Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

TIN THẾ GIỚI
(2022-05-12, 11:26 AM)Mi. Wrote: Thankyou Cụ giải thích.  Mi thì cho là hai chữ đều có ý nghĩa ngang nhau.  Giống như ngoài Bắc gọi Mẹ, trong Nam kêu là Má, Mỹ thì gọi là Mom vậy  Shy 

Nếu nói CG “thù CS dai hơn” thì có ... oan cho những ngừơi CG nhưng không thù CS và ngựơc lại không cụ  Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Theo Mi thấy “thù CS” hay không thì cũng ít nhiều tuỳ vào sự mất mát, tổn thương, đau khổ và cảm nhận của cá nhân họ bị ảnh hưởng như thế nào, đến mức độ nào dưới sự cai trị của chủ nghĩa, thế lực đó.  Không nhất thiết là tôn giáo mà lòng căm thù cncs cao hơn hay do Mi không am hiểu tường tận sức mạnh của tôn giáo ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến việc “căm thù cs”  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c


Mi nói hay lắm, đúng vậy, Td xin được nói lại, chỉ có một số người CG thôi, nhưng mà ..... mấy chữ của Mi "sức mạnh của tôn giáo ảnh hưởng" làm cho Td muốn nói thêm: Công giáo hữu thần, CS vô thần, hai khuynh hướng tâm linh đối kháng như nước với lửa vậy.

Nhưng mà ..... nhà nước CSVN đã bắt tay thân mật với Đức giáo Hoàng rồi mà, sao mấy người CG kia lại thù dai đến thế, gần 50 năm rồi, oán thù nên cởi cho nhẹ lòng chứ, Chúa Jesus còn dạy là "yêu kẻ thù" cơ mà  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Nón cối nặng ........... nặng lắm, Td không muốn đội đâu, ai muốn cho, Td xin từ chối trước vậy   Biggrin

Vị Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là người có cấp bậc chỉ thua có Đức giáo Hoàng, ở tù CS trên 10 năm, vậy mà trong tù, Ngài lấy đức hoán cải người ác, không hận thù, không gieo oán, sống theo gương Chúa Jesus, vậy mà một số người CS lại ......  Confused


không bắt chước vậy?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
(2022-05-12, 11:49 AM)Mi. Wrote: Thankyou Cụ nhắc đến Kinh Thánh nên Mi nhớ chuyện xưa.  Hồi đó trước khi sang đây, nói sao ta .  Có anh con ông mục sư TL đến nhà tặng cho Mi quyển  Kinh thánh nhỏ nhỏ giống cở như quyển tự điển bỏ túi đó cụ.  Mi có nói và họ cũng đương nhiên biết rõ ràng là Mi theo đạo Phật, dù rằng thời điểm đó Mi chưa có qui y tam bảo.   Shy 

Sang đây Mi thấy mấy anh chàng thanh niên thỉnh thoảng đạp xe đạp đi đến từng nhà rao giảng cũng hay hay vì họ có đức tin mạnh mẽ lắm nên mới làm những việc như vậy được .   Tulip4

Phần Mi thì khi xưa cũng được ..ai kia chở đến nhà thờ xem lễ  Grinning-face-with-smiling-eyes4 và bạn bè là Bắc 54, 75, CG có, TL có, Cao Đài có, cách mạng có, “ Nguỵ” có  , liệt sĩ có, thương bình có, Giàu có, trung lưu có, nghèo có, phong kiến có, tư bản “phản động” có luôn  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c .Mi chẳng thấy gì “khó chịu” hay “bực bội” khi người ta nói về tôn giáo của họ cả, và cũng chẳng cảm thấy rào cản nào khi tiếp xúc với họ cả. Nói chung, Mi vẫn là Mi  Grinning-face-with-smiling-eyes4

“Em vẫn không đổi thay”   “Em vẫn như thế, em vẫn yêu như người say”  Lol Si mê bậc ...thượng thừa  LOL-4


đó là vì Mi không chịu làm cách mạng  Biggrin 

cách mạng tôn giáo, như Chúa Jesus vậy đó

ở đời, đụng người thì người lấy gập đập mình, đụng riết thì bị ném đá thôi

si mê thì hiền
cuồng si mới khiếp  Grinning-face-with-smiling-eyes4

mấy em thanh niên chạy xe đạp đi giảng đạo đó là Mormon giáo đó, Td cũng có thời gian trao đổi trực tiếp với họ, kết luận: cuồng Kinh, lệch giáo. (đàn ông có nhiều vợ, Thuctinh rành mấy vụ này đó)
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
HỎi:

chiến tranh tại Ukraine chừng nào mới chấm dứt?

(không ai biết, chỉ đoán xem sao)
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Truyền thông Australia cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ dẫn đầu một phái đoàn các quan chức của nước này đến thăm Quần đảo Solomon và một số quốc đảo trong khu vực Nam Thái Bình Dương.

Chuyến thăm dự kiến trong tháng này diễn ra trong bối cảnh Australia và một số quốc gia trong khu vực đang hết sức quan ngại về khả năng Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự tại Solomon để tăng cường hiện diện và gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.


..............

TQ bắt chước kiểu NATO hướng Đông tại châu Âu, Nga không chịu yên, vậy Mỹ Úc có chịu yên khi TQ làm vậy tại Solomon không vậy?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
[Image: photo-1-16523511281881595501086.jpg]
Cơ sở hạ tầng nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol của Ukraine bị phá hủy nặng nề. Ảnh: Reuters


Ông Werner Hoyer, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cũng ủng hộ kế hoạch hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước, nhưng cho rằng, châu Âu không nên bị bỏ lại một mình gánh vác “hóa đơn khổng lồ” với số tiền có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Gói hỗ trợ nghìn tỷ?


“Việc khôi phục, tái thiết Ukraine sẽ tốn những gì? Con số cụ thể hiện vẫn chưa rõ, nhưng rõ ràng là chúng ta sẽ không nói về con số hàng triệu mà là hàng nghìn tỷ”, ông Hoyer cho biết.
Tuyên bố của ông Hoyer cũng cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách sử dụng sức mạnh quốc tế của EIB - ngân hàng thường cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, để đối phó với những tác động kinh tế chưa từng thấy do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

“Việc đảm bảo có thể chuyển những khoản hỗ trợ này cho Ukraine sẽ là một thách thức lớn. Các nhà lãnh đạo chính trị phải quyết định càng sớm càng tốt. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần một cấu trúc thực sự hướng đến quan điểm toàn cầu chứ không chỉ những người đóng thuế ở Liên minh châu Âu”, ông Hoyer nói.
Cuộc chiến ở Ukraine đang phá hủy cơ sở hạ tầng, làm gián đoạn hoạt động kinh tế thông thường và khiến khoảng 11 triệu người mất nhà ở. Giới tình báo Mỹ dự đoán đây là một cuộc xung đột kéo dài.
Kinh tế Ukraine dự kiến suy thoái 45% trong năm nay, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko cho biết ngày 11/5.

“Người dân Ukraine đang phải trả cái giá quá lớn và cái giá này không thể đánh giá hết được”, ông Marchenko nói.
Ngân hàng Trung ương Ukraine ước tính 1/3 số công ty tại nước này đã phải dừng hoạt động sản xuất, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính gần 6 triệu người, chiếm khoảng 13% dân số, đã tới các nước khác để tránh xung đột.
Tổ chức Nghiên cứu chính sách kinh tế ước tính chi phí tổng thể để tái thiết Ukraine hiện đã ở mức 500-600 tỷ euro (528-633 tỷ USD), gấp hơn 3 lần sản lượng kinh tế hàng năm của nước này giai đoạn trước chiến tranh.
Ông Hoyer dự báo con số này sẽ gia tăng nhanh chóng.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Nếu không có chiến tranh thì số tiền nghìn tỷ này để làm gì?

Tại sao lại có chiến tranh?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
(2022-05-12, 03:29 PM)Tuy duyen Wrote: Gói hỗ trợ nghìn tỷ?


“Việc khôi phục, tái thiết Ukraine sẽ tốn những gì? Con số cụ thể hiện vẫn chưa rõ, nhưng rõ ràng là chúng ta sẽ không nói về con số hàng triệu mà là hàng nghìn tỷ”, ông Hoyer cho biết.
Tuyên bố của ông Hoyer cũng cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách sử dụng sức mạnh quốc tế của EIB - ngân hàng thường cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, để đối phó với những tác động kinh tế chưa từng thấy do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

“Việc đảm bảo có thể chuyển những khoản hỗ trợ này cho Ukraine sẽ là một thách thức lớn. Các nhà lãnh đạo chính trị phải quyết định càng sớm càng tốt. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần một cấu trúc thực sự hướng đến quan điểm toàn cầu chứ không chỉ những người đóng thuế ở Liên minh châu Âu”, ông Hoyer nói.
Cuộc chiến ở Ukraine đang phá hủy cơ sở hạ tầng, làm gián đoạn hoạt động kinh tế thông thường và khiến khoảng 11 triệu người mất nhà ở. Giới tình báo Mỹ dự đoán đây là một cuộc xung đột kéo dài.
Kinh tế Ukraine dự kiến suy thoái 45% trong năm nay, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko cho biết ngày 11/5.

“Người dân Ukraine đang phải trả cái giá quá lớn và cái giá này không thể đánh giá hết được”, ông Marchenko nói.
Ngân hàng Trung ương Ukraine ước tính 1/3 số công ty tại nước này đã phải dừng hoạt động sản xuất, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính gần 6 triệu người, chiếm khoảng 13% dân số, đã tới các nước khác để tránh xung đột.
Tổ chức Nghiên cứu chính sách kinh tế ước tính chi phí tổng thể để tái thiết Ukraine hiện đã ở mức 500-600 tỷ euro (528-633 tỷ USD), gấp hơn 3 lần sản lượng kinh tế hàng năm của nước này giai đoạn trước chiến tranh.
Ông Hoyer dự báo con số này sẽ gia tăng nhanh chóng.

Hộ trợ lúc này tôi nghĩ không ổn. Ukraine đang thời kỳ chiến tranh, mọi xây dựng lúc này đều khó hoàn tất, nguy hiểm và bị phá hoại, công thêm nhân lực không đủ. Lúc này không phải là lúc tái kiến thiết đất nước
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
(2022-05-12, 03:32 PM)Tuy duyen Wrote: Nếu không có chiến tranh thì số tiền nghìn tỷ này để làm gì?

Tại sao lại có chiến tranh?

Bỏ tiền ra mua quyền lực mà

Định luật bảo toàn, luôn đúng
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Trung Đông có “chìa tay” cứu nếu châu Âu cấm dầu của Nga?

[Image: photo1652228832024-16522288320891906441584.jpg]

Một khu tổ hợp dầu khí của Nga tại Krasnoyarsk. Ảnh: Reuters

Khi châu Âu cố gắng ngăn chặn chiến sự Nga – Ukraine bằng cách đề xuất cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu mỏ của Moscow, các quốc gia Trung Đông dường như là nhà sản xuất duy nhất có đủ năng lực để bù đắp khoảng trống dầu mỏ do Nga để lại.

Câu hỏi đặt ra là nước nào trong số các quốc gia Trung Đông có khả năng kỹ thuật và quan trọng là sự sẵn sàng trong việc cung cấp dầu mỏ cho châu Âu. Các nhà phân tích về dầu mỏ cho rằng kịch bản này không có nhiều hy vọng.


Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine. Tuy nhiên, EU vẫn chưa ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga - nguồn thu chính của Moscow, để tránh làm tổn thương nền kinh tế của chính khối này.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, lệnh cấm vận hoàn toàn của EU đối với dầu mỏ Nga có thể dẫn đến sự thiết hụt 2,2 triệu thùng dầu/ngày và 1,2 triệu thùng các sản phẩm dầu mỏ.


Trong khi các nước Trung Đông nắm giữ gần một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới và phần lớn năng lực sản xuất dự phòng, việc thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xung đột, liên minh chính trị và các lệnh trừng phạt là một trong những lý do khiến khu vực này không thể “cứu vãn” châu Âu.


Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)


Amena Bakr, nhà phân tích tại Công ty Năng lượng Energy Intelligence, cho biết, Saudi Arabia và UAE là hai quốc gia có tỷ trọng lớn trong công suất dự phòng sẵn có của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ở mức khoảng 2,5 triệu thùng/ngày.


Tuy nhiên, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC - Saudi Arabia đã nhiều lần bác bỏ yêu cầu của Mỹ là tăng sản lượng vượt hạn ngạch đã thống nhất với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC. Bên cạnh đó, Saudi Arabia dường như cũng không để ý đến lời kêu gọi tăng sản lượng dầu mỏ của châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng việc hai quốc gia này chuyển hướng các lô hàng hiện tại từ các khách hàng ở châu Á sang châu Âu có thể sẽ gặp khó khăn.


Robin Mills, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty tư vấn năng lượng Qamar Energy tại Dubai, cho biết, điều này chỉ có thể thực hiện được “trong sự linh hoạt của các hợp đồng dài hạn này hoặc theo thỏa thuận với người mua châu Á”.
Theo các nhà phân tích, các chuyến hàng từ các quốc gia Vùng Vịnh có thể được chuyển hướng từ châu Á sang châu Âu, nhưng điều này sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển giữa khu vực và bên mua chính là Trung Quốc.


Iraq


Yousef Alshammari, người đứng đầu công ty nghiên cứu thị trường Cmarkits, có trụ sở tại Anh, cho biết, về lý thuyết, Iraq có thể cung cấp thêm 660.000 thùng dầu/ngày. Iraq hiện đang sản xuất khoảng 4,34 triệu thùng dầu/ngày và có công suất sản xuất tối đa là 5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, tình trạng bế tắc chính trị ở Baghdad có thể khiến nước này không thể tham gia vào việc hỗ trợ cung cấp dầu mỏ cho châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết, Iraq cũng thiếu cơ sở hạ tầng để nâng cao sản lượng và việc đầu tư vào các dự án dầu mỏ có thể mất nhiều năm trước khi đạt được hiệu quả.
“Bạn phải nhớ rằng, đối với dầu mỏ, nó không có sẵn để có thể dùng được ngay. Dầu mỏ cần đầu tư và khoản đầu tư này cần có thời gian để phát huy tác dụng”, chuyên gia Bakr nói.


Libya


Các mỏ dầu của Libya thường xuyên bị gián đoạn hoạt động do tình hình chính trị căng thẳng tiếp diễn. Vào cuối tháng 4, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC) cho biết, Libya đã mất hơn 550.000 thùng dầu/ngày trong sản lượng dầu do các nhóm bất mãn chính trị phong tỏa các mỏ dầu và trạm xuất khẩu chính. Một nhà máy lọc dầu ở nước này đã bị thiệt hại sau khi xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang.
Ông Alshammari cho biết, châu Âu “gần như không thể dựa vào Libya” vì một số hoạt động sản xuất của nước này đã ngừng trong nhiều năm do bối cảnh bất ổn chính trị và các tình huống bất khả kháng lặp lại đối với các mỏ dầu quan trọng.


Iran


Ngoài UAE và Saudi Arabia, Iran là quốc gia có khả năng bổ sung dầu vào thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, nước này vẫn chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới bị đình trệ.
Giới phân tích cho biết, Iran có thể đóng góp tới 1,2 triệu thùng dầu/ngày nếu lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ. Công ty nghiên cứu Kpler ước tính rằng tính đến giữa tháng 2, Iran có 100 triệu thùng dầu trong kho nổi, nghĩa là nước này có thể bổ sung 1 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu trong khoảng 3 tháng.
Mặc dù vậy, “Mỹ dường như không có ý định nhượng bộ trong thỏa thuận hạt nhân với Iran chỉ để đưa thêm dầu vào thị trường”, ông Bakr nói.


Các quốc gia bên ngoài Trung Đông


Theo CNN, các quốc gia ngoài khu vực Trung Đông có khả năng cung cấp dầu cho cho châu Âu như Nigeria và Venezuela cũng đối mặt với nhiều vấn đề.


Ông Alshammari cho biết, khi nói rằng một quốc gia có năng lực dự phòng, điều đó nghĩa là quốc gia đó “có khả năng mang lại sản lượng nhất định trong thời gian 30 ngày và duy trì công suất trong ít nhất 90 ngày”. Bởi vậy, lệnh cấm vận dầu Nga của EU “có thể gây bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu”.

Điều đó khiến châu Âu tìm tới một lựa chọn tiềm năng khác đó là Mỹ. Nhưng ngay cả khi Mỹ cung cấp nhiều dầu hơn cho châu Âu, nguồn cung đó vẫn không đủ và cũng không phù hợp với nhu cầu của khu vực này vì dầu thô của Mỹ là dầu thô nhẹ.
“Dầu thô nhẹ của Mỹ không phải là sản phẩm phù hợp cho thị trường châu Âu cũng như để sản xuất thêm dầu diesel”, chuyên gia Mills cho hay.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
(2022-05-12, 03:35 PM)RungHoang Wrote: Hộ trợ lúc này tôi nghĩ không ổn. Ukraine đang thời kỳ chiến tranh, mọi xây dựng lúc này đều khó hoàn tất, nguy hiểm và bị phá hoại, công thêm nhân lực không đủ. Lúc này không phải là lúc tái kiến thiết đất nước

đang tính thôi, chờ hết chiến tranh thì mới làm chớ, còn phải có thời gian gom tiền dân  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
(2022-05-12, 03:35 PM)RungHoang Wrote: Bỏ tiền ra mua quyền lực mà

Định luật bảo toàn, luôn đúng


vô địch, muốn mãi mãi là vô địch

cho nên tìm cách bao vây, triệt hạ những ai muốn tranh chức vô địch

chiến thuật bao vây từ xa để không cho thế giới đa cực xảy ra
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
Hỏi: nếu VN là một nước theo chế độ tự do dân chủ giống Mỹ, yêu Mỹ, chơi với Mỹ, liệu TQ có để yên cho VN không?

yếu tố "địa chính trị" là gì?
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.
(2022-05-12, 03:45 PM)Tuy duyen Wrote: Trung Đông có “chìa tay” cứu nếu châu Âu cấm dầu của Nga?

[Image: photo1652228832024-16522288320891906441584.jpg]

Một khu tổ hợp dầu khí của Nga tại Krasnoyarsk. Ảnh: Reuters

Khi châu Âu cố gắng ngăn chặn chiến sự Nga – Ukraine bằng cách đề xuất cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu mỏ của Moscow, các quốc gia Trung Đông dường như là nhà sản xuất duy nhất có đủ năng lực để bù đắp khoảng trống dầu mỏ do Nga để lại.

Câu hỏi đặt ra là nước nào trong số các quốc gia Trung Đông có khả năng kỹ thuật và quan trọng là sự sẵn sàng trong việc cung cấp dầu mỏ cho châu Âu. Các nhà phân tích về dầu mỏ cho rằng kịch bản này không có nhiều hy vọng.


Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine. Tuy nhiên, EU vẫn chưa ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga - nguồn thu chính của Moscow, để tránh làm tổn thương nền kinh tế của chính khối này.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, lệnh cấm vận hoàn toàn của EU đối với dầu mỏ Nga có thể dẫn đến sự thiết hụt 2,2 triệu thùng dầu/ngày và 1,2 triệu thùng các sản phẩm dầu mỏ.


Trong khi các nước Trung Đông nắm giữ gần một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới và phần lớn năng lực sản xuất dự phòng, việc thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xung đột, liên minh chính trị và các lệnh trừng phạt là một trong những lý do khiến khu vực này không thể “cứu vãn” châu Âu.


Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)


Amena Bakr, nhà phân tích tại Công ty Năng lượng Energy Intelligence, cho biết, Saudi Arabia và UAE là hai quốc gia có tỷ trọng lớn trong công suất dự phòng sẵn có của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ở mức khoảng 2,5 triệu thùng/ngày.


Tuy nhiên, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC - Saudi Arabia đã nhiều lần bác bỏ yêu cầu của Mỹ là tăng sản lượng vượt hạn ngạch đã thống nhất với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC. Bên cạnh đó, Saudi Arabia dường như cũng không để ý đến lời kêu gọi tăng sản lượng dầu mỏ của châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng việc hai quốc gia này chuyển hướng các lô hàng hiện tại từ các khách hàng ở châu Á sang châu Âu có thể sẽ gặp khó khăn.


Robin Mills, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty tư vấn năng lượng Qamar Energy tại Dubai, cho biết, điều này chỉ có thể thực hiện được “trong sự linh hoạt của các hợp đồng dài hạn này hoặc theo thỏa thuận với người mua châu Á”.
Theo các nhà phân tích, các chuyến hàng từ các quốc gia Vùng Vịnh có thể được chuyển hướng từ châu Á sang châu Âu, nhưng điều này sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển giữa khu vực và bên mua chính là Trung Quốc.


Iraq


Yousef Alshammari, người đứng đầu công ty nghiên cứu thị trường Cmarkits, có trụ sở tại Anh, cho biết, về lý thuyết, Iraq có thể cung cấp thêm 660.000 thùng dầu/ngày. Iraq hiện đang sản xuất khoảng 4,34 triệu thùng dầu/ngày và có công suất sản xuất tối đa là 5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, tình trạng bế tắc chính trị ở Baghdad có thể khiến nước này không thể tham gia vào việc hỗ trợ cung cấp dầu mỏ cho châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết, Iraq cũng thiếu cơ sở hạ tầng để nâng cao sản lượng và việc đầu tư vào các dự án dầu mỏ có thể mất nhiều năm trước khi đạt được hiệu quả.
“Bạn phải nhớ rằng, đối với dầu mỏ, nó không có sẵn để có thể dùng được ngay. Dầu mỏ cần đầu tư và khoản đầu tư này cần có thời gian để phát huy tác dụng”, chuyên gia Bakr nói.


Libya


Các mỏ dầu của Libya thường xuyên bị gián đoạn hoạt động do tình hình chính trị căng thẳng tiếp diễn. Vào cuối tháng 4, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC) cho biết, Libya đã mất hơn 550.000 thùng dầu/ngày trong sản lượng dầu do các nhóm bất mãn chính trị phong tỏa các mỏ dầu và trạm xuất khẩu chính. Một nhà máy lọc dầu ở nước này đã bị thiệt hại sau khi xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang.
Ông Alshammari cho biết, châu Âu “gần như không thể dựa vào Libya” vì một số hoạt động sản xuất của nước này đã ngừng trong nhiều năm do bối cảnh bất ổn chính trị và các tình huống bất khả kháng lặp lại đối với các mỏ dầu quan trọng.


Iran


Ngoài UAE và Saudi Arabia, Iran là quốc gia có khả năng bổ sung dầu vào thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, nước này vẫn chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới bị đình trệ.
Giới phân tích cho biết, Iran có thể đóng góp tới 1,2 triệu thùng dầu/ngày nếu lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ. Công ty nghiên cứu Kpler ước tính rằng tính đến giữa tháng 2, Iran có 100 triệu thùng dầu trong kho nổi, nghĩa là nước này có thể bổ sung 1 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 1% nguồn cung toàn cầu trong khoảng 3 tháng.
Mặc dù vậy, “Mỹ dường như không có ý định nhượng bộ trong thỏa thuận hạt nhân với Iran chỉ để đưa thêm dầu vào thị trường”, ông Bakr nói.


Các quốc gia bên ngoài Trung Đông


Theo CNN, các quốc gia ngoài khu vực Trung Đông có khả năng cung cấp dầu cho cho châu Âu như Nigeria và Venezuela cũng đối mặt với nhiều vấn đề.


Ông Alshammari cho biết, khi nói rằng một quốc gia có năng lực dự phòng, điều đó nghĩa là quốc gia đó “có khả năng mang lại sản lượng nhất định trong thời gian 30 ngày và duy trì công suất trong ít nhất 90 ngày”. Bởi vậy, lệnh cấm vận dầu Nga của EU “có thể gây bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu”.

Điều đó khiến châu Âu tìm tới một lựa chọn tiềm năng khác đó là Mỹ. Nhưng ngay cả khi Mỹ cung cấp nhiều dầu hơn cho châu Âu, nguồn cung đó vẫn không đủ và cũng không phù hợp với nhu cầu của khu vực này vì dầu thô của Mỹ là dầu thô nhẹ.
“Dầu thô nhẹ của Mỹ không phải là sản phẩm phù hợp cho thị trường châu Âu cũng như để sản xuất thêm dầu diesel”, chuyên gia Mills cho hay.


Tôi nghe nói là Trung Đông không muốn sản xuất tối đa, với lý do là sản xuất càng nhiều thì giá dầu càng bị xuống. Cho nên họ sản xuất theo chừng mực, nâng giá dầu lên thì thu nhập sẻ cao hơn, tiền công nhân cũng ít hơn. Các ông chủ lớn của Mỹ nghe nói cũng thế, mùa này là mùa thu hoạch, họ không chịu sản xuất quá đà để giá dầu bị xuống.

Innocent
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non