Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-08-30, 03:05 PM)DaiNgu Wrote: Cái link trên youtube nó mờ câm hà, coi uổng phim ghê.
Hi hi hi ... Nó free .
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-08-30, 09:13 AM)TTTT Wrote: DaiNgu, tôi không nói về nội dung của phim đâu. Tôi chỉ muốn nói là một nhà sư (sư TK) thì ông có quảng đời tu cũng khá dài, công đức coi như cũng đủ dày dặn thì tại sao lại xem phim có những cảnh máu me, trần trụi như vây? Là một nhà sư nếu có đủ đạo đức và niềm tin thì có cần đi tìm những thước phim như vậy xem để đem ra rút tỉa mấy chi tiết để "giảng đạo" hay không? Ai không biết chứ tôi sẽ phản đối tới cùng, dù Sư TK có ở trước mặt tôi bây giờ !
PS: Sẵn đây nói luôn: Tôi rất nể các anh chị em CG trong đây, ai thấy điều gì chướng mắt thì ít nhiều gì mọi người cũng dám tranh đấu nói lời hay để bảo vệ cho Chúa và Đạo CG của họ. Còn những người cứ tự xưng mình là người Đạo Phật, là Phật Tử lại là phái Nam Tông nữa mà họ lại không dám biểu hiện bất cứ một chút gì gọi là đau cho ĐG mình hết! Dzỏm quá, đạo người thì cứ xon xỏn xỏ miệng để kéo bè, kéo cánh, thật là buồn cười! Khôn chợ mà dại nhà!!!
To TTTT,
Bạn chưa từng xem phim này, chỉ nghe các anh chị em ở đây diễn tả có vài cảnh máu me, rồi bạn hô toáng lên, bạn không thích cảnh máu me, rồi đề nghị tôi xoá thread. Bạn cũng phê bình là sư sao đi coi phim ảnh nội dung như thế. Tôi cũng lịch sự nhắc khéo với bạn hôm qua là "giới luật PG Nam tông không có cấm sư (tăng) xem phim nghe nhạc." Như vậy mà bạn cũng chưa chịu hiểu, hôm nay lại viết tiếp cái post trên này. Dưới đây là vài lời với bạn TTTT:
- Người xuất gia như sư TK không có thời gian nhiều để xem phim, họ còn tu học, nghiên cứu kinh sách, và giảng giải cho Phật tử nghe. Tôi nghĩ hoạ chăng năm khi mười hoạ, sư TK mới xem một hai phim. Bạn TTTT phản đối sư TK xem phim thì vào FB (tôi không biết account của sư) mà phản đối. Bài viết điểm phim "Dây Oan" này của sư cũng đã nhiều năm rồi, không phải là mới đây.
- Bạn không thích các bài viết "điểm phim" hay truyện ngắn của sư TK thì đừng vào đọc. Yêu cầu của bạn bảo tôi phải xoá thread của tôi là đi quá đà, bạn nên tôn trọng người khác một chút.
- Từ đây trở đi, yêu cầu bạn đừng bao giờ vào những threads của tôi (bất cứ thread nào).
anatta
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,086
Threads: 13
Likes Received: 580 in 354 posts
Likes Given: 418
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Coi hết cái clip này thì mình cũng mở mang đầu óc ra được ít nhiều:
Lần đầu mới hiểu nghĩa của mấy chữ Duy Tuệ Thị Nghiệp, Tứ đại uy nghi, Y pháp bất y nhân qua lời của cô Phật tử Giao Phương ở Sài Gòn. Rất thích câu cổ nói: "Trước cái ác mà mình chấp nhận nó, không phản kháng lại thì coi như mình đứng về cái ác rồi". (Công nhận cổ vừa nói hay mà lại còn xinh thiệt luôn, "xinh" hơn anh LTP là cái cẳng rồi... ).
Riêng thầy Thích Không Tánh thì tuy còn hơi dè dặt nhưng vẫn đủ dũng khí để kết luận, VN hiện nay làm gì có tự do tín ngưỡing nữa đâu mà than với rầu.
- Mượn tạm cái thread của anh Thiền Sư chút nha. Hy vọng anh không đuổi tui như đuổi tà hén. Gì thì gì thì cái nick name Thiền Sư của anh là do trước đây tui đặt mà, chết tên luôn, đúng hông?.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Posts: 1,137
Threads: 24
Likes Received: 611 in 343 posts
Likes Given: 360
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Hôm qua tôi đã coi bộ phim Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân, nhiều năm nay tôi khg còn hứng thú coi phim nhưng nghe các bạn bàn tán nên tôi đâm tò mò. Phim này có cảnh đẹp, hữu tình, ngoài ra thì nội dung khg để lại ấn tượng đặc biệt, có lẽ trừ một cảnh "ình chéo" ngắn ngủi coi chưa đã hihi j/k. Có thể nếu coi lúc nó ra đời năm 2003, tôi sẽ thích và có cảm xúc hơn. Nói về phim PG thì có bộ phim "Kundun" của đạo diễn lừng danh Martin Scorsese, tôi coi 2 lần năm 1997 ở rạp khi nó mới được chiếu. Đây là một ngoại lệ, dù phim nào hay cách mấy tôi cũng khg bao giờ coi lại. Một lý do chính có lẽ là lúc đó tôi có hứng thú với Mật Tông.
Các bạn có thể coi phim Kundun ở trang này, có phụ đề Việt ngữ.
https://phimlau.online/su-hien-dien-kundun-1997
Posts: 248
Threads: 5
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2020
Reputation:
2
(2022-08-31, 03:59 PM)TNNA Wrote: Hôm qua tôi đã coi bộ phim Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân, nhiều năm nay tôi khg còn hứng thú coi phim nhưng coi để cho biết. Phim này có cảnh đẹp, hữu tình, ngoài ra thì nội dung khg để lại ấn tượng đặc biệt, có lẽ trừ một cảnh "ình chéo" ngắn ngủi coi chưa đã hihi j/k. Có thể nếu coi lúc nó ra đời năm 2003, tôi sẽ thích và có cảm xúc hơn. Nói về phim PG thì có bộ phim "Kundun" của đạo diễn lừng danh Martin Scorsese, tôi coi 2 lần năm 1997 ở rạp khi nó mới được chiếu. Đây là một ngoại lệ, dù phim nào hay cách mấy tôi cũng khg bao giờ coi lại. Một lý do chính có lẽ là lúc đó tôi có hứng thú với Mật Tông.
Có thể coi phim Kundun ở trang này, có phụ đề Việt ngữ.
https://phimlau.online/su-hien-dien-kundun-1997
Tối hôm qua tui cũng xem XHTĐ. Thấy cảnh đẹp quá làm ngây ngất. Cuốn phim xem thấy lòng nhẹ nhàng nên thích hơn CLĐ, dù là thích cách diễn xuất của nữ vai chính trong CLĐ. Buồn cười là xem đoạn sau, cái đoạn có thể nói là cốt yếu của cuốn phim, khi anh chàng đeo đá miệt mài leo trèo để đem tượng Phật Bà Quan Âm lên gò cao, tui lại lẩn thẫn nghĩ về câu bé đang nằm một mình trong gian chính điện, nghỉ bụng ai đang chăm sóc cu cậu nhỉ? Đoạn đường không dài, nhưng gian nan đó chắc chắn tốn rất nhiều thì giờ, rồi ông ta còn ngồi trên đồi cao nhìn tượng Phật chiêm nghiệm chuyện đời chắc quên béng cậu nhỏ đang khóc lóc, đói khát bên dưới căn nhà một mình vì bà mẹ đã chết.
Hay là lớn lên không có tình mẫu tử, và với sự chăm sóc của một người không có lòng từ bi thực sự nên cũng tạo ra bản tính hung ác cho cậu nhỏ đó trong mùa xuân kế tiếp nhỉ?
Người khôn và kẻ ngốc luôn luôn là điều bí ẩn đối với nhau.
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-08-31, 09:28 AM)Dan. Wrote: Coi hết cái clip này thì mình cũng mở mang đầu óc ra được ít nhiều:
Lần đầu mới hiểu nghĩa của mấy chữ Duy Tuệ Thị Nghiệp, Tứ đại uy nghi, Y pháp bất y nhân qua lời của cô Phật tử Giao Phương ở Sài Gòn. Rất thích câu cổ nói: "Trước cái ác mà mình chấp nhận nó, không phản kháng lại thì coi như mình đứng về cái ác rồi". (Công nhận cổ vừa nói hay mà lại còn xinh thiệt luôn, "xinh" hơn anh LTP là cái cẳng rồi... ).
Riêng thầy Thích Không Tánh thì tuy còn hơi dè dặt nhưng vẫn đủ dũng khí để kết luận, VN hiện nay làm gì có tự do tín ngưỡing nữa đâu mà than với rầu.
- Mượn tạm cái thread của anh Thiền Sư chút nha. Hy vọng anh không đuổi tui như đuổi tà hén. Gì thì gì thì cái nick name Thiền Sư của anh là do trước đây tui đặt mà, chết tên luôn, đúng hông?.
Xin đại ca Đạn tự nhiên.
Chắc Đạn viết nhầm "Tứ Oai Nghi" thành "Tứ đại uy nghi", tôi phỏng đoán vậy.
Ya... tôi nhớ nick thiền sư ra đời hồi bên LSV, riết rồi ai cũng tưởng tôi là thiền-sư thứ thiệt luôn. Nhưng mà, biết đâu gọi tên nick như vậy riết rồi có huông, tạo nên một dòng mệnh bất chợt rẽ ngang, một ngày mai nào đó tôi rời xa phố thị cũng không chừng. Viết vài dòng vui vui vậy để tạm quên đi sự mệt mỏi sau một ngày làm việc, và viết đến đây thì tôi nhớ đến 4 câu thơ hay hay mà tôi đã nghe sư cô Tâm Tâm đọc khi sư cô giảng Phật pháp cách nay vài năm, tôi cũng không biết tác giả 4 câu thơ đó, cho đến sau này tình cờ vào trang Vietheravada thì mới biết là của sư Tọai Khanh.
Mai về núi, hái lan rừng gửi phố
Thay lời chào từ một cõi sơn lâm
Buồn vui nào cũng bềnh bồng biển khổ
Nỗi nhớ người xin ra đóa... từ tâm.
(TK)
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 248
Threads: 5
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2020
Reputation:
2
Chết thật, người ta gọi anh là nick hiền lành thế mà tui cứ goi anh là anh Tà
Người khôn và kẻ ngốc luôn luôn là điều bí ẩn đối với nhau.
Posts: 6,769
Threads: 132
Likes Received: 4,468 in 1,893 posts
Likes Given: 2,176
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-08-31, 04:11 PM)DaiNgu Wrote: Tối hôm qua tui cũng xem XHTĐ. Thấy cảnh đẹp quá làm ngây ngất. Cuốn phim xem thấy lòng nhẹ nhàng nên thích hơn CLĐ, dù là thích cách diễn xuất của nữ vai chính trong CLĐ. Buồn cười là xem đoạn sau, cái đoạn có thể nói là cốt yếu của cuốn phim, khi anh chàng đeo đá miệt mài leo trèo để đem tượng Phật Bà Quan Âm lên gò cao, tui lại lẩn thẫn nghĩ về câu bé đang nằm một mình trong gian chính điện, nghỉ bụng ai đang chăm sóc cu cậu nhỉ? Đoạn đường không dài, nhưng gian nan đó chắc chắn tốn rất nhiều thì giờ, rồi ông ta còn ngồi trên đồi cao nhìn tượng Phật chiêm nghiệm chuyện đời chắc quên béng cậu nhỏ đang khóc lóc, đói khát bên dưới căn nhà một mình vì bà mẹ đã chết.
Hay là lớn lên không có tình mẫu tử, và với sự chăm sóc của một người không có lòng từ bi thực sự nên cũng tạo ra bản tính hung ác cho cậu nhỏ đó trong mùa xuân kế tiếp nhỉ?
Nếu tính toán chi ly kiểu "bới lông tìm vết" thì một cuốn phim nào cũng có nhiều chỗ sơ hở chẳng hạn như phim này lúc vào phim khi nhìn thấy chú tiểu hành hạ mấy con vật lẽ ra người sư phụ phải ngăn cản ngay từ đầu thay vì đứng theo dõi để có cớ trừng phạt cùng giáo huấn chú. Không biết đây là một sơ hở hay đạo diễn cố tình là ra như vậy giống như là người sư phụ tượng trưng cho số phận (hay gọi là gì hay hơn tui không biết) số phận cứ đẩy đưa con người theo dòng thiện ác để có ngày nhận nhân/quả và khai ngộ hay không tuỳ cơ duyên. Tôi không hiểu lắm.
Rồi đoạn khi người đệ tử phạm lỗi quay trở và có ý định tự tử nên lấy giấy viết chữ "bế" dán lên hai mắt và miệng vị sư phụ đã trừng phạt anh ta bằng cách dùng gậy đánh liên hồi lên lưng anh. Khi đánh như vậy vị cao tăng như cũng nhập vào cái tánh ác còn trong tâm thức nên ông mắt ông như cũng loé ra những tia lửa và môi ông cười rất dữ tợn hả hê.
Khác hẳn cái tâm từ bi khi ông biết học trò của ông "ình chéo" với cô nữ thí chủ, lúc đó ông chỉ ôn tồn nói "bản năng thôi mà".
Phải chăng lúc này đạo diễn muốn truyền tải một thông điệp nào đó. Thí dụ cho dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên dùng vũ lực, vũ lực sẽ cuốn chúng ta theo.
Khi người học trò trở về ông cũng tha thứ nhưng khi chàng muốn tự tử ông lại trở nên dữ tợn như vậy. Phải chăng với ông người học trò là tất cả vì trong đời ông chỉ có cậu ta là người thân duy nhất để đến nỗi khi câu ta bị cảnh sát bắt đi ông cũng tự thiêu chết luôn. Không biết các bạn Phật tử có cái nhìn như thế nào trong trường hợp này.
Tôi không đọc bài văn của sư TK để tránh bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của ông.
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-08-31, 07:14 PM)DaiNgu Wrote: Chết thật, người ta gọi anh là nick hiền lành thế mà tui cứ goi anh là anh Tà
"Tà" là đầu tiên do tôi tự xưng mình cho vui, vả lại tôi cũng không ngại khi anh hay các bạn ở đây gọi như vậy.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 1,137
Threads: 24
Likes Received: 611 in 343 posts
Likes Given: 360
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Tôi đồng ý với thầy phai về chi tiết chú tiểu nghịch, cột đá vào các con vật, lẽ ra vị sư phải tới ngăn cản chú tiểu mới phải. Còn chi tiết nhà sư mang tượng Quan Âm bồ tát trong khi em bé nằm một mình trong chùa thì có thể thông cảm, bào chữa dùm nhà sư trẻ là anh ta là người tu, lại phải bất ngờ có nhiệm vụ chăm sóc một em bé cho nên anh ta nhất thời quên bẵng mất. Nhưng có 1 cái làm hơi ngỡ ngàng là anh nhà sư trẻ giết cô vợ rồi trốn về lại chùa, anh diễn viên này khác với anh đầu. Việc an vị tượng Quan Âm bồ tát trên ngọn núi, thật ra tôi cũng khg biết có tác dụng gì hay ý nghĩa gì.
Posts: 2,086
Threads: 13
Likes Received: 580 in 354 posts
Likes Given: 418
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2022-08-31, 06:39 PM)anattā Wrote: Xin đại ca Đạn tự nhiên.
Chắc Đạn viết nhầm "Tứ Oai Nghi" thành "Tứ đại uy nghi", tôi phỏng đoán vậy.
Ya... tôi nhớ nick thiền sư ra đời hồi bên LSV, riết rồi ai cũng tưởng tôi là thiền-sư thứ thiệt luôn. Nhưng mà, biết đâu gọi tên nick như vậy riết rồi có huông, tạo nên một dòng mệnh bất chợt rẽ ngang, một ngày mai nào đó tôi rời xa phố thị cũng không chừng. Viết vài dòng vui vui vậy để tạm quên đi sự mệt mỏi sau một ngày làm việc, và viết đến đây thì tôi nhớ đến 4 câu thơ hay hay mà tôi đã nghe sư cô Tâm Tâm đọc khi sư cô giảng Phật pháp cách nay vài năm, tôi cũng không biết tác giả 4 câu thơ đó, cho đến sau này tình cờ vào trang Vietheravada thì mới biết là của sư Tọai Khanh.
Mai về núi, hái lan rừng gửi phố
Thay lời chào từ một cõi sơn lâm
Buồn vui nào cũng bềnh bồng biển khổ
Nỗi nhớ người xin ra đóa... từ tâm.
(TK)
...
- Cái câu Tứ đại uy nghi là do tui nghe cô Phật tử dễ thương Giao Phương cổ nói, nhất là vừa nghe vừa dòm cái miệng xinh xinh của cổ (miệng này bảo đảm xinh hơn miệng anh LTP rồi, khỏi cãi.. ), nên có khi nghe nhầm. Nhưng trong lòng vẫn thấy thắc mắc, chưa hiểu Tứ hay Tứ đại kia nó gồm những gì mới được gọi là uy nghi, hông ấy anh hay ai biết kể ra giùm cho tui thông suốt thêm được hông ta?.
- Đọc khúc sau tự nhiên tui cũng "đao lòng con cuốc cuốc" ghê luôn. Bởi tui cũng không biết đến lúc nào thì mình cũng nên giã từ vũ khí, (là cái keyboard đó nha, xin đừng hiểu lầm, tội nghịp) rời xa phố thị đây nữa. Có khi phải nhại thơ của ông Chương mà rằng: "Thằng ku Đạn đầu thai lầm nơi ở, Bị bạn bè oán ghét, mọi người khinh..." quá.
Nếu như lỡ có đi xa, không biết nhỏ tỳ nữ của tui ngày xưa có chạy theo níu áo và hỏi: "Quo Vadis?" nghĩa là, "Thiên sanh, đang đêm đom đóm đỏ đầy đường, đốt đuốc đi đâu đó..." hay là cứ mãi lo ca với hát?. Haizzz, tự nhiên thấy buồn bã biết bao, bỏ bạn, bỏ bè, bỏ búp bê, bỏ bông bụp, bỏ bà Ba bán bánh bò, thiệt tình thì thê thảm, thút tha thút thít... luôn.
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-08-30, 07:01 AM)Dan. Wrote: Với cá nhân tôi, những cảm thụ riêng về bài viết Dây Oan của sư TK này nó khá đơn giản, dễ hiểu trên một số vấn đề mà sư đưa ra và tôi có thể hiểu được. Lúc trước cũng đã từng coi phim này cũng như vài phim khác của ông đạo diễn họ Kim kia, tuy có nhiều chi tiết tạm cho là khá trần trụi, nhiều cảnh khá ghê gớm nhưng những cái cảm giác ghê gớm ấy nó không hề gây cho mình một điều đặc biệt bằng những điều mà mình cho là trần trụi kia. Có nghĩa là nếu chỉ xét thuần túy về khía cạnh ghê gớm hay gợi dục mà nhận xét thì xin được nói thật lòng, coi một cuốn phim 18+ hay một phim thuộc thể loại kinh dị của đạo diễn Alfred Hitchcock còn hay hơn nhiều.
Giống như ngày xưa còn đi học trong trường, giờ Văn, cô giáo của tôi hay bắt đọc một bài văn, một bài thơ, có khi là một trích đoạn trong vô số tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm ... chẳng hạn, rồi bảo chúng tôi phân tích bài văn, bài thơ ấy dựa vào những cảm nghĩ của cá nhân mình. Dĩ nhiên, tùy vào sự hiểu biết, tùy vào nhận thức của mình khi ấy mà mình tự do phát biểu, có khi nó đúng, có khi nó sai, đôi khi nó cũng khá là "tầm bậy", tỷ như bình câu thơ "Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh." trong truyện Kiều, nhiều tên còn diễn dịch ra cái gì thì tự hiểu nha.
...
Cũng như ở đây, khi sư TK viết bình luận về cuốn phim The Isle, có nhiều đoạn tôi thật sự chẳng hiểu gì, nhất là những liên quan của cuốn phim đến cái nhìn dưới góc độ của một nhà sư theo đạo Phật chẳng hạn. Cảm nhận của cá nhân luôn khác nhau, tùy thuộc vào cái quan niệm, cái vị trí, cái góc nhìn của từng người, nhưng chắc chắn sẽ có những cái giống nhau và có thể hiểu được nhau. Thí dụ như ở khúc mở đầu:
...
Mới đọc qua là đã thấy có một sự đồng cảm rồi, bởi tôi cũng sinh ra ở miền Nam, cũng từng nhiều lần lặn lội về miền Tây sông nước, vào tuốt trong trong miệt Thứ, về Năm Căn, ghé Gành Hào..., gặp được những người nông dân ở đó, chân chất, thật thà, đến bữa là phải lôi vào ăn cơm cho bằng đươc, hết cơm sai con đi nấu tiếp, thức ăn đôi khi chỉ là dĩa rau tập tàng ngoài vườn kèm con cá lòng tong nhỏ híu hay con tép đất rim mặn. Và nhất là mấy đứa con nít ở miền Tây đi bộ gần chục cây số đi học, tranh nhau leo qua mấy cây cầu khỉ, còn ở nhà chỉ biết chơi nhảy lò cò, đánh banh đũa, chơi nhảy dây, lấy đâu ra tiền mà mua được cái máy chơi game như trẻ con thành thị?. Nhớ có lần ngồi ăn cơm trưa với gia đình con bé đâu chừng 12, 13 tuổi nhỏ xíu mà đầu óc già dặn còn hơn cô gái đôi mươi, mời cơm tôi bằng một câu nói hồn nhiên, Nhà mình nghèo mình ăn cơm cá rô kho chấm bông súng, nhà người ta giàu họ ăn cơm thịt cơm chả, kệ đi chú.
Rồi có một thời gian những cô gái miền Tây ấy lên thành phố, cố tập thoa son thoa phấn lên mặt, cố tập ưỡn tới ẹo lui, sắp hàng dọc để cho mấy thằng Hàn thằng Đài già cú đế nó săm soi, ngắm nghía, rờ mó chọn lựa. Ai hên có vé đi Hàn, đi Đài, ai xui đi vào mấy cái quán đèn mờ hay dạt ra công viên, ngõ hẻm, đầu đường xó chợ. Ở miền Tây bây giờ đâu có hiếm gì những xóm Hàn quốc, xóm Đài Loan. Có một thời gian câu "Gái miền Tây" luôn ám chỉ một món hàng nổi tiếng từ Nam ra tới Bắc!. Sẽ có người lên giọng đạo đức mà khinh bỉ họ, chê trách họ, không trách được, nhưng ít ai biết đằng sau những việc làm đó luôn có một câu chuyện kèm theo, nhà không có được một cục đất chọi chim, cha yếu mẹ già em thơ nheo nhóc, gánh nặng cơm áo gạo tiền ngày ngày đè nặng lên vai họ, biết sao giờ?.
Ai ngày xưa có "hân hanh" được học dưới mái trường Xếp Hàng Cả Ngày hẳn còn nhớ đến môn Văn học nói về hiện thực xã hội. Dù sao thì họ cũng rất khôn ngoan, hiện thực xã hội là nói về xã hội của tụi mày ngày xưa hay của bọn tư bản dẫy chết, thí dụ như Người mẹ cầm súng, Đất nước đứng lên, Bỉ võ hay Tắt đèn thôi. Cấm không được phê phán hiện thực xã hội chủ nghĩa của bọn tau, dù cho nó đầy rẫy những hoàn cảnh nghèo khó khác từ Bắc vô Nam mà nếu chịu khó tìm hiểu sẽ biết thôi. Thời buổi bây giờ, cái ổ chó cỏ của chị Dậu được bao tiền mà phải bán?. Bán thân, bán mình nhiều tiền hơn chú ạ. (Nhại lời con bé con của tôi ngày xưa thôi.).
...
Quá đúng, tất cả nguyên do để có bài viết nói trên dường như chỉ xuất phát từ cái tâm niệm được bôi đậm này. Và tôi tự thấy mình hơi ác khi trước đây xem phim ấy vì mục đích này, đó là muốn mục kích một cảnh đời tăm tối. Và liên tưởng đến nhiều cảnh đời khác có khi còn tăm tối hơn ở cái xã hội mà tôi đang sống, ác quá ác luôn. Người ta chỉ muốn nói về những cái tốt cái đẹp có thể vì hai lý do, một là họ muốn quên cái cảnh đời tăm tối đã từng có ấy, hai là khi họ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện, từ nhỏ đến lớn chẳng biết mùi khổ cực là gì, bây giờ thì chắc không thể nào biết nữa rồi, bởi có ở đó đâu mà biết?. Khỏi cần biết luôn cho khỏe đầu óc. Ra đi là chấm hết, chặt cua là khuất bóng, vậy thôi.
...
Câu kết này thì tôi hiểu, dường như hiểu khá rõ hơn là mấy đoạn trện thì phải. Riêng cái câu Start chỗ nào thì cũng Exit chỗ đó thì hơi lăn tăn một chút. Bắt đầu ở đâu thì thoát ra ở đó?. Sao không nói Bắt đầu chỗ nào thì Chấm dứt ở chỗ đó há?.
Theo cách nghĩ đơn giản của mình thì xem ra Phật pháp cũng dễ hiểu y như Giáo lý của CG vậy, muốn phức tạp thì nó sẽ phức tạp, còn muốn hiểu đơn giản thì nó cũng đơn giản vô cùng, quan trong bây giờ là cái NIỀM TIN của mình nó quyết định mình nên theo đạo nào mà thôi.
Định hôm qua viết vài lời chia sẻ với Đạn bài điểm phim của sư Toại Khanh cùng đoạn bôi đậm trên. Hôm nay mới viết được.
Tôi đọc đoạn đầu bài viết của sư về cảnh miền quê sông nước làm tôi liên tưởng nhớ lại hồi thanh thiếu nên khi còn ở VN, có vài năm tôi về sống ở quê nội của tôi. Trước mặt nhà nội của tôi là dòng sông nhè nhẹ trôi chảy theo con nước ròng nước lớn. Nhớ có những buổi chiều mưa, tôi lội sông cấm câu cá bống ở các bụi bụp bè ven hai bờ sông. Mưa rơi lộp độp trên mặt sông, nước mưa thì lành lạnh nhưng ở dưới mặt nước của dòng sông thì ấm áp. Cấm câu xong, lên bờ vào nhà nghỉ ngơi một chút, rồi lội xuống sông để thăm câu. Cá bống cát trời mưa mà kho tiêu mà ăn với dưa leo hay rau sống thì ngon bá cháy. :) Nhớ những lúc vào mùa mưa, mùa nhổ mạ cấy lúa, đi ra ngoài đồng ruộng tìm rau để ăn, đi đến các con mương nho nhỏ khoảng một mét rưỡi bề ngang, sâu cũng khoảng đó, nước trong veo, ở đáy mương là những bụi những chùm rau dừa, càng cua, và rau đắng với những cọng rau non ỏn, dài và mập; lội xuống hốt một mớ về. Rau đắng thì xào mở tỏi, rau càng cau thì trộn dấm, rau dừa thì để nguyên và ăn cơm với mắm kho... ăn không biết ngán, đến khi cái bụng tưng tức mới buông đủa xuống.
Bây giờ chia sẻ với Đạn một chút về suy nghĩ của mình ở đoạn cuối trên. Sư viết, Cái này sinh (có), thì cái kia sinh (có), cái này diệt thì cái kia diệt... là những lời mà đức Phật nói lên ở tiền đề trước khi giảng Thập Nhị Nhân Duyên. Rồi sư viết, Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức... là tiêu biểu chi cho vài nhân duyên đầu tiên của vòng Thập Nhị Nhân Duyên. Đức Phật hoằng pháp độ sinh mấy mươi năm, nhưng gom cô đọng lại chỉ là Thiện và Bất thiện. Có người sẽ nói còn Niết Bàn nữa chi, phải, nhưng ngài chỉ nêu lên vài đoạn ngắn nói về trạng thái Niết Bàn, Niết Bàn là pháp vô vi, vong bặt ngôn ngữ. Start chỗ nào thì Exit chỗ đó theo tôi hiểu là vì có (Start) Vô Minh nên có (quả) Hành (Thiện và Ác tạo nên dòng sanh tử luân hồi), vây nếu muốn chấm dứt Hành thì phải truy tìm nhân (duyên) Vô Minh.
Đức Phật có cách nói khác nữa, mà cũng là nói về Nhân Quả liên hệ đến Thập Nhị Nhân Duyên. Hai vị đại đệ tử của đức Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trước khi gặp Phật thì hai người là anh em bạn, gia thế của cả hai rất giàu có. Tuy nhiên hai người lại chọn con đường tu hành. Hai người đi học với vài vị thầy nhưng không vừa ý, nên rời đi tìm kiếm thầy khác. Ngày nọ, ngài Xá Lợi Phất đang trên đường đi thì tình cờ thấy một vị sư có phong thái ung dung tự tại, thanh thoát, trong sạch. Vị sư này tên là Asajji, là một trong năm anh em Kiều Trần Như mà Đức Phật độ đầu tiên sau khi ngài thành đạo. Cả năm người đều đã đắc ngộ.
Ngài XLP mới đến hỏi vị sư theo học giáo lý nào, thầy là ai...?
Ngài Asajji mới trả lời, thầy của bần tăng là Sa Môn Cồ Đàm, dạy như sau: " Về các pháp phát sinh từ một nhân, Như Lai đã chỉ rõ, và cũng chỉ rõ sự diệt các pháp đó. Đó là lời dạy của Như Lai". Sau khi nghe xong, ngài XLP giác ngộ Sơ quả Tu Đà Hoàn, nhập vào dòng thánh. Có thể nói, ngài XLP đã hội đủ duyên lành, và chỉ chờ một nhân tố nào đó kích động nhẹ nhàng thôi là bừng tỉnh.
PS. Tôi đọc đoạn của ngài Asajji không biết bao nhiêu lần, nhưng cái đầu, cái tâm trơ trơ như gỗ, chắng có nhúc nhích tí gì cả.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 248
Threads: 5
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2020
Reputation:
2
Nếu nó nhúc nhích thì chúng ta đã mất anh Tà trong VB
Người khôn và kẻ ngốc luôn luôn là điều bí ẩn đối với nhau.
Posts: 1,248
Threads: 26
Likes Received: 442 in 224 posts
Likes Given: 543
Joined: Jun 2021
Reputation:
42
(2022-08-31, 08:11 PM)Dan. Wrote: - Cái câu Tứ đại uy nghi là do tui nghe cô Phật tử dễ thương Giao Phương cổ nói, nhất là vừa nghe vừa dòm cái miệng xinh xinh của cổ (miệng này bảo đảm xinh hơn miệng anh LTP rồi, khỏi cãi.. ), nên có khi nghe nhầm. Nhưng trong lòng vẫn thấy thắc mắc, chưa hiểu Tứ hay Tứ đại kia nó gồm những gì mới được gọi là uy nghi, hông ấy anh hay ai biết kể ra giùm cho tui thông suốt thêm được hông ta?.
-
Tứ Oai Nghi là bốn nghi biểu chính của thân: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
|