2022-07-25, 11:37 PM
Ráp nhạc Anh Bằng, nhớ Nguyễn Tất Nhiên, nhớ Nguyễn Tất Nhiên rồi tìm Nguyễn Tất Nhiên, tìm Nguyễn Tất Nhiên với Trúc Đào rồi lại tìm đọc lại thơ Nguyễn Tất Nhiên. Đọc lại thơ Nguyễn Tất Nhiên lại muốn biết nhiều hơn về Bùi Thị Duyên. Hm, con người đúng là lòng tham không đáy, cứ muốn thoả mãn cái hứng thú bất chợt.
Nguyễn Tất Nhiên mất để lại trong lòng người yêu thơ sự mất mát chân thật. Bởi thơ ông chỉ quấn quít trong cái đời thường vương mang, đó là tình cảm. Nhưng nó thật mà lại hay. Chuyện tình cảm biết bao nhiều người làm thơ để tán tụng hoặc xỉ vả nó. Nhưng khi đến Nguyễn Tất Nhiên làm thơ thì cái trải lòng nó trở thành hay ho đến thế.
Nguyễn Tất Nhiên: Một đời thơ bi thiết
Nguyễn Tất Nhiên là một hiện tượng của văn học miền Nam những năm 1970-1975. Tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 18 tuổi, với những hình ảnh và ngôn từ khá lạ lẫm. Ngay lập tức, một số bài trong tập thơ này đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ bài Vì tôi là linh mục tuyệt hay:
“Vì tôi là linh mục
Giảng lời tình nhân gian...
Một tín đồ duy nhất
Đã thiêu hủy lầu chuông…
Vì tôi là linh mục
Không biết rửa tội người
Nên âm thầm lúc chết
Tội mình còn thâm vai”…
Riêng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ một loạt thơ Nguyễn Tất Nhiên thành những ca khúc rất được yêu thích.
Một thời gian sau tôi thấy Nguyễn Tất Nhiên chạy một chiếc xe Honda nữ còn mới, nhìn rất tức cười. Bởi chiếc xe dành cho nữ khá thấp trong khi Nhiên cao lều khều, người gầy, chân tay dư thừa lòng khòng. Nhiên bảo tiền nhuận bút thơ mình Phạm Duy phổ nhạc đấy. Tôi cũng không hỏi thêm Phạm Duy trả hay ai trả và trả bao nhiêu. Sau này, khoảng cuối năm 1974, khi tôi gặp Phạm Duy trong lần ông lên Buôn Ma Thuột trình diễn chung với một ca sĩ du ca nổi tiếng người Mỹ, tôi hỏi chuyện này, Phạm Duy bảo chắc người in nhạc ông trả chứ ông đâu biết mặt mũi Nguyễn Tất Nhiên ra sao đâu!
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (thứ hai từ trái qua) và các bằng hữu tại tư gia ở Westminster, Hoa Kỳ.
Nguyễn Tất Nhiên tên thật Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 tại Biên Hòa. Khi mới học đệ tứ (lớp 9 bây giờ) Trường Trung học Ngô Quyền, anh đã có thơ in chung trong tập Nàng thơ trong mắt. Và hai năm sau, anh có tập thơ riêng Dấu mưa qua đất. Cả hai tập thơ này đều với bút hiệu Hoài Thi Yên Thi. Tập thơ Thiên tai với bút danh Nguyễn Tất Nhiên xuất bản năm 1970 đã đưa tên tuổi anh thành một khuôn mặt đặc biệt của thi ca bấy giờ. Nguyễn Tất Nhiên có ba em trai: Nguyễn Hoàng Đệ (chết lúc nhỏ), Nguyễn Hoàng Nam hiện là đạo diễn điện ảnh và Nguyễn Hoàng Thi là ca sĩ-nhạc sĩ. Cả hai hiện định cư ở Hoa Kỳ với cha mẹ.
PHẠM CHU SA
Nguyễn Tất Nhiên mất để lại trong lòng người yêu thơ sự mất mát chân thật. Bởi thơ ông chỉ quấn quít trong cái đời thường vương mang, đó là tình cảm. Nhưng nó thật mà lại hay. Chuyện tình cảm biết bao nhiều người làm thơ để tán tụng hoặc xỉ vả nó. Nhưng khi đến Nguyễn Tất Nhiên làm thơ thì cái trải lòng nó trở thành hay ho đến thế.
Nguyễn Tất Nhiên: Một đời thơ bi thiết
Nguyễn Tất Nhiên là một hiện tượng của văn học miền Nam những năm 1970-1975. Tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 18 tuổi, với những hình ảnh và ngôn từ khá lạ lẫm. Ngay lập tức, một số bài trong tập thơ này đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ bài Vì tôi là linh mục tuyệt hay:
“Vì tôi là linh mục
Giảng lời tình nhân gian...
Một tín đồ duy nhất
Đã thiêu hủy lầu chuông…
Vì tôi là linh mục
Không biết rửa tội người
Nên âm thầm lúc chết
Tội mình còn thâm vai”…
Riêng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ một loạt thơ Nguyễn Tất Nhiên thành những ca khúc rất được yêu thích.
Đòi nhuận bút những bài thơ phổ nhạc
Tôi quen Nguyễn Tất Nhiên khoảng đầu năm 1971, khi Nhiên đến tòa soạn tặng tôi tập thơ Thiên tai. Sau đó tôi thường gặp Nhiên ở nhà Du Tử Lê. Gọi là nhà nhưng đó chỉ là một căn phòng nhỏ trong cư xá Bưu Điện, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), nơi vợ chồng Du Tử Lê thuê ở tạm trong thời gian chờ mua nhà ở làng báo chí. Căn phòng chỉ rộng chừng vài chục mét vuông mà chị Thụy Châu, vợ Du Tử Lê, vừa làm nơi nấu nướng, ăn ngủ, tiếp khách. Vậy mà mỗi lần Nhiên đến ngủ lại, chiếm cái bàn viết của anh Lê, ngồi làm thơ, cả đêm uống trà, cà phê, hút thuốc khói bay mù mịt cả căn phòng.
Theo lời Du Tử Lê thì anh là người chọn và đưa những bài thơ Nguyễn Tất Nhiên cho Phạm Duy phổ nhạc. Nổi tiếng nhưng Nhiên vẫn nghèo kiết xác. Rồi không biết ai “xúi” Nhiên đòi Phạm Duy trả tác quyền mấy bài thơ phổ nhạc bởi Nhiên khá ngây thơ, chẳng quan tâm chuyện gì ngoài chuyện làm thơ. Về sau tôi mới biết là do Lê Cung Bắc. Lê Cung Bắc kể chuyện anh quen Nhiên: Một lần anh đến Biên Hòa, vừa xuống xe thì có một thanh niên cao, gầy, rất lãng tử bước đến hỏi: “Có phải anh là Lê Cung Bắc?”, Bắc gật đầu. Lê Cung Bắc bấy giờ là diễn viên kịch nói tên tuổi, thường xuất hiện trên truyền hình nên nhiều người biết. Chàng thanh niên tự giới thiệu là Nguyễn Tất Nhiên. Bắc đã đọc và thích thơ Nhiên nên từ đó hai người thân với nhau. Biết được chuyện Phạm Duy phổ nhạc thơ Nhiên nhưng không hỏi và cũng không trả đồng nhuận bút nào, Lê Cung Bắc bèn đưa Nhiên đến gặp Chu Tử, chủ bút nhật báo Sóng Thần, bởi Bắc có tên trong nhóm chủ trương báo này. Nhà văn Chu Tử, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng Sống, Yêu, Ghen, Loạn… cùng gốc người Bắc và cũng trạc tuổi Phạm Duy, vốn không ưa Phạm Duy nên ông “phang” ngay một bài khá cay trên mục Ao thả vịt của ông!
Một thời gian sau tôi thấy Nguyễn Tất Nhiên chạy một chiếc xe Honda nữ còn mới, nhìn rất tức cười. Bởi chiếc xe dành cho nữ khá thấp trong khi Nhiên cao lều khều, người gầy, chân tay dư thừa lòng khòng. Nhiên bảo tiền nhuận bút thơ mình Phạm Duy phổ nhạc đấy. Tôi cũng không hỏi thêm Phạm Duy trả hay ai trả và trả bao nhiêu. Sau này, khoảng cuối năm 1974, khi tôi gặp Phạm Duy trong lần ông lên Buôn Ma Thuột trình diễn chung với một ca sĩ du ca nổi tiếng người Mỹ, tôi hỏi chuyện này, Phạm Duy bảo chắc người in nhạc ông trả chứ ông đâu biết mặt mũi Nguyễn Tất Nhiên ra sao đâu!
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (thứ hai từ trái qua) và các bằng hữu tại tư gia ở Westminster, Hoa Kỳ.
Vẫn lơ ngơ chân không chạm đất
Sau ngày 30-4-1975 vài tháng, Nguyễn Tất Nhiên từ Biên Hòa xuống Sài Gòn thăm tôi. Nhiên gầy hơn, cao lêu nghêu và đen nhẻm. Vẫn đôi dép lẹp xẹp, áo bỏ ngoài quần, trông còn lè phè hơn xưa. Nhiên bảo lúc này làm việc ở Hợp tác xã Xe lam. Bữa nay được nghỉ, Nhiên đi Sài Gòn mua ít đồ, tiện ghé thăm tôi. Tối đó Nhiên ở lại, hai thằng ngồi lai rai hết mấy xị đế ở hành lang căn gác tôi ở trọ. Và cùng ngủ ngồi bởi nơi tôi ở ghép trên đường Nguyễn Huỳnh Đức (Phú Nhuận) nhà chật chội, khá đông người, không có chỗ cho hai đứa. Từ đó tôi không gặp Nhiên. Khoảng đầu những năm 1980, tôi nghe tin Nhiên vượt biên, sang định cư ở Pháp, rồi sau lại nghe Nhiên sang Mỹ. Nhiên lấy vợ tôi không hay nhưng tin Nhiên mất tới tôi rất nhanh, qua một người bạn từ Mỹ về báo.
Mãi đến năm 2014 tôi qua Mỹ mới được nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ và đạo diễn Nguyễn Hoàng Nam, em trai Nguyễn Tất Nhiên, đưa tôi đến thăm mộ Nhiên. Không tìm đâu ra nén nhang, tôi xin Nguyễn Lương Vỵ điếu thuốc, đốt gắn trên mộ bạn nằm dưới bóng cổ thụ trong Vườn Vĩnh Cửu, nghĩa trang Westminster, California tĩnh mịch, yên bình.
Những câu thơ tiên tri về bi kịch cuộc đời
Tôi được nghe kể lại, thời gian sau khi ly hôn Nguyễn Tất Nhiên sống cô độc trên chiếc xe hơi cũ, lang thang vô định. Trong xe của Nhiên lúc nào cũng có một bịch khoai tây sống để ăn tạm khi đói. Rồi một ngày người ta tìm thấy anh nằm chết trên xe đậu trong sân một ngôi chùa. Tôi nghe mà lòng nghẹn đắng, thương bạn. Tôi nhớ bạn tôi vốn có nét mặt khắc khổ, ít khi thấy hắn cười, có cười thì nụ cười méo xệch. Thơ cũng như người. Thơ Nguyễn Tất Nhiên khi trẻ là những bài thơ thất tình đã được Phạm Duy phổ nhạc. Nhân vật Duyên trong Khúc tình buồn là một bạn học lớp đệ ngũ, đệ tứ (lớp 8, lớp 9) khi mới 14-15 tuổi. Cô Bùi Thị Duyên hiện định cư ở Michigan, Hoa Kỳ. Cô cho biết chỉ là bạn học thôi nhưng Hải (NTN) thích và làm thơ tặng thì mình nhận. Nhưng vẫn thường nói với Hải bấy giờ mình mãi mãi chỉ là bạn thôi. Và Hải cũng gật đầu. Khi lớn hơn một chút, thơ Nguyễn Tất Nhiên bi thiết não lòng. Khi mới hai mươi, Nguyễn Tất Nhiên đã có những câu thơ bi thiết định mệnh: Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ/ Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian/ Phải đau theo từng hớp rượu tàn/ Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định…” (Giữa trần gian tuyệt vọng, 1972). Bốn câu thơ này được khắc trên mộ bia Nguyễn Tất Nhiên. Cả bài thơ tặng sinh nhật vợ sắp cưới cũng là những vần thơ sầu thảm như một lời tiên tri về những bi kịch sẽ đến: “Khổ đau oằn nặng sinh thời/ Yêu ai tôi chỉ có lời thở than…/ Lôi người té sấp, gian nan/ Lỗi tôi, ừ đó, muôn phần lỗi tôi!”.
Minh khúc 90, Nguyễn Tất Nhiên làm sau khi ly hôn, nhiều câu đọc lên mà nghe nhói lòng: “Đường không gian - đã phân ly/ Đường thời gian - đã một đi không về/ Những con đường mịt sương che/ Tôi vô định lái chuyến xe mù đời/ Cu Tí ngủ gục đâu rồi?/ Băng sau nhìn lại bời bời nhớ con...”. Những câu thơ xé lòng của một thi sĩ đi đến tận cùng nỗi bi thiết.
Chuyện cái bút danh
Về chuyện bút danh Nguyễn Tất Nhiên, sau này tôi nghe nói sau khi Nhiên chết, ở Mỹ có người bàn tán về cái bút danh ngộ nghĩnh Nguyễn Tất Nhiên. Chính Nguyễn Tất Nhiên kể với tôi là khoảng năm 1969, lần đầu gặp Du Tử Lê, nhà thơ thần tượng của anh bấy giờ, tại quán Cái Chùa (La Pagode), Sài Gòn, anh rụt rè hỏi: “Cái bút hiệu Hoài Thi Yên Thi bạn em bảo hơi “sến” phải không anh?”. Du Tử Lê buột miệng: “Tất nhiên”. Rồi hỏi: “Họ Nguyễn hả?”. Hải gật đầu. Du Tử Lê bảo: “Thì lấy Nguyễn Tất Nhiên đi!”. Và từ đó bút danh Nguyễn Tất Nhiên đi theo anh đến hết cuộc đời như một định mệnh nghiệt ngã. Khởi đầu từ tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970 đến khi thi sĩ nằm chết lặng lẽ trong chiếc xe hơi cũ ở sân chùa khu Garden Grove, California mùa thu năm 1992, ở tuổi 40.
PHẠM CHU SA