GÓP NHẶT HOA THƠM.
#91
PHÁP HỘI TRÌ CHÚ ĐẠI BI ( Chùa Đài Loan).


Reply
#92
 AN SĨ TOÀN THƯ. Khuyên người tin sâu nhân quả.

https://thuvienhoasen.org/images/file/uJ...thuong.pdf
Reply
#93
THÂN ĐÂU TÂM ĐÓ (Thượng Toạ Thích Bửu Chánh)



Reply
#94
30 NGÀY THIỀN QUÁN BÊN TRONG CHÙA VẠN PHẬT THÁNH THÀNH, CALIFORNIA ( Hòa Thượng Tuyên Hóa chủ trì . Ngài đã viên tịch hơn 20 năm.)

https://thuvienhoasen.org/a22396/30-ngay...hanh-thanh
Reply
#95
LỜI KHAI THỊ VÀNG NGỌC CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA.



Reply
#96
CÁC SƯ TÂY TẠNG TỤNG CHÚ : ÁN MA NI BÁT DI HỒNG .



Reply
#97
Câu chuyện nhân quả của một lương y Phật tử

Tôi là Thích Minh Hòa, trụ trì chùa Phước Hưng, ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhân quả thực tế mà tôi và mẹ tôi bị quả báo do những ác nghiệp mẹ con tôi đã gây ra.
Do thiếu phước, tôi sinh ra đời không có cha và sống trong sự nghèo khổ dưới sự bảo bọc của người mẹ. Theo lời mẹ tôi kể lại, để sinh sống, mẹ tôi bán khoai mì. Một đầu thì gánh tôi, một đầu thì gánh khoai mì ra chợ bán. Cuộc sống vẫn không đủ cho hai mẹ con, mẹ tôi phải đi làm bé cho một gia đình giàu có ở trong xóm. Tôi bị ngược đãi. Lúc 6 tuổi, ban ngày tôi phải đi chăn bò. Nhiều lúc, tôi bị bò húc ngay trước ngực, thậm chí còn bị đá lăn mấy vòng. Có một ngày, người con của ông chủ đi câu cá, thấy bò đói thì lấy cần câu quất vào lưng tôi. Tôi chỉ chịu đựng và khóc. Chưa hết, ban đêm, tôi phải đi soi ếch, nhái, cá… đem về cho mẹ tôi làm thịt để phục vụ cho gia đình đó. Bởi vì sát sanh quá nhiều cho nên tôi bị bệnh thường xuyên. Mẹ tôi phải bán hết đồ đạc trong nhà để chữa trị cho tôi. Mỗi lần bệnh như vậy, không có bác sĩ nào chữa lành bệnh cho tôi. Mẹ tôi đưa tôi về chùa, xin cơm thừa và áo thừa của chùa để mặc thì hết bệnh. Có một lần tôi trải qua một cơn bạo bệnh rất nặng, mẹ tôi hứa với Tam Bảo khi tôi hết bệnh sẽ cho tôi vào chùa làm công quả 3 tháng. Kết quả là tôi qua được cơn bệnh. Khi tôi vào chùa làm công quả được một tháng thì thầy cho tôi xuất gia năm 6 tuổi.
Lúc 13 tuổi, tôi thấy cuộc sống của mẹ tôi quá khổ cực, phải chăn bò, nghèo quá thiếu gạo ăn. Tôi phải xin Sư phụ cho về nhà để phụ giúp đời sống cho mẹ. Vì không biết phải làm nghề gì cho cuộc sống, tôi phải đi soi bắt ếch, nhái, ốc, cá. Từ lúc đó, tôi trở thành người sát sanh số một. Con ếch, nhái nào mà mạnh thì tôi bẻ chân, rồi mẹ tôi cắt đầu, lột da đem ra chợ bán. Khi mẹ tôi cắt đầu lột da chúng ra, chúng chắp hai chân trước lại như đang van xin tha mạng. Còn cá thì tôi chích điện. Con lớn đem ra chợ bán, con nhỏ thì ăn. Đồng thời, tôi cũng ác lắm, con nào tôi muốn bắt mà nhảy nhót lung tung làm tôi bực mình, tôi lấy kim hay gai nhọn đâm vào mắt cho đui luôn, máu từ hai mắt chúng chảy ra. Hai mẹ con tôi đã sát sanh không biết là bao nhiêu. Mỗi ngày đem ra chợ bán khoảng 1.000 con. Quí vị thử tính đi một tháng là bao nhiêu? Rồi một năm là bao nhiêu? Hai mẹ con tôi làm như vậy suốt 8 năm trường tính ra giết khoảng hơn 3 triệu con.
Năm 17 tuổi, tôi lên thành phố Hồ Chí Minh đi làm. Khi bắt đầu có tiền, tôi ăn chơi sa đọa. Trong thời gian kiếm tiền, tôi lại phạm tội sát sanh khi làm việc tại Làng Nướng. Tôi phải giết rắn, tôm, heo, kỳ nhông... rất là tàn ác. Năm 22 tuổi, tôi có dư được một số tiền. Tôi bắt đầu bị quả báo. Bệnh tật đến với tôi. Tôi bị viêm khớp chân, đi đứng không nổi. Bao nhiêu tiền bạc tôi kiếm được đều tiêu hết cho căn bệnh này. Lúc đó tôi cảm thấy chết còn sướng hơn, cuộc đời này quá chán chường.
Tôi trả quả khủng khiếp. Ai đã từng trải qua viêm đau khớp, nhức khớp, sưng hai quả thận thì biết nỗi khốn khổ này. Các bác sĩ đều bó tay bỏ chạy. Ban đêm, quí vị lấy dao chặt tay của tôi còn nhẹ hơn cái đau nhức này. Có nhiều khi tôi lấy lưỡi lam rạch da thịt tôi cho máu chảy ra để đỡ nhức nhưng không hiệu quả. Khi nó nhức lên, cảm giác như ai đó lấy con dao cắt xương thịt của mình. Mỗi lần bệnh là bán sống bán chết. Càng ngày cơ thể tôi càng đau đớn. Khớp giò của tôi sưng lên, các cơ teo lại và ra mùi hôi thúi. Trong cơn bệnh, thân thể tôi phát nhiệt nóng thiêu đốt cơ thể. Tôi có cảm giác hàng ngàn mũi kim đâm lên cơ thể tôi nhức nhối, đau đớn vô cùng.
Tôi cảm thấy trả nghiệp hết nổi và sắp mất mạng. Tôi quỳ trước Phật sám hối và xin:“Phật ơi, cho con xin trả từ từ” rồi tôi phát nguyện: “Nếu con đi tu, suốt cuộc đời con sẽ bán thân này cho Phật, cho Trời, cho Đất. Con không nghĩ gì về cho bản thân con hết. Con cố gắng tu hành cho tốt. Nếu con làm thầy thuốc thì cho con xin được tay phục dược để chữa bệnh cứu giúp chúng sanh”. Kết quả của lời phát nguyện nầy rất là nhiệm mầu. Tôi gặp được một ông thầy thuốc Nam trị lành bệnh khớp.
Quả báo kế tiếp, tôi bị mù mắt ba tháng. Đêm đó tôi cảm thấy bức rức, khó chịu, cơ thể phát nóng đến sáng tự nhiên đôi mắt tôi đỏ hoe hầu như không tiếp xúc được ánh sáng nữa. Nếu tiếp xúc ánh sáng, cặp mắt tôi đau đớn vô cùng. Đúng là nhân quả, bác sĩ dùng kim châm vào mắt tôi để chữa trị nhưng không khỏi. Cặp mắt của tôi đau đớn vô cùng, hai hàng máu chảy ra từ cặp mắt.
Vì mới xuất gia nên tôi chưa biết chú Đại Bi là gì? Chưa biết con đường nào đi cho đúng? Lúc đó thầy Trí Thông đang là tăng sinh học chung với tôi, trong một cuộc trò chuyện thầy khuyên tôi nên trì chú Đại Bi để giải nghiệp. Tôi trì tụng chú Đại Bi ngày đêm không ngừng nghỉ. Nhiệm mầu thay! Trong vòng 7 ngày, đôi mắt tôi giảm đau và máu bớt chảy. Tôi nhìn thấy ánh sáng lổm chổm như tổ ong. Tôi đến bác sĩ để chữa trị tiếp. Bác sĩ chữa bằng cách dùng kim chích vào mắt tôi rồi bơm thuốc vào. Tôi đã thấy quả báo mà tôi gánh chịu. Khi xưa tôi dùng kim chích làm mù mắt chúng sanh, bây giờ tôi bị các bác sĩ lấy kim chích vào mắt nhiều lần để trị bệnh. Vừa trị bệnh tôi vừa thành tâm niệm chú Đại Bi, sống chết với chú Đại Bi, đi đứng nằm ngồi đều trì chú Đại Bi. Vi diệu thay! Trong vòng một tháng cặp mắt của tôi trở lại bình thường.
Mẹ tôi cũng bị quả báo, đang sinh hoạt bình thường thì tự nhiên rùng mình và hai tay bắt đầu rung lên không ai có thể giữ lại được y chang như con nhái đang bị cắt đầu và xin tha thứ. Gương mặt của bà thì tròn trịa nhưng thân mình y như một con nhái. Bà bị rút gân vô cùng đau đớn. Mẹ tôi không đi đứng được, nằm một chỗ trả quả. 
Mẹ tôi ý thức được tội ác mà mình đã tạo ra, bà chấp nhận trả nghiệp. Trong thời gian trả quả báo, mẹ tôi muốn ra khỏi cõi Ta bà đầy khổ đau nầy nên bà luôn niệm hồng danh Phật A Di Đà để cầu được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Công phu niệm Phật của mẹ tôi trải qua 8 năm thì bà đã vãng sanh vào tháng 9 - 2013. Khi hỏa tang, mẹ tôi để lại hai viên Xá lợi, một viên màu vàng và một viên màu trắng từ tủy. Riêng đôi mắt và 2 cái răng không bị cháy. Một điều vi diệu là trước khi vãng sanh, thân thể của mẹ tôi đang co rút thì trở lại bình thường. Bà vẫy tay chào mọi người đang hộ niệm xung quanh với nụ cười rồi vãng sanh về cõi Phật. 
Vì nhận thức được những nghiệp ác của mình nên sau khi xuất gia tu tập, tôi nhận chùa Phước Hưng và phát nguyện làm nghề thuốc Nam chữa bệnh cho người nghèo để bù đắp phần nào những nghiệp ác đã tạo ra. Khi bắt đầu trụ trì chùa Phước Hưng, tôi hái những lá thuốc chữa những căn bệnh viêm khớp, nhức khớp cho đồng bào sống chung quanh chùa. Vừa hành nghề, tôi vừa học thêm về ngành thuốc. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân đến với tôi. Tôi phải đi học một khóa ở trường thuốc Đông Y, được hội Đông Y cho phép chữa bệnh và chính quyền địa phương cấp giấy phép vào rừng tìm cây thuốc Nam về chữa bệnh cho đồng bào mình. Trong quá trình điều trị có nhiều câu chuyện thương cảm mà những bệnh nhận đang bị trả nghiệp nhưng họ không biết. Nhiều bệnh nhân gặp tôi khóc lóc và than: “Thầy ơi, cứu con, con bệnh riết rồi chồng con bỏ con” hoặc là“Thầy ơi, tôi nuôi hai đứa con, vợ tôi bỏ trốn mất tiêu”. Có nhiều bệnh nhân kinh ngạc không tin khi tôi chẩn đoán bệnh và nói: “Bệnh này uống thuốc một tuần là hết”, người bệnh kêu lên: “Trời ơi! Tôi chạy chữa hết tiền, hết của mới tìm đến thầy đó”. Những bệnh nhân này đã được tôi trị lành trong một thời gian ngắn.
Có nhiều bệnh nhân bị những căn bệnh nan y mà các bác sĩ Tây y, Đông y trả về sau khi dùng đủ cách điều trị cho họ. Nghiệp sát của họ rất nặng, chuyên bán giết gà, vịt, heo... Có lẽ có cùng cộng nghiệp với tôi nên họ đã tìm đến tôi và được trị lành bệnh. Đồng thời có những bệnh nhân là người trong xã hội đen bị bệnh nặng được tôi chữa lành. Sau này, những vị này trở về cuộc sống lương thiện.
Nhiều bệnh chữa trị ở các bệnh viện Tây y không thuyên giảm như: bướu đại tràng, sơ gan, khối u gan, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, tiểu đường, bệnh về tim và những bệnh nan y khác nhưng khi họ đến chùa chữa trị thì khỏi bệnh. Đa số những bệnh nhân đến với tôi là những người bệnh ung thư vào thời kỳ cuối. Họ bị bệnh viện Ung Bướu thải ra về nhà chờ chết. Khi tôi coi bệnh án và nói: “người này có thể sống” thì họ được chữa lành và sống. Khi bệnh án của họ không thể chữa được, tôi khuyên họ trì chú Đại Bi. Nhiều người nghe lời trì chú Đại Bi được lành bệnh. Có một trường hợp thương cảm là một người mẹ trẻ có một đứa con mới sanh 11 tháng bị bệnh ung thư máu. Người mẹ này rất khổ đau lo lắng, ẵm đứa con thân yêu đến khóc lóc cầu cứu, xin được trị lành bệnh. Tôi bắt mạch và cho thuốc, sau một thời gian ngắn đứa trẻ khỏi bệnh. Người mẹ cám ơn tôi rối rít. 
Công việc trị bệnh được thuận lợi là tôi nhờ trì chú Đại Bi mỗi ngày với lời nguyện là cứu giúp mọi người. Chú Đại Bi rất là linh nghiệm. Nhờ chú Đại Bi mà tôi được giải nghiệp và thành tựu những lời phát nguyện. 
Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhân quả của mình với mọi người như vậy. Mong rằng những ai đang rơi vào trường hợp như tôi có thể hiểu được nhân quả nghiệp báo của mình mà phản tỉnh quay đầu sám hối.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thích Minh Hòa 
Ghi chú: Quý vị nào có những căn bệnh nan y chữa bằng thuốc Tây không hết, thử tìm đến chùa Phước Hưng, ấp Thạnh Hiệp, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, số điện thoại: 0983.367.711 để chữa trị miễn phí.

Nguồn: http://daophatcuukho.com/images/tin-tuc ... tml?page=2
Reply
#98
Tiếng chuông diệu kỳ (Trích trong GIÁC NGỘ online, mục Tâm Linh Nhiệm mầu)

GN - Ăn cơm có canh/ Tu hành có bạn.

Đúng vậy, như tôi đây, ở một xóm phố không có ai là Phật tử để làm bạn tu đồng hành thì buồn thật!
Đa số bà con trong xóm là người tứ xứ tới lập nghiệp, sống với nhau dần dần trước lạ sau quen, bán anh em xa/ mua láng giềng gần, tuy là dân góp từ khắp nơi về, nhưng cái tình làng nghĩa xóm cũng được thiết lập một cách dễ dàng vì trong trái tim người Việt đã có cái tình cảm cao quý đó. Chỉ tiếc một điều là không có ai đồng hành với tôi trên bước đường đạo. Hỏi ra mới biết trong số bà con nơi đây có một số gia đình mà thân sinh của họ cũng có truyền thống đạo Phật, nhưng đến đời họ vì chuyện cơm áo phải ly hương lập nghiệp cho nên con đường đạo bị gián đoạn đành tạm ngưng.
Hồi mới tới ở xóm phố này, trong lòng tôi cũng đã nghĩ đến ba chữ “thời mạt pháp” để lý giải và bằng lòng với  hoàn cảnh lúc đó. Nhưng đến hôm nay thì suy nghĩ của tôi lại khác. Tôi đồng ý với Giáo sư Cao Huy Thuần, tác giả tập sách “Đến với Phật cùng tôi” (NXB Hồng Đức - 2016), trong phần đầu sách (tr.7) Giáo sư đã viết:
“Tôi thường nghe than thở: ‘Đạo Phật bây giờ suy đồi quá!’ Nghe như vậy, tôi hỏi lại, đùa bỡn: Đạo Phật suy đồi? Có ai nói mặt trăng suy đồi vì bị mây che không? Bên kia mây trời vẫn là trăng ấy. Bên kia mây thế sự, đạo Phật chẳng là đạo Phật ấy hay sao?
Đạo Phật ấy, hãy đến cùng tôi. Không phải bằng chữ nghĩa cao siêu. Hãy đến với một cảm nhận đơn giản, như đến với một bóng im giữa buổi trưa hè”.
Tôi vui mừng vì lần hồi rồi tôi cũng có những người láng giềng trong xóm phố đến với Phật, như vậy là tôi không còn cảm thấy đơn độc vì đã có bạn tu đồng hành.
 Có lẽ những người bạn tu ấy đến với Phật cũng bằng một cảm nhận đơn giản, như đến với một bóng im giữa buổi trưa hè. Tôi cũng nghĩ như vậy! Trong số láng giềng ấy có thầy T. dạy Văn trường cấp 3. Thầy về gia nhập xóm phố này sau tôi vài năm, thầy theo đạo thờ cúng ông bà, chúng tôi đã có được cái tình nghĩa láng giềng thân thiết vì các con tôi lên cấp 3 đều học Văn với thầy. Thầy T. còn là nhà thơ, thầy đã tặng tôi 3 tập thơ của thầy, một hồn thơ lai láng. Bánh ít trao đi/ bánh chì trao lại, tôi tặng thầy vài cuốn sách có nội dung Phật học hay nhất do một số Phật tử chọn lọc ấn tống cúng dường gọi là Pháp thí.
Tôi chưa hề thuyết phục thầy T. đến với Phật, dù đã có rất nhiều lần ngồi uống trà buổi sáng trò chuyện với thầy. Một ngày nọ, tôi bất ngờ vì thầy nhờ tôi đi cùng thầy ra phố thỉnh tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm về thờ. Và thêm nữa, thầy nhờ tôi thỉnh sư cô và đạo tràng về làm lễ an vị Phật.
Vậy là thầy đã có nơi thờ Phật rất trang nghiêm. Thầy học nghi thức để tụng kinh niệm Phật. Ban đầu, mỗi đêm thầy mặc áo tràng lam thắp nhang, đánh 3 tiếng chuông lạy Phật và ngồi lần tràng hạt  niệm danh hiệu A Di Đà Phật cho bình tâm trở lại sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thầy vui lắm vì đã có được một góc nhỏ ấm cúng nương tựa tâm hồn.
Có câu “Vạn sự tùy duyên”, nếu không có duyên lành thì khó có thể gặp được bạn tu đồng hành. Nhưng phải có vạn lần duyên lành tích lũy từ muôn kiếp mới gặp được và tu theo Phật pháp.
Nhà tôi, nhà thầy T. và mấy chục nhà trong xóm phố này đang có cuộc sống an lạc nhờ ngọn gió lành của đạo từ bi - trí tuệ. Tiếng chuông mõ của chúng tôi vẫn đang ngân vang lan tỏa mỗi sớm mai và chiều tối. “Nghe tiếng chuông/ Lòng nhẹ buông. Nghe tiếng mõ/ Tâm xả bỏ. Nghe lời kinh/ Thấu chữ tình. Nghe tiếng kệ/ Rõ đạo lý. Buông xả gì?/ Tham-sân-si”.
Xin được mượn lời của Giáo sư Cao Huy Thuần để thì thầm với nhau thêm lần nữa: “Đạo Phật ấy, hãy đến cùng tôi. Không phải bằng chữ nghĩa cao siêu. Hãy đến với một cảm nhận đơn giản, như đến với một bóng im giữa buổi trưa hè.”
Lê Đàn
Reply
#99
Bồ-tát hiển linh.( Trích trong Giác Ngộ online, mục Tâm linh mầu nhiệm)

GN - Chuyện dưới đây kể về nhà địa chất người Trung Hoa bị lạc đường trong một lần đi tìm khoáng sản tại Quế Châu và những trải nghiệm thú vị, được rút ra từ  sách Compassion Yoga: Mystical Cult of Kuan Yin, xuất bản tại London năm 1977, tác giả John Blofeld (1913-1987). Sách gồm nhiều chủ đề: Thiền tập theo Quán Âm, Lịch sử Bồ-tát Quán Âm, Tín ngưỡng Quán Âm và nhiều câu chuyện linh ứng về Ngài. Xin giới thiệu một câu chuyện linh ứng trong tập sách này.

---

Tuy mẹ tôi là Phật tử, nhưng suốt những năm trước khi vào đại học, tôi theo học những trường Thiên Chúa giáo. Mười sáu tuổi nhận phép rửa tội và sau đó, tôi cưới một người vợ cũng đạo Thiên Chúa. Trong nhiều năm, tôi đã là một con chiên ngoan đạo. Trong phạm vi một nhà địa chất học, tôi có thể là con chiên ngoan đạo duy nhất. 

Tôi làm việc trong một công ty chính phủ, chuyên đi tìm khoáng sản. Có một lần tôi được gởi đến Quế Châu, một vùng núi non hoang dã và thưa dân để tìm kiếm chất vôn-phờ-ram (wolfram). Từ chỗ ấy, muốn đi đến đường xe chạy gần nhất cũng phải mất 6, 7 ngày đi bộ.

Một hôm, trước khi nghỉ ăn trưa, tôi đã nhầm con đường mòn cho lừa đi với con đường chính, và đã bỏ lại rất xa toán người khuân vác hành lý cũng như dụng cụ thiết bị cần thiết. Biết rằng mình đã đi lạc, tôi đã bắt đầu đói, và vì thỉnh thoảng nhìn thấy ở ven đường những đống phân lừa còn mới, tôi tin chắc rằng con đường mòn này dẫn đến một xóm làng nào đó có người ở, nên cứ thế mà tiến về phía trước. Càng lúc càng trèo lên cao, cho tới một lúc, xung quanh tôi toàn là những đám mây cuồn cuộn, trên ngọn cây lanh lảnh vọng xuống tiếng vượn hú. Ở mỗi khúc quanh tôi đều hy vọng tìm thấy một túp lều tiều phu nhưng lần nào cũng thất vọng, tuy nhiên tôi đã đi quá xa để có thể quay lùi lại phía sau. Tôi cần thức ăn, và cần một người địa phương nào đó chỉ đường cho tôi tìm gặp lại toán người khuân vác hành lý của tôi.
Từ trên đỉnh núi, một ngọn gió lạnh buốt luồn xuống trong bóng tối nhá nhem. Những âm thanh ma quái vang vọng xung quanh, có những âm thanh tôi nhận biết được như tiếng gió hú hay tiếng suối chảy, nhưng cũng có những âm thanh thê lương, như ma khóc quỷ hờn không biết từ đâu đến. Lạc lõng giữa những tảng đá bao phủ bởi khói sương càng lúc càng dày đặc, cứ mỗi bước nỗi sợ hãi trong tôi càng tăng thêm. Hình ảnh thú dữ ám ảnh tôi, làm tôi kinh hoàng. Còn giặc cướp ư, tuy đã nghe dân địa phương kể lại những câu chuyện rùng rợn về họ, nhưng lúc đó, niềm ao ước gặp được đồng loại khiến tôi sẵn sàng gặp bất cứ một người nào, giặc cướp hay không.
Cuối cùng, trong cơn khủng hoảng tột độ, tôi quỵ xuống ở ven đường và trong tư thế đó, tôi tuôn ra những lời cầu nguyện đến vị thần hộ mệnh của tôi, thánh nữ Bernadette (vị thánh nữ đạo Thiên Chúa). Tôi van xin cô bé thánh nữ dịu hiền (tôi nghĩ về ngài như thế) hãy hiện hình và đưa tôi đến một nơi an toàn. Trong chút ánh sáng còn lại, đôi mắt tôi lục lọi tìm tòi giữa những tảng đá. Nếu ngài không hiện hình, chắc chắn là tôi sẽ hoàn toàn mất trí, nếu không nói là mất mạng.
Thế rồi ngài hiện hình, đứng trên một tảng đá nhỏ bằng phẳng. Chiếc áo vải xanh mong manh của ngài gần như không hề bị lay động bởi những trận gió hung tợn buốt giá. Ngài mỉm cười, tôi thấy rất rõ vì xung quanh ngài ánh lên một vầng hào quang sáng dịu. Tự nhiên tôi cảm thấy có một cái gì là lạ trên khuôn mặt ngài, và tôi nhận thức ngay rằng: ngài là thánh nữ Bernadette người Trung Hoa!
Mái tóc bới cao, các trang sức đeo cổ, chiếc quần lụa trắng ẩn hiện dưới tà áo xanh xẻ lên tới đùi là trang phục của những tiểu thư đài các Trung Hoa cách đây vài thế kỷ.
- Đi nào, chú! Cô nói bằng tiếng Quan thoại du dương, nhưng phát âm bằng một giọng nói trẻ thơ, quá trẻ thơ để có thể đến từ thánh Bernadette.
- Cháu sẽ đưa chú đến một chỗ nghỉ đêm rất an toàn và ngày mai mọi sự sẽ tốt đẹp!
Cô đưa tôi đi một quãng đường ngắn đến một động đá trống và rất kín gió. Mặt đất trong động vô cùng êm ái, như những tấm nệm êm ái nhất, và tôi gần như chắc chắn rằng đã thoáng thấy một tấm mền kép độn bằng những lọn tơ lụa ấm áp. Tôi đặt lưng xuống theo dấu hiệu của cô và rơi ngay vào một giấc ngủ say, không còn hay biết gì nữa hết.
Sáng hôm sau tôi thức dậy sau một giấc ngủ thật sâu và thật dài, khi mặt trời đã lên rất cao rồi. Xung quanh tôi chẳng có mền chiếu nào cả, và chẳng những mặt đất không chút êm ái mà còn lởm chởm những đá và sỏi, thế mà tôi đã ngủ thật ngon với cảm giác ấm áp như ngày xưa ngủ chung phòng với mẹ ở quê nhà yêu dấu, cách nơi đây cả ngàn dặm.
Lúc tắm gội xong trong một dòng suối cách đó không xa, tôi thấy có một đoàn lừa từ trên núi tiến xuống trên con đường mòn với ba người chăn lừa dẫn đầu. Tôi đã thương lượng để mua lại của họ vài chiếc bánh bao hấp, tuy tôi tin chắc rằng họ sẵn sàng cho mà không lấy tiền. Với sự giúp đỡ của họ, tôi đã gặp lại được toán phu khuân vác của tôi vào buổi trưa ngày hôm sau.
Trong hơn một năm sau đó, tôi vẫn tin tưởng mình đã được thánh Bernadette cứu mạng, tuy tôi không giải thích được tại sao ngài lại thị hiện dưới hình dáng một bé gái người Trung Quốc nhỏ tuổi đến thế…
Thế rồi một ngày kia, tôi trú mưa trong một ngôi chùa bỏ hoang không xa Thành Đô (Tứ Xuyên), và trên chánh điện, tôi thấy một tấm tranh bạc màu vẽ trên tường hình Bồ-tát Quán Thế Âm mặc áo vải xanh đơn sơ, không trang sức lộng lẫy như thường lệ. Ngài ngồi bên đại dương, và cũng như thường lệ, có Long Nữ và Thiện Tài đứng hầu hai bên.
Tôi ngạc nhiên cực độ, nhận ra vị Long Nữ trong tranh chính là cô thánh nữ Bernadette bé bỏng của tôi! Cũng chiếc áo dài xanh, cũng quần lụa trắng ấy, nhưng trên bức tranh không có nữ trang đeo cổ. Suy nghĩ mãi về những món trang sức, trong ký ức tôi chợt hiện về một hình vẽ trong bức tranh treo ở phòng của mẹ tôi. Đó là hình ngài Quán Âm với Long Nữ nhưng với những món trang sức diễm lệ.
Thì ra là vậy! Bạn có thể nói cô bé gái đã đến cứu tôi trong cái đêm lạnh giá ấy không phải là Long Nữ, cũng chẳng phải thánh Bernadette, mà là một kỷ niệm thời thơ ấu xuất phát từ một tâm trí khủng hoảng đến cuồng loạn. Và bạn nói đúng - chỉ một phần. Vì, một kỷ niệm thời thơ ấu thường không có quyền lực dắt ta đến một hang động không quen biết hay biến đá sỏi thành nệm ấm chăn êm, hô biến từ thinh không một tấm mền kép ấm áp hay chặn đứng những ngọn gió lạnh chết người.
Vâng, bạn nói đúng nhưng chỉ một phần thôi. Đấy chính là một kỷ niệm. Nhưng cũng chính là Long Nữ do ngài Quán Âm từ bi gởi đến cứu tôi. Từ hôm nhận ra điều đó trở đi, tôi đã nghiên cứu Phật pháp, học hỏi pháp môn Duy thức thâm sâu của Phật giáo Đại thừa, nên tôi chấp nhận rằng không có một sự mâu thuẫn nào giữa kỷ niệm thời thơ ấu và Long Nữ. 
Trong một lúc tinh thần khủng hoảng đến cùng cực, tôi đã cầu khẩn một sự gia hộ của thần linh và sự gia hộ thần thánh ấy đã xảy ra lập tức dưới một hình dạng tương ứng với tâm tôi. Long Nữ đã xuất hiện trong tâm tôi, và cũng chính tâm tôi đã tạo ra sự ấm áp, thư thái để thân thể có thể chống chọi với giá lạnh bên ngoài. Nhưng bạn có dám nói đấy không phải là phép lạ do Bồ-tát Quán Thế Âm hiển linh, một vị Bồ-tát mà tôi đã thờ phụng lúc còn ấu thơ?
Tất cả các phép mầu đều như thế, từ tâm xuất phát. Đúng vậy, Bồ-tát đã không tự thân ứng hiện. Ngài quá tế nhị để xuất hiện trước một kẻ đang cầu khẩn một vị thần linh ngoại quốc, nên đã gởi Long Nữ đến vì tôi có thể nhầm lẫn nghĩ rằng Long Nữ là Bernadette, cô bé thánh nữ mà tôi chờ đợi.
Cho rằng sự may mắn của mình đến từ sự vận hành nhiệm mầu của tâm hay chấp nhận rằng đó là Bồ-tát Quán Thế Âm hiển linh, là hai cách thức để nói lên cùng một sự thật.
Diệu Hạnh Giao Trinh 
(Trích dịch từ Compassion Yoga - The Mystical Cult of Kuan Yin, (John Blofeld)
Reply
Bồ-tát giữa dòng đời. (trích trong Giác Ngộ online)

GN - Mỗi ngày từ lúc mở mắt ra cho đến khi ngả lưng xuống giường, chúng ta trải qua những chuỗi hoạt động đầy mệt mỏi. Có người mệt thân, có người mệt tâm, và cũng lắm kẻ mệt cả thân lẫn tâm. Có những thời điểm, cái mệt đó trở thành một nỗi bế tắc không lối thoát. Đó là lúc lời cầu nguyện lên tiếng và phát huy sức mạnh. 
Đa số những người có tu tập và theo đạo Phật đều nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm vào những thời khắc sinh tử. Và Bồ-tát đã hiện lên theo cách như thế nào

[Image: caunguyen.jpg]
Hướng về Đức Bồ-tát.

Gương mặt của muôn người.
Bồ-tát có thể là bất kỳ ai trong đời sống quanh ta. Đó là ông bác sĩ chữa bệnh cho ta, một người hành khất thử thách lòng từ trong ta, một người xa lạ cho ta bát nước giữa trưa hè nóng bức trong một vùng hạn hán, hay một người bất ngờ xuất hiện vào một thời khắc cụ thể giúp ta giải quyết một việc ngay trước mắt… Tất cả, đều là hiện thân của Bồ-tát, đến để giúp ta vì Ngài nghe được tiếng lòng của ta đang hướng về Ngài.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được gặp những người tốt vào đúng thời điểm chúng ta thực sự cần. Có những lúc ta gần như tuyệt vọng thì bỗng nhiên có ai đó xuất hiện và giải quyết hết mọi việc. Một người bạn của tôi kể, có một lần cô ấy đi du lịch bụi tại một đất nước xa xôi. Do liều lĩnh, cô ấy bị kẹt lại trong đêm tối ở một nơi không một bóng người, điện thoại hết pin, trời thì lạnh lẽo. Cô cứ lang thang trong đêm tối như vậy suốt 3 tiếng đồng hồ. Khi đồng hồ chỉ 12g đêm là lúc cô quá tuyệt vọng. Càng tưởng tượng về những điều khủng khiếp sẽ xảy ra, đầu óc cô gần như hoảng loạn. May quá, là một người tu tập, cô lập tức ngồi xuống và cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm. 
Cô ngồi một lúc lâu thì có một chiếc xe bus cũ kỹ chạy ngang qua. Cô vẫy tay và sau đó được người tài xế cho quá giang xe về đến thị trấn. Từ đây, cô mới có cơ hội bắt xe taxi về khách sạn. Cho đến khi hoàn hồn rồi, cô bắt đầu giật mình tự hỏi, người tài xế lái chiếc xe cũ là ai? Tại sao ông ta lại lái xe ngang qua vùng đó vào đêm tối như vậy? Bất giác, cô nhận ra, đó là hóa thân của Bồ-tát.
Những câu chuyện như vậy không phải là hoang đường mà xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Ai đó đến bên ta và giúp ta dù một chuyện nhỏ nhất, thì người đó chính là hóa thân của Bồ-tát rồi.
Bồ-tát - người thầy của công án cuộc đời.
Tôi còn nhớ có một lần,  đang ở trong một buổi nhập thất phải quỳ lạy rất nhiều theo nghi thức, lại còn nhịn ăn và chỉ uống nước cầm hơi, có đoạn tôi mệt đến mức chỉ muốn buông bỏ. Thực tế, việc này hoàn toàn tự nguyện và nếu ai không hoàn thành cũng không sao, cứ nhẹ nhàng rút lui nghỉ ngơi. Tôi đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, đến mức chỉ trong tích tắc tôi nhủ thầm, mình bỏ cuộc thôi, tu tâm là chính, có nhất thiết phải cực khổ vậy không?
Tôi ngưng lại, ngồi ngẩng đầu lên, lập tức mắt tôi hướng về một phía, một cách vô thức. Nơi đó có một người đàn ông chỉ có một chân, trông dáng vẻ rất khổ sở khi quỳ lạy liên tục. Nhưng vẻ mặt của ông ta thì thành kính và dường như ông ta không có dấu hiệu bỏ cuộc. Tôi nhìn lại bản thân, thấy mình đầy đủ tứ chi mà sao lại không được như ông ấy. Thế là tôi tỉnh ngộ, lập tức có một nguồn nội lực từ bên trong tràn lên và tỏa đi khắp người. Tôi tiếp tục thực hiện hết nghi thức của buổi nhập thất hôm đó mà không hề thấy mệt, thấy đói gì cả.
Sau buổi đó, tôi cố ý tìm người đàn ông kia nhưng tuyệt nhiên không nhìn thấy. Có thể ông ta đã về sớm. Cũng có thể ông ta không có thực, chỉ là ảo ảnh chăng? Nhưng tôi chợt nhận ra một điều, Bồ-tát đã thị hiện để nhắc nhở tôi, cho tôi một công án tu tập. Rằng tu tập không phải là chuyện đùa vui thích thì làm không thích thì bỏ, đó phải là một hành trình đầy nỗ lực, đầy kỷ luật, đầy kiên trì.
Từ trải nghiệm ấy, tôi đã suy nghĩ rất lâu về hóa thân của Bồ-tát. Tôi hiểu ra thâm sâu triết lý hóa thân của Ngài. Kể từ đó, tôi không bao giờ dám coi thường ai, dám đối xử tệ với ai trong cuộc đời này. Bởi tôi tin rằng, mỗi người trong họ, đều có thể là hóa thân của Bồ-tát. Họ đến để trao gửi cho ta một thông điệp đẹp đẽ nào đó.
Gương mặt của sớm mai.
Thật thong dong tự tại cho những ai khi mỗi buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên nghĩ đến là cầu nguyện chứ không phải là cơm áo mưu sinh. Đó chính là giây phút tâm trí được thanh lọc thật sự. Tôi biết rất nhiều bạn bè tu tập xung quanh mình, cứ mỗi khi thức dậy là họ ngồi thiền ngay hoặc niệm Bồ-tát Quán Thế Âm. Bản thân tôi, mỗi sớm khi tỉnh dậy, tôi thường hay cầu nguyện rằng, xin Bồ-tát Quán Thế Âm hãy cho con một ngày bình yên, một ngày mạnh mẽ để vượt qua những điều bất như ý trong cuộc sống. 
Tôi tin mãnh liệt rằng, ngày nào mà tôi thành tâm cầu nguyện, tôi đều gặp được những thuận duyên. Thế cho nên, gương mặt hoá thân của Bồ-tát mà tôi yêu thích nhất, chính là gương mặt trong lành mỗi sớm mai, khi những tia nắng đầu ngày còn non nớt nhưng bừng sáng, khi sương còn đọng trên lá cây và khi tiếng chim còn ríu rít quanh nhà, khi đó một tiếng chuông thanh tịnh vang lên giữa mùi hương trầm lan tỏa khắp không gian. Gương mặt đó nói với tôi rằng, dòng đời này, dù mong manh và vô thường nhưng tuyệt đẹp và tự tại. Một gương mặt tuyệt đẹp và tự tại chỉ có thể là gương mặt của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Xuân Phượng
Reply
Chịu thiệt (Trích trong Giác Ngộ online)

GN - Ba tôi không phải là thầy đồ nhưng cũng có đọc sách thánh hiền, những sách của đạo Nho xưa dạy về đạo trời, về luân lý đạo đức như Minh tâm bửu giám, Tam tự kinh… Ông là một nông dân ‘chính hiệu’. Cuộc đời ông cũng bình dị và chất phác như mảnh ruộng mà suốt đời ông cần mẫn trên đó. Ngay những lời ông dạy cũng không hề có mùi giáo huấn mà nó chân chất tự nhiên.

Cuộc sống có luật bù trừ. Người chịu thiệt cái này thì sẽ được hưởng cái khác.

Thường là nhân sự kiện nào đó xảy ra trong xóm thì ông mới nói. Ví dụ trong xóm có người sống thất đức, bình thường thì ông không hề phê bình gì người đó cả. Khi người đó bị quả báo gì thì ông mới nhẹ nhàng nói “Thiên võng khôi khôi, tuy sơ bất lậu”, nghĩa là: Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát.
Gia đình tôi tuy không khá giả nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Bà con hàng xóm xung quanh có nhờ vả gì ông đều sẵn sàng giúp đỡ. Có năm nước lụt, nhà người cháu xa bị ngập ở không được nên đến nhà chúng tôi xin tá túc. Ba tôi bảo bọc cưu mang suốt mấy tháng liền. Ông nói “Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim”, nghĩa là: Tiền bạc như bụi đất, nhân nghĩa quý ngàn vàng.
Đi trên đường, thấy cây gai nằm giữa đường ông cúi xuống lượm bỏ vô lề đường, sợ người đi sau không thấy đạp phải. Những chuyện bình thường và nhỏ nhặt như vậy mà có sức giáo hóa rất lớn. Tuy đã xảy ra mấy chục năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ như in, và nhất là đã sống và làm theo những điều đó. Tôi cũng không biết mình đã nhiễm những điều ấy từ khi nào nữa.
Khi vào chùa, tôi gặp thầy Sự. Thầy trung niên mới xuất gia nên không có học gì nhiều, nhưng cái hạnh của thầy thì hiếm có trên đời. Thầy sống rất đơn giản, vật dụng cá nhân không gì có giá trị cả. Thầy nói mình xài thêm một phần là có người phải mất đi một phần, mà những người đó thường là người nghèo. Còn điện nước, thầy xài cũng hết sức tiết kiệm. Thầy có cái quạt máy nhưng rất ít dùng tới, chỉ quạt bằng quạt tay mà thôi. Sám hối mỗi ngày thầy cũng lạy ban ngày để khỏi phải bật đèn. Thầy nói không chỉ tiết kiệm cho chùa mà còn cho cả… thế giới nữa.
Thầy còn dạy tôi rằng, mình sống phải biết hy sinh, nhận phần thiệt thòi về mình, chứ đừng có tranh giành hơn thua người khác. Thầy nói rằng chính vì xã hội này ai cũng muốn hơn người khác cho nên mới có chiến tranh. Những gì thầy nói chính là những việc làm hàng ngày của thầy. Khi dọn trái cây từ trên bàn thờ xuống, thầy luôn chọn những trái dở hơn để ăn. Thầy nói rằng trong chúng ta đây thế nào cũng có người ăn những trái dở, cho nên mình ăn thì người khác không phải ăn.
Những việc dơ bẩn trong chùa thầy đều giành làm trước, thầy nói rằng đằng nào cũng phải có người làm, mình làm thì người khác khỏi làm. Tôi nhớ có lần chùa dọn kho chứa những tượng Phật, Bồ-tát, Hộ pháp… đã cũ, hư hại nhưng không ai dám đem hủy vì sợ bị quở phạt. Chỉ duy nhất có mình thầy là dám đem những tượng ấy ra ‘tịnh hóa’. Thầy giải thích rằng nếu bị quở phạt thì đằng nào cũng có một người trong chùa này bị. Thầy trụ trì trách nhiệm lớn lao không thể để cho có chuyện gì. Các chú thì còn nhỏ quá, vô tội. Suy đi tính lại thì chỉ có thầy là… vô tích sự nhất, cho nên nếu thầy có bị gì thì cũng không sao. Tôi thấy thầy thành tâm van vái lầm thầm gì đó rồi ‘tịnh hóa’ mấy pho tượng hư cũ thành gạch vụn, hòa vào đống gạch xà bần kế bên. Tôi hồi hộp chờ mấy ngày coi thầy có bị gì không. Rất may là không bị gì cả, thầy vẫn mạnh khỏe bình thường.
Thiết nghĩ, tình trạng xã hội và thế giới được bắt đầu từ cá nhân. Nếu người nào cũng biết sống tốt, làm tốt thì sẽ tạo nên một xã hội, một thế giới tốt. Cái bệnh của chúng ta là nhìn người khác làm trước rồi mình mới làm, còn người khác không làm thì mình cũng không dại gì mà làm trước để chịu thiệt. 
Cuộc sống có luật bù trừ. Người chịu thiệt cái này thì sẽ được hưởng cái khác. Tất nhiên, người đã tự nguyện chịu thiệt thì không mong sẽ được cái gì cho bản thân. Họ làm chỉ vì người khác, vì một thế giới tốt đẹp hơn. Đối với tôi, nếu như người cống hiến nhiều cho xã hội được gọi là người vĩ đại, thì những người luôn nhận phần thiệt về mình chính là hiền nhân hay thánh nhân vậy.

Thích Trung Hữu
Reply
  [Image: icon_minus.gif] [Image: icon_plus.gif]
Ði xem bói về thêm lo nghĩ & sợ hãi

GN - HỎI: Tôi năm nay 25 tuổi, ngoại hình dễ nhìn, tốt nghiệp đại học danh tiếng, công việc ổn đnh, gia đình khá có điều kiện. Tôi đã trải qua nhiều mối tình và đáng buồn là tất cả đu không thành. Người thích mình thì mình không thích, người mình thích thì họ lại không thích mình. Chuyện tình duyên của tôi phần nhiều là chia tay trong nước mắt và buồn tủi. 
Khi nhiều chuyện không như ý xảy ra, người ta có khuynh hướng đi thầy bói để thử xem
Tôi đi xem bói, thầy nói tôi có duyên âm tiền kiếp, nợ Hoàng Thiên và Tào Quan. Giờ muốn mọi thứ suôn sẻ thì phải làm lễ cắt duyên âm. Nếu đồng ý làm thì thầy mới thỉnh các ngài về báo cho biết phải trả nợ ở cửa nào, trả cho ai, trả bằng gì, tổng giá là bao nhiêu tiền? 1. Nếu làm lễ trả nợ Hoàng Thiên thì tùy mỗi người, ít nhất là 30 triệu cho đến cả 100 triệu. Nếu chưa có tiền thì cứ cúng trả Tào Quan và cắt duyên âm trước (thầy bói sẽ làm sớ để trình lên Hoàng Thiên xin khất nợ, bao giờ có sẽ trả sau). 2. Cúng trả nợ Tào Quan và cắt duyên âm có giá khoảng trên dưới 10 triệu, nếu đồng ý thì thầy bói mới thỉnh các ngài. Sau khi tôi đồng ý làm lễ cắt duyên âm, thầy kêu cầu một hồi lâu và chỉ ra tôi có nhân duyên kiếp trước với một người tên Tống Duy Quân. Sau đó thầy báo giá tổng cộng cho lễ cúng này là 13 triệu. 

Tôi rất băn khoăn về hỏi ý kiến gia đình, cả nhà tôi không ai đồng ý. Vì thế tôi báo lại thầy bói là không cúng nữa, thầy bảo đã thỉnh chư vị về rồi là phải cúng nếu thất hứa thì các ngài sẽ trừng phạt. Trong trường hợp vì hoàn cảnh bất khả kháng thì phải làm lễ sám hối để xin các ngài thứ lỗi. Lễ sám hối cũng cần phải có chi phí. Hiện tôi đang rất lo sợ các ngài và người âm kia trừng phạt. Liệu rằng chuyện này có đúng? Thầy bói còn nói là người âm rất khó chịu, làm lễ sám hối rồi mà chưa chắc họ đã đồng ý hỷ xả cho chứ đừng nói là quỵt. 
Tôi thực sự rất hoang mang không biết có nên làm lễ sám hối các vị ấy không? Những câu chuyện về nợ Hoàng Thiên, Tào Quan và nợ duyên âm theo Phật giáo thì thế nào? Từ hôm đi xem bói về tôi luôn lo nghĩ và sợ hãi, không tập trung làm việc được. Tôi quá sợ rồi, mong được quý Báo tư vấn và chỉ đưng đ tôi đi theo ánh sáng Phật pháp.
(TH.TRANG, bttnguyen…@gmail.com)

ĐÁP:
Bạn Th.Trang thân mến!
Theo như tâm sự thì bạn là người trẻ, tri thức, mọi thứ trong cuộc sống đều tốt, duy nhất đường tình duyên hơi lận đận. Vậy mà chỉ vì một phút mất tự chủ, mù quáng bạn đã bị vị thầy bói vô lương tâm kia dụ dẫn vào mê hồn trận, vừa mất tiền lại vừa sống trong lo lắng và sợ hãi. Lệ thường, khi nhiều chuyện không như ý xảy ra, người ta có khuynh hướng đi thầy bói để thử xem. Dĩ nhiên, người Phật tử hiểu biết Phật pháp thì không cần xem bói hoặc nếu có xem thì chỉ tìm một sự tư vấn để tham khảo mà thôi. Người Phật tử nào ít hoặc không hiểu biết Phật pháp (lại xem trọng các tín ngưỡng dân gian) thì mới xem bói như là một giải pháp nhằm giải quyết những bế tắc trong cuộc sống. Bạn tuy có niềm tin Phật mà ít hiểu Pháp, lại không thân cận Tăng nên dễ dàng bị dụ dẫn vào tà kiến mê tín khiến có thể bị tiền mất tật mang.

Giờ đây hẳn bạn đã quá hiểu và thấm thía về cái giá phải trả cho sự mê muội. Người thầy bói thiếu lương tâm kia đã núp bóng thần linh để làm tiền một cách trắng trợn trên sự u mê của bạn. Cũng may cho bạn đã biết tìm đường để đi theo ánh sáng Phật pháp. Đức Phật dạy người có trí chỉ tin vào nhân quả và nghiệp duyên của chính mình. Thần linh không có quyền và không thể chi phối hay can thiệp vào đời sống của chúng ta.

Người Phật tử có chánh kiến chỉ tin mình mắc nợ (thừa kế, thừa tự) nghiệp lực của chính mình mà thôi, không hề nợ Hoàng Thiên hoặc Tào Quan hay bất cứ vị thần linh nào. Trước những biến cố bất lợi, không như ý trong đời sống, Đức Phật dạy nên làm lành tránh ác để vun bồi phước đức. Phước đức tăng thêm thì đồng thời nghiệp lực giảm đi, phước trí đủ đầy thì tội chướng tiêu trừ. Khi nghiệp lực và tội chướng được chuyển hóa thì mọi chuyện sẽ thuận lợi, hanh thông, tốt đẹp mà không cần cầu cúng bất cứ ai.
Về duyên âm, đạo Phật cũng có quan niệm riêng và cách xử lý hoàn toàn khác biệt với cách của dân gian. Chúng ta đang thừa tự nghiệp duyên của mình trong quá khứ, dĩ nhiên có liên hệ với nhiều chúng sinh khác ở trong hoặc ngoài cõi người - ngoài cõi người có thể là chư thiên, a-tu-la, quỷ thần v.v… Tùy theo nghiệp duyên thiện ác trong quá khứ mà các chúng sinh ấy (dân gian gọi là người âm) hộ trì hay quấy phá hoặc ái nhiễm (dạng duyên âm) với chúng ta. Với những tiền duyên như thế này, người Phật tử tinh tấn tu tập, làm phước rồi hồi hướng công đức phước báo cho họ. Nhờ sự hồi hướng này mà những vị hữu duyên được tăng phước rồi siêu sinh.
Trường hợp đặc biệt, người âm chấp thủ kiên cố thì tự thân người trong cuộc cần đọc tụng hoặc nói giáo pháp hay thỉnh chư Tăng (Ni) thuyết pháp khai thị cho vị ấy biết sự thật để xả buông. Rất nhiều chư vị “người âm” sau khi nương oai thần Tam bảo, được chư Tăng (Ni) khai thị thì họ giác ngộ, buông xả để không ái nhiễm nữa, quy hướng Tam bảo hay sống tùy thuận với duyên nghiệp của mình.
Có một vấn đề cần lưu ý, chuyện tình duyên không như ý của bạn không nên quá chú trọng đến ‘duyên âm’ mà phải xem lại “duyên dương”, đó chính là tính cách, ứng xử, quan niệm, lối sống… của bạn. Ai đến với mình rồi sớm muộn cũng rũ áo ra đi thì chính mình đang có vấn đề cần phải điều chỉnh. Mặt khác, chuyện vợ chồng theo quan điểm của đạo Phật là do duyên. Bạn nên tùy duyên, chứ nôn nóng cưỡng cầu để có hôn nhân mà thiếu duyên thì cũng chẳng ích gì.
Trở lại vấn đề, khi đã hứa làm gì với ai rồi, sau vì nhân duyên nào đó mà phải thay đổi, dĩ nhiên bạn cần phải sám hối. Tuy nhiên, bạn đang khẩn thỉnh và tìm cánh để “đi theo ánh sáng Phật pháp” nên thiết nghĩ bạn cần đối trước Tam bảo thành tâm lễ sám. Bạn cần bạch thưa với chư Phật, Bồ-tát về những si mê, tà kiến của mình nên bị vướng vào kềm tỏa của thần linh và thầy bói, sau đó chí thành lễ bái sám hối nghiệp chướng nguyện quay về nương tựa Tam bảo. Sau khi sám hối Tam bảo xong, bạn nương vào oai lực Tam bảo chứng minh, thành tâm khấn nguyện mong chư vị thần linh, hương linh (trước đây đã khấn hứa) từ bi hoan hỷ cho bạn. Nhờ tâm thành hối lỗi, mong cầu chư vị hoan hỷ (có mười phương Tam bảo, chư Phật, chư Đại Bồ-tát chứng minh) nên sám hối chư vị xong thì việc của bạn xem như đã ổn.
Việc bị thần linh trừng phạt là sự hù dọa của thầy bói. Họ nghĩ ra ngàn vạn mưu kế để trăm cửa bạn đều phải mất tiền cho họ. Bạn đã nương oai lực Tam bảo, cầu xin các vị ấy hoan hỷ rồi nên không có gì phải lo lắng nữa. Bạn hãy cố gắng học Phật pháp để đi theo ánh sáng giác ngộ, phát huy chánh kiến, tránh xa mê tín dị đoan. Thiết nghĩ, đây là bài học xương máu cho bạn cũng như nhiều người vì u mê nên dễ dàng bị thầy bói vô lương tâm lạc dẫn, ăn tiền, hưởng lợi bất chính; khiến cho bạn tiền mất tật mang mà không giải quyết được gì tích cực cho đời sống hiện tại vốn nhiều khó khăn và trắc trở này.
Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com )
Reply
AN VUI KHÔNG LO BUỒN GỌI LÀ PHẬT.(Nguồn : Giác Ngộ online. Mục Tâm linh mầu nhiệm.
Đức Phật dạy:
- Người chưa hiểu được Phật pháp, khi gặp phải cảnh ngộ khổ đau, giống như bị trúng  mũi tên. Sau khi trúng mũi tên này, vì chấp trước vào mũi tên nên ngoài vết thương, tâm họ càng trở nên sợ hãi và đau khổ. Giống như người đã bị trúng mũi tên thứ nhất, rồi lại trúng thêm mũi tên thứ hai, chỉ càng làm cho họ thêm khổ đau.
- Những người hiểu Phật pháp, nếu gặp phải việc khổ đau, sẽ bình tĩnh quán sát nguyên nhân rồi nhanh chóng tìm cách trị thương, họ sẽ sớm dứt trừ khổ đau. Như người sau khi trúng một mũi tên, không để cho trúng thêm mũi tên thứ hai, thậm chí có thể nhổ bỏ mũi tên thứ nhất.
Những tháng ngày tôi nằm bệnh với tâm trạng bi quan buồn lo, trong lòng thở than oán trách mình sao bất hạnh, vì xét thấy mình đâu có làm điều gì xấu ác sao phải chịu đựng khổ đau?! Lo lắng bệnh tình có bình phục hay không? Lo lắng con cháu ở nhà không ai bảo ban chăm sóc,… Cứ mãi phiền não lo lắng đủ điều cho nên ăn cơm nuốt nghẹn, ban đêm khó ngủ lại bị ác mộng kinh hoàng. Nhớ lại những lời dạy của Đức Phật, tôi trở nên bình tĩnh hơn. Đức Phật dạy thân đã khổ đừng để tâm khổ theo, khổ vì mũi tên thứ nhất rồi thì đừng để khổ thêm mũi tên thứ hai.
Khi tâm phiền não vì bệnh chẳng khác nào lại trúng thêm mũi tên thứ hai, thứ ba, khổ chồng thêm khổ, trúng liên tiếp nhiều mũi tên độc khác nữa. Phiền não càng làm cho mình đau khổ thêm, thân tâm càng bấn loạn làm mất đi ánh sáng trí tuệ sẵn có. Cho nên khi lâm vào tình trạng này, tôi đã niệm Phật, chỉ có cách tốt nhất là niệm A Di Đà Phật để nhổ những mũi tên độc này.
Trong một nghiên cứu khoa học cho thấy, khi người ta vui vẻ, bộ não sẽ tiết ra chất hóa học endorphins và enkephalins. Chất endorphins giúp tăng sản lượng tế bào T (lymphocyte), giống như tăng thêm số lượng cảnh vệ hay quân đội. Còn enkephalins giúp tế bào T tăng thêm sức mạnh để chiến thắng tế bào ung thư, đồng thời giúp tế bào T trở nên linh hoạt có hiệu quả hơn.
Đây là kết quả thực nghiệm khoa học chứng minh cho lời Đức Phật dạy: Vạn pháp duy tâm tạo, tâm bình thế giới bình. Niệm Phật an vui nhất, khơi dậy niềm tin, từ tế bào cho đến thân tâm đều an lạc, phấn chấn.
Một vị Tổ sư Thiền tông dạy: “An vui, không buồn lo, gọi là Phật!”. Khi nhổ được những mũi tên độc này thì buồn lo biến mất, an vui có mặt. Tôi thường quán tưởng ánh sáng của Phật, trí tuệ và từ bi của Đức Phật chan hòa tỏa khắp, khiến cho thân tâm luôn nhẹ nhàng, khỏe khoắn.
Một niệm từ bi A Di Đà Phật
Buồn lo bệnh tật cất bước rời xa…

Lê Đàn
Reply
Ý nghĩa thờ cúng Tổ tiên theo quan điểm Phật giáo.( Nguồn: Giác Ngộ online. Mục : Tâm linh mầu nhiệm)

 HỎI: Tôi có tìm hiểu về giáo lý đạo Phật cùng các phong tục, tín ngưỡng của người Việt. Tôi được biết, theo đạo Phật, con người sau khi chết tối đa là 49 ngày thần thức sẽ tùy nghiệp thiện ác của mỗi người mà tái sinh vào lục đạo (trời, a-tu-la, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Tôi có thắc mắc là, nếu sau khi chết sẽ tái sinh vào lục đạo thì người thân thờ cúng họ có ích lợi gì? Họ tái sinh rồi thì thờ cúng ai? Mong được quý Báo sẻ chia
[Image: tho%20cung.jpg]
ĐÁP
Bạn Hiền Huân thân mến!
Kinh sách Phật giáo Bắc tông nói chung đều xác định người chết sau khoảng thời gian tối đa 49 ngày thì theo nghiệp mà tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo. (Phật giáo Nam tông - Theravāda Buddhism quan niệm người chết theo nghiệp lập tức tái sinh vào cõi tương ứng trong lục đạo, không trải qua thân trung ấm). Dĩ nhiên, tái sinh vào cõi nào thì theo nghiệp của cõi ấy sống hết thọ mạng, khi chết lại tùy nghiệp tái sinh vào cõi khác nữa, gọi là luân hồi trong sáu nẻo.
Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phật được du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Phật tử Việt từ xưa cho đến tận ngày nay. Bấy giờ, người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng với cái nhìn mới, đa văn hóa, vừa phù hợp với truyền thống dân tộc và vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo.
Trước hết, người Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất nói chung (vì biết rõ chư vị đã theo nghiệp tái sinh trong lục đạo rồi). Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông. Kính thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn và hoài nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng, chính điều này đã un đúc và hình thành nên truyền thống hiếu nghĩa quý báu của người Phật tử.
Cúng kiếng cũng vậy, người Phật tử cũng biết rõ, nếu ông bà tổ tiên tái sinh ngoài cõi ngạ quỷ - quỷ thần (không tương ưng xứ) thì không thể ăn uống hay thọ dụng những lễ phẩm dâng cúng ấy. Đơn cử, chư thiên không ăn được vì họ thấy dơ bẩn, không xứng với họ. Các loài trong địa ngục dù đói khát đến mấy cũng không thể thoát ngục để tới uống ăn. Chỉ riêng loài ngạ quỷ - quỷ thần là có thể ăn đồ cúng của loài người. Nếu người thân của chúng ta chết rồi tái sinh làm ngạ quỷ thì cúng kiếng cho họ sẽ thọ dụng được. Nhưng hầu hết chúng ta lại không thể biết người thân của mình chết rồi tái sinh về đâu. Thành ra lễ phẩm dâng cúng ông bà tổ tiên chủ yếu nhằm thể hiện lòng thành, là bổn phận của con cháu, còn thọ dụng được hay không thì tùy nhân duyên của các vị.
Như vậy thờ cúng là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống của tổ tông, gia tộc là một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại. Chúng ta tự hào về tổ tiên nên nguyện sống tốt, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức. Đó là lợi ích đầu tiên của việc thờ cúng gia tiên.

Kế đến, vì tưởng nhớ niệm ân ông bà tổ tiên nên con hiền cháu thảo phát đại nguyện làm tất cả công đức thiện lành trong khả năng để hồi hướng phước báu cho họ. Phật giáo khuyến khích làm phước để hồi hướng cho người thân đã khuất, dầu họ tái sinh vào đâu cũng nhận được phước đức do con cháu hiếu thảo hồi hướng đến. Cho nên người Phật tử không quá chú trọng đến mâm cao cỗ đầy rồi thù tạc linh đình trong những ngày tưởng niệm, giỗ chạp mà chủ yếu là tạo phước để hồi hướng, trao truyền hiếu đạo cho người sau.

Thành ra, người Phật tử không hề xem việc thờ cúng tổ tiên ông bà là “thờ quỷ” như một số người vong ơn, bội nghĩa, bất hiếu, tà kiến quan niệm. Thờ cúng tổ tiên để liên kết với quá khứ mà phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại. Thờ cúng ông bà cha mẹ để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau. Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)
Reply
Linh ứng hay nhiệm mầu? (Nguồn :Giác ngộ online. Mục : Tâm linh mầu nhiệm)

 Trong đạo Phật, ngoài Phật Thích Ca còn có nhiều vị Phật khác. Tuy nhiên, lấy thế giới Ta-bà này làm hệ quy chiếu thì chỉ có một mình Phật Thích Ca là vị Phật lịch sử; còn những vị khác là Phật tôn giáo thuộc thế giới tâm linh. Trong số các vị Phật tôn giáo, Phật A Di Đà nổi bật nhất, được Tăng Ni, Phật tử và tín đồ Đại thừa nói chung và Tịnh Độ tông nói riêng, tin tưởng, tôn thờ như Phật Thích Ca.
Không biết Tịnh Độ tông truyền vào Việt Nam từ hồi nào nhưng ở quê tôi (Trà Ôn), vào khoảng năm 1944-1945, hai vị cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Thích Trí Tịnh đã về chùa Phật Quang mở Phật học đường và truyền bá pháp môn Tịnh độ. Dân quê tôi đều tu theo pháp môn này, trong đó có gia đình nội tôi. Cho đến bây giờ tôi còn nhớ mang máng những câu thơ kệ ca ngợi pháp môn Tịnh độ như:
- Thiền tông không Tịnh độ,
Lấy cái gì hỗ trợ?
Mười người tu, chín người đổ.
- Thiền tông có Tịnh độ,
Như thêm cánh cho hổ,
Mười người tu, mười người ngộ.
Từ lâu, trong dân gian có truyền khẩu câu thơ “Tu hành không Phật cũng tiên/ Không vương thì bá hoặc miền công khanh”. Gia đình nội tôi thì không được vậy mà được cái khác. Ông nội thọ đến 85 tuổi, bà nội đến 87 tuổi. Còn má tôi và người chú ruột thứ sáu thì được Phật tử và tín đồ trong vùng khen “tu nhất kiếp, ngộ nhất thời” (đốn ngộ).
Má tôi sinh năm 1909, biết ăn chay niệm Phật khi lên chín lên mười tuổi. Năm 17 tuổi, má lấy tía tôi. Gặp duyên lành bên nhà chồng, má càng tinh tấn tu hành, thường xuyên đi chùa Phật Quang lạy Phật, nghe kinh và làm công quả vào những ngày rằm ngươn lễ vía. Má chỉ học chữ lõm bõm nên không đọc được kinh nhưng lại thuộc lòng kinh A Di Đà và bài sám Nhất tâm.
Một lòng mỏi mệt không nài
Cầu về Cực lạc ngồi đài liên hoa
Cha lành vốn thiệt Di Đà
Chiếu hào quang tịnh sáng lòa thân con…
Tháng 9 âm lịch năm 1988 má bị bệnh xuất huyết bao tử rất nặng. Sau hơn nửa tháng điều trị, bệnh không thuyên giảm mà có mòi nặng thêm. Có lẽ biết nghiệp duyên đã dứt, má cương quyết đòi xuất viện về nhà để được chết trước mặt ông bà ngoại (má thờ). 
Trước khi má mất (khoảng 6 giờ sáng ngày 25-9 âm lịch), trưa ngày 24 má kêu vợ tôi cùng các chị tắm rửa cho má sạch sẽ để sáng sớm hôm sau má đi về Tây phương Cực lạc. Và quả đúng như vậy! Điều đặc biệt là trước khi mất, má tôi vẫn tỉnh táo đọc bài sám trên cho đến khi không còn đọc được nữa mới hôn mê và trút hơi thở sau cùng, hưởng thọ 90 tuổi. Chú tôi cũng như vậy, biết trước ngày giờ mình mất.
Không biết có phải do gia đình nội tôi tu hành trì danh niệm Phật A Di Đà suốt đời nên ông bà mới “Có duyên tưởng Phật sống dai vô cùng” và má cùng chú tôi “Cầu cho con thác biết ngày/ Biết giờ biết khắc biết rày tánh linh” hay không?
Trương Hoàng Minh
Reply