Phản biện xã hội
(2022-02-22, 11:38 PM)RungHoang Wrote: Mỹ chỉ nói miệng chứ không tham chiến để giúp Ukraine đâu. Cùng lắm chỉ vài màn củ như phong toả kinh tế Nga mà thôi.
Nước Mỹ hiện không có tiền cho 1 cuộc chiến nào cả. Bên Thái binh dương cũng vậy, chiến hạm chạy lên chạy xuông eo biển Đài Loan cho vui thôi chứ không dám khai hoả đâu.

 Chỉ mong thế giới răn đe, Putin cương cho đã nư rồi thôi. Hiện tại bây giờ dịch covid đã khiến người dân Châu Âu cũng mệt mỏi lắm rồi, giá sinh hoạt tăng lên rất nhiều, tức là lạm phát cao. Giá xăng chưa bao giờ bên mình có cái giá khủng khiếp như vậy, xăng super mà 1,8 euro / lít. 
Putin mà cương nữa là đến lượt dân Ukraine chạy đi tị nạn, đến lúc đó lại thêm mối lo mới. Mong có một dàn xếp nào đó cho ổn thỏa sĩ diện các ông lớn. Các nước láng giềng be bé gần kề được yên ổn cho qua đại dịch. Không ai sợ Nga, nhưng mấy con gấu khùng này mà lên cơn thì cả rừng không yên. Disappointed-face4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-02-22, 11:43 PM)RungHoang Wrote: Tổng thống Biden ....

Điều đang buồn nhất là tôi không biết tổng thống Biden có kế hoạch gì mà ép cho Trung Quốc và Nga ngày càng kế bên nhau, càng thân thiết nhau hơn. Tháng 12 vừa rồi, đôi bên đi đến những thoả thuận tăng cường hợp tác quân sự chắc che hơn, đây là 1 hiện tượng rất không tốt cho Mỹ và Tây Âu.

Ông Biden đi nước cờ gì ???....... Hay đây là 1 thất bại của ông ta?

 Trump chọn TQ, Biden chọn Nga. Phải làm lớn chuyện một tí để lèo lái dư luận sang một hướng khác, dưỡng sức đối nội. Báo chí bên tôi thì bình luận rằng, chính sách Mỹ hiện tại là không tham chiến, nhưng "cứ thổi lên để đè xuống", ngăn cản chiến tranh. Nghĩa là cứ phát rùm lên là Putin chuẩn bị chiến tranh để đẩy Putin vào thế phải thanh minh liên tục cuộc xâm lăng của mình. Nhưng chiêu này cũng chỉ là một hư chiêu, và không kéo dài được, con gấu khùng kia mà biết sợ ai. Bây giờ đến sách lượt cấm vận, phong tỏa kinh tế Nga. Phong tỏa kinh tế cũng là con dao hai lưỡi. Nó chết thì mình cũng ngất ngư.  Face-with-rolling-eyes4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-02-22, 11:46 PM)005 Wrote:  Chỉ mong thế giới răn đe, Putin cương cho đã nư rồi thôi. Hiện tại bây giờ dịch covid đã khiến người dân Châu Âu cũng mệt mỏi lắm rồi, giá sinh hoạt tăng lên rất nhiều, tức là lạm phát cao. Giá xăng chưa bao giờ bên mình có cái giá khủng khiếp như vậy, xăng super mà 1,8 euro / lít. 
Putin mà cương nữa là đến lượt dân Ukraine chạy đi tị nạn, đến lúc đó lại thêm mối lo mới. Mong có một dàn xếp nào đó cho ổn thỏa sĩ diện các ông lớn. Các nước láng giềng be bé gần kề được yên ổn cho qua đại dịch. Không ai sợ Nga, nhưng mấy con gấu khùng này mà lên cơn thì cả rừng không yên. Disappointed-face4

Dân Ukraine có quyền, muốn vào NATO hay không là quyền của họ, những nước khác không được quyền ý kiến. Nhưng nhìn trên cục diện lớn thì nếu có 1 trái độn ở giửa Nga và Âu châu thì có vẻ tốt hơn cho đôi bên. Tránh được những trường hợp xung đột trực diện.  Tôi nghỉ Nga không bỏ Đông Ukraine, không phải xâm lăng để tìm lợi nhuận gì, mà là bảo an cho đất nước. Cũng như Trung Quốc ngày xưa dù nghèo cũng viện trợ hết mình cho Bắc Việt, hay chuyện đổ rất nhiều quân vào Bắc Hàn. Con Trai của Mao Trạch Đông cũng chết ở Bắc Hàn.

Họ cần những vùng trái độn, họ rất sợ người ta đặt hoả tiển sát biên giới họ.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
(2022-02-22, 11:55 PM)005 Wrote:  Trump chọn TQ, Biden chọn Nga. Phải làm lớn chuyện một tí để lèo lái dư luận sang một hướng khác, dưỡng sức đối nội. Báo chí bên tôi thì bình luận rằng, chính sách Mỹ hiện tại là không tham chiến, nhưng "cứ thổi lên để đè xuống", ngăn cản chiến tranh. Nghĩa là cứ phát rùm lên là Putin chuẩn bị chiến tranh để đẩy Putin vào thế phải thanh minh liên tục cuộc xâm lăng của mình. Nhưng chiêu này cũng chỉ là một hư chiêu, và không kéo dài được, con gấu khùng kia mà biết sợ ai. Bây giờ đến sách lượt cấm vận, phong tỏa kinh tế Nga. Phong tỏa kinh tế cũng là con dao hai lưỡi. Nó chết thì mình cũng ngất ngư.  Face-with-rolling-eyes4

Bên Đức của anh dùng dầu khí của Nga. Coi chừng ai đánh nhau mà anh lạnh teo đó
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
(2022-02-23, 12:00 AM)RungHoang Wrote: Bên Đức của anh dùng dầu khí của Nga. Coi chừng ai đánh nhau mà anh lạnh teo đó

 Chưa xài, xây xong cái ống thôi. Nhưng Putin cũng cương vậy thôi. Cương thêm nữa làm sao bán dầu khí. Cả đội quân của Nga sống còn nhờ Gazprom. Không có kỹ nghệ dầu khí, Nga chết tới bị thương. 

 Chuẩn bị đi bộ dần dần thôi.  Disappointed-face4 Nói chứ nhà mình lấp đầy mái nhà xài năng lượng mặt trời. Cũng đỡ được một phần ba vụ điện. Đó là khi đụng tới sát nách, thành trì tư gia. Tuy nhiên không có cái chiến tranh nào mà hệ lụy không kéo dài trong xã hội. Ngán lắm. Mong họ tìm được một giải pháp "sĩ diện" vài chục năm sau mới biết thực hư (như vụ Mỹ - Cuba) cũng được, nhưng tốt nhất là cứ có giải pháp nào đó cho qua cơn hồng thủy.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-02-22, 11:58 PM)RungHoang Wrote: Dân Ukraine có quyền, muốn vào NATO hay không là quyền của họ, những nước khác không được quyền ý kiến. Nhưng nhìn trên cục diện lớn thì nếu có 1 trái độn ở giửa Nga và Âu châu thì có vẻ tốt hơn cho đôi bên. Tránh được những trường hợp xung đột trực diện.  Tôi nghỉ Nga không bỏ Đông Ukraine, không phải xâm lăng để tìm lợi nhuận gì, mà là bảo an cho đất nước. Cũng như Trung Quốc ngày xưa dù nghèo cũng viện trợ hết mình cho Bắc Việt, hay chuyện đổ rất nhiều quân vào Bắc Hàn. Con Trai của Mao Trạch Đông cũng chết ở Bắc Hàn.

Họ cần những vùng trái độn, họ rất sợ người ta đặt hoả tiển sát biên giới họ.

 Pháp và Đức cứ cản rản Ukraine không chịu cho họ gia nhập Ukraine cũng vì sợ đánh thức con gấu khùng vĩ đại đó anh Rừng. Hiệp ước Minsk ký với điều kiện Ukraine không gia nhập NATO, bù lại các quốc gia phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Rốt cuộc mấy năm trước anh mắt nhỏ Putin cũng đã xách quân chiếm đảo Ukraine. Ước mơ thôn tín gầy dựng lại Liên Xô của lão này cứ âm ỉ. Thật sự mình không biết Putin muốn sát nhập lại Ukraine vào Nga để làm gì. Ukraine kinh tế và quân sự đều yếu xìu. Lão này nói Ukraine mà gia nhập NATO sẽ là mối đe dọa cho Nga. Ukraine thì muôn gia nhập NATO để có bè phái đỡ sợ Nga. Pháp và Đức thì không muốn Ukraine nhập NATO vì không muốn mích lòng Putin. Mỹ ngồi bên kia đại dương thì lâu lâu nắn gân con gấu.  Face-with-rolling-eyes4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-02-23, 12:18 AM)005 Wrote:  Pháp và Đức cứ cản rản Ukraine không chịu cho họ gia nhập Ukraine cũng vì sợ đánh thức con gấu khùng vĩ đại đó anh Rừng. Hiệp ước Minsk ký với điều kiện Ukraine không gia nhập NATO, bù lại các quốc gia phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Rốt cuộc mấy năm trước anh mắt nhỏ Putin cũng đã xách quân chiếm đảo Ukraine. Ước mơ thôn tín gầy dựng lại Liên Xô của lão này cứ âm ỉ. Thật sự mình không biết Putin muốn sát nhập lại Ukraine vào Nga để làm gì. Ukraine kinh tế và quân sự đều yếu xìu. Lão này nói Ukraine mà gia nhập NATO sẽ là mối đe dọa cho Nga. Ukraine thì muôn gia nhập NATO để có bè phái đỡ sợ Nga. Pháp và Đức thì không muốn Ukraine nhập NATO vì không muốn mích lòng Putin. Mỹ ngồi bên kia đại dương thì lâu lâu nắn gân con gấu.  Face-with-rolling-eyes4

Anh 5, Ukraine tôi nhớ là rất quan trọng với Nga đó. Thế Chiến II Đức cũng chọn đưa quân xuống nam lấy Ukraine trước mới vòng trở lên đánh Moscow. Ukraine ngày xưa là vựa lúa của Cộng hoà liên bang Xô Viết mà, còn có những khu công nghiệp nặng sản xuất tiềm thuỹ đỉnh hàng đầu thế giới. Việt Nam mua 6 chiếc Kilo hình như của Ukraine. Hàng không mẫu hạm đầu tiên của TQ cũng mua từ Ukraine. Tuy nhiên, vùng đông Ukraine mà Nga chiếm hiện nay thì không nghe nói là có gì đặc biệt.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
(2022-02-23, 12:32 AM)RungHoang Wrote: Anh 5, Ukraine tôi nhớ là rất quan trọng với Nga đó. Thế Chiến II Đức cũng chọn đưa quân xuống nam lấy Ukraine trước mới vòng trở lên đánh Moscow. Ukraine ngày xưa là vựa lúa của Cộng hoà liên bang Xô Viết mà, còn có những khu công nghiệp nặng sản xuất tiềm thuỹ đỉnh hàng đầu thế giới. Việt Nam mua 6 chiếc Kilo hình như của Ukraine. Hàng không mẫu hạm đầu tiên của TQ cũng mua từ Ukraine. Tuy nhiên, vùng đông Ukraine mà Nga chiếm hiện nay thì không nghe nói là có gì đặc biệt.

  Vậy hả anh?  Làm mình thấy hôm nọ anh oánh bốc gốc Ukraine nhưng thành công tại Đức, phàn nàn Đức không chịu trợ giúp tài chánh cho Ukraine dể chống Nga. Suy nghĩ lại thì chắc là anh Rừng nói đúng rồi. Hồi ban đầu thời Liên Xô, dường như Ukraine chế cả vũ khí nguyên tử, sau tự nguyện bỏ. Bây giờ họ lại tiếc. Có lẽ Nga sợ Ukraine nhập NATO chế lại bom nguyên tử thì coi như Nga hết làm tàng bên Đông Âu.

Hôm nay thấy rầu quá. Nghe các quốc gia Đông Âu thuộc EU và NATO lục đục đưa hoả tiễn ...etc sang Ukraine phòng Nga tiến thêm nữa. Còn Uỷ Ban Châu Âu thì không loại giải pháp cắt đứt phương tiện chuyển ngân tài chánh qua hệ thống Swift. Cái đó cũng là con dao hai lưỡi. Nga mà không chuyển qua Swift được là lập tức cả đống công ty bên Tây Âu bị Nga nợ vì có làm ăn, giao thương.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
...
Đọc tin tức và thấy hình ảnh chiến tranh ở Ukraine khủng khiếp quá N5 & anh RH ui 

Crying-face4
...

Hello cả nhà!

...
Reply
(2022-02-24, 08:53 PM)dulan Wrote: ...
Đọc tin tức và thấy hình ảnh chiến tranh ở Ukraine khủng khiếp quá N5 & anh RH ui 

Crying-face4
...

Hello cả nhà!

...

Chiến tranh ở Ukraine chưa khủng khiếp lắm, nhưng Putin hoàn toàn có sự chuẩn bị khi đánh một lúc các trọng điểm khắp Ukraine chứ không chỉ lấy 2 tỉnh ở Đông Ukraine. Tuyên bố của Putin hôm qua hoàn toàn bộc lộ dã tâm của Putin là lập lại một Liên Xô cũ. Y muốn đảo chánh, dẹp chính phủ hiện tại, thay bằng 1 chính phủ thân Nga, bù nhìn, làm tay sai cho y. 

Biden hôm qua gửi thêm 7 ngàn quân sang Đức là tổng hành dinh trú quân và điều khiển hoạt động quân sự của Mỹ ở Châu Âu. Nhưng một điều gần như chắc chắn là NATO chỉ bảo vệ các quốc gia thành viên của khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, trong bản đồ bên dưới, các nước Đông Âu (màu vàng) sau khi thoát khỏi Liên Xô thập niên 90 đã gia nhập NATO.  Tuy nhiên tham chiến ở Ukraine có lẽ là không làm vì hiệp ước. Nhiều lắm là các quốc gia màu vàng viện trợ vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên theo tình hình thì Ukraine như châu chấu đá xe. Sau vụ nổ nhà máy nguyên tử lượng ở Tchenobyl thập niên 80. Ukraine đã thành con nai già bị bẻ sừng. Không còn cân lượng nào đối với Nga nữa, nên Putin mới lớn lối như vậy.

[Image: _122647781_nato_member_states_10jan_map640-2x-nc.png]
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Những thằng khùng Việt Nam:


Việt Nam kêu gọi kiềm chế ở Ukraine, còn báo Đảng bênh Nga

[Image: c4930000-0aff-0242-4897-08d9f7a960c2_w1023_r1_s.jpg]
Xe bọc thép của quân đội Nga trên đường phố thị trấn Armyansk, Crimea, hôm 24/2, sau khi Tổng thống Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự ở Ukraine

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kêu gọi các bên xung đột ở Ukraine kiềm chế trong lúc một tờ báo Đảng hàng đầu đổ lỗi cho phương Tây và biện hộ cho hành động Nga tấn công Ukraine là ‘không thể không làm sau khi bị NATO khước từ mọi yêu sách’.


Giao tranh đã nổ ra ở Ukraine sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/2 ra lệnh tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine với mục đích ‘bảo vệ người dân trước các tội ác của chính quyền Ukraine’ và ‘phi quân sự hóa nước này’.


Hành động này của Nga đã bị Mỹ và các nước đồng minh phương Tây gọi là ‘xâm lược’ và lên án mạnh mẽ. Riêng Trung Quốc không hề chỉ trích Nga và cũng không gọi hành động của Nga là ‘xâm lược’.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nước này đang ‘quan tâm theo dõi những diễn biến căng thẳng gần đây xung quanh tình hình Ukraine’.


“Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các bất đồng trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới,” bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, nói hôm 23/2 trước khi Nga bắt đầu thực hiện “chiến dịch quân sự” tại miền Đông Ukraine.


Bà Hằng cũng cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cũng ‘đã thường xuyên liên lạc để nắm tình hình người Việt ở đây’ và ‘sẵn sàng các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết’.


Khác với các nước phương Tây đã khuyến cáo công dân của mình rời khỏi Ukraine và sơ tán nhân viên ngoại giao, Hà Nội cho đến nay vẫn cho rằng chưa cần thiết sơ tán công dân của mình ra khỏi Ukraine.

Theo thông tin bà Hằng nói với báo chí thì hiện nay ở hai khu vực ly khai Donetsk và Luhansk có ‘khoảng 100 kiều dân Việt Nam sinh sống’ và ‘tình hình tương đối ổn định. Theo một số người Việt sống ở miền đông Ukraine nói với VOA thì cuộc sống của họ ‘vẫn diễn ra bình thường’.


Ông Nguyễn Hồng Thạch, Đại sứ Việt Nam ở Ukraine, được trang mạng Zing dẫn lời bày tỏ tin tưởng rằng ‘sẽ không có chiến tranh lớn’ sau khi ông Putin công nhận độc lập hai nhà nước cộng hòa tự xưng Luhansk và Donetsk.


‘Lỗi ở NATO’


Một ngày trước khi ông Putin đưa quân vào Ukraine, hôm 22/2, báo Quân đội Nhân dân, một trong những tờ báo ‘thành trì’ bảo vệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cho đăng một bài xã luận đổ lỗi cho phương Tây về tình hình hiện nay ở Ukraine.


Dưới nhan đề ‘Khi cánh cửa đối thoại khép lại’, bài xã luận của tác giả Ngọc Hưng không hề nhắc đến chữ ‘xâm lược’ như cách gọi của phương Tây mà cho rằng Nga ‘đang bảo vệ hàng trăm nghìn công dân được cấp hộ chiếu Nga đang sinh sống ở miền đông Ukraine’.


“Nếu xem tổng thể quá trình dẫn tới hành động này của Nga sẽ thấy Moscow thực sự đã bị dồn vào thế không thể không hành động khi các đề nghị bảo đảm an ninh mà Moscow đưa ra bị Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phớt lờ, khép lại cánh cửa đối thoại,” bài xã luận viết.


Theo đó, bài báo lập luận Moscow buộc phải hành động sau khi ‘không gian an ninh của mình ngày càng bị thu hẹp’ theo đà mở rộng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đến áp sát biên giới Nga.

Tác giả Ngọc Hưng cho rằng phía Nga đã nói rất rõ quan ngại của mình với NATO, thậm chí còn vạch ra lằn ranh đỏ về các đảm bảo an ninh mà họ muốn Mỹ và phương Tây đáp ứng, trong đó cấm vĩnh viễn không cho Kiev gia nhập NATO. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ hoàn toàn các yêu sách này.


Vì thái độ của Mỹ và NATO như vậy nên, bài xã luận viết, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Nga ‘toàn quyền áp dụng các biện pháp đáp trả để bảo đảm an ninh của mình’.


“Với bước đi mới của Nga, có thể hiểu Nga đã chủ động hành động để bảo đảm an ninh của chính mình khi cánh cửa đối thoại với Mỹ và NATO gần như đã khép lại sau nhiều nỗ lực của các bên,” bài xã luận viết.


Bài báo khen ngợi Nga ‘giữ đúng cam kết, giữ danh dự khi không tấn công quân sự vào Ukraine cho dù đã triển khai quân đội tới Donbass với nhiệm vụ mà Moscow gọi là gìn giữ hòa bình bởi xung đột vũ trang đã diễn ra ở khu vực này những ngày gần đây’. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi bài báo này được đăng, Nga đã nổ súng vào Ukraine.

Tác giả bài báo cũng cho rằng ông Putin đã chơi nước cờ cao tay khi công nhận độc lập cho hai vùng ly khai để qua đó, ‘đẩy Mỹ NATO và cả Ukraine vào thế bị động’. Bài báo này đánh giá phương Tây sẽ gặp khó khăn trong việc chọn giữa ‘đối thoại hay đối đầu với một cường quốc hạt nhân như Nga’.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%...57315.html
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Cái thằng khùng tay sai báo đảng Việt Nam kia dường như không biết Anh, Pháp, Mỹ đều có vũ khí hạt nhân, Đức chỉ vì thua trận thế chiến thứ 2 mới giải trừ mà thôi.




 Dân hacker thứ thiệt cũng ngứa tay:

 [Image: k5Zhc9X.jpg]



 (* nguồn: https://twitter.com/YourAnonOne/status/1...rt-fj9nQFw  )
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Tôi vẫn nghỉ Nga chỉ muốn giữ Ukraine làm trái độn. Cùng lắm là lập 1 chính quyền bù nhìn chứ không xoá sổ nước Ukraine sát nhập vào Nga. Trước mặt thì bom Ukraine để 2 tỉnh phía đông làm 2 nước độc lập. Hiện nay khi họ tuyên bố tách ly độc lập thì Ukraine không dám đánh họ nữa. 

Khi Nga ra tay,Tây Âu và Mỹ không dám đưa quân giúp mà chỉ đứng nhìn Ukraine bị đánh. Thấy cũng tội. Dù sao, Nga đưa quân sang xâm lược nước người ta thì hành động đó thật quá đáng, vậy mà liên hiệp quốc chỉ năn nỉ Nga hay cố giữ hòa bình.  Mấy đại ca này, thấy mềm thì ăn, thấy cứng thì sợ.
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
(2022-02-25, 01:45 PM)RungHoang Wrote: Tôi vẫn nghỉ Nga chỉ muốn giữ Ukraine làm trái độn. Cùng lắm là lập 1 chính quyền bù nhìn chứ không xoá sổ nước Ukraine sát nhập vào Nga. Trước mặt thì bom Ukraine để 2 tỉnh phía đông làm 2 nước độc lập. Hiện nay khi họ tuyên bố tách ly độc lập thì Ukraine không dám đánh họ nữa. 

Khi Nga ra tay,Tây Âu và Mỹ không dám đưa quân giúp mà chỉ đứng nhìn Ukraine bị đánh. Thấy cũng tội. Dù sao, Nga đưa quân sang xâm lược nước người ta thì hành động đó thật quá đáng, vậy mà liên hiệp quốc chỉ năn nỉ Nga hay cố giữ hòa bình.  Mấy đại ca này, thấy mềm thì ăn, thấy cứng thì sợ.

 Trên lý thuyết Nga không cần xoá sổ Ukraine. Nhưng cách đây 1 tháng tui vẫn còn ngây thơ, cứ nghĩ Putin hù dọa yêu sách để đánh bóng hũ dầu của mình cho dễ bán hơn nữa, người mua phải mua vì sợ hãi. Nhưng hôm nọ Putin tuyên bố trước truyền hình Nga rằng theo lịch sử thì Ukraine là của Nga. Rồi Lenin rồi này nọ. Ôi chẳng biết lão già điệp viên KGB ngày xưa kia trong đầu ôm ấp những mộng tưởng gì.

Việc NATO không can thiệp vào vụ Nga xâm lăng Ukraine là dễ hiểu. Vì cuộc can thiệp không có chính nghĩa. Ukraine không phải thành viên của NATO. NATO không có lý do để can thiệp. Nhiều lắm là họ cung cấp vũ khí, tài chính. Nhưng trực tiếp tham chiến là không rồi.
Hôm qua tui có thảo luận trà dư tửu hậu với bà xã, vợ tui nhắc tui nhớ vụ dân chúng biểu tình ở quãng trường Độc Lập Maidan ở Ukraine cả chục năm trước. Lúc đó tình hình chính trị Ukraine bất ổn. Chính quyền Ukraine không chịu ký hiệp ước với EU về các thỏa thuận chính trị, kinh tế, xã hội European Union–Ukraine Association Agreement. Tổng thống lúc bấy giờ tham nhung...etc. Sau khi thoát ly khỏi Nga, hay đúng ra là khối Liên Xô tan rã, Ukraine không có một nền độc lập và tự chủ mạnh mẽ. Giới tinh hoa không có sự dân chủ toàn diện. Và vì lẽ đó họ gặp sự đòi hỏi, phối kiểm gắt gao từ EU, NATO. Vã lại Nga luôn tuyên bố từ đầu rằng nếu Ukraine tham gia NATO, họ sẽ xua quân chiếm Ukraine.

Nhưng sau vụ Putin xua quân chiếm đảo Crimea 8 năm trước. Sự nhu nhược hoặc khinh địch của EU và NATO mới hiện hình. Cho đến nay đã qua 8 năm rồi họ vẫn không có một sự chuẩn bị thỏa đáng nào trước Putin. Có lẽ cả hai đời tổng thống Pháp, 2 đời thủ tướng Anh, 1 đời thủ tướng Đức và 25 nước thành viên tính luôn Hoa Kỳ, Canada, Nhật, Úc, Ấn bên kia đại dương đều khinh địch, cho rằng Putin là một anh lùn như Kim Chánh Ân.

Nói chuyện chính trị thật nhức đầu, đối với Iran, các nước phương Tây đè cho bẹp dúm bằng cách loại ra khỏi hệ thống tài chánh Swift. Còn đối phó Nga, mấy anh nguyên thủ có vẻ sợ hãi quá. Hôm qua tui xem thử vấn đề lệ thuộc nhiên liệu thì thấy ba thống kê này từ trang eurostat. Nếu nói Châu Âu hoặc EU nói riêng, lệ thuộc vào nhiên liệu Nga thì chỉ đúng phân nửa, ngược lại Nga cũng lệ thuộc vào "khách hàng EU". Mọi bình luận vô căn cứ đều là dở hơi vì không có hiểu biết dựa trên tài liệu có thật.

Nếu theo các thống kê bên dưới, nếu tất cả hệ thống cung cấp nhiên liệu các nước, ngoài Nga ra, đồng loạt có khả năng tăng lượng sản xuất rồi bán cho EU mà vẫn giữ giá cả thì chẳng có gì để nói. Nga lấy thị trường đâu để bán nữa? Tuy nhiên dường như các nhà cung cấp còn lại không đủ khả năng này; tính luôn Hoa Kỳ, không phải chỉ lý do địa lý, tính luôn lý do địa chính trị:

[Image: 6J3WJId.jpg]


 [Image: kbuLQnN.jpg]


[Image: 4HcjmH1.jpg]

 /* nguồn hình:  https://ec.europa.eu/eurostat/cache/info...ls?lang=en
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply




What is SWIFT and why does Ukraine want Russia banned from it?

The European Union is being criticized for not cutting off Russia from the global payments system. But what exactly is SWIFT? What would a ban mean for Russia? And why is the EU dragging its feet? DW explains.


[Image: 60915987_303.jpg]
Banning Russia from SWIFT would hurt the European economy as well


Ukrainian Foreign Minister Dmytro Kuleba didn't mince his words in calling out the European Union for dragging its feet on shutting Russia out of SWIFT.

"Everyone who now doubts whether Russia should be banned from SWIFT has to understand that the blood of innocent Ukrainian men, women and children will be on their hands too," Kuleba wrote on Twitter.

Many others, including several leaders from within the EU, shared Kuleba's sentiment that Russia should be cut off from the international payments system in response to President Vladimir Putin's war against Ukraine.

What is SWIFT?


SWIFT, or the Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication, is a secure global messaging network that banks use to make cross-border payments. The network facilitates financial institutions to wire money to each other, helping ensure that global trade carries on smoothly.

It is used by more than 11,000 financial institutions in over 200 countries and territories to send secure payment orders. Nearly 40 million messages with instructions to transfer trillions of dollars were sent each day in 2020 over the platform, making it the most important payment messaging network in the world, by far.

Because the messages sent over the platform are deemed secure, it helps banks honor the payment instructions swiftly. This ensures that financial institutions can handle high volumes of transactions every day.

The Belgium-based society, founded in 1973, is overseen by central banks in Europe, the United States, Canada and Japan.

What would a ban mean for Russia?

Cutting off Russia from the network would cause a major disruption to its economy as it would severely restrict the country's access to global financial markets.

The ban would make it difficult for Russian firms and individuals to pay for imported goods or receive payments for their exports, dealing a major blow to the country's crucial oil and gas sector, which relies heavily on SWIFT for the movement of funds. It would also restrict Russians' ability to invest or borrow overseas.

The booting of Iranian banks from the network in 2012 was partly responsible for a dramatic drop in the country's oil exports.

Russian financial institutions could use other channels such as phones, messaging apps or email as alternatives and process payments via banks in countries that have not imposed sanctions. But these alternatives would not be as efficient and secure as SWIFT and could lead to higher costs and a fall in transaction volumes.

Russia has developed its own payment messaging network, called SPFS. The system, which handles about a fifth of domestic payments, underwhelms when it comes to the scale and efficiency that SWIFT offers.

Why is the EU holding back?


The EU economy is more intertwined with Russia's than the US economy is and stands to lose much more if Moscow were to be shut out of SWIFT.

Data from the Bank of International Settlements (BIS) shows that EU banks hold a major chunk of the nearly $30 billion (€27 billion) in foreign banks' exposure to Russia.

The European Union is Russia's biggest trade partner. About 37% of Russia's imports came from the EU in 2020 and nearly 38% of its exports went to the EU. The bloc relies heavily on Russia for its energy needs and gets more than a third of its gas supply and about a quarter of its oil from the country.

"[A SWIFT ban] is also going to be very bad for Europe because, if they can't pay for Russian gas, using correspondent banks that use dollars in the middle of the transaction of buying their oil and gas from Russia, it's going to create havoc on the gas markets and possibly result in having gas turned off in winter," Alexandra Vacroux, executive director of the Davis Center for Russian and Eurasian Studies at Harvard University, told DW.

Some EU leaders, including German Chancellor Olaf Scholz, have justified their inaction on the SWIFT ban by suggesting that they were holding back some ammunition for later.

Is SWIFT bound by sanctions?

The society, a cooperative of banks, describes itself as politically neutral and has resisted calls to boot countries from the network. However, SWIFT, which is incorporated under Belgian law, is bound by Belgian and EU rules, which would include economic sanctions.

Gottfried Leibbrandt, former head of SWIFT, told a Financial Times forum in 2021 that, although the network is technically independent, the United States enjoys effective sanction powers, as over 40% of payment flows are in US dollars.

In the past, Washington has had countries banned from SWIFT, including as recently as 2018, when Iranian banks were banned after the US withdrew from the Iran nuclear deal.

/* src.: https://www.dw.com/en/what-is-swift-and-...a-60916391
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply