Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Âm siêu - dương thái
GN - HỎI: Một người chỉ có tín ngưỡng đạo Phật, chủ yếu là tu phước mà không có tu huệ. Khi người ấy qua đời, việc khai thị và hộ niệm lúc cận tử, việc cầu siêu trong tang lễ cũng như bảy tuần thất có giúp ích được gì cho đương sự?
(TIẾU KHANG, khikhang@hotmail.com)
Cận tử an lành - Tranh PGNN
ĐÁP: Bạn Tiếu Khang thân mến!
Chủ trương của đạo Phật là phước huệ song tu nhưng thực tế thì tùy nhân duyên và hoàn cảnh của mỗi người mà tu tập phước huệ khác nhau. Sự tu học của Phật tử hiện nay đa phần là tin sâu Tam bảo, sống đạo đức, làm các điều phước thiện lợi đạo ích đời. Dĩ nhiên, người Phật tử nào tu tập đầy đủ phước huệ thì rất tốt, còn chỉ tu phước mà chưa tu huệ thì cũng đáng quý trọng.
Khi một Phật tử qua đời, việc khai thị và hộ niệm lúc cận tử, việc cầu siêu trong tang lễ cũng như bảy tuần thất rất cần cho người chết cũng như thân nhân gia quyến. Trong đó, việc khai thị và hộ niệm lúc cận tử đóng vai trò quan trọng, có thể trợ duyên tích cực cho người chết thành tựu cận tử nghiệp thiện để tái sinh vào cõi lành. Cầu siêu trong tang lễ và bảy tuần thất cũng vậy, góp phần trợ duyên cho người chết nghe kinh, tu tập chuyển nghiệp mà siêu sinh. Đồng thời thân nhân vì thương cha kính mẹ (người chết nói chung) mà phát nguyện tu tập, tạo phước để hồi hướng nguyện cầu âm siêu - dương thái.
Nếu hội đủ duyên lành, trên được Phật lực gia hộ, chư Tăng nhất tâm tụng niệm, dưới gia quyến thành tâm cầu nguyện, đặc biệt là hương linh tỉnh thức, buông bỏ tham ái và chấp thủ ắt sẽ siêu sinh tịnh cảnh. Vì thế, việc cầu siêu đúng pháp là một Phật sự quan trọng, có ý nghĩa âm siêu - dương thái, rất cần thiết cho người chết và cả người sống.
Chúc các bạn tinh tấn!
GMOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Có thể tự thọ giới Bát quan trai?
GN - HỎI: Vì thời gian không cho phép nên tôi không thể tham dự các khóa tu Bát quan trai. Cho tôi hỏi là có thể “tự thệ thọ giới” trước bàn thờ Phật được không? Nếu không thọ giới mà vẫn giữ giới thì phước quả có tương ứng như kinh nói không? Trong tám giới Bát quan trai có giới không nghe nhạc. Vậy nếu vô tình nghe nhạc có phạm giới không? Trì chú theo điệu nhạc có phạm giới không?
(NGƯNG KHÁNH, lamtheduong@yahoo.com.vn)
Pháp thọ giới Bát quan trai của hàng cư sĩ phải do người xuất gia có giới đức trao truyền - Ảnh minh họa
ĐÁP:
Bạn Ngưng Khánh thân mến!
Về nguyên tắc, pháp thọ giới Bát quan trai của hàng cư sĩ phải do người xuất gia (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa, Sa-di, Sa-di-ni) có giới đức trao truyền. Tuy vậy, trong tinh thần phương tiện, luận Thành thật và luận Đại trí độ có khai mở cho phép tự phát nguyện thọ giới. Luận Thành thật nói: “Nếu khi không có người, chỉ cần tâm nghĩ miệng nói tôi thọ Bát giới cũng được thành thọ” (Cương yếu Giới luật, HT.Thích Thánh Nghiêm).
Tuy nhiên, sự tự thệ nguyện thọ giới cũng có những nguyên tắc nhất định. Do hoàn cảnh bản thân không thể tham gia tu tập Bát quan trai. Do nơi mình sinh sống không có người xuất gia để trao truyền tám giới cao quý. Đối trước Phật, Bồ-tát thành tâm phát nguyện rồi vâng giữ và tu tập (đúng như đang tham dự khóa tu Bát quan trai cùng đại chúng). Trong trường hợp không phát nguyện thọ giới mà vẫn giữ giới Bát quan trai đầy đủ, trọn vẹn thì vẫn có phước quả thiện lành.
Trong quá trình vâng giữ, thọ trì tám giới Bát quan trai, nếu vô tình nghe nhạc mà không đắm nhiễm, không phóng tâm ưa thích thì không phạm. Bởi lẽ, sáu trần luôn hiện hữu, thường trực trong đời sống chúng ta. Xã hội hiện đại rất hào phóng với âm nhạc, mọi lúc mọi nơi đều có nhạc. Nên vấn đề là giữ tâm chứ không phải tìm cách ngăn cản hay tránh né tiếng nhạc. Người tu bảo vệ các căn nhưng không tìm cách xa lánh sáu trần mà chỉ chánh niệm, tỉnh giác với sáu trần.
Việc trì chú, niệm Phật theo điệu nhạc cũng vậy, đó là phương tiện để giúp người dễ hướng tâm. Nghe nhạc là một thói quen, tập khí sâu dày của người đời. Nên nghe niệm Phật, trì chú có nhạc tính, có vần điệu giúp cho người mới trì niệm cảm thấy quen thuộc, dễ chú tâm hơn. Việc phổ và nghe nhạc kinh chú ngày nay trở nên phổ biến, được nhiều người chấp nhận. Vấn đề này, tuy có nhạc nhưng vẫn có pháp để duyên tâm nên thiết nghĩ, trong ngày tu Bát quan trai cũng như trong đời sống hàng ngày đều có thể vận dụng phương tiện này nhằm tu học tinh tấn hơn.
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Phước ai nhiều hơn?
GN - HỎI: Trong hai hạng người làm việc thiện, người lao động chân chính đem số tiền ít ỏi của mình bốthí, làm điều phước thiện và người làm ăn bất chính mang số tiền to lớn bố thí, làm điều phước thiện, vậy phước ai nhiều hơn?
(DIỆU NGA, Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM)
Theo quan điểm Phật giáo, vật phẩm hay tiền bạc đem bố thí, làm từ thiện phải thanh tịnh - Ảnh minh họa
ĐÁP: Bạn Diệu Nga thân mến!
Theo quan điểm Phật giáo, vật phẩm hay tiền bạc đem bố thí, làm từ thiện phải thanh tịnh (do làm ăn chân chính) mới mang lại phước báo. Ngoài vật bố thí còn có tâm bố thí, nếu tâm thành kính và thanh tịnh thì dẫu vật bố thí đơn sơ vẫn thành tựu phước báo vô lượng.
Người làm ăn bất chính do tâm và vật bố thí đều không thanh tịnh nên phước báo tạo ra không nhiều. Tuy vậy, người làm ăn bất chính mà biết bố thí thì vẫn có phước hơn những người làm ăn bất chính mà không bố thí.
Tùy theo tương quan tội-phước nơi mỗi người, nếu phần phước cao hơn phần tội mới hy vọng thiết lập được đời sống hạnh phúc, an vui.
Chúc các bạn tinh tấn!
NGOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Quan điểm & giải pháp của đạo Phật về vấn đề vong nhập?
GN - HỎI: Theo ghi nhận xưa nay, tình trạng vong nhập (người âm nhập vào người dương) diễn ra trong xã hội rất phổ biến. Có những việc như vong nhập vào báo tên tuổi, địa chỉ của mình chính xác cho dù ở xa và không hề quen biết nhau; báo lý do vì sao chết và có những oan khuất. Có vong nhập vào nói lên nỗi thống khổ, mong được cúng cấp và quy y Tam bảo v.v...
Gần đây có một số thầy giảng sư nói vấn đề vong nhập là mê tín, xem đó là dạng bệnh tâm thần phân liệt hoặc hội chứng rối loạn đa nhân cách. Lại có số đông quý thầy nói dạng vong nhập là có thật. Tại sao lại có quan điểm trái chiều như vậy trong đạo Phật? Việc phủ nhận nhau như vậy ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề làm xáo trộn lòng tin cũng như giáo lý. Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vẫn để tình trạng này xảy ra trong suốt thời gian dài mà không chính thức lên tiếng phân định đúng sai? Xin hỏi quý Báo là quan điểm và giải pháp của đạo Phật về vấn đề vong nhập thế nào?
(VĨNH CAO,
vinhcao8990@gmail.com)
Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập...
ĐÁP:
Bạn Vĩnh Cao thân mến!
Trong thực tiễn đời sống xã hội, hiện tượng một người có biểu hiện lâm sàng tạm gọi là “vong nhập” theo dân gian hay “tâm thần” theo y học là có thật, thường hay xảy ra.
Trước hiện tượng này, giới y khoa hầu hết không tin vào bất cứ điều gì liên quan đến siêu hình như vong nhập, chỉ xem đó là một dạng bệnh lý thuộc rối loạn tâm thần, dựa trên cơ sở y học để xây dựng phác đồ điều trị. Những trường hợp vượt quá trình độ của y khoa đương tại thì họ tiếp tục ghi nhận, nghiên cứu và sẽ công bố kết quả nghiên cứu cũng như hướng điều trị ở tương lai.
Ngược lại, trong dân gian không ít người tin hiện tượng đó là do vong nhập (người âm nhập, tà nhập, quỷ nhập, ma nhập). Niềm tin này có thể đến từ phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, hay tin vào những phán quyết của thầy bói, thầy bùa, thầy pháp, thầy cúng v.v... Họ hồn nhiên tin như vậy hoặc đã từng chứng kiến hay trải nghiệm hiện tượng ấy, và giải pháp cho vấn đề này là nhờ các thầy cao tay ấn cầu cúng trục đuổi vong ra khỏi người bị nhập, khuyến hóa vong linh tu hành để mau được siêu thoát.
Trong giới Phật giáo hiện tồn hai quan điểm trái ngược nhau. Một, tin vào hiện tượng vong nhập tựa như giới bình dân đã nói. Hai, không tin hiện tượng vong nhập, cho rằng đó là một dạng rối loạn tâm thần; nhưng khác với giới y khoa ở chỗ, hiện tượng đó không hẳn là do rối loạn thần kinh hay tổn thương ở não bộ (bởi khá nhiều trường hợp các xét nghiệm về não và thần kinh đều tốt) mà chính là những biểu hiện của nghiệp được lưu giữ trong tạng thức (thức thứ 8-Alaya) người ấy tự động lưu lộ ra. Vậy ai đúng, ai sai, thực chất của vấn đề là gì?
Trước hết, thiết nghĩ chúng ta nên thử tìm xem Đức Phật Thích Ca có nói đến vấn đề vong hoặc vong linh và vong nhập trong Kinh tạng Nguyên thủy (Pali) hay không?
Kinh Phật có nói đến vong linh! Kinh Tăng chi bộ (chương 4 pháp, phẩm Bánh xe, phần Udàyi), Phật dạy: Hoặc tại lễ tế đàn/ Hoặc tín thí vong linh/ Tế vật cúng xứng đáng/ Tế lễ tâm hoan hỷ/ Hướng đến ruộng phước lành. Kinh Tăng chi bộ (chương 4 pháp, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức), Phật dạy: Vị ấy tổ chức 5 loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Kinh Tiểu bộ (Chuyện Ngạ quỷ, phẩm 1- phẩm Con rắn, Chuyện Ngạ quỷ ngoại bức tường - Tirokuddapeta), Phật dạy: Bên kia thế giới các vong linh/ Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh…/ Ðây là nghĩa vụ của thân nhân/ Tôn trọng vong linh, đã cúng dâng. Xét theo từ nguyên và ngữ cảnh, vong linh đây chính là những chúng sinh trong loài ngạ quỷ đói khổ (được bố thí) cùng với một số loài quỷ thần (được hiến tế).
Lần tìm trong kinh điển, tuy chưa thấy cụm từ vong nhập nhưng Đức Phật có nói đến ma nhập (chính xác là ác ma nhập). Kinh Trung bộ (kinh Phạm Thiên cầu thỉnh, số 49), Phật dạy: Này các Tỷ-kheo, rồi Ác ma nhập vào một Phạm thiên quyến thuộc và nói với Ta như sau: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chớ có can thiệp vào đây! Chớ có can thiệp vào đây! Kinh Tương ưng bộ I (chương 2, Tương ưng Thiên tử), Phật dạy: Rồi Ác ma nhập vào Thiên tử Vetambarì nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn. Như vậy, hiện tượng ma nhậpđã được Thế Tôn nói đến trong kinh điển. Và như thế, vong nhập là vấn đề mà chúng ta có cơ sở kinh điển để y cứ và không tùy tiện phủ nhận một cách cảm tính về sự hiện hữu của nó.
Trở lại vấn đề, vì kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập nên bất cứ ai, vị giảng sư nào nói vấn đề vong nhập, ma nhập là mê tín thì cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali). Tuy nhiên, cần nêu cao chánh kiến tuyệt đối không nên quy chụp các hiện tượng tâm thần đều do vong nhập. Giải pháp cho vấn đề những ai có thân nhân mang biểu hiện tâm thần, trước cần đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được các nhà chuyên môn kiểm tra, điều trị.
Sau khi được trị liệu đầy đủ mà không thuyên giảm thì trong dân gian “hữu sự vái tứ phương”, trong Phật pháp có tinh thần phương tiện, chúng ta có thể nghĩ đến giải pháp hóa giải vong nhập. Trong tinh thần Phật pháp, mọi sự đều có nhân duyên, nên cần vận dụng từ tâm để khai thị, kêu gọi hỷ xả, sám hối để hóa giải oán kết, lấy từ bi rửa sạch hận thù, quy hướng Tam bảo cùng tu tập để mọi người đều được lợi ích an vui. Phật giáo không chủ trương các giải pháp bạo lực, bạo động thiếu từ bi và trí tuệ, cốt lợi mình mà hại người.
Trong khi chờ đợi sự phán quyết của GHPGVN, mà cụ thể là Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, chúng tôi xin y cứ vào Kinh tạng Nguyên thủy để chia sẻ một số khía cạnh của vấn đề vong nhập trong tinh thần Trung đạo. Hàng Phật tử cần hiểu rõ tường tận vấn đề này nêu cao chánh kiến để giữ gìn niềm tin thanh tịnh vào Chánh pháp.
Chúc bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Nguyện xuất gia rồi đổi ý, liệu có mang tội?
GN - HỎI: Tôi có người anh trước đây xuất gia, sau đó hoàn tục và lập gia đình. Dù có vợ con nhưng anh vẫn ăn chay trường, kệ kinh đều đặn. Cách đây vài tháng, sau khi thảo luận với vợ con và được đồng ý, anh đã lên chùa xin thầy phát nguyện xuất gia trở lại, thầy sắp xếp cho anh xuất gia vào ngày vía Phật A Di Dà (17-11 âm lịch vừa qua). Tuy vậy, giờ đây vợ con anh đã đổi ý, không cho anh xuất gia nữa. Hiện tôi rất lo cho anh phải mang tội dối lừa thầy Tổ. Còn anh thì nói không sao đâu, anh sẽ lên chùa sám hối với thầy, xin Phật rút lời phát nguyện lại. Kính mong quý Báo cho tôi biết về tội lỗi, quả báo của việc lừa dối thầy Tổ.
(HUYỀN TRANG,
Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang)
Xuất gia là đại nguyện - Ảnh minh họa của Bảo Toàn
ĐÁP:
Bạn Huyền Trang thân mến!
Một người nam xuất gia, nếu hoàn tục đúng pháp thì có thể xuất gia trở lại. Tuy nhiên khi muốn tái xuất gia, vị ấy phải được sự hoan hỷ, đồng thuận của vợ con. Bởi nếu chưa thu xếp ổn thỏa việc gia đình thì không thể yên ổn xuất gia, chuyên tâm tu đạo được.
Anh của bạn là Phật tử khá chuẩn mực, sau khi hoàn tục vẫn duy trì ăn chay và kệ kinh tụng niệm đều đặn. Khi muốn xuất gia trở lại, anh ấy cũng theo phép tắc, trình tự rất đàng hoàng, đúng pháp; vợ con cho phép, thầy Tổ hoan hỷ. Nhưng mọi chuyện ở đời đều do nhân duyên, anh của bạn thiếu duyên nên đến phút chót việc xuất gia lại không thành.
Các pháp vô thường, đó mới là điều bình thường. Trước đây vợ con anh vui vẻ đồng thuận, bây giờ suy nghĩ lại bèn đổi ý không cho anh xuất gia nữa cũng là điều dễ hiểu, bình thường. Anh của bạn đã xin thầy xuất gia, thầy đã chấp thuận và định ngày nhập tự, mọi việc đã sẵn sàng rồi nhưng thiếu duyên thì cả hai cũng đành chịu.
Thầy là người hiểu rất rõ về nhân duyên nên dù hoàn cảnh có thế nào cũng hoan hỷ tùy duyên. Anh của bạn cũng không vì việc chưa đủ duyên mà mắc tội lừa dối Tổ thầy. Vấn đề là anh ấy có nhanh chóng đến chùa lễ Phật cùng Hộ pháp xin giải lời nguyện, gặp thầy giải trình hoàn cảnh, thành tâm sám hối và mong thầy hỷ xả cho hay không? Dù thầy không chấp nhất và Phật cũng không trách tội nhưng nếu chậm trễ thì anh ấy sẽ mắc lỗi với thầy, không tròn lời nguyện với Phật.
Kỳ thực thì anh của bạn do hoàn cảnh chướng duyên nếu sám hối kịp thời thì không mắc lỗi dối lừa thầy Tổ và không bị quả báo xấu liên quan đến chuyện này. Tuy vậy, sau việc này, anh của bạn cũng cần cẩn trọng hơn, nhất là những việc hệ trọng như xuất gia đầu Phật.
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Không khéo chánh sẽ thành tà
GN - HỎI: Vừa rồi, tôi có đọc bài tham luận “Thiền vì một xã hội bền vững”, trong phần Bát chánh đạo tác giả định nghĩa và giải thích về chánh mạng và chánh nghiệp như sau: “Chánh nghiệp: Là nghề nghiệp, việc làm của mỗi người phải lương thiện, đúng lẽ phải, không phạm pháp, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm. Chánh mạng: Là lòng từ bi vô hạn, người Phật tử phải quý sinh mạng chúng sanh như sinh mạng của mình, không được sát sanh hại vật…”. So sánh định nghĩa chánh nghiệp và chánh mạng đã được học thì thấy rõ sự khác biệt rất lớn, vì vậy tôi rất băn khoăn. Mong được quý Báo sẻ chia.
(TÂM LỄ, pt.tamle@gmail.com)
Sự trạch pháp luôn cần thiết trong suốt quá trình học Phật
ĐÁP:
Bạn Tâm Lễ thân mến!
Hiện nay, các bài viết về Phật học được phổ biến rộng rãi với nhiều phương thức khác nhau. Điều này giúp cho người có nhu cầu tìm hiểu về Phật học dễ dàng tiếp cận nhưng cũng phải cần sự tỉnh táo để tiếp thu có chọn lọc, nhất là những tài liệu được phổ biến với tư cách cá nhân như bài tự đưa lên mạng xã hội, các văn bản tự in hoặc chép tay v.v...
Theo như phản ánh của bạn, tác giả bài viết “Thiền vì một xã hội bền vững” đã nhầm lẫn chánh nghiệp với chánh mạng. Bởi chánh nghiệp là mọi hành động, tạo tác cần phải chơn chánh chứ không phải nghề nghiệp lương thiện (chánh mạng). Về định nghĩa chánh mạng của tác giả thì không đi vào trọng tâm, chính xác chánh mạng là nghề nghiệp chơn chánh, làm ăn lương thiện.
Sự trạch pháp luôn cần thiết trong suốt quá trình học Phật. Vì vậy, khi đọc những bài viết hay sách có định nghĩa hoặc quan điểm khác lạ, bạn cần đối chiếu với kinh điển hoặc sách của các tác giả uy tín để tránh những ngộ nhận đáng tiếc.
Chúc các bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Trì chú mọi lúc, mọi nơi liệu có bất kính?
GN - HỎI: Hàng ngày ngoài thời khóa công phu, khi đi xe, đi bộ, nằm nghỉ (có khi xem ti-vi), tôi thường trì chú Đại bi, chú Dược Sư. Gần đây tôi có đọc tụng thêm kinh Địa Tạng. Xin hỏi trì niệm trong mọi lúc, mọi nơi như vậy có phạm lỗi bất kính không? Nếu trì tụng nhiều loại kinh chú như vậy có phạm lỗi gì không?
(TRẦN ANH, htk21dhkt@yahoo.com)
Trong khoa nghi nhật tụng hiện hành đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh và chú...
ĐÁP:
Bạn Trần Anh thân mến!
Những người trì chú lâu ngày, tâm khá thuần thục thì trong khi đi đứng nằm ngồi họ đều có thể trì niệm được. Tuy nhiên, với những việc cần chú ý (như đi đường) thì phải tập trung, bấy giờ việc trì niệm là thứ yếu, chỉ hành theo quán tính mà thôi.
Người tu nào cũng vậy, ngoài các thời công phu chính khóa, họ đều hành trì Pháp trong mọi lúc mọi nơi. Vì thế cách tu của bạn không có gì phạm bất kính nên cứ an tâm hành trì.
Trong khoa nghi nhật tụng hiện hành đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh và chú, nên bạn tụng kinh và trì chú như vậy là bình thường.
Chúc các bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Nguyện xuất gia rồi đổi ý, liệu có mang tội?
GN - HỎI: Tôi có người anh trước đây xuất gia, sau đó hoàn tục và lập gia đình. Dù có vợ con nhưng anh vẫn ăn chay trường, kệ kinh đều đặn. Cách đây vài tháng, sau khi thảo luận với vợ con và được đồng ý, anh đã lên chùa xin thầy phát nguyện xuất gia trở lại, thầy sắp xếp cho anh xuất gia vào ngày vía Phật A Di Dà (17-11 âm lịch vừa qua). Tuy vậy, giờ đây vợ con anh đã đổi ý, không cho anh xuất gia nữa. Hiện tôi rất lo cho anh phải mang tội dối lừa thầy Tổ. Còn anh thì nói không sao đâu, anh sẽ lên chùa sám hối với thầy, xin Phật rút lời phát nguyện lại. Kính mong quý Báo cho tôi biết về tội lỗi, quả báo của việc lừa dối thầy Tổ.
(HUYỀN TRANG,
Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang)
Xuất gia là đại nguyện - Ảnh minh họa của Bảo Toàn
ĐÁP:
Bạn Huyền Trang thân mến!
Một người nam xuất gia, nếu hoàn tục đúng pháp thì có thể xuất gia trở lại. Tuy nhiên khi muốn tái xuất gia, vị ấy phải được sự hoan hỷ, đồng thuận của vợ con. Bởi nếu chưa thu xếp ổn thỏa việc gia đình thì không thể yên ổn xuất gia, chuyên tâm tu đạo được.
Anh của bạn là Phật tử khá chuẩn mực, sau khi hoàn tục vẫn duy trì ăn chay và kệ kinh tụng niệm đều đặn. Khi muốn xuất gia trở lại, anh ấy cũng theo phép tắc, trình tự rất đàng hoàng, đúng pháp; vợ con cho phép, thầy Tổ hoan hỷ. Nhưng mọi chuyện ở đời đều do nhân duyên, anh của bạn thiếu duyên nên đến phút chót việc xuất gia lại không thành.
Các pháp vô thường, đó mới là điều bình thường. Trước đây vợ con anh vui vẻ đồng thuận, bây giờ suy nghĩ lại bèn đổi ý không cho anh xuất gia nữa cũng là điều dễ hiểu, bình thường. Anh của bạn đã xin thầy xuất gia, thầy đã chấp thuận và định ngày nhập tự, mọi việc đã sẵn sàng rồi nhưng thiếu duyên thì cả hai cũng đành chịu.
Thầy là người hiểu rất rõ về nhân duyên nên dù hoàn cảnh có thế nào cũng hoan hỷ tùy duyên. Anh của bạn cũng không vì việc chưa đủ duyên mà mắc tội lừa dối Tổ thầy. Vấn đề là anh ấy có nhanh chóng đến chùa lễ Phật cùng Hộ pháp xin giải lời nguyện, gặp thầy giải trình hoàn cảnh, thành tâm sám hối và mong thầy hỷ xả cho hay không? Dù thầy không chấp nhất và Phật cũng không trách tội nhưng nếu chậm trễ thì anh ấy sẽ mắc lỗi với thầy, không tròn lời nguyện với Phật.
Kỳ thực thì anh của bạn do hoàn cảnh chướng duyên nếu sám hối kịp thời thì không mắc lỗi dối lừa thầy Tổ và không bị quả báo xấu liên quan đến chuyện này. Tuy vậy, sau việc này, anh của bạn cũng cần cẩn trọng hơn, nhất là những việc hệ trọng như xuất gia đầu Phật.
Chúc các bạn tinh tấn!
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Ảnh minh họa
GN - HỎI: Tôi có người chị là Phật tử năm nay cũng khá nhiều tuổi, lập gia đình đã lâu nhưng vẫn chưa sinh con. Tôi hỏi thì chị nói lấp lửng rằng: “Chưa muốn, hoặc cứ từ từ, đợi kiếp sau cũng được, hay con cái cũng là nợ duyên, chắc tại không mắc nợ đường con cái nên không thấy ham thích con cho lắm”, mà thực chất thì chị ấy rất yêu trẻ con. Xin hỏi quan điểm về con cái của chị có đúng với quan điểm nhà Phật không?
(HUY VŨ, Lạc Long Quân, P.9, Q.Tân Bình, TP.HCM)
ĐÁP: Bạn Huy Vũ thân mến!
Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Tất cả biểu hiện của cuộc sống đều tùy thuộc vào nghiệp lực, nhân duyên tội phước của chính mình đã gieo trồng từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Người phước nhiều thì được nhiều phần, của và con đều đủ. Người phước vừa thì chỉ được một phần, có cái nọ thì mất cái kia. Người phước mỏng thì vô phần, có khi chẳng được gì cả.
Lập gia đình đã lâu mà chưa sinh được con dĩ nhiên là thiếu phước về con cái. Trước thực tiễn không như ý này, mỗi gia đình có một thái độ và cách ứng xử khác nhau: tích cực hay tiêu cực, bi quan hay lạc quan, bất an hay an nhiên… tùy quan điểm, tuệ giác của mỗi người.
Theo quan điểm Phật giáo, trong cùng một hoàn cảnh, nếu biết nêu cao chánh kiến và chánh tư duy, quán chiếu đúng đắn về nhân-duyên-quả để chấp nhận thực tại và tìm cách chuyển hóa thì sẽ an nhiên hơn.
Cụ thể, khi chưa có con thì rất mong, tìm mọi cách để có con. Sau khi đã xoay xở mọi cách mà vẫn chưa có con thì sao? Buồn phiền, chán nản, bất an… liệu có giúp ta giải quyết vấn đề? Thế nên, song hành với quá trình chạy chữa, thuốc thang và hy vọng, người trong cuộc phải có thêm liệu pháp tinh thần.
Trước hết, hãy vui với những gì đang có, đó là sự nhẹ nhàng thong thả ‘cứ từ từ’, vì thực chất vội vàng cũng chẳng ích gì. Vẫn trông chờ, nuôi hy vọng nhưng không bực bội nôn nóng. Kế đến, quán chiếu sâu hơn để thấy ‘con cái cũng là nợ duyên’, bản chất là sự cộng nghiệp (thiện hoặc bất thiện) với mình. Nếu cộng nghiệp thiện lành thì con cái là hiếu tử, mà ngược lại là nghịch tử. Nên quán chiếu sâu sắc vấn đề thì có con chưa phải là hay, không con cũng chưa phải là dở. Tùy duyên!
Chúc bạn tinh tấn
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Phật tử không chỉ là cư sĩ
GN - HỎI: Vừa qua, tại buổi họp về nhân sự của Giáo hội, trong danh sách Ban Trị sự ngoài các danh xưng như Hòa thượng A, Thượng tọa B, còn có cư sĩ C. Một vị lãnh đạo có đề xuất: Gọi cư sĩ với nhữngngười tại gia có công với Giáo hội, còn lại phải gọi là Phật tử. Vậy phải chăng Phật tử khác cư sĩ?
(THIỆN BẢO, hanhchon@yahoo.com)
Kính Phật, trọng Tăng - Ảnh: Pixabay
ĐÁP:
Bạn Thiện Bảo thân mến!
Phật tử là danh từ chỉ những người con Phật, các đệ tử Phật nói chung (bốn chúng Tăng, Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ). Thế nên có hàng Phật tử, đệ tử Phật xuất gia (Tăng, Ni) và hàng Phật tử, đệ tử Phật tại gia (nam nữ cư sĩ). Còn cư sĩ là danh từ chỉ riêng các Phật tử tại gia, khác biệt với Tăng sĩ (Tăng, Ni) là các Phật tử xuất gia.
Trong văn bản hành chính của Giáo hội hiện hành, các Phật tử tại gia tham gia Giáo hội được gọi là cư sĩ (ví dụ cư sĩ C thay vì gọi ông C hoặc bà C), còn lại gọi chung tất cả nam nữ cư sĩ là Phật tử. Chúng ta hiện dùng các từ: Phật tử (đồng bào Phật tử, nam nữ Phật tử), cư sĩ (nam nữ cư sĩ), cư sĩ Phật tử (Hiến chương GHPGVN/Bản tu chỉnh lần thứ 5). Tùy theo ngữ cảnh mà Phật tử và cư sĩ có nghĩa giống hoặc khác nhau, tùy theo văn bản hành chính hay văn nói thông thường mà sử dụng danh từ cư sĩ hay Phật tử.
Cư sĩ hay Phật tử đều có công với Giáo hội. Thiết nghĩ, không nên mặc định “Gọi cư sĩ với những người tại gia có công với Giáo hội, còn lại phải gọi là Phật tử”.
Chúc các bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Làm gì khi bị hiểu lầm?
GN - HỎI: Lúc trước, tôi bị hiểu lầm, vì muốn minh oan nên tôi đã có ý định tự hại mình. Nay tôi biết việc tự làm hại bản thân cũng mang tội. Bị hiểu lầm cũng chính là quả báo. Cho tôi hỏi, khi bị hiểu lầm phải vui vẻ trả quả chứ không được tự hại mình vì mang tội phải không? Tôi phải làm gì khi bị người khác hiểu lầm?
(NGỌC KHÁNH, ngock2498@gmail.com)
Nhẹ nhàng, rồi mọi chuyện sẽ qua - Ảnh minh họa
ĐÁP: Bạn Ngọc Khánh thân mến!
Bị hiểu lầm là vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống. Có thể nói là không ai tránh khỏi việc bị hiểu lầm. Chỉ khác nhau là vụ việc hiểu lầm ấy lớn hay nhỏ, ảnh hưởng đến danh dự cũng như tổn hại đến mình và người nhiều hay ít mà thôi. Vì bị hiểu lầm luôn có nguy cơ xảy ra nên mỗi người tự tích lũy cho mình những kỹ năng sống, ứng xử tích cực để đề kháng và hóa giải sự hiểu lầm.
“Bị hiểu lầm, vì muốn minh oan nên tôi đã có ý định tự hại mình” trong khi còn nhiều giải pháp khác khả thi là ứng xử vô minh, rất thiếu tuệ giác. Mình chết hay gần chết chỉ thiệt thân, tự tạo thêm ác nghiệp cho mình, trong khi nỗi oan vẫn còn đó. Kẻ vu oan giá họa càng thêm đắc ý vì mình an toàn, còn đối phương thì tự loại, rơi vào kế “bất chiến tự nhiên thành”.
Theo quan điểm Phật giáo, xác định “bị hiểu lầm cũng chính là quả báo” là đúng (bởi tất cả vận trình đều không ngoài nhân quả) nhưng “vui vẻ trả quả”, cam chịu một cách ngây thơ lại hoàn toàn không đúng. Người học Phật cần tiếp nhận và ứng xử với quả báo bị hiểu lầm một cách tuệ giác, đầy đủ Bi-Trí-Dũng.
Trước quả báo bị hiểu lầm, người Phật tử cần bình tâm quán sát xem nhân duyên của vấn đề bắt đầu từ đâu. Từ mình hay người, từ gần hay xa, do chủ hay khách quan… Thấy rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm không tái phạm nữa. Như vậy sẽ tránh được các mối họa tương tự về sau.
Tiếp theo, cần đối thoại để hóa giải việc bị hiểu lầm. Đối thoại là giải pháp thiết thực, khoa học và văn minh để hóa giải hàm oan cũng như bị hiểu lầm. Đối thoại là quyền căn bản của con người. Ở đời, tòa án là nơi để các bên đối thoại nhằm tìm ra sự thật, giúp quan tòa thưởng phạt công minh. Quan trọng là cách thức đối thoại, cần phát huy Bi-Trí-Dũng để các bên hiểu nhau, minh chứng cho sự trong sạch của mình.
Nếu “vui vẻ trả quả” bị hiểu lầm theo cách Nhẫn nhục ba-la-mật, tâm không gợn chút ưu phiền, bao dung và tha thứ hết cho người ác là tâm hạnh của Bồ-tát. Hạnh lành này không phải ai cũng làm được.
Chúc các bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Công đức chiêm bái Tứ động tâm
GN - HỎI: Tôi có nghe một số người nói rằng, người khuyết tật chiêm bái Tứ động tâm ở đất Phật (Ấn Độ) thì kiếp sau sẽ được lành lặn. Người hội đủ duyên lành chiêm bái Tứ động tâm khi chết cũng được phước báo sinh thiên. Xin quý Báo giải đáp dùm có đúng không?
(PHƯỚC QUANG, phuocquangle56@yahoo.com.vn;
HỮU TOÀN, Q.9, TP.HCM)
Tứ Động Tâm bao gồm Lumbini (Lâm Tì Ni), Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Sarnath (vườn Lộc Uyển) và Kushinagar (Câu Thi Na). Trong ảnh, Kushinagar - nơi Đức Phật đã nhập vô dư y Niết-bàn sau 49 năm giáo hóa
ĐÁP:
Bạn Phước Quang và Hữu Toàn thân mến!
Kinh Ðại bát Niết-bàn (Mahàparinibbàna Sutta, kinh Trường bộ, số 16, HT.Thích Minh Châu dịch), Phật dạy: “Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: ‘Ðây là chỗ Như Lai đản sanh’, ‘Ðây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác’, ‘Ðây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng’, ‘Ðây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn’. Này Ananda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên”.
Mặc dù chiêm bái và tu tập nơi các Thánh tích thiêng liêng có công đức và phước báo rất lớn nhưng đó cũng chỉ là một trong những nhân duyên thiện lành ở hiện đời nhằm vun bồi cho quả lành ở đời sau. Theo đạo lý nhân-duyên-quả, một nhân trong hiện tại (dù thiện lành đến mấy) cũng không thể quyết định chắc chắn cho việc trổ quả lành ở tương lai. Bởi còn tùy nghiệp duyên thiện ác nặng nhẹ đã tạo trong quá khứ, tùy thuộc nỗ lực tích phước hành thiện trong hiện tại của mỗi người mà nhân-duyên-quả vận hành để kiến tạo quả báo tốt hay xấu. Vì vậy không nên xác quyết “người khuyết tật chiêm bái Tứ động tâm ở đất Phật (Ấn Độ) thì kiếp sau sẽ được lành lặn” mà tốt nhất chỉ tán thán công đức, phước báo hiện tại của họ đang làm; với phước lành này mong rằng tương lai của bạn sẽ tốt đẹp. Còn kiếp sau như thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào vận hành nhân-duyên-quả của chính người ấy. Nên có thể trong kiếp sau họ thành tựu phước báo thù thắng trên cả sự “lành lặn” nhưng cũng có thể hưởng được phước báo ít hơn.
Đối với quan niệm “Người hội đủ duyên lành chiêm bái Tứ động tâm khi chết cũng được phước báo sinh thiên” cũng nên thận trọng vì chỉ gần đúng mà chưa đúng hẳn với tinh thần nhân-duyên-quả. Đức Phật chỉ xác định “Những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ” thì được sinh lên các cõi trời. Nghĩa là, khi một vị đệ tử Phật chiêm bái Thánh tích, phát khởi lòng kính tin Tam bảo sâu sắc, tâm tư hoan hỷ, ngay đó liền từ trần với cận tử nghiệp thiện lành thì họ mới được sinh lên các cõi trời. Còn người tuy có nhiều công đức phước báo nhờ chiêm bái Thánh tích nhưng nếu không được nuôi dưỡng, tiếp tục un đúc thiện nghiệp bằng sự tu học, tạo phước trong đời sống hàng ngày, và nhất là khi lâm chung với cận tử nghiệp rối loạn thì không chắc họ sẽ được sinh thiên.
Do vậy, người Phật tử chánh kiến cần xác tín rằng, hành hương về Phật tích, chiêm bái và tu học nơi Tứ động tâm ắt có công đức và phước báo thù thắng, sẽ thành tựu quả lành ở vị lai; gieo nhân lành ắt sẽ được quả lành. Tuy vậy, không nên xác định một cách “chắc như đinh đóng cột” rằng chiêm bái Thánh tích thì tương lai sẽ được thế này hay thế kia. Bởi lẽ nhân-duyên-quả vận hành rất vi tế xuyên suốt ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, trong khi chúng ta chỉ mới tạo được chút nhân lành hiện đời (nhờ chiêm bái Thánh tích) mà không biết các nhân duyên thiện ác khác của mình trong quá khứ, vì thế không thể nói về quả ở tương lai một cách chính xác được.
Chúc bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Làm gì để chuyển hóa đồng nghiệp buôn chuyện thị phi?
GN - HỎI: Tôi là nam Phật tử, 30 tuổi, hiện đang làm việc trong ngành ngân hàng. Nhờ chút hiểu biết Phật pháp nên trong cách nói chuyện của mình, tôi đều lựa lời mà nói để không làm tổn thương người khác. Những cuộc buôn chuyện của đồng nghiệp tôi ít khi tham gia. Tôi thấy người trẻ hiện nay dường như thích nói chuyện kiểu soi mói, những chuyện thị phi thì lúc nào cũng rộn ràng và được hưởng ứng rất nhiệt tình. Tôi chọn cách sống điềm đạm, chín chắn, hiền lành, tử tế, không biết lấp liếm, không thủ đoạn và mưu mô.
Tuy nhiên, cách sống của tôi như vậy được cho là nhàm chán, khô khan, tẻ nhạt, không có gì thú vị, giống “ông cụ non” nên đồng nghiệp ít thân thiết. Chẳng lẽ tôi phải thay đổi mình để hòa nhập với cách nói chuyện kiểu soi mói, chỉ trích, gièm pha, buôn chuyện thị phi như mọi người? Nói thật lòng, tôi không thích nói chuyện kiểu như vậy. Tôi cũng muốn thay đổi một chút trong phong cách sống để người trẻ bớt nói chuyện thị phi, bớt khẩu nghiệp lại. Tôi phải làm thế nào để có thể truyền đạt cho những đồng nghiệp hiểu, biết và thực hành việc chuyển hóa khẩu nghiệp?
(HOÀNG NAM, hoangnhutnam927@gmail.com)
Buôn chuyện nơi công sở - Ảnh minh họa
ĐÁP:
Bạn Hoàng Nam thân mến!
Buôn chuyện thị phi thiên về soi mói, chỉ trích, gièm pha tưởng chừng như vô hại nhưng kỳ thực đang tàn phá thể chất và tinh thần của rất nhiều người. Hiện môi trường gia đình, họ tộc, bà con lối xóm, công sở, hội đoàn cho đến mạng xã hội đang có nguy cơ bị những chuyện phiếm thị phi như vậy làm cho xáo trộn, ô nhiễm nặng nề. Thế mới biết khẩu nghiệp có thể tổn mình, hại người thậm chí giết người mà không cần gươm đao.
Đức Phật đã cảnh báo tác hại khôn lường của khẩu nghiệp đồng thời kêu gọi thực tập ái ngữ, nói lời chánh niệm để mình và người cùng an vui. Bạn là Phật tử nên “chọn cách sống điềm đạm, chín chắn, hiền lành, tử tế, không biết lấp liếm, không thủ đoạn và mưu mô” và “lựa lời mà nói để không làm tổn thương người” là biết tu về khẩu nghiệp. Bạn nên tự hào về cách sống tử tế và nói năng ái ngữ của mình. Điều gì đáng nói thì nói, không đáng nói thì im lặng. Người xưa cũng từng đúc kết bài học kinh nghiệm “nói nhiều thì lỗi nhiều” (đa ngôn đa quá), đâu phải chuyện thị phi gì đều tham gia cũng là hay và vui, nhiều khi đó là nhân của buồn phiền và tai họa.
Bạn nghiêm túc, cẩn trọng trong lời nói khiến đồng nghiệp cảm thấy bạn không vui, thiếu hòa đồng nhưng chắc chắn trong lòng họ ngầm tôn trọng bạn. Nói năng chuẩn mực là nhân cách của người Phật tử, nhờ biết mở lời với chánh niệm nên phát ngôn của bạn luôn mang chất liệu yêu thương, được nhiều người tin tưởng, và nhất là tránh được nhiều tai họa do khẩu nghiệp gây ra.
Thiết nghĩ bạn không cần tìm cách chuyển hóa đồng nghiệp mà chỉ cần sống với phong cách Phật tử luôn nói lời ái ngữ của mình. Theo thời gian, trải qua nhiều hệ lụy vì thị phi mang lại, đồng nghiệp tự khắc sẽ nhận ra những cái hay của việc nói năng có chánh niệm, lợi ích của việc “trước khi nói uốn lưỡi bảy lần”. Bạn không buôn chuyện thị phi, nói lên sự thật, buông lời thương yêu, bạn và người đều vui thì đó chính là tấm gương sáng về tu tập chuyển hóa khẩu nghiệp cho mọi người.
Chúc bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Nên tìm chùa phù hợp để gửi con tu
GN - HỎI: Con gái của tôi xuất gia làm tiểu đã được ba năm tại một ngôi chùa ở tỉnh Quảng Trị. Vì Sư cô trụ trì, bổn sư của tiểu bị bệnh vừa mới mất, hai huynh đệ còn nhỏ tuổi (con tôi hiện đang học lớp 8) nên bơ vơ không biết tu học với ai.
Tôi có người chị ruột xuất gia hiện đang trụ trì một ngôi chùa tại TP.HCM chưa có đệ tử muốn nhận tiểu làm đệ tử, nuôi ăn học đàng hoàng. Tuy nhiên, tôi băn khoăn vì sư cô rất bận rộn Phật sự nên không thường ở chùa, vậy làm sao dạy dỗ. Mặt khác, vì bổn sư là dì ruột nên tôi sợ cháu ỷ lại tình thân gia đình, không lo phấn đấu học tập và tu hành. Hiện lòng tôi ngổn ngang không biết phải làm sao trước hoàn cảnh này. Mong quý Báo hướng dẫn cho tôi.
(Phật tử giấu tên)
Xuất gia từ nhỏ - Ảnh minh họa
ĐÁP:
Bạn đọc thân mến!
Bạn có con phát tâm xuất gia tu hành từ rất nhỏ (đồng chơn xuất gia) là một duyên lành. Tu học là cả một quá trình dài, để tác thành nên một nhà sư tài đức ở tương lai, ngoài thầy (bổn sư) và huynh đệ trong chùa thì gia đình, học đường có vai trò quan trọng.
Con của bạn đang trong giai đoạn tập sự xuất gia, làm tiểu ở chùa, tất cả đều trông cậy vào sự giáo dưỡng của bổn sư. Nay vì bổn sư đã viên tịch nên các tiểu của chùa đó có thể thỉnh cầu những vị thầy (Ni) khác làm bổn sư để được trực tiếp giáo dưỡng.
Theo truyền thống thiền môn của Phật giáo Việt Nam, khi trụ trì mất đi, sơn môn pháp phái tổ đình sẽ cử một vị sư khác trong tông môn (huynh đệ của cố trụ trì) về chùa điều hành Phật sự, sau đó nếu thuận duyên thì bổ nhiệm trụ trì. Trường hợp khác, vì tổ đình thiếu người hoặc vì các nhân duyên nào đó, Giáo hội sẽ cử một vị sư khác ngoài tông môn về trụ trì chùa, đảm đương Phật sự.
Các tiểu ở chùa ấy có thể thỉnh cầu vị trụ trì kế nhiệm làm bổn sư, hoặc có thể thỉnh cầu các vị (sư chú, sư bác) trong tông môn hay rời chùa để tìm cầu bổn sư. Vì thời gian cho các thủ tục pháp lý để bổ nhiệm vị trụ trì kế nhiệm khá lâu và không định trước được, các tiểu còn nhỏ và rất cần được quan tâm nuôi dạy nên việc tìm bổn sư cho các vị tiểu ấy càng sớm càng tốt.
Về vị Sư cô (vừa là dì ruột của tiểu) ở TP.HCM muốn nhận tiểu con của bạn làm đệ tử cũng tốt. Tuy nhiên, bạn đã tiên liệu khá đúng về một số điểm bất lợi cho tiểu, đặc biệt là vị sư ấy hay bận Phật sự phải đi xa. Tiểu đang độ tuổi chớm lớn, tâm sinh lý nhiều biến động, hoàn cảnh xã hội đô thị khá phức tạp, nếu bổn sư chỉ dưỡng mà không giáo, nuôi mà ít dạy thì cũng rất nguy. Thiết nghĩ, ngôi chùa này chưa phải là ưu tiên hàng đầu để gửi gắm con của bạn.
Hiện bạn cũng đang ở TP.HCM (Củ Chi), ngay trong thành phố này và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu có rất nhiều ngôi chùa Ni danh tiếng, Ni chúng đông đảo, tu học nghiêm minh. Thiển nghĩ, bạn nên đem con gửi vào nương tựa các chùa này để được tu học cùng đại chúng với đầy đủ quy củ thiền môn, và bạn cũng có thể dễ dàng viếng thăm để trợ duyên thêm cho con của mình.
Một chú tiểu lớp 8 rất cần được tu học trong môi trường đại chúng, trên hết là bổn sư (Ni trưởng), kế là các vị giáo thọ (Ni sư) và các sư huynh đệ. Dù có vất vả vì chấp lao phục dịch trong ngôi chùa đông người, nhiều Phật sự và kỷ luật gắt gao nhưng môi trường đại chúng sẽ giúp con của bạn được tu học song hành, nhiều trải nghiệm để trui rèn ý chí, tích lũy nhiều kinh nghiệm sống cũng như tu và hành đạo để về sau trở thành vị sư chân tu thực học, tài đức vẹn toàn.
Chúc bạn tinh tấn!
GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
Posts: 1,244
Threads: 85
Likes Received: 28 in 26 posts
Likes Given: 1
Joined: Dec 2017
Reputation:
23
Phương thức tu tập chứng đắc bốn quả Thánh
GN - HỎI: Xin cho biết về Bốn quả Thánh? Phương thức tu tập để thành tựu các Thánh quả ấy thế nào?
(HOÀI NAM, Long Phước, Q.9, TP.HCM)
ĐÁP:
Bạn Hoài Nam thân mến!
Bốn quả Thánh là Sơ quả Tu-đà-hoàn, Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm và Tứ quả A-la-hán. Thành tựu Thánh quả A-la-hán là mục tiêu tối hậu, giải thoát hoàn toàn mọi chi phối của phiền não sanh tử, chứng đắc Niết-bàn. “Sanh đã tận, lậu đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Pháp hành cốt tủy để thành tựu các quả vị Thánh là tu tập Giới-Định-Tuệ. Tu tập Giới tức giữ Giới và Luật, thực hành các phương thức phòng hộ, trợ duyên cho thiền định. Tu tập Định (hay thiền Chỉ) là an trú vào các đề mục để thanh lọc và tịnh hóa tâm. Định tâm tăng tiến theo các cấp độ từ Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền cho đến Tứ thiền.
Sơ thiền là trạng thái hỷ lạc nhờ sự xả ly (Ly sanh hỷ lạc), hành giả vượt qua rào cản của năm triền cái (Trạo cử, Hôn trầm, Dục, Sân và Nghi).
Tăng cường định lực, hợp nhất chủ thể và đối tượng tư duy (tuy chưa thuần), hỷ lạc sung mãn hơn, hành giả bước vào Nhị thiền (Định sanh hỷ lạc).
Buông xả các cảm thọ lạc do định sanh, an trụ trong tĩnh lặng, hành giả bước vào Tam thiền (Ly hỷ diệu lạc).
Tứ thiền là trạng thái tâm hành giả trở nên bất động, buông xả tuyệt đối, nhất như (Xả niệm thanh tịnh).
Tu tập Tuệ (thiền Quán) là thực hành Bát chánh đạo và Tứ niệm xứ để bước vào bốn quả Thánh. Theo kinh Sư tử hống (Trung A-hàm, 24), từ Tứ thiền, hành giả chuyên tâm tu tập thiền quán Vô thường, Vô ngã, đoạn trừ mười kiết sử (Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục, Sân [hạ phần], Hữu ái, Vô hữu ái, Mạn, Trạo cử và Vô minh [thượng phần]) để lần lượt chứng đắc bốn quả Thánh.
Sơ quả Tu-đà-hoàn, còn gọi Nhập lưu hay Thất lai. Hành giả phát huy tuệ giác thiền quán quét sạch ba kiết sử Thân kiến, Nghi và Giới cấm thủ. Bậc Sơ quả biết rõ thân và tâm vô thường; dứt trừ hoài nghi về Tam bảo, hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng; tin tưởng tuyệt đối vào nhân quả, trì giới, bố thí, tham thiền, không còn mê tín. Bậc Sơ quả còn bảy lần tái sanh nữa để tiếp tục tu tập chứng đạt quả tối thượng.
Nhị quả Tư-đà-hàm, còn gọi Nhất lai, là quả vị đã đoạn trừ ba kiết sử đầu và làm suy yếu hai kiết sử kế tiếp là Dục và Sân. Bậc Nhị quả còn một lần tái sanh nữa để tiếp tục tu tập chứng đạt quả tối thượng.
Tam quả A-na-hàm, còn gọi Bất lai, là quả vị đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục và Sân). Bậc Tam quả không bị tái sanh vào cõi Dục, thường sanh vào cõi Sắc hoặc Vô sắc, từ đó tu hành và chứng đạt quả tối thượng.
Tứ quả A-la-hán, quả vị đã đoạn trừ hoàn toàn mười kiết sử, gồm năm hạ phần kiết sử nói trên và năm thượng phần kiết sử (Hữu ái, Vô hữu ái, Mạn, Trạo cử và Vô minh). Hữu ái tức luyến ái sự hiện hữu, trú vào cõi Sắc. Vô hữu ái tức ưa thích sự không hiện hữu, trú vào cõi Vô sắc. Mạn là tâm kiêu mạn, chấp thấy có sự chứng đắc. Trạo cử, sự dấy động của tâm, kể cả sự thao thức về chứng ngộ. Vô minh là si mê, mê mờ vì các kiết sử ngăn che. Quả vị A-la-hán còn gọi là Vô sanh, không còn tái sanh, chấm dứt sinh tử luân hồi, chứng đắc giải thoát Niết-bàn.
Ngoài ra, còn một con đường khác hướng đến Niết-bàn bằng cách từ Tứ thiền, hành giả tiếp tục đi sâu vào Định, nhập vào cõi Vô sắc của Tứ không định. Từ định Vô sở hữu xứ tu tập Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), nhập Diệt thọ tưởng định trước khi vào Niết-bàn tối hậu.
Chúc bạn tinh tấn!
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!
|