Dây Oan
#76
(2022-08-31, 09:12 PM)anattā Wrote: Tứ Oai Nghi là bốn nghi biểu chính của thân: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.

Cheer

 Cám ơn anh đã giảng giải, giờ thì tui hiểu chút chút rồi.  Cheer

Không biết có khi nào mình quên sạch cái mình vừa học thì mình sẽ đắc đạo, giống như ku Trương Vô Kỵ học Thái Cực Kiếm của thầy Trương Tam Phong, càng học càng quên, vậy chứ lúc uýnh nhau lại nhớ dzai vô cùng luôn.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nếu Tứ Oai Nghi chỉ là Đi, Đứng, Nằm và Ngồi thì chắc tui không thể nào oai nghi được, Đi cứ như chạy, Đứng cứ rục rịch tay chưn, Nằm coi bộ "mất nết" rõ ràng luôn, còn Ngồi chỗ nào cũng không yên, cái này ném về Tứ Dzô Dziên quá.

Becuoi
Love is now or never...
Reply
#77
(2022-08-31, 10:57 PM)Dan. Wrote:  Cám ơn anh đã giảng giải, giờ thì tui hiểu chút chút rồi.  Cheer

Không biết có khi nào mình quên sạch cái mình vừa học thì mình sẽ đắc đạo, giống như ku Trương Vô Kỵ học Thái Cực Kiếm của thầy Trương Tam Phong, càng học càng quên, vậy chứ lúc uýnh nhau lại nhớ dzai vô cùng luôn.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nếu Tứ Oai Nghi chỉ là Đi, Đứng, Nằm và Ngồi thì chắc tui không thể nào oai nghi được, Đi cứ như chạy, Đứng cứ rục rịch tay chưn, Nằm coi bộ "mất nết" rõ ràng luôn, còn Ngồi chỗ nào cũng không yên, cái này ném về Tứ Dzô Dziên quá.

Becuoi

Đắc đạo, trong Phật giáo, có nghĩa là hoàn toàn thay đổi, trở thành một người luôn luôn tỉnh thức.

Chúng ta được coi là người mê ngủ. Trạng thái "quên" là một trong những hiện tượng mê man của người chưa đắc đạo, chưa tỉnh thức.
Reply
#78
(2022-09-01, 06:53 AM)LeThanhPhong Wrote: Đắc đạo, trong Phật giáo, có nghĩa là hoàn toàn thay đổi, trở thành một người luôn luôn tỉnh thức.

Chúng ta được coi là người mê ngủ. Trạng thái "quên" là một trong những hiện tượng mê man của người chưa đắc đạo, chưa tỉnh thức.

Vậy có thể coi như tui đang mê ngủ, và lâu lâu hay nói mớ, tức là nói trong khi đi hén?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Nói cho vui vậy chứ chuyện đác đạo chắc chỉ dành cho những bậc chân tu thôi, chứ cỡ người phàm như tui biết câu Nhẫn, câu Nhịn, đừng để cho cái Tâm của mình nó sân si lên khi chứng kiến nhiều cảnh trái tai, gai mắt, đừng sa đà vào những chuyện cãi nhau vô bổ thì có thể tạm coi là mình "đắc đạo" lắm rồi. Buông ra những lời oan nghiệt, chửi hay như hát (lời nhận xét của bạn bè về mình), không sa đà vào những việc không dính dáng đến mình thì cũng là hay lắm rồi. Nhiều khi "chửi" nhau xong đêm về nằm gác tay lên trán bỗng nhiên hối hận, đọc lại những gì mình viết tự nhiên thấy mắc ói luôn. Cứ dặn lòng không nên như thế hoài mà làm không được, biết sao giờ?. 

Good morning mọi người, cà phê sáng nha.   Cheer
Love is now or never...
Reply
#79
(2022-08-31, 08:09 PM)TNNA Wrote: Tôi đồng ý với thầy phai về chi tiết chú tiểu nghịch, cột đá vào các con vật, lẽ ra vị sư phải tới ngăn cản chú tiểu mới phải. Còn chi tiết nhà sư mang tượng Quan Âm bồ tát trong khi em bé nằm một mình trong chùa thì có thể thông cảm, bào chữa dùm nhà sư trẻ là anh ta là người tu, lại phải bất ngờ có nhiệm vụ chăm sóc một em bé cho nên anh ta nhất thời quên bẵng mất. Nhưng có 1 cái làm hơi ngỡ ngàng là anh nhà sư trẻ giết cô vợ rồi trốn về lại chùa, anh diễn viên này khác với anh đầu. Việc an vị tượng Quan Âm bồ tát trên ngọn núi, thật ra tôi cũng khg biết có tác dụng gì hay ý nghĩa gì.

Chắc họ phải thay diễn viên đưa một võ sư thực thụ vào để đóng phần sau. Người trước không có công phu để đóng đoạn học võ trong giá băng mùa đông và kéo lê tảng đá chấp mê/dục vọng leo lên đỉnh của giác ngộ.

Rồi cái chi tiết sao lại là tượng Quan Âm cũng làm tôi thắc mắc, có phải vì nhà sư vốn thiếu vắng tình mẫu tử khi còn nhỏ và bị đau khổ vì một người phụ nữ khác nên đạo diễn/người viết truyện phim muốn nhấn mạnh tới điều này. 

Khi nhà sư mở cái khăn che mặt của người thiếu phụ lại thấy đầu của tượng phật, chi tiết này chắc phải ẩn một ý tưởng nào đó.   

Cái mông lung của cuốn phim là để người coi tự cảm nhận, chắc cũng giống như khi đối diện với "đạo pháp" tất cả là ... tuỳ duyên  Wink .
Reply
#80
(2022-09-01, 07:07 AM)Dan. Wrote: Vậy có thể coi như tui đang mê ngủ, và lâu lâu hay nói mớ, tức là nói trong khi đi hén?.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Nói cho vui vậy chứ chuyện đác đạo chắc chỉ dành cho những bậc chân tu thôi, chứ cỡ người phàm như tui biết câu Nhẫn, câu Nhịn, đừng để cho cái Tâm của mình nó sân si lên khi chứng kiến nhiều cảnh trái tai, gai mắt, đừng sa đà vào những chuyện cãi nhau vô bổ thì có thể tạm coi là mình "đắc đạo" lắm rồi. Buông ra những lời oan nghiệt, chửi hay như hát (lời nhận xét của bạn bè về mình), không sa đà vào những việc không dính dáng đến mình thì cũng là hay lắm rồi. Nhiều khi "chửi" nhau xong đêm về nằm gác tay lên trán bỗng nhiên hối hận, đọc lại những gì mình viết tự nhiên thấy mắc ói luôn. Cứ dặn lòng không nên như thế hoài mà làm không được, biết sao giờ?. 

Good morning mọi người, cà phê sáng nha.   Cheer

Cheer
Reply
#81
Ngoài lề cái vụ Tu là cõi phúc, Tình là dây oan này một chút nha. Hôm nay coi được cái clip này, do một tay tên là Giáo Dục Tự Do 2 làm ra. Mới đầu coi thí tưởng là một clip ca tụng thần tượng, ai dè xem kỹ mới thấy hổng phải, vì trình độ ĐỂU của ông này Đạn tui xin bái làm Sư phụ luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Chưa bao giờ coi clip ở YouTube mà cười sảng khoái như khi coi ông này tấu hài. Xin mời xem:




Love is now or never...
Reply
#82
(2022-08-28, 08:24 PM)anattā Wrote:
Dây Oan
Toại Khanh  
 
... 

Toại Khanh
Vietheravada.net

Anh anattā,

Cỏ đọc bài anh post, chi tiết mô tả sợ quá nên thôi không coi phim.

Nhưng là người thích coi phim rùng rợn đủ loại 1 mình tỉnh bơ, nên hôm qua rảnh tí coi thử.  

Coi tới chổ anh ta nuốt lưỡi câu rồi cô nàng gỡ từng lưỡi câu, Cỏ vẫn thấy ... bình thường nên nghĩ phần còn lại chắc cũng chỉ thế, ráng coi thêm tí nữa rồi ngủ khò lúc nào không hay. Cảnh diễn không tượng hình lắm nên có lẽ vì vậy làm mình không ngán. Hihihi.  Shy
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#83
(2022-08-29, 03:08 PM)TNNA Wrote: Cỏ đoán hay ghê. Kế bên thì khg nhưng anh đi bộ chừng vài phút là tới trạm xăng (Sò điệp).  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Anh TNNA, anh đi bộ ra mua vài gal con Sò, xách đem về; rồi đi bộ ra mua thêm, xách đem về; rồi đi tiếp ...

Đi cở chừng vài chục vòng vậy coi bộ vừa đở tốn xăng chạy xe ra trạm xăng mà còn vừa ét xẹt xai cho phẻ, cho có eo.  Shy
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#84
(2022-09-01, 07:12 AM)phai Wrote:
Rồi cái chi tiết sao lại là tượng Quan Âm cũng làm tôi thắc mắc, có phải vì nhà sư vốn thiếu vắng tình mẫu tử khi còn nhỏ và bị đau khổ vì một người phụ nữ khác nên đạo diễn/người viết truyện phim muốn nhấn mạnh tới điều này. 

Khi nhà sư mở cái khăn che mặt của người thiếu phụ lại thấy đầu của tượng phật, chi tiết này chắc phải ẩn một ý tưởng nào đó.   

Hello anh cưng

Em coi phim này cũng đã 7-8 năm về trước. Nên em nhớ gì thì viết đó thôi nhe. 

Em nghĩ bức tượng Phật đầu tiên trên núi, bức tượng thô sơ, to lớn mà chú tiểu lúc nhỏ vẫn leo trèo ngắm cảnh có ẩn ý là lúc đó chú tiểu mới chỉ hiểu một cách sơ sài, đơn giản về đạo lý Phật giáo nguyên sơ - thứ mà chú tiểu mới làm quen. 

Bức tượng Quán Thế Âm bằng đá trong chùa, bức tượng này có ý đại diện cho những gì mà sư phụ đã giác ngộ về đạo lý Phật giáo mà sư phụ truyền dạy cho đệ tử.

Bức tuợng khác là bức tượng Di lạc, hình tượng từ bi bác ái, lắng nghe, thấu hiểu lòng của mọi người thì theo em nghĩ bức tượng đại diện cho sự giác ngộ đắc đạo Phật pháp của chú tiểu ngày nào nay đã trưởng thành. 



Quote:
Nếu tính toán chi ly kiểu "bới lông tìm vết" thì một cuốn phim nào cũng có nhiều chỗ sơ hở chẳng hạn như phim này lúc vào phim khi nhìn thấy chú tiểu hành hạ mấy con vật lẽ ra người sư phụ phải ngăn cản ngay từ đầu thay vì đứng theo dõi để có cớ trừng phạt cùng giáo huấn chú. 

Ở đoạn này thì em có suy nghĩ là chú tiểu phạm sai lầm này tới sai lầm khác, rồi sau đó được sư phụ là người dạy dỗ, chỉ ra sai lầm, để chú tiểu tự giác ngộ những điều sai trái mình đã gây ra. 

Cũng như một đứa bé, nếu người lớn nói "nước nóng đừng đụng tay vô, hay món ăn cay lắm, đừng ăn" nhưng đứa bé đó chưa tự cảm nhận được độ nóng, cay, chua là như thế nào. Phải để đứa bé đó tự cảm nhận. 

Shy Tulip4
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồnTulip4  

[Image: myt.jpg]
Reply
#85
Thiệt hông, hình như ku này chưa học được bài học nào, lại muốn đi mò tiếp thì phải Becuoi
Người khôn và kẻ ngốc luôn luôn là điều bí ẩn đối với nhau.
Reply
#86
Anh vẫn không nghĩ giống em, chuyện nhà sư già để yên cho chú tiểu hành hạ các con vật khác với chuyện nhúng tay vào nước sôi chứ em. Khi làm vậy có nghĩa là vị sư già cũng tham gia vào chuyện hành hạ chúng. Thấy mà không cản trong khi mình có khả năng cản thì mặc nhiên mình cũng là tòng phạm.
Reply
#87
(2022-08-31, 07:53 PM)phai Wrote: Nếu tính toán chi ly kiểu "bới lông tìm vết" thì một cuốn phim nào cũng có nhiều chỗ sơ hở chẳng hạn như phim này lúc vào phim khi nhìn thấy chú tiểu hành hạ mấy con vật lẽ ra người sư phụ phải ngăn cản ngay từ đầu thay vì đứng theo dõi để có cớ trừng phạt cùng giáo huấn chú. Không biết đây là một sơ hở hay đạo diễn cố tình là ra như vậy giống như là người sư phụ tượng trưng cho số phận (hay gọi là gì hay hơn tui không biết) số phận cứ đẩy đưa con người theo dòng thiện ác để có ngày nhận nhân/quả và khai ngộ hay không tuỳ cơ duyên. Tôi không hiểu lắm.

Rồi đoạn khi người đệ tử phạm lỗi quay trở và có ý định tự tử nên lấy giấy viết chữ "bế" dán lên hai mắt và miệng vị sư phụ đã trừng phạt anh ta bằng cách dùng gậy đánh liên hồi lên lưng anh. Khi đánh như vậy vị cao tăng như cũng nhập vào cái tánh ác còn trong tâm thức nên ông mắt ông như cũng loé ra những tia lửa và môi ông cười rất dữ tợn hả hê.
Khác hẳn cái tâm từ bi khi ông biết học trò của ông "ình chéo" với cô nữ thí chủ, lúc đó ông chỉ ôn tồn nói "bản năng thôi mà". 

[Image: 2022-08-31-203141.png]

Phải chăng lúc này đạo diễn muốn truyền tải một thông điệp nào đó. Thí dụ cho dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên dùng vũ lực, vũ lực sẽ cuốn chúng ta theo.

Khi người học trò trở về ông cũng tha thứ nhưng khi chàng muốn tự tử ông lại trở nên dữ tợn như vậy. Phải chăng với ông người học trò là tất cả vì trong đời ông chỉ có cậu ta là người thân duy nhất để đến nỗi khi câu ta bị cảnh sát bắt đi ông cũng tự thiêu chết luôn. Không biết các bạn Phật tử có cái nhìn như thế nào trong trường hợp này.

Tôi không đọc bài văn của sư TK để tránh bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của ông.

Tôi chưa có xem phim XHTD này, và cũng chưa đọc bài bình luận của sư Toại Khanh về XHTD. Nếu bây giờ tôi đọc bài điểm phim của sư rồi góp ý thì cũng chỉ là lấy ý của sư.

Qua những lời cảm tưởng của Phai về cuốn phim, thì tôi có chút suy nghĩ thế này về đạo Phật trong phim. Phật đạo vốn có vài trường phái. Chẳng hạn như Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) mà tôi đã học hỏi được chút chút. Rồi có Phật giáo Bắc Tông và nhánh Thiền Tông (Trung Quốc). Bộ phim có nói về Quán Thế Âm bồ tát, thì hẳn là thuộc Phật giáo Bắc Tông hay còn gọi là Phật giáo Đại thừa. 

Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#88
(2022-09-01, 02:33 PM)Green Grass Wrote: Anh anattā,

Cỏ đọc bài anh post, chi tiết mô tả sợ quá nên thôi không coi phim.

Nhưng là người thích coi phim rùng rợn đủ loại 1 mình tỉnh bơ, nên hôm qua rảnh tí coi thử.  

Coi tới chổ anh ta nuốt lưỡi câu rồi cô nàng gỡ từng lưỡi câu, Cỏ vẫn thấy ... bình thường nên nghĩ phần còn lại chắc cũng chỉ thế, ráng coi thêm tí nữa rồi ngủ khò lúc nào không hay. Cảnh diễn không tượng hình lắm nên có lẽ vì vậy làm mình không ngán. Hihihi.  Shy

Hi Green Grass,

Thích coi phim rùng rợn vậy chắc là khá can trường, không sợ ma. :)
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#89
(2022-09-01, 09:05 PM)anattā Wrote: Hi Green Grass,

Thích coi phim rùng rợn vậy chắc là khá can trường, không sợ ma. :)

Không phải vì can trường mà tới chổ nào rùng rợn quá, cho chạy nhanh qua hay tắt. k/d Shy

Nói giỡn chứ Cỏ toàn coi 1 mình nhưng không thấy sợ lắm.

Nhưng cũng có chuyện dễ lấy nước mắt Cỏ. Hihihi.
.
.
.[Image: caeb7acbb406d4a771315fc46fadb8c3_w200.webp]
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman



Reply
#90
(2022-08-31, 10:57 PM)Dan. Wrote:  Cám ơn anh đã giảng giải, giờ thì tui hiểu chút chút rồi.  Cheer

Không biết có khi nào mình quên sạch cái mình vừa học thì mình sẽ đắc đạo, giống như ku Trương Vô Kỵ học Thái Cực Kiếm của thầy Trương Tam Phong, càng học càng quên, vậy chứ lúc uýnh nhau lại nhớ dzai vô cùng luôn.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Nếu Tứ Oai Nghi chỉ là Đi, Đứng, Nằm và Ngồi thì chắc tui không thể nào oai nghi được, Đi cứ như chạy, Đứng cứ rục rịch tay chưn, Nằm coi bộ "mất nết" rõ ràng luôn, còn Ngồi chỗ nào cũng không yên, cái này ném về Tứ Dzô Dziên quá.

Becuoi

Trước đây mười năm hoặc hơn, anattā cũng có suy nghĩ là người đắc đạo thì phải giũ sạch quá khứ, nhưng giờ đây nhận thấy đó là quan niệm sai lệch.

"Tứ Oai Nghi" là cụm từ được hòa thượng Thích Minh Châu chuyển dịch từ kinh điển ngôn ngữ Pali/English, anattā không nghĩ rằng là mình phải đi đứng đường bệ, hiên ngang, oai phong lẫm lẫm đâu. anattā nghĩ đơn sơ thế này: Đi không hấp tấp vội vã (dĩ nhiên khi có chuyện cần thiết gấp gút thì không kể); Đứng thẳng trên hai chân, không xiêu vẹo; Ngồi ngay ngắn không ngả bên này nghiêng bên kia; Nằm thì nghiêng bên phải, hoặc nằm ngửa xuôi thẳng, không nằm sấp. Tuy nhiên, có thể không cần phải quan tâm đến sự đi đứng nằm ngồi gò bó nếu mình tập quan sát 4 nghi biểu chính của thân theo lời Phật dạy thì còn dễ dàng hơn nữa. Ngài dạy quan sát đơn thuần như sau: Đi thì biết là "đi", đứng thì biết là "đứng", nằm thì biết là "nằm", ngồi thì biết là "ngồi". Tức là thông thường mình đi, đứng, nằm, ngồi... ra sao thì cứ giữ y chang như vậy, đừng thay đổi gì hết, điều quan trọng là mình thuần quan sát mà không so sánh và phê phán hay biện minh. Mình đi tướng chữ bát chàng hảng chê hê thì kệ, miễn là biết rằng thân thể đang "đi", thân đang "đứng" .v.v... Quan sát khách quan như vậy, thì thân thể tự nhiên nó điều chỉnh lấy nó như thế nào đó thì kệ nó, và mình chỉ "thuần" quan sát mà thôi. Và do quan sát mà không có so sánh hơn kém, đánh giá dễ coi hay khó coi, thì cái "tôi" không có cơ hội xen vào, nói cách khác bản ngã mình từ từ bị bào mòn dần dần. Nếu có so sánh hơn kém (với người hay chính bản thân mình), thì có bất mãn, có buồn chán, mặc cảm .v.v... những trạng thái này thuộc về Sân.

Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply