Tạp ghi
 Hỏi: Thế nào là tâm bị ô nhiễm ?

Đáp: Tâm gồm hai phần chính là tâm và sở hữu tâm (tâm sở). Sự thấy biết cảnh thuần khiết gọi là tâm. Sự pha màu vào thấy biết cảnh thuần khiết làm nó biến dạng gọi là tâm sở. Cả hai tâm này đồng sinh, đồng diệt, đồng cảnh, đồng trú căn. Cho nên rất khó biết được tâm (thuần khiết) mà chỉ biết được tâm sở. (Tâm sở là tâm nhận diện cảnh theo chức năng riêng của nó, như tâm sở Tham có chức năng là khao khát cảnh, tâm sở Sân có chức năng huỷ diệt cảnh). Giống như đường hoà vào nước, người uống chỉ biết vị ngọt của đường mà không thế biết sự không vị của nước tinh khiết trong nước đường. Nước bản chất là H2O, nếu lẫn cặn thì gọi là nước đục, lọc cặn đi gọi là nước trong, nhưng bản chất nước là nước, không trong, không đục. Tâm cũng như vậy. Vì lẫn vào sự khao khát, ham muốn cảnh của tâm sở Tham nên gọi là Tâm Tham nên chẳng ai còn biết đến Tâm nữa, chỉ bị thu hút bởi Tham tâm sở mà thôi.
Reply
Thời gian là một khái niệm, không có thực tính pháp (pháp chân đế), nên nó không phải chân đế vô vi (Niết bàn) và cũng không phải chân đế hữu vi (vật chất và tâm, sinh va diệt). Thời gian là sản phẩm của trí óc con người cho nên nó không phải là thực tại. 

Thời gian là tên gọi (danh khái niệm) và ý nghĩa (nghĩa khái niệm) cho cái gì tồn tại qua 3 giai đoạn: sinh-trụ-diệt. Lấy sự trụ làm hiện tại thì quá khứ là sinh và tương lai là diệt. Lấy sự diệt làm hiện tại thì sinh và trụ trở thành quá khứ. Không có thời gian thật sự tồn tại trong thực tại sinh lên, trụ lại và diệt đi của vật chất và tâm (danh và sắc). Quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là sự quy ước trong tâm trí con người. Khi chúng ta quan sát sự sinh lên của vật chất và tâm (danh và sắc), thì sự sinh lên là thực tại. Tiếp theo sự sinh lên biến mất thay thế cho sự trụ, thì sự trụ là thực tại. Tiếp theo sự trụ biến mất thay thế bằng sự diệt, thì sự diệt là thực tại. Tất cả chỉ là dòng chảy liên tục nối tiếp nhau đi từ sinh đến diệt mà thôi. 

Bằng sự chú tâm quan sát liên tục và trọn vẹn dòng chảy sinh diệt này, hành giả thiền Minh Sát (Vipassana) thoát khỏi sự trói buộc của thời gian khái niệm, thoát khỏi sự quy ước, thực chất là sự hư ảo của tâm, của tưởng, của tà kiến khi nhìn lầm thực tại (danh và sắc) . Đức Phật cũng đã từng nói:

 Ai sống một trăm năm

Không thấy pháp sinh diệt

Tốt hơn sống một ngày

Thấy được pháp sinh diệt

Sống một trăm năm trong thời gian khái niệm không bằng sống một ngày trong thực tính pháp (pháp sinh diệt). Sống trong thực tại, hành giả không chỉ vượt qua được thời gian khái niệm mà còn thoát khỏi khái niệm Ta và Của Ta đã dính chặt, bám chặt trong bao nhiêu kiếp. Chỉ trong thực tại mới không có cái Ta và Của Ta nào được tạo ra, đồng nghĩa với không có Nghiệp nào được tạo ra trong khi ấy. 

Thực hành đến được chỗ này, hành giả Vipassana có khả năng an trú trong thực tại mọi lúc, mọi nơi. Trí tuệ Tỉnh Giác cho hành giả biết rằng Ở Đây và Bây Giờ là thực tại. Nếu bỏ lỡ thực tại trong cái đang là, Nghiệp sẽ được tạo ra trong khi ấy. Thực tại chính là Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ, hoặc là KHÔNG BAO GIỜ. Đó chính là thiền, là diệu pháp, luôn có ở mọi nơi, bất cứ chỗ nào chúng ta có mặt. Chỉ có điều chúng ta có để lỡ hay không mà thôi.

Thấy và Biết
Reply
[Image: 162437866_3818317611596648_2214565273677...e=607F40D3]
Reply
Bác abc,

Mỗi lần nhớ tới con người mình giây phút trước đã không còn nữa và trong tích tắc mình có thể sống cuộc sống của con giun là hoảng hồn.

Các yếu tố hỗ trợ cho việc tu tập Thất Giác Chi có lẽ chỉ có ở chùa thôi, phải không bác?
Reply
(2021-03-22, 12:47 PM)LeThanhPhong Wrote: Bác abc,

Mỗi lần nhớ tới con người mình giây phút trước đã không còn nữa và trong tích tắc mình có thể sống cuộc sống của con giun là hoảng hồn.

Các yếu tố hỗ trợ cho việc tu tập Thất Giác Chi có lẽ chỉ có ở chùa thôi, phải không bác?

bạn LTP,

nếu nói về thoát vòng sanh tử luân hồi thì cư sĩ và tăng sĩ cũng phải như nhau

các yếu tố tu tập Thất Giác Chi sẽ khác hơn giữa tăng sĩ và cư sĩ . Yes, bảng trên nghiêng về tăng sĩ nhiều hơn nhưng sư sĩ cũng nên dựa theo đó mà tu tập ... như yếu tố khinh an có câu "tránh người náo động , gần người trầm tĩnh" chẳng hạn .. mình cũng nên tránh mấy bác náo động 

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
GỌI NHẦM TÊN THÌ GỌI LẠI CHO ĐÚNG

Hỏi: Gia đình tôi có truyền thống theo pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật A Di Đà. Từ ngày biết đến Phật Giáo Nguyên Thuỷ thì tôi được tiếp xúc với kinh điển Nikaya. Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật đã dạy không thể có hai vị Phật Chánh Đẳng Giác cùng xuất hiện một lúc. Tôi cũng đã từng tham dự vài khoá thiền Tứ Niệm Xứ. Trong nhà tôi nhiều ảnh, tượng Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Dược Sư. Tôi phải làm gì với các ảnh, tượng này?

Đáp: Bạn không phải làm gì cả. Trước đây bạn hiểu nhầm, gọi tên nhầm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là tượng Phật A Di Đà. Bây giờ bạn gọi lại cho đúng là được. Và bạn hẳn sẽ rất an lạc và hạnh phúc mỗi khi được đảnh lễ tượng Phật ở bất cứ đâu, dù tiếng địa phương hay truyền thống gọi bằng gì thì cũng chỉ là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni duy nhất mà thôi.

Với các tranh, tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Dược Sư….và các bồ tát khâc. Bạn coi là biểu tượng của các chư thiên, mà mỗi chư thiên tương ứng với phẩm hạnh của mỗi Bồ tát. Như vậy sẽ không có sự chia chẻ, mâu thuẫn trong gia đình bạn. Chỉ có sự yêu thương, đồng cảm và hiểu biết đồng hành với nhau.

Đây chính là những lợi ích mà bạn có được khi thực hành đúng Chánh pháp. Hẳn sẽ là rất sai khi bạn về dẹp bỏ các hình ảnh, biểu tượng mà chỉ mới đây thôi, bạn và gia đình cùng thành kính cầu nguyện, lễ bái. Đức Phật không dạy bạn thành các chiến binh để tranh đấu mà thành các hành giả diệt tham lam, sân hận và si mê. Đức Phật để lại các kỹ thuật thiền Tứ Niệm Xứ, để bạn có trí tuệ và lòng từ bi. Sẽ chẳng có lợi ích gì, thậm trí rất có hại khi bạn nhân danh là Chánh pháp, nhân danh là đệ tử của Đức Phật Gotama mà lại đi tranh đấu, không có chút từ bi nào với người thân của chính mình hay với những người không cùng lòng tin và tôn giáo khác.

(Thấy Biết)
Reply
"Đức Phật để lại các kỹ thuật thiền Tứ Niệm Xứ, để bạn có trí tuệ và lòng từ bi. Sẽ chẳng có lợi ích gì, thậm chí rất có hại khi bạn nhân danh là Chánh pháp, nhân danh là đệ tử của Đức Phật Gotama mà lại đi tranh đấu, không có chút từ bi nào với người thân của chính mình hay với những người không cùng lòng tin và tôn giáo khác."

Innocent Hello Musical-note_1f3b5
Reply
Ai không đủ duyên lành với Phật Pháp sẽ không thể ngồi yên lắng nghe những vấn đề giáo lý xem chừng không liên quan đến đời sống của mình.
Ta sẽ có một tuổi già như thế nào, những ngày nằm bệnh ra sao, giây phút lìa đời thế nào và sẽ đi về đâu, đều tuỳ thuộc vào cách hiểu đạo và sống đạo của ta hôm nay.
Sẽ có một ngày bà con buông hết mọi thứ, ngồi yên để nhìn thân tâm. Sẽ có một ngày mình nằm liệt giường, vợ chồng con cái thờ ơ ghẻ lạnh, lúc đó mới thấm thía cuộc đời và hiểu rằng, thì ra mình đến với cuộc đời này vốn dĩ bằng sự cô đơn và mai này lìa đời trong sự cô đơn. Tất cả những tài sản, vợ chồng, con cái chỉ là ngoại thân. 
Phải luôn tâm niệm cái gì có được rồi sẽ mất. Những buồn vui thiện ác nào đang diễn ra trong đầu mình lúc này chắc chắn rồi cũng sẽ qua đi
-Sư Giác Nguyên
Reply
[Image: 171901592_168476801795967_86294485214854...e=60993244]
Reply
(2021-04-12, 12:26 PM)abc Wrote: [Image: 171901592_168476801795967_86294485214854...e=60993244]

Hình trên thuộc vùng nào vậy bác abc?  Nhà cửa nho nhỏ, mái ngói cong cong nằm chi chít gần như chen lấn nhau.  Thật lạ quá .
Reply
(2021-04-12, 04:29 PM)LeThanhPhong Wrote: Hình trên thuộc vùng nào vậy bác abc?  Nhà cửa nho nhỏ, mái ngói cong cong nằm chi chít gần như chen lấn nhau.  Thật lạ quá .

bạn LTP,

tui cũng ko biết hình này chụp ở đâu, nhưng ...

"Trong thấy chỉ có cái thấy" 

https://diendanphatphap.com/diendan/thre...hay.36320/

j/k

bạn đọc cái link xem sao ?
Reply
[Image: 456yt4rt5hy.jpg]

Trong link đó, có sự bàn thảo của nhiều nhân vật khác nhau .  Ai cũng cao siêu hết !   Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đức Phật dạy tuỳ theo khả năng lãnh hội của người đối diện .  "Trong cái thấy chỉ có cái thấy ."  

Chúng ta được nghe lóm lời dạy của Ngài .  Vi` thế, khi "gượng gạo" giải thích, có lẽ chúng ta sai nhiều hơn là đúng .  

(Nếu hiểu đúng, chắc chắn chúng ta đã có thể giác ngộ như Ngài Bahiya rồi .) 



Có vị tăng kia trả lời khi được hỏi ngài có thấy người đàn bà nào đi ngang qua không, và ngài trả lời rằng ngài thấy bộ xương, không thấy người đàn bà nào . 

Bác abc nghĩ sao ?  

Clinking-beer-mugs4
Reply
(2021-04-13, 10:47 AM)LeThanhPhong Wrote: [Image: 456yt4rt5hy.jpg]

Trong link đó, có sự bàn thảo của nhiều nhân vật khác nhau .  Ai cũng cao siêu hết !   Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đức Phật dạy tuỳ theo khả năng lãnh hội của người đối diện .  "Trong cái thấy chỉ có cái thấy ."  

Chúng ta được nghe lóm lời dạy của Ngài .  Vi` thế, khi "gượng gạo" giải thích, có lẽ chúng ta sai nhiều hơn là đúng .  

(Nếu hiểu đúng, chắc chắn chúng ta đã có thể giác ngộ như Ngài Bahiya rồi .) 



Có vị tăng kia trả lời khi được hỏi ngài có thấy người đàn bà nào đi ngang qua không, và ngài trả lời rằng ngài thấy bộ xương, không thấy người đàn bà nào . 

Bác abc nghĩ sao ?  

Clinking-beer-mugs4

Grinning-face-with-smiling-eyes4


bạn LTP,

mình ko "cao" thì làm sao mình dám bàn cãi  ("bàn" và "cãi")

Grinning-face-with-smiling-eyes4

còn về câu hỏi người đàn bà và bộ xương thì cả hai đều là  khái niệm tục đế , đều là danh chế định (ko phải nghĩa chế định) thế nên đều đi quá cái gọi là "trong thấy chỉ có sự thấy"

nhưng

theo tui nếu vị tăng đó mà thấy người đàn bà ra bộ xương thì vị tăng ấy một là nói cho có vẽ giống như cao siêu , hai là vị ấy có thần thông và thấy bộ xương bên trong cơ thể người , nhưng nếu có thần thông vậy sao ko nói là thấy tim gan phèo phổi . còn muốn nói theo a tỳ đàm thì chỉ có tứ đại

còn nếu hiểu theo nghĩa bóng thì chúng ta chỉ là những bộ xương biết đi ... mai nầy ko đi được nữa thì ....
Reply
(Nếu hiểu đúng, chắc chắn chúng ta đã có thể giác ngộ như Ngài Bahiya rồi .)

còn câu này thì tui hiểu là phàm phu chỉ mới có trí văn , nên bàn cãi , mà đa số là cãi nhiều bàn ít

còn có trí tư ... thì cãi ít chút , bàn nhiều hơn

khi có trí tu , khi ngộ ra thì hõng thèm cãi và cũng ko bàn nữa

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2021-04-13, 11:01 AM)abc Wrote: Grinning-face-with-smiling-eyes4


bạn LTP,

mình ko "cao" thì làm sao mình dám bàn cãi  ("bàn" và "cãi")

Grinning-face-with-smiling-eyes4

còn về câu hỏi người đàn bà và bộ xương thì cả hai đều là  khái niệm tục đế , đều là danh chế định (ko phải nghĩa chế định) thế nên đều đi quá cái gọi là "trong thấy chỉ có sự thấy"

nhưng

theo tui nếu vị tăng đó mà thấy người đàn bà ra bộ xương thì vị tăng ấy một là nói cho có vẽ giống như cao siêu , hai là vị ấy có thần thông và thấy bộ xương bên trong cơ thể người , nhưng nếu có thần thông vậy sao ko nói là thấy tim gan phèo phổi . còn muốn nói theo a tỳ đàm thì chỉ có tứ đại

còn nếu hiểu theo nghĩa bóng thì chúng ta chỉ là những bộ xương biết đi ... mai nầy ko đi được nữa thì ....


Khi nghe Sư Toại Khanh giảng:

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=L-fzQIH0PPY&abt=Lu%C3%A2n+H%E1%BB%93i+v%C3%A0+Gi%E1%BA%A3i+Tho%C3%A1t+%281%29

Chỉ ghi nhận 

  1. "Chánh niệm đang có mặt. 
  2. Từ tâm đang có mặt. 
  3. Tâm tham đang có mặt. 
  4. Tâm sân đang có mặt. 
  5. Cơn đau đang có mặt. 
  6. Sự thoải mái đang có mặt",

chỉ vậy thôi. 

LTP đã nghĩ một khi đặt tên cho tâm như trên, chúng ta đã đi vào tục đế, để cái "tưởng" hoạt động nên mới xếp loại: chánh niệm, từ tâm, tham, sân, đau, thoải mái, vân vân .  

LTP được dạy chúng ta chỉ cần cảm nhận, tuyệt đối tránh labels vì khi labeling, chúng ta đã đi vào tục đế, không còn là chân đế nữa .

Clinking-beer-mugs4
Reply