Căn Nhà Trên Cát ... của Quê ...
(2018-08-16, 12:04 AM)quexua Wrote: Ngày xưa, hồi QX mới vừa bắt đầu chập chững đi học đạo, tui thường mong ước, .... Wow, nếu mình có thể xuất hồn đi ngao du thiên hạ, đi qua Mỹ, qua Pháp không cần máy bay thì thích nhỉ?

Hay là mình có con mắt thứ ba, mình có thể thấy hết mọi việc chung quanh, thấy bên trong cơ thể, thấy được bịnh tật, hoặc là thấy được hồn ma, quỷ? Super power ... Ôi thích quá ....

Hoặc là mình đắc ngộ, ... có được sự hiểu biết giống như Chúa Phật, khi mà là người giác ngộ thì không biết mình sẽ nhìn cuộc đời ra sao?  Không biết Chúa và Phật nghĩ gì nhỉ? Chúa Phật có suy nghĩ giống như mình không? Cảm giác đó như thế nào? ... chắc là sướng, và hạnh phúc lắm?


Thế rồi sau đó tui lại nghĩ,  Ê, mà những điều này có thật trên thế gian không hay chỉ là những lời đồn, và chỉ nói trong kinh sách?  Còn thực tế thì sao? Có ai làm được không?

Sau đó QX tui bắt đầu đi học thiền, và đọc đủ thứ sách cũng như kinh để tìm hiểu xem những điều trên có làm được không?

To make the story short ... sau khi thiền một thời gian và nghiên cứu, tôi chợt nhận ra một điều ...  đó là ... Không phải dể!

Cả mấy ngàn năm nay, bao nhiêu người theo Phật Giáo và Công Giáo. Có được bao nhiêu người đắc ngộ hoặc là trở nên thánh?

Cái tỷ lệ được cứu độ hay giải thoát đó so với dân số thế giới là bao nhiêu?  1 in a billion? over thousand year?

Mà không phải là người ta không cố gắng. Có biết bao nhiêu người thực tâp thiền trong các thiền đường, họ ngồi 8 đến 10 tiếng một ngày, spent thousand hours to meditate. Result?  Nope!

Nếu mình cũng làm giống như họ thì kết quả sẽ ra sao?  Cũng giống họ mà thôi! Đã bao nhiêu triệu người đi qua con đường đó và vô hiệu.

Cho nên mình phải smart và thực tế, hãy nhìn nhận sự thật, research và go on your own, những gì sách vỡ dạy đã không có tác dụng.

Suy nghĩ thế cho nên QX bắt đầu làm cuộc hành trình của riêng mình ....

2518 năm sau khi Phật bước chân trên xứ Ấn.  2018 năm sau khi Chúa xuống thế.

Những sách vỡ kinh điển về chúa và Phật được viết và để lại nhiều vô kể. Loài người đã thông minh đến mức tuyệt đỉnh. Khoa học tiến bộ và các phương tiện truyền thông giúp con người ta có thể nói chuyện trao đổi với nhau trong khoảnh khác như đang đứng trước mặt, dù thật ra họ đang ở phía bên kia mặt đất, không khác gì Thiên Nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Thần túc thông. Thật ra con người hiện tại đã có khá nhiều thần thông mà không cần phải luyện tập gì cả.

Sụ văn minh của con người liêu có làm cho chúng ta đến gần với Đao hơn không? Hay những câu hỏi đặt ra về Đao ở đầu thế kỷ 21 này thật ra đã không bớt đi mà còn tăng thêm. Với những kiến thức khoa học và khả năng lý luận logic, hiện tại, chúng ta cần phải đặt lại câu hỏi trên mọi khía cạnh của vấn đề, to question everything!

Vì sao phải question everything? 

Đối với cá nhân QX, cái priority và mục đích khi theo đạo là để được cứu độ, hay nói bên PG thì được kiến tánh, đạt thánh quả nhập lưu, hay giải thoát. Bạn có thể nói là tui nôn nóng hay thiếu kiên nhẩn, nhưng đối với tôi hồi mới vào con đường đạo, một là mình phải đat được, hai là die trying. Cái vấn để theo truyền thống nào hay tôn giáo nào, theo lý thuyết nào thật ra không quan trọng. Vì tựu trung lại, tất cả vấn đề ở chổ là mình tu và đạt là cho mình chứ không phải là cho Chúa Phật, hay cho người. Thêm vào đó, tui suy nghĩ hơi thực tế, nên không tin vào chuyện mình sẽ giác ngộ ở 5, 7 kiếp sau nếu kiếp này không được hoặc, chết lên thiên đàng. Đối với người thực tế, a promise is just a promise. Lời hứa hẹn chỉ là lời hứa hẹn. Tốt hơn hết là muốn cái gì thì nên làm tới nơi, chứ không nên hẹn lần lữa và kéo dài.

Thế cho nên, theo sự suy nghĩ của QX lúc đó, được cứu độ, giác ngộ, kiến tánh là chuyện quan trọng. Trong Thiền học, điều đó gọi là "sinh tử chuyện lớn." Còn giác ngộ kiến tánh hay cứu độ theo tôn giáo nào thì điều đó không quan trọng. Chỉ cần mình đạt được một cái ở trong tôn giáo nào thì sau đó mình sẽ hiểu ra những cái khác. Đúng không?

Cũng giống như bạn được cái đai đen của võ nào cũng được, sau đó học qua võ khác cũng dể hơn. Hoặc là có cái BS của major nào cũng được, sau đó học qua ngành khác cũng không khó.  Bởi vì thà được một cái còn hơn chết mà không được cái nào.

Cái vấn đề là, muốn giác ngộ, kiến tánh, được cứu độ, hay thánh quả Nhập lưu, vấn đề là trước hết, cần phải quét sân ...

1. cần phải có một cái thế giới bên kia. Đúng không?  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

2. Chúa hay Phật phải có thật

3. Sự giác ngộ, Cứu độ, Nhập lưu là điều có thật.

4. Cái phương pháp cách thức để đạt những điều trên phải đúng, rõ ràng, và có thể làm theo hoặc repeat.

Thế cho nên, đối với QX, việc truyền giáo không quan trọng, ai muốn theo đạo nào, truyền thống nào cũng được, welcome to the club, join the crowd.

No problem. The problem is what đo you đo after join the club?  Back to the beginning, làm thế nào để được Cứu Độ? Và điều đó có thể thành hiện thực ở năm 2018 không?

Confused Rolling-on-the-floor-laughing4
Reply
Bạn có nghe câu này "Hãy tự đốt đuốc mà đi!"   

Thành thật mà nói, QX tui thường không đồng ý với câu này lắm, vì nó có tính tuyệt đối, nó có cái tính khoanh một vòng tròn chung quanh nó và đóng kín, cho nên nó thường không hoàn toàn đúng, nó là bất toàn. Dù vậy, có một điều mà QX sẽ hoàn toàn đồng ý với câu "Hãy tự đốt đuốc mà đi !" nếu cái đuốc đó là đuốc của Logic, của lý trí. Đó là cái đuốc của một scientist, hay là cái đuốc của một người detective. Đó là cái đuốc của một ánh sáng độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một hệ thống, trường phái hay brand name nào cả. Cho dù  cái đuốc đó bất toàn, QX vẫn vui vẽ đốt lên và soi đường, cho dù mình có va vào tường vẫn vui lòng mà đi.

Khi bạn theo đạo, hãy question everything. Hãy đặt lại câu hỏi trên mọi vấn đề. Nhất là khi bạn muốn được cứu độ hay đắc ngộ.  Tại sao thế?

Lý do cũng giống như bạn làm business. Khi bạn làm business thì sao? Nếu bạn muốn sang một cái tiệm, trước khi bạn muốn bỏ tiền, thời giờ, và công sức ra để đầu tư. Bạn cần phải question cái business đó về mọi mặt, đúng không?  Nào là nó có hợp thời hay không? Nó có in High Demand hay không? Có nhiều người mua không? Vị trí location có tốt hay không, số lượng khách và traffic đi ngang có đông hay không?  Thu nhập hàng tháng có vững vàng hay không? Tiền lời có rõ ràng hay không?

Sau khi bạn question hết những yếu tố trên thì bạn mới quyết định là có nên invest hay không, và bạn phải biết mỗi tháng bạn thu vào được bao nhiêu?

Khi bạn muốn được đắc ngộ hay cứu độ ngay trong kiếp này cũng thế. Trước khi bạn bỏ cả đời, hay thời giờ, công sức, nổ lực và tiền bạc để tu trì. Cần phải question cái pháp mà bạn theo nó có đúng hay không? Có proven là làm được hay không? Đã có bao nhiêu người làm được và bạn thấy được trong thời gian bạn còn sống?  Có gì để chứng minh ngoài những kinh sách, lý thuyết?

Các câu hỏi chính là phương pháp thực hành có đưa lại kết quả cho bạn ngay trong đời này hay không? Nếu không thực hành được hoặc không thấy kết quả thì phải hỏi tại sao không có kết quả hay không thực hành được?!

Vì cái cốt lõi là bạn phải có profit, có kết quả. Đó là căn bản của business.

Người tu không phải vì lý thuyết hay, lời nói nghe bùi tai và đẹp ý, hay là dẫn đi lẫn quẩn mà không thấy tới .... Cũng giống như kỹ thuật nấu gạo thành cơm mà thôi, điều quan trọng là làm sao để nấu gạo thành cơm, chứ không quan trọng ở chổ nấu bằng nồi nào.
Reply
(2018-08-21, 01:14 AM)quexua Wrote: ...
Cái vấn đề là, muốn giác ngộ, kiến tánh, được cứu độ, hay thánh quả Nhập lưu, vấn đề là trước hết, cần phải quét sân ...

1. cần phải có một cái thế giới bên kia. Đúng không?  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

2. Chúa hay Phật phải có thật

3. Sự giác ngộ, Cứu độ, Nhập lưu là điều có thật.

4. Cái phương pháp cách thức để đạt những điều trên phải đúng, rõ ràng, và có thể làm theo hoặc repeat.

Thế cho nên, đối với QX, việc truyền giáo không quan trọng, ai muốn theo đạo nào, truyền thống nào cũng được, welcome to the club, join the crowd.

No problem. The problem is what đo you đo after join the club?  Back to the beginning, làm thế nào để được Cứu Độ? Và điều đó có thể thành hiện thực ở năm 2018 không?

Confused Rolling-on-the-floor-laughing4

Tôi đọc các posts sau này của QX thì có 2 điểm chính mà tôi quan niệm khác bạn: Giác ngộ, và Cứu độ.

Có lẽ bạn QX xem nó là giống nhau như bạn đã từng là một seeker for the Truth, kẻ tìm đạo, đã kinh qua. Tôi thì thấy giác ngộ và cứu độ là khác xa trời vực: và chính chỗ này tôi tìm được sự tự do độc lập tinh thần/tâm hồn cho chính mình.

Cá nhân tôi, hồi trước cũng đọc khá nhiều sách vở luận bàn về đạo lý các loại, và cũng từng bị hụt hẩng, bâng khuâng. Khoảng năm 20 tuổi, tôi đã thoát ra được cái truyền thống tâm linh giáo điều độc tài. Sau đó một thời gian lại vướng vào một trường phái khác, và phải mất đến hơn 15 năm trời... Mới khám khá, mới ngộ ra rằng, đây cũng là một hình thức độc quyền độc đoán tâm linh siêu hình khác khéo ẩn giấu mà kẻ theo nó sẽ phải làm nô lệ tâm linh cả thể xác tâm hồn nơi một lực lượng từ bên ngoài, bên trên .v.v... Khi hiểu được như vậy, tôi buông bỏ, tôi rũ bỏ nó một cách tự nhiên. Những niềm tin, những say mê, và cả những lo sợ khi rời bỏ con đường tâm linh độc tài này ... oằn nặng đôi vai rơi khỏi mà tôi không còn chút luyến tiếc và sợ hãi như pahir chịu đoạ đầy thống khổ này nọ. Viết những dòng này tôi muốn nói rằng, tôi đã từng đặt vấn đề, question những truyền thống, con đường hay trường phái mà tôi đã theo. Thế nên, khi ta hiểu được vấn đề thì ta thoát khỏi nó.

- Cứu Độ. Theo tôi, mình là một cá nhân nhỏ bé, muốn đạt được hạnh phúc vĩnh hằng cho đời sống sau hay kế tiếp mãi mãi thì cần phải nhờ sự cứu rỗi, sự trợ giúp về lực lượng siêu hình từ đấng này. Đấng cứu độ đó đã để lại cho ta bản đồ, cách thức hành trình, và ta phải tuân theo đó để thực hành, nhưng cá nhân sẽ không đạt được phúc lạc vĩnh hằng sau khi chết đi nếu không có đấng này hay thần thánh phụ tá của đấng này giúp đỡ.

- Giác ngộ. Nhà Phật thường dùng danh từ này để nói lên một cá nhân nào đó tự mình tu tập và tự ngộ mà không qua trung gian hay nương nhờ bất cứ thế lực siêu hình vĩ đại nào. Con đuờng bản đồ, phương pháp đã để lại từ sự giác ngộ thời xưa của Phật, và ta theo đó mà tự thực hành. Tự mình nương tựa vào chính mình. Có được giác ngộ hay không là tuỳ theo mỗi người. Sự giác ngộ không thể đến từ sự ban phát của bất cứ ai cả, mà là do nỗ lực của chính cá nhân đó. Đau khổ hay an lạc trong đời sống đa phần là do chính chúng ta tạo ra. Tôi nói đa phần là vì ta còn bị ảnh hưởng bởi môi trường, thiên nhiên, khí hậu một phần nào. Muốn được an vui thì tự mình sửa đổi, không ai có thể ban bố cho được. Tự mình đốt đuốc, ngọn đuốc đó đã có sẵn trong mỗi người.

Đó là quan điểm về Giác Ngộ và Cứu Độ của anatta. Và Phật & Chúa Jesus là những người có thật trong lịch sử. Và kinh sách truyền lại lời dạy của hai vị này là minh chứng cho điều này.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Chào bạn Anatta, nếu như vậy thì hồi xưa bạn cũng là một seeker giống tui?  Clap :dance:   Thumbs-up4

Con đường của bạn và của tui đi dù vậy, có hơi khác chút xíu. Đó là tui cố gắng đi đến sự hiểu biết của chổ tột cùng, đi đến cuối con đường trước khi kết luận.

Sau này, tui mới nhận ra được cái ưu điểm của điều trên, đó là mình thoát ra được khỏi cái khung khổ của cả hai bên, và chỉ còn thấy con người. Cộng thêm sự bảo kê của cả hai bên, Chúa và Phật, nếu tui có thể nói lên điều đó một cách khiêm tốn.

Ý ban đầu khi QX viết đến Cứu Độ và Giải Thoát, đó chỉ là để nói với các bạn đọc của cả 2 tôn giáo chính ở VB, đa số là TCG và PG.

Đối với những người thờ Chúa thì Cứu Độ là cái điểm đến tột cùng, nói nôm na là về nước Trời, gọi là Cứu Độ. (Go to Heaven, Illumination.)

Đối với người theo Phật hay thờ Phật, thì Giác Ngộ giải thoát là cái điểm tột cùng, là nhập Niết Bàn. (Nirvana, Enlightenment.)

QX chỉ viết theo nghĩa đơn giản là như thế. Tuy vậy bạn Anatta muốn phân tích hai chữ Cứu Độ, (be saved) và Giải thoát hay giác ngộ và sự khác biệt giữa chổ tột cùng của hai tôn giáo thì QX cũng xin phân tích theo đề tài bạn đặt ra. Dù rằng có lẻ bạn cũng biết rằng điều này rất là phức tạp và bao la rộng lớn tràng giang đại hải. Không biết tui có thể cover trong phạm vi của một vài posts hay không? Tuy nhiên, tui sẽ phân tích sơ lược để chúng ta rộng đường tham khảo.
Reply
Chúng ta sống trong thời điểm mấy ngàn năm sau khi Chúa và Phật xuống thế gian. Thời gian đã khá lâu để gọi là chúng ta đã bị miss all the actions, bị hụt mất cái thời huy hoàng, thời hoàng kim phồn thịnh của sự cứu độ, giải thoát, hay giác ngộ, dưới sự giáo huấn trực tiếp của các Đấng Cứu Thế hay Giải Thoát, . Những gì chúng ta còn biết lại hiện thời chỉ là Kinh Sách, sách vỡ, lý thuyết để lại. Nhưng lý thuyết và sách vỡ một phần thì bị sao chép nhiều lần, một phần thì chỉ là những giòng chữ khô khan, không thể nào lột hết được cái sư tinh hoa của cái pháp linh động, cái pháp thật.

Thời đại này đáng tiếc có lẻ chúng ta không còn một ai thật sự đạt đến được mức độ Giải Thoát, Kiến Tánh, hay Cứu Độ mà còn sống để làm chứng nhân, để nói lại những kinh nghiệm thật sự nó như thế nào, và cái pháp hành thật sự nó ra làm sao.  Hãy hình dung bao nhiêu triệu người trên thế giới hành trì pháp, mà hoạ hoằn lâu lắm mới có một người giác ngộ, thì chúng ta thấy rằng những sách vỡ nó không hữu dụng cho lắm. Đó là lý do khi xưa có nhiều thiền sư đã đốt bỏ kinh sách, vì sau khi giác ngộ, họ chợt nhận ra rằng, sự giác ngộ không đến từ sách vở, mà ngược lại, sách vỡ đội khi còn làm cản trở sự phát triển tâm linh, vì con người ta dựa vào lý thuyết nhiều quá mà không mở rộng tầm hồn nữa.

Sự giác ngộ và cứu độ là gì?  
Hồi xưa lâu lắm, có lần QX vào một cái web site kia có tên là Enlightenment, tui cốt ý là để tìm hiểu về Enlightenment (Giác Ngộ) và để xem sự hiểu biết của mình có giống như họ nói hay không?  Ngay ở đầu trang của cái Web site đó, họ có đặt một câu hỏi và yêu cầu mọi người đọc hãy định nghĩa xem Sự Giác Ngộ và Kiến Tánh là gì?  QX tui liền ngồi cố gắng định nghĩa sự Giác Ngộ Kiến Tánh để bỏ lên trang đó. Nhưng thật tức cười, tui cứ viết đi viết lại hết câu này tới câu khác, đủ kiểu, nhưng không bao giờ hài lòng với câu trả lời của mình và sau đó tui chịu thua. Biết rằng mình chưa đủ sức.
Reply
Cứu Độ và Giác Ngộ có thể hiểu trên ba phương diện ...

Khái niệm, ngôn từ, và hiện thực.

Vì chúng ta hiện tại tạm gọi là không có ai giác ngộ đến mức chín muồi. Nên những khái niệm về giác ngộ của chúng ta chỉ là những khái niệm vay mượn qua ngôn từ của người khác nói lại. Mà từ ngôn từ đó khi đi vào tâm khảm của chúng ta, nó lại được thanh lọc lại, hay hiểu khác đi theo sở thích của chính chúng ta nữa.  Thế cho nên sự Giác Ngộ, Cứu Độ hiện thực, như là một thực thể ở ngoài chúng ta, là điều chúng ta không thực sự hiểu biết. Trừ khi nào chính chúng ta đạt được hay nếm đươc cái kinh nghiệm đó thì nó mới là hiểu biết của mình.

Giác Ngộ của Phật Giáo là gì?

Mục đích của Phật Giáo Nguyên Thuỷ là thoát khổ. Thế cho nên người tu tập hành trì 4 diệu đế là để diệt khổ. Khi họ hết khổ thì đó gọi là Giải Thoát. 
Phật lại chủ trương về Không, sự Giác Ngộ giải thoát cũng đưa đến chổ Không, có nghĩa là bạn không còn cái Ngã, cái tôi. Khi bạn hoàn toàn diệt được cái Tôi, cái Ngã thì bạn Giác Ngộ và Giải thoát. Nhưng lúc đó bạn không còn là bạn nữa, vì bạn không có cái tôi. Thế thì bạn là gì?  Bạn có còn là bạn sau khi chết và nhập Niết Bàn? Phật Thích Ca có còn là Phật Thích Ca và tồn tại sau khi nhập điệt?  Phật không trả lời điều này.

Thiền Tông lại còn đi triệt để hơn, đó là theo Tứ Cú, -- Có , không, không có, không không đều là hư cấu. Có nghĩa là sau khi giác ngộ và chết, bạn không còn là bạn và sẽ ở vào một trạng thái vô ngã và vô thể. Khó hiểu quá phải không?

Như thế thì câu "Tự đốt đưốc mà đi đó, ai đốt đuốc?"  Cái ngã đốt đuốc hay cái vô ngã đốt đuốc?

Tôi chỉ nói để thấy cái rắc rối của khái niệm và ngôn từ thôi.  Hiện thực có thể là một điều khác.
Reply
Con người và sự giác ngộ.

Con người là một cây sậy biết nói - Pascal.

Con người là một sinh vật có ít nhất 96% DNA giống những sinh vật khác.  Sự khác biệt chính yếu giữa chúng ta và những sinh vật khác ở chổ, chúng ta biết suy nghĩ phức tạp hơn, logic hơn, và sáng tạo hơn.

Dù vậy, chúng ta vẫn là sinh vật, và là tạo vật. Chúng ta được sinh ra trên thế gian, và sống ở trong thế giới Tương Đối. Cái cõi của chúng ta là cõi Tục Đế, chúng ta nhỏ bé yếu đuối, và lầm lẫn vô minh.

Sự Giác Ngộ giải thoát là những phạm trù của Chân Đế, có tính chất tuyệt đối, là chủ tể xoay chuyển vũ trụ, thần thông. 

Thế thì làm sao một sinh vật được tạo thành, yếu đuối, chỉ biết suy nghĩ lại có thể bước một bước nhảy vào sự tuyệt đối, chấn đế, làm chủ càn khôn?

Bằng cách nào? Sức mạnh cuả ý chí? Làm sao sức mạnh của một ý chí cá nhân lại có thể xoay chuyển vũ trụ? Hay là vì chúng ta có Phật Tánh nên cái Phật Tánh của một cá nhân đó có thể đột nhiên qua một sự giác ngộ ý thức bổng trở nên chủ của cả vũ trụ tuyệt đối? Thế vũ trụ có bao nhiêu chủ nếu mỗi người là một vị Phật?

Đây chỉ là những điều QX vạch ra để nói lên cái assumption của chúng ta.  Nhưng hiện thực của sự giác ngộ nó khác, giống như ví dụ của Phật, một người bằng muối bước chân xuống biển rồi hoà tan vào biển.
Reply
Nói tóm tắt lại về sự Giác Ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ, ...

Mục đích chính của Phật Pháp là để diệt khổ, bằng cách là không tạo nghiệp mới và tiêu trừ những nghiệp cũ trong tư tưởng, lời nói, việc làm qua Bát Chánh Đạo trong kiếp nhân sinh này.

Nhưng đồng thời người tu phật cũng tiêu trừ cái Ngã, cái Tôi, để chấm dứt guồng máy nghiệp quả luân hồi không trở lại thế gian nữa, đó là pháp Giải Thoát tối hậu.

Khi QX nói về những điều trên, dù là điểm chính của Phật pháp, trên lý thuyết rất đơn giản và không cần phải vận dụng thần công gì cả, nhưng trên mặt thực hành nó rất khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức luyên tập, giống như bạn luyện võ công. Sư thật là thế, hành thiền là luyện công phu, cho tâm trí, thói quen, trở nên thuần thục. Đòi hỏi kiến thức, hiểu biết trong lúc hành thiền cũng như đời sống hằng ngày để tránh tạo nghiệp.

Bạn đoán QX đã nói hết về Phật Pháp Nguyên Thuỷ chưa?  Đầy đủ chưa? 

Thật ra chưa hết mà chỉ mới nói khoảng 30% hay 1/3 thôi.

2/3 còn lại QX chưa nói đến, đó là sự bừng tĩnh trong Tâm Thức khi Phật Giác Ngộ.  Lúc Phật ngồi dưới gốc cây và thiền suốt sáng trong cái đêm sau cùng khi ngài bừng tĩnh, lúc đó Phật Gốc Cây thấy gì và nghĩ gì?
Và tại sao Phật không truyền dạy lại cái pháp mà Ngài đã dùng và dẫn tới sự Đắc Ngộ, nhưng thay vào đó lại dạy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Và thêm vào đó phần ba còn lại là lý do tại sao Phật lại xuống thế để dạy đạo? Điều này có cần thiết không vì nó quá khó làm, ít người đạt được, và ảnh hưởng của PGNT đối với loài người như thế nào?

Những ưu khuyết điểm của PGNT?  Lý do tại sao lại có PG Đại Thừa và Thiền Tông ra đời?  Khái niệm Đắc Ngộ của Thiền Tông như thế nào và trên thực tế họ đạt được những gì?

Đó là những điều đúng ra QX có thể nói tới, nhưng vì nói về đề tài Đăc Ngộ của PGNT trong việc chia sẻ đối thoại giữa QX và Anatta chỉ nằm trong lãnh vực so sánh Cứu Độ và Giác Ngộ nên QX sẽ không nói tới những điều trên.
Reply
Sự Cứu Độ của Thiên Chúa Giáo là gì?

Giả sử như khi bạn đứng từ ngoài trái đất nhìn vào quả địa cầu, bạn thấy những gì? Bạn thấy núi non, biển cả, v.v .. Thé bạn có thấy người ta không?

Không! 

Tại sao?

Vì người ta từ không gian nhìn vào chỉ nhỏ như những con kiến hay còn nhỏ hơn thế nữa, nhỏ như vi trùng nên không thể thấy được.

Ý QX muốn nói rằng con người ta rất nhỏ bé, yếu đuối, so với vũ trụ bao la. Loài người đã nhỏ như thế, thì một cá nhân lại còn nhỏ nhoi hơn nữa.

Nếu chỉ một mình anh Quê Xưa, sống trên một hoang đảo, hay sa mạc, hay rừng núi, không có khoa học, không dụng cụ máy móc, không có Iphone Ipad. Bạn thử nghĩ xem QX sẽ làm được những gì?  chắc cỏ lẻ QX sẽ bất lực không làm được gì cả, cho dù QX có muốn tự lực để làm một điều gì đó, chắc có lẻ cũng rất khó.  Có lẻ QX sẽ chết dần chết mòn và sau này các nhà khảo cổ sẽ tìm được một bộ xương khô với một bộ đồ tả tơi và một chiếc giỏ nằm khuất trong hốc đá.

Đó là thân phận của một cá nhân con người. Nhưng con người có hai phần, một phần là xác thịt trần tục của một sinh vật, một tạo vật hữu hạn có expiration date.  Còn một phần kia trong con người, đó là phần thiêng liêng, một hạt giống nhỏ bé như một hạt cải được gieo vào bên trong sâu thẳm của con người. Cái phần thiêng liêng đó giống như một hạt kim cương nằm sâu trong lòng đất, cần được đào sới lên, cần được tìm thấy và đánh bóng. 

Khi bạn tìm thấy được hạt kim cương trong lòng bạn và đánh bóng lên, nó sẽ ngời sáng và rất có giá trị. Giống như dụ ngôn rương ngọc ngà châu báu được anh nông dân tìm thấy trong thuở ruộng. 

Sự cứu độ của bạn trong TCG không cần thiền, nhưng do sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và Thần khí. Chúa Thánh Thần bên trong bạn, đó chính là viên ngọc mà bạn tìm thấy. Khả năng và công dụng của viên ngọc này rất nhiều và rộng lớn bao quát. 

Con người là một giống vật sống thành đoàn thể, sống theo bầy. Ngay cả khi người ta giác ngộ hay cứu độ cũng thế, sự giác ngộ đó cũng hoà nhập vào với nhau.  Khi bạn được cứu độ hay giác ngộ, bạn không tự giác ngộ một mình như bạn tưởng, mà là sự phối hợp gữa bạn và chư thánh chư thần chung quanh. Khi bạn muốn khám phá một điều gì mới hay tiến một bước tiên trong tâm linh, Chúa hoặc Phật có thể bless và báo trước cho bạn biết, và tạo điều kiện để bạn có được bước tiến đó.

Khi bạn tiến được một bước thành quả trong tâm linh, đôi khi chư thần thánh, thiên thần, có thể đến để chào hỏi bạn. Trong Công Giáo, điều đó gọi là các thánh Thông Công. Ở bên Phật Giáo thì có chư Phật, và các thánh Tăng, Tam Bảo.  Khi một người có được một thần thông nào đó, không phải tự họ có được mà là một cái gift. Là do họ được ban cho, là một priviledge, vì họ đủ điều kiện và vì họ cần, nói nôm na là họ có license, bên TCG gọi là các tiên tri, hay sứ giả. Lấy thí dụ, anh QX là một anh chàng độc thân mê gái, bây giờ anh chàng QX muốn tu thiền để có được Thiên Nhãn Thông, hay con mắt thứ ba, nhắm mắt vẫn có thể thấy được và có thể nhìn xưyên qua tường, nhìn thấy xa ngàn dặm. Bạn nghĩ xem anh chàng QX sẽ làm gì và liệu Chúa Phật có cho anh QX cái con mắt thứ ba đó không?

Nói tóm lại, không phải việc gì cũng tự bạn muốn làm là được.  Sự Cúu Độ trong TCG cũng thế, bạn cần phải cố gắng để tiến bộ tâm linh, nhưng số phần, và sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần là đièu rất cần thiết. Khi bạn giác ngộ hay được cứu độ có lẻ không ai tiết lộ cho bạn biết điều này ... nhưng cùng với cái priviledge mà bạn có, đồng thời nó đến với cái trách nhiệm.   Bạn tưởng rằng bạn thành Phật thành Thánh rồi được ngồi chơi sao ??

Rolling-on-the-floor-laughing4 Hello
Reply
(2018-08-23, 01:58 AM)quexua Wrote: Nói tóm tắt lại về sự Giác Ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ, ...

Mục đích chính của Phật Pháp là để diệt khổ, bằng cách là không tạo nghiệp mới và tiêu trừ những nghiệp cũ trong tư tưởng, lời nói, việc làm qua Bát Chánh Đạo trong kiếp nhân sinh này.

Nhưng đồng thời người tu phật cũng tiêu trừ cái Ngã, cái Tôi, để chấm dứt guồng máy nghiệp quả luân hồi không trở lại thế gian nữa, đó là pháp Giải Thoát tối hậu.

Khi QX nói về những điều trên, dù là điểm chính của Phật pháp, trên lý thuyết rất đơn giản và không cần phải vận dụng thần công gì cả, nhưng trên mặt thực hành nó rất khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức luyên tập, giống như bạn luyện võ công. Sư thật là thế, hành thiền là luyện công phu, cho tâm trí, thói quen, trở nên thuần thục. Đòi hỏi kiến thức, hiểu biết trong lúc hành thiền cũng như đời sống hằng ngày để tránh tạo nghiệp.

Bạn đoán QX đã nói hết về Phật Pháp Nguyên Thuỷ chưa?  Đầy đủ chưa? 

Thật ra chưa hết mà chỉ mới nói khoảng 30% hay 1/3 thôi.

2/3 còn lại QX chưa nói đến, đó là sự bừng tĩnh trong Tâm Thức khi Phật Giác Ngộ.  Lúc Phật ngồi dưới gốc cây và thiền suốt sáng trong cái đêm sau cùng khi ngài bừng tĩnh, lúc đó Phật Gốc Cây thấy gì và nghĩ gì?
Và tại sao Phật không truyền dạy lại cái pháp mà Ngài đã dùng và dẫn tới sự Đắc Ngộ, nhưng thay vào đó lại dạy Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Và thêm vào đó phần ba còn lại là lý do tại sao Phật lại xuống thế để dạy đạo? Điều này có cần thiết không vì nó quá khó làm, ít người đạt được, và ảnh hưởng của PGNT đối với loài người như thế nào?

Những ưu khuyết điểm của PGNT?  Lý do tại sao lại có PG Đại Thừa và Thiền Tông ra đời?  Khái niệm Đắc Ngộ của Thiền Tông như thế nào và trên thực tế họ đạt được những gì?

Đó là những điều đúng ra QX có thể nói tới, nhưng vì nói về đề tài Đăc Ngộ của PGNT trong việc chia sẻ đối thoại giữa QX và Anatta chỉ nằm trong lãnh vực so sánh Cứu Độ và Giác Ngộ nên QX sẽ không nói tới những điều trên.

Đoc cái post sau cùng nói về sự Cứu Độ của Quexua, tôi giả định như là bạn nói tạm xong. Tức là ban sẽ nói tiếp nhưnghx điều gì cần thiết để tôi hay người đọc không hiểu lầm bạn. Có quá nhiều vấn đề để tôi có thể clear với bạn trong một post. Vì thế tôi xem từng post bạn đã viết qua, tôi thấy vấn đề nào cần nói trước thì tôi nói.

Tôi trích cái post cuối cùng nói về chủ đề giác ngộ của bạn trong 3 posts của bạn mà đưa ra suy niệm của tôi, vì thấy có điểm trọng yếu, mà tôii chắc chắn là bạn nhận định chủ quan và sai lạc. Điều này khiên nhiều người hiểu lầm là Phật giấu nghề. (?)

1. Cái mà bạn gọi là 2/3 còn lại mà bạn chưa nói hết ra đó của Phật pháp Nguyên Thuỷ thì tôi cho rằng bạn nói sai lạc: 2/3 đó không phải là giáo Pháp nguyên thuỷ.TÔI ĐOÁN 2/3 đó là do bạn đọc các kinh luận sách vở khác thuộc đại thừa hay thiền tông, hay là các hệ phái huyền bí khác như Thông Thiên Học chẳng hạn .v.v... Tức là do các hậu học trước tác, biên soạn, chế biến ra chứ chẳng phải do Phật nói. Nếu có thì đã ghi chép lại trong tam tạng kinh nguyên thuỷ. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn trước khi Phật nhập diệt, ngài đã tuyên bố rồi: CHÁNH PHÁP đó là Tứ Niệm Xứ, suy rộng ra là 37 Phẩm Trợ Đạo. Bộ bạn nghĩ Phật Thích Ca nói dóc à? Tôi cho rằng có nhiều người cho là vì căn cơ cạn cợt nên Phật dạy Tứ Diệu Đế trước, và sau đó mới dạy cái gọi là Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, blah blah blah.... còn nhiều từ ngữ nữa nghe rất kêu. Đại thừa hay thiền tông tối thượng thừa là dạy cho các chúng sinh căn cơ sâu dày!(?) Bạn đừng nhàm chán là tôi cứ lập đi lập lại mãi Tứ Niệm Xứ hay Tứ Diệu Đế. Nó là tinh hoa nòng cốt của giáo pháp Phật thuyết sau 40 năm, Phật giảng đi giảng lại thì nội dung cốt lõi chỉ bao nhiêu đó thôi mà người ta học hỏi, tu tập còn chưa được. Các trường phái huyền bí học -- những bí quyết tu luyện thành thánh thành tiên, thần thông phép mầu, khả năng đặc dị -- thì thiên hạ thích hơn, vì nó nuôi dưỡng cái ngã vi tế của con người. Ít ra ta cũng là một cái gì đó đặc biệt. 

(Hồi trước tôi cũng mê say đọc kinh luận đại thừa và thiền tông. Người ta lý luận nghe rất cao thâm, nhưng đụng chuyện bất bình thì tham tàn, sân hận, tàn cay độc trong lời nói, trong hành động... còn nguyên y sì. Và không biết may hay chẳng may, tôi thấy ra rằng toàn bộ những điều có vẻ cao xa vời vợi, sâu sắc, thâm diệu.v.v... với không tới đó giống như quan niệm của Ấn độ giáo, nên tôi rũ bỏ nó đi.  TẤT CẢ ĐỀU LÀ TRÒ KHỈ. )

2. Tại sao có pháp Tứ Niem Xứ mà người ta khômng chịu tu tập mà còn bày vẽ nhiều môn nhiều phái khác? Tôi nghĩ:

a). tại vì nó hơi khá phức tạp, dài dòng, tu tập theo như vậy biết chừng nào mới đắc đạo! (?). Thôi kiếm cái gì khác đơn giản hơn. :-) Nhưng mà cái tâm của chúng ta nó đâu có đơn giản. Nó ma mãnh đa dạng, và vận hành vô cùng phức tạp. Hơn nữa nó là hệ quả tích luỹ của biết bao kiếp sống, những pháp bất thiện Tham, Sân, Si đã huân tập lâu đời rồi, cái năng lực (bất thiện) của nó có thể  di sơn hải đảo, tưởng là chỉ với những suy tư, một chút công phu thiền định trong mấy năm là chuyển đổi được sao?! Có nhân thì có quả. Tôi nghĩ cướp thời gian là phản văn hoá. Có thời gian hoa mới trổ, trái mới chín. 

b). Bị các luận sư theo Phật giáo, mà họ có xuất thân từ Ấn giáo trước đó, pha trộn chế biến thêm thắt Ấn giáo  trước tác ra các kinh luận đại thừa về sau và gán lên miệng Phật cho là ngài thuyết.

Tóm lại, cái mà bạn Quexua gọi là 2/3 còn lại trong Phật Pháp Nguyên Thuỷ đó chẳng phải là Nguyên Thuỷ, mà đó là từ các nguồn kinh luận khác khác của đại thừa hay thiền tông, hay là thuộc các trường phái đạo lý gì đó khác. Xin bạn cẩn trọng chỗ này. Bạn nói kiểu như vậy khiến người khác hiểu lầm là Phật Thích Ca giảng thuyết bất nhất trước sau.

Còn như bạn có muốn nói thêm những đặc tánh giác ngộ khác thuộc đại thừa hay thiền tông gì đó, thì tuỳ nơi bạn, bạn cứ tự nhiên viết cho mọi người đọc, nếu bạn thấy cần.


Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Có lẻ QX nói hơi vắn tắt về cái 2/3 để tài còn lại nên bạn Anatta chưa hiểu rõ điều QX muốn nói, mà công nhận QX nói không rõ thật, vì assume là mọi người đã thấy như QX thấy nên không nói dài thêm ...

Sở dĩ QX không muốn nói về cái 2/3 của đề tài còn lại là vì thấy mình đã nói nhiều posts quá rồi, sợ làm mệt mắt người đọc và hành hạ cái não của chúng sinh nên tui xin xì tóp, không định giải thích thêm.  :slightly-smiling-face4:  Ý là như thế.

Điều 2/3:  Khi Đức Phật mò mẫm đi học đạo, Ngài đã học qua nhiều thầy khác nhau như pháp Khổ Hạnh, và nhiều pháp khác ở những tầng thiền thấp hơn. Tất nhiên là Phật không dùng pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo lúc đang tìm đạo, vì đâu có ai dạy pháp đó đâu. Thê cho nên QX nói cái phương pháp mà Phật tu tập để đắc đạo là một pháp khác, không phải là Tứ Diệu Đế.  Nhưng QX nói là thường những ông thầy khác, khi họ đắc pháp nào thì họ dạy lại pháp đó. Còn Phật thì không dùng cái pháp mà ngài đã xài trong lúc tìm tòi để đắc đạo nhưng lại dạy pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạọ là một pháp mới do Phật đề ra.  Tất nhiên là phải có lý do tại sao Phật không dạy pháp trước đó Ngài đã dùng mà lại dạy Tứ Diệu Đế. 

Và điều thứ 2 QX muốn nói tới sự Giác Ngộ bên cạnh cái hiệu ứng của việc tiêu trừ nghiệp quả là cái mechanical process, cái quá trình máy móc của nghiệp quả, nó còn cái tâm thức khi Phật Giác Ngộ đã nghĩ gì và thấy gì đêm đó. "sau 49 ngày tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni liên thiền, khi sao mai vừa mọc thì thái tử Tất Đạt Đa hốt nhiên đại ngộ" Đó là cái tâm thức tỉnh thức .. (Phật có nghĩa là người tỉnh thức)
Cái tâm thức của người tỉnh thức và giác ngộ đó nó là sự khác biệt trong tâm linh giữa Phật và người thường ... Đó là điều 2/3 mà QX không đề cập đến.

Điều 3/3 là những nhận xét vè ưu khuyết điểm, và tầm ảnh hưởng xã hội. Tất nhiên, tôn giáo nào, hay pháp nào cũng có ưu khuyêt điểm cả. Vì thực tế là có người làm được có người không làm được. Cả bên Công Giáo cũng có những ưu khuyết điểm và có người theo được có người không. Và tầm ảnh hưởng thí dụ như Chúa muốn dạy cho nhân loại điều gì?  Lấy thí dụ như Chúa xuống thế gian, bên cạnh việc dạy con ngượi sống tốt lành để được lên nước Thiên Đàng, Ngài còn muốn dạy con người thời đó và cả thời bây giờ một điều mà con người không tự làm được, đó là cái tinh thần khiêm nhu phục vụ, yêu thương, thay vì bắt người khác phục vụ mình, và cái tính ich kỷ, control, và xem trọng quyền hành power trong xã hội loài người mà ngay bây giờ vẫn còn là một tệ trạng xã hội ở khắp nơi, Đó là cái message của Chúa. Phật cũng có một message gì đó khi xuống dạy đạo ở thế gian, nhưng như QX đã nói, mình sẽ không đề cập đến vì nó không nằm trong phạm vi câu chuyện 

Tất nhiên là nếu muốn nói cho đầy đủ về Phật Giáo thì phải kiêm thêm Đại Thừa và Thiền Tông, nhưng như đã nói trên kia, Tui chỉ mention thôi chứ không nói rộng thêm.

Hy vọng tui đã giải thích được rõ hơn ...

Cheer
Reply
(2018-08-24, 07:23 PM)anatta Wrote: .......................................


2. Tại sao có pháp Tứ Niem Xứ mà người ta khômng chịu tu tập mà còn bày vẽ nhiều môn nhiều phái khác? Tôi nghĩ:

a). tại vì nó hơi khá phức tạp, dài dòng, tu tập theo như vậy biết chừng nào mới đắc đạo! (?). Thôi kiếm cái gì khác đơn giản hơn. :-) Nhưng mà cái tâm của chúng ta nó đâu có đơn giản. Nó ma mãnh đa dạng, và vận hành vô cùng phức tạp. Hơn nữa nó là hệ quả tích luỹ của biết bao kiếp sống, những pháp bất thiện Tham, Sân, Si đã huân tập lâu đời rồi, cái năng lực (bất thiện) của nó có thể  di sơn hải đảo, tưởng là chỉ với những suy tư, một chút công phu thiền định trong mấy năm là chuyển đổi được sao?! Có nhân thì có quả. Tôi nghĩ cướp thời gian là phản văn hoá. Có thời gian hoa mới trổ, trái mới chín. 

b). Bị các luận sư theo Phật giáo, mà họ có xuất thân từ Ấn giáo trước đó, pha trộn chế biến thêm thắt Ấn giáo  trước tác ra các kinh luận đại thừa về sau và gán lên miệng Phật cho là ngài thuyết.

Tóm lại, cái mà bạn Quexua gọi là 2/3 còn lại trong Phật Pháp Nguyên Thuỷ đó chẳng phải là Nguyên Thuỷ, mà đó là từ các nguồn kinh luận khác khác của đại thừa hay thiền tông, hay là thuộc các trường phái đạo lý gì đó khác. Xin bạn cẩn trọng chỗ này. Bạn nói kiểu như vậy khiến người khác hiểu lầm là Phật Thích Ca giảng thuyết bất nhất trước sau.

Còn như bạn có muốn nói thêm những đặc tánh giác ngộ khác thuộc đại thừa hay thiền tông gì đó, thì tuỳ nơi bạn, bạn cứ tự nhiên viết cho mọi người đọc, nếu bạn thấy cần.


Cheer

Cám ơn sự giải thích của bạn về những khác biệt giữa PGNT và Đại Thừa, như đã nói trên kia, QX không muốn nói đến 2/3 còn lại vì nói quá dài và không liên hệ.

QX nhận thấy rằng Bát Chánh Đạo rất hay, đạo pháp cao và có nhiều điểm tương đồng với TCG và nhất là CG về cách thận trọng trong Tư Tưởng, Lời Nói, Việc làm, và những thếu sót. Mặc dù tôn chỉ của Chúa và Phật khác nhau, một bên thì Xuất Thế, một bên thì Nhập Thế. Nên có nhiều giáo huấn khác thì không giống nhau, thí dụ như CG không dùng Luân Hồi làm nền tảng.

QX hồi xưa có những thắc mắc rằng Chúa và Phật có biết nhau không?  Sự liên hệ tương quan giữa Chúa và Phật như thế nào?   Hồi xưa thì tui không hiểu được, nghĩ hoài không ra. Nhưng thời gian gần đây thì tui đã hiểu và thấy khá chính xác câu trả lời. Mặc dù tui không tiện nói ra nhưng có thể tóm lược đơn giản rằng Chúa và Phật biết nhau và không phải là kẻ thù.

Cheer Innocent
Reply
(2018-08-25, 02:02 AM)quexua Wrote: Có lẻ QX nói hơi vắn tắt về cái 2/3 để tài còn lại nên bạn Anatta chưa hiểu rõ điều QX muốn nói, mà công nhận QX nói không rõ thật, vì assume là mọi người đã thấy như QX thấy nên không nói dài thêm ...

Sở dĩ QX không muốn nói về cái 2/3 của đề tài còn lại là vì thấy mình đã nói nhiều posts quá rồi, sợ làm mệt mắt người đọc và hành hạ cái não của chúng sinh nên tui xin xì tóp, không định giải thích thêm.  :slightly-smiling-face4:  Ý là như thế.

Điều 2/3:  Khi Đức Phật mò mẫm đi học đạo, Ngài đã học qua nhiều thầy khác nhau như pháp Khổ Hạnh, và nhiều pháp khác ở những tầng thiền thấp hơn. Tất nhiên là Phật không dùng pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo lúc đang tìm đạo, vì đâu có ai dạy pháp đó đâu. Thê cho nên QX nói cái phương pháp mà Phật tu tập để đắc đạo là một pháp khác, không phải là Tứ Diệu Đế.  Nhưng QX nói là thường những ông thầy khác, khi họ đắc pháp nào thì họ dạy lại pháp đó. Còn Phật thì không dùng cái pháp mà ngài đã xài trong lúc tìm tòi để đắc đạo nhưng lại dạy pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạọ là một pháp mới do Phật đề ra.  Tất nhiên là phải có lý do tại sao Phật không dạy pháp trước đó Ngài đã dùng mà lại dạy Tứ Diệu Đế. 

Và điều thứ 2 QX muốn nói tới sự Giác Ngộ bên cạnh cái hiệu ứng của việc tiêu trừ nghiệp quả là cái mechanical process, cái quá trình máy móc của nghiệp quả, nó còn cái tâm thức khi Phật Giác Ngộ đã nghĩ gì và thấy gì đêm đó. "sau 49 ngày tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni liên thiền, khi sao mai vừa mọc thì thái tử Tất Đạt Đa hốt nhiên đại ngộ" Đó là cái tâm thức tỉnh thức .. (Phật có nghĩa là người tỉnh thức)
Cái tâm thức của người tỉnh thức và giác ngộ đó nó là sự khác biệt trong tâm linh giữa Phật và người thường ... Đó là điều 2/3 mà QX không đề cập đến.

Điều 3/3 là những nhận xét vè ưu khuyết điểm, và tầm ảnh hưởng xã hội. Tất nhiên, tôn giáo nào, hay pháp nào cũng có ưu khuyêt điểm cả. Vì thực tế là có người làm được có người không làm được. Cả bên Công Giáo cũng có những ưu khuyết điểm và có người theo được có người không. Và tầm ảnh hưởng thí dụ như Chúa muốn dạy cho nhân loại điều gì?  Lấy thí dụ như Chúa xuống thế gian, bên cạnh việc dạy con ngượi sống tốt lành để được lên nước Thiên Đàng, Ngài còn muốn dạy con người thời đó và cả thời bây giờ một điều mà con người không tự làm được, đó là cái tinh thần khiêm nhu phục vụ, yêu thương, thay vì bắt người khác phục vụ mình, và cái tính ich kỷ, control, và xem trọng quyền hành power trong xã hội loài người mà ngay bây giờ vẫn còn là một tệ trạng xã hội ở khắp nơi, Đó là cái message của Chúa. Phật cũng có một message gì đó khi xuống dạy đạo ở thế gian, nhưng như QX đã nói, mình sẽ không đề cập đến vì nó không nằm trong phạm vi câu chuyện 

Tất nhiên là nếu muốn nói cho đầy đủ về Phật Giáo thì phải kiêm thêm Đại Thừa và Thiền Tông, nhưng như đã nói trên kia, Tui chỉ mention thôi chứ không nói rộng thêm.

Hy vọng tui đã giải thích được rõ hơn ...

Cheer

Viết cái post hôm qua xong, anatta cũng có chút ái ngại là có làm cho bạn Quexua không vui lòng bởi cách diễn đạt của mình. Hy vọng rằng không. Vì Quexua đề cập đến PGNT và DT nên anatta nói lên quan niệm của mình.

 Trước khi Phật Thích Ca đạt ngộ, thì có học với 2 vị thầy. Vị thầy thứ hai dạy cho Phật đến tầng thiền thứ tứ cao tột của Vô Sắc giới, đó là Phi tưởng, phi phi tưởng xứ. Như cái  tên gọi của tầng thiền tự nó cũng nói lên cái trạng thái vô cùng thanh tịnh của tâm mà khó diễn đạt bằng ngôn ngữ (nói chi đến trạng thái Niết Bàn), phải không? Với những ai đã đạt tầng thiền này thì hầu như có đủ ngũ thông. Tuy nhiên, Phật suy xét vẫn còn chút ô nhiễm vi tế của tâm. Sau đó ngài rời khỏi vị thầy và tự tu dưỡi cội bồ đề. Ngài đắc quả và thọ hưởng qủa vị giác ngộ đem lại. (Không có chư thiên thần thánh nào mách bảo là ngài sẽ giác ngộ). Chân lý nòng cốt của sự giác ngộ cũng là Tứ Diệu Đế. Bạn cũng biết, những người giác ngộ thì có thể biết quá khứ rất xa xôi. Và chính Phật tuyên bố là, các vị Phật, các bậc chánh đẳng chánh giác thời quá khứ đều ngộ được pháp Tứ Diệu Đế! (Nếu bạn có đọc king nguyên thuỷ bổn sanh, thì sẽ biết rằng Phật kể lại chuyện vị Phật chánh đẳng chánh giác thời quá khứ cũng quán chiếu xem xét lý duyên khởi theo tuần tự 12 nhân duyên xuôi và nghịch của nó. Thì Phật Thích Ca cũng đã làm như thế khi ngồi dưới cội Bồ Đề). Trích ra đây một đoạn ngắn trong kinh nguyên thuỷ, Tương Ưng Bô kinh, để làm rõ điều anatta vừa nói:

4.IV. A-La-Hán (S.v,433)

1) Tại Sàvatthi...
2) -- Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
3) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
4) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Ðẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?
5) Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.
6) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ như thật đã chánh đẳng chánh giác... sẽ như thật chánh đẳng chánh giác, hiện như thật chánh đẳng chánh giác; tất cả những vị ấy... hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongu...u5-56a.htm


Bạn Quexua có đề cập đến tâm thái sau giác ngộ Phật như thế nào, hay làm gì 49 ngày, thì tuỳ nơi bạn. Tôi không ép. Bạn nói cũng được, không nói cũng được. Cá nhân anatta hiện thời quay trở về để tâm mà sống thực tế, gắng sống thật với con người của mình, thành thật với chính mình hơn. Đối mặt với tham dục, sân hận, u mê của bản thân. Không còn mơ mộng nhiều như cách nay khoảng 6-7 năm trở về trước đây nữa. Thời gian dệt mộng tâm linh siêu việt huyền ảo đã qua.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-08-25, 02:41 AM)quexua Wrote: Cám ơn sự giải thích của bạn về những khác biệt giữa PGNT và Đại Thừa, như đã nói trên kia, QX không muốn nói đến 2/3 còn lại vì nói quá dài và không liên hệ.

QX nhận thấy rằng Bát Chánh Đạo rất hay, đạo pháp cao và có nhiều điểm tương đồng với TCG và nhất là CG về cách thận trọng trong Tư Tưởng, Lời Nói, Việc làm, và những thếu sót. Mặc dù tôn chỉ của Chúa và Phật khác nhau, một bên thì Xuất Thế, một bên thì Nhập Thế. Nên có nhiều giáo huấn khác thì không giống nhau, thí dụ như CG không dùng Luân Hồi làm nền tảng.

QX hồi xưa có những thắc mắc rằng Chúa và Phật có biết nhau không?  Sự liên hệ tương quan giữa Chúa và Phật như thế nào?   Hồi xưa thì tui không hiểu được, nghĩ hoài không ra. Nhưng thời gian gần đây thì tui đã hiểu và thấy khá chính xác câu trả lời. Mặc dù tui không tiện nói ra nhưng có thể tóm lược đơn giản rằng Chúa và Phật biết nhau và không phải là kẻ thù.

Cheer Innocent

Nói về các chi phần Bát Chánh Đạo, với phàm nhân thì chỉ là thức tri, hiểu biết qua việc đọc và nghe giảng, rồi thực hành, nhưng chỉ là bề mặt của tâm, và BCD cũng không bao giờ sanh khởi đầy đủ trong tâm phàm nhân. Chỉ có những ai nhập vào dòng thánh thì Bát Chánh Đạo mới sinh khởi đầy đủ hoàn toàn trong tâm vị ấy luôn luôn. Bất cứ hành động suy niệm thì luôn luôn theo Bát chánh. Chánh kiến đi đầu trong BCĐ, và cũng là một tên gọi khác của Trí Tuệ trong tam vô lậu học của Phật đạo: giới, định, tuệ.

Cách nay khoảng sáu hoặc bảy năm gì đó, thì anatta nghĩ rằng Phật và Chúa Jesus giác ngộ hay đắc đạo giống nhau. Nhưng, sau này thì tư tưởng thay đổi, không còn nhận thấy như vậy nữa. Và dĩ nhiên, cả hai vị không phải là kẻ thù. Bởi hai vị đều cùng đi trên con đường từ bi và bác ái.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2018-08-23, 01:29 AM)quexua Wrote: Cứu Độ và Giác Ngộ có thể hiểu trên ba phương diện ...

Khái niệm, ngôn từ, và hiện thực.

Vì chúng ta hiện tại tạm gọi là không có ai giác ngộ đến mức chín muồi. Nên những khái niệm về giác ngộ của chúng ta chỉ là những khái niệm vay mượn qua ngôn từ của người khác nói lại. Mà từ ngôn từ đó khi đi vào tâm khảm của chúng ta, nó lại được thanh lọc lại, hay hiểu khác đi theo sở thích của chính chúng ta nữa.  Thế cho nên sự Giác Ngộ, Cứu Độ hiện thực, như là một thực thể ở ngoài chúng ta, là điều chúng ta không thực sự hiểu biết. Trừ khi nào chính chúng ta đạt được hay nếm đươc cái kinh nghiệm đó thì nó mới là hiểu biết của mình.

Giác Ngộ của Phật Giáo là gì?

Mục đích của Phật Giáo Nguyên Thuỷ là thoát khổ. Thế cho nên người tu tập hành trì 4 diệu đế là để diệt khổ. Khi họ hết khổ thì đó gọi là Giải Thoát. 
Phật lại chủ trương về Không, sự Giác Ngộ giải thoát cũng đưa đến chổ Không, có nghĩa là bạn không còn cái Ngã, cái tôi. Khi bạn hoàn toàn diệt được cái Tôi, cái Ngã thì bạn Giác Ngộ và Giải thoát. Nhưng lúc đó bạn không còn là bạn nữa, vì bạn không có cái tôi. Thế thì bạn là gì?  Bạn có còn là bạn sau khi chết và nhập Niết Bàn? Phật Thích Ca có còn là Phật Thích Ca và tồn tại sau khi nhập điệt?  Phật không trả lời điều này.

Thiền Tông lại còn đi triệt để hơn, đó là theo Tứ Cú, -- Có , không, không có, không không đều là hư cấu. Có nghĩa là sau khi giác ngộ và chết, bạn không còn là bạn và sẽ ở vào một trạng thái vô ngã và vô thể. Khó hiểu quá phải không?

Như thế thì câu "Tự đốt đưốc mà đi đó, ai đốt đuốc?"  Cái ngã đốt đuốc hay cái vô ngã đốt đuốc?

Tôi chỉ nói để thấy cái rắc rối của khái niệm và ngôn từ thôi.  Hiện thực có thể là một điều khác.

Chào Quexua,

Phật pháp nguyên thỉ gồm có pháp học và pháp hành, không thể thiếu một trong hai. Vì thế, ngôn từ dùng để trao đổi và học hỏi, đưa đến suy tư và thực hành. Nên, ngôn từ là cần thiết và cần phải hiểu chỗ giới hạn của nó. Phân tích để rồi phải tổng hợp, nếu không thì sa đà lạc lối.

Giác ngộ của Phật đạo có thể nói gọn là Tự tại/tự do. Là thoát khỏi hay tận diệt 10 kiết sử của tham sân si. Kiết sử là sự trói buộc và sai khiến chúng ta.

Thế thì ta là ai? Có thể nói chỉ có Phật pháp nguyên thỉ xiển dương lên sự thực vô ngã của vạn  pháp, dĩ nhiên gồm cả con người. Theo giáo pháp nguyên thỉ (GPNT), một cách căn cội tổng quát, con người là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. (Hay là Lục căn, Lục trần, Lục thức.) Nói gọn hơn là thân-tâm/danh-sắc. Những thuật ngữ này thì bạn đã biết rồi, tôi lập lại để trình bày cho rõ hơn thôi. Phật phủ nhận có một cái Ta hay Tôi làm chủ hay điều khiển thân tâm này. Suy nghĩ, cảm giác, hành động, lời nói đều là sự phối hợp của ngũ uẩn, cũng tức là thân-khẩu-ý. Chẳng có cái thực thể hằng hữu, thường tồn nào trong thân tâm này điều khiển sai bảo cả. Cảm giác, suy tư, phân tích, phán đoán, quyết định là do các pháp của tâm, thí dụ như Thọ, Tưởng, Tư, Xúc .v.v... Khi nói năng thì nhờ đến Khẩu.

Đuốc là gì? Đó là cái pháp Trí Tuệ sẵn có trong mỗi người, nó là một tâm sở thiện thuộc Hành uẩn. Khi tập thiền quán chánh niệm thì pháp trí tuệ này sanh khởi. Nó nằm đó, inactive, nếu có tu tập nó sẽ sanh khởi và ngày một mạnh mẽ, sáng suốt. Đâu có ai đốt đuốc. No body, no true self at all ! Kể bạn nghe đôi dòng về cái ngã này. Khi Phật giảng dạy về lý Duyên Khởi, 12 nhân duyên, thì một vị tỳ kheo hỏi Phật, nếu không có cái ngã, cái tôi vậy thì ai cảm nhận cái vui cái buồn, hoặc không vui không buồn? Phật nói: ngài không có dạy rằng ai cảm thọ buồn hay vui .v.v... mà ngài dạy các pháp do duyên mà khởi (tức là vô ngã), Thọ do duyên bởi Xúc, và tiếp tục theo duyên như thế. Các pháp sinh khởi là do duyên tạo thành. Lý duyên khởi cũng tức là vô thường, vô ngã, là nhân quả.


Quote:Thiền Tông lại còn đi triệt để hơn, đó là theo Tứ Cú, -- Có , không, không có, không không đều là hư cấu.

Trong kinh nguyên thỉ có nhiều chỗ Phật giảng về cái điều mà bạn gọi là Tứ Cú. Trich dẫn nó ra khá dài dòng. Tuy nhiên, tôi nêu lên cho Quexua thấy một điều là Phật thường hay nói đến các tầng thiền Sắc giới và Vô Sắc giới, thí dụ như Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ của Vô Sắc giới chẳng hạn. Chẳng phải tưởng, cũng chẳng phải chẳng phải tưởng! Bạn nghĩ sao nếu so sánh với Tứ Cú? Đó là một trạng thái hiện hữu trong tâm hành giả đạt định PTPPT xứ. Nó đâu có phải hư cấu, theo Phật pháp nguyên thỉ, phải không? Cái tầng định thấp hơn PTPPT là định Vô Sở Hữu xứ, nôm na là không có vật gì, tâm không chấp chứ nơi chốn nào, nghe quả thật khó hiểu khó nắm bắt, trừ phi người đạt định này. Tôi cũng chỉ hiểu qua ngôn từ thôi. Định Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng chưa là giải thoát, giác ngộ. Cho nên, Đại Thừa hay Thiền tông dù có pha chế và "phăng" cỡ nào khiến cho người ta lạc lối vào mê hồn trận, cũng không thoát qua được "bàn tay của Như Lai" -- Như Lai là danh hiệu Phật thường hay xưng dùng với chư tỳ kheo và người tại gia thời đó.

Cheer
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply