từ Mâu Thuẫn ( conflict ) và Bất Bình Đẳng ( in-equality ) . Từ những Mâu Thuẩn và Bất Bình Đẵng này, tác động với nhau mà sinh ra sự Tiến Hóa ( evolution ) - nếu Thế Gian này chỉ có Nước hay chỉ có Lửa mà cũng không có những cái khác thì sao ? ... -Dây cũng là cội nguồn của Giọt Lệ và Nụ Cười. Đây cũng chính là Màn Lưới Nhân Duyên vô cùng tận.
Điều đó có nghĩa là con người phải tự tìm Hạnh Phúc của mình trong một Thế Gian vốn là Vô ... Đạo.
Thí dụ như, Văn Minh Tiến Bộ bao giờ cũng đi đôi với Tàn Phá và Hủy Diệt. Tỷ như chế ra xe hơi thì kẻ đánh xe bò và xe ngựa bị hủy diệt, đau khổ. Thí du như, nhân danh Văn Minh Tiến Bộ mà biết bao nhiêu triệu nguời phải bỏ mạng, biết bao nhiêu gia dình phải tan nát trong những cuộc Đại Cách Mạng ...
Thí dụ như, kẻ cướp của giết người , chính là kết cấu của màn lưới Nhân Duyên của cả một thời đại. Điều đó có nghĩa là tội lỗi thực sự là tội lổi của cả một Thời Đại -- trong một Không Gian và Thời Gian cực kỳ Vô ... Đạo, thì sản sinh ra những việc Vô Đạo -- chứ có ai sinh ra là đã muốn đi cướp của giết người.
Thí dụ như, người ăn trộm một chiếc xe gắn máy ở ngoài đường, so với kẻ tham nhũng tức là ăn cướp ( có võ trang, và sẳn sàng dùng bạo lực để tiếp tục hưởng thụ đặc quyền đặc lợi ) của hàng triệu người, thì thiệt là tội ... nghiệp !... Nhưng những kẻ bị trừng phạt thường chỉ là những người đáng tội nghiệp này ...
Đây cũng chính là một trong những nét đặc thù của thế giới Nhị Phân, tức là Nhận Thức Phân Biệt trong Phạm Trù Đúng và Sai của Tâm Trí ( Mind ).
Vậy thì đâu là Đúng, đâu là Sai ? Đâu là Thiện, đâu là Ác ? ...
Thức ngộ Vô Thường , tức là vượt ra khỏi Phạm Trù Đúng Sai ( True, False ) của Thế Giới Nhị Phân này ( Dual Space ), mà nhìn Vạn Pháp theo Thực Tướng của nó ( Truth, It is, Vốn Là Như Vậy ). Thí dụ như Đói Bụng thì là Đói Bụng, thảy trái táo lên trời thì nó rớt xuống dất, giết người thì là giết người ...
Nghìn năm về trước hay vạn năm về sau, thì giết người vẫn là giết người ...
3 - Thức ngộ Tự Tính Vô Thường, giải thoát ra khỏi Vô Thường tức là không còn bám víu, vướng mắc vào những gì mà ta cho là Thường Tại và Bất Biến nữa, tức là Buông Thả ( Không, Vô Tướng, Vô Nguyện ). Một khi đã Buông Thả, không còn lo lắng, không còn mưu toan,không còn Thù Hận, không còn Oán Trách, không còn vọng tưởng vào cõi Ta Bà ( Thiên Đàng ) nào trong trí Tưỏng Tượng ( Imagination ), không còn vấn vương vào Quá Khứ hay Tương Lai -- Quá Khứ thì đã qua mất rồi mà Tương Lai thì chưa đến -- không còn bám víu vào của Anh hay của Tôi nữa ... thì tự nhiên năng lượng mỗi ngày không tiêu phí vào những việc vô ích vô bổ nữa, tâm trí dược An Bình mà ăn ngon ngủ ngon ... thì con người tràn đầy sinh lực, và Hạnh Phúc Vô Cớ tự nhiên phát sinh ( Happiness without reasons ), cũng như đứa bé buổi sáng thức dậy lúc nào cũng vui vẻ, phấn khởi, cũng như người nông dân tay lấm tay bùn nhưng chất phác và Hạnh Phúc ...
Hiền như ... Đất ... ( Hạnh Của Đất -- Dường Xưa Mây Trắng ).
Đây chính là một trong những Đạo Lý tột cùng của nhà Phật : Trong Thế Gian vốn là Vô ... Đạo này, Hạnh Phúc cũng vốn là có thiệt, và ta có thể tự mình tìm thấy ngay Bây Giờ, ngay trong Giây Phút này, ngay trong Cõi Đời này chứ không cần phải đợi đến Kiếp ... Sau ( reincarnation ) hay trông đợi ở Cõi ... Trời ( Thiên Đàng ) mà ta cũng không cần phải trông nhờ vào một đấng Thần Linh hay Quyền Năng Vô Thượng nào ...
Thày Nhất Hạnh gọi dó là Hạnh Phúc của Chính Niệm.
Đây cũng là một trong những sự hiểu lầm cúa ta đối với nhà Phật. Nhiều người cho rằng nhà Phật vốn là Thụ Động ( passive ) : không Ham Muốn, không Tham Vọng, không đòi hỏi nữa, tức là Thụ Động chứ gì ...
Thật sự thì ngược lại, một khi con người tràn dầy sinh lực, Hạnh Phúc phát sinh, thì sự phấn đấu và nỗ lực trong cõi đời này lại còn Kinh Hồn Động Phách hơn trước, tuy nhiên nỗ lực của mình bây giờ khác lúc trước bởi vì con đường Giải Thoát đã tìm thấy chính là con đường Vô Nguyện ( the Aimless Way ) : Đi Để Mà Đi chứ không phải Đi Để Mà Tới ...
Cuối năm 2008, Hòa Lan.
Sầu Riêng
http://chinh-niem.blogspot.com/
"... trong đạo lý nhà Phật không có Quan Điểm, mà chỉ có Sự Thật ( Truth ) " — Nguyễn Sầu Riêng. Tôi có ấn tượng với câu nói này của anh NSR. Thật vậy, theo giáo pháp nguyên thủy của nhà Phật thì có đến bốn (4) Sự Thật tuyệt đối, đó là: Tâm, Tâm sở (những trạng thái thuộc về Tâm), Sắc (thể xác), và Niết Bàn.
♦♦♦♦♦♦♦♦♦
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008
Gọi là một chút Nhân Duyên ...
( Vô Thường 2009 )
Nhân gần đây tình cờ đọc một Blog với tựa đề khá hấp dẫn, Vô Thường theo quan-niêm Phật Giáo, Sầu Riêng bèn viết đôi lời Gọi Là Một Chút Nhân Duyên ...
Trong Vô Thường không có Định Hướng ( Vô Tướng và Vô Nguyện ), và cũng không còn Quan Điểm. Bởi vì Vạn Pháp vốn là Vô Thường Vô Ngã, Tự Thân ta cũng là Vô Thường ( non-self ), tức là cũng không có cái gì Thường Tại Bất Biến Anh và Tôi. Đã không có thường tại bất biến Anh và Tôi, thi làm gì còn Quan Điểm của Anh và Quan Điểm của Tôi. Vì vậy mà Thiện Ác cũng không Còn...
Đây là một dề tài vô cùng rộng lớn, bao gồm toàn thể Đạo Lý nhà Phật ( Buddhism ) không thể nào nói ... sơ sơ mà hết được .
Tuy nhiên có vài điều căn bản vô cùng quan trọng mà ta thường hiểu lầm :
1- Vô Thường là Thực Tướng của sự vật ( truth ), nhà Phật chỉ phát hiện và giáo hóa con người để tự giải thoát khỏi Khổ Đau, chứ Vô Thường không phải là Quan Điểm của nhà Phật. Điều dó có nghĩa là Thế Gian này vốn là Vô Thường, có nhà Phật hay không có nhà Phật thi cũng ... vậy, hơn nữa , trong đạo lý nhà Phật không có Quan Điểm, mà chỉ có Sự Thật ( Truth ).
2 - Từ Vô Thường mà thấy rằng Thế Gian này vốn là được tạo dựng từ Mâu Thuẫn ( conflict ) và Bất Bình Đẳng ( in-equality ) . Từ những Mâu Thuẩn và Bất Bình Đẵng này, tác động với nhau mà sinh ra sự Tiến Hóa ( evolution ) - nếu Thế Gian này chỉ có Nước hay chỉ có Lửa mà cũng không có những cái khác thì sao ? ... -Dây cũng là cội nguồn của Giọt Lệ và Nụ Cười. Đây cũng chính là Màn Lưới Nhân Duyên vô cùng tận.
Điều đó có nghĩa là con người phải tự tìm Hạnh Phúc của mình trong một Thế Gian vốn là Vô ... Đạo.
Thí dụ như, Văn Minh Tiến Bộ bao giờ cũng đi đôi với Tàn Phá và Hủy Diệt. Tỷ như chế ra xe hơi thì kẻ đánh xe bò và xe ngựa bị hủy diệt, đau khổ. Thí du như, nhân danh Văn Minh Tiến Bộ mà biết bao nhiêu triệu nguời phải bỏ mạng, biết bao nhiêu gia dình phải tan nát trong những cuộc Đại Cách Mạng ...
Thí dụ như, kẻ cướp của giết người , chính là kết cấu của màn lưới Nhân Duyên của cả một thời đại. Điều đó có nghĩa là tội lỗi thực sự là tội lổi của cả một Thời Đại -- trong một Không Gian và Thời Gian cực kỳ Vô ... Đạo, thì sản sinh ra những việc Vô Đạo -- chứ có ai sinh ra là đã muốn đi cướp của giết người.
Thí dụ như, người ăn trộm một chiếc xe gắn máy ở ngoài đường, so với kẻ tham nhũng tức là ăn cướp ( có võ trang, và sẳn sàng dùng bạo lực để tiếp tục hưởng thụ đặc quyền đặc lợi ) của hàng triệu người, thì thiệt là tội ... nghiệp !... Nhưng những kẻ bị trừng phạt thường chỉ là những người đáng tội nghiệp này ...
Đây cũng chính là một trong những nét đặc thù của thế giới Nhị Phân, tức là Nhận Thức Phân Biệt trong Phạm Trù Đúng và Sai của Tâm Trí ( Mind ).
Vậy thì đâu là Đúng, đâu là Sai ? Đâu là Thiện, đâu là Ác ? ...
Thức ngộ Vô Thường , tức là vượt ra khỏi Phạm Trù Đúng Sai ( True, False ) của Thế Giới Nhị Phân này ( Dual Space ), mà nhìn Vạn Pháp theo Thực Tướng của nó ( Truth, It is, Vốn Là Như Vậy ). Thí dụ như Đói Bụng thì là Đói Bụng, thảy trái táo lên trời thì nó rớt xuống dất, giết người thì là giết người ...
Nghìn năm về trước hay vạn năm về sau, thì giết người vẫn là giết người ...
3 - Thức ngộ Tự Tính Vô Thường, giải thoát ra khỏi Vô Thường tức là không còn bám víu, vướng mắc vào những gì mà ta cho là Thường Tại và Bất Biến nữa, tức là Buông Thả ( Không, Vô Tướng, Vô Nguyện ). Một khi đã Buông Thả, không còn lo lắng, không còn mưu toan,không còn Thù Hận, không còn Oán Trách, không còn vọng tưởng vào cõi Ta Bà ( Thiên Đàng ) nào trong trí Tưỏng Tượng ( Imagination ), không còn vấn vương vào Quá Khứ hay Tương Lai -- Quá Khứ thì đã qua mất rồi mà Tương Lai thì chưa đến -- không còn bám víu vào của Anh hay của Tôi nữa ... thì tự nhiên năng lượng mỗi ngày không tiêu phí vào những việc vô ích vô bổ nữa, tâm trí dược An Bình mà ăn ngon ngủ ngon ... thì con người tràn đầy sinh lực, và Hạnh Phúc Vô Cớ tự nhiên phát sinh ( Happiness without reasons ), cũng như đứa bé buổi sáng thức dậy lúc nào cũng vui vẻ, phấn khởi, cũng như người nông dân tay lấm tay bùn nhưng chất phác và Hạnh Phúc ...
Hiền như ... Đất ... ( Hạnh Của Đất -- Dường Xưa Mây Trắng ).
Đây chính là một trong những Đạo Lý tột cùng của nhà Phật : Trong Thế Gian vốn là Vô ... Đạo này, Hạnh Phúc cũng vốn là có thiệt, và ta có thể tự mình tìm thấy ngay Bây Giờ, ngay trong Giây Phút này, ngay trong Cõi Đời này chứ không cần phải đợi đến Kiếp ... Sau ( reincarnation ) hay trông đợi ở Cõi ... Trời ( Thiên Đàng ) mà ta cũng không cần phải trông nhờ vào một đấng Thần Linh hay Quyền Năng Vô Thượng nào ...
Thày Nhất Hạnh gọi dó là Hạnh Phúc của Chính Niệm.
Đây cũng là một trong những sự hiểu lầm cúa ta đối với nhà Phật. Nhiều người cho rằng nhà Phật vốn là Thụ Động ( passive ) : không Ham Muốn, không Tham Vọng, không đòi hỏi nữa, tức là Thụ Động chứ gì ...
Thật sự thì ngược lại, một khi con người tràn dầy sinh lực, Hạnh Phúc phát sinh, thì sự phấn đấu và nỗ lực trong cõi đời này lại còn Kinh Hồn Động Phách hơn trước, tuy nhiên nỗ lực của mình bây giờ khác lúc trước bởi vì con đường Giải Thoát đã tìm thấy chính là con đường Vô Nguyện ( the Aimless Way ) : Đi Để Mà Đi chứ không phải Đi Để Mà Tới ...
Cuối năm 2008, Hòa Lan.
Sầu Riêng
http://chinh-niem.blogspot.com/