2022-09-21, 05:25 AM
(2022-08-30, 02:57 PM)phai Wrote: Thấy họ làm sạnh sẽ như vầy có mua mắc hơn cũng đáng tiền.
Hy vọng họ không làm video chỉ để quảng cáo.
Không ăn mì . =)
Lại mì gói
|
2022-09-21, 05:25 AM
(2022-08-30, 02:57 PM)phai Wrote: Thấy họ làm sạnh sẽ như vầy có mua mắc hơn cũng đáng tiền. Không ăn mì . =)
2022-11-02, 01:06 PM
(2022-07-22, 03:03 PM)005 Wrote: Các nước châu Âu cảnh báo mì ăn liền Việt Nam ‘có hóa chất cấm’ Việt Nam yêu cầu EU giảm biện pháp kiểm tra chất cấm trong mì ăn liền Mì ăn liền của Việt Nam bị EU liệt kê là sản phẩm phải tuân theo các quy định về kiểm soát dư lượng EO kể từ tháng 2/2022. Bộ Công Thương Việt Nam vừa yêu cầu Văn phòng SPS Việt Nam (Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật của WTO tại Việt Nam) có ý kiến với EU xem xét giảm thiểu các biện pháp kiểm tra sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam về dư lượng ethylene oxide (EO), còn được gọi là “chất cấm” hoá học trong thực phẩm. Yêu cầu của Bộ Công Thương được đưa ra trong một tài liệu được gửi tới Văn phòng SPS vào ngày 28/10 để chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ 84 của Ủy ban SPS của WTO. Trước đó, vào tháng 2 năm 2022, EU đã liệt kê mì ăn liền của Việt Nam là sản phẩm phải tuân theo các quy định về kiểm soát dư lượng EO. Trong tháng 7 vừa qua, hàng loạt các nước EU đã đưa ra cảnh báo và cấm một số loại mì ăn liền và bánh phở khô của Việt Nam vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU. Trong đó, Đức cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà và hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Thuận An, Bình Dương) có chứa chất cấm ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU. Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon, quận Tân Phú, TP.HCM) và trả lại hàng. Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia vì lý do bánh phở được sản xuất từ gạo biến đổi gene bất hợp pháp nên nước này thu hồi sản phẩm. “Cho tới nay, qua hơn 8 tháng triển khai quy định trên, việc cấp chứng nhận cho từng lô hàng mì ăn liền xuất khẩu vào EU đã và đang tạo gánh nặng đáng kể về hành chính và chi phí thương mại đối với Việt Nam”, Tạp chí Thương Trường dẫn văn bản của Bộ Công thương nói. Bộ ngày đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thảo luận với các cơ quan liên quan và giải trình sự khác biệt trong việc áp dụng các quy định về kiểm soát dư lượng EO đối với thực phẩm ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Bộ Công thương cũng yêu cầu EU cung cấp số liệu thống kê và đánh giá về việc kiểm soát dư lượng EO trong mì ăn liền của Việt Nam kể từ tháng 2 năm 2022, giảm thiểu các biện pháp kiểm tra EO cũng như yêu cầu về giấy chứng nhận dư lượng EO, từ đó từng bước loại bỏ các biện pháp này. Việc sử dụng EO trong thực phẩm, nông nghiệp hay giới hạn về dư lượng EO trong thực phẩm đã được nhiều quốc gia trên thế giới quy định và áp dụng chặt chẽ lâu nay. Tại EU, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp. Cho đến nay, Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm. /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/6816854.html
2023-01-31, 11:20 AM
Dường như các công ty Việt Nam không học hỏi được gì.
Ủy ban châu Âu kiểm soát chất Ethylene Oxide trong mì ăn liền, thanh long từ Việt Nam Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock)
Ngày 30/1, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Ủy ban châu Âu tiếp tục đưa mì ăn liền và thanh long của Việt Nam vào diện kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất kiểm tra 20% về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (tồn dư chất Ethylene Oxide – EO). Năm 2022 vừa qua, hàng loạt vụ thu hồi và tiêu hủy mì ăn liền có xuất xứ từ Việt Nam tại các thị trường nước ngoài do có chứa chất EO vượt mức quy định. Năm 2022, mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam bị nhiều quốc gia thu hồi và tiêu hủy vì chứa chất EO vượt mức. (Ảnh minh họa: Kit Leong/Shutterstock) Theo thông tin của Bộ Công thương Việt Nam hôm 30/1, mì ăn liền và thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu với tần suất tới 20%. Đây là thông báo của Ủy ban châu Âu quy định về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường thuộc khối Liên minh châu Âu (EU). Theo thông báo mới, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% như: Rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát. Tuy vậy, mặt hàng đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%. Bên cạnh đó, mặt hàng ớt vẫn còn nằm trong danh mục kiểm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm soát chất lượng là 50%. Trước đó, mặt hàng mì ăn liền xuất xứ từ Việt Nam đã vướng rất nhiều vụ thu hồi và tiêu hủy tại các thị trường như: Đài Loan, Ireland, Malta, Đức, Ba Lan, v.v… Đáng chú ý, vào tháng 7/2022, tờ Focus Taiwan từng đưa tin, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) cho biết một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam đã bị các quan chức Hải quan Đài Loan thu giữ và tiêu hủy sau khi bị phát hiện có chứa thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng tại quốc gia này. Cụ thể, các quan chức hải quan đã thu giữ các lô hàng tổng cộng 1.116 kg (hơn 1,1 tấn) được nhập khẩu bởi Công ty Simple Mart Retail từ Việt Nam. Số lô hàng này được phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong một gói gia vị bên trong một loại mì ăn liền (có tên là JINRO RAMENJ INRO) với hương vị thịt bò kiểu Hàn Quốc (chứa khoảng 63.729 phần triệu ppm dư lượng chất EO), TFDA Đài Loan cho biết. Tới tháng 8/2022, TFDA (thuộc Bộ Y tế Đài Loan) tiếp tục thu giữ và tiêu hủy 1.440 kg (hơn 1,4 tấn) mì Omachi xốt tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Công ty Qianyu (Thiên Du). Cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện trong gói bột gia vị mì gói hương vị tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide. Tháng 11/2022, Bộ Công thương Việt Nam cho biết Cơ quan TFDA lại công bố một lô hàng (khoảng 945 kg) mì ăn liền tôm chua cay nhãn hiệu Gấu Đỏ (tên tiếng Anh là SOUR-HOT SHRIMP FLAVOR INSTANT NOODLES) bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide (EO) ở Đài Loan. Sản phẩm này của Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) và được một doanh nghiệp của Đài Loan nhập khẩu. Qua kiểm tra, cơ quan Đài Loan phát hiện tại cửa khẩu hàm lượng chất cấm không phù hợp tiêu chuẩn. Trong đó, hàm lượng Ethylene Oxide (EO) được phát hiện lần này không chỉ trên gói gia vị (3,438mg/kg) mà còn phát hiện cả ở vắt mì (0,107mg/kg). /* nguồn: https://vietluan.com.au/96586/tin-the-gi...rieu-tien/
2023-01-31, 11:43 AM
(2023-01-31, 11:20 AM)005 Wrote: Dường như các công ty Việt Nam không học hỏi được gì. Dạ bên này muội thấy ít mì gói hơn bên Mỹ, mấy hiệu bên Europe cấm muội thấy bên Mỹ bán đầy ở mấy chợ VN. Hầu như kg thấy mấy hiệu của VN ở chợ bên này luôn, ở đây có hiệu Kabuto theo vị Nhật làm ở Anh cũng ngon lắm và popular lắm.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-01-31, 11:54 AM
(2023-01-31, 11:43 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ bên này muội thấy ít mì gói hơn bên Mỹ, mấy hiệu bên Europe cấm muội thấy bên Mỹ bán đầy ở mấy chợ VN. Hầu như kg thấy mấy hiệu của VN ở chợ bên này luôn, ở đây có hiệu Kabuto theo vị Nhật làm ở Anh cũng ngon lắm và popular lắm. Hai bên làm việc khác nhau, tờ Gác dan của Anh viết vậy nè Bạch y nữ hiệp: Gác-dan Wrote:Chemical safety processes in the EU and US work in starkly different ways. Where European policy tends to take a precautionary approach – trying to prevent harm before it happens – the US is usually more reactive. Nghĩa là EU làm việc theo kiểu phòng cháy, US làm việc theo kiểu chữa cháy.
2023-02-01, 10:28 PM
2023-02-12, 01:23 AM
(2023-01-31, 11:43 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ bên này muội thấy ít mì gói hơn bên Mỹ Hôm nọ mình đọc câu này của Bạch y cô nương không hiểu, mình nghĩ là mì gói chỉ bán cho người Á Châu ăn chứ người Tây phương thì có tiêu thụ là bao. Bên Đức (Châu Âu thì không dám nói) mì gói ít ai tóc vàng biết, có thể họ có nghe, nhưng thử và bán thì là "hàng hiếm". Hôm nay đọc bài báo này mới biết dân Mỹ cháp mì gói bạo quá, không riêng gì dân Mỹ gốc Á ha. Có cả thống kê nghĩa là sức tiêu thụ chè to, ủa lộn "đại trà" rồi, vô cùng phổ biến và được yêu chuộng: Gần 1/3 số vụ trẻ em ở Mỹ bị phỏng nước sôi là do mì ăn liền February 11, 2023 CHICAGO, Illinois (NV) – Gần 1/3 số vụ trẻ em ở Mỹ bị phỏng nước sôi là do mì ăn liền, theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia University of Chicago, CNN đưa tin hôm Thứ Bảy, 11 Tháng Hai. Theo cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí “Phỏng,” nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm điều trị phỏng của đại học này kiểm tra dữ liệu tất cả trẻ em được đưa tới trung tâm do bị phỏng nước sôi từ năm 2010 tới 2020. Trong số tổng cộng 790 vụ trẻ em bị phỏng, 31% do mì ăn liền. “Hầu như cứ hai đứa trẻ tới chỗ chúng tôi điều trị thì một đứa bị phỏng do mì ăn liền, do đó chúng tôi muốn kiểm tra dữ liệu xem xu hướng đó ra sao,” ông Sebastian Vrouwe, thành viên nhóm nghiên cứu và giáo sư giải phẫu University of Chicago Medicine, cho hay trong thông cáo báo chí. “Chúng tôi hy vọng sẽ đặt nền tảng cho việc soạn chương trình phòng ngừa phỏng trong tương lai, vì về căn bản, mọi trường hợp trẻ em bị phỏng đều ít nhiều phòng ngừa được.” Ông Vrouwe cho biết nhóm ông không ngờ mì ăn liền là nguyên nhân lớn làm trẻ em bị phỏng như vậy. “Chúng tôi ngạc nhiên vì vấn đề này lớn như vậy. Vấn đề này cho thấy nâng cao nhận thức về loại phỏng này có thể gây tác động đáng kể lên những cộng đồng mà trung tâm điều trị phỏng của chúng tôi phục vụ,” ông Vrouwe cho hay. Cũng theo cuộc nghiên cứu, tùy vào hoàn cảnh mà trẻ em này dễ bị phỏng do mì ăn liền hơn những trẻ em khác. Theo đó, trung bình, trẻ em bị phỏng rất có thể là da đen và ở khu phố nghèo. Nhóm nghiên cứu cho rằng xu hướng đó có lẽ do mì ăn liền là món rẻ tiền. Do xu hướng đó, “nếu toàn cầu cố gắng giải quyết nạn trẻ em đói nghèo thì sẽ có thể góp phần phòng ngừa trẻ em bị phỏng,” nhóm nghiên cứu viết. Trong thông cáo báo chí, ông Vrouwe giải thích rằng sự giám sát của người lớn là biện pháp phòng ngừa thiết yếu để giảm tình trạng trẻ em bị phỏng do mì ăn liền cũng như món ăn khác. (Th.Long) [qd] /* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/phu-nu/gan-1-...i-an-lien/
2023-02-12, 01:05 PM
Dạ Mỹ cũng xực mì ăn liền nhiều lắm ngũ ca ơi. Mỹ sản xuất cup o’ noodle từ rất rất là lâu rồi luôn á.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-02-13, 12:39 AM
(2023-02-12, 01:05 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ Mỹ cũng xực mì ăn liền nhiều lắm ngũ ca ơi. Mỹ sản xuất cup o’ noodle từ rất rất là lâu rồi luôn á. Bên 5 chỉ có "súp ăn liền" với mùi vị hóa học (rất ghê ) ...từ lâu lắm, chứ không có mì ăn liền. Mãi cho đến khi mì gói châu Á theo người châu Á đến đây và dừng chân trong tiệm châu Á chứ cũng không thoát ra được đến nhà bếp người nước này. |
« Next Oldest | Next Newest »
|