Tranh cãi trên mạng xã hội về bản chất của cuộc chiến 1954-1975
#1
Tài liệu giải mật của Hoa Kỳ về lịch sử Việt Nam (kỳ 1 – thi hành hiệp định Geneva)

Gần đây, các cơ quan chính phủ Mỹ, đặc biệt là CIA, đã giải mật nhiều tài liệu, báo cáo liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các tư liệu này.

[Image: 433614827_422601196946072_62527717821498...e=65FCAFE2]

Dưới đây là một báo cáo tóm tắt (Information brief) của CIA ngày 16/03/1955, giải mật vào năm 2016, đăng trên CIA Library, liên quan đến việc thực thi Hiệp định Geneva 1954, cung cấp những thông tin để độc giả ngày nay hiểu thêm về lựa chọn chính trị của các bên ở giai đoạn này, dẫn đến các diễn biến lịch sử sau đó. 

Tư liệu này giúp chúng ta hiểu nhận thức của Mỹ về miền Bắc Việt Nam đương thời và các chính sách họ hoạch định tương ứng với nhận thức đó. 

Information Brief: VIET MINH VIOLATIONS OF THE GENEVA AGREEMENTS

Sau ba tháng đàm phán, vào ngày 21 tháng 7 1954, các bên tham gia hội nghị Geneva đã ký hiệp định đình chiến tại Đông Dương và thông qua tuyên bố chung. Hiệp định Geneva quy định quá trình rút quân và tập kết quân đội một cách trật tự, cấm tăng cường vũ trang, thực hiện đình chiến giữa các bên và việc tự do di chuyển giữa hai vùng. Tất cả đặt dưới sự kiểm soát của Ủy ban Kiểm soát Quốc tế (International Control Commission – ICC). Là một trong những bên ký hiệp định nhưng Việt Minh đã vi phạm các nội dung của Hiệp định và cản trở công việc của ICC. Các vi phạm gồm:
  • Không hoàn thành việc rút quân đội và trang thiết bị
  • Tuyển dụng và đào tạo quân đội Lào
  • Vi phạm lệnh ngừng bắn
  • Tiếp tục kiểm soát Lào về mặt chính trị
  • Nhập khẩu thêm vũ khí quân trang
  • Ngăn chặn dòng người vào Nam
  • Không từ bỏ kiểm soát chính trị ở các vùng phi cộng sản
  • Tiếp tục giam giữ tù nhân chính trị và tù nhân chiến tranh
    Dưới đây là một vài thông tin sơ lược. Chi tiết của Báo cáo này tại CIA Library.Không rút hoàn toàn quân đội và trang thiết bị (Trang 2 và 3)
– Nhiều cán bộ Việt Minh đóng giả dân thường để tiếp tục tuyển quân và qua mắt ICC.
– Những quân nhân này ở lại vùng Việt Nam tự do với tư cách đặc vụ của Hồ Chí Minh và nhận hướng dẫn để chống lại một cách có hệ thống với nhân sự và quân đội Nam Việt Nam.
– Đầu tháng 3/1955 (…) 3000 quả mìn cũng được phát hiện tại Quảng Ngãi chỉ thời gian ngắn sau khi Việt Minh rút đi.
– Tại Lào, Việt Minh để lại lực lượng ước tính khoản 4000, cải trang thành thường dân, đồng thời trộn nhiều người Lào trong lực lượng để duy trì hoạt động Cộng sản ngầm.
– Tại Campuchia, các quan chức nước này cho rằng 2500 quân đội Việt Minh di tản chỉ chiếm một nửa lực lượng thật ở nước này.
– Không có bên thứ ba nào chứng kiến việc giải giáp lực lượng kháng chiến Khmer (Khmer resistance force) do Việt Minh tiến hành, không có bất kỳ nhóm lực lượng kháng chiến Khmer nào ra đầu hàng chính quyền trung lập, cũng như đăng ký thẻ căn cước để đi bầu.

Tuyển dụng, đào tạo quân đội Lào, kiểm soát Lào về chính trị (Trang 4)

– Có ít nhất 4000 công dân Lào đã bị cưỡng bức xung quân và gửi đi Bắc Việt để đào tạo Cộng sản và tuyên giáo (indoctrination).
– Việc bắt cóc công dân Lào nói trên diễn ra sau đình chiến. Quan chức Lào và Pháp cũng như ICC không đủ thời gian để ngăn chặn. Việc tuyển quân cưỡng bức này cũng là một kỹ thuật khét tiếng từng sử dụng bởi quân nổi dậy Cộng sản Hy Lạp 5 năm trước. (trang 3)
– Chính phủ Pathet Lao, bù nhìn của Việt Minh từ 1949, đã kiểm soát 2 tỉnh Bắc Lào: Phong Saly và Sam Neua về mặt chính trị và quân sự. Mặc dù Pathet Lào đã ký tại hội nghị công nhận quyền kiểm soát của chính phủ Lào, lực lượng này dưới chỉ dẫn của quan thầy Việt Minh, tiếp tục tấn công Chính phủ Lào để giành quyền kiểm soát.
– Lãnh đạo Pathet Lao không giấu giếm sự thực là họ đang nỗ lực để đưa đến quyền kiểm soát của cộng sản. Họ tuyên truyền rằng mình là dân tộc chủ nghĩa, Chính phủ Lào bị Pháp kiểm soát, việc tấn công Chính phủ Lào không phải xâm lược, và họ sẽ mang lại bình đẳng cho tất cả người Lào.

Vi phạm lệnh ngừng bắn (Trang 5)

– Hàng loạt cuộc tấn công của cộng sản Pathet Lao vào lực lượng hoàng gia Lào đã diễn ra. Nghiêm trọng nhất là tấn công ngày 12/1 vào Nong Khang và Houei Thao ngay sau chuyến thanh tra của ICC.
– Ngày 17/08/1954, 1 nhóm quân VM tấn công nhóm tuần tra người Việt ở Đức Phong, Kiến An (Hải Phòng).
– Ngày 27/07/1954, Việt Minh tấn công tiền đồn Mung Moc và Khoai Lao ở Quảng Yên (Quảng Ninh).
– Ngày 07/08/1954, Việt Minh dẫn đắt dân làng tấn công lực lượng Việt Nam tại Tân Thành, Tây Giang, Đông Giang.

Nhập khẩu vũ khí
– Quân dụng như đạn dược, pháo, phương tiện vận chuyển đã được đưa vào Bắc Việt số lượng lớn qua biên giới với Trung Quốc. (Hiệp định Geneva cấm). Đường biên giới Việt Trung dài giúp việc chuyển lậu vũ khí tránh khỏi tầm quan sát của ICC.
– Từ khi đình chiến, số lượng nhập lậu vũ khí từ Trung Quốc vào Bắc Việt: 1500 trận địa pháo và pháo phòng không, 500 súng cối, 9000 vũ khí tự động, 500 súng không giật, 30 xe tăng hạng nhẹ (trang 8)
Ngăn chặn di tản vào Nam (trang 5,6,7,10)
– Việt Minh xử lý những người dân miền Bắc Việt Nam mong muốn di chuyển vào Nam tương tự như như tội phạm.
– Việt Minh ngăn trở số lượng lớn người di chuyển bằng thuyền, bằng cách phá huỷ thuyền bè, bắn tỉa, ngăn cách trẻ em khỏi cha mẹ.
– Tháng 11/1954, hơn 6000 người tị nạn từ Bùi Chu và Phát Diệm, bị Việt Minh ngăn cấm di tản hợp pháp, đã đến bờ biển bằng mọi cách có thể và được cứu thoát đến các con tàu Pháp đang chờ gần bờ.
– Sự biến ở Ba Láng tháng 1 năm 1955, do ICC báo cáo sau chuyến điều tra thực địa tại Ba Láng để xác minh việc Việt Minh ngăn cản người dân di cư vào Nam.
+ Trước khi đoàn ICC đến hiện trường, Việt Minh dàn dựng một vụ xung đột giữa giáo dân và quân đội, tạo cớ bắt giữ linh mục và nhiều người khác. Cho đến giữa tháng 2, nhưng người này vẫn còn bị giam cầm.
+ Khi ICC tới Ba Láng, Việt Minh tung người của mình tạo thành đám đông la ó lấn át tiếng giáo dân, ngăn cản họ trao đổi với ICC.
+ Theo báo cáo của ICC, Việt Minh không thông báo cho người dân biết Điều khoản 14d (tự do di chuyển).
– Cuộc điều tra ở Lưu Mỹ của ICC: Cuộc điều tra này kết thúc ngày 19/02 đã xác nhận rằng từ 9 đến 13 tháng 1, quân đội và du kích tấn công vùng Công giáo, giết chết 14 người, trong đó có 1 trẻ em và 1 người bị tra tấn, 22 lãnh đạo bị bắt, 1 tra tấn, 10 dân làng bị thương. Điều này buộc dân chúng phải tổ chức tự vệ vào đầu tháng Một. Du kích cản trở giáo dân tiếp cận đoàn điều tra của ICC và cấm họ rời Lưu Mỹ. Cả 69 giấy phép di tản được trưng ra đều là giả.

Kiểm soát chính trị ở các vùng phi cộng sản (Trang 8 và 9)

– Cán bộ Việt Minh tiếp tục ở lại sau vĩ tuyến 17 để duy trì vùng kiểm soát trên thực tế tại những địa phương mình kiểm soát.
– Ước tính chỉ có 14 ngàn trong số 20 ngàn cán bộ Việt Minh di tản khỏi Plaine des Joncs (vùng Đồng Tháp Mười).
– Tại Lào, Việt Minh tăng cường tuyên truyền cộng sản theo cách của Trung Quốc và Nga, bao gồm phát hình ảnh Stalin, Malenkov, Mao, Hồ
– Việt Minh tăng cường tuyên truyền khái niệm bầu cử “tự do và dân chủ” kiểu Cộng sản.
Giam giữ tù nhân chính trị và tù nhân chiến tranh (Trang 7)
– Đến 4/9/1954, Việt Minh trả 11.000 quân Pháp, phía Pháp trả hơn 3000 người Việt. Nhưng có hàng ngàn người Việt vẫn bị Việt Minh giam giữ. Việt Minh áp dụng chiến thuật giam giữ để tẩy não của Nga đối với tù nhân Đức và Nhật trong thế chiến thứ hai, để biến họ thành Cộng sản.
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#2
Hiện sử VIỆT NAM -  8 videos
 
Phim VietNam! VietNam! này gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973). "Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971." Vì một lý do thầm kín nào đó mà phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube.
 
Vietnam! Vietnam!
 
Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).

Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.

Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.

Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.
- Phim cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.

- Cho thấy hình ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đành đập và tra tấn khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xử tử tế.
- Cho thấy hình ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Hòa khi chăm sóc vết thương của các tù binh Việt cộng, mà nói xin lỗi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẻ vì là người có văn hóa hết so với hình ảnh của người lính miền Nam.
- Cho thấy cả một làng bị Việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.
- Trong cảnh đám biểu tình chống chiến tranh ở Sài gòn do bọn phản chiến Mỹ và Việt cộng nằm vùng tổ chức, thì có một người Hung Ga Ry nhào lại đám phóng viên truyền hình chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau: ''Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bởi vì tụi bây không biết gì về Cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hưởng một huy chương vì đang đấu tranh chống bọn Cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa''. Bọn biểu tình đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.

Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?

Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẽ một lằn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.
Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngừng nổ''.

Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giữa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lỡ nói xa lầy rồi... Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ cs.

Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phũ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.

Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan " .... Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned ."

Tạm dịch : ".... Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật. !!!
=======================

Tài Liệu
(14.02.09) cuốn phim VietNam! VietNam! gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973) . "Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971." Vì một lý do thầm kín nào đó mà Phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube .



Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#3
Vietnam!Vietnam! part2



Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#4
Vietnam!Vietnam! part3



Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#5
Vietnam!Vietnam! part4





Xem để tưởng niệm Ngày Quốc Hận & không bị cs tuyên truyền dối trá.  Mad

Crying-face4 Crying-face4 Crying-face4
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply
#6
Tranh cãi trên mạng xã hội về bản chất của cuộc chiến 1954-1975

Trường Sơn
2021.08.14


[Image: d3893ebb-12bf-49ae-bfea-a610923588b3.jpeg]
Hình minh hoạ: Người dân đi qua tấm biển kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến VN tại Dinh Độc Lập ở TP HCM hôm 29/4/2015

Một số người dùng mạng xã hội Tik Tok và Facebook ở Việt Nam đang tham gia vào một cuộc tranh cãi gay gắt về bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Điều đáng chú ý là cuộc tranh luận này nổ ra chỉ vì một câu trong bài hát Gia tài của mẹ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trước đó, một vài người dùng mạng xã hội Tik Tok ở Việt Nam đã dùng bài hát Gia tài của mẹ để làm nhạc nền cho các video của họ, vì là những người có lượng người theo dõi cao nên việc sử dụng bài hát trên đã trở nên thịnh hành, kéo theo đó là lời của bài hát cũng được đem ra mổ xẻ.

Trong đó, câu “20 năm nội chiến từng ngày” được đặc biệt chú ý.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội Tik Tok sau đó đã thể hiện sự đồng tình với quan điểm cuộc chiến tranh 1954-1975 là một cuộc nội chiến, trái với quan điểm chính thống mà Nhà nước đưa ra từ trước tới nay, vốn gọi đó là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.


Tranh cãi về tên gọi


Ngay sau đó, những trang Facebook được biết rộng rãi là tuyên truyền quan điểm của Nhà nước, điển hình như trang Tifosi đã đăng đàn chỉ trích những cá nhân sử dụng bài hát Gia tài của mẹ, và những người sử dụng từ nội chiến. Trang này cáo buộc họ là “xúc phạm lịch sử”, “không yêu nước”, và “thiếu hiểu biết”.


Hàng chục ngàn bình luận đã được đưa ra bởi những người phản đối việc gọi cuộc chiến 1954-1975 là nội chiến. Nguyễn Xuân Tài, một bạn trẻ sống ở TP. Hồ Chí Minh là một trong số đó. Trả lời phỏng vấn của RFA, Tài cho biết lý do anh không ủng hộ việc gọi cuộc chiến tranh Nam-Bắc là nội chiến:


Tôi thấy là cái việc mà những người có tầm ảnh hưởng, có những cái nhận định là cuộc chiến này là nội chiến, đối với tôi đó là một quan điểm sai. Bởi vì trong suốt quá trình lịch sử Việt Nam có rất nhiều cuộc nội chiến như là 12 Sứ quân hay là Trịnh-Nguyễn phân tranh, nhưng mà Chiến tranh Việt Nam thì chưa bao giờ là nội chiến cả.


Và cái chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ở miền nam nó không được thừa nhận bởi vì nó không phải là một chính quyền do nhân dân lập nên mà là do Mỹ lập nên. Và kể cả trong nhân dân miền nam thì cũng có một chính quyền được nhân dân ủng hộ, đó là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam.”


Nguyễn Xuân Tài cũng cho rằng những người gọi cuộc Chiến tranh Việt Nam là nội chiến rất có thể đã đọc phải những thông tin do Mỹ đưa ra, hoặc thông tin đến từ những người có “tư tưởng phản động”.


Ở chiều ngược lại, cũng không ít người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ đã có cái nhìn về cuộc chiến tranh trước năm 1975 thoát ra khỏi khuôn khổ sách giáo khoa. Anh Nguyễn Sơn đến từ Hà Nội cho RFA biết góc nhìn của anh về thời kỳ lịch sử này:
Nó là một cuộc nội chiến nhưng mà cái tính chất của nó lại vượt ra ngoài một cuộc nội chiến thông thường. Nếu tính về chuyện tại sao lại là nội chiến thì nó đúng là vẫn trên cùng một vùng lãnh thổ là Việt Nam nhưng mà chia ra làm hai chính quyền, mỗi chính quyền ở một miền, và hai chính quyền xảy ra một cuộc chiến tranh với nhau để thống nhất. 
Thì cái tính chất nội chiến của nó là do đây là cuộc chiến chủ yếu là giữa người Việt với người Việt.”


Anh Sơn cũng cho rằng Chiến tranh Việt Nam còn là cuộc chiến uỷ nhiệm giữa hai khối ý thức hệ đối nghịch nhau ở thời điểm bấy giờ là khối Cộng Sản và khối Tự Do.  


Từ góc nhìn Công pháp Quốc tế


Cũng có ý kiến cho rằng các cuộc thảo luận về lịch sử ở Việt Nam mang nặng tính ý thức hệ, và có ít không gian cho việc thảo luận học thuật, phần là vì chính sách giáo dục và phần là vì chính sách kiểm duyệt.


RFA phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Tấn Trung, chuyên gia công pháp quốc tế, để tìm kiếm một góc nhìn khác nằm ngoài phạm vi ý thức hệ của các bên ở Việt Nam.


Ông Trung cho biết có sự khác nhau về cách gọi tên cuộc chiến ở các thời kỳ và góc độ khác nhau, nhưng trước hết thì cần phải xác định các bên tham chiến là những ai.


“Mình sẽ xác định bên tham chiến là những ai, đầu tiên là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay còn gọi là Bắc Việt, anh thứ hai là Việt Nam Cộng Hoà hay Nam Việt, rồi chúng ta có Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng Minh, và cuối cùng là một cái anh không có tư cách quốc gia giống ba anh còn lại, thì là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam Việt Nam.”


Ông Trung cho biết, theo quan điểm quốc tế thì lực lượng Mặt trận được coi là một lực lượng phiến quân nằm bên trong miền nam Việt Nam, hoạt động với mục đích lật đổ hệ thống chính trị của miền nam Việt Nam, và trong thời kỳ chiến tranh chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phủ nhận bất cứ sự liên hệ nào giữa họ với lực lượng Mặt trận.


Trong pháp luật quốc tế, khi nói vế tranh chấp thì không sử dụng thuật ngữ kháng chiến hay là chiến tranh vệ quốc, hay là chiến tranh giải phóng, mà nó đưa ra hai khái niệm cụ thể; đầu tiên là xung đột vũ trang quốc tế và thứ hai là xung đột vụ trang phi quốc tế. Thì chúng ta dựa trên tư cách chủ thể của những bên tham chiến để xác định cuộc chiến này là chiến tranh như thế nào.”


Do vậy, nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đánh nhau với Hoa Kỳ hoặc Việt Nam Cộng hoà, thì đó sẽ là chiến tranh quốc tế bởi các bên đều có tư cách quốc gia. Còn xung đột giữa Mặt trân Giải phóng Miền nam Việt Nam với Việt Nam Cộng Hoà hoặc Hoa Kỳ thì đây là xung đột phi quốc tế, bởi Mặt trận không có tư cách quốc gia.


Như đã đề cập, trong thời kỳ chiến tranh thì Bắc Việt phủ nhận hoàn toàn bất cứ sự liên quan nào đối với lực lượng Mặt trận, thay vào đó diễn ngôn chính trị được đưa ra ở thời điểm đó là người “dân miền nam đứng lên lật đổ chế độ nguỵ quyền”. Do vậy, cuộc Chiến tranh Việt Nam, theo quan điểm quốc tế, có thể được coi là một cuộc nội chiến giữa các bên ở miền nam Việt Nam.


Người trong cuộc nói gì?

Chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, cho đến nay đã là 46 năm. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận về đề tài này vẫn có sức nóng như thể nó mới xảy ra.


Thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện tại đều sinh ra sau cuộc chiến, không biết chiến tranh là gì, nên khó tránh bị tác động bởi các chính sách tuyên truyền.


Một cựu sĩ quan tình báo giấu tên, thuộc Cụm tình báo A10 khét tiếng của Bắc Việt hoạt động tại Sài Gòn trong thời chiến, cho RFA biết quan điểm của ông về cách mà thế hệ trẻ nên tiếp cận các vấn đề lịch sử:


Tôi bây giờ là tôi không đặt vấn đề là nhìn lại để nói trắng nói đen cái lịch sử ra nó là cái cuộc chiến tranh gì, tôi không đặt vấn đề đó! Không cần hai bên phải đi ký một cái điện bàn gì về quá khứ. Cái đó để cho quá khứ trôi vào dĩ vãng thế thôi vì bây giờ thực tế hai bên có thù hận gì nhau đâu.


Tôi đây này, nghĩa là một tiểu đội ba người thôi, đánh quân của Mỹ đổ bộ vô trong căn cứ của trung ương cục, người Mỹ chết, tụi nó khóc la rồi trên máy bay trực thăng nó xịt mưa xuống cho nó tắm rồi này kia, rồi pháo mình đánh. Nhưng mà cuối cùng bây giờ hai bên ôm nhau vui.


Theo tôi, quan niệm của tôi đối với lớp trẻ là hãy nhìn về phía trước. Nếu các em có học giỏi, có cơ hội, có điều kiện để đi Mỹ được, để đi du học được thì cứ việc đi. Qua đó học tập và nếu như cái ngành nghề đó mà không về Việt Nam phục vụ được thì cứ phục vụ ở bển, còn ngành nghề đó mà về Việt Nam được thì cứ về Việt Nam, tuỳ!”


Vị cựu sĩ quan này cũng cho rằng hiện nay Mỹ đang là quốc gia giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là trong nỗ lực chống lại dịch bệnh COVID-19 và vấn đề Biển Đông. Người trẻ Việt Nam cần tăng cường giao lưu với Mỹ để củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia.


Theo RFA.
Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở . Cheer
Reply