1N1NV
#76
Thanks Đàn Đạn đã bỏ công ra viết và đăng nha!  Tulip4

Thấy tội cho chú Bảy, chắc kiếp này chú mang nợ vợ con, chỉ còn niềm vui nhỏ nhoi trong đời cũng bị gò bó bắt chẹt. Thôi thì xuôi theo dòng đời, tuỳ duyên cho nó khoẻ cái tâm. 

Chuyện chơi hụi, Ly thấy ở đâu có người Việt là ở đó thể nào cũng có gài sòng. Lúc còn ở SJ, Ly cũng thấy có vài chủ hụi bị người chơi dựt rồi trốn đi tiểu bang khác.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 2 users Like TiểuHồLy's post:
  • Dan., Thuctinh
Reply
#77
Không sao đâu bà con, với tui thì mấy cái chuyện vui buồn ở đây tui thấy cũng bình thường mà. Tiếp nha.  Smiling-face-with-halo4

...............

Dưới sự o ép quá đáng của bà vợ cũ, của đám con yêu ngày xưa, của ba cái đám cháu chít lâu la lục tặc của mình, chú Bảy đâm ra khủng hoảng, mà khủng hoảng ở cái tuổi hơn 70 này, người ta thường đâm ra bịnh. Mà bịnh nặng mới ớn chứ. Cái đường dẫn mật ngày nào còn thông suốt, nay bỗng nhiên đâm ra tắc tịt. Tắt tịt thì vàng da, người hóp lại, teo riết y như miếng mỡ trên chảo một ngày bỗng biến thành cái tóp mỡ vàng khè. Thế là cả nhà xúm xít lôi chú vào bệnh viện, chạy chọt nhờ bác sĩ mổ gấp để thông cái đường dẫn này. Mổ xong tay Bs còn ráng dặn người nhà đưa chú về tẩm bổ, chứ cái thứ bịnh này chăm sóc không khéo, thay vì sống được 3 năm sẽ rút xuống còn hơn năm là đi theo diện đoàn tụ ông bà ngay.

Trong cái giai đoạn này mới thấy sự sốt sắng, lăng xăng của thím Bảy, cứ cun cút quanh chú Bảy mà lo, mà lắng. Từ tiền viện phí đến chuyện đút cơm, mớm cháo hàng ngày. Người vô tình không hiểu chuyện cứ tắc lưỡi khen cho chú Bảy có người vợ hiền, chỉ có người trong cuộc cỡ như tôi, tinh ý lắm mới thấy dường như chú Bảy hổng khoái lắm với cái trò âu yếm này. Dạo này chú ít nói hơn thường ngày, trong bệnh viện thì cứ một mực thở dài, ăn ít, uống ít, khi về nhà cứ bỏ bữa, lắm khi thím Bảy phải bưng mâm cơm đầy vào nhà trong cho con Ki nó ăn. Tôi tin rằng chú đang chờ phép lạ xảy đến khi một sớm mai thức dậy, người mang cơm vào cho chú ăn không phải là thím Bảy mà là thím Ba!. Cái luận cứ này tui đúc kết được khi cứ phải nghe đi, nghe lại cái câu riết róng sau lưng chú của thím, thằng chả bày đặt chê ỏng, chê eo đồ tao nấu, ý muốn chờ con mẻ vào nấu cho ăn đó, kèm theo cái tiếng Xí dài thòòng lòòng của thím, đừng hòng nhá. Giời ạ, mỗi lần như thế ốc ác trên người tôi nổi lên cục cục, riết cái đâm ra hoan moang tư tưởng, không biết đâu là sự thật.

Mà cũng được lắm chứ, nếu như chú Bảy của tôi có thèm, có muốn bàn tay chăm sóc của thím Ba, xét cho cùng, có gì sai trong chuyện này không nhỉ?. Ở cái tuổi gần chui xuống lỗ này, chắc đôi khi người ta hóa ra ngây thơ mà tin vào cái cảm xúc mang tính con nít của mình, tâm hồn nó hóa ra trẻ thơ như lão Ngoan Đồng ngày xưa, người ta thèm một cái vuốt ve, một cái gãi đầu, một cái gãi lưng chứ nói thiệt, cơm cháo gì được đâu mà ham với muốn!. Cái giống đàn ông đa số coi vậy chứ hổng ưa thay đổi cuộc sống nhiều, ai cũng thèm cái cảm giác thân quen, cái mùi gợi nhớ, chưa chắc gì thèm uống ba cái thứ cà phê pha bột bắp khét lẹt của bà chủ quán đầu ngõ, chẳng qua ghiền cái chỗ ngồi mỗi sáng thôi, đúng hông?. Mà khi đã có sự thay đổi, có thể hiểu cái cái cảm giác xưa nó hổng còn cám dỗ nữa, cái mùi xưa giờ chắc hết còn gợi cho họ nhớ ra nó mùi gì, cái chỗ ngồi trong quán đầu ngõ giờ rệp mẹ, rệp con sinh sôi nảy nở dài dài, phải thay đổi rồi. Mà đàn ông họ thay đổi vốn nhanh, vốn lẹ, vốn dứt khoát như cái tính cách của họ, nên họ thường mang cái tiếng là người thiếu chung tình, ngẫm ra cũng tội nghiệp cho họ. Khi đã ghét rồi, chớ liệu hồn phất phơ, la đà trước mặt họ. Thím Bảy chắc hổng ngộ ra chân lý này, nên càng đi qua, đi lại, càng la đà trước mắt chú Bảy càng khiến chú bực mình thêm, ghét ít bỗng đâm ra ghét nhiều, mà cái thương ghét của con người không tự nhiên mà mất đi, chỉ biến thiên từ người này qua người kia, càng ghét người này càng nhớ người kia... Ngộ thiệt.

.........

Khi tôi đến nhà, chú Bảy đang coi tivi. Cái nhà của chú ngày xưa do tôi xây cất giùm, nên tôi gần như thuộc từng ngõ ngách bên trong. Chú dọn ra phòng khách để ở. Một cái gường nệm chần dần giữa phòng. Chú ăn, chú ngủ, coi tivi, đọc báo ở đây. Cái cửa sau dẫn ra nhà thím Bảy và cô con gái thường mở khóa ngày 3 lần, mỗi khi thím Bảy mang cơm nước ra cho chú ăn, chìa khóa thím Bảy bỏ túi. Cổng trước, đối diện nhà thằng cháu vô công, rỗi nghề của thím, ăn rồi chỉ mỗi việc khèo chân nằm ngữa trên cái ghế bố, mắt lim dim như mắt cú canh chừng từng bước chân của chú Bảy. Trên lầu trước đây cho mấy cô sinh viên thuê, giờ vắng hoe, thiếu vắng mấy cô này chính tôi cũng buồn, hết người tán dóc vài câu mỗi khi ghé nhà chở chú đi uống cà phê. Mà tôi coi vậy chứ bỗng nhiên hóa ra quan trọng, là người gần như duy nhất chở chú đi chơi, đi uống cà phê và qua mắt được tên cháu đáng ghét đó, dù rằng mỗi khi như thế, lâu lâu vẫn được thím ưu ái gọi điện thoại hỏi thăm bâng quơ vài câu trước khi vào chủ đề chính, Sao mày, ổng có nói gì với mày không mày?, câu trả lời của tôi dĩ nhiên là dạ không rồi, ngu sao nói!.

Nhìn chú Bảy bây giờ tôi chợt nhớ đến bài thơ Hổ nhớ rừng của ông Thứ Lễ dễ sợ. Nhưng chẳng biết cái cũi sắt với cái cũi bông , cái cũi nào đau khổ hơn và mối căm hờn với mối căm giận, cái nào ghê gớm hơn cái nào. Nhưng tôi biết chắc, chú Bảy sống trong cái lồng nhung này, hổng chết sớm mới là chuyện lạ. Ấy là tin lời của tay Bs ngày nào. Bây giờ, ngồi kể lại chuyện này, độc nhất trong tôi là nhớ lại câu nói trước khi chia tay cùng chú, có chuyện gì, chú sẽ gọi con!. Khi người ta không còn tin vào những người thân của mình, họ thường gởi gấm niềm tin ấy vào tha nhân.

Em Vân yêu vấu của anh...

Trước khi dứt chuyện, tưởng cũng nên có vài lời cùng em, lôi em vào chuyện này nhằm minh họa cho nó vui, chứ thiệt ra, chuyện của đôi ta chấm dứt từ lâu lắm rồi, từ ngày em cất bước theo chồng, bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông, bỏ anh đứng khóc huhu bên bờ sông vắng cùng nước lạnh như băng. Dù sau này em có còn trở lại lúc cuối chiều mưa bay mà tìm anh rủa xả cái tội nối giáo cho giặc đi nữa, anh cũng sẽ trốn em như xưa nay anh đã từng trốn em. Em biết tính anh mà, yêu là yêu cái hình, cái bóng, cái cảm xúc của anh, của em vào những ngày xa xưa, thời chúng ta chưa biết gì, lệ tình chưa thấm hoen mi kìa. Tính anh hay yêu vu vơ lắm, đôi khi cái thực, cái hình hài hào nhoáng không làm anh gục ngã, nhưng chỉ cần đôi lần hít trúng một mùi hương thoang thoảng, nghe một câu thấm ý, bình dân thường gọi là trúng đài ấy, thế là lăn cu quay ra đất mà sùi bọt mép không phải vì động kinh, ấy là yêu đó em. 

...............

Cuối cùng thì chú Bảy cũng mất. Hơn ba giờ chiều thằng bạn ở nhà báo vào Sở làm, ba tao đã đi vào hồi... giờ. Mấy ngày hôm nay chúng tôi ai cũng chờ đợi cái tin này, nhưng khi nó đến vẫn thấy bất ngờ.

Chạy vội về nhà nó nhìn chú lần cuối. Cái vóc dáng bé nhỏ của chú nằm yên nghĩ trên chiếc gường nệm to lớn tựa như một nghịch lý của cuộc đời. Cuộc đời nó bao gồm nhiều cái nghịch lý, đôi khi mình thấy vậy mà nó hổng phải vậy. Nhìn thoáng vào một gia đình, đôi khi ta thấy cái sự vui vẻ, hạnh phúc nó tràn đầy như ly nước chanh bỏ đá quá nhiều làm trào ra miệng ly, nhưng nếu dụng tâm nhìn kỹ, ta sẽ thấy những thoáng lợn cợn trong ly nước chanh kia nó khiến ly nước chanh kia bỗng trở nên đáng ghét, chỉ muốn đem đổ đi. Y như một gia đình được coi là hạnh phúc nào cũng có những vấn đề tế nhị khó nói ra, người ta âm thầm chịu đựng nhau cho được tiếng hạnh phúc với đời.

Sau sự vui mừng trong chuyến đi về Quảng Ngãi đó, sau lần đám giỗ vui vẻ đó, tôi biết trong gia đình chú có những đổ vỡ ấm thầm. Sự chịu đựng của thím Bảy dường như cũng có những giới hạn của nó, đồng ý cho chú về thăm thím Ba một lần chắc cũng phát sinh từ lòng thương hại cho cái bệnh tật của chú, chứ đâu lại có người đàn bà nào mà cao thượng đến ngần ấy!. Những lần đến nhà chú, ngồi bên chung trà, chú thường hay đem cái bệnh tật của mình ra mà châm biếm, giối giăng cùng tôi. Thi thoảng chú còn ca tụng cái tình, cái nghĩa của thím Bảy dành cho chú trong những ngày cuối đời bằng một cái giọng mà thật tình tôi rất khó diễn tả nó ra bằng lời nói ở đây, nhưng tôi hiểu chú, hiểu cho cái giọng trầm trầm, ngắt quảng kia nó bụôc phải thốt nên lời trái ngược với lòng mình. Khi nghe tôi hỏi, chú còn điều gì để nói với con không, chú chỉ nhè nhẹ lắc đầu. Tôi hiểu cái gật đầu nhè nhẹ ấy nó nói lên điều gì đó.

Sức khỏe của chú càng xuống dốc khi cô con dâu trưởng, tức là vợ thằng bạn của tôi, mang 3 đứa con qua Mỹ định cư, trong đó có thằng cháu nội đích tôn của chú. Và chú cũng thầm hiểu thằng con trai đầu lòng của mình trước sau gì thì cũng tìm cách sang đó sống với vợ và con, bỏ lại đằng sau lưng sự nghiệp mà nó tốn bao nhiêu công sức để gầy dựng. Tôi biết chú chỉ cảm thấy cô đơn khi về già, lại tiếp tục sống trong vòng kiềm tỏa của thím Bảy, chứ tuyệt nhiên không nghĩ rằng, nếu ra đi, thằng con của chú buộc phải bắt đầu từ con số không ở cái lứa tuổi gần bốn năm bó của nó nơi xứ người xa lạ. Việc đầu tiên nó qua đó là vất cái mãnh bằng kỹ sư Hóa học vào sọt rác, quăng cái chức trưởng Phòng vào nhà xí rồi thì một là ở nhà ngày ngày đưa đón con đi học, hai là kiếm một cái nghề lao động chân tay nào đó để làm, ba là nếu có vốn liếng, mở một cái tiệm sống qua ngày... Nghĩa là nó phải quăng đi cái chuyên môn mà nó đã có, cái mà chú luôn tự hào khi kể cho mọi người nghe bằng cái giọng hãnh diện ngày nào để lao vào cuộc mưu sinh ngày ngày. Hết rồi những buổi sáng hai thằng tà tà ăn sáng uống cà phê ngồi đọc báo buổi sáng ở cái quán cà phê Trung Nguyên đầu đường, hết rồi những lần ra oai cùng đám nhân viên trong Sở. Dù sao thì nó cũng vẫn còn cái tiếng là hy sinh sự nghiệp vì tương lai của đàn con mình. Tôi nghĩ, nếu chú biết được những điều này, có lẽ chú đã ra đi lâu rồi. Mà thôi, chú ra đi vào giờ này cũng là điều nhẹ lòng cho chú, cho thím, cho đám con mà chú hết lòng bảo bọc ngày nào, cho tôi, người chứng kiến cuộc đời chú từ hơn ba mươi năm nay...

Buổi tối xách máy qua nhà thằng bạn chụp hình đám tang của chú theo lời yêu cầu của thằng bạn thân. Ngày mai và ngày kia tôi còn làm nhiệm vụ ở nhà nó cho đến khi mọi việc kết thúc. Cả nhà nó đã tề tựu về đây, có cả em Vân của tôi, nghiêm trang trong bộ tang trắng cùng chồng và đứa con gái lớn, chỉ khẽ gật đầu chào mà không có thời gian nhiếc móc tôi về cái tội nối giáo cho giặc như em từng gởi lời hăm dọa.

Em Vân yêu vấu, thôi thế từ nay giữa anh và em hết nợ hết nần gì nhau rồi nhé. Và khi nợ nần đời người đã trả xong, thiên diễm tình ảo mộng giữa anh và em coi như chấm dứt như diều tuột dây lèo, cứ băng băng mà trôi nổi trong cơn gió chiều... Sayonara em yêu.

Tôi thầm cầu nguyện cho chú lời cuối...

Sài gòn, một đêm mưa.
MH.
Love is now or never...
[-] The following 6 users Like Dan.'s post:
  • Chân Nguyệt, LýMạcSầu, LeThanhPhong, Thuctinh, TiểuHồLy, TTTT
Reply
#78
Cũng rồi một kiếp phù vân
Bể ải gian trần, nay mộ thảnh thơi.

Tuổi gần đất xa trời chỉ cần tấm chân tình lo lắng hỏi han chăm sóc dành cho nhau là đã quý rồi. Nếu đã gầy duyên, ắt kiếp sau chú Bảy và cô Ba sẽ còn gặp lại mà. "Mình về đây bên nhau, ta nối lại tình xưa". 

Phải chi thời gian quay ngược trở lại cho cô Ba gặp chú Bảy lần cuối cùng hén! Ôi! Mộng cũng chỉ là mộng thôi.  Disappointed-face4


Một nhành hoa trắng gởi hương hồn chú Bảy. Thanh thản chú Bảy nhé! 

[Image: 1.jpg]
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply
#79
Cảm ơn bạn Ly.  Tulip4

 Chú Bảy thì mất lâu rồi, nhưng thím Bảy và thím Ba vẫn còn sống, cũng không hiểu bây giờ hai thím nghĩ cái gì nữa. Chắc cũng có chút ít nhiều hối tiếc cũng như nhung nhớ mỗi khi nghĩ về. Thím Ba thì tui không còn liên lạc được, riêng thím Bảy dù gì cũng là Mẹ của thằng bạn thân thuở nhỏ giờ đã ở xa nên theo lời nhắn gởi của hắn lâu lâu tui cũng chạy qua thăm bà. Giờ thím ở với cô con gái thứ ba, lâu lâu thằng ku kia  ở Mỹ và ba đứa con bên Úc về thăm, trong đó có cô Vân 'của" tui giờ con cái đã lớn, gặp nhau nhắc chuyện xưa cũng vui.

Một câu chuyện minh chứng cho những suy nghĩ cũng như cách hành xử của con người khi về già, rất khác so với khi còn trẻ. Đó là lúc người ta sống có trách nhiệm hơn với con cái, làm cái gì cũng nghĩ đến điều tiếng, dư luận xung quanh. Và đó cũng là lúc con cái đã trưởng thành, có suy nghĩ và cách hành xử riêng để can thiệp vào chuyện của cha mẹ mình, khôn khéo hơn hoặc thô bạo hơn tùy đứa. Dù là theo cách nào đi nữa, dù là ai cũng thương yêu cha mẹ mình đi nữa thì tùy theo cách hành xử cũng sẽ gây cho người về già sự khó chịu nhất định, bởi theo suy nghĩ của họ từ xưa đến giờ thì cha mẹ luôn đúng, nói ra là con cái phải nghe theo răm rắp, cấm có cãi lại nên dù xét theo lý, đôi khi quyết định của họ chưa chắc đã đúng. Và cũng tùy theo nơi mình sinh sống mà thái độ của con cái sẽ khác nhau, ở VN tuy có vẽ hòa dịu thật đấy nhưng vẫn có những đợt sóng ngầm bên trong, nhưng ở các nước khác, nơi có nhiều người Việt sinh sống, mâu thuẫn giữa người già với người trẻ trong pham vi một gia đình theo tui còn gay gắt hơn. Minh chứng cho đề tài này là lời của ông anh tui khẳng định khi nói về nội bộ gia đình của ổng, đó là khi về già cha mẹ không nên sống chung với con cái, cách tốt nhất là ở trong nursing home hay chia sẻ nơi ở với một người cũng già như mình, hoặc tốt hơn là tìm một người trẻ hơn mình chút đĩnh để họ chăm sóc cho mình, dĩ nhiên là phải theo nguyên tắc có qua có lại mới toại lòng nhau. Hoặc là vể VN dưỡng già, đó là cách ông anh tui và nhiều người bạn cùng trang lứa với ổng đã làm và đang tính làm.  Chuyện về ông anh tui xin được kể trong một bài viết khác.

Buổi sáng an lành.
Cheer
Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • TiểuHồLy
Reply
#80
(2023-12-14, 07:26 AM)Dan. Wrote: Cảm ơn bạn Ly.  Tulip4

 Chú Bảy thì mất lâu rồi, nhưng thím Bảy và thím Ba vẫn còn sống, cũng không hiểu bây giờ hai thím nghĩ cái gì nữa. Chắc cũng có chút ít nhiều hối tiếc cũng như nhung nhớ mỗi khi nghĩ về. Thím Ba thì tui không còn liên lạc được, riêng thím Bảy dù gì cũng là Mẹ của thằng bạn thân thuở nhỏ giờ đã ở xa nên theo lời nhắn gởi của hắn lâu lâu tui cũng chạy qua thăm bà. Giờ thím ở với cô con gái thứ ba, lâu lâu thằng ku kia  ở Mỹ và ba đứa con bên Úc về thăm, trong đó có cô Vân 'của" tui giờ con cái đã lớn, gặp nhau nhắc chuyện xưa cũng vui.

Một câu chuyện minh chứng cho những suy nghĩ cũng như cách hành xử của con người khi về già, rất khác so với khi còn trẻ. Đó là lúc người ta sống có trách nhiệm hơn với con cái, làm cái gì cũng nghĩ đến điều tiếng, dư luận xung quanh. Và đó cũng là lúc con cái đã trưởng thành, có suy nghĩ và cách hành xử riêng để can thiệp vào chuyện của cha mẹ mình, khôn khéo hơn hoặc thô bạo hơn tùy đứa. Dù là theo cách nào đi nữa, dù là ai cũng thương yêu cha mẹ mình đi nữa thì tùy theo cách hành xử cũng sẽ gây cho người về già sự khó chịu nhất định, bởi theo suy nghĩ của họ từ xưa đến giờ thì cha mẹ luôn đúng, nói ra là con cái phải nghe theo răm rắp, cấm có cãi lại nên dù xét theo lý, đôi khi quyết định của họ chưa chắc đã đúng. Và cũng tùy theo nơi mình sinh sống mà thái độ của con cái sẽ khác nhau, ở VN tuy có vẽ hòa dịu thật đấy nhưng vẫn có những đợt sóng ngầm bên trong, nhưng ở các nước khác, nơi có nhiều người Việt sinh sống, mâu thuẫn giữa người già với người trẻ trong pham vi một gia đình theo tui còn gay gắt hơn. Minh chứng cho đề tài này là lời của ông anh tui khẳng định khi nói về nội bộ gia đình của ổng, đó là khi về già cha mẹ không nên sống chung với con cái, cách tốt nhất là ở trong nursing home hay chia sẻ nơi ở với một người cũng già như mình, hoặc tốt hơn là tìm một người trẻ hơn mình chút đĩnh để họ chăm sóc cho mình, dĩ nhiên là phải theo nguyên tắc có qua có lại mới toại lòng nhau. Hoặc là vể VN dưỡng già, đó là cách ông anh tui và nhiều người bạn cùng trang lứa với ổng đã làm và đang tính làm.  Chuyện về ông anh tui xin được kể trong một bài viết khác.

Buổi sáng an lành.
Cheer

Dạ, không có chi bạn Đàn Đạn.   Cheer

Con người mà, vốn dĩ không hoàn hảo lại gặp thêm dòng đời biến đổi liên miên, thì làm sao tránh được phút lỡ lầm. Dù sao đi nữa thì chuyện cũng đã xảy ra, nếu ai sớm nhận thức được điều sai sót đó thì ráng đừng đi vào vết xe đổ như trước nữa. (Tỉ dụ như lúc Đàn Đạn hiểu được lòng chú Bảy dành cho cô Ba, và làm cánh chim bồ câu, chắc chú hưởng được chút an vui hén? Nhưng.....mà thôi.). 

Ly thấy cha mẹ, con cái, bạn bè,..v.v. nếu suy nghĩ nhiều cho người khác hơn chính bản thân mình, thì thường nhận lấy sự thiệt thòi. Ở đâu cũng vậy, mỗi nhà mỗi kiểu mà. Riêng với Ly thì chẳng toan tính cho chuyện mai sau, cứ từ từ thong thả xuôi theo định mệnh. Hễ được đưa vào đường hạnh phúc thì vui vẻ thoải mái, hoặc giả vào đường khốn khổ thì ráng "tìm cái vui trong cái khổ" cũng hay hay với ý nghĩ đơn giản là cuộc đời chỉ toàn sự trải nghiệm.

Vài dòng cảm xúc với câu chuyện của Đàn Đạn. Vui vẻ hoài nhé!  Tulip4
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply
#81
Hôm nay, LTP mới có dịp vào VB.  Đọc xong truyện chú Bảy, LTP bỗng "ngộ" ra một điều .

Ngoài tài viết văn, anh Đạn còn có tài lồng vào câu chuyện một bài học về cách sống sao cho có tình có nghĩa  Heavy-black-heart4 Tulip4 Musical-note_1f3b5.  LTP cũng nhận thấy đa số các tác giả mình yêu thích có đặc tính dễ thấy như câu chuyện lôi cuốn, văn chương bay bướm, còn mang thông điệp đề cao đạo đức, thuỷ chung . 

LTP xin phép anh để dành bài viết này của anh vào GRT về kiến thức để lỡ thread 1N1NV có đi vào dĩ vãng, bài viết về chú Bảy của anh không bị thất lạc.
Cám ơn anh Đạn đã bỏ công viết một bài rất hay   Cheer  .
[-] The following 1 user Likes LeThanhPhong's post:
  • Dan.
Reply
#82
Cảm ơn các bạn đã động viên.  Tulip4

Trước khi chuyển qua những cái nết xấu của những người khi về già, xin được kể nốt một câu chuyện thủy chung của những người ở thế hệ trước chúng ta. Tất cả những nhân vật được kể đều là người thật, viêc thật, một là do tôi chứng kiến hoặc tham gia vào với tư cách vai phụ, hoặc đôi khi đó là những người trong gia đình mình. Đây là một câu chuyện như vậy.

Ba của tôi trước đây vốn là một sỹ quan trong quân đội, tốt nghiệp khóa 8 trường Võ Bị Đà Lạt. Ngoài việc binh nghiệp ông còn tham gia vào một đảng phái riêng, đảng trưởng đảng này sau đó đã bị Pháp xử tử bằng hình thức chém đầu cùng 12 chiến hữu khác ở Yên Bái. Thế nên chẳng lấy làm lạ khi ông cùng vài người khác trong đảng từng bị bên này tuyên án tử hình vắng mặt là vậy. Vốn là người cao ráo, đẹp trai, tui đẹp 1 thì ổng đẹp gấp 10 lần hơn ( Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c ) nên hông lạ gì chuyện ổng đi đâu là có rất nhiều bóng hồng đeo theo, chả bù với thằng Út của ổng, kiếm tới kiếm lui cũng không có một mống làm thuốc.  Biggrin 

Một trong những bóng hồng của ổng là cô Bảy. Cô cũng thuộc tộc Bùi ở Vĩnh Trinh, trước cũng theo cùng một đảng như ba tui, lại được phân công phục vụ riêng cho ổng nên tình cảm nảy nở giữa hai người cũng là chuyện đương nhiên phải có, anh em chúng tôi đều biết nhưng không ai dám nói gì, thời chiến mà. Sau này cô vẫn ở một mình, không lấy chồng, nuôi hai người con nuôi rồi còn lo chăm sóc, nuôi nấng anh em chúng tôi, gần như tất cả mọi việc giỗ quảy trong dòng họ cô đều đứng ra lo liệu. Đặc biệt cô nấu ăn rất ngon, nhất là hay nấu mỳ Quảng mỗi khi giỗ chạp, nó ngon đến mức tôi phải nhịn đói buổi tối trước đó cho đến tận trưa hôm sau để có sức xơi một lần 5 tô mỳ cô nấu cho đã cơn thèm. Bởi vậy nên cứ mỗi tháng ba tôi về phép làm việc với lũ con xong rồi thì ổng qua ở với cổ, ăn nhưng món ăn mà ổng thích. Sau 75 ba tui buộc phải đi trốn chứ đâu có dám ra trình diện, cỡ ổng thì chắc khỏi đi ở tù (học tập cải tạo) chi cho mắc công, mỗi ngày họ cứ mang ra lóc từng miếng thịt như cách xử tội lăng trì thời phong kiến mới vừa bụng mấy ông này. Mười ngày đầu còn cạo đầu vào tu trong một cái chùa ở Chợ Lớn, sau thấy không êm chiến hữu mới gởi ổng xuống tu ở Cần Giuộc trong một ngôi chùa sát đường lộ. Tại đây ổng lại được một cô khác, cô Tám, góa chồng, vẫn hay vào chùa làm công quả, mê ổng nên mang ổng vào tuốt trong miệt trong, làm một cái am riêng cho ổng tu. Phải mất hai năm sau, khi tình hình yên ổn thì tôi mới được phép xuống thăm ổng, lý do chỉ mình tôi được thăm vì mình là thằng con nít, ít ai để ý. Cứ cuối tuần sau khi học xong tui tà tà đạp chiếc xe đap cà tàng vào bến xe Lộ Đá Đỏ, miệt quận 8, bỏ xe lên mui rồi thẳng tiến về hướng Cần Giuộc, đến gần cầu ông Thìn thì xuống cũng xế chiều, rồi cứ thế đạp thêm 5, 6 cây số trên đường đê gập gềnh để vào chòi thăm ba tôi, ở lại với ổng đến sáng sớm thứ hai thì lại về, khi đi mang thuốc tây, nhất là mấy chục ống thuốc chích ký-ninh cho ổng chích làm phước cho bà con bị sốt rét trong vùng, khi về thì lỉnh kịnh vài ký gạo nàng Hương thơm phức kèm theo mấy ký khoai mì, khoai môn của cô Tám trồng trên vồng... Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của tôi, được ở bên ba mình, nghe ổng chỉ dạy nhiều điều, tối tối còn được ổng dạy võ với mấy anh trai làng trong xóm dưới ánh trăng đêm trên cái sân bằng đất đắp, té phát nào ê lưng, ê mông phát ấy.

Rồi thì ba tôi cũng ra đi sau khi đợi anh tôi đi ở tù về. Hai cha con vượt biển trên một chiếc thuyền vốn chỉ đi sông, vậy mà chỉ 5 ngày sau đã tới đảo, an toàn. Thơi gian đó cô Tám của tôi vì nhớ thương ổng mà khóc đến mù một con mắt, rồi héo hắt đi mà mất. Còn cô Bảy của tôi vẫn miệt mài trong cái bổn phận riêng của mình, luôn lo phần giỗ chạp trong dòng họ tôi y như một người dâu. Đến khi ba tôi mất đi, bà vẫn ngày ngày hai bữa lo cúng cơm cho ba tôi, nấu cho ba tôi những món ông thích. Thời gian đó tôi vẫn thường xuyên qua thăm cô, cùng cô cúng cơm 100 ngày cho ba tôi. Và khi dứt 100 ngày, cô tôi lại không chịu ăn uống gì hết, nhất định tuyệt thực để chết theo ba tôi, mặc sức cho anh chị tôi gọi về hằng ngày khuyên cô ăn uống, nễ lắm cô mới húp một thìa cháo cho anh chị em tôi vui lòng rồi len lén nhổ ra hết... Có lần tôi vừa khóc vừa chọc cho cô vui, bảo, Ba con mới vừa xuống đó chưa kịp làm nhà làm cửa gì hết, cô xuống sớm thế này thì lấy đâu ra chỗ mà ở?, cô thiều thào rủa tôi bằng cái giọng Quảng đặc sệt, Tổ choa mi... Nhịn đói đến hai mươi mốt ngày sau thì cô mất...

Cho đến bây giờ mỗi khi nghĩ về những chuyện xảy ra với hai người phụ nữ ấy, tôi mới chợt nhận ra cái tình yêu họ dành cho người họ yêu, họ thương sao mà nó mãnh liệt, mạnh mẽ và có hậu đến thế. Chả bù với phụ nữ bây giờ, có đốt đuốc đi tìm cũng chẳng thấy được. Người ta có thể bảo, thời buổi bây giờ nó khác rồi, hay thời buổi văn minh bây giờ sẽ không còn có những chuyện như vậy, cái thời chỉ cần cầm tay nhau một lần mà nhớ thương nhau đến suốt cả cuộc đời xem ra đã qua lâu rồi, thời buổi bây giờ người ta có thể cầm đến cái gì khác hơn còn có thể quên nhau tức thời kia mà.

Nếu quả là đúng như vậy thì riêng mình, tôi chỉ luôn mơ ước một lần được trở lại cái thời xưa kia, một lần để hiểu rõ chữ THỦY CHUNG nó được viết lên như thế nào. 

Rồi thôi...
Love is now or never...
[-] The following 2 users Like Dan.'s post:
  • TiểuHồLy, TTTT
Reply
#83
Cảm ơn cô Lan. Chúc vui vẻ cuối tuần.  Tulip4

Sẵn dịp này đăng luôn một bài viết cũ, viết về cô Tám của tui cho đủ bộ sậu. Cũng chẳng hiểu sao tự dưng mấy hôm nay lòng tui nó chợt dạt dào, bồi hồi bổi hổi khi nhớ lại những kỷ niệm xa xưa, chắc có điềm chẳng lành, dường như sắp có chuyện chia ly chia tách chia gia tài vậy. Thôi kệ đi, vui được lúc nào hay lúc ấy vậy. hì...

CÔ TÔI.

Mỗi năm, vào dịp gần Tết, dù bận rộn đến đâu, tôi cũng cố gắng dành thời gian để đi về Cần Giuộc thăm Cô Tám của tôi.

Con đường Sài Gòn Cần Giuộc này ngày xưa tôi đã đi về biết bao nhiêu lần nhưng bây giờ mỗi khi đi lại con đường này lòng tôi lại dấy lên bao hồi ức về một thời trai trẻ, khi đó tôi chỉ mới 15, 16 tuổi, mỗi cuối tuần lại cọc cạch chiếc xe đạp cũ mèm, lòng thơ thới ngập tràn niềm vui, đạp một mạch về dưới để gặp ba tôi và cô.

Cô tôi năm nay đã già, gần 80 nhưng vẫn còn mạnh khỏe, ngày ngày vẫn còn lặn lội trên những cái giồng trồng rau, trồng ớt, trồng khoai môn, khoai mì như ngày nào bà vẫn thường làm. Người Nam thường gọi em của ba bằng cô, nhưng thật ra cô không phải là em ruột của ba tôi. Câu chuyện hai ông bà gặp nhau ngày xưa vẫn thường được anh em tôi kể lại cho nhau nghe cứ như một chuyện vui vui, như một mãnh ghép, ráp nối vào nhau cho vừa khít một cuộc đời, tuyệt nhiên không có một chút hờn giận hay ghen tức thường thấy ở những đứa con riêng với chuyện tái giá của cha mẹ họ trong đời thường.

Ngày ấy, sau những này chui nhủi hết chùa này đến chùa kia trong khu Chợ Lớn, cuối cùng ba tôi cũng đến được một ngôi chùa nho nhỏ trong cái ấp này. Ngày ngày ngoài việc tụng kinh, gõ mõ, ông còn được nhà chùa giao cho cái công việc khám và phát thuốc cho bá tánh trong ấp, thật ra cũng chỉ là ba cái viên xuyên tâm liên màu xanh xanh, nghe đâu được làm từ một thứ cỏ không tung tích, trị được bá bịnh. Cô tôi góa chồng, chồng cô mất đi để lại cho cô một anh con trai độc nhất, anh Hai Bin, có cái tật nói lắp, năm phút mới nói được thành một câu, nhưng tính tình rất tốt, cái tốt, cái chân thật vốn là đặc tính cố hữu của một anh nông dân Nam bộ. Cô ở vậy nuôi con, ngày ngày vẫn vào chùa làm công quả. Có lẽ cuộc đời cô sẽ bình lặng như bao mãnh đời cùng lứa, cùng thời, cùng cảnh ngộ như cô nếu không có sự xuất hiện của ba tôi, một người đàn ông dù đã cạo đầu thí phát quy y vẫn giữ những thói quen ngày xưa, không thay đổi, vì với ba tôi, tu chỉ là sự bắt buộc phải thế, một cách để chờ thời.

Rồi cũng chẳng hiểu ông bà tính toán với nhau ra sao mà sau này, khi đã được phép xuống thăm ba tôi, anh em chúng tôi buộc phải đi thêm vài cây số nữa, băng qua hơn chục thuở ruộng, trên những bờ bao nhỏ vừa bước chân một người đi, mùa mưa khi lúa đã trổ đòng đòng con đường cứ trơn trợt vì bùn sình khiến người ta muốn đi vững vàng không té trên con đường ấy buộc phải tháo giày dép ra, mười đầu ngón chân phải co quắp lại mà bám vào mặt đất dầy bùn nhão để đi đến một căn chòi lá nhỏ như chiếc khăn tay, mái và vách được thưng bằng lá dừa, những đêm mùa mưa nước cứ  tanh tách trên mái lá, nước mưa bỗng biến thành một thứ nước màu vàng vàng, chảy xuống những cái lu bằng sành, chỉ dùng riêng để nấu nướng, uống vào thấy ngòn ngọt đầu lưỡi, đôi khi phải phun ra những mãnh lá dừa mục nát. Cô tôi và ông Cụ -tiếng mới mà mọi người, kể cả cô tôi, dùng để kêu ba tôi- ở trong cái chòi lá đó. Ngày ngày cô tôi lại ra ruộng, ra giồng, trồng lúa trên mãnh ruộng riêng giờ đã thành của chung, trồng khoai trồng ớt trên những cái giồng còn được giữ lại làm của riêng dưới sự chấm công của ba tôi, vốn là người có học thức, có nét chữ tuyệt đẹp, được giao làm chức Thư ký tập đoàn. Hằng ngày ba tôi lại xách cái nãi, trong đựng bộ kim tiêm thuốc, vài ống ký ninh, dăm viên thuốc chữa bịnh nhức đầu, cảm mạo thương hàn, vốn là những thứ hàng hiếm hoi mà chị Hai, chị Bốn tôi dấu diếm được ở chỗ làm mang xuống đưa cho ông để làm phúc, để che mắt. Ở cái nơi mà ai cũng nghèo, cũng khổ như nhau, lấy đâu ra đồng tiền riêng mà trả, ba tôi thường mang về cho cô tôi khi thì dăm ký khoai, vài ký gạo, vài ký nếp, có khi ông về tay không. Anh em chúng tôi ngày ấy đã không hề khó chịu khi thấy ba tôi ngồi cạo gió cho cô tôi, một cái việc mà trước đây nếu chỉ nghe nói đến cái cảnh anh chồng ngồi cạo gió cho vợ ông đã gắt um lên mà mắng rằng: "Đồ râu quặp!" ngay lập tức, hoặc cả nhóm anh em tôi len lén cười thầm với nhau khi nghe cô tôi ca cẫm về cái chuyện ba tôi vào phòng riêng chích thuốc cho bà Năm, bà Sáu gì đó trong xóm sao mà lâu cả tiếng đồng hồ... Sau này khi lớn lên rồi già đi, tôi nhận ra rằng cái tình yêu -nếu được gọi đó là tình yêu- của những người già đôi khi nó trẻ con một cách thái quá, nó ngô nghê và vụng dại, có khi còn đẹp, còn thơ mộng hơn những người tre trẻ bây giờ....

Hơn năm năm trời, biết bao kỷ niệm thời trẻ của tôi đã gởi gấm lại nơi ấy, nơi cái chòi lá đã vài lần mục nát để thay lá mới, ly nước mưa có màu vàng hơn và đã nhiều lần xen lẫn xác lá dừa hơn. Tôi đã ở đó một thời gian dài, đêm đêm trên cái sân đất trước nhà, dưới ánh trăng vằng vặc, cùng thằng Bạc, thằng Đợi... mồ hôi nhuể nhại khi đứng trung bình tấn, khi quật nhau chan chát bằng những đòn seoi-nage, kata-guruma... dưới cái nhìn nghiêm khắc của ba tôi, vốn là một võ sư ngày xưa. Trước và sau chòi có hai cái ao do cô tôi đào lấy đất đắp nền, nuôi cá rô phi. Một cái mùng rách, cô cháu tôi mỗi người một đầu, kéo ngang qua cái ao để vớt lên khi thì vài con cá còn sót lại sau một mùa thu họach, khi thì vài con tép xấu số nằm chen lẫn trong đám bùn sình, mang vào để nấu bánh canh bằng bột mì trộn với nước mưa rồi vo thành từng sợi vừa dài vừa xấu xí. Những khi tôi ra về, chiếc xe đạp xọc xạch của tôi lại có nhiệm vụ chở thêm khi thì vài ký khoai mì, khoai môn, khi thì vài ký gạo, ký nếp, những thứ mà cô tôi chuẩn bị sẳn từ hồi nào, những thứ mà ở trong cái thành phố ngày ấy nó quý hơn vàng.

Tôi nhớ con trâu Cò của tôi ngày xưa. Trâu màu trắng người Nam gọi là trâu Cò. Thật ra da nó không trắng hẳn, nó có màu hồng hồng nhưng những chiếc lông trâu mà tôi thường vuốt ve ngày ấy lại có màu trắng. Người ta nói cái thứ trâu này không có sức kéo, nó vốn là giống dị chủng, yếu ớt nên nuôi chỉ để lấy thịt. Họ giao cho cô tôi nuôi để lấy công điểm. Cô tôi thường cột nó vào cái gốc cây me trước chòi và những khi tôi xuống dưới thăm ba tôi, cô kêu tôi dắt nó đi ăn. Giũa tôi và nó dần dần hình thành một sự quyến luyến nhau, hình như nó hiểu những gì tôi muốn nói với nó vì trâu trắng thường thì khôn hơn trâu đen, cái đó thì chính mấy bác nông dân cũng công nhận như vậy. Ngày ấy da tôi đen thui vì dang nắng cùng nó, đầu đội chiếc nón lá rách của cô tôi, mình ở trần, mặc chiếc quần may bằng vải dù nhuộm màu vàng của ba tôi, chúng tôi đã lang thang trên những bờ bao nhỏ hẹp, tôi ngồi trên lưng nó, biết cả cách ngã ngữa ra sau khi mỏi mệt, mặc cho nó tự mình đi tìm những trảng cỏ xanh um khi mùa mưa đến hay vào khu nghĩa địa có cỏ mọc sót lại trong mùa nắng ở trên những cái mã hoang. Chiều về nó dầm mình trong cái ao sau nhà, cứ đưa mắt nhìn tôi như muốn nhắc nhở tôi phải làm siêng lấy chiếc bàn chải chà chân đã cùn của cô tôi ra mà chà lưng cho nó, một hành động mà nó luôn thích thú, chứng tỏ khi lim dim đôi mắt, thở phì phò ra chiều khoái trá. Ngày nó bị mang ra làm thịt để chia cho xã viên của hợp tác xã, tôi đã khóc và trong lòng cứ ấm ức mãi, cho đến khi cô tôi mang về một ít thịt trâu được chia, tôi đã vội vã quay về nhà ở Sài Gòn và trong lòng bổng nhiên ghen ghét cái nơi ấy, tưng tức cho việc làm ấy ....

Tôi biết ngày ba tôi đi, cô tôi buồn lắm và chắc rằng cô đã khóc. Ba tôi ra đi vào một đêm tối, lén lút chứ không công khai như khi ông về ở trong cái chòi này. Những giọt nước mắt của cô tôi vẫn mãi rơi, ngay cả khi sau này lúc tôi xuống dẫn bà ra cái nhà của người quen ở ngoài lộ, nơi duy nhất có cái điện thọai, để nghe lại giọng của ba tôi gọi về, ông nói bao nhiêu phút là bà khóc bấy nhiêu phút. Hai con mắt của bà giờ đã hư hết một con, người ta phải múc nó ra để khỏi liên lụy đến con kia. Chắc nó để dành cho ngày ba tôi nằm xuống ở cái xứ xa lạ kia, cái xứ mà cô tôi biết là xa với bà lắm, không một lần bà mơ ước được đặt chân đến đâu, bởi vậy bà phải ở đây để chờ, ngày ngày ngồi nhìn vào cái bàn Phật mà ngày xưa ba tôi đã từng chăm sóc, cùng lời nói vừa chắc nịch vừa chua xót rằng cô khỏe hơn ông cụ mà, thế nào ổng cũng đi trước cô đó con à!...

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cuối năm, tôi lại xuống thăm Cô tôi, trừ những lần phải dẫn người nhà giờ đã tản mác khắp nơi về thăm quê ghé xuống thăm bà, một ân nhân của cả gia đình tôi. Tôi xuống, mang quà Tết của tôi, mang tấm lòng biết ơn của anh chị tôi đến với bà. Xuống để nhìn lại cái chòi lá ngày nào, nơi bà vẫn cứ nhất định không chịu rời xa nó vì ruộng đất, nhà cửa ngoài lộ đã chia hết cho đám cháu chắt rồi, cô thích ở đây cho nó mát, ngoài lộ bụi bặm và ồn ào tiếng xe cộ lắm con. Tôi biết đó là những lời nói dối đầu tiên và duy nhất của bà, cứ làm như bà vẫn còn giữ vẽ ngại ngùng, mắc cỡ của một thiếu nữ miền quê khi yêu, không chịu thố lộ ra lòng yêu thương dẫu muộn màng của bà với ba tôi. Nhưng chúng tôi hiểu được điều ấy, vậy thôi là đủ rồi...

Nói ra mà làm gì nhỉ, có được gì đâu, phải không Cô?. ./.
Love is now or never...
[-] The following 5 users Like Dan.'s post:
  • Chân Nguyệt, JayM, LeThanhPhong, TiểuHồLy, TTTT
Reply
#84
Thanks Đàn Đạn again for sharing your true stories nha.  Tulip4

Bàn thêm về chữ THUỶ CHUNG. Có lẽ Đàn Đạn chưa đủ duyên lành, hoặc giả chưa gặp đúng người. Chứ thời nào Ly thấy cũng vậy, có người thủy chung, có kẻ thay đổi. Nhưng cũng không thể trách ai được, vì có thể họ không còn cảm giác tha thiết như thời mới dating, thì thôi, thuyền ai nấy chèo chứ cầm cự chi cho thêm ray rứt.
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
Reply
#85
(2023-12-15, 03:28 PM)TiểuHồLy Wrote: Thanks Đàn Đạn again for sharing your true stories nha.  Tulip4

Bàn thêm về chữ THUỶ CHUNG. Có lẽ Đàn Đạn chưa đủ duyên lành, hoặc giả chưa gặp đúng người. Chứ thời nào Ly thấy cũng vậy, có người thủy chung, có kẻ thay đổi. Nhưng cũng không thể trách ai được, vì có thể họ không còn cảm giác tha thiết như thời mới dating, thì thôi, thuyền ai nấy chèo chứ cầm cự chi cho thêm ray rứt.

 Dường như bạn Ly có chút hiểu lầm ở đây. Những mẫu chuyện ở trên chỉ là một trong nhiều trường hợp được nêu ra để nói về chữ THỦY CHUNG, theo cách yêu của người xưa, trước thế hệ của chúng ta rất nhiều. Và dĩ nhiên việc ấy càng ngày càng hiếm trong xã hội văn minh, hiện đại hại điện bây giờ. Tui mang người thân, người tui quen biết ra làm minh chứng để làm thí dụ thôi, hông dám mang chuyện của người khác ra làm minh chứng, sợ sẽ sa đà vào những việc mà mình chưa nắm rõ. Và nó được viết ra bởi một người đứng ra quan sát, tìm hiểu và nhận xét chung chứ không có nghĩa tui than thở rằng mình là nạn nhân của cái gọi là không THỦY CHUNG nên việc chưa đủ duyên lành hay chưa gặp đúng người gì đó là không đúng rồi. 

Hên một điều là trước giờ tui có được vài mối tình tạm cho là đẹp, thơ mộng, lãng mạn, nhưng có duyên mà không có nợ nên khi chia tay nhau vẫn giữ những suy nghĩ tốt đẹp về nhau. Nhờ có tốt đẹp nên mới nhớ về nhau mãi mãi, chứ hổng tốt đẹp thì nhớ làm gì cho mắc công, đúng hông?.  Shy

Tui tin vào duyên vào nợ nên mỗi khi có quen ai vẫn hay cầu cơ để hỏi ông cố tui ngày xưa có qua nhà ông cố bạn kia mượn cái gì mà chưa trả hông thì để thằng cháu chắt này qua trả luôn thể, chỉ tiếc là dạo này ông cố của tui quá già, trí nhớ sút kém, lúc nhớ lúc quên nên hỏi tới hỏi lui mấy chục lần ổng cũng không nhớ ra. Thôi thì ổng có nợ ai chắc mình xù luôn cho khỏe...  Rollin

Quên nữa, vào giới thiệu một bài hát này nghe cho vui nhà vui cửa:



Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • TiểuHồLy
Reply
#86
(2023-12-15, 04:04 PM)Dan. Wrote:  Dường như bạn Ly có chút hiểu lầm ở đây. Những mẫu chuyện ở trên chỉ là một trong nhiều trường hợp được nêu ra để nói về chữ THỦY CHUNG, theo cách yêu của người xưa, trước thế hệ của chúng ta rất nhiều. Và dĩ nhiên việc ấy càng ngày càng hiếm trong xã hội văn minh, hiện đại hại điện bây giờ. Tui mang người thân, người tui quen biết ra làm minh chứng để làm thí dụ thôi, hông dám mang chuyện của người khác ra làm minh chứng, sợ sẽ sa đà vào những việc mà mình chưa nắm rõ. Và nó được viết ra bởi một người đứng ra quan sát, tìm hiểu và nhận xét chung chứ không có nghĩa tui than thở rằng mình là nạn nhân của cái gọi là không THỦY CHUNG nên việc chưa đủ duyên lành hay chưa gặp đúng người gì đó là không đúng rồi. 

Hên một điều là trước giờ tui có được vài mối tình tạm cho là đẹp, thơ mộng, lãng mạn, nhưng có duyên mà không có nợ nên khi chia tay nhau vẫn giữ những suy nghĩ tốt đẹp về nhau. Nhờ có tốt đẹp nên mới nhớ về nhau mãi mãi, chứ hổng tốt đẹp thì nhớ làm gì cho mắc công, đúng hông?.  Shy

Tui tin vào duyên vào nợ nên mỗi khi có quen ai vẫn hay cầu cơ để hỏi ông cố tui ngày xưa có qua nhà ông cố bạn kia mượn cái gì mà chưa trả hông thì để thằng cháu chắt này qua trả luôn thể, chỉ tiếc là dạo này ông cố của tui quá già, trí nhớ sút kém, lúc nhớ lúc quên nên hỏi tới hỏi lui mấy chục lần ổng cũng không nhớ ra. Thôi thì ổng có nợ ai chắc mình xù luôn cho khỏe...  Rollin

Quên nữa, vào giới thiệu một bài hát này nghe cho vui nhà vui cửa:




Uả! Vậy là tiểu Ly nhầm há? Ai biết đâu àh, đọc thấy Đàn Đạn lồng chuyện "ba tui, cô tui, thím tui, chú tui...etc.,", lại thêm phần tiếng Việt của Ly super duper...hhihihi...sorry hỉ?  Smiling-face-with-halo4

Đàn Đạn rảnh kể chuyện tình lãng mạng mà không thành nợ cho Ly nghe với. Chứ nhỡ mai kia mốt nọ, chuyện HỢP TAN xảy ra, Đàn Đạn có muốn người chịu nghe như tiểu Ly cũng hổng còn đa!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

"Chạm tay nhau thôi là nhớ nhau suốt đời", hên quá Ly chưa chạm vào tay ai hết chơn.  Lol
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply
#87
(2023-12-15, 05:23 PM)TiểuHồLy Wrote: Uả! Vậy là tiểu Ly nhầm há? Ai biết đâu àh, đọc thấy Đàn Đạn lồng chuyện "ba tui, cô tui, thím tui, chú tui...etc.,", lại thêm phần tiếng Việt của Ly super duper...hhihihi...sorry hỉ?  Smiling-face-with-halo4

Đàn Đạn rảnh kể chuyện tình lãng mạng mà không thành nợ cho Ly nghe với. Chứ nhỡ mai kia mốt nọ, chuyện HỢP TAN xảy ra, Đàn Đạn có muốn người chịu nghe như tiểu Ly cũng hổng còn đa!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

"Chạm tay nhau thôi là nhớ nhau suốt đời", hên quá Ly chưa chạm vào tay ai hết chơn.  Lol

Tính dụ khị tui phơi bày hết ruột gan ra cho bạn thấy hả?. Mơ đi...   Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đúng rồi, không nên chạm tay nhau làm chi, coi chừng có bầu ah.  Rollin
Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • TiểuHồLy
Reply
#88
(2023-12-15, 05:34 PM)Dan. Wrote: Tính dụ khị tui phơi bày hết ruột gan ra cho bạn thấy hả?. Mơ đi...   Grinning-face-with-smiling-eyes4

Đúng rồi, không nên chạm tay nhau làm chi, coi chừng có bầu ah.  Rollin

Có bạn nào thấy đâu, chỉ có Ly đọc hà...hihihiiihi.... Smiling-face-with-halo4

Kệ Ly đi, mơ hổng có đóng thuế mừ. Vả lại Ly đọc mà có cảm xúc thì Ly sẽ về ghép chữ mần thơ chơi chớ bộ. Dòng thơ của Ly có nhiều mối tình lắm, nhưng toàn là của thiên hạ không hà.

hhihihihi...Nghe lời Đàn Đạn, Ly không chạm tay, kiếm cái khác chạm đặng khỏi sanh em bé.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply
#89
(2023-12-15, 08:06 PM)TiểuHồLy Wrote: Có bạn nào thấy đâu, chỉ có Ly đọc hà...hihihiiihi.... Smiling-face-with-halo4

Kệ Ly đi, mơ hổng có đóng thuế mừ. Vả lại Ly đọc mà có cảm xúc thì Ly sẽ về ghép chữ mần thơ chơi chớ bộ. Dòng thơ của Ly có nhiều mối tình lắm, nhưng toàn là của thiên hạ không hà.

hhihihihi...Nghe lời Đàn Đạn, Ly không chạm tay, kiếm cái khác chạm đặng khỏi sanh em bé.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Phải công nhận bạn Ly này khôn khéo thiệt, tài dụ dỗ con nít... ranh ăn kẹo phải nói là vô địch thiên hạ luôn, hèn chi nghe giang hồ đồn thổi nhiều anh "con nít" không ranh khác rớt lộp độp dưới... giò mình.    Rollin

Phải chi thời thế nó đổi thay đưa tui lên làm tông tông hay Thưởng-Tú tui phong cho bạn chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao liền luôn. Người chi mà lanh lợi ác ôn vậy không biết nữa. Hết chạy chỗ này ngồi chưa nóng mờ-ông lại thấy lăng xăng ở chỗ khác, gần như mâm nào ở VB cũng thấy bạn. Câu trả lời cuối cùng của tui là Không, không bao giờ kể đâu, rõ chưa?.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Sẵn đây tui đố bạn, tại sao mấy bà mẹ ngày xưa hay dặn con gái mình, Đừng cho con trai nó nắm tay, coi chừng có bầu... Bạn trả lời đúng tui kêu bằng Chị trong ba ngày lun.

Becuoi
Love is now or never...
[-] The following 1 user Likes Dan.'s post:
  • TiểuHồLy
Reply
#90
(2023-12-15, 11:04 PM)Dan. Wrote: Phải công nhận bạn Ly này khôn khéo thiệt, tài dụ dỗ con nít... ranh ăn kẹo phải nói là vô địch thiên hạ luôn, hèn chi nghe giang hồ đồn thổi nhiều anh "con nít" không ranh khác rớt lộp độp dưới... giò mình.    Rollin

Phải chi thời thế nó đổi thay đưa tui lên làm tông tông hay Thưởng-Tú tui phong cho bạn chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao liền luôn. Người chi mà lanh lợi ác ôn vậy không biết nữa. Hết chạy chỗ này ngồi chưa nóng mờ-ông lại thấy lăng xăng ở chỗ khác, gần như mâm nào ở VB cũng thấy bạn. Câu trả lời cuối cùng của tui là Không, không bao giờ kể đâu, rõ chưa?.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Sẵn đây tui đố bạn, tại sao mấy bà mẹ ngày xưa hay dặn con gái mình, Đừng cho con trai nó nắm tay, coi chừng có bầu... Bạn trả lời đúng tui kêu bằng Chị trong ba ngày lun.

Becuoi


Dạ, rõ roài ạhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh.... Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Đàn Đạn nói oan cho Ly nha! Ly thường hay hành xử tuỳ duyên, mâm nào của VB mà Ly vô tình clicked vào, và cảm thấy nên lấy tình người để đối xử với tình người chớ....dụ đâu mà dụ, dỗ đâu mà dỗ nà. Shy 

Có điều Ly lỡ mang danh hiệu "Bà Tám Lựu Đạn" ba8 nên mần xôm tụ cho diễn đàn có chút không khí nhộn nhịp vậy mà.

Câu đố của Đàn Đạn hơi khó với Ly, tại suy nghĩ từ sáng chừ mà chưa ra đáp đố. Thôi thì đường đời cũng chưa trải nghiệm bao nhiêu, Ly nhờ Đàn Đàn giải đáp giùm luôn hén? Đàn Đạn kêu ai bằng chị cũng vậy, nếu chịu kêu Ly bằng chị, Ly cảm ơn vì Ly sẽ có rất nhiều em gái sau này. hihihihih.... Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Lặng nhìn mây trắng dần tan
Võ vàng nguyệt khuyết khảy đàn trầm u
Cao sơn quyện áng sương mù

Tứ bề lưu thủy, thuyền du cõi nào?
[-] The following 1 user Likes TiểuHồLy's post:
  • Dan.
Reply