Em ơi, hoa sữa của em làm khổ anh
#1
Đọc sớn sác tưởng "sữa của em làm khổ anh". Lâu nay chỉ nghe nhắc đến hoa sữa nhưng khg hề biết màu sắc, hình dạng cũng như hương của nó, bây giờ đọc bài ông nhà thơ này mới biết nó có mùi hương đặc biệt khó quên.


Em ơi, hoa sữa của em làm khổ anh

Nguyễn Xuân Thiệp
********

Tôi yêu hết thảy các loài hoa, ngoại trừ hoa sữa.
 Trên đây là tuyên ngôn của Cu này, phát đi vào một 
buổi sáng mùa thu như sáng hôm nay trời có mưa thưa 
và thunderstorm, và cây sage trước hiên nhà bắt đầu nở 
những bông hoa màu tím gợi nhớ một chuyện tình rất 
điên của ai đó đã lãng phai. Tôi yêu hết thảy các loài hoa, 
ngoại trừ hoa sữa. Nghe ghê chưa, có vẻ arrogant tợn, có 
thể làm những người có tâm hồn lãng mạn đã trót yêu 
hoa sữa đùng đùng nổi giận. Đành chịu thôi. 
 
 Thật ra, trước 1975, Cu này không hề nghe ai nói tới 
hoa sữa. Văn chương lãng mạn Tự Lực Văn Đoàn không 
nghe nhắc tới. Và các nhà văn, nhà thơ giã từ miền Bắc, 
như Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đình Toàn, Dương Nghiễm 
Mậu... cũng không hề ca tụng hoa sữa trên những trang viết 
của mình. Có nghe nói nhiều tới hoa hoàng lan thì có, nhưng 
hoa sữa thì chưa bao giờ. Hoặc giả cái đọc của Cu này quá 
hẻo và quá giới hạn chăng? Nếu thế, xin các bạn đọc nhiều,
 nhớ kỹ chỉ giáo giùm cho.

Đúng là, phải sau năm 1975 mới nghe
ca tụng hoa sữa. Như trong nhiều ca khúc, nào là “hoa 
sữa thôi rơi / em bên tôi một chiều tan lớp”, hay “Em ơi Hà 
Nội phố / Ta còn đây mùi hoàng lan / Ta còn đây mùi hoa 
sữa”. Đến như ông Trịnh Công Sơn cũng ca tụng, “Mùa hoa 
sữa về thơm từng cơn gió..” Ôi, hoa sữa là hoa cái chi chi 
mà nghe tình và romantic tợn vậy. Thành thật mà nói, Cu tôi 
rất tôn trọng những mối tình có mùi hoa sữa của nàng và... 
chàng. Thế nhưng cứ thắc mắc mãi, không biết mùi hoa sữa 
ra sao, mà văn chương trước 1975 không nói tới. Bèn đi hỏi 
người này, người khác trong số những bạn bè thân quen từ 
trước. Không ai biết. Thậm chí có ông còn trả lời rất chi là cà 
chớn: “Thì mùi của nó giống mùi sữa của gái đẻ con so mà 
ông chồng nào cũng nghiện!” Ối giời ơi, thế này thì Cu này 
cũng dám có lần phê mùi hoa sữa... vợ rồi mà không biết.
 
Một hôm gặp Dương Nghiễm Mậu, liền níu lấy hỏi. Nghiễm 
nói: “Cái loại hoa này, hồi trước có ở Hà Nội, nhưng không 
ai chú ý. Mùi của nó khai nồng bỏ cha, ông ơi.” Gần đây có 
dịp trực  tiếp hỏi Nguyễn Đình Toàn, Toàn cũng chung một ý 
đó. Thế là Cu này vỡ mộng về hoa sữa, nhưng lòng riêng vẫn 
cứ ấm ức. Có thể ông Nghiễm và ông Toàn nói bậy. Nó phải 
có cái gì đó, đặc biệt lắm, ít ra thì cũng phải “sâu lắng” như 
mùi... của người yêu thì mới mê mẩn khiến anh chàng nọ đã 
sang tới Canada, tới Úc rồi mà vẫn còn mê.

 Cho tới khi đọc được một bản tin website của báo Tuổi Trẻ 
trong nước rồi thì mới biết mấy ông Dương Nghiễm Mậu và 
Nguyễn Đình Toàn là có lý. Bản tin viết: “Vì quá yêu những 
ca khúc viết về Hà Nội với hương hoa sữa nồng nàn, nên 
cây hoa sữa được các tỉnh thành miền Trung - đây chém chết 
cũng do ý mấy cha nội cán bộ “đề xuất” -  đồng loạt trồng 
trên các đường phố mới. Nhưng sự háo hức ban đầu nay đã 
nhường chỗ cho những khó chịu do mùi hoa sữa gây ra. 
Báo Tuổi Trẻ cho biết thêm: Hoa sữa trồng nhiều nhất là trên
 những con đường như Nguyễn Văn Linh, Trường Chinh, Đống Đa,
Trần Cao Vân... với mật độ khá dày (cách 5 m mỗi cây).
Hiện thành phố Đà Nẵng có ít ra là hơn 1,000 cây hoa 
sữa từ 2 đến 7 năm tuổi. Trong đó, tập trung ở hai quận Hải 
Châu, Thanh Khê.

 Mùa Thu về, hoa sữa nở bung trên các đường phố. Mùi 
thơm của hoa sữa trong buổi sáng còn có thể chịu được, 
nhưng về chiều thì nồng và càng về khuya thì càng trở nên 
đậm đặc và gây khó thở.

 Phố cổ Hội An vốn nhỏ hẹp, lại có đến hơn 300 cây hoa 
sữa đang chen cành rợp bóng và thi nhau trổ hoa trên các 
đường phố mà lòng đường rộng không quá 3 mét. Tại thị xã 
Tam Kỳ đã hơn 5 năm nay, hàng nghìn người dân và hành 
khách đi qua đường Huỳnh Thúc Kháng đều luôn miệng kêu 
trời mỗi khi hoa sữa trổ bông. Để chung sống với mùi hoa 
sữa, người dân sống dọc hai bên đường đành phải đeo khẩu 
trang suốt ngày hoặc đóng kín cửa nhà để tránh mùi thơm 
bất đắc dĩ mà họ đã phải gánh chịu mỗi khi trời trở gió heo 
may...

 Ôi, thế này thì chịu đời sao thấu. Mấy hôm nay, chuyện 
được bàn tán râm ran ở Tam Kỳ là chuyện “đi kiện” cây 
hoa sữa. Người thì bảo nên chặt bỏ. Lại có người chất vấn: 
“Chặt bỏ thì được, nhưng thiệt hại hàng trăm triệu đồng ai 
chịu trách nhiệm?” Người dân la trời, viết đơn đi “kiện”, còn 
chính quyền địa phương thị xã Tam Kỳ thì bối rối không biết 
phải xử sao đây.

 Thế đấy, mùi hoa sữa lãng mạn trong các ca khúc về Hà 
Nội. Ôi, các em Thu Phương, Mỹ Linh, Trần Thu Hà ơi... 
Cái mùi hoa sữa của các em đang làm khổ anh đây.
Tháng 11 năm 2004
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • TanThu
Reply
#2
Mùi HOA SỮA nó tanh trời đất luon,y như mùi vet thương bi mưng mủ,chạy không kịp
Reply
#3
Bài viết trên đã cách nay xấp xỉ 20 niên, khg biết bây giờ ở Tam Kỳ ra sao, vẫn còn y nguyên mấy trăm cây hoa sữa hay đã được chặt hết, hoặc ít ra đã bớt đi đáng kể? Có chút théc méc: nếu nó có mùi khai nồng bỏ bu, thế tại sao dân Hà thành vẫn trồng nó?

Có đoạn ông tác giả viết :"Một hôm gặp Dương Nghiễm Mậu, liền níu lấy hỏi. Nghiễm nói: “Cái loại hoa này, hồi trước có ở Hà Nội, nhưng không ai chú ý. Mùi của nó khai nồng bỏ cha, ông ơi.” Gần đây có dịp trực  tiếp hỏi Nguyễn Đình Toàn, Toàn cũng chung một ý đó. Thế là Cu này vỡ mộng về hoa sữa, nhưng lòng riêng vẫn cứ ấm ức. Có thể ông Nghiễm và ông Toàn nói bậy."

Nếu để ý, có thể có độc giả tưởng tác giả viết lầm, lúc đầu ghi "Dương Nghiễm Mậu", sau lại ghi "Nghiễm", "ông Nghiễm". Thật ra Dương Nghiễm Mậu chỉ là bút danh, tên thật của ông là Phí Ích Nghiễm, cho nên ông Thiệp khg hề lầm lẫn.
[-] The following 1 user Likes TNNA's post:
  • TTTT
Reply