Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Một số người nói rằng: “không có tôi” là một điều khó. Trong thực tế, “không có tôi” dẫn đến Niết Bàn.
Không cần tìm kiếm một nơi chốn thật đặc biệt để thực hành, chỉ cần chú ý và quan sát bất cứ cảm thọ nào sinh khởi. Tuổi thọ của nó chỉ là một và hai. Một là sinh khởi và hai là diệt đi. Nhìn thấy thọ diệt đi, khái niệm về “tôi” và “của tôi” không còn tồn tại nữa.
Nhìn thấy vô thường, cả “tôi” và “của tôi” đều biến mất. Trong 31 cõi luân hồi chỉ tồn tại sự vô thường, ngoài ra đều là những cái tên được gắn vào. Cảm thọ có nhiệm vụ là cảm nhận chứ không phải là công việc của cái “tôi”.
Cố Đại Lão Thiền Sư Mogok Sayadaw
Posts: 3,022
Threads: 65
Likes Received: 2,053 in 1,466 posts
Likes Given: 2,924
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
Tổng chào bòn ca!
Không cầu, không trụ, bởi vì vạn vật giai không. Hành sự tùy duyên, thuận duyên vui vẻ, diệt duyên phiền toái. Tâm bình tĩnh, hành rẽ hướng, và buông tay, 3 steps of triết lý sống của THL. Chắc không đến nỗi quá đáng.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2023-09-22, 04:33 PM)TiểuHồLy Wrote: Tổng chào bòn ca!
Không cầu, không trụ, bởi vì vạn vật giai không. Hành sự tùy duyên, thuận duyên vui vẻ, diệt duyên phiền toái. Tâm bình tĩnh, hành rẽ hướng, và buông tay, 3 steps of triết lý sống của THL. Chắc không đến nỗi quá đáng.
bạn THL,
vui vẻ hay phiền toái chỉ là phản ứng của tâm trước các pháp , nên chỉ cần biết thì nó tự sinh rồi diệt
Tâm bình tĩnh thì ai cũng muốn , mà đụng chuyện thì ko ai bình tĩnh được .... buông cũng vậy ....... mấy cái này phải dầy công tu luyện
The following 1 user Likes abc's post:1 user Likes abc's post
• TiểuHồLy
Posts: 3,022
Threads: 65
Likes Received: 2,053 in 1,466 posts
Likes Given: 2,924
Joined: Mar 2018
Reputation:
32
(2023-09-22, 04:55 PM)abc Wrote: bạn THL,
vui vẻ hay phiền toái chỉ là phản ứng của tâm trước các pháp , nên chỉ cần biết thì nó tự sinh rồi diệt
Tâm bình tĩnh thì ai cũng muốn , mà đụng chuyện thì ko ai bình tĩnh được .... buông cũng vậy ....... mấy cái này phải dầy công tu luyện
Đúng rồi bạn ABC,
Dụng pháp để rèn luyện cái tâm mà. Dày công tu luyện để ứng dụng với 3 steps đó thì THL không biết, nhưng THL so far cũng làm được vài chuyện. Khi mới xảy ra thì chắc chắn là không bình tĩnh được nhiều rồi. Sau khi trải nghiệm 1 chút, và take time để quán những chuyện đó xem cái tâm mình có được thoải mái hay buồn phiền. Từ đó rút ra được ý tưởng, có nên tiếp tục hay rẽ hướng và buông tay. THL có đọc qua đâu đó cái câu, "Muốn tư tưởng không điên đảo, thì lấy vô trụ làm gốc", ngẫm ra cũng hay hay.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù
Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
CẢM THỌ là giao điểm giữa thân và tâm để làm phát khởi tất cả chuỗi tham, sân … dẫn tới mọi khổ đau. Vậy nên quan sát cảm giác mới đóng vai trò quan trọng như sự bẻ gãy một mắt xích trong 12 nhân duyên của vòng luân hồi
“Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọ mà tham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên”
HIỆN TẠI NIẾT BÀN : ngay ở hiện tại cũng có những quan điểm kiểu như chỉ cần thoát khỏi khổ đau, thì được gọi là Niết Bàn. Nhưng hiện tại Niết Bàn này cách rất xa hiện tại Niết Bàn mà Đức Phật giảng dạy. Đọc phần tà kiến về hiện tại Niết Bàn này ta hiểu Có hai tình huống xảy ra như sau:
++ một là những trạng thái tạm thời thoát khỏi khổ đau nhưng mọi bất tịnh ngủ ngầm vẫn còn nguyên đó: nếu ai đó gọi đây là đã được hưởng cảnh giới Niết Bàn thì đó thuộc vào tà kiến. Nếu ai tin vào tà kiến này để tu tập và thỏa mãn mình đã được sống ở cảnh giới Niết Bàn và không cần thanh lọc tâm ở tầng lớp sâu thẳm bên trong, thì người này mới chạm được vào phần vỏ cây mà thôi.
++ hai là chỉ khi nào tâm đã diệt tận gốc rễ của bất tịnh ngủ ngầm và đạt được trạng thái thoát khỏi mọi khổ đau ngay trong hiện tại một cách bền vững, không còn bất kỳ một hạt giống nào đủ sức mạnh dẫn tới một đời sống tái sinh mới, đó mới được gọi là hiện tại Niết Bàn. Vậy nên nhiều quan điểm hiện tại Niết Bàn thời nay còn cách xa Dhamma quá nhiều.
Lượm
The following 1 user Likes abc's post:1 user Likes abc's post
• TTTT
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
SGN đang có chuyến hoằng pháp VN và có nhiều pháp thoại hay , những pháp thoại này ko giảng giải kinh Phật mà thuyết theo từng đối tượng ... bài nào cũng có cái hay để học , nhưng có lẽ tui thích pháp thoại ở chùa Giác Ngộ , một ngôi chùa mà có nhiều cái nhìn khác nhau ... bài pháp ko có gì sát với Phật pháp:
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
ĐỐI DIỆN VỚI ĐAU BỆNH
Một lần Đức Phật đến thăm bệnh một vị tỳ kheo, Ngài hỏi nhẹ nhàng "Có đau lắm không?" Cái câu hỏi đó làm cho người ta lắng xuống trước cái đã. Nguyên văn Pāḷi là “khamanīyaṃ yāpanīyaṃ” -- có chịu đựng được không.
Vị tỳ kheo thưa: Bạch Thế Tôn con đau quá, đến mức chỉ nghĩ thà chết tốt hơn.
Đức Phật dạy: Ngươi hãy tâm niệm rằng sợ hãi, đau đớn đến mức nào rồi thì cũng vô thường.
Hoặc có lúc Ngài nói thế này: “Dầu thân có đau đừng để tâm đau.”
Đau đớn và sợ hãi là hai cái mà người trọng bệnh thường phải chịu đựng. Lúc sắp chết thì hai cái này nổi bật còn nhớ thương tiếc nuối chỉ là chuyện phụ. Hãy nhớ rằng sợ hãi, đau đớn cách mấy rồi cũng vô thường, rồi mọi thứ cũng qua đi. Thân nó đau là chuyện của nó nhưng mình để tâm mình bị dính chặt vào cơn đau thì sẽ đau gấp đôi, gấp ba. Mình cứ tiếp tục hơi thở vào ra chánh niệm, duyên còn thì sống, duyên hết thì thôi.
Ngay bây giờ quí vị thấy những điều này không quan trọng, nhưng mai mốt nằm một mình trây trét tiểu tiện không tự chủ, thì nhớ ngày xưa tôi từng giảng tu chánh niệm bây giờ để đối mặt với cô đơn, đối mặt cái chết mà không chịu làm. Quí vị phải làm ngay bây giờ chớ không thể nào để ngày mai tháng sau năm tới được. Sau khi tôi bái bai, tắt máy rồi thì quí vị phải sống chánh niệm ngay cho tôi, vì mình không thể biết thời gian mình chuẩn bị cho cái chết bao lâu, để rồi khi những chuyện kinh hoàng xảy đến thì trở tay không kịp.
Cứ sống chánh niệm, không tốn tiền bạc gì hết, từ nền tảng đó thì sẽ nảy sinh trí tuệ. Khi niệm mạnh rồi thì tự động thấy ra. Giống như khi mình còn nhỏ, cái ôm của mẹ của cha không thấm đâu; cứ sống đời cho giỏi, về chăm mẹ rửa giùm cái chén cái bát, rồi bữa nào đó thầy cô kêu dậy sớm tới lớp, lúc đó mới thấy ra dậy sớm không dễ vậy mà mẹ mình dậy sớm mấy chục năm để lo cho gia đình. Bữa nào đi học về trễ đói bụng thấy đói bụng khổ như vầy, vậy mà mẹ nhịn đói biết bao nhiêu lần để nhường miếng ăn cho mình. Bữa nào ngủ đạp cái mền rớt xuống đất thấy lạnh cóng mới thấy thì ra ngủ lạnh khó ngủ như thế này vậy mà nhiều lần không có mền mà mẹ vẫn dành cho mình…. Từ từ mới thấy ra tình mẹ. Còn nhỏ xíu thì làm sao hiểu tình mẹ, từ từ hiểu thức khuya dậy sớm là khổ, đói lạnh là khổ, bịnh không thuốc uống là khổ, ra đường bị người ta coi khinh là khổ, vậy mà mẹ mình gánh hết để cho mình khôn lớn, lúc đó mới hiểu được tình mẹ.
Ở đây cũng vậy, những vụ quán chiếu danh sắc, khổ, vô thường vô ngã xa lắm, cứ sống chánh niệm, chánh niệm lâu dần thì sẽ có tuệ.
— Sư Giác Nguyên (giảng) —
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
ĐỪNG LÃNG PHÍ MỘT KIẾP NGƯỜI
Hôm nay có cô Phật tử về thăm tôi , cô ấy nói thưa Sư bác sĩ nói con còn sống khoảng được 3 năm nữa thôi .
Tôi nói 3 năm là dài lắm rồi , như vậy là con còn có thời gian để chuẩn bị mọi thứ trước khi lên đường , có nhiều người không kịp chuẩn bị bất cứ một thứ gì , bất chợt ra đi không một lời từ giả ; Đức Phật còn nói mạng người chỉ trong hơi thở .
Cuộc sống của cô ấy phía trước còn dài , cô ấy chuẩn bị đi Mỹ định cư theo dạng kết hôn , cô ấy vừa mới phát hiện ung thư phổi ; mấy tháng nay tình trạng sức khỏe tồi tệ , cô nói ho ra máu rất nhiều , không ăn ngủ gì được , tưởng đã ra đi rồi , nhưng sau khi uống thuốc được mấy ngày thì sức khỏe cải thiện đáng kể , nên từ Tây Ninh về thăm Sư , cô này là đạo Cao đài , trước đây mấy tháng có duyên cả hai mẹ con về quy y với tôi , từ đó thấm nhuần được lời Phật dạy ; cô cũng cảm thấy bình an trước mọi hoàn cảnh , cô rất lạc quan , cô nói sống được ngày nào thì quý ngày đó , và cố gắng sống tốt là được rồi. Bây giờ cô rất tin vào Tam Bảo , cô đặt Tam Bảo ở trong tâm của cô trong từng hơi thở , mà không đặt bất cứu thứ gì vào trong tâm nữa , cô chỉ muốn làm tròn trách nhiệm là đưa con cô qua được bên Mỹ , sau đó cô như thế nào cũng an lòng .
Vậy đó , cuộc đời là vô thường , tạm bợ , mong manh giả tạm , có ai biết được ngày mai ra sao ?
Có ai biết được nghiệp xấu nghiệp tốt của mình khi nào trổ quả , trổ lúc nào , trổ ở đâu .
Nếu chúng ta là người học Phật thì khi nghe tin bác sĩ nói mình sống thêm được , 1 năm , 2 năm , 3 năm thì lúc này thái độ tâm lý của chúng ta ra sao ???
Hoặc đi khám , bác sĩ báo tin ung thư giai đoạn cuối thì lúc này tâm lý chúng ta ra sao ???
Cho nên phải đặt những giả thiết như vậy trong cuộc sống của chúng ta , để khi sự việc đến chúng ta không bị bối rối và lo sợ .
Suy nghĩ về điều đó giúp cho chúng ta sống sâu sắc và nhẹ nhàng hơn , giúp chúng ta buông bỏ mọi thứ không cần thiết trong cuộc sống hơn , lúc này chúng ta sống trọn vẹn và trân quý mọi thứ hơn trước .
Đừng lãng phí một kiếp người
Cơ hội sinh ra được làm người là để học bài học giác ngộ ; từ đó thấy chuyện vui buồn , hơn thua , được mất , giàu nghèo đẹp xấu… là chuyện mây khói mù sương , chẳng đáng cho chúng ta quan tâm , cái quan tâm lớn nhất là sống với nội tâm an bình tĩnh lặng , đầy lòng từ bi , sống để hiến tặng , yêu thương bản thân và mọi người xung quanh , mỗi ngày trôi qua nhìn ngắm mọi thứ như nước chảy qua cầu , chẳng có gì để dính mắc , thương tiếc , hay mong cầu những chuyện xa xôi ; hiện tại chỉ sống với tâm Chánh niệm tĩnh giác trên mọi đối tượng với tâm xả ly , không dính mắc cũng không oán hận … chỉ thể thôi !!! và cảm nhận mọi thứ với tâm rộng lặng sáng suốt bình tĩnh … mọi thứ trôi qua , trôi qua , trôi qua …
chẳng có gì đứng lại để cho chúng ta nắm bắt bất cứ một thứ gì cả .
Sadhu ! Sadhu ! Lành thay
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Nguyện mọi người được an 🙏🙏🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
Sư Định Giới
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
XƯA NAY CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐIỀU GÌ ?
Đức Thế Tôn Ngài dạy chúng sanh bằng hai cách : bằng Thân Giáo và Ngôn Giáo. Ngôn giáo có nghĩa là những điều ngài nói ra, còn Thân giáo là những cách mà Ngài đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng,cách mà Ngài thọ thực. Tất cả những biểu hiện trong đời sống hàng ngày của Đức Phật đều là bài học lớn cho cái người cầu giải thoát đó gọi là Thân Giáo. Còn Ngôn Giáo chính là những điều mà Ngài dạy bằng ngôn ngữ. Đó là điểm đặc biệt của Kinh này mà mình phải lưu ý.
rất nhiều bài kinh khi mà kể đến sự kiện tương tự như vậy đó. Ví dụ như Đức Thế Tôn trong một buổi chiều đó Ngài đến gõ cửa hội trường và Ngài nghe bên trong có tiếng thuyết pháp thì Ngài đã đứng ngoài đó và chờ đợi, Ngài thấy thời pháp đó đã kết thúc rồi thì lúc đó Ngài mới gõ cửa hoặc lúc đó ngài đằng hắng, thì lúc đó các vị mới ra mở cửa cho ngài. Các vị có đọc đến những chỗ như vậy thì các vị mới thấy, mới có thể hình dung ra Đức Phật là một nhân cách như thế nào. Ngài là đấng giáo chủ, là đấng pháp vương, là một bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác nha chứ không phải là một vị trụ trì, không phải là một vị có nhiều vị để tử không mà Ngài còn là một vị Pháp Vương cha lành ba cõi. Ngài là đấng Phật đà chánh đẳng chánh giác thiện thệ vô thượng điệu ngự. Nhưng mà khi Ngài đến một cái hội trường để gặp gỡ chư Tăng đó, mà khi Ngài nghe chư Tăng đang thuyết pháp mà nếu ngài biết thời pháp đó đang nửa chừng thì Ngài đứng đó Ngài chờ và nhiều lần và rất nhiều lần cái vị đang thuyết pháp đó khi mà biết được Thế Tôn đang đợi chờ như vậy thì vị đó thưa rằng:" bạch Đức Thế Tôn, nếu khi nãy mà con biết Thế Tôn đang đứng bên ngoài chờ đợi như vậy thì con đã kết thúc cái thời pháp nó ngắn hơn". Lúc ấy Đức Phật ngài nói :" Không nên nói như vậy, bởi vì các Tỷ kheo khi đến với nhau chỉ có hai việc để làm đó là im lặng thiền định, cùng nhau trao đổi giáo lý và Ngươi hôm nay đã làm đúng cái điều đó. Ta tán thán cái việc làm đó, ta tán thán cái công hạnh đó, không có gì phải áy náy hết. Có đọc những bài kinh ấy thì chúng ta mới hiểu được cái bài Kinh này một cách thấm thía. Còn đằng này trước giờ chưa hề đọc những bài Kinh như tôi vừa kể lại đó thì quý vị đọc bài kinh này lần đầu thấy nó cũng thường thôi. Đó là phần dạo đầu của bài kinh.nhân cách của bậc đại nhân phải có cái tố chất của biển, phải giống như là biển, có nghĩa là luôn luôn sẵn sàng ở cái vị trí khiêm tốn, khiêm cung, hạ mình để đón nhận cái hay, cái đẹp từ muôn phương như biển là ở một cái mặt phẳng thấp nhất trên hành tinh, cho nên là bao nhiêu nước ở hành tinh thì cái chỗ về sau cùng vẫn là đổ về biển.
Đây là những cái nét đặc trưng của một bậc đại nhân, tức là họ giống như nước, họ giống như trời, biển. Cho nên dầu đó là một vị Chánh Đẳng Chánh Giác đi nữa, khi nào cần Ngài xác định, tự xác nhận mình là một vị Như Lai, Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Điều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, nhưng trong thâm sâu thì Ngài vẫn có một cái đức tánh mà giống như biển vậy đó, có nghĩa là khiêm cung. ... Còn các cái bậc đại nhân thì họ lại khác, hiểu càng nhiều thì thấy ở đời mọi thứ không có cái gì là quan trọng hết.
Cho nên ở đây, vì Thế Tôn là một nhân cách lớn trong hoàn vũ, trong vô lượng vũ trụ, cho nên Thế Tôn có những đức tánh mà có thể sánh với trời cao, biển rộng, nước sâu, đó là đặc điểm của một bậc đại nhân. Cho nên trong cái bài Kinh này, đọc cái này mình mới thấy cái tâm hồn của một nhân cách lớn như Ngài, Ngài nghĩ như thế này:
- Ai trên đời này cũng phải có một cái đối tượng để mà mình tôn kính, như vậy thì trrường hợp Như Lai thì thế nào đây?
Thì ngay trong tích tắc Ngài xét thấy rằng cái người bằng Ngài còn không có thì nói chi là hơn Ngài, rồi tiếp theo đó là Ngài suy nghĩ:
- Cái đối tượng mà để Ta tôn kính chính là Chánh Pháp.
Chư Phật ba đời mười phương cũng thờ kính Chánh Pháp, và cuối cái đoạn này Ngài có suy nghĩ như sau:
- Ta là một vị Phật Ta tôn kính Chánh Pháp, tuy nhiên vì rằng chúng Tăng thành tựu sự cao cả nên Ta tôn trọng đặc biệt chúng Tăng.
Cái câu này rất là quan trọng! Bài Kinh này có hai chỗ rất quan trọng, cái ý một là Thế Tôn có được một cái tấm lòng khiêm tốn của biển, có nghĩa là trong nhiều đời nhiều kiếp Ngài sống bằng cái tâm hồn của biển, và luôn luôn hướng đến cái gì cao nhất. Cái thứ hai là chính Ngài xác nhận rằng Ngài chỉ tôn kính Chánh Pháp, Ngài chỉ thờ lạy Chánh Pháp như là chư Phật ba đời vậy đó, tuy nhiên đối với chúng Tăng, tuy là đệ tử của Ngài, nhưng Ngài vẫn tôn trọng đặc biệt
Nguồn trích từ bài giảng của Sư Toại Khanh
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
The following 2 users Like abc's post:2 users Like abc's post
• Ech, TTTT
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
“Xin đại nguyện giữa vô cùng sa mạc
Lấy muôn thân đảnh lễ Phật ven đường”
st
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Sự Hiểu Biết Của Vipassana
Một thiền sinh xếp hàng trong nhà ăn, nhìn thấy có 2 loại trái cây : chuối và thơm. Anh ta không thích thơm, anh ta nhìn chuối, và lập tức tâm đã chọn quả chuối ngon nhất. Đột nhiên cảm giác xấu hổ xuất hiện trong tâm. Thiền sinh nhìn thấy toàn bộ tiến trình: một cách tự nhiên, tâm tham làm công việc của nó và kết thúc. Sự nhận biết cũng ở đó, nó nhìn thấy toàn bộ quá trình diễn tiến. Sau đó, nhận ra rằng: thật không nên làm như vậy. Tâm hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi sanh lên.
Vipassana là quan sát tiến trình một cách tự nhiên, chúng ta không can thiệp vào tiến trình. Nhận biết làm công việc của nó, và tiến trình cũng làm công việc của nó. Thì sau đó sự hiểu biết sẽ sanh lên. Đó là bản chất Vipassana.
Samatha thì định tâm và áp chế, không cho phép phiền não sanh lên. Do vậy tâm tĩnh lặng. Đây là quan niệm của samatha.
Đối với Vipassana, chúng ta phải phân biệt trải nghiệm và nhận biết. Sự nhận biết phải luôn hiện diện trong tâm. Khi phiền não xuất hiện: anh ta nhìn, thích và lấy, bản chất tâm tham đang hành động, tiến trình xảy ra và được chấm dứt. Điều này diễn ra một cách hoàn toàn tự nhiên. Nhưng sự nhận biết cũng nhìn thấy được toàn bộ tiến trình, nên hiểu biết xuất hiện. Đây là bản chất Vipassana. Chúng ta không cần phải dừng hay tham dự vào.
Đối với những người mới bắt đầu, điều này thì rất khó nếu sự nhận biết vẫn chưa đủ. Nếu bạn để cho phiền não xảy ra cùng với nhận biết yếu ớt, thì phiền não sẽ tràn ngập toàn bộ tâm trí. Nếu như bạn cố sức định tâm, thì phiền não sẽ không thể tác động đến tâm. Khởi đầu thì như vậy. Khi nhận biết càng trở nên thuần thục hơn, nó biết cách lùi lại và quan sát, và có đà hay biết. Nếu điều gì đó xảy ra, nó nhìn thấy toàn bộ tiến trình nên sự hiểu biết sẽ đến.
Ngài Thiền Sư Tejaniya
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa . Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa . Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa .
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
Chữ Phạn Paccaya (pati+i) trong kinh Phật xưa giờ vẫn được người Tàu dịch là duyên.
Khái niệm Duyên trong Phật Pháp sâu và rộng kinh khủng lắm. Nói chữ này gói hết tám vạn tư pháp môn trong kinh điển tuyệt đối không sai. Bởi khi hiểu Duyên là bất cứ động cơ hay điều kiện nào dẫn đến, đưa tới cái gì đó thì rõ ràng toàn bộ lời Phật chỉ nằm trọn trong chữ DUYÊN.
Hắn bỏ quê xa xứ để sống vong thân ở những bến bờ viễn mộng, đó cũng là duyên, điểm bắt đầu của một chuỗi sự kiện nào đó trong đời.
...
ĐI
để theo tiếng gọi muôn trùng của mây nước
cũng là duyên
VỀ
để lắng nghe đất quê vẫn là cõi nhớ trùng trùng
đó cũng là duyên
Quen, thương, rồi xa, rồi quên mất nhau giữa dòng đời hối hả cũng là duyên.
Ngày trùng phùng hai mái đầu đều sương điểm, thương nát lòng mà vẫn phải nhớ hoài hai chữ cự ly. Đó cũng là duyên.
Biết đã một xa thì ngày trở lại khó lòng hẹn được,
vậy mà cũng phải đắng lòng dứt áo rời đi
đó cũng là duyên.
...
Rồi sau cùng và trên hết, toàn bộ hành trình tu chứng của một NGƯỜI CẦU GIẢI THOÁT hay KẺ TRẦM LUÂN xem chừng cũng gói tròn trong một chữ duyên.
GIỚI HẠNH là duyên cho THIỀN ĐỊNH
thiền định là duyên cho TRÍ TUỆ NỘI QUÁN
trí tuệ này là duyên cho người CHỨNG ĐẮC NIẾT BÀN.
Hiểu được vạn hữu đều do duyên, tạo sanh sẽ bỏ được Đoạn Kiến. Hiểu được vạn hữu đều do duyên mà biến diệt sẽ dứt được Thường Kiến. Bỏ được hai tà kiến này chính là CHÁNH KIẾN, bước đầu của Bát Thánh Đạo, cái duyên dẫn đến thánh trí giải thoát.
Con đường sinh tử cũng chỉ là hành trình ngoạn mục của chữ duyên khốc liệt đó. Cái duyên trầm luân còn đó thì tha hồ sinh tử. Duyên sinh tử cạn rồi thì người ta chỉ còn một đường là bỏ hết lại mà đi.
...
Sống đời hay hành đạo chung qui chỉ là hành trình tìm thấy những cái duyên để mình vui hơn hay buồn hơn, tốt hơn hoặc xấu hơn, lên cao hơn hoặc xuống thấp hơn, và rốt ráo nhất, là nhận diện được cái duyên nào để mình RA KHỎI hay TRỞ LUI cái vòng lẩn quẩn của cuộc trầm luân...
.
Toại Khanh (trích 'Dấu quê')
The following 1 user Likes abc's post:1 user Likes abc's post
• TTTT
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
*** CUỘC ĐỜI MÌNH THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI TÙY THUỘC VÀO TRẠNG THÁI TÂM CỦA MÌNH, CHỨ KHÔNG PHẢI VÀO NHỮNG GÌ MÌNH CÓ.
- Sự an lòng thực sự chỉ đến từ việc mãn nguyện với thực tế mình là Ai, chứ không phải mình là cái gì.
- Nếu mình là người : AN LẠC VÀ TRẦM TĨNH, TỪ ÁI VÀ BI MẪN, CHÁNH NIỆM VÀ TRÍ TUỆ, mình có thể rất mãn nguyện với bản thân mình, dù mọi người có coi trọng, có đánh giá cao mình hay không, đối với mình cũng chẳng thành vấn đề.
- Sự mãn nguyện của mình được thể hiện trong cách mình sống cuộc đời mình.
- Mình sẽ không còn sợ người khác không kính trọng, bởi vì mình không có địa vị cao nữa.
- Chừng nào mình còn bám víu vào địa vị hay chức vụ của mình, chừng đó mình vẫn còn phải sống trong nỗi lo sợ và bất an.
- CUỘC ĐỜI LÀ MỘT SỰ PHẢN ẢNH CÁC TRẠNG THÁI TÂM CỦA MÌNH.
- Vì thế việc mình là ai, điều đó phụ thuộc vào trạng thái tâm của chính mình.
Sayadaw U Jotika
|