GÓP NHẶT HOA THƠM.
#31
Chương I:
LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1.Buông xuống
Đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm, kết tập thành Tam Tạng Kinh Điển, chính là nói gọn với chúng ta hai chữ “ buông xuống” Kim Kim Cang nói rằng:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương cũng như điện
Nên quán đúng như thế.
(Hữu vi: sự vậy gì cũng có tướng, thấy biết được qua cảm giác của sáu căn “ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” luôn chuyển biến vô thường gọi là pháp hữu vi).
Lại nói rằng: Lìa hết thảy tướng tức là chư p. Tâm kinh nói rằng:” Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp”. Kinh A-di-đà dạy chúng ta rằng:” Chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn”. Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta: “ Phát tâm bồ-đề một lòng chuyên niệm”. Kinh Hoa Nghiêm phần sau cùng là mười đại nguyện vương của ngài phổ hiền dạy chúng ta hồi hướng khắp tất cả, chỉ dạy quay về Cực Lạc. Toàn bộ đều dạy chúng ta cần phải” buông xuống”.

2.Xả
Học Phật chính là cần phải xả, xả chính là được, có xả mới có được. Xả một phần được một phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích. Giống như trên tay bạn có đồ vật mà bạn cứ luôn luôn nắm chặt không buông ra, làm sao bạn có thể lấy được một bảo vậy quý báu khác!

3.Thực tiễn
Ưu điểm và lợi ích của sự tu hành hoàn toàn cần phải nương tựa nơi chính mình bằng thực tiễn, ra sức thực hành mà đưa đến. Phật chỉ cho chúng ta nhiều phương pháp tu, giống như thầy thuốc kê khai toa thuốc cho người bệnh uống. Người bệnh không phối hợp thuốc, chẳng chịu nghe lời thầy thuốc và không chịu uống thuốc, thì bệnh vĩnh viễn không khỏi. Ví như chỉ dạy bạn ăn chay,bạn có thể hoàn toàn ăn chăn, dứt hẳn ác nghiệp sát sinh, không ăn thịt mỗi ngày, thì lợi ích tự nhiên vô cùng. Nhưng bạn chỉ có thể ăn sáu, ngày chay, 8 ngày chay, 10 ngày chay, không có thể hoàn toàn chay thì lợi ích vẫn có nhưng đã giảm bớt đi rồi. Ví như chỉ dạy bạn lạy 108 danh hiểu Phật để sám hối. bạn mỗi ngàu hành lễ bái thực hành theo đó lâu dài, không có gián đoạn, công đức lợi ích sẽ tự nhiên thù thắng. Nhưng bạn lại tuỳ tiễn có lúc lễ bái, có lúc không, do đó sự lợi ích và thành tựu tự nhiên có hạn.
Vì thế, học Phật cần phải phát tâm lâu dài, thúc dục chính mình phải nỗ lực thực hành.

4.Nói một thước, chẳng bằng thực hành một tấc
Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ “hành”. Nói một thước không bằng thực hành một tấc. Bằng không, dù cho bạn đối với Tam tạng kinh điển đều có thể học thuộc làu làu cũng là uổng công. Vì thế, người học Phật cần phải khéo léo trên chỗ hành trì của chính mình để hạ thủ công phu.

5.Nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật.
Niệm Phật cần phải như thế nào mới có thể niệm được tốt? Không có bí quyết gì cả. Phật pháp duy nhất chính là niệm nhiều danh hiệu p. Trong sinh hoạt thường ngày, nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật. Trong thế giới ta bà, thói quen xấu của chúng ta rất nhiều, khiến chúng ta rất dễ dàng lười biếng. Do tập khí tốt nên không dễ dàng tinh tấn niệm phật liên tục. Đem việc niệm Phật tập thành một thứ thói quen. Đi đứng, nằm ngồi không rời một câu niệm Phật. Lâu lại càng lâu, niệm Phật đến lúc tự mình không niệm, danh hiệu Phật cũng từ bên trong hiện ra, như thế là dễ dàng thành tựu rồi.

6.Phóng sinh “ tam thí” đều đủ
Trong Lục Độ Vạn Hạnh, lấy sự bố thí làm đầu. Bố thí có phân ra: Bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý. Phóng sinh, do bỏ tiền ra mua chuộc sinh mạng của chúng sinh, đó gọi là bố thí tài. Lúc phóng sinh, vì mạng sống chúng sinh làm lễ: quy y, sái tịnh, niệm Phật, sám hối cho nó đó gọi là bố thí pháp. Khi phóng sinh là đã cứu sống sinh mạng chúng sinh khiến nó thoát khỏi nỗi sợ hãi bị giết hại, trả lại tự do cho nó, đó gọi là bố thí vô uý. Công đức phóng sinh không thể nghĩ bàn. Đại Trí Độ Luận nói rằng:” Trong các tội, tội giết hại rất nặng; trong các công đức, công đức của hạnh phóng sinh là bậc nhất”.
( Tam thí: tài thí, pháp thí và vô uý thí. Tài thí là đem vật tài giúp đỡ người nghèo khổ. Pháp thí là đem Phật pháp tự mình nghe hiểu giảng cho người. Vô uý thí là chính mình không còn sự lo sợ lại đi giải trừ nỗi lo sợ cho người khác).

7.Phóng sinh trả nợ giết hại từ trước
Ngày nay, chúng ta bị các thứ bệnh khổ và gặp nhiều tai nạn, đều do nghiệp sát đã tạo từ trước mà ra. Nhiều đời nhiều kiếp đến nay, tội giết hại của chúng ta đã tạo có thể đến cả hư không đựng cũng không hết. Nay phóng sinh là trả món nợ giết hại từ nhiều đời đến nay chúng ta đã mắc phải.
Reply
#32
12 LỜI NGUYỆN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.(Đại Đức Thích Tuệ Hải)

https://www.youtube.com/watch?v=pU4qPkXR6Vc
Reply
#33
,,)CÔNG HẠNH BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM. (ThÍch Tuệ Hải)

https://m.youtube.com/watch?v=vdsoQ7O43r47
Reply
#34
NGỌN ĐÈN MÃI MÃI CHIẾU SÁNG

- Tưởng niệm Hoà thượng Quảng Khâm
(Xã luận của tuần sau Từ ân, ngày 6/4/1986)

Đại lão Hoà thượng Quảng Khâm bậc Cao tăng của thời đại đã an tường vãng sanh vào ngày 13 tháng 2 năm nay (5 tháng giêng nông lịch) tại chùa Diệu Thông - hương Lục Quy- huyện Cao Hùng, để lại nhiều xá lợi được phân chia đem thờ tại ba ngôi chùa do Ngài sáng lập. Tuy rằng chúng ta không còn được thấy Tôn nhan Ngài nữa nhưng đức từ bi và trí tuệ của Ngài sẽ mãi mãi lưu lại trong tâm khảm của hàng ngàn hàng vạn người trong và ngoài nước. Ngài đã hoằng dương Diệu Pháp của Đức Thế Tôn, chỉ dẫn chúng sanh ra khỏi si mê; ngọn đèn truyền Pháp tiếp tục sáng và mãi mãi chiếu sáng không bao giờ tắt.
Hoà thượng trong đời mình không dùng văn chương cao siêu để giảng dạy, cũng không dùng lời hoa mỹ để cảm động lòng người, không vướng mắc vào danh lợi, không tạp nhiễm chuyện thế tục; một đời tu hành theo Phạm hạnh, không ngừng tham thiền niệm Phật, cho nên "ba nghiệp thân khẩu ý của Ngài hoàn toàn thanh tịnh", bổn tâm trong sáng hàm chứa trí tuệ siêu việt, và thể hiện đức từ bi vô lượng. Thời trai tráng đã có vượn rừng dâng trái, mãnh hổ quy y, đạo hạnh của Ngài đạt tới chỗ mà chúng ta không thể nghĩ bàn!
Một người mà có thể hoá độ được hàng ngàn hàng vạn người, nếu người ấy sống ở trên đời thì đó là phước của xã hội.
Năm Dân Quốc thứ 57 (1968) đương kim Tổng Thống [Tưởng Kinh Quốc-Nd] khi ấy đang giữ chức Bộ trưởng Bộ quốc Phòng - đến thăm chùa Thừa Thiên. Hoà thượng đàm đạo với Tổng thống, Ngài nói: "mọi sức mạnh đều phát sinh từ trong "Định", nhưng chỉ có ở trong "Tĩnh", mới có thể "Định". Ngài còn nói: "Người đang an định mà bảocó thể định được thì đó không phải là định. Phải ngay trong lúc phiền não mà định được thì đó mới gọi là định".Tưởng Tổng Thống nhận rằng lời nói ấy vô cùng quan trọng, khi chúng ta giảng dạy tâm lý học và giáo dục chính trịđặc biệt cần phải nêu vấn đề này ra để giáo huấn cán bộ trong Quân đội Quốc gia. Ngày nay tình hình quốc tế biến chuyển một cách khôn lường, đất nước lâm vào hoàn cảnh rất đáng âu lo. Lời nói của Hoà thượng đáng được mọi người Công giáo [gia đình họ Tưởng theo Công giáo - Nd] và nhân dân trong nước cùng cảnh tỉnh. Mong rằng quốc dân do từ ý thức cộng đồng mà phát sinh định lực, có được trí tuệ vô biên ngõ hầu tạo nên sức sống cho xã hội và cục diện mới cho quốc gia.
Một bậc thầy về triết học của nước ta - giáo sư Phương Đông Mỹ, cả đời chuyên nghiên cứu triết học, thông suốt triết lý Đông Tây, nhưng cái mà ông tôn sùng nhất là cảnh giới Hoa Nghiêm của Phật Giáo. Ông cho rằng Phật học Đại thừa là lý luận cao nhất trong triết học. Trước khi qua đời ông hiểu ra rằng vào cửa Phật phải có thủ tục cần thiết, bèn nhờ bác sĩ và người nhà đưa đến chùa Thừa Thiên xin quy y Hoà thượng Quảng Khâm, được đặt pháp danh là Truyền Thánh và chính thức trở thành tín đồ Phật giáo. Quốc Phụ Tôn Trung Sơn nói: "Phật học là mẹ của Triết học", còn giáo sư Phương Đông Mỹ thì biết rõ và thực hành.
Trong đời mình, Hoà thượng hoá độ hàng ngàn hàng vạn người từ giới bình dân kém trí đến hạng trí thức bác sỹ, chuyên gia. Nguồn lực chiêu cảm ấy chính là đức độ cao cả được tích luỹ từ công phu tu đức tu tuệ hàng ngày của Ngài. Chẳng có gì làm ta ngạc nhiên khi thấy nhân sỹ trí thức trong xã hội đều tán dương Ngài là "Viên ngọc quý của Đất Nước". Khi Ngài Quảng Khâm viên tịch, Tổng Thống lễ viếng với câu liễn đặc biệt "Đại từ đại bi" ca tụng Ngài trọn đời cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân.
Hôm nay tất cả chúng ta cùng kính cẩn truy niệm đạo đức phong phạm của Hoà thượng, xin nguyện học theo tinh thần giáo hoá, vì người mà xả thân của Ngài, đồng thời phụng nhớ lời dạy "thành tâm niệm Phật" của Ngài; từ niệm Phật mà ngộ được triết lý cao siêu, phát huy sức mạnh đại trí, đại nhân, đại dũng của đạo Phật; kế thừa người trước khai ngộ người sau; làm hết sức mình vì sự tiến bộ và phồn vinh của xã hội, vì sự giàu mạnh và thống nhất của Quốc Gia, tiến tới xây dựng nền Hoà Bình vĩnh cửu cho thế giới.
Reply
#35
 MỘT CUỘC SỐNG NGHÈO KHỔ, MỘT CUỘC LỬ HÀNH GIAN NAN

Hòa thượng Quảng Khâm sanh ngày 26 tháng 10 âm lịch, năm Quang Tự thứ 18 (1892) đời nhà Thanh. Người họ Ngô, quê huyện Huệ An, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Gia đình rất nghèo, lúc Người lên 3-4 tuổi, ông anh cả cưới vợ mà không có tiền, Người bị đem bán cho gia đình họ Lý ở Tuyền Châu, huyện Tấn Giang. Nhà họ Lý làm nghề nông, trồng cây ăn trái trên sườn núi tạm sống qua ngày. Cha mẹ nuôi không có con nối dõi nên xem Người như em ruột. Lúc nhỏ Người rất yếu đuối và nhiều bệnh tật. Cha mẹ nuôi rất lo lắng, để cầu an cho con, họ bèn theo tập tục dân gian đem Người đến ngôi chùa Quan Âm gần đó khấn dâng cho Bồ Tát Quan Âm làm con nuôi. Việc làm này chính là nhân duyên trọng yếu của Người đối với Bồ Tát.
Người vốn có tuệ căn tiền kiếp, do vì mẹ nuôi ăn chay nên năm lên bảy cậu bé cũng tự nguyện nhất định ăn chay theo mẹ. Đến năm 1900, cậu lên chín tuổi, bất hạnh mẹ nuôi qua đời, hai năm sau cha nuôi cũng tạ thế. Trong một thời gian rất ngắn vô thường đã cướp đi những người thân yêu nhất. Cậu bé tứ cố vô thân, không còn nơi nương tựa, thể lực lại yếu đuối, côi cút giữa cõi đời không biết đi về đâu! Đợi khi an táng cha mẹ cậu xong, những người bà con sắp xếp cho cậu đi Nam Dương sinh sống. [Nam Dương: chỉ chung các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông-ND].
Ban đầu Người đi làm thuê như quét dọn, nấu cơm cho tiệm buôn để đủ sống qua ngày. Tuổi lớn dần, thân thể và khí lực tăng trưởng, Người nhập theo thiên hạ kết đội lên núi đốn cây mở rừng, tuy rất vất vả nhưng kiếm khá nhiều tiền và tương đối tự do.
Một hôm, chiếu theo tiền lệ, đến thời gian giải việc ra về; trong lúc ai nấy chuẩn bị lên “xe đẩy” để xuống núi Người bỗng trực giácbiết ngồi xe như vậy không an toàn, liền cảnh báo mọi người không nên đi xe. Nhưng vì ai cũng nôn nóng về sớm, cho lời nói của Người là vu vơ, không ngờ ciếc xe đẩy sau đó bị tai nạn lật lăn xuống hố. Ai cũng cho là điều kỳ lạ. Ở trên núi tuy Người làm việc rất cực nhọc nhưng vẫn giữ một mực ăn chay. Sau khi xảy ra biến cố ấy người ta nửa đùa nửa thật bảo: “Anh đã kiên trì ăn chay như vậy, lại biết trước việc như thần sao không trở về lại Tuyền Châu đi tu?” Đó chỉ là lời nói đùa, nhưng Người như tỉnh mộng! Hồi tưởng lại cha mẹ nuôi lúc sinh tiền đang tuổi tráng niên mà chết là chết, mình đây sớm muộn gì cũng phải đi theo con đường ấy! Sao lại phải đi con đường lẩn quẩn?
Thế là Người thu xếp hành trang trở lại cố hương, quyết chí xuất gia.
4 Hai mươi tuổi xuất gia, quyết tâm tu khổ hạnh.
Năm 1911 Sư 20 tuổi, vào chùa Thừa Thiên phủ Tuyền Châu xin xuất gia. Thừa Thiên Thiền Tự là một ngôi chùa của đế vương, rất cổ kính. Tương truyền chùa này xây vào thời vua Anh Tông, niên hiệu Chánh Thống nhà Minh (1436-1449) cách đây trên 500 năm, đất rộng 36 hécta. Lúc bấy giờ có một vị Cần Vương sinh dã tâm, thấy nơi này phong thủy cực tốt và đất rộng, mưu đồ chiếm lấy để dựng cơ nghiệp đế vương. Nhưng trong điện thiếu nước, theo phép thuật trong một đêm phải đào cho được 100 cái giếng, nếu không thì nghiệp đế chẳng thành. Cần Vương bèn chọn ngày tốt và tuyển thợ đào giếng… thấy nước vọt lên ông ta rất mừng, không ngờ đào đến cái 99 thì gà gáy sáng, mặt trời ló dạng; ông ta hoảng hốt toát mồ hôi lạnh, chỉ vì một cái giếng chót chưa xong mà nghiệp đế trong giây phút trở thành bào ảnh. Cần Vương than tiếc tự biết phước đức không đủ, bèn đem phụng hiến để làm chùa đặt tên là Thừa Thiên Thiền Tự.
Chúng tôi dường như có duyên nên mới đến chùa Thừa Thiên tham quan. Thấy bảng tên chùa chung quanh hoa văn hình rồng, trên có hai chữ “Sắc Tứ”, chính giữa bốn chữ lớn “Thừa Thiên Thiền Tự” đứng xa cũng có thể đọc được. Không thể nào qua tấm biển trên cửa chùa mà biết được truyền thuyết nói trên là thật hay giả; dù sao nhờ sự tích ấy mới rõ chùa có nguồn gốc lâu đời: truyền thuyết thì đượm màu sắc thần bí và trong chùa thì còn lại rất nhiều di tích cổ. Hai bên con đường lát đá cổ kính có hai tháp cao sừng sững, một trong hai cái là “Tháp Phi Lai” mang tính truyền kỳ. Hai tháp quy mô cân xứng đối diện nhau; tuy bề ngoài giống nhau nhưng Tháp Phi Laiquanh năm sạch sẽ một hạt bụi cũng không bám, còn tháp kia đầy dẫy những phân chim, bụi đắp như trát phấn, thấy mà chẳng nỡ nhìn. Khách hành hương đến đây ai cũng dừng lại suy nghĩ, không hiểu lý do vì sao như vậy. Chùa này có tám cổ tích, như “Nguyệt đài đảo ảnh” (Bóng trăng phản chiếu), “Thạch quy thực mễ” (Rùa đá ăn gạo), “Sư tử thổ yên” (Sư tử phun khói), “Thạch mai hoahương”(Hoa mai đá tỏa hương thơm), “Nhất trần bấtnhiễm”(Một hạt bụi không dính), “Long Vương tỉnh” (Giếng Long Vương), “Anh ca thổvụ”(Anh vũ phun sương). Thiên hạ ai cũng thích nói đến những kỳ quan sống động ấy. Tiếng đồn càng lan xa càng làm tăng thêm tính chất thần kỳ.
Ngày nay người ta chỉ còn ngậm ngùi hoài cổ, không biết căn cứ vào đâu để khảo chứng. Duy những cái không bị huyền thoại làm biến dạng đó là kiến trúc hùng vĩ, trong chùa có Thiền đường Niệm Phật đườngPháp đường, Tổ đường, Khách đườnghoành tráng, Đại Điệncó thể chứa ngàn người, tăng chúng thường trú có hơn 600 người, quả là một “Tòng lâm cổ sát” oai nghi.
Khi chưa vào tu trong chùa Thừa Thiên, Sư đã tự nhủ lòng: mình phước đức còn kém, nếu xuất gia tu chưa đắc đạo mà nhận của thập phương cúng dường một cách rộng rãi, e rằng không báo đáp nổi khiến cho đạo nghiệp khó thành. Do vậy, trước khi vào chùa Sư quyết chí rèn luyện giảm ăn bớt ngủ, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ngủ dưới gốc cây chứ không ngủ nghỉ trên giường chiếu, giữ được như thế rồi mới xuất gia làm tăng. Sau khi xuất gia, Người quyết tâm khổ hạnh, ăn những món mà người khác không thèm ăn, làm những việc mà người khác không muốn làm. Chùa Thừa Thiên lấy tám chữ “Phật Hỷ Chuyển Thụy Quảng Truyền Đạo Pháp” để truyền thừa Pháp mạch. Lúc bấy giờ vị trụ trì chùa Thừa Thiên là Ngài ChuyểnTrần, còn Sư Quảng Khâmlà đệ tử của Pháp sư Thụy Phương – tu khổ hạnh. Từ chỗ đó mà biết được sở nguyện của Người.
Pháp sư Thụy Phương tu khổ hạnh quá khắc khổ nên đã viên tịch lúc còn trẻ tuổi. Sư Quảng Khâm tuy là đệ tử của Pháp sư Thụy Phương nhưng được sư dạy dỗ của Hòa thượng Chuyển Trần. Hòa thượng biết căn cơ Người thâm hậu, về sau ắt sẽ là long tượngcủa pháp môn, do vậy mà Hòa thượng khẩn thiết sách tấn và thường xuyên trực tiếp chỉ dạy cho Người.
Một hôm đại chúng đi lao động ngoài triền núi, đến gần trưa khi sắp trở về chùa thì nghe tiếng bản gõ báo ngọ trai. Vì chùa đông người thực phẩm cung ứng khó khăn nên thường ngày phải hạn chế trong khẩu phần ăn uống. Bữa ăn lỏng bỏng không đủ chất dinh dưỡng, chúng lại phải ra sức làm việc trên đồi núi, ai nấy đều đói đầu óc choáng váng, cho nên khi nghe báo giờ ăn mọi người chẳng màng thu dọn dụng cụ đua nhau về trai đường. Lúc đó Người cũng muốn mau theo chúng tăng về trai đường nhưng bị Hòa thượng Chuyển Trần gọi lại bảo phải gom hết dụng cụ trả lại chỗ cũ. Lúc đó Người đã rất đói bụng, tay chân bải hoải, hai mắt lờ đờ mất thần. Tuy vẫn thu dọn đồ đạc nhưng trong lòng chán ngán, nghĩ bụng: làm việc vất vả như thế này, ăn cơm thì toàn rau, lại phải chịu cảnh như vầy, sao mà khổ quá! Tâm sân liền khởi, “bất kể ba bảy hai mốt”, “hòa thượng cũng chẳng thèm làm”,thẩn thờ bước đi ra phía ngoài núi… Đi chẳng bao xa, lòng thổn thức: “Chẳng phải vì ta đã quyết chí tu khổ hạnh ngõ hầu thoát khỏi luân hồi sinh tử nên mới xuất gia hay sao? Nay chỉ vì một chút khổ nhọc cỏn con mà nao núng chí khí, há chẳng phải là làm tráivới ý nguyện ban đầu?” Ngay sau tiếng nói tự đáy lòng ấy Người bỗng thấy ý chí vươn cao, lập tức sự mệt mỏi, sự đói khát, sự bất mãn đều tan biến. Người liền đến trước Hòa thượng Chuyển Trần xin nhận chỉ thị. Hòa thượng cho phép Người theo chúng vào trai đường và dặn dò một câu: “Ăn cái ngườikhông ăn, làm cái người không làm, về sau con sẽ rõ”. Từ đó về sau Người càng khắc khổ tự rèn, chẳng dám khởi niệm thoái chuyển.
Người từ nhỏ chưa từng được giáo dục, ngay cả chữ viết to cũng chỉ đọc được năm ba chữ; không biết giảng kinh cũng chẳng rành gõ mõ tụng niệm, thường bị người khác xem thường, tự mình cũng cảm thấy buồn bực. Nghĩ trong lòng: tuy đã nhịn ăn, nhịn ngủ, nhịn mặc nhưng không có cách gì để trên thì đền ơn Tam bảo, dưới thì hóa độ chúng sanh! Thế là Người quyết tâm gieo phước để báo ân.
Hàng ngày đợi đại chúng ăn xong Người lượm những hạt cơm rơi rớt trên bàn, dưới đất, không rửa hay nấu lại, cứ để vậy mà ăn. Nếu có các bậc Đại đức Cao tăng từ xa đến, Người hầu trà, dâng nước rửa mặt, khăn tay, giày dép, đổ nước bẩn đã giặc rửa… Tất cả các việc nặng nhọc như khuân vác, bửa củi, nấu cơm, lau chùi, quét dọn…Người đều cật lực đảm đương mà không một tiếng than phiền.
5 Thường ngồi không nằm, Niệm Phật chứng đạo
Người làm việc nặng nhọc, tu phước trên mười năm, sau được giao lo việc hương đèn. Mỗi ngày thức khuya dậy sớm trông lo Đại Điện qua các việc như hương, đèn, hoa, quả cúng Phật; đồng thời đánh bảnbáo thức chúng dậy tu tập. Có lần Người ngủ quên, đánh bảng trễ 5 phút, tự nói trong lòng rằng 600 người cùng tu, mỗi người trễ 5 phút, cộng lại hơn 3000 phút, hậu quả này làm sao gánh nổi! Bèn quỳ trước cửa chính điện sám hối với mọi người. Người có tinh thần trách nhiệm rất cao, tự trách lỗi mình rất nghiêm khắc, từ đó về sau ngày ngày Người ngồi trước Phật đài, không dám lơ đễnh; vì trong lòng luôn cảnh giác một đêm Người thức dậy năm sáu lần, do quá thận trọng mà nửa thức nửa ngủ, để rồi mặc nhiên trở thành người “không hề đặt lưng lên dơn”.
Năm 1933 Người đã đến tuổi trung niên mà vẫn chưa thọ cụ túc giới. Từ ngày xuất gia cho đến nay đã hai mươi hai năm rồi! Sở dĩ Người trì hoãn việc thọ giới là vì nghĩ mình chưa đủ đức hạnh để gánh vác sự nghiệp của Như Lai, sợ rằng trên thì lừa dối Phật dưới thì gạt gẫm chúng sinh; ngoài thì bội thầy phụ bạn, trong thì phụ chính bản tâm. Mãi đến khi tinh tấn hành lễ Phật thấtở Cổ Sơn Tự chứng được niệm Phật tam-muội Người mới dám tự nguyện gánh vác sự nghiệp Như Lai, đến chùa Long Sơn thọ đại giới, từ đó vân du tự tại. Người ta cho rằng nhờ theo phái thiền Lâm Tế mà Người chứng đắc, thực ra trước đó Người đã nhờ niệm Phật mà chứng Tam-muội, sau mới tham thiền. Cảnh giới mà Người thấy khi hành lễ Phật thất ở Cổ Sơn Tự chúng ta chỉ biết được đôi chút nhờ cuộc đối thoại giữa Người với một ngoại kiều. Người chơn chất khiêm cung trả lời thắc mắc của đồng đạo ngoại kiều từ xa xôi đến: “Lúc bấy giờ, trong tiếng niệm Phật bỗng nhiên thân tâm trở nên tịch tĩnh như đang ở trong cảnh giới xa lạ; mở mắt thấy hoa nở -chim hót – gió thoảng – cỏ lay, tất cả đều hòa nhập với tiếng niệm Phật-niệm Pháp-niệm tăng. Trạng thái này kéo dài trong ba tháng không gián đoạn”.
Trong “Kinh Phật nói về A-Di-Đà” có đoạn: “Lại nữa, này Xá Lợi Phất, cảnh giới ấy thường có các loài chim kỳ diệu đủ màu, bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá-lợi, ca-lăng-tần-già cùng chung sống. Các loài chim này ngày cũng như đêm cùng cất tiếng ca thanh thoát, âm thanh diễn tả tuyệt vời các pháp ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần. Chúng sanh trong cõi đó nghe hòa âm như vậy rồi, tất cả cùng niệm Phật-niệm Pháp-niệm Tăng”.
Lại nói:“Này Xá Lợi Phất, cõi Phật ấy gió nhẹ thoảng lay, các hàng cây báu cùng cácmạng kết bảo châu phát ra âm thanh vi diệu, ví như trăm ngàn thứ âm nhạc đồng tời trổi lên, ai nghe âm thanh ấy cũng đều phát tâm niệm Phật – niệm Pháp – niệm Tăng”.
Lời nói trong kinh chiếu ứng với cái thấy của Người. Đức Phật từ bi, Sư phụ từ bi, tuy là miêu tả một cách sơ lược nhưng đối với hạng phàm phu chúng ta nghe như tiếng sét bên tai, như tiếng sấm vang rền. Ai cũng không thể làm ngơ giả điếc giả câm. Lời Phật dạy trong kinh, điều Sư phụ thể chứng chơn thật từng câu từng chữ. Vậy đối với pháp môn niệm Phật lẽ nào ta chẳng có niềm tin sâu sắc.
Sau khi chứng nghiệm, Người quyết chí tìm nơi ẩn tu để thể hiện pháp thân tự tại, rồi được sự đồng ý cùng mấy lời dặn dò của Hòa thượng Chuyển Trần Người đến chùa Hưng Hóa thọ giới. Sau khi thọ giới trở về, chuẩn bị đi ngay vào núi tu khổ hạnh. Hòa thượng Chuyển Trần biết Người công phu chắc thực, long tượngsơ lộ, bèn đồng ý cho Người lên núi tu một mình. Khi lên núi, hành trang chỉ có 4 bộ quần áo đơn sơ để thay đổi mỗi khi cần giặc giũ và độ hơn 10 cân gạo; nhưng lòng chứa chan hy vọng, Người lên thẳng núi Thanh Nguyên phía sau chùa Thừa Thiên, chuẩn bị một cuộc sống “mai danh ẩn tích”.
6 Ẩn tu trên núi Thanh Nguyên lầm vào hang cọp
Núi Thanh Nguyên phía bắc Thổ Thành là một hòn núi hoang vu cỏ cây rậm rạp, không có người ở, rừng cây dày đặc. Núi này nối tiếp núi kia, trông từ xa như ruộng sắp theo bậc thang. Men dần theo sườn núi mà lên, núi này cao hơn núi kia. Hòn núi sau thì cao và có nhiều cây, người dân địa phương nhờ đó làm nghề đốn củi để sinh sống dần dần lập thành thôn xóm, trong núi có con đường nhỏ thông đến Thổ Thành. Người dân ở đây thường theo con đường này đi vào Tuyền Châu bán củi. Tương tuyền các cổ thành ở Đại Lục đều lấy kinh tuyến Bắc-Nam làm chuẩn. Phương vị của Phủ Thành theo hướng chính Bắc-Nam, biểu thị chính tâm, chỉ ra cho thấy công việc của quan phủ doãn cũng phải trung chính như phương vị của Thổ Thành vậy, - không một chút thiên lệch, Thành Tuyền Châu cũng xây dựng theo đạo lý của cổ thành.
Sư ra đi khi từ tờ mờ sáng với ý định lên núi Thanh Nguyên tìm động kín đáo để tu. Khi đến chỉ thấy núi non trùng điệp, núi trước hoang vu rậm rạp không một bóng nhà, núi sau thì rừng cây dày đặc. Sư từng nghe nói trên núi nơi nào cây cỏ rậm là chỗ ở của cọp, núi có cây thì có người sinh sống; vì núi có cây thì nhiều chim muông nên lắm phân chim, cọp sợ phân chim làm bẩn da nên thường tránh xa rừng cây mà đến nơi cỏ rậm. Sư nghĩ: “Ta ở núi tu hành, phải tránh người như cọp tránh phân chim, cọp vì vằn trên thânmà phải trốn trong cỏ rậm, ta vì ngộ đạo mà ẩn trốn vào núi sâu”. Thế là Người không màng để ý đến chuyện cọp và người gặp nhau phải ứng phó ra sao, chỉ chú ý đến việc tu hành phải tìm nơi an toàn để trú ẩn.
Lúc bấy giờ Sư còn sức khỏe mà phải đi từ sáng sớm cho đến quá ngọ mới đến chân núi. Vì vách núi dựng đứng đường lên núi rất khó đi, chỉ còn cách cởi bỏ dép, tay chân bám vào vách núi lần lần bò lên. Lên chưa được bao xa, bỗng thấy có hòn núi nhỏ bằng đầu áp mình vào một hòn núi khác trông vẻ kín đáo. Đến nơi thấy một cái động rộng khoảng 5, 6 thước [TQ] có hai lối ra, một bên cao ước bằng thân người đứng, còn một bên thì phải khom người xuống mới ra vào được. Trong động có một chỗ rất bằng phẳng, chung quanh rộng rãi. Sư mới lên núi lần đầu cảm thấy rất mệ mỏi bèn cởi bỏ hành lý, ngồi nghỉ trên một tảng đá. Được xa lánh chốn thành thị huyên náo bỗng nhiên thân tâm nhẹ nhàng chưa từng thấy. Sư vào trong động sắp xếp qua loa, an trụ hai ba ngày trong thanh tịnh vô ưu, cảm thấy an vui tự tại.
Một hôm, như thường lệ Sư ngồi thiền trong động, bỗng nghe mùi tanh nồng nặc theo gió bay vào, Sư rất lấy làm lạ. Trong bối cảnh mơ hồ dường như có vật gì to lớn lần bước vào trong động, Sư mở mắt nhìn kỹ, không ngờ đó là một con mãnh hổ. Trong lúc hoảng hốt Sư thốt lên “A-Di-Đà Phật”. Mãnh hổ cũng bất ngờ nơi ở của chúa sơn lâm lại có tiếng “sư hống”, nó kinh hãi vụt tháo chạy. Sau phút kinh hồn nó lấy lại tinh thần, vươn mình đi tới, từng bước từng bước tiến vào động… thình lình gầm lên một tiếng, trợn mắt nhìn Pháp sư.
7 Mãnh hổ quy y, khỉ vượn cúng dường
Thấy mãnh hổ chạy rồi Sư lấy lại bình tĩnh, tự nghĩ: “Nếu ta kiếp trước có nợ mạng thì đời này ta xin trả, gây nhân thì phải trả quả” lại nghĩ: “Nếu không phải vậy thì sao cái vòng nhân quả lại triền miên không dứt?”.
Sư chưa kịp định tĩnh con mãnh hổ đã trở lại vào động, Sư nói:
“A-Di-Đà Phật, lão hổ đừng sân giận! Oan oan tương báo không bao giờ dứt, ngươi ở nơi đây thì ta sẽ ra ngoài, còn ngươi nhường nơi này cho ta tu hành thì sau khi ta thành đạo sẽ độ cho ngươi quy y Phật, Pháp, Tăng”.
Mãnh hổ nghe lời Sư nói không biết có hiểu hay không, nhưng nó đứng dừng tại chỗ không tiến tới nữa; Sư chỉ nhất tâm niệm Phật, yên lặng chờ xem điều gì lạ diễn ra. Thật bất ngờ, mãnh hổ gật đầu như tỏ dấu thần phục, hiền lành lui ra khỏi động, nó nằm phục trước cửa động rồi đứng lên như một vệ sỹ đứng hộ pháp. Sư thấy hiện tượng như vậy, nghĩ trong lòng: đây hẳn là Long Thần Hộ Pháp che chở, chư Phật và Bồ Tát gia hộ, nếu không thì khó thoát khỏi miệng cọp dữ. Từ đó lòng tin càng tăng, ý chí càng thêm kiên định, Sư âm thầm phát nguyện: “
Từ sau khi Sư hàng phục được hổ, sớm tối cùng với hổ ở chung, không còn sợ sệt, cọp dữ cũng hiền lành như gia súc, khôn ngoan và hiểu được chút ít tiếng người. Sau đó nó con dắt vợ con nhà họ hổ đến trước Sư mà đùa giỡn, trình hiến các kiểu múa vờn cho Sư xem, nhiều lần gục gật đầu trước mặt Sư như cầu xin việc gì, Sư liền quy y cho chúng và chỉ dạy yếu chỉ giáo pháp.
Người tuy ở cảnh tiên chốn trần gian, không chút vướng bận sự đời, nhưng nơi đây là hoang sơn nhiều cỏ rậm, chẳng có rau dại để ăn, gạo đem theo không còn lấy một hạt; vả lại Người nhập định ngày càng sâu, mãi vui trong thiền định nên không thích đi xa. Mỗi lần bụng đói cồn cào Người chỉ cúi đầu xuống nhìn bụng, vỗ bụng hai cái an ủi nói:
“Chúng ta thương lượng với nhau, xin nhẫn nại một chút, chúng ta cùng ngồi nán thêm lần nữa, ngươi không nên nôn nóng, đợi ta tu xong sẽ cho ngươi ăn ngon, mặcđẹp!”.Cứ như vậy, Người ung dung nhập định quên cả bản thân và sự vật, không còn biết đêm nay nhằm vào tháng nào, năm nào?
“Đói quá! Đói quá!”- Người tuy vui trong cảnh giới thiền nhưng khổ nỗi thân xác nó chẳng chịu vâng lời sai bảo. Bụng càng đói nó càng gào to; nhất là vào lúc đêm khuya vắng lặng, tiếng nó kêu vang như sấm, có khuyên dỗ cách gì nó cũng chẳng nghe, nó như đứa con nít đòi ăn kẹo. Phỉnh gạt nó một hai lần thì được, nhưng nhiều lần thì hết linh nghiệm. Nếu nó không vòi vĩnh ồn ào thì lại la to khóc lớn; không cho ăn thì dứt khoát chẳng chịu yên. Không còn cách nào khác, Người bắt đầu thử uống trà, uống thật đầy bụng. Thế rồi đến khi xuất định, nhìn lại thân mình từ đầu đến chân, màu da bổng trở thành vàng sậm! Người đổi sang uống nước lã thì thân thể phù thủng! Bực mình bèn kiên quyết không ăn uống, không cử động, chỉ nhập sâu vào thiền định thử xem nó ra sao. Dần dần chỉ còn một lớp da bọc xương, kế đến hơi thở cũng cảm thấy khó khăn và cuối cùng không cử động được nữa! Đến lúc ấy Người mới hiểu ra, như thế này thì nguy. Người bèn vận dụng tất cả sức mạnh tinh thần chuyển động cơ thể. Sau một hồi quán tưởng, đầu tiên hai lòng bàn tay có chút cảm giác dần dần cử động được, tiếp đến hai bàn chân chuyển dần từ cảm giác đến cử động được; sau cùng các bộ phận thân thể đều có cảm giác trở lại. Nhưng toàn thân vẫn mất hết năng lực, lúc đầu Người gắng gượng bò được trên mặt đất, rồi dựa vào vách động mà lần bước, tiếp đến chầm chậm từng bước kinh hành quanh ghế; nghỉ mệt một lúc… cuối cùng mới lê được tấm thân mệt lả ra ngoài tìm thức ăn.

Vì thường thường dùng hết sinh lực vào tu thiền, lâu ngày không ăn, đợi đến lúc không thể chịu đựng lâu thêm nữa Người mới ra ngoài tìm thức ăn, rồi bò mà về.
Một hôm, trong lúc đói lả, trông thấy xa xa có một bầy khỉ đang đùa giỡn, chúng ăn những hạt trái cây có vẻ ngon lành, Người bất giác chảy nước giải, bụng cồn cào chịu không nổi, Người nhìn chúng... rồi nhìn lại mình... bổng mỉm cười nghĩ bụng: "Tính chất của ta giờ đây so với con khỉ trên cây có khác gì, chúng ăn được tại sao ta không ăn được?" Bèn dang tay lượm những hạt chúng đánh rơi xuống đất lên ăn. Bọn khỉ thấy có người gia nhập hàng ngũ, chúng tỏ vẻ lạ lùng, con này kề đầu tiếp tai với con kia lêu la chí choé. Lát sau thấy trên tay Người chẳng còn hạt nào, chúng tranh nhau ném từ trên cây những hạt tươi ngon xuống cho Người ăn. Ăn xong Người cảm thấy đôi mắt sáng ra, tinh thần sảng khoái. Từ đó bầy khỉ hộ pháp cũng có "tình người", thường hái trái cây mang đến cửa động dâng cúng Pháp sư.
(Cư sỹ Khuất ánh Quang, nhân dịp chúc mừng Đại thọ thất tuần của Người, có tặng mấy câu hàm ý liên hệ đến sự kiện trên:
Nhân viên tống thực
Mãnh hổ quy y
Hiện giới cổ hy
Nhưng thị vong hình
Tạm dịch: Vượn người mời ăn
Cọp dữ quy y
Nay tuổi cổ hy
Vẫn quên hình hài
Kính chúc Phật thọ vô lượng
Mặc dầu vấn đề ăn tạm ổn nhưng con người vẫn là con người, những ngày tháng gian khổ ấy thật khó khăn nghiệt ngã. Một hôm Người cảm giác trong dạ bồn chồn... bỗng thấy đàn chim bay lượn trên không, đậu lên cây kêu hót như rất an nhiên tự tại. Người nghĩ: con người là vật linh trong vạn vật, sao lại không sống tự nhiên như chúng. Thế là Người trút bỏ những u uất trong lòng, quyết định bắt chước theo chim, tuỳ thuận thiên nhiên, tuỳ duyên tự tại sống qua ngày.

8 Ăn củ rễ cây vẫn sống qua ngày

Sau đó Sư đào được dưới đất một khối "củ rễ cây" nặng 5, 6 cân, như được của báu, trân quý nó vô cùng, mỗi lần chỉ cắt một miếng nhai thật nhuyễn, phần còn lại đem chôn xuống đất; tạm đánh lừa cơn đói xong liền trở lại nhập định, lần xuất định sau lại ra đào củ ấy lên ăn một miếng, cứ đào lên ăn dần như thế, hết 5-6 cân củ rễ cây, duy trì thức ăn đó được vài năm. Theo lời Sư kể: đào lên ăn một miếng thì phần còn lại đem chôn, một thời gian sau chỗ cắt mọc ra củ mới, do vậy tuy củ chỉ có 5-6 cân nhưng không ngừng sanh trưởng, công cứu giúp của nó thật là to tát.
Vì ở lâu trong núi, món ăn hoang dã trở thành món tự nhiên, đoạn tuyệt lối ăn nấu nướng của nhân gian, Sư hoàn toàn trở thành người ăn sống theo tự nhiên. Một bữa nọ, Sư đang ngồi than thiền trong động bỗng nghe từ núi sau vọng lại tiếng kêu la kinh hoàng. Sư vội bước ra xem chuyện gì xảy đến, thấy mấy người tiều phu đứng ở núi sau chỉ chỏ con hổ dưới núi mà la hét. Sư liền gọi to bảo họ đừng sợ hãi cứ xuống núi tự nhiên không sao. Nhưng chẳng ai dám "hạ sơn" cũng không dám huyên náo nữa. Mọi người vô cùng kinh ngạc nhìn Pháp sư. Sư bàng hoàng nhưng rồi mỉm cười tự nhủ: mình không sợ chứ làm sao bảo họ không sợ? Bèn quay về phía hổ nói: "Các con xem đấy, vì kiếp trước các con tạo nghiệt, sân si quá nhiều nên kiếp này mặt mày dữ dằn ai thấy cũng sợ, thôi đi đi!" Nghe Sư nói như vậy, mấy con hổ biết ý bỏ đi. Đám tiều phu cần ra chợ gấp, vội vàng xuống núi, mang theo cái mắt thấy tai nghe cùng với củi rừng truyền khắp thành Tuyền Châu. Danh hiệu "Sư phục hổ" không chân mà chạy khắp nơi bắt nguồn từ đó.
Kể từ ngày ấy mỗi lần tiều phu đi qua đều lưu tâm tìm bóng dáng Sư phụ. Nếu tình cờ gặp được, họ vẫy tay gọi chào. Nhưng có một dạo, lâu lắm họ không trông thấy bóng Người, họ bàn tán xôn xao. Một bác tiều phu tò mò bám theo vách đá leo lên núi, đến trước cửa động thăm dò bên trong, chỉ thấy Sư nhắm mắt ngồi yên trong tư thế rất an nhiên, bác ta không dám gây nhiễu động, len lén rời xa. Qua vài ngày nữa cũng chẳng thấy hình bóng Sư xuất hiện, bác bèn một lần nữa trở lại xem sao, vẫn thấy Sư ngồi yên như trước. Nhiều lần như thế, trong lòng sinh nghi liền chạy đến chùa Thừa Thiên bẩm báo với Ngài Chuyển Trần.
Reply
#36
 Ngài Chuyển Trần bảo cho biết đó là "nhập định", bác tiều phu nghe vậy thì hay vậy thôi, rồi cũng không còn lấy làm lạ nữa. Nhưng, hết ngày nọ sang ngày kia... đám tiều phu cảm thấy không yên tâm. Tuy họ quê mùa chẳng biết gì, nhưng ai tin được rằng người không ăn, không cử động mà ngồi lâu đến như vậy. Thế là họ vào động thử gọi Sư, không thấy hồi đáp; sờ vào mũi cũng không thấy hơi thở. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ai cũng cho rằng Sư đã chết. Có kẻ vội đến chùa Thừa Thiên báo tin lần nữa để tính việc an táng, phải lo liệu sớm, không thể bỏ mặc Sư trong chốn núi rừng.
Thông báo đã lâu rồi, trên một trăm hai mươi ngày! Chính Hoà thượng Chuyển Trần cũng cảm thấy "không ổn" nhưng chẳng dám vội vàng quyết đoán; một mặt sai người lên núi chuẩn bị củi lửa để hoả táng, một mặt cấp báo với Đại sư Hoằng Nhất thỉnh Ngài đến giám định sống chết. Lúc bấy giờ Đại sư đang hoằng pháp tại Vĩnh Xuân, tỉnh Phúc Kiến; nhận được thư tín Ngài liền sai người đến ngăn cản, nhất thiết không được hành động vội vàng, chờ Ngài đến nơi xem xét rồi sẽ quyết định.

9 Đại Sư Hoằng Nhất búng tay ba lần tránh được việc hoả thiêu

Sau khi Đại sư Hoằng Nhất đến chùa Thừa Thiên liền cùng với Hoà thượng Chuyển Trần dẫn một số người lên núi. Ngài vào trong động xem xét kỹ lưỡng, nét mặt nghiêm trang, tán thán: "Cảnh định này các bậc Đại Đức từ xưa đến nay rất hiếm có", liền đến trước Sư, khẻ búng ngón tay ba lần. Mọi người theo gót Hoà thượng Chuyển Trần hướng về phía động đá Bích Tiêu tham quan. Động Bích Tiêu là nơi ẩn tu của Lão Hoà thượng Hoằng Nhân, - Pháp sư của Ngài Quảng Khâm. Lão Hoà thượng và Ngài đã cùng hẹn nhau tu khổ hạnh tại núi này; một người tu thiền ở động phía dưới núi, một người tu niệm Phật ở động phía trên. Mọi người lên tới động Bích Tiêu, trong lúc pha trà chưa xong thì Sư đã xuất định, đi lên núi ra mắt đảnh lễ Đại sư Hoằng Nhất, Hoà thượng Chuyển Trần và Hoà thượng Hoằng Nhân.
Ngài Hoằng Nhất khiêm tốn không tự cho là trưởng bối, cũng đáp lễ lại với Sư. Sư nói: "Đại Sư đến đây, xin được biết có điều gì dạy bảo? " Ngài Hoằng Nhất trả lời: "Không dám! Không dám! Phiền nhiễu việc tu hành của Sư, thật đắc tội". Cùng nhau hàn huyên một lúc, Ngài Hoằng Nhất thấy sự tình đã xong ổn nói với Sư: "ở đây chẳng có việc gì, xin thỉnh Sư trở lại an nghỉ".
Suýt chút nữa ngọn lửa lấy đi sinh mạng. Đại định chấn động thế gian, chỉ đôi câu nói giản đơn và mọi sự trôi qua. Ngài Hoằng Nhất ngại làm phiền thêm việc tu hành của Sư, bèn lần theo con đường nhỏ ở núi sau, đi vòng ra khỏi núi. Quả là từ xưa đến nay những bậc đại đức tu hành đều giản đơn thuần phác như vậy, khiêm cẩn mà chu đáo.
Sư từ sau lần nhập đại định ấy vẫn nhất mực sách tấn, nỗ lực tham thiền cho đến khi chứng đạo, ở trong động trước sau mười ba năm. Đối với nhiều người, đừng nói chi sống một mình gian khổ 13 năm trong núi, ngay ở trong nhà đầy đủ tiện nghi mà một mình đối diện với chính mình, cô tịch trong vòng một ngày đêm cũng đã thấy rất bực bội, huống gì một mình ngồi trong động núi hoang vắng suốt 13 năm? Chỉ xét về cái năng lực chịu nổi sự vắng lặng đã là điều mà hạng phàm phu chúng ta không thể tưởng tượng. Lại còn nội tâm thể nghiệm cả một quá trình chịu đựng cái khó chịu đựng, làm nổi cái khó làm. Dĩ nhiên, cảnh giới chứng đắc trong đó Pháp sư tự tại an lạc trong pháp hỷ đâu phải là cái cảnh mà chúng ta có thể hình dung được, và chúng ta cũng không có cách gì cùng chia sẻ với Người. ấy là cái phần thưởng đền bù cho công tu khổ hạnh của Người. Quy luật trong thiên nhiên xưa nay vốn bình đẳng, cái mất ở chỗ này sẽ tìm thấy nó ở nơi khác, không thể cùng một lúc có được cả hai. Việc tu hành cũng vậy, không có bất kỳ tiện nghi(ưu tiên) nào để mà chiếm, cũng không có thể cho sự xảo trá giả dối; tất cả phải đi từng bước thực tiễn, cày cấy được bao nhiêu thì thu hoạch được bấy nhiêu.
Sau khi chứng ngộ Người thường suy nghĩ: nếu không xuống núi độ sanh thì cũng giống như cửa động bị đá chắn, dù cho bên trong có vật gì quý báu cũng không đem ra được để cho thế nhân cùng thọ hưởng, cùng lắm là tự túc cho riêng mình và chỉ làm một con người ích kỷ mà thôi. Như vậy thì không những phụ ơn Phật mà còn trái với thệ nguyện ban đầu. Thế là Người kiên quyết dẹp bỏ cái khối đá trong lòng, mạnh dạn hướng về chúng sinh trong biển khổ, làm thuyền từ hải đăng cứu độ.
Lúc bấy giờ đúng vào năm 1945, năm kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Người đã 55 tuổi. Sau khi Người trở về chùa Thừa Thiên, tự nhiên nổi lên dư luận xôn xao trong đại chúng, có người nhìn "con người sơn động" quần áo lam lũ trước mặt mình với đôi mắt hiếu kỳ, có kẻ nhìn bằng đôi mắt hoài nghi; thử hỏi con người tầm thường, mặt mày trông chẳng có gì gọi là thoát tục như Sư làm sao có thể chứng ngộ một cách siêu việt? Nhưng đa số đồng đạo nhìn Sư với ánh mắt thương cảm và kính phục. Người ta chú ý nhất ở chỗ: áo Sư ba cái vá thành một cái, kín bên này thì trống bên kia, ăn một bữa thay cho ba bữa, mà còn bữa có bữa không; trong lòng ai nấy đều lấy làm cảm khái "tu khổ hạnh đâu phải là chuyện dễ!" Sư chẳng quan tâm người ta nhìn mình bằng đôi mắt như thế nào, nói với mình bằng lời nói ra sao; vẫn giữ thái độ trung hậu, khiêm cung, nét mặt hoà ái với mọi người, không thấy có gì khác biệt khi chưa lên núi và sau khi xu���ng núi. Sư vẫn y nhiên làm công việc của mình: ban ngày cùng với đại chúng chấp tác công việc, chiều lại lên chánh điện toạ thiền, an nhiên tự tại. Nhìn bề ngoài chẳng thấy Sư biểu lộ vẻ gì rạng rỡ sau mười ba năm gột rũa!

10 Bị nghi ngờ mà như tắm gội gió xuân

Sư trở về chùa Thừa Thiên không được bao lâu, tiền công đức trong Đại Điện bị mất. Khi Thầy giám viện và Thầy phụ trách hương đèn đưa tin đó ra, cả chùa xôn xao. Lúc Sư chưa trở về chùa, số tiền công đức này chưa bao giờ bị mất cả, Sư về chưa được bao lâu tiền công đức hương đèn nhờ vào đó tăng chúng sinh sống, nay bỗng không cánh mà bay, khiến cho ai nấy đều nghĩ ngay đến sư Quảng người hàng đêm ngồi thiền trong chánh điện, nếu có ai lấy trộm thì Sư phải là người hay biết, mà Sư lại không có phản ứng gì, thế thì người lấy trộm tiền công đức ấy là ai? Trong lòng mọi người tuy không nói ra nhưng ai cũng khẳng định được!
Kể từ đó cả chùa từ trên xuống dưới tuy chẳng ai bảo ai, nhưng mỗi lần lên Đại điện hoặc lúc giáp gặp Sư ai cũng nhìn bằng cặp mắt lạnh lùng. Người xưa nói: "Bị muôn người chỉ mặt không bệnh cũng chết". Sống trong hoàn cảnh bị mọi người mặc nhiên ruồng bỏ Sư vẫn không một lời biện bạch, cũng không hề khởi tâm buồn oán bất mãn. Sự thể như vậy diễn ra hơn một tuần lễ, Sư vẫn tươi tỉnh như tắm gội gió xuân.
Lúc ấy Thầy giám viện và Thầy hương đăng mới phơi bày sự thật của công án. Nguyên số tiền công đức bị mất là do hai thầy nghĩ ra để khảo nghiệm sư Quảng, xem thử 13 năm trên núi Sư rèn luyện được nhân cách như thế nào! Nào ai nghĩ tới, trước sự công phẫn của tăng chúng Sư vẫn an nhiên như tắm gội gió xuân. Qua sự giải bày của hai thầy, đại chúng ai nấy đều tự lấy làm xấu hổ. Suốt trên một tuần, kẻ mà ngay ngày bị mọi người khinh rẻ lại là một nhân cách tuyệt vời, một tăng nhân siêu phàm thoát tục. Mọi người ngoài cái tâm trạng áy náy bất an vì lầm lẫn đáng thẹn nay còn mang lòng kính phục tán thán bội phần. Phần Sư thì vẫn thản nhiên tự tại như chẳng có gì xảy ra, không vì khen chê được mất mà biến đổi dung nhan.
Năm Dân Quốc thứ 35 (1946) sau tiết Đoan Ngọ, một anh họ Lâm người Vĩnh Xuân tỉnh Phúc Kiến đến tham quan chùa Thừa Thiên, vốn có nhân duyên với Sư, Người nói: "Anh đến Đài Loan dạy học, hãy nên gửi thư cho tôi, Phật giáo Đài Loan bị ảnh hưởng của Thần Giáo Nhật Bản làm cho không có sự phân biệt giữa tăng và tục. Tôi cũng có nhân duyên với Đài Loan, sẽ sang đó xây dựng đạo tràng, hoá độ chúng sanh".
nh Lâm nhận lòi ngay và ở lại với Sư một tuần, chuyện trò tâm đắc rồi xin quy y làm đệ tử Người, và phát tâm suốt đời hộ Pháp. Ngày 17 tháng 6, Lâm từ giã Sư để chuẩn bị đi Đài Loan. Lúc chia tay Sư nói: "Nếu đi không được thì trở lại trò chuyện". Lâm cũng không hiểu tại sao, sau khi từ giã lên tàu cảm giác lời nói của Sư có ẩn ý gì đó. Không ngờ khi thuyền vừa ra biển liền gặp gió bão, không thể ra khơi... Lâm rời thuyền lập tức đi nhanh đến trình báo với Sư thì thấy người đã đứng đợi ở sân thềm trước điện, thấy Lâm đến Sư cười khà khà nói: "Thầy biết thế nào con cũng trở lại". Hôm sau Lâm nóng lòng đi Đài Loan, nói với Sư phụ: "Con rất thiết tha đi Đài Loan, không biết khi nào thì đi được?" Sư bảo: "Chiều ngày 20 lên thuyền, 21 ra biển, ngày 22 có thể đến nơi. "Trưa ngày 20 quả nhiên Hãng tàu thông báo chiều tối lên thuyền. Anh Lâm lại từ giã Sư phụ, Người dặn dò hai ba lần là phải gửi thư liên lạc. Lúc Lâm lên đường Sư còn chúc "Thuận buồm xuôi gió", về sau quả đúng như lời Sư nói, anh Lâm đến Đài Loan nhanh chóng bình yên.

11 Động Nhật Nguyệt nước phun báo điềm lành

Sau khi đến Đài Loan cư sỹ Lâm Giác Phi thường liên lạc với Sư. Mùa hạ năm 1947 do sự sắp xếp của Lâm, Người cùng vị tăng Đài Loan, - pháp sư Phổ Vượng (ở thành phố Cơ Long, sau đổi tên là Phổ Quán, trụ trì Giảng đường Phật giáo Cơ Long, nay đã viên tịch) trừ Hạ Môn đi bằng tàu Anh đến Đài Loan.
Ban đầu Người ở trong một ngôi nhà trống cất theo kiểu Nhật, thuộc Nghĩa trang Không Quân Tân Điếm. Năm 1948, Người khai tạc động Quảng Minh trên vách đá phía sau đường Tân Điếm (nay là chùa Quảng Minh) năm 1950 lại cất chùa Quảng Chiếu: năm 1961 tạc tượng Phật A-Di-Đà thật lớn, hoàn thành vào mùa đông năm ấy. Ngay lúc gần xong chẳng hiểu vì lý do gì Sư vội rời chùa, công việc đình chỉ. Năm 1952, cư sỹ Lý Văn Khải quê Quảng Đông quyên tiền hoàn thành công trình. Sư rời chùa đến núi Phúc Sơn ở Thổ Thành tìm một động đá thiên nhiên, sống lại đời sống ẩn tu như trước. Sơn động Sư ở cao hơn hai trượng, sâu độ hai trượng rộng vài trượng. Cửa động nhìn về hướng Đông nên nhận được cả ánh mặt trời và ánh trăng mới mọc, do đó Sư đặt tên là động Nhật Nguyệt. Động này trước kia không có nước, từ ngày Sư ở bỗng những từ khe đá trong động phun ra chảy dọc trên cỏ, Sư vội đào một cái ao nhỏ để chứa, nước trong mát ngọt miệng, uống vào giải ngay cơn nóng khát. Sư vui mừng được suối linh, mùa xuân năm 1952 cất ba gian nhà gỗ trước cửa động, bên trái làm nhà bếp, chính giữa thờ Bồ-tát Địa Tạng. Cũng năm ấy Sư dựng một lều tranh cho hai đệ tử Truyền Giác và Truyền Ba cùng ở, đồng thời giao cho sư Truyền ý làm giám viện Động Nhật Nguyệt.
Năm 1953, Sư lên đỉnh núi cất một cái lều tranh nhỏ ở. Có con trăn lớn đêm thường bò tới chỗ Sư mà không tỏ chút gì sợ sệt, Sư quy y cho nó. Một hôm mấy người con trai ông trưởng xóm phía dưới núi bắt gặp con trăn bèn gọi đông người cùng nhau dùng gậy định giết nó; Sư từ trên núi nghe tiếng ồn ào vội vàng ra bảo với họ: "Trăn đã quy y Tam Bảo rồi, đừng giết hại". Nghe Sư nói cả bọn giải tán bỏ đi.
Từ khi Người dời tới ở Động Nhật Nguyệt rất ít ai biết, sau ba lần nhập đại định mới làm chấn động nhân gian. Mùa xuân năm 1955, các tín nữ Bản Kiều mua đất núi ở Thổ Thành cúng dường Người, núi này tục gọi Hoả Sơn, nguyên là một đám rừng tre. Người đi vào rừng theo một con đường nhỏ, chặt tre dài độ ba thước, dùng giây thép cột lại thành tấm vạt tre, cột nó vào thân cây tre sống, cách mặt đất vài thước, Người ngồi kiết-già trên đó, giống như lối sống của người thời tiền sử. Về sau mới mở đất cất một gian nhà lợp ngói để thờ Phật, còn lại thì dựng lều tranh.
Năm 1956, Người trở về Tân Điếm, đến cuối năm 1958 lại trở lên Hoả Sơn ở Thổ Thành. 1960 xây Đại Điện, từ đó mới đặt tên là Thừa Thiên Thiền Tự, đổi tên núi thành Thanh Nguyên Sơn [núi suối trong] để ghi nhớ con suối hồi Người xuất gia "diện bích". Năm 1962, lại xây cất điện Tam Thánh; năm 1964 thể theo lời thỉnh cầu của tín chúng Người đến Hoa Liên, rồi quay lại Đài Trung xây dựng Quảng Long Tự trên núi Thanh Thuỷ. Suốt nhiều tháng Người chưa trở lại núi cũ, sư giám viện lấy cớ đã ba lần mời mà Người không về, đem đồ vật tích luỹ xưa nay trong chùa phân phát theo thứ bậc cho huynh đệ và để mọi người tự phân tán. Cuối năm 1964 Người trở lại Thừa Thiên Thiền Tự tu bổ, dựng cổng chùa và làm phòng phương trượng. Từ ngày Người đến Đài Loan cho đến khi định cư tại chùa Thừa Thiên trước sau 17 năm, ẩn tích không muốn cho người biết. Bao nhiêu gian nan hoạn nạn không hề nói cho ai hay, bao kẻ xấu ác bất công Người đều nhẫn nhượng và chẳng lấy làm thắc mắc. Từng có người đề nghị: "Những tên vô lại đó, phải trị chúng mới được, phải dùng luật mà chế tài". Người chỉ trả lời: "Người tốt cũng phải độ, kẻ xấu cũng phải độ. Chúng ta phải tự hổ thẹn đức mình chưa đủ, nên không cảm hoá họ được, không nên lấy oán báo oán".

12 Thiền tịnh song tu hiển thị mô phạm chư Phật

Sư tu theo hạnh đầu đà của hai pháp môn Thiền và Tịnh, lấy thân mình hiển thị mô phạm của chư Phật. Trừ lúc trời mưa ra, hằng đêm Sư đều ngồi ngoài trời. Suốt mấy mươi năm Sư vẫn hành trì như thế. Có điều rất lạ là sáng sớm cây cối núi rừng đều ướt đẫm sương, chỉ có chỗ Sư ngồi đường kính ước vài thước thì hoàn toàn khô ráo. Do lòng từ bi thường cứu giúp người và công phu thiền định sâu dày của Sư mà càng ngày số người tìm đến thăm viếng Sư càng đông, có người phát tâm quy y cầu xin học đạo, có người vì hiếu kỳ ham vui, cũng có kẻ tự cho mình cao siêu đến thử đức công phu thiền định; đủ hạng người với tính cách khác nhau như thế, mà Sư tuy là một cụ già không biết chữ nhưng đối đáp rất dễ dàng, tự nhiên; quả thật là Phật pháp không thể nghĩ bàn. Xin nêu vài ví dụ cống hiến quý vị độc giả.
(1) Một hôm có một giáo sư tự cho mình công phu thiền định rất cao, sáng sớm đường đột bước vào thiền đường của Người. Chẳng nói chẳng rằng, ông ta tự động ngồi xuống; Sư cũng yên lặng không nói lời nào. Qua một lúc khá lâu, ông giáo sư mở lời trước:
- Thưa hoà thượng! ngài xem thử tôi đạt tới thiền thứ mấy?
Hoà thượng nói:
- Tôi không thấy.
- Nghe nói công phu thiền định của ngài rất cao, tôi đã đến đệ tứ thiền sao ngài không thấy?
- Hoà thượng trả lời:
- Tôi chỉ biết ngày ăn ba bữa, chẳng làm việc gì.
Tiếp đó Người đưa tay lấy tờ giấy vệ sinh, nhép miệng mấy cái quay đầu lại hỏi ông ta:
- Giấy vệ sinh đang nói với tôi, ông có nghe được không?
Ông giáo sư như gặp phải "Kim Cang hai trượng chẳng với tới đâu", lặng lẽ rút lui.
(2) Có một vị Pháp sư đến thăm, nói với Người:
- Khi ở nước ngoài mỗi lần có động đất hay gió bão, tôi dùng pháp sau đó động đất và gió bão đều biến lặng. - Người đáp:
- Bần đạo thì chẳng làm gì cả.
Lần thứ hai đến, vị Pháp sư lại nói:
- Hoà thượng ạ, hiện nay tôi không làm gì hết. - Người nói:
- Bần đạo mỗi ngày ăn cơm, ngủ nghỉ, đi tản bộ.
Công phu thiền định tự nhiên như thế, không có cái tôi đang làm gì, không chấp có cũng không chấp không. Nếu có người tự bảo "tôi có" công phu gì, Người dùng "không" để đáp lại, còn người nào bảo "không" thì Người lấy "" mà ứng đối.
Vị Pháp sư ấy sắp ra về, nói với Người: "Thỉnh Hoà thượng nên ra nước ngoài hoá độc húng sanh". - Người gật đầu:
- Ngài đến đó thì tôi đến!
Pháp sư nghĩ là Hoà thượng sẽ hiển thần thông, bèn hành trang trở lại xứ người. Song chờ mà chẳng thấy Hoà thượng tới, Pháp sư thấy sốt ruột. Lần sau trở lại Đài Loan thăm, Pháp sư hỏi:
- Trước đây Hoà thượng chẳng bảo rằng tôi đến thì Ngài đến sao?
Lâu quá chẳng thấy Ngài đến? - Người còn đáp:
- Ngài tới đây bần đạo tiếp Ngài ra sao, đã nói những gì, hẳn là Ngài đã hiểu rất rõ ràng? Khi Ngài trở về, đem những gì bần đạo nói với Ngài nói cho họ nghe, đó chẳng phải là Ngài đến thì tôi đến hay sao? Pháp sư khách hốt nhiên hiểu ra, im lặng chẳng nói lời gì.
(3) Một hôm, có vị sư chuyên tu Phạm hạnh đến thăm Hoà thượng, nói với Người: "Tôi tu tam-muội được mấy mươi năm, nay đến Đài Loan tìm chỗ tu hành, xin Hoà thượng chỉ dạy cho".
Người trả lời:
- Ngài tu tam-muội đã mấy mươi năm, xin chỉ dạy cho tôi, tôi chưa tu tam-muội gì bao giờ, làm sao nói với Ngài được.
Nhà sư lại hỏi: "Tôi định đóng cửa ẩn tu, đại khái cần miếng đất chừng vài mươi bình [đơn vị diện tích -ND] bên ngoài có vườn hoa nho nhỏ, Hoà thượng thấy thế nào?" - Người đáp:
- Chúng ta đóng cửa, mục đích là đóng tâm hay là đóng thân? Nếu đóng tâm thì cái thân tứ đại giả hợp này của ta cũng đủ lớn rồi, còn như thân muốn hưởng thụ thì ngũ đại cũng không đủ. Đóng là đóng lục căn, tu tâm đâu phải là vào địa ngục.
Khi Người đối đáp với ai, trả lời ngay thẳng, không cần suy nghĩ, không cần lấy lòng, cũng chẳng cần giữ sĩ diện, hoàn toàn "trực tâm đạo tràng".

13 Lên núi thỉnh giáo, thấm nhuần đạo vị
Do số người ngưỡng mộ càng ngày càng nhiều, Hoà thượng thường cần có thời gian tịnh khẩu, nhưng khi tịnh khẩu vẫn không ngăn được số người lên bái kiến. Đến thứ bảy hay ngày nghỉ đều có những người lần theo bậc đá lên núi, đi ba bước lạy một lạy. Bọn họ hoặc năm ba người hoặc vài chục người hoặc vài trăm người; già có trẻ có, nam có nữ có, cũng có người tàn tật. Ai nấy đều hết lòng thành kính niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà hoặc Bồ Tát Địa Tạng; bất kể trời nắng gay gắt hay gió rét, mưa thu .... họ đều cúi lạy hoặc bò trên đất mà lên, cứ như thế hơn ba tiếng đồng hồ. Lên tới núi họ cúi đầu, vẫy gọi chào Hoà thượng, hoặc được Hoà thượng xoa đầu hỏi thăm vào câu đơn giản; thế là thiên hạ như gặp được của báu, lòng mừng hớn hởn.
Cũng có nhiều phật tử xuất gia hay tại gia chuyên nghiên cứu Phật pháp, đem những điều họ nghi hoặc từ bao năm chưa đả thông được lên núi nhờ Người trực tiếp chỉ dạy. Một vị sư hỏi:
- Khi đóng cửa ẩn tu, có phải càng lúc càng ăn ít đi?
- Không phải vậy, phải bình thường theo lẽ tự nhiên, không nên câu chấp, không còn cái "ta" ấy mới gọi là đóng cửa; còn cái "ta" còn có ý niệm "ăn nhiều ăn ít" thì chẳng phải là tu hành mà là chấp trước.
Có người hỏi: "Người mới xuất gia phải tu như thế nào?"
- Trước tiên phải tu khổ hạnh, tức là: ăn đạm bạc, mặc thô sơ, siêng năng làm việc, bất luận gánh nước, khuân vác, trồng rau, dọn nhà vệ sinh, bửa củi, đun nước vv... đều phải làm; làm nhiều việc nặng nhọc thì trí huệ mới dễ khai mở. Một người khi mới vào chùa phải làm cho tâm an trụ, tốt nhất là chuyên niệm Phật A-Di-Đà.
Hỏi: "Làm việc nặng nhọc là tu khổ hạnh hay sao?".
Đáp: "Nhất thiết không so đo tính toán; trong sinh hoạt hằng ngày không khởi tâm phân biệt, ấy là tu khổ hạnh".
- Đóng cửa nhập thất có khi không muốn ăn cho nên không ăn, như vậy có được không?
- Cố ý không ăn thì hoả khí bốc lên, không thể tu được; ý nghĩ không muốn ăn khởi lên, như vậy là còn chấp trước, không muốn ăn là còn cái ta không muốn ăn.
- Có lúc không ăn lại cảm thấy nhẹ nhàng.
- Đó chỉ là hiện tượng thoải mái tạm bợ trong vài ngày, vì chúng ta chưa đạt đến chỗ nhất tâm bất loạn, một niệm không sinh, cho nên chấp ý "không ăn", thân thể suy nhược dần.
Trừ những người lên núi tham bái hỏi đạo nối tiếp nhau không dứt trên đường, ngoài ra trong chùa cứ mỗi lần đến ngày sinh nhật của Hoà thượng, mỗi tháng bảy đại hội tín đồ có tuần niệm Phật, mỗi tuần lễ đầu tháng có Pháp hội"Đại bi sám", vào những dịp này cũng đông nghẹt tín chúng. Trong chùa bất luận kẻ già người trẻ, vì tinh thần độ chúng mà ai nấy đều bận rộn rối rít, không khí thật là vui.
Có một tăng nhân thường trú trong chùa cảm thấy ngã chấp của mình quá nặng không phá trừ ngay được. Một hôm đến quỳ trước Người, khẩn cầu xin dạy cho cách gì để khắc phục, Người nhận lời; vị thường trú vui mừng khôn xiết. Một hôm nhằm ngày Pháp hội, đại chúng đang lúc bận rộn bỗng nghe Sư quở trách vị ấy trước mặt mọi người. Không ai rõ lý do, chỉ cảm thấy có cái gì đó khác thường, vì Người từ trước đến giờ chưa khi nào lớn tiếng mà chỉ ôn tồn dạy bảo riêng. ít lâu sau, thấy ông thường trú thu xếp hành trang quỳ trước Sư, nước mắt dầm dề xin từ giã ra đi. Hoà thượng cười bảo: "Ông đã không nhờ tôi giúp ông phá ngã chấp đấy ư? Tại sao chỉ vì đôi lời châm chích mà đã muốn ra đi!". Ông ta bỗng như tỉnh mộng, gạt nước mắt cười, cúi đầu đảnh lễ rồi lui ra.
Đôi khi cũng có kẻ nói xấu người khác trước mặt Sư: "Bạch Hoà thượng, Pháp sư X... lấy tiền Tam Bảo đem xuống miền Nam mua đất xây chùa, xin Hoà thượng nên lưu ý".
Người đáp: "ồ! Chỉ xây một ngôi chùa ở miền Nam thì năng lực còn kém, sao không xây cho thật nhiều, tốt nhất nên ra nước ngoài xây vài ngôi chùa".
Lời thị phi dừng lại trước người trí. Đối với những người chấp sự trợ lý bên dưới, Người đều tuyệt đối tin tưởng.
Hỡi những ai than rằng chùa không giữ được chúng, hãy nên làm theo gương Người thì tốt đẹp biết bao!

14 Không phân biệt già trẻ, Người đều khuyên niệm phật
Từ khi Hoà thượng tuổi thọ đã vào khoảng 80 thì răng cỏ rụng hết, sau đó chỉ dùng toàn thức ăn lỏng. Đêm đêm Người vẫn ngồi thiền, trong vòng 10 năm lại đây Người chưa từng xuống núi. Nay Người đã 92 tuổi, tuy rất cao niên nhưng vẫn cứng cáp minh mẫn như xưa, đôi mắt sáng trưng có thần làm cho người đối diện không dám nhìn thẳng. Mỗi khi có ai hỏi Người tu hành mấy mươi năm chứng được cảnh giới nào? đắc tam-muội gì? Người chỉ lắc đầu bảo là không chứng đắc gì hết, già rồi chẳng có tam-muội gì, chỉ biết niệm Phật thôi!
Sư thường khuyên người ta niệm Phật, mỗi khi có người biếng nhác, Sư từ bi ân cần khuyên nhủ: "Niệm Phật không phải là điều giản dị cần phải trút bỏ mọi thứ ràng buộc khuấy nhiễu; một lòng thanh tịnh niệm Phật mới có thể cảm ứng được. Phải niệm sáu chữ Hồng danh đức A-Di-Đà sao cho thật rõ ràng, trong tiếng; tai nghe đầy đủ, lòng không chút nghi ngờ, các tạp niệm khác tan biến một cách tự nhiên, thì nhất định sẽ đạt đến nhất tâm bất loạn. Nếu tin lời tôi nói, thành tâm niệm Phật, đi đứng nằm ngồi không ngừng niệm như vậy, cho đến trong giấc ngủ cũng vẫn niệm được. Một câu niệm Phật ghi nhớ trong lòng, không bị lục căn lục trần quấy nhiễu, đến lúc đó tự nhiêm tâm không còn tham luyến, ý không còn điên đảo. Đến chừng công phu thuần thục, cảnh giới Tây Phương Cực Lạc tự nhiên hiện ra trước mắt... Tuyệt đối chớ nên xem thường".
Người còn nói:"... Niệm tức là tưởng niệm mình phải giống Phật1 phải như Phật! ngày sau công phu thành thục nhất định thành Phật!".
- Niệm Phật, nếu như tâm tán loạn thì phải làm sao?
- Chỉ có cách là phải niệm liên tục, tập trung hết tinh thần vào sáu chữ Nam mô A-Di-Đà Phật là được!
- Thưa Pháp sư, còn mang nghiệp có vãng sanh được không?
- Còn mang nghiệp thì không thể vãng sanh được, câu mà cổ Đức ngày xưa nói: "đới nghiệp vãng sanh" không phải như người ta thường hiểu, ông tâm nguyện vãng sanh vào cảnh giới Cực Lạc, khi chết nếu nghiệp lực lớn hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh.
Nói tóm lại, bất luận là người già hay trẻ, Sư phụ đều khuyên niệm Phật. Nay Người đã quá cái tuổi "cổ lai hy" vì nguyện độ sinh mà rán đem sức tàn ra chèo chống. Hàng nhân sỹ sáng mắt sao có thể bỏ lỡ cơ duyên may mắn này!
Reply
#37
[KHAI THỊ]: Hòa thượng Quảng Khâm nói về nhân quả

 
[Image: hoiquanadida_com-khai-thi-ht-quang-kham-...an-qua.jpg]

Chỉ biết ăn uống mà không biết tu hành, thì ăn nhiều vào, khó mà tiêu (nghiệp) đặng.

Vì sao con người luân hồi? Bởi vì Thất Tình (bảy thứ tình cảm hay trạng thái tâm lý), Ngũ dục quá nặng nề.
Khi bị Thất tình và Ngũ dục làm mê hoặc, thì cả ngày người ta chỉ biết truy đuổi tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, quyền vị, ăn uống, hưởng thụ và ngủ nghỉ. Phiền não cũng theo đây mà sinh, rồi từ đó tạo đủ thứ nghiệp. Đừng cho rằng không có luân hồi. Có! Rất khổ!

Khi xưa, hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc (hóa thân của Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền) thấy người ta đang làm lễ cưới thì vỗ tay cười lớn, nói rằng: 'Bạn thấy chàng rể cưới bà ngoại của anh ta không? Xem kìa, tụi nó ăn thịt cô, dì của chúng đấy!'

Mấy người kia nghe vậy liền mắng hai Ngài rằng: 'Hòa Thượng điên cuồng! Nói bậy!'

Nhưng khi Ngài Hàn Sơn kêu tên một con heo, thì con heo ấy chạy tới phía Ngài liền: xác nhận là có luân hồi rồi!

Những ai thích đẹp đẽ, đi giày cao gót, thì sau này (quả báo của tập khí đó) y tự nhiên sẽ đầu thai làm ngựa, không cần phải mang giày gì cả!
Một người cứ ăn cho thật no thì đầu óc hôn trầm, cứ muốn ngủ. Hễ ngủ nhiều quá thì sau này (quả báo) làm thân rắn.

Con trâu tuy làm việc cực nhọc mà nó lại không biết làm sao để thoát khổ. Làm thân trâu là nghiệp báo do kiếp trước làm quan (công chức, nhân viên nhà nước) không thanh bạch, không liêm khiết (ăn hối lộ), nên kiếp này phải trả nợ.

Có một người làm quan, rồi đem tiền của (kiếm được do làm việc bất chánh) trốn ra ngoại quốc. Cuối cùng y phải trả quả báo, đầu thai làm trâu ở Đài Loan này.
'Một đời làm quan xấu,
Chín kiếp làm trâu đền nợ'.
Con trâu thì có hai sừng, mà cọp cũng phải kiêng sợ. Dần dần một ngày kia con trâu cũng sẽ hiểu biết. Như trâu cày ruộng bây giờ, cũng là giúp đỡ mình vậy.
Khi ai làm điều gì tốt, thì bạn đồng ý, tán thành với y. Song khi làm không tốt mà bạn cũng tánh thành, thì tội bạn sẽ tăng lên gấp bội.

Phải biết trân quý giấy trắng (có thể viết chữ). Hễ tờ giấy nào có viết chữ kinh điển thì đừng vất trong thùng rác; nên đốt nó đi. Đây cũng là một thứ đức hạnh.
Hãy giữ gìn những chữ viết trên giấy hay trên áo; dù là một chữ nhỏ cũng phải quí giữ nó. Chữ thêu trên áo thì nên cắt ra rồi đốt đi, đừng vất vào thùng rác. Biết quý trọng chữ như vậy thì (quả báo) mới biết đọc chữ. Đó cũng là một đức hạnh vậy!

Xưa kia, cổ nhân dạy trung, hiếu, lễ, nghĩa, liêm, sỉ; do đó sản sinh ra rất nhiều bậc Thánh. Ngày nay, không ai dạy về những đạo đức nhân nghĩa ấy nữa, nên thời đại trở nên hỗn loạn. Do đó, đối với các sách kinh, luận dạy về đạo đức cổ xưa ấy, mình phải biết quý trọng.

Đồ vật tốt mà bạn không biết sử dụng cho đúng đắn, đàng hoàng (không biết giữ gìn, bảo trì), rồi làm nó hư đi; thì đó là lỗi bạn. Bạn phải gánh chịu hậu quả hoặc quả báo.

Khi xử lý, quyết định thi hành, hoặc tiến hành bất kỳ công việc gì, bạn phải hết sức cẩn thận, bởi vì cái gì cũng có nhân quả. Ví như những thức còn ăn được mà bạn lại vất đi hoặc để cho thiu thối, thì bạn phải chịu quả báo của việc làm ấy. Nhân quả thì không sai chạy mảy may, và không ai có thể chịu dùm quả báo của bạn:
Việc sanh tử của người nào thì người nấy lo; Cơm, ai ăn thì người đó no!

Có đồ vật tốt thì chớ làm cho nó hư hỏng. (Đừng cố ý làm hư; đừng lơ là, thiếu cẩn thận, thiếu tinh thần trách nhiệm; hoặc không chịu học hỏi phương cách đúng đắn để sử dụng hay bảo trì; cũng đừng chểnh mảng, bê bối, coi rẻ, chẳng quý trọng tài vật.)

Phật, Bồ Tát, La Hán, Trời, Người, A-Tu-La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, đều là do người mà ra. Hễ ai tu hành đàng hoàng thì sanh vào đường tốt; tu bê bối, phạm Ngũ Giới, thì đọa lạc đường ác.

Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật

Trích Cẩm Nang Tu Học của HT. Quảng Khâm.

Read more: https://hoiquanadida.com/phap-am/khai-th...z5CyNA34i5
Reply
#38
Chào Rau Sam  Tulip4

Vào đây đọc bài viết của Rau Sam mang về. PVy thấy mình có nhiều điều thiếu sót  lắm nên cũng lo lo.  :full-moon-with-face4:

Có nhiều điều làm PVy bật cười lớn tiếng mà không biết như thế có bị tội gì không?  Wink

Ví dụ như thầy nói ai mà đời này thích mang giày cao gót thì sẽ thành ngựa ở kiếp sau. Eo ôi! Cũng may PVy hơi cao cao nên không thích giày cao gót cho mấy. Có mấy nhỏ bạn thấp người rất thích mang giày cao gót hổng lẽ...hu hu...  Confused  Confused

PVy vào nói chuyện với Rau Sam cho vui.
Chúc Rau Sam vui nhé.  Tulip4
Reply
#39
Ph Vi mến,các vị Thầy cổ xưa dạy không bao giờ sai đâu. Bên VFun , cô cũng có 1 Thread  dài :  Báo Ứng hiện đời của Ni Sư Hạnh Đoan, trang số 4 có 1 bài : Luân Hồi du ký ,nói về các loài thú , tự thuật về đời trước của nó đã làm gì để kiếp này làm thân súc sanh . Từ chó, chuột, cọp, bò sửa, khỉ hươu, rùa,v.v. Coi xong ,cũng bổ ích lắm , vì mình nhìn lại chính mình , tự soi , tự sáng . Đây là điều tốt để học hỏi , cô nghĩ các chủ trang web cũng không nề hà gì , cho copy qua lại để rộng đường quãng bá đạo lành. Còn nhiều bài hay nữa, từ từ RSam sẽ đem qua từ VF, hay giối thiệu các bạn cứ qua bên VF mà coi .Cô nghĩ, không có biên giới trong việc truyền trao điều lành. Mong các vị Mod hay chủ trang web thông cảm nhe, cho RS post chia xẻ những bải viết của các vị tiền bối,không phân biệt tôn giáo, ai ai cũng đều được lợi ích (có thể phải đem từ VF qua)
Reply
#40
Giáo dục Phật Giáo
Lời Dạy Của Hòa Thượng Quảng Khâm

 Viết bởi Tạng thư Phật học.com
[img=200x0]http://www.buddhistedu.org/viet/images/stories/buddhist_study/2ngaytruockhivientich.jpg[/img]Thủ Như dịch
Đại lão Hoà thượng Quảng Khâm, năm nay tuổi hạc chín mươi ba, tu hành đã bảy mươi ba năm, đang ngồi từ tường trên chiếc ghế mây trong điện Địa Tạng  chùa Thừa Thiên, mới xây lại sắp hoàn thành.
Ngài nói với chúng tôi Ngài không biết thiền.
Sáng ngày mồng 1 tháng 4 trời mưa lớn, ban biên tập nguyệt san Thập Phương chúng tôi quyết tâm lên chùa Thừa Thiên bái kiến Hoà thượng, thỉnh ý Ngài về việc thành lập đạo tràng tu thiền.
Cư sỹ Hứa Quốc Chính đúng 9 giờ sáng lái xe đưa chúng tôi lên núi, các bạn đồng học liền gọi ngay một chiếc taxi đi theo.
Pháp sư tri khách Truyền Khải liền gác lại công việc bận rộn  chuẩn bị cử  hành Pháp Hội, mời chúng tôi đến điện Địa Tạng gặp Hoà thượng trò chuyện gần 40 phút. Chúng tôi bắt đầu câu chuyện từ  lời Ngài dạy chúng tôi mấy năm trước đây :
“ Không phải là Phật pháp suy mà là con người suy ”.
Hoà thượng nói : “ Tại sao con người suy ? Vì không chịu giữ giới, không dụng công giữ  bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi ”.
Rồi Ngài bất chợt hỏi lại chúng tôi :
“ Con ngừơi từ đâu đến ? ”
Thấy chúng tôi không trả lời được, Ngài liền tự đáp : “ Từ  trong bốn loài  thai, noãn, thấp, hoá”. Rõ ràng là Ngài e rằng chúng tôi tự  khoác cho mình cái  tướng tốt ” (hảo tướng) đến  nghe Pháp.
Người đến chùa Thừa Thiên phần đông là khách hành hương và du khách, chẳng mấy ai đến học tu thiền, do đó nếu bạn có xin Ngài dạy cho kinh nghiệm tu hành thì thường được nghe Ngài bảo là Ngài bắt đầu học Phật bằng pháp môn tịnh độ, và chỉ dạy niệm sáu chữ  “ Nam-mô A-Di-Đà Phật ”.  Thật ra, ấy cũng là do lòng từ bi của Ngài. Đối với hàng Phật tử  thời nay, tịnh độ là pháp môn  thích hợp nhất, không nói tịnh độ thì nói gì đây?
Chúng tôi vẫn không nản lòng, tiếp tục đưa ra vấn đề liên quan đến tu thiền, hỏi Ngài : “ Xin thưa, có phải Hoà thượng tu cả thiền và tịnh hay không ?”
- Hoà thượng đáp : “ Tôi  chỉ  niệm A-Di-Đà Phật ”.
- Nói chung, thiền tịnh song tu  có dễ hoà hợp không ?
- Với tôi không phân biệt, nếu như  cường điệu thiền thì  còn có ngã tướng, và  khi mở  miệng nói là còn có cái ta .
- Nếu như  có người muốn học thiền thì Ngài dạy như  thế  nào ?
- Thiền không phải là cái để dạy, mỗi người đều có căn cơ.
- Người đức hạnh tốt dễ học thiền chăng ?
- Điều đó tôi không biết. Chùa Thừa Thiên vốn tu hành theo tự  nhiên. Ở  đây rất đông người, tôi không nghĩ rằng tôi đang độ họ.
- Như  vậy là để cho họ tự  lực tự  độ ?
- Đó là điều không cần phải giải thích, một tiếng chuông gióng lên  mọi  người  đều nghe biết
Lời khai thị thật sâu sắc, hấp dẫn đám người nghe. Ai gần Ngài thì quỳ, ai xa Ngài thì đứng, tất cả đều một mực cung kính, nghiêm trang. Hoà thượng giảng pháp, muốn cho mọi người “ tĩnh tâm an trụ ” nỗ lực thực sự.  Dù sao, vấn đề chúng tôi hỏi chưa được đề cập tới !
- Bạch Hoà thượng, nếu như  có một số tỳ kheo trẻ tinh tấn phát tâm, mong được tiếp  thu sự giáo dục lý tưởng của Tăng đoàn ngõ hầu sau này có thể làm rạng rỡ đạo Phật, Hoà thượng  có gì chỉ dạy cho họ ?
- Việc ấy đã có các vị đại pháp sư có thể phụ trách giáo dục chúng tăng, đào tạo nhân tài; tôi tuổi đã già rồi có muốn làm thì cũng chỉ  là việc làm của kiếp sau
- Thật ra, có ngừơi chỉ cần Ngài dạy cho một đôi lời cũng là đủ .
- Ví như  tôi đang ngồi đây, miệng nói muốn độ sinh, làm sao độ được? 
(Có rất nhiều bạn trẻ đến gặp Ngài, thỉnh ý về nguyện vọng của mình, về thế nào là hoằng pháp, thế nào là lợi sinh, Ngài đều không trả lời trực tiếp câu hỏi .)
- Chúng con muốn thân tâm chuyển hoá thật nhanh, như  Hoà thượng vậy, có phải thường xuyên ngồi thiền ?
- Bây giờ các ông nói với tôi điều đó tôi mới hay là tôi đang hành thiền.
- Sự tu hành của tu sĩ ở trên núi và ở thành thị có gì khác nhau ?
- Ban đầu nên tu trong rừng núi, sau một thời gian, dù ở đô thị hay phố phường đều  có  thể tu được.
- Nếu muốn thiết lập một cơ sở giáo dục Phật giáo hoặc một thiền đường thì ở núi rừng tốt hay ở thành phố tốt ?
- Không nên nói chúng ta phải làm gì, như  vậy là còn có hình tướng, còn chấp trước.
- Ngài ở đây tùy duyên thuyết pháp, không phải là giáo dục sao ?
- Chùa Thừa Thiên này không phải của tôi, nếu là của tôi thì tôi đã trở thành ông từ giữ chùa !
Hoà thượng không muốn bàn về việc giáo dục. Theo chúng tôi nghĩ Ngài không thích hý đàm danh tướng. Sự giáo dục tăng chúng hiện hành tại nơi đây chẳng đã nói lên một cách  tốt nhất chủ đề của cuộc hội đàm!?
- Thưa hoà thượng, chùa này có bao nhiêu chúng xuất gia ?
- Có bốn năm chục người.
- Ngài dạy họ tu như thế nào?
- Tùy họ dụng công, nhưng phải tu khổ hạnh, mỗi tối cùng niệm Phật lễ Phật với nhau cho đến tàn một cây hương.
- Họ sống qua ngày như thế nào?
- Ăn uống đạm bạc, tự canh tác lấy mà sống.
- Ấy là thanh quy do tổ Bách Trượng đề ra.
- Quy củ đã lập ra ; ai cũng phải theo đó mà làm .
- Ở đây, thanh quy của Ngài Bách Trượng không có gì bổ sung?
- Không.
- Thời đại không giống nhau, làm sao áp dụng như nhau?
- Người xuất gia ngày xưa và ngày nay giống hay khác nhau? 
(Ý Ngài nói kỷ cương phải giống như  nhau ).
- Ngoài nếp sống theo thanh quy ra, họ có được dạy cho học kinh điển không?
- Có, phải xem kinh thì mới biết đường mà tu, tôi cũng bảo họ xem Tâm kinh .
- Thưa , Ngài cũng có dạy?
- Nội dung Tâm kinh rất rộng lớn, phải tự mình lãnh hội, tự mình hành trí, đến lúc  nào đó tự nhiên hiểu ra.
- Thưa Hoà thượng, trong Tâm kinh câu nào quan trọng nhất?
- Câu “ Quán tự tại Bồ Tát ”.
- Có phải Ngài đang tu theo hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng?
- Tôi cũng không rõ nữa, chỉ biết loáng thoáng .
- Ngài có dạy đại chúng ở đây tụng kinh Địa Tạng và tu theo hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng ?
- Mỗi người đều có hạnh nguyện của mình .
- Kiếp này Hòa Thượng hoằng dương Phật pháp, hạnh nguyện lớn nhất của Ngài là gì?
- Tôi ngồi đây từ sáng đến chiều, cũng không biết mình đang làm gì .
- Ấy là cung cách của đại thiền sư  . . .
- “ Đại ”cỡ nào ? lớn nhất cũng chẳng qua bằng chiếc ghế tôi đang ngồi đây .
- Cùng đi đến đây cũng có Pháp sư định xây dựng đạo tràng tu thiền, xin Ngài có thể từ bi chỉ dạy cho một vài điều ?
-  Bản thân tôi còn chưa có khả năng .
- Có ngừơi đến thỉnh cầu hẳn là có duyên, mong được toại nguyện .
- Có, ai đến đây yêu cầu tôi, tôi đều tùy duyên chỉ bảo .
Lần trò chuyện ấy với Hoà thựơng, theo lời kể lại của các vị thị giả, là sự  kiện hiếm thấy trong mấy năm gần đây. Khó gặp được lúc Ngài vui vẻ như  vậy : hoan hỷ dạy cho “bí quyết”, lại còn đưa ngay cho bộ “ Tâm kinh ” . Không những Ngài chỉ cho cách xây dựng đạo tràng tu  thiền lý tưởng mà còn để mọi người cùng tham dự  Thắng Hội , cùng thưởng thức Pháp vị,  ai bảo rằng Ngài không biết Thiền ?
Reply
#41
Khai Thị Niệm Phật Của Hòa Thượng Quảng Khâm.

1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà
Chúng ta chỉ biết mình do cha mẹ sanh ra. Song trước khi được cha mẹ sanh ra, mặt mũi mình ra sao? Sau khi chết đi, mình sẽ về đâu?
Nay do nghe Phật Pháp, biết có Ðức Phật hiệu A-Di-Ðà là vị đã phát 48 lời nguyện, rằng ai niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được tiếp dẫn về Tây Phương. Nếu Phật có nguyện vậy, thì mình cũng phải phát nguyện: nguyện vãng sanh Cực-Lạc.
Mình phải tin chắc rằng thật có Thế-Giới Cực-Lạc, có Ðức Phật Ðại Từ Ðại Bi A-Di-Ðà; rồi phải luôn luôn niệm Phật để đến lúc lâm chung mình mới có chánh niệm. Khi hấp hối mà có khả năng niệm Phật, thì Ðức A-Di-Ðà ắt sẽ đến tiếp dẫn. Song le, nếu bạn vẫn còn ý nghĩ lưu luyến bất kỳ thứ gì, dù nhỏ như đầu kim, ngọn cỏ ở cõi Ta-Bà này, bạn sẽ lại rớt vào vòng luân hồi!
Cái nghiệp của Phật, Bồ-tát chính là lòng lo lắng cho chúng sanh của các Ngài.
Khi cõi Ta-Bà còn chúng sanh, thì còn Phật, Bồ-tát. Khi chẳng còn chúng sanh, thì Phật, Bồ-tát cũng không còn.
Mau mau tu để về Tây Phương, không thì ở đây khổ lắm! Ở đây bạn thấy nóng nảy, chứ ở Tây Phương thì thanh tịnh, mát mẻ.
Trần gian đầy dẫy đấu tranh – mình phải tìm một nơi an lạc như Tây Phương của Ðức Phật A-Di-Ðà.
Mình đã hồ đồ, mê muội lúc đầu thai. Giờ đây, mình cần phải sáng suốt tìm đường đi lúc chết – con đường ấy chính là Niệm Phật A-Di-Ðà.
Tứ Sanh (bốn loại chúng sanh được sinh ra từ trứng, từ thai bào, từ nhiệt độ ẩm thấp, và từ sự biến hóa) đều ở trong vòng luân hồi, không gián đoạn sanh tử. Nguyên do là bởi ý niệm tham lam, phiền não, vọng tưởng… khởi lên khi Sáu Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với Sáu Trần (hình, sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp). Do đó Sáu Căn tác hại lắm.
Ngày nay, bạn mà có thời gian để tu hành là quý báu, khó được lắm đấy. Ðể xem bạn có tìm đặng con đường thoát sanh tử hay chăng. Nếu bạn quá chú trọng, chăm lo cái thân xác này thì bạn chẳng phải tu hành niệm Phật đâu. Quá chăm sóc cái thân xác này, thì không có cách gì giải thoát nổi!
Kinh A-Di-Ðà nói tới Phật ở sáu phương – Ðông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới – đều hiển xuất tướng lưỡi rộng dài (tức là thuyết Pháp), khiến Pháp-âm trùm khắp ba ngàn cõi Ðại Thiên Thế-Giới – chủ yếu đều quy nạp về Tây Phương.
Tây Phương ở đâu? Ở trong tâm mình – khi tâm vô sự, không phiền não, thì đó tức là Tây Phương.
Tuy rằng thân ta hiện sinh ở cõi Ta-Bà, song nếu mình niệm Phật mà niệm tới lúc tâm tịnh, thì cõi Phật sẽ tịnh. Nghĩa là khi tâm thanh tịnh, không phiền não, không vọng tưởng; thì đó là Tịnh-Ðộ – cõi Tịnh-Ðộ ở ngay giữa Ta-Bà – mà tâm tức là Tây Phương.
Tây Phương Cực-Lạc ở tâm ta. Mình cần phải niệm Phật cho tới chỗ tâm thanh tịnh; niệm một cách đầy chú ý, tập trung. Khi niệm Phật, bạn cần phải phát nguyện vãng sanh Tây Phương, rời bỏ trần gian khổ lụy. Chớ nên quá yêu quý, nâng niu cái thân xác thịt này.
Mỗi thế giới cũng như mỗi hạt cát, trong đó có hằng hà sa số chúng sanh mà ai ai cũng có thể sinh về Tây Phương được cả.
Hễ mình niệm Phật thì hoa sen (ở Tây Phương) sẽ nở ra. Do đó nói: “Tâm khai (niệm Phật) thì hoa nở.”
Niệm Phật thì mới khiến ta thật sự thanh tịnh. Niệm Phật là con đường dẫn tới Tây Phương. Hễ niệm Phật thì mình sẽ tới đặng Tây Phương mà chẳng cần phải mua vé tàu, ngồi phi cơ; bởi thuyền Pháp thì không có sắc tướng.

2. Niệm Phật

Niệm Phật, tụng kinh, xem Kinh và nói chuyện là bốn việc mà bạn chắc chắn làm hằng ngày. Tốt nhất là ít nói chuyện. Thời gian tụng Kinh và xem kinh sách không nên nhiều hơn thời gian niệm Phật là tốt nhất. Niệm Phật vẫn là chủ chốt.
Xem kinh sách không cần phải quá nhiều. Phàm gặp việc gì, cứ một câu “A-Di-Ðà Phật” là được. Ðể tránh chuyện thị phi, cứ một câu “A-Di-Ðà Phật”.
Bạn hãy yên lặng, lắng lòng mà niệm Phật; niệm tới lúc ngủ thiếp luôn càng tốt. Khi tâm tới chỗ chuyên nhất – chỉ một niệm – thì bạn có thể siêu xuất Tam Giới, thẳng tới Tây Phương. Khi tu hành, bạn cần phải tập: mắt nhìn mà giả lờ như không thấy, tai nghe mà giả đò như không biết; chỉ thành thật niệm Phật.
Không cần phải xem nhiều sách vở, chỉ cần niệm Phật cho nhiều. Khi trí huệ khai mở, tất cả Kinh Tạng tự nhiên sẽ ở tại tâm bạn.
Ði, đứng, nằm, ngồi, đều nên ở trong phạm vi niệm Phật.
Khi định tâm lại niệm, bạn sẽ giác ngộ rằng chúng ta từ sáng tới tối, tâm luôn nhắm mắt ra bên ngoài mà không bao giờ quán xét xem tâm mình có hướng về Phật A-Di-Ðà chăng. Ðừng để cho tâm bạn bị cột vào đám tín đồ, đệ tử, hoặc cảnh giới bên ngoài. Nếu bạn cột vào chúng thì sẽ bị chúng xoay chuyển, lôi đi mất; đáng sợ lắm!
Hiện tại các bạn không đủ chánh niệm, mười phần không được một; do đó thật là nguy hiểm. Khi bạn niệm Phật nhiều thì đó là Thiền sống.
Có kẻ nói là bế quan, song họ đầy dẫy vọng tưởng, đầu não không chút thanh tịnh. Khi bạn ngồi tịnh tọa lâu, thấy mệt thì nên đứng dậy đi rảo.

Khi bạn niệm Phật mà rời được cảnh giới thì đó tức là Thiền. Bạn phải duy trì chánh niệm, bởi vì trong tâm bạn luôn còn rất nhiều chủng tử xấu xa.
Khi niệm Phật mà không có chánh niệm thì lòng bạn luôn nghĩ này nghĩ nọ. Miệng niệm mà tâm hướng ngoại. Nếu bạn thật sự muốn, thì bạn mới làm cho tâm bạn chuyên nhất đặng. Nếu bạn không có lòng muốn tu, thì làm sao niệm Phật (cho thành công)?

Niệm Phật mà rời xa được ngoại cảnh, cùng Phật tương ưng, thì mới biết tâm này và Phật giống nhau.
Việc quan trọng nhất khi niệm Phật là phải nghe tiếng niệm cho rõ ràng.
Niệm Phật tức là vào Trung-Ðạo? không có tốt, không có xấu.
Tuy niệm Phật cũng là một chuyện huyễn hóa, song nó thuộc về chánh niệm. Do đó, mình dùng huyễn (niệm Phật) để diệt huyễn (vọng tưởng).

Hỏi: Niệm làm sao mới chuyên nhất?
Ðáp: Ðây cũng là chấp trước. Chỉ cần bạn đừng để ý gì tới vọng tưởng là được (thì tâm sẽ chuyên nhất). Bởi vì mình tự nhủ lòng rằng: “Ðừng khởi vọng tưởng”; song vọng tưởng vẫn cứ tự dấy khởi. Do đó, hễ để ý tới vọng tưởng thì mình lại sanh thêm một vọng niệm; càng để ý tới nó thì nó càng tăng!
Khi vọng niệm nổi lên, bạn đừng sợ. Hãy mặc kệ, đừng chú ý tới nó là xong. Cứ một lòng niệm “A-Di-Ðà Phật”. Vọng niệm vốn không có thực thể, từ từ nó sẽ tan biến mất.
Hễ nhớ tới niệm Phật thì niệm ngay; không nên chấp trước rằng tôi phải làm thế này thế kia. Niệm Phật là tuy niệm mà không (chấp trước vào) niệm.
Niệm Phật mà còn thấy rằng mình đang niệm hay không niệm, thì đều là chấp trước.
Niệm Phật thì phải tùy duyên. Phàm làm chuyện gì, ở đâu, lúc nào cũng nên tùy hoàn cảnh mà niệm Phật. Không phải nói rằng: “Tôi cần niệm bao nhiêu, bao nhiêu hồng danh”, hoặc “Tôi đang niệm Phật, không thể làm việc được”, hoặc “Tôi đang bận rộn, chưa đi niệm Phật được… ”
Mỗi tâm niệm, mỗi ý nghĩ, bạn chớ xa rời cảnh giới Phật. Ði, đứng, nằm, ngồi – nhất cử nhất động, làm gì bạn cũng cứ niệm Phật. Khóc cũng niệm Phật; cất chân một bước cũng niệm Phật. Sức mạnh của việc niệm Phật vĩ đại vô song, có thể khiến bạn đắc Niệm Phật Tam-Muội – một thứ Ðịnh không phải tầm thường.
Khi sinh ra, mình đã mang theo trong người đầy dẫy nghiệp chướng. Do đó, chớ tạo thêm nghiệp mới để chết rồi lại mang đi; chẳng lợi ích chút nào cả!

Hỏi: Niệm đức Phật hay Bồ-tát nào thì tốt nhất?
Ðáp: Tất cả mọi đức Phật và Bồ-tát đều tốt như nhau. Không phải niệm vị này thì tốt hơn niệm vị kia: đó đều là do bạn phân biệt, so sánh mà ra. Chư Phật, Bồ-tát cũng không nhất định cần bạn niệm tên các Ngài nữa.
Niệm Phật tới chỗ tâm định, thì tức là Thiền. Nên nói:
“Vừa Thiền, vừa Tịnh-Ðộ,
Mười người tu, mười người thành.
Có Thiền, không có Tịnh-Ðộ,
Mười người tu, chín kẻ lạc đường!”

Vừa tịnh tọa vừa niệm Phật, thì tương đối không đi lầm đường hoặc xảy ra nguy hại.
Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi!
Nếu bạn biết dọn lòng trong sạch niệm Phật, thì khi lâm chung sẽ có hoa sen, Phật, Bồ-tát và cảnh giới thù thắng hiện ra. Do đó, lúc còn sống bạn cần phải tu để trừ cho sạch hết những ham muốn trần tục.

3. Khai-thị lúc Phật-thất:
Mục-đích đả Phật-thất là để độ chúng sanh vãng sinh Thế-giới Cực-Lạc.
Cõi Ta-Bà thì có sinh có diệt; cõi Tây Phương thì bất sinh bất diệt. Mình đi xuất ngoại thì cần tiền mua vé máy bay, chớ tới Tây Phương thì chỉ cần niệm Phật đến độ chuyên nhất, không còn sắc tướng (chấp trước). Ðó chính là “bất sinh bất diệt” vậy. Phải niệm Phật thì mới có chỗ để mình ký thác thân mạng này.
Niệm Phật thì phải niệm niệm không xa rời Phật. Niệm cho rõ ràng, nghe cho phân minh, mỗi chữ mỗi chữ đều phải rõ. Tâm nhớ tưởng, tai lắng nghe, miệng thầm niệm – cứ thế mà nhiếp tâm chuyên chú nơi Phật hiệu. Hãy buông bỏ mọi chuyện bên ngoài; cứ nương theo tiếng niệm thì tâm sẽ tập trung, chuyên nhất. Bất kể là “người niệm” hay “tiếng niệm”, bất kể là “tôi niệm” hay “bạn niệm”; đại-chúng ai cũng nương theo tiếng niệm Phật thì tâm sẽ chuyên nhất. Tây Phương Cực-Lạc lại cũng dựa theo tiếng niệm Phật này.
Khi đả Phật-thất, bạn chớ để cho ý niệm trần tục lôi kéo tâm mình. Nếu không chuyên tâm, thật uổng cơ hội quý báu này.
Do vậy, hãy một lòng một dạ niệm Phật, chuyên chú vào tiếng niệm.

4. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật không?
Hỏi: Phải chăng niệm Phật thì có thể thấy Phật?
Ðáp: Không thể có!
Hỏi: Nếu vậy trong chương Ðại-Thế-Chí Niệm Phật Viên-Thông có câu:
“Nếu ai nhớ Phật, niệm Phật,
thì bây giờ hoặc mai sau nhất định thấy Phật;
Chẳng cần phương tiện gì cả, tự mình lòng dạ mở khai.”
là ý gì?
Ðáp: Ðúng! Lòng dạ mở khai tức là thấy Phật, thấy đặng vị Phật của tự-tánh.
Chư Phật và Bồ-tát đều có nguyện lực mà ta có thể dựa vào đó để tu hành. Vì thế, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, bạn chớ rời tiếng niệm Phật. Khi niệm Phật thì mình mới tương ưng với Phật; đây là cảnh giới không có hình hài, sắc tướng gì cả.Ðừng nên chấp trước, tự hỏi tại sao Ðức A-Di-Ðà không hiện hình ra tiếp dẫn!

5. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng
Coi thầy công phu hành trì trình độ tới đâu, (tôi nói để thầy nghe) chớ khi lâm chung thầy cần không vương vấn, quái ngại bất kỳ việc gì thì mới vãng sanh được.
Nếu thầy còn tham vọng muốn độ chúng sanh, thì tham muốn ấy cũng là một thứ chấp trước, một thứ quái ngại!
Hòa-Thượng hỏi: Tây Phương ở đâu?
Thầy Quảng-Hóa đáp: Nói theo phương vị, thì nó ở phương Tây; nói theo thực tướng, thì nó ở tại lòng mình.
Hòa-Thượng nói: Hễ có Phật có Bồ-tát, thì có Tịnh-Ðộ. Thầy phải giảng dạy sao cho người nghe có chỗ nương tựa để tu hành.
Ðức Phật dạy rằng nếu người nào trong một ngày, hai ngày…, cho tới bảy ngày mà có thể niệm Phật đến chỗ “nhất tâm bất loạn”, thì Phật (A-Di-Ðà) sẽ đến tiếp dẫn. Song, nếu không ăn không ngủ thì chẳng cần tới bảy ngày, chỉ bốn hay năm ngày là đủ rồi!
Thầy Quảng-Hóa nói: Có lần tôi chứng kiến Ðức Quán-Âm hiện ra với tướng mạo trang nghiêm đẹp đẽ; cả chuỗi anh lạc của Ngài cũng tuyệt đẹp.
Hòa-Thượng cười, nói rằng: Thật sao? Ở đâu mà có Bồ-tát như thế?
Khi thầy độ chúng sanh, thầy cần phát nguyện rồi theo đó mà thực hành, như Ðức Quán-Âm, Phổ-Hiền vậy. Song, đến khi lâm chung, thầy phải buông bỏ hết mọi thứ. Nếu nguyện của thầy chưa làm xong, thì thầy sanh trở lại đây để tiếp tục độ sinh; công đức này càng thù thắng, vĩ đại. Nguyện là thứ thầy ghi tạc ở trong lòng.
Phật và Bồ-tát tuy đã thị hiện nhập Niết-Bàn, song thật sự các Ngài vẫn còn quanh quẩn, không rời những kẻ đang tu hành như chúng ta; có điều các Ngài không hiện ra thôi.
Chỉ cần Kinh, Luật, Luận tồn tại, chư Phật, Bồ-tát có thể dạy mình.
Ðừng cho rằng không có ai truyền thọ, rồi không còn (Phật Pháp) gì nữa.
Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát.
Cầu mà không thấy là việc tốt.
Nếu cầu mà thấy, thì những hình tướng đó không đáng tin cậy đâu.
Phải không mong cầu gì; chỉ tịnh tâm niệm Phật. Phật, Bồ-tát từ trong chân tâm thanh tịnh hiện ra thì mới thiệt đúng.
Phải buông bỏ (sự chấp trước vào) tấm thân thối tha này. Tâm là tâm. Mặc kệ cái thân này biến thành tròn hay méo, đừng để ý lo lắng, chiều chuộng nó. Chẳng cần nói xa xôi, hễ có chứng đắc, thâu hoạch được cái gì thì vẫn còn chưa đúng. (Ý Hòa-Thượng muốn chỉ sự chấp trước của Thầy Quảng-Hóa, rằng Thầy còn chấp vào sự kiện mình đã chứng kiến Ðức Quán-Âm hiện thân).

Trong cái này (Hòa-Thượng chỉ vào tâm Ngài), chẳng có vật gì cả. Các vị đó (Hòa-Thượng chỉ nhóm cư-sĩ tại gia đang ngồi nghe giảng) thì vẫn còn đủ thứ.
Hiện tại, các bạn đêm ngủ nằm mộng mà sáng ngày ra cũng là ở trong mộng.
Các bạn hệt như đang đóng phim vậy; cuốn phim này dài lắm – cả đời bạn, song chẳng khác gì giấc mộng ban đêm!
(Hòa-Thượng khuyến khích Thầy Quảng-Hóa niệm Phật bằng thực-tướng – hình tướng chân thật thì không hình hài, không sanh diệt; tức là chân tâm? chứ đừng niệm Phật bằng sự-tướng – còn chấp trước vào hình hài, sắc tướng, công việc trần gian thế sự).
Ngày hôm nay tôi nói bấy nhiêu thôi. Kẻ xuất gia thì sẽ lãnh hội được phần nào, chứ người đời thì không có ai hiểu.
Xưa kia cổ nhân chỉ nói một câu là đủ, hôm nay tôi nói quá nhiều! Chờ khi về rồi, các bạn từ từ lãnh hội thì sẽ giác ngộ, thấu suốt hết.
Theo: “Cẩm Nang Tu Đạo” của HT. Quảng Khâm
Nguồn: niemphat.net
Reply
#42
NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP. PHẦN 1 .(Hoà Thượng Thích Giác Chánh).

https://www.youtube.com/watch?v=O7tT2SSOcsE

NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP. PHẦN 2. (Hoà Thượng Thích Giác Chánh)

https://www.youtube.com/watch?v=AX35AKNb4vc

NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP . PHẦN 3.  (Hoà thượng Thích Giác Chánh)

https://www.youtube.com/watch?v=NSaYthzqTmQ
Reply
#43
SỰ KHÁC NHAU CỦA YÊU THƯƠNG

Nguyên Tác : Ma Ca (Pháp sư Tinh Vân)
Người dịch : Triêu Dương


Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì các Tự Viện, làm Hiệu Trưởng các trường học và đảm nhiệm các chức vụ: Hội Trưởng Hội Niệm Phật, Tổng Sự Trưởng Trường Mầm Non. Có trước tác “ Thích Ca Mâu Ni Phật Truyện’’, “Ngọc Lâm Quốc Sư”, “Vô Thanh Tức Đích Ca Xướng’’, “Bát Đại Nhân Giác Kinh Thập Giảng’’, “Thập Đại Đệ Tử Truyện”v.v… 
Lúc tôi ghi lại câu chuyện dưới đây, trong đầu tôi bỗng nhớ về hai cô gái sinh đôi uống thuốc độc tự sát trong Thị Trấn hồi năm ngoái.
Con người đang lúc tuổi còn thanh xuân mà xem nhẹ sự sống, giống như đóa hoa đang nở rộ lại bẻ cành vất bỏ, điều này khiến cho mọi người đều thương tiếc. Thế giới bao la như vậy, vẫn có nơi cho chúng ta vươn lên, bất cứ nơi nào cũng đều có chỗ đón chúng ta. Thật không hiểu nỗi, con người vì sao nở đem sinh mạng do cha mẹ sanh thành lại kết thúc giữa chừng ? Điều này không hẳn là bị sự bức bách hoặc hoàn cảnh của xã hội tạo ra, mà là một vụ tự sát vì tình. 
Năm ngoái, khi tôi ở Thị Trấn hẻo lánh này, cuộc sống rất an nhàn tự tại. Mỗi ngày sau khi ăn cơm tối xong, tôi thường đi tản bộ một mình ở ngoại ô. 
Cách Thị Trấn không xa, có một con sông chảy quanh năm, vì sợ nước tràn bờ có hại đến mùa màng và súc vật, cho nên họ đã đắp con đê ở ven hai bên bờ. Thật là tiện lợi cho tôi, ngoài những lúc phải rời Thị Trấn trong thời gian ngắn ngủi để đi đến nơi khác, thì trong những ngày mưa tầm tã, hoặc những buổi hoàng hôn đều thấp thoáng bước chân của tôi đi lại trên con đê này. 
Vào mùa Xuân, Hạ, khi ăn cơm chiều xong, tôi thường bách bộ, đứng trên bờ đê cao cao đều có thể nhìn thấy ánh tịch dương chếch ngã về Tây, nhưng đến mùa Thu, Đông thì ngày lại ngắn hơn, ăn cơm tối vừa xong thì cả thành phố đều khoác lên một màu đen ảm đạm. Có những đêm trời tối như mực, tôi vẫn đến bờ đê này lưu lại trong chốc lát, vì khung cảnh ở đây rất tĩnh mịch, nhất là những buổi hoàng hôn hoặc đêm về. Lúc này những người làm nông tưới nước cho vườn rau và những cô gái nhổ cỏ cũng đã về nhà, trên bờ đê không còn ai cả, khiến tôi có thể một mình suy nghĩ một vài vấn đề, hoặc hoạt động thân thể một tí, nơi đây đối với tôi rất thú vị, cho nên tôi rất lưu luyến không thể rời xa.
Đứng trên bờ đê, tôi có thể nghe tiếng nước chảy rì rào hòa theo âm thanh của loài côn trùng giống như bản nhạc giao hưởng, khiến rung động lòng người. Nơi đây, tôi có thể xoay người nhìn về Thị Trấn sầm uất, nhiều ánh đèn rực rỡ trong thành. Thấy cảnh này, lòng tôi lại khởi ý nghĩ, trong bóng tối của ban đêm, không biết đã diễn ra bao nhiêu tội ác trong thành phố này, cho dù tôi nghĩ như thế nào, cũng không có ai đến để cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi. Người trong Thị Trấn này tôi quen biết khá nhiều, nhưng không có người bạn nào cùng đi tản bộ với tôi. Thêm vào đó, hoàng hôn của mùa hạ còn có người, nhưng một khi đến mùa thu tối trời thì tôi chưa từng thấy một bóng người đi dạo trên bờ đê này.
Vào một đêm tối, đã xảy ra một việc lạ. Lúc tôi định ngồi tĩnh toạ trên bờ đê, thì có một bóng đen đang từ từ đi về phía tôi. Khi bóng đen ấy đến gần, dưới ánh trăng đêm mờ ảo tôi nhìn không rõ diện mạo của anh ta, nhưng tôi có thể suy đoán anh ta khoảng từ 20 đến 30 tuổi. Khi anh ta đến gần, tôi ho khẻ một tiếng cho anh ta biết tôi không phải ma, cũng không phải là người xấu, xin đừng sợ hãi. Anh ta dừng lại phía sau tôi khoảng vài giây và nhìn tôi một cách chăm chú, dường như có ý hoài nghi, nhưng ngay lập tức, anh ta đã đi ngang qua tôi. Vì bờ đê này không có dài bao nhiêu, khi anh ta đi cách tôi không xa mấy thì tôi thấy anh ta cứ lững thững, đi qua đi lại, đi tới đi lui, nhưng tôi không hề để tâm suy đoán vì sao anh ta lại đến đây trong màn đêm như thế này. Sau đó tôi lại nghe tiếng thở dài u uất, tiếng bước chân nặng nề, dường như có việc gì đó mà anh ta không thể giải quyết được. Tuy suy nghĩ như thế, nhưng tôi không hề gạn hỏi, bởi vì cuộc sống thường ngày của con người trên thế gian này luôn có những điều không như ý.
Ngồi một lát, tôi đứng lên, đưa tay phủi nhẹ quần áo, ngụ ý cho anh ta biết, tôi đi về bạn ở lại nhé. Nhưng đây cũng là một điều kỳ quái, lúc tôi về giữa đường, thấy một số nam nữ đi qua đi lại trên đường, dường như họ đi chơi hoặc xem phim. Nhìn họ, bỗng nhiên tôi quan tâm đến người thanh niên nọ, tôi nghĩ tuy trời tối không bao lâu, nhưng người thanh niên thở dài đó còn lưu lại bên bờ sông, chắc là đã xảy ra chuyện gì rồi, tôi phải trở lại xem sao. Thậm chí lúc đó tôi muốn đến hỏi tên họ của anh ta là gì và hiện đang ở đâu, tại sao lại có nhã hứng đi tản bộ vào đêm tối như vậy, vì người xuất gia chúng tôi luôn có trách nhiệm quan tâm đối với nhân loại. 
Quay lại, đi về phía bờ đê, tôi bước nhanh hơn, lúc này bỗng nhiên có tiếng động lớn, ý thức tôi cho biết sẽ có một biến cố xảy ra, tim tôi bắt đầu đập liên hồi. Lúc đến gần tôi hoảng hốt kêu to lên : “A ! tiếng vang ấy là của anh thanh niên !” Trong ánh trăng mờ ảo, tôi thấy thấp thoáng có một vật đen ngòm đang chìm nghỉm trong nước, tôi không còn nghĩ ngợi gì nữa, hô hoán lên :
– Cứu người, cứu người !
Tôi la lên như người khùng, lúc đó không biết vì sao tiếng của tôi lại to đến thế, một số người đi ngang qua cũng vội vã chạy đến. Tôi nói như ra lệnh :
– Xuống sông cứu anh ta nhanh lên, anh ta sắp chết đuối rồi.
Mọi người có vẻ đồng tình với tôi, vừa nghe tôi nói, họ không cần hỏi nguyên nhân vì sao và có mấy người đang chìm dưới nước, lập tức lội nhanh ra để cứu anh ta. Tôi tự trách mình sao không học bơi, sự việc xảy ra đâu cần phải hô hoán lên nhờ người khác đến cứu giúp.Vài phút trôi qua, anh được cứu lên bờ nhưng hơi thở quá yếu, tôi nói với những người đang vây quanh : 
– Xin các anh vui lòng nhanh chóng đưa người bất hạnh này đến bệnh viện gần đây để cấp cứu, tôi xin trả mọi chi phí.
Rất nhiều cảnh sát nghe tin cũng đã đến, họ không cho phép tôi nói gì nữa, liền đưa tôi về đồn. Cục trưởng của đồn cảnh sát quen với tôi, ông ta biết thân phận của tôi, tôi liền giải thích qua loa vài câu, ông ta mời tôi uống nước trà một cách khách sáo.
Khi tôi trở ra, có nhiều người quen nghe tin cũng vội đến thăm. Họ thấy tôi, vừa sợ vừa vui, tôi nói ngắn gọn sự việc vừa xảy ra, họ giống như buông được gánh nặng. Tôi yên tâm đi nhanh đến bệnh viện đang cấp cứu nguời bất hạnh để thăm anh ta, xem anh ta đã qua cơn nguy hiểm chưa, vì mạng sống đâu phải là trò đùa. 
Tôi vừa vào bệnh viện thì có người nói, anh ta đã tỉnh rồi, chỉ là lúc nhảy xuống nước bị trặc chân cần phải điều trị, tôi nộp trước một phần tiền thuốc cho Bác sĩ, Bác sĩ nói với tôi:
– Tốt nhứt hôm nay thầy đừng nên thăm, vì tinh thần và tâm tư của anh ta chưa ổn, hay là sáng mai thầy hãy đến . 
Trên đường về, màn đêm đã bao phủ, người đi đường đã dần dần thưa thớt, tôi cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh, mạng sống con người thật ngắn ngủi biết bao ! Đêm nay bất luận thế nào tôi cũng không ngủ được, cứ trằn trọc mãi trên giường, dòng suy nghĩ như những gợn sóng lăn tăn trên đại dương, tiếp nối không dừng lại phút giây nào. Nghĩ đến mạng sống là quý báu vô giá, bất kể tiền bạc hay tình cảm, cũng không thể so sánh với sinh mạng. Vậy mà lại có một số người đem sinh mạng của mình dùng để đánh cược với ái tình và tiền bạc, thật không xứng đáng tí nào ! 
Có thể nói người bất hạnh này tự mình kết liễu mạng sống của mình, nếu không phải vì ái tình thì chắc hẳn là tiền bạc ! Tiền bạc có thể kiếm được bằng năng lực và sức lao động, còn ái tình có thể mua bán bằng tiền bạc, nhưng có tiền nhiều đi chăng nữa cũng không mua được sinh mạng và linh hồn.
Tần Thủy Hoàng có thể gồm thâu sáu nước, giàu nhất thiên hạ, nhưng ông ta muốn tìm thuốc trường sanh bất lão thì không thể được ; Dương Quý Phi không thể nói là không yêu Đường Minh Hoàng, kết quả là chính Đường Minh Hoàng đã hạ lịnh cho bà ta phải tự vận. Có thể đem sinh mạng hy sinh cho ái tình và tiền bạc, nhưng dùng tiền bạc và ái tình để mua mạng sống thì không thể nào được. “Than ôi ! Nhân loại ngu si biết bao luôn đem sinh mạng vô giá chôn vùi trong tiền bạc và ái tình”. Đêm nay tôi mãi trăn trở như thế.
Cuối cùng không biết lúc nào tôi nhắm mắt thiếp đi, rồi thức dậy, ăn vội bữa điểm tâm sáng. Xong mua một ít bánh, đi thăm người bất hạnh kia, tôi không có dụng ý gì đặc biệt, chỉ cảm thấy cần phải an ủi và động viên đối với một người buồn chán. Đồng thời cũng có một chút tò mò, muốn biết vì sao anh ta lại tự sát. Từ xưa cho đến nay, vào những năm biến loạn, phong tục xã hội bị bại hoại, thì việc tự sát hoàn toàn không phải mới lạ, mà là việc thường xảy ra. Điều mà tôi ghét nhất là trên báo chí thường đăng tải những tin này, nhưng tôi không thích xem, bởi vì những tin tức sa đọa và tự vận chiếm quá nhiều. Có một lần tôi viết thư kiến nghị đến nhật báo Trung Ương, xin họ ít đăng tải những việc đen tối của xã hội, nhưng người tự sát này tôi đã kéo anh ta ra khỏi thần chết, vả lại tinh thần cứu người và cứu đời của Đức Phật là tấm gương của chúng tôi, trong phạm vi mà khả năng của tôi có thể làm được, nên tận lực giải quyết những khó khăn cho người khác, tôi không hy vọng người khác sẽ báo đáp, thành thật mà nói đó chẳng qua là trách nhiệm của một người tu sĩ Phật Giáo. 
Lạ thay, khi tôi mới vào cửa bệnh viện, Bác sĩ đến tiếp tôi và nói rằng:
– Người nhảy xuống sông tự vận ngày hôm qua, không hiểu sao khi hỏi Cảnh Sát vài câu, thì sáng hôm nay anh ta đã dặn dò ngoại trừ người con gái mà anh ta yêu đến thăm, người khác anh ta không muốn gặp.
Tôi không thể nói thêm lời nào nữa, móc ra một tấm danh thiếp và những món ăn đem đến giao cho Bác Sĩ nhờ ông ta chuyển lời an ủi. Tôi vội vàng trở về nhưng trong lòng không khỏi bất bình:
– Con gái ! con gái ! Trên thế gian này, ngoài con gái ra không còn người nào nữa sao ?”.
Ngày thứ hai và ngày thứ ba tôi cũng đến thăm nhưng không được vào phòng bệnh, vì bác sĩ chận tôi lại, cho dù tôi muốn vào đó để an ủi anh ta, cũng không có cách gì khuyên giải. Ngày thứ tư, ngày thứ năm tôi đều theo lệ để lại tấm danh thiếp và một gói quà, ngụ ý của tôi là muốn anh ta hiểu rằng, ngoại trừ phụ nữ ra trên thế gian này còn có đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Vào ngày thứ tám Bác Sĩ nói với tôi : “Thật là lạ, chỗ bị thương của anh ta chúng tôi đã trị khỏi rồi, nhưng anh ta lại không muốn xuất viện, mỗi ngày chỉ có khóc lóc và đập giường không chịu nói một lời nào cả, thầy là người đã trả những chi phí nằm viện cho anh ta, tôi không biết thầy và anh ta có quan hệ như thế nào ? Anh ta thì nói không hề quen biết thầy”.
- Bác sĩ, đúng là anh ta không quen tôi và tôi cũng không quen với anh ta nhưng nếu để tôi vào gặp mặt, chúng tôi sẽ quen nhau thôi.
Bác sĩ suy nghĩ giây lâu nói 
- Phiền thầy chờ một chút, để tôi vào hỏi một lần nữa thử xem, anh ta là một người tánh khí rất là kỳ quái !
Lần này anh chàng kia không kỳ quái nữa, không bao lâu bác sĩ lại gọi tôi. Tôi vào phòng bệnh, nhìn trên gương mặt của anh ta hãy còn say ngủ, tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh giường rồi nhìn trên bàn. Tôi nói :
- Anh bạn, trên bàn của anh có tám danh thiếp của tôi !
Anh ta chẳng trả lời, tôi nhẫn nại:
- Tôi thường ở trước Phật và Bồ Tát cầu phúc cho anh, hy vọng chư Phật gia bị cho anh thân tâm sớm bình phục !
-Thầy hại tôi khổ ! Xin thầy đừng nói gì nữa ! 
Anh xoay mặt qua nói với tôi một cách tàn nhẫn, tôi mà hại anh ta khổ ư, trong lòng tôi hết sức kinh ngạc tự hỏi bản thân mình đã làm gì và tự nghĩ tôi có một tấm lòng yêu thương và rất quan tâm mọi người, có đâu lại hại người khác chịu khổ ? Vả lại với anh ta vốn không quen biết thì làm sao có thể nói tôi hại anh ta khổ.
- Anh bạn à! Hình như chúng ta chỉ mới gặp nhau lần đầu trên bờ đê.
Tôi nói không ra lời, chỉ có giải thích như thế mới khiến cho anh ta đừng hiểu lầm.
- Chính vì ngày hôm đó có thầy trên bờ đê tôi mới càng thêm thống khổ đến hôm nay, nếu không thì tôi sớm siêu thoát rồi.
Hiểu ý của anh ta tôi nói chậm lại:
– Thật tình xin lỗi !Tôi cứ ngỡ rằng cứu được anh nhưng tôi không ngờ làm anh thêm đau khổ, chẳng qua trên thế gian này không có khổ vui tuyệt đối, không có cái vừa ý hay không vừa ý tuyệt đối, chỉ chẳng qua là thử xem chúng ta xử lý như thế nào mà thôi. Anh nếu có vấn đề gì khó khăn tôi sẽ vì anh mà nghĩ cách giải quyết.
– Thầy còn nói là cứu tôi ư ! Thầy hãy nhìn sự thống khổ của tôi đi, tôi có thể chịu nổi không.
Anh ta vừa nói vừa rút một phong thơ dưới gối đưa cho tôi, tôi nhìn phong thơ rồi hỏi:
– Anh là Trần Tân Dân có phải không ?
– Vâng ! Đây là bức thư tôi nhận được bốn ngày trước, thầy có thể mở ra để xem.
Tôi rút ra một mảnh giấy, phong thư viết rất đơn giản, trong đó có một đoạn như thế này :“Anh muốn dùng cái chết để bảo tôi hồi tâm chuyển ý ư ! Nhưng trên thế giới này, có hàng trăm, hàng vạn người chết chứ đâu phải mình anh, tôi không có một tí nào lo lắng.” Bên dưới phong thư có đề một chữ “Mai”. Sau khi tôi xem xong liền hỏi :
-Mai có phải là cô gái mặc áo xanh kia không ? 
Anh ta gật đầu. Bỗng nhiên oà khóc ! Khoảnh khắc này tôi cảm thấy buồn bã, nghĩ rằng đây mới chính là ái tình của thế gian. Và tôi cho rằng Trần Tân Dân đa tình này ngoài sự ngu si ra còn rất đáng thương, bất giác tôi lại đồng tình với anh ta. Nguyên nhân anh ta tự sát tôi đã biết rồi, với tính khí cổ quái, anh ta không muốn nhìn tôi, là bởi vì trong lòng của anh ta ngoài chữ “Mai” ra, hầu như đã quên hết những người khác còn có trên thế gian này. Lúc này, tôi vốn có thể đưa ra hàng loạt biện pháp để giảng, dùng Phật Pháp để trị tâm linh bệnh hoạn, nhưng tôi nghĩ anh ta chưa chắc đã tiếp thu, bởi vì một người khi đã rơi vào ngu si mê muội, dù bạn có nói thật tình như thế nào đi nữa cũng chỉ khiến cho anh ta càng thêm chấp trước.
Tôi vừa nghĩ như thế, bỗng nhiên hỏi anh ta :
– Này anh bạn ! Anh đã đọc qua rất nhiều sách rồi chứ, tôi muốn đọc cho anh nghe một bài thơ mới.
– Bài thơ có hay như thế nào, bây giờ đã không thể cứu tôi, giúp tôi tìm lại ái tình đã đánh mất.
Lúc anh ta nói, tôi nhìn vào đôi mắt anh ta từ từ đỏ lên dường như muốn khóc. Tôi không còn lý lẽ nữa, nói :
– Mấy câu thơ này tôi nhớ không rõ là đã đọc trong tờ báo nào, chỉ nhớ bốn câu đầu viết như thế này :
“Có hàng vạn ngôi sao trên trời, Vằng vặc nghìn sao treo trên không Nguời dưới đất nhiều hơn các vì sao, Trần gian lắm kẻ tự hỏi lòng
Oâi đứa trẻ khù khờ lại nghĩ rằng, Vì sao khờ dại tìm cái chết.
Vì sao tự sát chỉ vì một người ?” 
Sau khi anh ta nghe tôi đọc mấy câu thơ này rồi, dường như hơiõ tỉnh ngộ, tôi thừa cơ nói tiếp:
- Anh biết không, người trên thế giới đều lầm tưởng ái tình là khoái lạc, nhưng cội nguồn đau khổ của con người đều là do ái tình. Thành thật mà nói nếu đem ái tình làm sự khoái lạc, ngày sau sẽ bị ái tình ích kỷ kia trói buộc và giam hãm, đây chẳng qua là ngu si vọng chấp mà thôi ! Anh cho rằng lời của tôi như thế nào ?
- Cách nói của thầy quá thiên lệch, con người sống trên thế giới này, nếu không có người yêu thì cuộc sống còn ý nghĩa gì chứ .
Anh ta dường như rất cao hứng khi nghiên cứu vấn đề này . Tôi hỏi ngược lại :
- Hình như anh có một người yêu tên là Mai, cuộc sống có thể tăng thêm ý nghĩa ?
- Con người có lẽ vì yêu mà hy sinh, nhưng không thể thiếu ái tình.
Anh chàng này đã vì tình mà tự sát, đến giờ cũng chưa tỉnh ngộ, thật là quá ngoan cố.
- Anh nói đúng đấy, con người ta có thể vì yêu mà hy sinh, nhưng không thể sống thiếu ái tình .
Sau khi tạm thời chấp nhận ý của anh ta, tôi lại nhanh chóng chuyển lời :
- Đúng vậy, con người hy sinh cho sự yêu đương ích kỷ, bất luận như thế nào đều không đáng. Con người sống không thể thiếu ái tình, không sai. Vì con người là động vật có tình cảm, yêu quốc gia, yêu toàn thể nhân loại. Loại tình cảm này quả thật không thể thiếu, nhưng chủ yếu có một người, hy sinh vì một người, loại tình cảm này có thiếu đi cũng chả sao.
Anh ta vẫn nói một cách ngoan cố:
-Thầy không hiểu Mai là người đáng yêu như thế nào đâu. 
-Thế thì, vì sao cô ta không yêu anh ? 
- Bởi vì bây giờ có một chàng không quân, có tiền, có địa vị hơn tôi đang đeo đuổi cô ta.
Tôi không có nhã hứng nghe anh ta nói tiếp, bèn ngắt lời :
-Cho nên cô ta không yêu anh nữa chứ gì. 
Anh ta trả lời một cách chán nản và buồn bã.
-Đúng vậy. 
- Một người con gái mà sống bằng tiền bạc và địa vị để rồi thay lòng đổi dạ cũng đáng được anh yêu hay sao ? Cũng đáng để cho anh vì nàng mà hy sinh hay sao ?
Tôi không biết Mai là người như thế nào, tôi cũng không phải có ý phê bình cô Mai, tôi chỉ muốn làm thế nào để cho Trần Tân Dân thoát khỏi lưới say mê của ái tình.
Anh ta nghe tôi nói như thế, gương mặt hơi đỏ lên, dường như đã biết mình sai lầm. Tôi lại tiếp tục nói
– Làm người cũng nên mở rộng tấm lòng, phải gạt đi những tình yêu vị kỷ, căn cứ vào đạo lý luân hồi nhân quả trong vạn pháp. Chúng sanh từ vô thỉ đến nay, lên xuống qua lại trong sáu đường ( lục đạo ), sống rồi chết, chết rồi sống. Trên thế giới hiện nay, bất cứ một người nào đó cũng có thể là cha mẹ, anh chị em, hoặc người yêu của ta trong đời quá khứ, tại sao chúng ta không khởi lên niềm yêu thương đối với họ? Tại sao chúng ta không đem thời gian của tuổi hoa niên đẹp đẽ nhất để phục vụ cho anh chị em và người yêu của chúng ta ? Tại sao chúng ta không nghĩ cách nào đó để cứu giúp những nỗi thống khổ và ngu si của họ, mà chúng ta cứ lẩn quẩn trong vòng ái tình hạn hẹp, sống dở, chết dở vì một người, phiền não bất an cũng chỉ vì một người, không phải là ngu si ư !
Đến giờ phút này anh ta mới thật sự nghĩ thông suốt :
- Thầy nói đúng lắm, tôi quả thật là hồ đồ, tại sao trước đây tôi không hiểu được đạo lý mà Thầy vừa nói.
Tôi lại hỏi anh ta :
-Anh còn có cha mẹ anh chị em hay không ? 
-Họ đều ở Đại Lục Trung Quốc. 
-Họ có thương yêu anh không ? 
-Trong tình cốt nhục đương nhiên không cần phải nói. 
- Thế thì, nếu anh tự sát, anh sẽ có lỗi với cha mẹ đã sanh thành dưỡng dục hay không ? Anh có lỗi với quốc gia đã giáo hoá anh hay không ? Quả thật, con người không thể sống mà không có tình yêu thương, trước tiên chúng ta nên rút ra toàn bộ sự yêu thương của chúng ta mà yêu cha mẹ, yêu quốc gia, yêu tất cả những nhân loại bệnh tật.
Khi anh ta nghe đến đây, từ trên giường ngồi dậy, tôi vẫn phải nói với anh ta :
- Giết người là phạm tội, tự giết mình cũng phạm tội như nhau. Những sự việc mà con người nỗ lực tiếp đãi chúng ta quá nhiều, sự hé mở của một đoá hoa, cũng phải để cho nó kết thành trái, để cho người khác thưởng thức vị ngon, tại sao hoa mới vừa nở anh laị ngắt đi ? Anh không để cho nó cống hiến một chút gì đó cho nhân loại, há không phải là thiếu đức hoặc ích kỷ ư ?
- Bây giờ tôi đã hoàn toàn hiểu được lời của Thầy, trong khoảnh khắc này tôi cảm thấy nhẹ đi rất nhiều, trong lòng cảm ơn thầy, chẳng những cứu sinh mạng của tôi mà còn cứu rỗi tâm hồn của tôi.
- Đâu dám, đây chẳng qua là người xuất gia trong Phật giáo của chúng tôi có trách nhiệm mà thôi !
-Đây là trách nhiệm của người xuất gia ư ? 
-Đúng vậy, chẳng lẽ anh không tin tấm lòng của tôi đối với anh ư . 
Sau khi nói chuyện xong rồi, anh ta đã thông suốt và tiễn tôi ra khỏi cửa bệnh viện. Từ đó, trong đạo tràng của chúng tôi, có thêm một đạo hữu quên đi mọi sự nhọc nhằn ân oán, hết lòng phục vụ chúng sanh.




----o0o---
Reply
#44
Hiện Tượng Thể Lý 
Của Người Sắp Quá Vãng Hay Vừa Quá Vãng 


Lời Ban Biên Tập:
Thư Viện Hoa Sen nhận được một vi tính thư của đạo hữu Mai Thy đề cập đến hậu sự cho những gia đình có thân nhân vừa quá vãng ở nhà quàn. Đạo hữu Mai Thy là viên chức nhà quàn Peek Family Funeral ở TP. Westminster, đồng thời là thành viên VietNalanda Foundation chuyên tu học về Kim Cang Thừa Tây Tạng. Nhận thấy nội dung bức thư có ích cho nhiều người nên xin được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt. Điểm chính của bức thư nhắm đến các tang gia hiểu về một hiện tượng thể lý của người sắp quá vãng và để giữ tâm chánh niệm khi người thân sắp mất hay vừa mới mất:
From: MaiThy<maithylam@yahoo.com>
Date: 2012/8/13
Subject: Điềm xấu or tâm của bạn không thanh tịnh?
To:
Cả nhà rất thương,
Thy muốn chia sẽ với cả nhà mình những tâm tình của Thy khi tham gia chương trình Hospice (bệnh viện dành cho người hấp hối), cũng như khi lo hậu sự cho những gia đình có thân nhân vừa quá vãng ở nhà quàn.
Có những người ra đi thật nhẹ nhàng êm ái nhưng cũng có người phải trả nghiệp. Điều đó không ai phủ nhận được vì chúng ta đã gieo trồng biết bao nhiêu ác nghiệp từ vô lượng kiếp qua thân, khẩu, ý.
Đối với những người bị đau gan, đau thận, bị lao phổi phải nằm ở nhà thương cả vài tuần trước khi mất, họ được tiếp rất nhiều nước biển. Gia đình khi thấy thân nhân của mình không ăn uống được thì càng nóng ruột, càng đòi hỏi y tá, bác sĩ truyền nước biển "cho khỏe". Điều này thật là tai hại, khỏe đâu không thấy mà chỉ thấy khi ấy gan, thận, phèo phổi không còn hoạt động nữa cho nên người của họ chứa đầy nước và như thế thì càng mau chết nữa.
Đối với truyền thống của ông bà mình từ lâu xưa, mọi người có gần như luôn đòi hỏi nhà quàn phải làm thủ tục "nhập quan" có nghĩa là để xác của thân nhân mình ở ngoài, trên một cái bàn, chờ Thầy chú nguyện rồi mới đặt body vào quan tài. Khi trong người chứa quá nhiều nước rồi, khi nhập quan tài như thế nước trong miệng sẽ ọc ra, trông rất hãi hùng và không hợp vệ sinh. Vì thế mà nhà quàn đề nghị với tang quyến sẽ đặt thi thể của người mất vào sẳn trong quan tài rồi mới mang ra chapel cho Thầy làm lễ.
Nhà quàn vẫn tôn trọng giờ nhập quan của quý Thầy và tang quyến cho nên counselor sẽ đích thân sang the care center để witness the casketting (nhập quan bằng máy rất nhẹ nhàng).
Có những người cơ thể chứa quá nhiều nước như thế thì khi mang ra cho mọi người thăm viếng, nước trong người của họ lại tiếp tục tràn ra. Chuyện này rất rõ ràng, dể hiểu và chắc chắn đó không phải là lổi của nhà quàn mà là vì tình trạng cơ thể của người ấy không được tốt (the body condition was not so good). Dựa trên giáo lý thân trung ấm khi ấy thần thức đã thoát ra ngoài rồi, cái thân xác nằm đó chỉ còn là một xác chết (is just the remainer).
Khi tang gia đang bối rối mà nghe người khác bảo rằng hiện tượng máu và nước mắt tiếp tục chảy ra như thế là một điềm xấu...thì họ lại càng lo lắng và cuống cuồng cả lên. Trong nhà Phật có dạy về "vô úy thí" - hạnh an ủi và làm cho người khác không sợ hãi vì thế chúng ta phải luôn áp dụng pháp này để giúp đỡ họ hơn là phát biểu linh tinh và nói những điều vô bổ. No wonder các THẦY của mình luôn luôn dạy phải "keep pure vision" - phải giữ thị kiến thanh tịnh. Tại sao mình phải "vẽ rắn thêm chân" cho sự việc càng thêm rối rắm?
Thy cảm thấy thật là ngao ngán vì trong tang lễ có rất nhiều "ông tám, bà tám". Sư Phụ có dạy thần thức người chết rất nhạy bén, sự hiểu biết của họ tăng gấp 9 lần so với người còn sống cho nên họ đọc được tâm tất cả mọi người. Tâm của mình không thanh tịnh mà đi tụng niệm và lo đám cho họ thì họ sẽ nổi sân và lập tức đọa lạc vào các đường dữ. Đó cũng là lý do nếu chưa chứng được Pháp thì không nên - không được phép làm Phowa for others.
Again, người chết khi nước tiếp tục chảy ra là do tình trạng cơ thể của người ấy không được tốt (body condition was not so good) trước khi qua đời, chẳng phải là do họ tức tối ai mà "hộc máu" ra ... ay..ay...ay...Chuyện đơn giản dể hiểu như thế, mong rằng nếu mình không an ủi được ai thì làm ơn đừng nói những việc trên trời, dưới đất khiến tang gia càng thêm bối rối...
Nguyện tất cả hương linh đều được lập tức vãng sanh vào cõi Cực lạc và các nơi chốn an lành sau khi lìa bỏ cỏi đời này.
With all my heart,
Maithy

____________________________

From:MaiThy <maithylam@yahoo.com>
To:"Viet_Nalanda@yahoogroups.com" <Viet_Nalanda@yahoogroups.com> 
Sent:Monday, August 13, 2012 11:23 PM
Subject:Địa Ngục Lạnh Giá

Chị Thúy Anh và cả nhà rất thương,

Thường thì hiếm khi (rarely) một người vừa qua đời sẽ bị đưa vào phòng lạnh ngay lập tức. Lý do là vì phải qua các thủ tục giấy tờ + Thầy or Cha và thân nhân đến thăm, đọc kinh cầu nguyện lần cuối.Những gia đình theo đạo Phật thường yêu cầu nhà quàn sau 8 tiếng mới đến mang thi hài đi.
Thy nghĩ việc đưa vào phòng lạnh để bảo quản thi thể là một điều cần thiết phải làm...Việc để xác ở ngoài khiến cho nó sình thúi lên mới là việc bất nhân ...hi..hi..Thỉnh thoảng có người chết vài ngày mà không ai hay, thi thể của họ bốc mùi không thề tả được...hu..hu..
Điều cần nhắc nhở ở đây là chúng ta phải nổ lực tu tậpđể khi chết mình là người cứu mình trước tiên, thì có đâu phải hoảng sợ khi bị đưa vào phòng lạnh (hồn phi phách tán nên nghĩ là mình đang ở trong địa ngục lạnh) đúng không nè ..hi.hi.. Không chịu tu tập rồi nói này, nói nọ là đi theo tông phái "đổ thừa" (not Phật thừa) đó ..hi.h.i..
Please make a connection with vị Phật or Bồ tát nào mà mình yêu thương nhất. Đặt hết niềm tin, lòng sùng mộ, quy ngưỡng cũng như thường xuyên quán tưởng, đọc tụng câu minh chú của vị ấy thì đến giây phút lâm sàng mới mong thần thức của mình hòa nhập vào giác Tánh nguyên sơ của Ngài and be liberated to the Pureland ...
Thy mong gặp mọi người at the Phowa retreat để mình có khả năng đi thẳng lên cỏi Tịnh Độ mà không phải ghé qua các trại tị nạn ..hi.hi..
With lots of love,
Maithy
Reply
#45
Pháp sư Tinh Vân giảng về 
NHỮNG ĐIỀU TÂM ĐẮC QUA VIỆC ĂN CHAY

Pháp sư Tinh Vân nhận lời mời phỏng vấn của người dẫn chương trình nổi tiếng Lý Tinh Ngọc 
đài truyền hình vệ tinh Nhân Gian.


Pháp sư Tinh Vân nhận lời mời phỏng vấn của người dẫn chương trình nổi tiếngLý Tinh Ngọc thuộc “đài truyền hình vệ tinh Nhân gian”, nhằm chia sẻ quan niệmvà thói quen ăn uống. Tin rằng cuộc đối thoại tự do tâm linh dưới đây sẽ làm sống lại tính linh trí huệ đã bị giấu kín bấy lâu trong tâm mọi người.

Lý Tinh Ngọc: Xin hỏi Pháp sư, Ngài ăn chay được bao lâu rồi ạ?

Pháp sư: Tôi ăn chay từ lúc mới sinh ra cho đến nay. Tôi lớn lên gặp thời loạn lạc, thời ấy lương thực vô cùng thiếu thốn, thế nên tôi đã từng ăn cháo bã lúa mạch, mỗi ngày ba bận thường ăn củ đậu thay cơm đến nỗi sợ phát khiếp! Sau đó tôi xuất gia vào năm 12 tuổi, tuy sống trong chùa nhưng hằng ngày vẫn ăn cháo thay cơm, một tháng ăn chưa đến một miếng đậu hũ hay một ítthức ăn chay. Nếu hôm nào may mắn có mấy miếng bã đậu hũ thì chúng tôi bỏ vào nồi xào qua xào lại và ăn rất ngon lành, nếu không có củi thì mang chúng ra ngoài phơi nắng, ngay cả loài chim sẻ cũng thường bay đến ăn. Thậm chí chúng còn đại tiểu tiện vào đấy nên khi ăn thường gặp nhiều dòi bọ, song, một mặt nào đấy cũng còn có vị mằn mặn của thức ăn.

Sống những năm tháng như thế nhưng chẳng có bệnh tật gì. Tôi nghĩ, có lẽ do mỗi ngày trước khi ăn đều niệm Phật trì chú, nhờ đó mà có sự gia trì bảo hộ của chư Phật.

Lý Tinh Ngọc: Hiện nay dường như việc ăn chay đã trở thành một nét văn hóa khá thịnh hành, ngoài phạm vibao gồm nền văn hóa Trung Hoa ra, còn mở rộng đến các nước Âu Mỹ. Vậy Ngài có thể nói khái quát một chút về văn hóa ăn chay được không ạ?

Pháp sư: Hiện nay khắp thế giới đang thịnh hành văn hóa(mốt) ăn chay, nhiều người nhờ ăn chay mà có sức khỏe dồi dào, thân thể xinh đẹp. Theo nghiên cứu của y học, ăn chay rất có lợi cho sức khỏe, vả lại nó còn tăng thêm nhiều sức đề kháng, nuôi dưỡng tâm tính ôn hòa từ bi. Những vị Hòa thượng nhờ ăn chay nên tinh thầnhọ vô cùng thoải mái, nguyên nhân vì sao ư? Điểm quan trọng nhất của việc ăn chay chính là để nuôi dưỡnglòng từ bi, từ việc làm tịnh hóa tâm hồn cho đến giảm dần tâm sân giận, mới đạt đến trạng thái an nhiên tự tại.

Đối với văn hóa ăn chay của phương Tây. Theo tôi được biết thì ở Mỹ có một khu phố chỉ cho bán những thức ăn chay chứ không cho bán những thức ăn tanh(mặn), dù họ chẳng phải là tín đồ Phật giáo, hoàn toàn chỉ đứng trên phương diện sức khỏe mà mở rộng việc ăn chay. Tuy Phật giáo đề xướng việc ăn chay khá sớm, nhưng thời kỳ tối sơ của đức Phật cũng không ăn chay, bởi vì thời bấy giờ chỉ dựa vào phương thức khất thực“duyên đồ thác bát” – các tín đồ cúng gì thì ăn cái đó mà thôi. Có hai nguyên nhân khiến Phật giáo đề xướngvấn đề ăn chay:

Nho gia có câu: “Kiến kỳ sinh, bất nhẫn kiến kỳ tử; văn kỳ thanh, bất nhẫn kiến kỳ nhục” – nghĩa là thấy con vật đang sống chứ không nỡ thấy con vật bị giết; nghe tiếng con vật kêu, không nỡ ăn thịt con vật ấy.

Trong kinh điển Phật giáo cũng đề cập đến vấn đề không muốn đoạn mất hạt giống từ bi, vì lòng từ bi chính là không giết hại sinh mạng của loài động vật.

Tuy nhiên có người cho rằng loài thực vật cũng có mạng sống, có tình cảm. Nếu đã bảo không sát sinh, không giết loài động vật thì cũng không nên giết loài thực vật mới đúng. Thực ra, mạng sống của loài thực vật được gọi là “sinh cơ” nghĩa là có cơ hội thì có thể sinh trưởng nên khác với loài có sinh mạng, sinh mạng là loài “hữu tâm” (có ý). Ví như khi bạn nhìn thấy loài Heo, Ngựa, Trâu, Dê bị giết, chúng có cảm giác vô cùng sợ hãi, nhưng loài thực vật lại rất “vô tâm”, tuy chúng có sự phản ứng của sống chết, nhưng không có cảm giác khổ vui, cho nên phân định ra sự sát sinh cũng có “hữu tâm” và “vô tâm” vậy.

Ăn chay, ngoài việc xuất phát từ lòng từ bi ra, điều quan trọng nhất vẫn là tôn trọng mạng sống của hết thảy mọi loài chúng sinh vậy.

Ăn chay khiến cho con người luôn có nét mặt từ bi và an lạc hạnh phúc.

Lý Tinh Ngọc: Ăn chay, ngoài việc giúp cho bản thân có sức khỏe ra, còn có mặt lợi ích nào nữa không ạ?

Pháp sư: Anh thấy hiện nay một số người ăn thịt và thứ tanh đủ loại các thứ, gọi là cách ăn biến hóa cá sống ba mươi món hay hải sản mười món gì đấy vân vân, khiến cho tâm người trở nên biến thái hoàn toàn.

Có một số phụ huynh khi dẫn con đi chơi thường bắt những con cua nhỏ hay cá nhỏ cho con chơi, có một số người còn lật ngược cá lại, những người khác thì bóc vỏ cua ra để chơi cho đến chết mới thôi, như thế sẽ khiến cho những đứa trẻ nầy từ khi nhỏ đã huân thành thói quen không biết tôn trọng mạng sống của các loài sinh vật. Chúng đã không biết sinh mạng đáng quý nhường nào, nên sau nầy lớn lên sẽ càng không biết tôn trọng mạng sống của mọi loài, thậm chí làm những ác hạnh như giết người cũng có thể xảy ra vậy.

Phật giáo không khuyến khích hết thảy mọi người phải ăn chay, nhưng lại chủ trương không nên sát sinh.Chúng ta có thể mua những thức ăn bán sẵn để ăn, nhưng tự mình không được sát sinh. Các bậc cha mẹ nên dạy dỗ con cái, ngay từ nhỏ nên hình thành thói quen tôn trọng mạng sống là đáng quý, phải có thói quenthương yêu những sinh mạng bé nhỏ và những động vật bé nhỏ.

Cho nên tôi thấy việc giáo dục trong gia đình hiện nay, trước tiên chúng ta nên dạy con cái biết tôn trọng sự sống, khiến cho nhi đồng thương yêu mạng sống muôn loài, như thế đối với nét đặc trưng của xã hội mới có bước tiến thay đổi được.

Lý Tinh Ngọc: Báo cáo nghiên cứu của một tờ tạp chí chỉ ra rằng: Nếu như khắp thế giới mọi người đều ăn chay thì thế giới nầy sẽ không còn cảnh nghèo đói, túng bấn hay gặp năm mất mùa nữa. Theo Pháp sư Ngài có cách nghĩ thế nào đối với vấn đề nầy?



Pháp sư: Tôi ăn chay suốt mấy mươi năm nên cảm nhận sâu sắc những người ăn chay tốt hơn nhiều so với những người ăn chất tanh (mặn). Người ăn chay sẽ được giảm dần nghiệp sát, bởi nghiệp sát của người Đài Loan hiện nay khá nặng khiến tôi cảm thấy rất đau lòng! Trong xã hội hiện nay, số người ăn tươi nuốt sốngnhững thứ như óc khỉ, túi mật rắn rất nhiều, họ tạo nghiệp sát như thế làm sao có thể cải thiện được nét đặc trưng của xã hội chứ!

Lý Tinh Ngọc: Đối với những người ở các khu vực khác nhau, có bối cảnh tôn giáo khác nhau nên nền văn hóa ẩm thực chắc chắn có sự sai khác. Ví dụ nói các tín đồ của Hồi Giáo không ăn thịt Heo, tín đồ của Ấn Độ giáo không được ăn thịt Bò vân vân. Đối với việc ăn chay luôn có tính sai khác giữa các nền văn hóa của cáctôn giáo. Xin hỏi Pháp sư, Ngài có cách nhìn thế nào đối với vấn đề nầy?

Pháp sư: Giữa ăn chay và tôn giáo vốn dĩ rất khó thống nhất. Tuy nhiên, về mặt cơ bản tôi cảm thấy điều mà các tôn giáo có thể làm được là luôn tôn trọng mạng sống, thương yêu sinh mạng và bảo vệ mạng sống của mọi loài.

Lý Tinh Ngọc: Có nhiều người trước đây học Phật rất tinh tấn, họ cũng ăn chay, nhưng sau khi nghe nói tu theo Mật tông được ăn thịt, thế là họ liền tu theo Mật tông. Bấy giờ có người hỏi anh ta vì sao tu theo Mật tôngthì anh ta bảo Mật tông rất tốt, có thể được ăn thịt, có thể lập tức thành Phật?

Pháp sư: Ngày xưa ở vùng Cao nguyên Thanh Tạng không thể trồng được những thực vật như rau cải, giao thông đi lại vô cùng khó khăn cách trở, trong tình huống không thể tránh được như thế, họ đành phải lấy thịt làm thức ăn chính. Thế nhưng hiện nay văn hóa ăn chay ở Đài Loan phát triển khá rộng rãi, nên có thể chuyển sang thức ăn chay, chúng ta không nên mượn cớ nói rằng tu theo Mật tông thì được ăn thịt, tôi cho rằng như thế thực sự không thỏa đáng lắm. Ăn chay trước tiên là chúng ta tôn trọng mạng sống của mọi loài, vả lại khiếntâm thanh tịnh vậy.

Lý Tinh Ngọc: Nếu không thực sự quen ăn chay, dù sao cũng có phương pháp để nâng cao lên. Như có một số người ăn rau bên bát thịt hoặc ăn loại tam tịnh nhục, hai cách thức ăn nầy có thể được chăng, xin Pháp sưgiảng rõ ạ?

Pháp sư: Anh nói rất đúng. Để nâng cao phương pháp ăn chay thì chúng ta có thể chọn ngày mồng một, mười lăm hoặc lục trai để ăn chay, hoặc hằng ngày chỉ cần ăn rau bên bát thịt hay tam tịnh nhục cũng có thể được.

Rau bên bát thịt: Giống như lục tổ Huệ Năng sau khi đốn ngộ, để tránh tình trạng mọi người đang muốn tranh đoạt y bát khắp nơi mà Ngài phải trốn trong nhóm người thợ săn đến mười lăm năm. Gặp những lúc nhóm người thợ săn bắt được thú mang về làm thức ăn, Huệ Năng lại trốn lên núi tìm một vài lá cây hay rau dại về, sau đó bỏ vào nồi để nấu, bấy giờ mọi người đều tr Nhiều thực phẩm chay cũng được chế tạo thành những hình dáng giống như Gà, Vịt, Cá v.v… Đối với cách thức ăn chay như thế, Pháp sư có ý kiến gì không?

Pháp sư: Với những người đem thực phẩm chay chế thành hình dáng như những thực phẩm tanh (mặn), trước kia tôi từng cảm thấy rất khó chịu. Vì tôi cho rằng ăn chay chính là nuôi dưỡng lòng từ bi, nếu chúng taăn chay nhưng tâm luôn nghĩ đến mùi tanh (mặn) thì không thể xem là rốt ráo được. Cho nên mỗi lần nhìn thấy trên bàn bày những thứ như Gà chay, Vịt chay, Vi cá chay, Thịt chay, Chân Giò hun khói chay, Cá Quả chay v.v… tôi đều từ chối không ăn. Thế nhưng một hôm, tôi thấy hàng tín đồ ăn những thức ăn ấy với vẻ thích thú, bỗng tôi nghĩ: khoảng thời gian của người sơ cơ bước chân vào cửa Phật có lẽ họ chưa thể bỏ đi thói quen cũ, cho nên mới có nhu cầu nầy, chỉ cần trong lòng họ không có các loại Gà, Thịt hay Cá thì tốt rồi, cớ gì phải ghét bỏ chúng nhỉ?

Vì thế, chúng ta khôêu Ngài có thịt lại không ăn, Huệ Năng nói: “Tôi chỉ thích ăn rau bên thịt thôi!” Do đó, tổ sư Huệ Năng mới là người hiểu được ý nghĩa thực sự của việc ăn chay, thực sự hiểu được thế nào là người tu hành. Cái gọi là từ bi đích thực không nhất định phải dựa trên hình thức ăn cái gì và không ăn cái gì. Ý nghĩa của ăn chay là không đoạn mất hạt giống từ bi, vì thế học Phật không chỉ ở việc ăn chay mà thôi.

Tam tịnh nhục: Không thấy người giết, không nghe tiếng con vật bị giết, không đặc biệt giết vì mình, đây gọi là “tam tịnh nhục”.

Lý Tinh Ngọc: Tôi có một vài người bạn khi mới ăn chay, chỉ cần nghe đến mùi thịt thì đầu óc họ cảm thấy vô cùng khó chịu, sao lại có hiện tượng như thế?

Pháp sư: Bởi vì họ không quen, lấy tôi làm thí dụ. Có một lần tôi đến Nhật Bản, bấy giờ tín đồ nấu một bát mì mời tôi ăn, khi vừa ăn vào thì ôi thôi, một mùi tanh vô cùng khó chịu! Vì sao lại có mùi tanh như thế? Đây chẳng qua là tín đồ muốn đặc biệt chiêu đãi khách, thế là tôi đành nhắm mắt nhắm mũi để nuốt vào bụng, sau đó mới biết rằng người Nhật Bản có thói quen đem cá hồi nhỏ hầm thành nước xốt và thêm hương vị vào trong đó. Vậy tôi ăn như thế là mang tội chăng? Không phải, mà tôi vẫn ăn chay đấy thôi.

Có một số người ăn chay nhưng quan niệm rằng, nhất định họ phải sử dụng những bát đĩa hay xoong nồi chưa từng nấu qua những loại thịt mới được. Cách nghĩ như thế quả là không đúng. Ăn chay không phải là làm những việc lạ lùng gì, mà ăn thế nào khiến chúng ta cảm thấy lòng thanh tịnh mới quan trọng. Cho nên chúng ta là những người ăn chay, nhất thiết không nên tạo sự phiền muộn và gánh nặng cho người khác.

Lý Tinh Ngọc: không nên để ý đến cách thức bày biện như thế làm gì. Tuy nhiên, một số thức ăn chay tạo bởi những mùi vị tanh quá mức thì chúng ta không nên dùng. 

Thoại Tu dịch 
Reply