Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ...
#76
(2018-07-21, 08:38 AM)Vâng Wrote: 2 lá bài của QX ko thể nào thắng nổi 2 lá bài của V đang cầm. Nhưng vì LIFE là một “công trình.” V xin úp bài chịu thua.  :78:


Cheer

Confused

Biết rồi! Nên tui không tin đâu ...

Không biết các bạn trong VietBest có ai tin thật rằng V "xin úp bài chịu thua" một cách dễ dàng như thế không?

QX tui thì vẫn còn nghi ngờ lém. Rủi Vâng còn giấu 2 con ách trong túi áo rồi thừa lúc tui ngó lơ liền móc ra liệng 2 con ách lên mặt bàn một cái phạch thì sao?

Chắc QX té ghế chớt!

Innocent Rollin Cheer
Reply
#77
(2018-07-22, 02:46 PM)Gracie Wrote: dạ chua biet nghĩ sao...tu*` nay am thầm theo dõi thôi hà :face-with-tears-of-joy4: Lol

Dà, tui cũng nghĩ vậy, ....  từ nay Gracie cứ ầm thầm theo dõi dùm tui. Hể thấy có thằng nào lòi đuôi ra thì Gracie nhớ túm lấy cái đuôi của nó kéo liền nhé.

Rolling-on-the-floor-laughing4
Reply
#78
(2018-07-21, 07:45 PM)anatta Wrote: Tôi có đọc các sách của Gs HT, và tâm đắc nhiều quan niệm nhân sinh và đạo lý mà ông đã nói.

Nói về đạo thì cần có tâm, tức là có lòng thành tìm hiểu chiêm nghiệm. Nếu không thì cũng như quexua đã nói thôi.

Hoàn cảnh sống trên hoang đảo như bạn nói thì tôi chưa nghĩ đến, vì tình cảnh thực tế không hẳn giống như mình suy tưởng. :-)

Nhưng, để trả lời theo câu hỏi thì nếu trên hoang đảo mà có thực phẩm để sống thì tôi sống cô độc được. Ở hoang đảo  thì việc thực hành đạo lý nào tuỳ theo những gì mình đã học hỏi được và thực hành. Có khác là ở hoang đảo thì thanh tịnh hơn. Quexua hỏi sống theo đạo để làm gì? Là để tự tri, tìm hiểu chính mình, đó là quan niệm của mình cho dù ở hoang đảo hay không. Còn bạn quexua thì sao?

Chào Anatta,

QX hay dùng cái giả thiết rằng mình đang sống trên hoang đảo để kiểm soát "sự tỉnh giác" của mình.

Trong bất cứ người theo đạo nào cũng có hai khía cạnh:  khía cạnh tu cá nhân, và khía cạnh "trình diễn."

Khía cạnh tu cá nhân là cái đức hạnh thực sự của một người theo đạo, là những hoa quả, những cái "giác" mà người đó gặt hái được khi tu.

Khía cạnh trình diễn là khía cạnh bề ngoài, mà người đó muốn lộ ra cho người khác biết là họ đã đạt đến thành quả nào. Thí dụ như hồi xưa qx vào msg board của Mỹ, gặp anh chàng đó người Mỹ, rất là dỡ về thiền (Zen) nhưng lại thích dạy người khác mặc dù những quan niệm của anh ta sai lầm và nhiều khi nguy hiểm nếu như người khác làm theo. Anh ta nói với qx rằng anh ta rất thích làm thiền sư! (Mặc dù không có khả năng.)

Thường thường những người tu nặng phần trình diễn này nếu cho họ lên hoang đảo ở một mình thì họ sẽ bỏ tu ngay, vì đã bị mất đi cái hào quang của phần trình diến.

Họ cũng sẽ chẳng biết phải tu một mình thế nào, vì họ không có đạo hạnh thật.

Thêm vào đó, Đạo nào cũng có hai phần, đó là tu cho mình, và tu cho người ... cho nên khi sống trên hoang đảo thì mình sẽ thấy rõ ràng cái công dụng của việc tu cho mình, và tu cho người (giúp đời, hoằng pháp) nó khác nhau thế nào, và cái pháp của mình nó có hữu hiệu hay không.

Lấy thí dụ như một người ở duới nước, trước hết phải thử xem họ có bơi được hay không? và có bơi giỏi không? trước khi nghỉ đến việc đi làm lifeguard để cứu người chết đuối.
Reply
#79
Luca 20:

38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống."

Thế nhưng "sự sống" là gì? Sự sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Có người thì thấy yêu đời, thấy đời đáng sống, yêu cuộc sống.

Có người thì thấy chán đời, chẳng biết sống để làm gì?

Có người sống thì thấy sướng, có người thì thấy khổ!

Thế cuộc sống sướng hay khổ? Và ta phải làm gì nếu muốn thay đổi sự sướng khổ, cuộc sống của ta?

:thinking-face4:
Reply
#80
(2018-07-24, 12:28 AM)quexua Wrote: Chào Anatta,

QX hay dùng cái giả thiết rằng mình đang sống trên hoang đảo để kiểm soát "sự tỉnh giác" của mình.

Trong bất cứ người theo đạo nào cũng có hai khía cạnh:  khía cạnh tu cá nhân, và khía cạnh "trình diễn."

Khía cạnh tu cá nhân là cái đức hạnh thực sự của một người theo đạo, là những hoa quả, những cái "giác" mà người đó gặt hái được khi tu.

Khía cạnh trình diễn là khía cạnh bề ngoài, mà người đó muốn lộ ra cho người khác biết là họ đã đạt đến thành quả nào. Thí dụ như hồi xưa qx vào msg board của Mỹ, gặp anh chàng đó người Mỹ, rất là dỡ về thiền (Zen) nhưng lại thích dạy người khác mặc dù những quan niệm của anh ta sai lầm và nhiều khi nguy hiểm nếu như người khác làm theo. Anh ta nói với qx rằng anh ta rất thích làm thiền sư! (Mặc dù không có khả năng.)

Thường thường những người tu nặng phần trình diễn này nếu cho họ lên hoang đảo ở một mình thì họ sẽ bỏ tu ngay, vì đã bị mất đi cái hào quang của phần trình diến.

Họ cũng sẽ chẳng biết phải tu một mình thế nào, vì họ không có đạo hạnh thật.

Thêm vào đó, Đạo nào cũng có hai phần, đó là tu cho mình, và tu cho người ... cho nên khi sống trên hoang đảo thì mình sẽ thấy rõ ràng cái công dụng của việc tu cho mình, và tu cho người (giúp đời, hoằng pháp) nó khác nhau thế nào, và cái pháp của mình nó có hữu hiệu hay không.

Lấy thí dụ như một người ở duới nước, trước hết phải thử xem họ có bơi được hay không? và có bơi giỏi không? trước khi nghỉ đến việc đi làm lifeguard để cứu người chết đuối.

Chào quexua,

Bạn hồi đáp cái post mà tôi không biết. Lúc này sao mà khá lẩm cẩm :-).

Theo như cảm nghĩ của bạn về tu đạo và đời trong cái post thì trường hợp như Phật Thích Ca hay Chúa Jesus mà ở hoang đảo thì cũng đâu có giảng pháp giúp ai được. Như vậy, thì làm sao Phật hay Chúa Jesus biết được cái pháp hay cái mà các ngài đắc được là hữu hiệu hay không?

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#81
(2018-07-30, 05:58 PM)anatta Wrote: Chào quexua,

Bạn hồi đáp cái post mà tôi không biết. Lúc này sao mà khá lẩm cẩm :-).

Theo như cảm nghĩ của bạn về tu đạo và đời trong cái post thì trường hợp như Phật Thích Ca hay Chúa Jesus mà ở hoang đảo thì cũng đâu có giảng pháp giúp ai được. Như vậy, thì làm sao Phật hay Chúa Jesus biết được cái pháp hay cái mà các ngài đắc được là hữu hiệu hay không?

Cheer

Chào anatta,

Hôm nay vừa bận rộn, vừa buồn ngủ, vừa bị problem làm hoài không ra. Nhưng thôi tạm ngưng đó chạy vào đây viết vài hàng ...

Ừ bạn nói có lý, nếu Chúa Phật mà ở hoang đảo thì cũng đâu có dạy được gì cho ai? Nói tóm lại là Chúa Phật bị cấm không được ở hoang đảo. Off limit! ...  Phải không bạn?   Lol.

Làm sao biết được pháp các ngài đắc được hữu hiệu hay không? Đây là một câu hỏi khá rắc rối.

Đối với Chúa Phật thì điều đó có thể tương đối dể giải thích ... vì họ là sư phụ của các sư phụ ...

Họ là thầy dạy người khác sự đắc ngộ, mà nếu họ không biết họ có đắc ngộ hay pháp họ có hữu hiệu không thì hoá ra họ cũng giống mình rùi?  Vậy là thầy dõm, nếu như họ không biết chắc.  Còn thầy xịn thì phải biết chắc chứ? hì hì.

Còn chúng ta thì mới thật là vấn đề. Nếu ở trên hoang đảo không trình diễn được mà chỉ tự tu thì làm sao biết mình đắc hay pháp của mình có hữu hiệu hay không?
Reply
#82
(2018-07-31, 05:13 PM)quexua Wrote: Chào anatta,

Hôm nay vừa bận rộn, vừa buồn ngủ, vừa bị problem làm hoài không ra. Nhưng thôi tạm ngưng đó chạy vào đây viết vài hàng ...

Ừ bạn nói có lý, nếu Chúa Phật mà ở hoang đảo thì cũng đâu có dạy được gì cho ai? Nói tóm lại là Chúa Phật bị cấm không được ở hoang đảo. Off limit! ...  Phải không bạn?   Lol.

Làm sao biết được pháp các ngài đắc được hữu hiệu hay không? Đây là một câu hỏi khá rắc rối.

Đối với Chúa Phật thì điều đó có thể tương đối dể giải thích ... vì họ là sư phụ của các sư phụ ...

Họ là thầy dạy người khác sự đắc ngộ, mà nếu họ không biết họ có đắc ngộ hay pháp họ có hữu hiệu không thì hoá ra họ cũng giống mình rùi?  Vậy là thầy dõm, nếu như họ không biết chắc.  Còn thầy xịn thì phải biết chắc chứ? hì hì.

Còn chúng ta thì mới thật là vấn đề. Nếu ở trên hoang đảo không trình diễn được mà chỉ tự tu thì làm sao biết mình đắc hay pháp của mình có hữu hiệu hay không?

Cái ông Quê Xưa này cứ thích nói xong bỏ lửng nữa chừng, không chịu nói hết.

Đọc về đề tài hoang đảo này tui sực nhớ thực ra Chúa Giê Su cũng đã từng ra sa mạc để ngồi 40 ngày không ăn uống. Đức Phật thì cũng sống 6 năm trong rừng hoang, không bóng người ... 

Các nhà sư, các nhà Yogi Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện cũng hay lên núi cao ẩn tu một mình trong thời gian dài ...

Thế bạn làm gì nếu như bạn sống trong một hoang đảo. Tui nhớ có một thiền sư thì nói, ông sẽ mang một cuốn kinh mà ông thích nhất theo, để ngồi đọc. 

Các nhà sư ẩn tu thì luyện thiền, luyên giác ngộ, luyện Yoga, như trong truyện "Động hoa trên xứ tuyết."

Mỗi người có một cách hành pháp trên hoang đảo, không ai giống ai ...

Nhưng cách của bậc giác ngộ như Chúa Phật thì chắc hơi khác.

Innocent
Reply
#83
Chào QueQua và quexua,

Hai vị chắc là anh em sanh đôi, hoặc là anh em. Không biết ai là anh?
Tôi đoán quexua là anh còn QueQua là em. :-)

Trở lại đề tài như QQ hay qx đã nói, làm sao chúng ta phàm nhân khi tu tập thì biết là ... đúng đường hay là giác ngộ thật. Tôi không biết con đường của Chúa Jesus ra sao, tuy nhiên với Phật đạo thì tài liệu có ghi lại cách thức để cá nhân đó tự trắc nghiệm. Thời Phật Thích Ca, khi ngài đạt giác ngộ thì ngài biết là ngài giác ngộ, mặc dù chưa đi ra ngoài giảng  pháp -- tức là ngài không cần phải rao giảng pháp chi chúng sinh họ thử rồi mới biết là pháp của ngài có hữu hiệu hay không. Sau khi đạt giác ngộ, Phật ngồi trầm ngâm và không có ý định rao giảng. Vì ngài thấy rằng pháp mà ngài giác ngộ nó sâu xa vi diệu, trong khi chúng sinh thì chìm đắm trong tham sân si khó mà lãnh hội được những điều ngài giảng. Sau đó, một vị trời phạm thiên mới hoá hiện xuống và thỉnh cầu ngài đi hoằng pháp độ nhân.

Trong các kinh nguyên thỉ, Phật thường hay giảng đi giảng lại các thứ bậc chứng đắc cho đến giác ngộ hoàn toàn. Nói gọn là phải diệt đi tuần tự 10 kiết sử.
Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#84
Wow .. ngồi viết posts thấy thời gian qua mau quá ... tới giờ dzo.t về rồi ... 

Chút tối viết tiếp ....
Reply
#85
Ở trong một thành phố xô bồ không có nghĩa là không bao giờ bị cô đơn. Ngược lại ở những nơi hoang dã không có nghĩa là lúc nào cũng bị cô đơn.
Hello.
Reply
#86
(2018-08-02, 08:11 PM)OneSunday Wrote: Ở trong một thành phố xô bồ không có nghĩa là không bao giờ bị cô đơn. Ngược lại ở những nơi hoang dã không có nghĩa là lúc nào cũng bị cô đơn.

Chào bạn OneSunday. Hmm, nói nghe có lý.  Nhưng là sao? là sao lại có thể như vậy được chứ hả?  :thinking-face4:

Chả nhẻ bạn đã từng trải qua nên có nhiều ấn tượng?  Clap Hello
Reply
#87
(2018-08-02, 07:23 PM)anatta Wrote: Chào QueQua và quexua,

Hai vị chắc là anh em sanh đôi, hoặc là anh em. Không biết ai là anh?
Tôi đoán quexua là anh còn QueQua là em. :-)

Trở lại đề tài như QQ hay qx đã nói, làm sao chúng ta phàm nhân khi tu tập thì biết là ... đúng đường hay là giác ngộ thật. Tôi không biết con đường của Chúa Jesus ra sao, tuy nhiên với Phật đạo thì tài liệu có ghi lại cách thức để cá nhân đó tự trắc nghiệm. Thời Phật Thích Ca, khi ngài đạt giác ngộ thì ngài biết là ngài giác ngộ, mặc dù chưa đi ra ngoài giảng  pháp -- tức là ngài không cần phải rao giảng pháp chi chúng sinh họ thử rồi mới biết là pháp của ngài có hữu hiệu hay không. Sau khi đạt giác ngộ, Phật ngồi trầm ngâm và không có ý định rao giảng. Vì ngài thấy rằng pháp mà ngài giác ngộ nó sâu xa vi diệu, trong khi chúng sinh thì chìm đắm trong tham sân si khó mà lãnh hội được những điều ngài giảng. Sau đó, một vị trời phạm thiên mới hoá hiện xuống và thỉnh cầu ngài đi hoằng pháp độ nhân.

Trong các kinh nguyên thỉ, Phật thường hay giảng đi giảng lại các thứ bậc chứng đắc cho đến giác ngộ hoàn toàn. Nói gọn là phải diệt đi tuần tự 10 kiết sử.
Cheer

Bạn anatta, nói đến chuyện hoang đảo, tui sực nhớ đến câu này, không biết bạn có nghe qua? ...  "là một hòn đảo cho chính mình"   gú gồ là "Be an island unto yourself." 

- Anatta: "Sau khi đạt giác ngộ, Phật ngồi trầm ngâm và không có ý định rao giảng."    

QX: Đúng rồi, rao giảng - truyền đạo, và giác ngộ,  là hai công việc khác nhau. Theo bạn nghĩ, cái nào quan trọng hơn?

Con đường của các bậc thầy đi, bao giờ cũng là giác ngộ trước, rồi truyền dạy sau. Đó là cách chắc chắn nhất, vì bậc thầy họ biết hết những ngỏ ngách nên họ có thể hướng dẫn người học trò tiến bộ tinh tấn nhanh và tránh vấp ngã, không bị lạc đường. Pháp, hay Phương pháp là điều rất quan trọng, nhưng có pháp mà thiếu thầy giỏi thì không có người khích lệ, khuyên nhủ, nên dể nản lòng, thiếu sự tinh tấn và đi lạc hướng hay bỏ cuộc. Khi gặp khó khăn, không có ai giải hay truyền kinh nghiệm. Cũng giông như bạn vào học trường trung học vậy thôi, có người thì học xuất sắc, có người thì đội sổ. Có người thì drop out. Vì sao trình độ không đều nhau?  Nếu high school mà có một ông thầy giỏi và tận tâm thì có nhiều học sinh honor hơn ...?  Tui chỉ thí dụ vậy thôi.

Con đường Chúa Giê Su đi là con đường huyền nhiệm. Chúa Giê Su tự học, chiêm niệm, cầu nguyện, và trưởng thành tâm linh qua Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Bởi vì Ngài luôn luôn có sự liên kết tâm linh với bên trên ngay cả khi ở thế gian. Điều đó cũng xảy ra cho những người tin và sống theo lời Chúa dạy một cách đúng đắn, 

Đây là những lời Chúa giải thích về cách trưởng thành tâm linh Công Giáo:  

Gioan 16:
12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.
13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.
14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.
Reply
#88
(2018-08-03, 01:18 AM)quexua Wrote: Bạn anatta, nói đến chuyện hoang đảo, tui sực nhớ đến câu này, không biết bạn có nghe qua? ...  "là một hòn đảo cho chính mình"   gú gồ là "Be an island unto yourself." 

- Anatta: "Sau khi đạt giác ngộ, Phật ngồi trầm ngâm và không có ý định rao giảng."    

QX: Đúng rồi, rao giảng - truyền đạo, và giác ngộ,  là hai công việc khác nhau. Theo bạn nghĩ, cái nào quan trọng hơn?

Con đường của các bậc thầy đi, bao giờ cũng là giác ngộ trước, rồi truyền dạy sau. Đó là cách chắc chắn nhất, vì bậc thầy họ biết hết những ngỏ ngách nên họ có thể hướng dẫn người học trò tiến bộ tinh tấn nhanh và tránh vấp ngã, không bị lạc đường. Pháp, hay Phương pháp là điều rất quan trọng, nhưng có pháp mà thiếu thầy giỏi thì không có người khích lệ, khuyên nhủ, nên dể nản lòng, thiếu sự tinh tấn và đi lạc hướng hay bỏ cuộc. Khi gặp khó khăn, không có ai giải hay truyền kinh nghiệm. Cũng giông như bạn vào học trường trung học vậy thôi, có người thì học xuất sắc, có người thì đội sổ. Có người thì drop out. Vì sao trình độ không đều nhau?  Nếu high school mà có một ông thầy giỏi và tận tâm thì có nhiều học sinh honor hơn ...?  Tui chỉ thí dụ vậy thôi.

Con đường Chúa Giê Su đi là con đường huyền nhiệm. Chúa Giê Su tự học, chiêm niệm, cầu nguyện, và trưởng thành tâm linh qua Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Bởi vì Ngài luôn luôn có sự liên kết tâm linh với bên trên ngay cả khi ở thế gian. Điều đó cũng xảy ra cho những người tin và sống theo lời Chúa dạy một cách đúng đắn, 

Đây là những lời Chúa giải thích về cách trưởng thành tâm linh Công Giáo:  

Gioan 16:
12 Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi.
13 Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến.
14 Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.

- Cám ơn Quexua nói đôi điều về tâm linh Công giáo. Bạn có thể giải thích ý nghĩa chữ "thần khí", theo Công giáo/Tin Lành và kinh nghiệm của bạn?

- Dĩ nhiên, anatta nghĩ rằng "tự giác rồi mới giác tha". Mình chưa tự giác mà độ người sau được. Nhưng, dù chưa tự giác, mình có thể trao đổi, chia sẻ và học hỏi với người cùng đi trên con đường tâm linh sự học hỏi hiểu biết của mình.

- Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trước khi Phật nhập diệt, thì có căn dặn thị giả Anan và chúng tỳ kheo rằng: Hãy nương tựa vào chính mình, ngọn đèn của chính mình, nương tựa vào chánh pháp mà không nương tựa vào bất cứ gì khác. Hãy lấy Pháp -- chánh pháp -- và Luật làm thầy. Tôi nghĩ cũng là một ý như "hòn đảo" mà bạn nói trên.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#89
(2018-08-04, 07:40 PM)anatta Wrote: - Cám ơn Quexua nói đôi điều về tâm linh Công giáo. Bạn có thể giải thích ý nghĩa chữ "thần khí", theo Công giáo/Tin Lành và kinh nghiệm của bạn?

- Dĩ nhiên, anatta nghĩ rằng "tự giác rồi mới giác tha". Mình chưa tự giác mà độ người sau được. Nhưng, dù chưa tự giác, mình có thể trao đổi, chia sẻ và học hỏi với người cùng đi trên con đường tâm linh sự học hỏi hiểu biết của mình.

- Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, trước khi Phật nhập diệt, thì có căn dặn thị giả Anan và chúng tỳ kheo rằng: Hãy nương tựa vào chính mình, ngọn đèn của chính mình, nương tựa vào chánh pháp mà không nương tựa vào bất cứ gì khác. Hãy lấy Pháp -- chánh pháp -- và Luật làm thầy. Tôi nghĩ cũng là một ý như "hòn đảo" mà bạn nói trên.

Cheer

Chào bạn Anatta,

 
Thần khí là một điều rất khó diễn tả, vì nó đa dạng và bao la, bao trùm nhiều lãnh vực khác nhau.
 
Theo sự hiểu biết của qx, tui có thể tạm giải thích như vầy.
 
Thần khí là một nguồn năng lượng - còn gọi là power, quyền năng - đến từ Chúa Thánh Thần. 
Đây là một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ, khôn ngoan, và đa dạng. Nhung không phải bất cứ người Thiên Chúa Gáo nào cũng có thần khí.
 
Muốn có thần khí, bạn phải biết tap vào nguồn năng lượng này, hoặc là nếu bạn thiện lành, thì sẽ được thần khí đổ xuống, như Chúa đã hứa trong 8 mối phúc thật.
 
Khi được thần khí đổ xuống, hoặc bạn tap vào nguồn năng lượng này, thì bạn sẽ được lợi ích gì?
 
  1. Bạn sẽ hết khát, do thần khí ban cho bạn sự khôn ngoan. Mỗi khi bạn có điều gì thắc mắc về đạo hoặc đời, hoặc kiến thức muốn biết, bạn chỉ cần hỏi, và sẽ có câu trả lời cho bạn từ Chúa Thánh Thần. Cho dù điều đó có khó khăn hay bí hiểm đến đâu, nó cũng sẽ được trả lời. Bạn sẽ hiểu biết những điều Chúa Giê Su muốn nói nhưng chưa nói đến xưa kia, vì người ta không chịu nổi.

  2. Thần khí là bước đầu dẫn đến sự sống đời đời. Người có thần khí cũng tựa như được quả nhập lưu, sẽ được thần khí hướng dẫn tu tập tiếp và nếu tinh tấn sẽ dẫn đến sự sống đời đời.

  3. Có sức manh trong cuộc sống, cả về thể lực lẫn tinh thần. Thần khí có thể chữa được bịnh tật, các môn đệ xưa của Chúa sau khi có thần khí họ có thể làm phép lạ, trừ tà, và chữa lành các bệnh một cách lạ lùng.

  4. Thần khí có thể giúp bạn, nhưng không điều khiển bạn. Khi cần thì bạn hỏi, nhưng không cần thì thần khí không đổ xuống. Bạn vẫn có toàn quyền quyết định làm mọi việc tốt hay việc xấu, và hậu quả thì tự nó sẽ đến, tùy theo việc mình làm. Nhưng nếu bạn làm việc xấu nhiều quá thì có thể sẽ bị cắt đứt khỏi thần khí và Chúa Thánh Thần rời khỏi bạn.

  5. Thần khí có thể cho bạn những quyền năng tùy theo nhu cầu, như thần nhãn, các thông, các minh, tựa như lục thông, tam minh bên PG.
 
Cái hại của thần khí:
Vì thần khí là năng lượng khôn ngoan, quyền năng, đa đạng nhưng vô hình, nên rất nhiều người TCG mong mõi được có thần khí. Nhiều khi họ mong muốn quá trở thành tửng, hoặc ảo tưởng, vọng tưởng. Do đó họ tin rằng họ đã có thần khí rồi.
 
Lấy thí dụ như qx có quen một người bạn. Trình độ hiểu đạo của cô rất cơ bản, cô ta lại rất thích làm thơ đạo, nhưng phần lớn những bài thơ cô ta làm có tính chất nịnh nọt, ca tụng Chúa một cách thái quá, cứ như đứa bé nũng nịu vòi vĩnh bố mẹ.  Qx mới nói khéo rằng cô ta nên thử sữa vài điều, thì cô ta bảo rằng, đó là lời của Chúa Thánh Thần kêu cô ta viết, không thể sửa được. 
 
Nói tóm lại, bất cứ điều gì có lợi thì đồng thời cũng có cái hại, như con dao hai lưỡi, mình phải biết khéo dùng. Có con dao bén thì dễ bị đứt tay, nhưng không có dao thì không cooking được.

Cheer 
Reply
#90
(2018-08-06, 05:37 PM)quexua Wrote: Chào bạn Anatta,

 
Thần khí là một điều rất khó diễn tả, vì nó đa dạng và bao la, bao trùm nhiều lãnh vực khác nhau.
 
Theo sự hiểu biết của qx, tui có thể tạm giải thích như vầy.
 
Thần khí là một nguồn năng lượng - còn gọi là power, quyền năng - đến từ Chúa Thánh Thần. 
Đây là một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ, khôn ngoan, và đa dạng. Nhung không phải bất cứ người Thiên Chúa Gáo nào cũng có thần khí.
 
Muốn có thần khí, bạn phải biết tap vào nguồn năng lượng này, hoặc là nếu bạn thiện lành, thì sẽ được thần khí đổ xuống, như Chúa đã hứa trong 8 mối phúc thật.
 
Khi được thần khí đổ xuống, hoặc bạn tap vào nguồn năng lượng này, thì bạn sẽ được lợi ích gì?
 
  1. Bạn sẽ hết khát, do thần khí ban cho bạn sự khôn ngoan. Mỗi khi bạn có điều gì thắc mắc về đạo hoặc đời, hoặc kiến thức muốn biết, bạn chỉ cần hỏi, và sẽ có câu trả lời cho bạn từ Chúa Thánh Thần. Cho dù điều đó có khó khăn hay bí hiểm đến đâu, nó cũng sẽ được trả lời. Bạn sẽ hiểu biết những điều Chúa Giê Su muốn nói nhưng chưa nói đến xưa kia, vì người ta không chịu nổi.

  2. Thần khí là bước đầu dẫn đến sự sống đời đời. Người có thần khí cũng tựa như được quả nhập lưu, sẽ được thần khí hướng dẫn tu tập tiếp và nếu tinh tấn sẽ dẫn đến sự sống đời đời.

  3. Có sức manh trong cuộc sống, cả về thể lực lẫn tinh thần. Thần khí có thể chữa được bịnh tật, các môn đệ xưa của Chúa sau khi có thần khí họ có thể làm phép lạ, trừ tà, và chữa lành các bệnh một cách lạ lùng.

  4. Thần khí có thể giúp bạn, nhưng không điều khiển bạn. Khi cần thì bạn hỏi, nhưng không cần thì thần khí không đổ xuống. Bạn vẫn có toàn quyền quyết định làm mọi việc tốt hay việc xấu, và hậu quả thì tự nó sẽ đến, tùy theo việc mình làm. Nhưng nếu bạn làm việc xấu nhiều quá thì có thể sẽ bị cắt đứt khỏi thần khí và Chúa Thánh Thần rời khỏi bạn.

  5. Thần khí có thể cho bạn những quyền năng tùy theo nhu cầu, như thần nhãn, các thông, các minh, tựa như lục thông, tam minh bên PG.
 
Cái hại của thần khí:
Vì thần khí là năng lượng khôn ngoan, quyền năng, đa đạng nhưng vô hình, nên rất nhiều người TCG mong mõi được có thần khí. Nhiều khi họ mong muốn quá trở thành tửng, hoặc ảo tưởng, vọng tưởng. Do đó họ tin rằng họ đã có thần khí rồi.
 
Lấy thí dụ như qx có quen một người bạn. Trình độ hiểu đạo của cô rất cơ bản, cô ta lại rất thích làm thơ đạo, nhưng phần lớn những bài thơ cô ta làm có tính chất nịnh nọt, ca tụng Chúa một cách thái quá, cứ như đứa bé nũng nịu vòi vĩnh bố mẹ.  Qx mới nói khéo rằng cô ta nên thử sữa vài điều, thì cô ta bảo rằng, đó là lời của Chúa Thánh Thần kêu cô ta viết, không thể sửa được. 
 
Nói tóm lại, bất cứ điều gì có lợi thì đồng thời cũng có cái hại, như con dao hai lưỡi, mình phải biết khéo dùng. Có con dao bén thì dễ bị đứt tay, nhưng không có dao thì không cooking được.

Cheer 

Thank you, Quexua.

Qua những lời giải thích của bạn, thì hẳn chắc bạn cũng đã từng tiếp xúc với người Công giáo có được thần-khí.

anatta cũng được nghe biết thì trường phái Pháp môn Quán Âm sau khi thọ tâm ấn thì cũng giống như là nhập vào dòng thánh, được quả Nhập Lưu. Nhưng thật sự thế nào thì chỉ có người trong cuộc thành thật với chính mình, xem xét cõi lòng mình thì mới rõ là có hay không mà thôi.

Cách thức để có thể câu thông (tap) được với thần-khí thì anatta chưa nghe. Về việc hành thiện lành mà có được thân-khí đổ xuống, và  dù rằng bạn nói người có được thần khí tựa như đạt quả nhập lưu (hay đắc tam minh như bên nhà Phật) thì bạn Quexua có thể nói lên theo quan niệm của bạn, riêng anatta thì không đồng tình lắm. 

Theo nhà Phật, thì hành thiện lành (bao gồm giữ giới căn bản) giúp cho tâm được thanh thản, an ổn hiện thời, và được quả tái sanh tốt đẹp đời sống sau, hoặc có thể hiện tại, chứ không thể đưa đến chứng đạo quả nhập lưu. Đạo quả Nhập lưu (Tu đà hoàn) và các bậc kế tiếp, thì chỉ có hành thiền quán (tuệ) Tứ Niệm Xứ, thấu rõ tam pháp ấn, mới đạt được. Còn minh thứ ba trong tam minh là Lậu Tận Minh -- nhổ bật tận gốc các ô nhiễm tham sân si trong tâm -- cũng thế, chỉ có hành thiền tuệ quán TNX mới đắc được.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply