Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ
TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30 THÁNG 4 NĂM 1975
Quote:30/04/1975: Muôn đời vẫn là Ngày Quốc Hận
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Bây giờ là Tháng Tư, năm 2020, đúng 45 năm ngày Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của bạo quyền Cộng sản Hà Nội, vốn là chư hầu của Tầu cộng.
Những người Việt Nam yêu nước chân chính, dù ở quốc nội hay hải ngoại, tất cả đều không quên 30 Tháng Tư: Ngày Quốc Hận! Và đời đời, lịch sử Việt Nam vẫn khắc ghi 30/04/1975, là Ngày Quốc Hận!
Chính ngày này, ngày đã in sâu trong ký ức của tất cả nạn nhân đau thương, tang tóc, khốc liệt nhất, là Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa.
Dẫu đã 45 năm trôi qua, nhưng những vết thương do bàn tay sắt máu, tàn ác của chính đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra cho vô số gia đình, kể từ 30/04/1975, tất cả đều đã hằn sâu từ thể xác cho đến tinh thần của những người đã một thời từng quằn quại, đớn đau dưới những thảm cảnh trả tù, hành hạ, tàn độc, ở trong nhà ngoài nhà tù “cải tạo”, sẽ không bao giờ phai nhạt.
Tôi vẫn nhớ như in, ngày đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt tràn vào Thành phố Đà Nẵng: 29/03/1975.
Tôi đã chứng kiến từ ngày 20/03/1975, với từng đoàn người di tản từ các tỉnh Trị-Thiên, Nam-Tín-Ngãi, đổ về Đà Nẵng mỗi ngày một đông, họ chỉ mong được lên tàu di tản, vì ở những nơi đó Việt cộng đã hoàn toàn kiểm soát, không còn gì để hy vọng.
Tại Đà Nẵng, trong khi từng đoàn người bồng bế nhau chạy xuống bến Bạch Đằng, thì từng loạt pháo kích của Việt cộng bắn theo nổ chặn đường, làm kẻ chết, người bị thương, ai còn sống, bỏ tất cả lại để chạy thoát thân. Nhưng rồi chuyến tầu cuối cùng cũng đã rời bến Bạch Đằng; những người còn lại đành quay trở về. Trên đường phố từng toán người dìu dắt nhau trở lại, sau khi trở về nhà, họ đóng cửa, chỉ nhìn ra đường qua cửa sổ, họ đã sống trong những giờ phút hãi hùng, chờ đợi, không biết những gì sẽ xảy ra. Thành phố ngưng mọi sinh hoạt.
Làm sao quên được, những hình ảnh của em thơ, cụ già, yếu đuối trong cơn chạy giặc, đã bị trúng mảnh đạn pháo kích của Việt cộng, khiến họ phải chết một cách vương vãi trên các ngả đường, từ bến Bạch Đằng đến khắp thành phố trong giờ phút “lâm chung”.
Ngày ấy, người dân miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa đang sống trong một Thể chế Cộng Hòa, Tự Do-Dân Chủ. Một Quốc Gia có đầy đủ Tam Quyền Phân Lập, không ai nghĩ rằng sẽ có một ngày phải “sống chung” với loài Quỷ Đỏ. Nhưng sự thật đã xảy ra. Ngày 30/04/1975, ngày Mất Nước, ngày tất cả con dân của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã bị Bạo quyền Cộng sản Hà Nội đày ải đi đến tận cùng của những tang thương và máu lệ!
Sau ngày ấy, đã có biết bao nhiêu người đã bị giam cầm trong những trại tù ngụy danh “cải tạo” trên khắp mọi miền của đất nước, thì đoàn quân xâm lăng Cộng sản Hà Nội đã xông vào nhà, cướp sạch hết tài sản, rồi đuổi cả gia đình họ ra đường, để chia nhau chiếm giữ nhà cửa của họ làm của riêng.
Trại tù ngụy danh “cải tạo” Tiên Lãnh (T.154) Tiên Phước, Quảng Nam
Để mọi người hiểu thêm, tôi xin nói qua về Trại tù Tiên Lãnh (T.154), là hậu thân của trại tù Đá Trắng. Nhân đây, vì tôi vốn là dân gốc tại làng Thạnh Bình, Tiên Phước, Quảng Nam; từ nhà tôi đến nhà cụ Huỳnh Thúc Kháng chỉ cần đi bộ, tôi biết rất rõ về trại này, nơi Bác ruột của tôi, Ông Trần Thắng, đã bỏ mình tại trại này vào năm 1964, nên tôi phải nói rõ về cái tên T.154. Bởi khi quận Tiên Phước mất vào ngày 13/03/1975, thì Việt cộng đã cấp tốc “khởi công” phá bỏ trại Đá Trắng vốn ở dưới hầm đất, để thành lập trại tù mới lớn hơn, từ lúc đầu Việt cộng đã bắt thanh niên quận Tiên Phước làm công việc xây dựng bằng nhà tranh vách đất, đến ngày 15/04/1975, Việt cộng cho “khánh thành” và trại Đá Trắng chính thức đổi tên thành “Trại cải tạo T.154” tức “Trại cải tạo” Tiên Lãnh, để rồi các vị ai đã vào đấy, thì ít có vị nào ra tù trước mười năm, có vị đã bỏ mình tại trại vì bị hành hạ đến bệnh tật không được chữa trị, có vị bị xử bắn, bị bỏ đói, chết khi đôi chân vẫn còn trong đôi cùm sắt, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối.
Tôi cũng xin nói thêm, để cho quý vị cựu tù từng ở trong trại này, nhưng đã được ra tù trước năm 1983, thì không biết được về cái cách “lao động khoán, phải đạt chỉ tiêu hàng ngày” mà tôi thường kể và viết, vì trước năm 1983, không có “lao động khoán”.
Ngoài các trại tù nam, Việt cộng cũng lập thêm phân Trại Nữ gồm có năm nhà, có nhà bếp, trạm xá riêng, các phòng cũng kiên cố như trại nam. Nhưng mỗi khi nữ tù “vi phạm nội quy” thì công an trại nữ lại “Lập biên bản” để đưa vào cùm trong nhà biệt giam của trại nam, vì trại nữ không có nhà cùm biệt giam. Vì thế, nữ tù vì mắc cỡ nên rất sợ bị vào nhà cùm ở bên trại nam; bởi bất kể một nữ tù nào chỉ cần có một giờ bị ôm áo quần đi vào nhà cùm ở trại nam, là cả hai trại đều biết tất cả, qua cái loa phóng thanh đặt ở cả hai trại nam-nữ tù “cải tạo”.
Hai trại nam, nữ cách nhau một giòng suối nhỏ, “tuy xa mà gần, tuy gần mà xa” chung một hội trường để hai trại nam, nữ cùng “học tập chính trị”, hoặc “họp toàn trại” mỗi khi trong trại có nhiều người “vi phạm nội quy” hoặc xem “văn nghệ” vào dịp Tết, hay ngày 2/09, “nghệ sĩ” là các anh chị em đa số thuộc Sinh Viên, Học Sinh, và Chiến Tranh Chính Trị Việt Nam Cộng Hòa.
Nói đến nhà tù này, thật là kinh hoàng, khủng khiếp! Vì là nhà tù lao động chuyên về nông nghiệp, nên cả nam lẫn nữ tù đều phải làm những công việc vô cùng nặng nhọc. Hàng ngày, nữ tù chúng tôi thường đi làm chung với quý vị nam tù. Đến năm 1983, chúng tôi thường xuyên “lao động” hàng ngày với nhà 08 do Thiếu tá Nguyễn Văn Chước “Tự quản” (nhà trưởng) quý vị này đã từng qua nhà biệt giam 02-79 (Đồng Mộ) và nhà 10 do Thiếu tá Trương Quang Dõng làm “nhà trưởng”, ngày nào hai nhà này cũng thay phiên lao động bên nữ tù. Các anh đã thay trâu bò cày, bừa cho nữ cấy, gặt. Với “chỉ tiêu” chung, ba người một sào, bắt buộc phải “đạt” trong ngày. Ngoài ra phải leo lên đồi cao cuốc đất trồng sắn, mỗi ngày với “chỉ tiêu” vừa cuốc vừa trồng phải “đạt” 500 cây hom sắn, hay cuốc đất trồng mía, tỉa đậu, trồng khoai, lên rừng nam đốn củi, nữ vác xuống chất thành mét khối, cũng phải “đạt chỉ tiêu”. Nói tóm lại làm việc gì cũng phải cân, đo cho “đạt chỉ tiêu” mới được nghỉ.
Nhưng không phải “đạt chỉ tiêu” rồi mà tối về phòng được ngủ sớm, mà tất cả chúng tôi, sau giờ ăn tối còn phải “làm tranh thủ” hái đậu phụng (lạc) cũng “chỉ tiêu” cho ba người đầy một thúng mới được về phòng, đặt lưng xuống chưa được bao lâu thì 06 giờ sáng phải thức dậy để bắt đầu một ngày “lao động” khác. Có khi vừa ăn tối xong, phải “tranh thủ” làm cỏ mía... Thôi thì đủ thứ “tranh thủ” không làm sao kể hết.
Chúng tôi vẫn nhớ, có những lần suốt ngày dầm mình dưới sình, lầy, tới ngực, tới bụng làm mồi cho đỉa; nhưng vẫn “không đạt chỉ tiêu”. Vì vậy, đến chiều về trại, chúng tôi đã bị phạt, bằng cách không cho tắm rửa. Những lần như thế, chúng tôi cứ khóc như mưa, chẳng làm sao nuốt nổi chén sắn độn cơm, cũng không sao ngủ được vì trên người còn dây dính những bùn lầy, hôi hám!
Chúng tôi cũng không bao giờ quên những năm tháng lao động bên các vị Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa, nhất là các vị thuộc nhà 08 và nhà 10. Tôi vẫn nhớ mãi những ánh mắt đầy thương cảm và lo lắng của các anh, khi nhìn chúng tôi với những tấm thân yếu đuối, mà các anh chỉ nhìn thấy từ bụng, từ ngực nổi trên sình lầy, trong những ngày Đông buốt giá, đến những ngày Hè nắng như thiêu đốt. Đôi chân của chúng tôi lúc nào cũng phải lần bước theo những cây đà, do chính các anh đốn từ trên rừng đem bỏ xuống ruộng. Các anh luôn luôn lưu ý đến chúng tôi, để khi nào nữ tù có ai lỡ trượt chân khỏi cây đà, thì các anh kịp thời nối cuốc, nối tay, kéo chúng tôi lên. Vì thế, có nhiều người rơi xuống ruộng, nhưng không hề có một ai bị chết vùi thân dưới sình lầy cả.
Những cựu tù “cải tạo” không phải là Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Ở trại khác, thì tôi không biết, những riêng Trại Tiên Lãnh. Gồm Trại chính-Trại 1, còn có các Phân trại như: Thôn 05, Na Sơn, Nà Thao…
Người viết quen biết rất nhiều vị cựu tù không phải Sĩ Quan, nhưng đã phải ở tù trên dưới 10 năm, vì cái “tội” là Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tôi vẫn nhớ tên các vị, kể cả người đã chết, nhưng khó có thể viết hết, nên chỉ kể những “chức vụ cao nhất” của các vị là Xã trưởng, Phó xã trưởng, Ấp trưởng, Ấp phó, Liên gia trưởng. Trung đội trưởng, Trung đội phó Nghĩa quân, Cảnh sát viên, Nhân viên Dân Ý Vụ, cựu Biệt chính, cựu Biệt Kích Tây Hồ… Nghĩa là, dù chỉ là Liên gia trưởng, nhưng vẫn bị Việt cộng bắt bỏ tù không sót một ai, chỉ vì cái “tội” là Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng!
Đặc biệt, là các Cựu Đoàn viên của Đoàn 18 Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Đoàn 18 hầu hết là những cựu cán bộ Biệt Chính. Và hầu hết, các vị là người dân của quận Tiên Phước, Quảng Nam, họ phục vụ tại Tiên Phước, nhưng cũng có thời một gian “đóng” tại xã Kỳ Lý, Kỳ Mỹ, Tam Kỳ. Sau này, Đoàn 18, đã được chuyển sang các Chi-Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia, hoặc trở thành những ông Xã trưởng, Ấp trưởng, Và vì hầu hết Đoàn 18, đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, nên tất cả các vị Cựu Đoàn 18, Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, đều đã bị Việt cộng bắt đưa vào trại tù, nên sau khi ra tù, các vị đã được sang Hoa Kỳ, vì là thành phần cựu tù “cải tạo”.
Để biết rõ, vì sao người dân ở quê tôi đã bị Việt cộng bỏ tù nhiều như thế. Và đây là câu trả lời: Người ta thường nghe câu: “Ra ngõ gặp anh hùng” Nhưng riêng Làng Thạnh Bình, Tiên Phước, thì người dân lại thường nói với nhau: “Ra ngõ gặp... Quốc Dân Đảng. Mở mắt ra, thấy Quốc Dân Đảng”. Cả làng, đa số là Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng; một Chính đảng chống Cộng quyết liệt, nên Việt cộng cũng rất thù Quốc Dân Đảng.
Nhưng nếu muốn viết về những đau thương trong nhà tù “cải tạo” và cựu tù, thì không có giấy mực nào có thể kể hết, bởi, đó là những tội ác vô cùng tàn độc, sắt máu, dã man đã sánh cao bằng trời, bao la bằng biển, của bạo quyền Cộng sản Hà Nội.Vì thế, người viết xin tạm dừng ở nơi đây, để viết thêm về những hoàn cảnh khác.
Những cảnh ngộ bi thương của các gia đình của quý vị cựu tù
Đa số các gia đình của quý vị cựu tù, trong lúc đang bị đày đọa trong “Trại cải tạo” thì ngoài kia, bên ngoài song sắt, là Cha, Mẹ, vợ, con… cũng phải gánh chịu những đau thương không kém. Quân xâm lăng, cướp nước Cộng sản Hà Nội, đã xông vào nhà của các vị, để cướp sạch hết những gì có thể dùng được, kế tiếp là dùng bạo lực đuổi thẳng vợ, con của qúy vị ra khỏi nhà, để chiếm làm “nhà riêng” của chúng.
Sau ngày được ra tù, khi đi tìm thăm những người thân, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh ngộ đau thương, đến khốn cùng, để rồi cùng gia đình của họ ôm nhau rơi lệ! Những thảm cảnh này, nếu viết ra sẽ rất dài, vì có nhiều vị là nạn nhân và cũng là nhân chứng, nên tôi sẽ kể lại thật rõ trong một bài khác.
Thảm cảnh của Người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
Vào một thời đã chắp tay súng, để bảo vệ non sông, bảo vệ tự do, dân chủ, bảo vệ đồng bào. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, không thể ngờ rằng, có một ngày mình phải bị lâm vào những cảnh ngộ đau thương như vào ngày 30/4/1975. Chính ngày này, khi các vị đang nằm trên giường bệnh, với những vết thương còn rỉ máu, tay chân bị cụt, mắt không còn… Thế nhưng, các vị đã bị những kẻ nhân danh là “giải phóng” đã thẳng tay đuổi hết các vị ra khỏi các Quân y Viện của Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, các vị phải bò, phải lê lết những tấm thân còn rỉ máu trở về nương tựa với gia đình cho đến tận ngày hôm nay!
Vùng “Kinh tế mới”
“Kinh tế mới” là cái mỹ từ do đảng Cộng sản đã đặt để ra, cũng như cái mỹ từ “Học tâp cải tạo” vậy. Thực chất, đây là những vùng đất ở những nơi rừng thiêng, nước độc, không người lui tới, để lưu đày tất cả các gia đình “ngụy dân”. Những vùng “kinh tế mới” toàn là rừng núi hoang vu, đất đá khô cằn, trồng sắn, sắn chết, trồng khoai, khoai khô… không một loại ngũ cốc nào sống được.
Chính vì vậy, sau những tháng năm phải dùng những bàn tay, mà vốn trước kia vốn chỉ quen với phấn trắng, bảng đen của thấy cô giáo “ngụy”. Sau khi lâm vào những căn bệnh sốt rét rừng... có rất nhiều người đã chết ngay trên vùng “kinh tế mới”. Và những giọt nước mắt của họ đã rơi trên những thi thể của con em của mình đã chết vì bệnh tật, đói, lạnh và kiệt sức. Họ cũng đã nhỏ máu mười đầu ngón tay, vì phải vạch gai rừng, đào huyệt mộ trên vùng đất đá, để chôn xác người thân, và cũng không có quan tài, chỉ bó chiếu mà thôi!
Người viết xin nói thêm về cảnh ngộ của các bà vợ của quý vị cựu tù “cải tạo”. Đa số, các bà vợ, thường có việc làm như Công chức, Giáo sư, Giáo viên… Nhưng gần hết các bà vợ không được trở lại văn phòng, không được tiếp tục dạy học ở trường các cấp, vì có chồng đang “học tập cải tạo”, mà đã bị buộc đi “vùng kinh tế mới”. Họ phải dìu dắt con thơ lên tận rừng sâu, núi thẳm, với đôi tay cầm bút ở văn phòng, hay đã quen với phấn trắng, bảng đen, nay phải cầm cuốc, bới đất, trồng khoai, trồng sắn, một nắng hai sương, để một phần nuôi sống con thơ qua ngày, một phần dành dụm, để đi thăm chồng đang bị đày đọa ở trong chốn lao tù!
Người viết có người chị kết nghĩa, chị Hồ Thị Diệp đã kể: Trước 30/04/1975, chị làm việc tại Chi nhánh Ngân Hàng Quốc Gia tại Đà Nẵng. Sau đó, lúc Việt cộng mới vào Đà Nẵng, vì không biết làm việc như thế nào, nên chị đã được “lưu lại” để chị chỉ vẽ cho chúng biết những công việc tại Chi nhánh Ngân hàng. Nhưng sau khi chúng đã học hỏi xong xuôi, chúng tìm cách “kết tội” là “Công chức làm việc cho Ngụy”, và bắt chị đi vào nhà tù, và chị cùng ở trại với tôi. Còn chồng của chị, anh Mỹ, đang dạy tại trường Trung học, thì Việt cộng đã thẳng tay đuổi ra khỏi trường, vì “Giáo viên ngụy, không biết dạy giáo trình cách mạng”. Trước hoàn cảnh này, anh Mỹ phải dắt ba đứa con nhỏ trở về quê Cẩm Kim, Hội An, rồi mua một chiếc máy xay gạo cũ, hàng ngày xay gạo thuê kiếm tiền nuôi con và đi thăm nuôi vợ trong tù, tôi đã được Chị Diệp cho đọc những lá thư ngắn anh gửi vào nhà tù cho chị. Chị thường hay kể chuyện với tôi, và khóc vì thương nhớ chồng con. Trước ngày ra tù, chị Diệp có nhờ tôi làm cho chị một bài thơ, nói về tình nghĩa vợ chồng của của anh chị, theo lời chị kể, để chị đọc thuộc lòng, khi về nhà sẽ đọc cho anh Mỹ biết “thơ của cô em kết nghĩa” trong tù.
Một cảnh ngộ khác, mà sau khi được ra khỏi nhà tù, tôi đã gặp lại người em kết nghĩa, là Kim Anh, trước 30/04/1975, là Giáo viên, con gái của một ông chủ cây xăng tại Đà Nẵng, đang ngồi bán xăng lẻ ở ngã ba Hòa Cầm. Gặp lại nhau, sau khi nói về những năm tháng cũ, Kim Anh kể:
“Em đang đi dạy họ bảo em, nếu muốn đi dạy lại, thì phải đi học chính trị về đường lối và giáo trình cách mạng. Phải dạy theo cách dạy mới như làm toán, phải tính theo cách cộng, trừ, nhân chia bằng súng, đạn, nguỵ… Phải dạy học trò đọc theo kiểu “cách mạng” như Bờ, Cờ, Đờ… nên em vì không muốn đi học chính trị, không muốn dạy học sinh theo cách đó, vậy là nhà em bị mất cây xăng, còn em thì ngồi đây bán xăng lẻ sống qua ngày, còn anh Hoàng (anh cả của Kim Anh) đang học Chính Trị Kinh Doanh, không biết làm gì, nên ở nhà… nấu cơm cho ba má em đã già và thằng em trai không chịu học “chương trình mới”, nên đã bỏ học và em đi bán xăng lẻ về nhà cùng ăn.
Nhưng riêng em thì vậy, chứ cũng có một thiểu số Công chức, Giáo viên vì đã từng “Hoạt động thành” (có nghĩa là Cộng sản nằm vùng thứ thiệt - người viết giải thích) thì được cho tiếp tục làm việc, hoặc đi dạy, nhưng dạy học sinh theo “giáo trình cách mạng” mà không cần phải đi “học chính trị và giáo trình cách mạng” bởi trước kia họ đã lén lút vào bưng, được “đào tạo dạy theo giáo trình cách mạng rồi”.
Những gì đã viết ở trên, là do lời kể của hai người chị và em kết nghĩa. Song vẫn còn rất nhiều cảnh ngộ bi thảm khác nữa, nhưng người viết đành gác lại cho lần sau, để xin viết tiếp về những hoàn cảnh khác.
Những giọt nước mắt dưới gầm cầu, trong bãi tha ma
Đó là thảm cảnh của những người đã sống sót qua các vùng “kinh tế mới”, của những người khốn khổ, bần cùng, vô gia cư; bởi nhà cửa đã bị đảng Cộng sản cướp hết tài sản, nhà cửa. Vì thế, họ phải gối đất, nằm sương, có khi phải ăn, ngủ trong những bãi tha ma. Con cái của họ không được học hành, vì họ là “ngụy dân” không có “sổ lương thực”, không có “hộ khẩu”.
“Hòa hợp-Hỏa giải” với Cộng sản
Lịch sử đã chứng minh, đã cho chúng ta biết quá rõ về những thủ đoạn gian manh của đảng Cộng sản Việt Nam. Ngược thời gian, về thời kỳ Hồ Chí Minh kêu gọi “Kháng chiến chống Pháp”, là một trong những chiêu bài, với mục đích, để gom hết những thành phần trí thức, nhiệt thành yêu nước, chống Pháp, nên các vị ấy đã chấp nhận “ngồi chung” với “Chính phủ Liên Hiệp”. Trong số đó, có Cụ Huỳnh Thúc Kháng, để rồi Cụ phải chết dưới tay của Hồ Chí Minh, hoặc như Cụ Vũ Hồng Khanh, rồi cũng phải bỏ chạy thoát thân. Sau ngày 30/04/1975, Cụ Vũ Hồng Khanh cũng bị bạo quyền Hà Nội bỏ tù cho đến kiệt sức, khi được ra tù, thì chết!
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chiêu dụ vô số người “ngây thơ” để “hợp tác” với chúng. Nhưng tất cả đã phải trả những cái giá quá đắt, có những người phải “trả” bằng chính sinh mạng của mình.
Những bài học xương máu ấy, tưởng như có thể khiến cho những người có lương tri phải biết suy nghĩ, để không dấn bước vào vết xe đổ của người xưa, mà phải quyết tâm rửa hờn cho những người đã khuất. Nhưng không, vì hiện nay vẫn có những kẻ tiếp tục cố tình tô son, điểm phấn cho bạo quyền Cộng sản Hà Nội.
Hãy nhìn xem, chính trong hàng ngũ được gị là “lãnh đạo cao cấp” của chúng, mà chúng còn tự thanh trừng, tru diệt lẫn nhau, hễ nếu thấy một tên đảng viên nào đó có “biến chất”, hoặc chỉ vì tranh giành miếng ăn, chỗ đứng trong bộ máy bạo quyền, thì cũng đủ phải chết rồi. Không cần phải nói hay viết, thì mọi người cũng biết những gì đã và đang xảy ra trong “chuồng” tức trong nội bộ của đảng Cộng sản.
Chuyện Hà Nội “công nhận Việt Nam Cộng Hòa” về Hoàng Sa-Trường Sa
Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa là một Thể chế Chính Nghĩa - Chính Danh, nên không cần quân Xâm Lăng Cộng sản Hà Nội “công nhận”.
Theo nguyên lý, quân cướp nước, là chính kẻ đã “buộc”, thì phải tự biết cách để “mở ra”, mà muốn “mở” thì kẻ cướp phải cần đến những người có Chính Nghĩa và Chính Danh.
Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có một văn bản nào công bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ có cái “công thư, công hàm” do Hồ Chí Minh “chỉ thị” cho Phạm Văn Đồng “ký gửi cho Chu Ân Lai, vào 14/09/1958, để xin dâng-bán hai quần đảo trên cho kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc.
Trong khi trước đó, năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa đã cắm Bia đá Chủ Quyền và công bố: Luật và Sắc Lệnh về Hoàng Sa và Trường Sa.
Chính Nghĩa như ánh mặt trời, không ai có thể phủ nhận. Người Việt Nam yêu nước chân chính, không nên, hay không cần phải đòi hỏi “xin” bạo quyền Hà Nội phải “bỏ điều 4 Hiến pháp-tôn trọng nhân quyền”.
Những người tranh đấu chống Cộng thực sự, cần phải sáng suốt, để hiểu rằng, khi “đòi bỏ điều 4 Hiến pháp” của Hà Nội, thì có nghĩa là chấp nhận đảng Cộng sản, chấp nhận Hồ Chí Minh, chấp nhận lá cờ Đỏ sao vàng, chấp nhận hết cái gọi là “Hiến pháp” của Cộng sản, trừ Điều 4.
Ngoài ra, còn một điều tối quan trọng: khi đã chấp nhận hết những điều nêu trên rồi, thì cũng có nghĩa là chấp nhận luôn cái “Công hàm Công thư” bán nước của Phạm Văn Đồng theo “chỉ thị” của Hồ Chí Minh đã gửi cho Chu Ân Lai, vào năm 1958.
Không! Người Việt Nam yêu nước chân chính chỉ đứng về phía Văn Bản Luật và Sắc Lệnh về Chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa mà thôi.
Riêng những ai muốn “Hòa hợp-Hòa giải” với Cộng sản Hà Nội, hãy cứ để mặc cho họ chọn, để mai kia, lỡ có phải “đi theo con đường” của “Chính phủ Liên Hiệp” như vào năm 1946, thì họ có sẽ có “cơ hội sắng mắt” ra, có thể khi đó họ đã “gặp” Cụ Huỳnh Thúc Kháng rồi!
Một lần nữa, người viết muốn nhắn gửi những người trẻ tuổi:
Đừng đòi Cộng sản “phải tôn trọng nhân quyền”, vì Cộng sản và Nhân Quyền không bao giờ cùng chung một thể chế. Cộng sản Không Nhân Quyên, hoặc Nhân Quyền Không Cộng sản!
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
ASIA 32 (FULL SHOW): HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
BÀI THƯƠNG CA THÁNG TƯ
(edited)
47 năm lá cờ không còn tung bay trên đất nước VN
47 năm ta bỏ quê hương làm người vong quốc.
47 năm ta mòn dần niềm tin và hy vọng
47 năm những người năm cũ về đâu.
Ôi!
47 năm con cháu ta quên dần tiếng Việt
47 năm thương đau nhuộm bạc mái đầu.
Hôm nay là đầu tháng tư. 47 năm đã qua, con gái tôi đã 47 tuổi. Một người phụ nữ trung niên chưa một lần về thăm VN.
Có giận con không? Tôi không biết nữa, chỉ biết thật đau trong lòng. Cây viết dường như đã hết mực Những ngón tay bấm máy run run. Chính bản thân tôi cũng ngờ vực mình không còn đủ sức để nhớ, để viết, để tri ân.
Tôi biết mình không là gì cả, một hạt cát trong sa mạc, một chút bụi trong không gian, một người đàn bà trong cơn đại hồng thủy của dân tộc. Chúng tôi là nhân chứng sống, một thế hệ sống giữa lòng chiến tranh ý thức hệ. Đàn bà là cái xương sườn của đàn ông. Khi thân thể bị đạn bom hủy diệt thì cái xương sườn cũng gãy vụn, thương tích và đau đớn mỗi khi trở trời. Thời gian trở trời cho những vết tích chiến tranh chính là đầu xuân, mỗi khi gió chuyển tháng tư về.
Thật tình cờ tôi thấy tấm hình này. Coi như là một tấm hình kỷ niệm. 11 vị tướng lãnh quân lực VNCH. Công hay tội lịch sử sẽ phán xét. 11 người của một thời trai trẻ, bây giờ 10 người đã ra đi. Chỉ còn một người còn sống. Đó là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
Những con người tị nạn Cộng Sản trên các xứ sở tạm dung đều có chung một nỗi buồn. Có người muốn quên đi để sống an vui những ngày còn lại cuối đời. Có người trốn tránh quá khứ, có người bật tung quá khứ để căm thù, tức giận và bùng nổ. Có người trầm ngâm để hối lỗi về sự nhu nhược của mình. Cách nào cũng đau đớn cũng nặng oằn tâm tư một cách tội nghiệp.
Người lính Mỹ tham chiến sau cuộc chiến tháng 4/1975 còn tội nghiệp hơn chúng ta. Họ bị động viên đưa sang một đất nước xa lạ, nóng bức và đầy bất trắc. Họ có yêu nước không? Họ có tình nguyện dâng hiến đời họ cho đất nước VN không? Dĩ nhiên là không bởi vì họ có biết nước VN ở chỗ nào đâu? người VN xa xôi nào đó không hề có dây mơ rễ má gì với họ.
Vậy mà họ đem cả tương lai và tuổi trẻ để sống chết vì VN. Tương lai tươi đẹp trên một đất nước giàu có. Cuộc sống tiện nghi và sang cả bao người mơ ước. Họ xuống tàu, lên máy bay ra đi, hẹn với mẹ cha sau ba năm nghĩa vụ họ sẽ về nhà. Nhưng Việt Nam không đơn giản như họ nghĩ. Cái chết rình rập họ bất cứ lúc nào. Họ tử trận, trên bia đá đen tại Washington DC ghi tên họ. Họ có mãn nguyện không? Cha mẹ họ có hãnh diện không? Dĩ nhiên không ai biết. Có khi cha mẹ họ còn thành kiến với người VN nữa là khác. Bởi vì đất nước VN xa lạ kia đã vùi thây con cái họ, là nơi con họ chết một cách oan uổng, chết không tìm thấy xác hay trở về với một quan tài.
Trên chiến trường, một viên đạn bắn sẻ. Hành quân bị lọt vào ổ phục kích. Tan xác trong đạn pháo. Máy bay bị bắn rơi … Những người lính Mỹ chết một cách bất ngờ và hoảng loạn. Họ không kịp kêu lên một tiếng. Họ không kịp gọi tên người yêu, tên vợ, tên con, chào mẹ cha ở lại. Xác họ là chiến công của phía bên kia. Khi bị bắt, họ sẽ là tù binh với sự đối xử đầy man rợ và hận thù.
Những người cựu chiến binh Mỹ được trở về sau cuộc chiến VN bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Tin tức thời đó đã phản bội sự thật, bôi nhọ sự chiến đấu oai dũng của quân lực VNCH. Mà bôi nhọ quân lực VNCH tức là bội nhọ sự chiến đấu của đồng minh. Vì lực lượng quân đội Mỹ sát cánh hành quân với quân đội ta. Nếu những cựu chiến binh này còn sống, mỗi khi tháng tư về họ cũng đau đớn, bi phẫn như chúng ta. Một thời dĩ vãng, một thời liệt oanh, một thời giỡn mặt tử thần.
Con tôi là lính Mỹ, cũng nhận lệnh đóng quân ở các nước bạn. Có đứa cũng đi tàu chiến hành quân bảo vệ vùng biển quốc tế. Đây là thời bình mà cũng gian nan cực khổ vô vàn. Người lính Mỹ hy sinh bản thân vì hai chữ tự do cho thế giới. Những cạnh tranh quyền lực chính trị, những mưu mô tiềm ẩn bảo vệ đảng phái, thế lực ngầm thao túng xã hội …tất cả nằm ngoài tầm với của người lính. Quân nhân tuyệt đối phải tuân lệnh cấp chỉ huy. Phải thi hành mệnh lệnh trong bất cứ trường hợp nào.
..................................................................
Viết tới đây tôi nghĩ đến chiến trường Ukraine.
Những người dân Ukraine tại thành phố Mariupol phải sống dưới hầm nhiều ngày liên tục.
......................................................................
Những ngày tháng ba, tháng tư là của thương đau và chết chóc, của tội ác trên hành tinh này. Người VN năm 1975 gồng gánh vượt đường máu đi tản cư. Người dân Ukraine củng chạy sang Balan để tìm đường sống. Còn có bài thương ca nào đau lòng hơn thế nữa hay không?
Tháng tư mẹ bồng con di tản.
Đạn pháo nổ vang mẹ lìa đời
Mẹ chết tay bồng con thoi thóp
Chiến tranh bi thảm Việt Nam ơi!
Tháng ba bom nổ khắp Ukraine
Thành phố, nhà dân đều tan tành
Đoàn người tị nạn rời tổ quốc
Thế giới chung tay chống chiến tranh.
Này Kharkov, Sumy, Kherson
Này cảnh tan hoang Mariupol
Dưới hầm dân chết vì đói khát
Ukraine tử thủ vì nước non.
Xin đừng so sánh Việt Nam và Ukraine trong cuộc chiến. Hãy nhìn một cách công tâm để đánh giá và phê phán. Ukraine là một nước mà người dân ngoi lên từ ngục tù Cộng Sản. Những vết hằn bóc lột, tham nhũng, đảng trị, trả thù, áp bức và đói khát đã cho người dân Ukraine một bài học xương máu.
Nước Việt Nam ta anh em biến thành kẻ thù. Người dân miền Bắc đói khổ đi giải phóng miền Nam giàu có trù phú. Một lực lượng nằm vùng bí mật gài lại ẩn náu hoạt động tại miền Nam. Cho nên trong dân chúng không thể phân biệt ai là Việt Cộng, ai là Quốc Gia. Trên chiến trường Bắc Việt được tiếp tế vũ khí chiến tranh của khối Cộng Sản Tàu và Nga, Danh nghĩa Giải Phóng Miền Nam của Mặt Trận chỉ là hình thức để qua mặt Quốc Tế.
Việt Nam Cộng Hòa bị Mỹ cắt viện trợ và rút binh về nước. Trong nội bộ của chính quyền, tướng lãnh trong quân đội có một số lớn Việt Cộng nằm vùng. Họ đã có kế hoạch đầu hàng, uy hiếp bắt Tổng thống phải từ chức. Lệnh bỏ ngõ chiến trường phát ra ngay từ bộ tổng tham mưu. Ai có thể đương đầu chống lại cuộc chiến trăm phần thất bại này.
Việt Nam không là gì cả với thế giới. Người dân Mỹ đã quá mệt mỏi và đau thương vì cuộc chiến VN. Họ mất mát tiền bạc lẫn sinh mạng trên chiến trường này quá nhiều. Những người Mẹ đòi con mình trở về an toàn, nước Mỹ đang ở bên bờ vực phải chọn. Và họ đã lựa chọn làm một người bạn thất hứa. Họ đã sai khi bỏ rơi VN và đánh thức con rồng ngủ quên Tàu Cộng để bây giờ hối tiếc muộn màng. TT Thiệu bị ép phải lên máy bay cấp tốc rời khỏi VN. Ông không thể có chọn lựa nào khác.
Đó là Tết Mậu Thân 1968, Cộng quân chiếm thành phố Huế và lùa dân đi bắn bỏ. Họ tàn sát dã man, kinh hoàng. Những hố bom tập thể vùi xác biết bao nhiêu người dân vô tội. Khăn tang cho Huế trắng cả xứ thần kinh. Vậy mà cái ác vẫn chiến thắng, quốc tế làm ngơ và Cộng Sản vẫn chiếm trọn đất nước VN. Những kẻ từng giết người vẫn sống nhởn nhơ và huyên hoang với thành tích của mình.
Vâng! Tháng tư năm nay thế giới lại thưởng thức một bản thương ca bi thống.
-Đối nghịch của âm nhạc là sự tàn khốc của chiến tranh, bom đạn và dã tâm quyền lực đã tiêu hủy sinh mạng con người.
Bài thương ca không vang lên từ ban nhạc.
Và vang lên từ trái tim của mỗi con người
Khi ta hạnh phúc và có nụ cười.
Người Ukraine máu hòa chung nước mắt.
Pháo tung xác cha nhầy nhụa trên mặt đất
Đứa con ngây thơ vẫn tị nạn xứ người
Ác độc, bạo tàn chết chóc Ukraine ơi
Tháng tư tiếng khóc vang lên chấn động.
Cho Việt Nam, Ukraine bi thống.
Hãy lên tiếng chống hành động giết người.
Và hãy cầu nguyện Hòa Bình.
Cho thế giới an vui
Nguyễn thị Thêm.
04/04/2022
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Ta đi trong tuyết ươm hơi lạnh
Mà lửa từ tim vẫn nhuốm hồng
Với lá Hoàng Kỳ trên ngực áo
Ta vẫn còn hơi ấm của non sông…
(Hải Triều)
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
TƯỞNG NHỚ NGŨ HỔ TƯỚNG
(Ngũ Thủ)
Trần Vĩnh Khang
(Bài Họa)
1
NGUYỄN KHOA NAM
Than ôi tiến thoái đã đường cùng
Tủi thẹn râu mày với núi sông
Chẳng thể điều quân an chiến địa
Không sao chống giặc giữ nương đồng
Thương dân thống khổ mi trào lệ
Xót lính lầm than lụy nhỏ dòng
Quyết chết theo thành nêu khí tiết
Con Hồng cháu Lạc giống Tiên Long
2
PHẠM VĂN PHÚ
Nén hương tưởng niệm Tướng quân Dù
Một thuở tung hoành khắp chiến khu
Hỏa tuyến không sờn khi nắng cháy
Cao nguyên chẳng ngại lúc mưa mù
Xông vào đất địch danh trăm trận
Tái chiếm buôn làng tiếng vạn thu
Thất quốc đem thân đền nợ nước
Non sông tiễn biệt cánh hoa Dù
3
LÊ VĂN HƯNG
Ngang dọc sa trường tỏ chí trai
Tận trung báo quốc lưỡi gươm mài
Bình Long nổi tiếng trang hào kiệt
An Lộc lừng danh võ tướng tài
Thất thế đem thân đền nợ nước
Sa cơ gởi mạng chốn tuyền đài
Anh hùng quyết tử vì sông núi
Hồn quyện quân kỳ phất phới bay
4
TRẦN VĂN HAI
Áo trận giày sô phủ bụi mù
Danh lừng hổ tướng giỏi cơ mưu
Đầu ngành cảnh sát tròn câu chính
Chủ soái sư đoàn vẹn tiếng nhu
Bảo quốc tiền phương truy quét giặc
An dân hậu tuyến chống ngăn thù
Cơ trời nước mất liều thân chết
Sử chép bia truyền vạn ức thu
5
LÊ NGUYÊN VỸ
Cộng chiếm thành đô cuộc chiến tàn
Anh hùng mạt vận chết hiên ngang
Căm hờn lũ giặc đi chân dép
Uất hận quân thù đội nón nan
Giữ chí can trường không khuất phục
Làm thân chiến tướng chẳng quy hàng
Vong thành tuẫn tiết danh thơm rạng
Võ miếu tôn thờ quốc thánh nhan..
Trần Vĩnh Khang
(Bài Họa)
Posts: 2,682
Threads: 2
Likes Received: 2,191 in 1,254 posts
Likes Given: 4,772
Joined: Feb 2021
Reputation:
71
(2022-04-13, 09:42 AM)duke Wrote:
TƯỞNG NHỚ NGŨ HỔ TƯỚNG
(Ngũ Thủ)
Trần Vĩnh Khang
(Bài Họa)
1
NGUYỄN KHOA NAM
Than ôi tiến thoái đã đường cùng
Tủi thẹn râu mày với núi sông
Chẳng thể điều quân an chiến địa
Không sao chống giặc giữ nương đồng
Thương dân thống khổ mi trào lệ
Xót lính lầm than lụy nhỏ dòng
Quyết chết theo thành nêu khí tiết
Con Hồng cháu Lạc giống Tiên Long
2
PHẠM VĂN PHÚ
Nén hương tưởng niệm Tướng quân Dù
Một thuở tung hoành khắp chiến khu
Hỏa tuyến không sờn khi nắng cháy
Cao nguyên chẳng ngại lúc mưa mù
Xông vào đất địch danh trăm trận
Tái chiếm buôn làng tiếng vạn thu
Thất quốc đem thân đền nợ nước
Non sông tiễn biệt cánh hoa Dù
3
LÊ VĂN HƯNG
Ngang dọc sa trường tỏ chí trai
Tận trung báo quốc lưỡi gươm mài
Bình Long nổi tiếng trang hào kiệt
An Lộc lừng danh võ tướng tài
Thất thế đem thân đền nợ nước
Sa cơ gởi mạng chốn tuyền đài
Anh hùng quyết tử vì sông núi
Hồn quyện quân kỳ phất phới bay
4
TRẦN VĂN HAI
Áo trận giày sô phủ bụi mù
Danh lừng hổ tướng giỏi cơ mưu
Đầu ngành cảnh sát tròn câu chính
Chủ soái sư đoàn vẹn tiếng nhu
Bảo quốc tiền phương truy quét giặc
An dân hậu tuyến chống ngăn thù
Cơ trời nước mất liều thân chết
Sử chép bia truyền vạn ức thu
5
LÊ NGUYÊN VỸ
Cộng chiếm thành đô cuộc chiến tàn
Anh hùng mạt vận chết hiên ngang
Căm hờn lũ giặc đi chân dép
Uất hận quân thù đội nón nan
Giữ chí can trường không khuất phục
Làm thân chiến tướng chẳng quy hàng
Vong thành tuẫn tiết danh thơm rạng
Võ miếu tôn thờ quốc thánh nhan..
Trần Vĩnh Khang
(Bài Họa)
Chào duke, duke sưu tầm thơ họa này rất hay duke có bài thơ gốc của thơ họa này không? Nếu có post lên cho mình đọc với... 🌻
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Chắc các vị Ngũ Hổ Tướng mỉm cười với đòi hỏi của TTTT nên đã giúp duke mau chóng tìm được đây
Việt Nam Cộng Hòa Ngũ Hổ Tướng, Nước Mất, Mất Theo Nước!!! - Nguyễn Minh Thanh
DetailsTác giả: Nguyễn Minh Thanh Published: 30 Tháng Tư 2019
User Rating: 5 / 5
"Anh hùng mạc bả doanh thâu luận
Vũ trụ trường khang tiết nghĩa lưu"
T.K. Huân
***
1 - Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lịnh Quân Đoàn IV - Quân Khu IV)
Vận nước nổi trôi đến bước cùng
Tướng Quân thà chết với non sông
Tang bồng xếp lại... hoa dù đỏ
Khí tiết vang theo... tiếng súng đồng
Đất Việt xót thương cây rũ lá ...!
Sông Hương tiếc nhớ nước khô dòng...!
Nghiêm mình kính cẩn trang trung liệt
Gương sáng muôn đời... sóng Cửu Long...! Nguyễn Minh Thanh
Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), sanh tại Đà Nẵng, nguyên quán ở làng An Cựu Tây, Hương Thuỷ, Thừa Thiên. Con Ông Nguyễn Khoa Túc và Bà Tôn Nữ Ngọc Cẩn.
Nguyễn Khoa Nam
Theo học khóa 3 Đống Đa tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 4 năm 1953. Ngày 1 tháng 12 cùng năm, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy.
Gia nhập đơn vị Nhảy Dù, ông được cử làm Trung Đội Trưởng thuộc Đại Đội 1 trong Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù. Tiến dần lên đến Tư Lệnh Phó SĐ Nhảy Dù. Chuyển qua Bộ Binh, Ông làm Tư Lệnh SĐ7BB. Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Quân Đoàn IV - Quân Khu IV tại Cần Thơ.
Sáng ngày 1 tháng 5, Ông vận bộ quân phục Đại Lễ của Quân Đội, và vào khoảng 6 giờ 30 sáng Ông dùng súng Browning bắn vào màng tang tự sát tại chiếc ghế làm việc trong tư dinh.
Tro Cốt của Ông thờ ở Chùa Quảng Hương Già Lam, đường Lê Quang Định số 498/11 Phường 1, Gò Vấp, Sài Gòn.
2 - Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (Tư Lịnh Quân Đoàn II - Quân Khu II )
Người xứ Hà Đông gốc Nhảy Dù
Dấu chân dày dạn các quân khu
Điện Biên kịch chiến rừng xơ xác
Lào Hạ giao tranh khói mịt mù
Tây Huế bảo toàn an một thuở
Ban Mê thất thủ hận... nghìn thu...!
Nghiêng bầu độc dược... hồn bay bổng
Mây trắng trời xanh... biệt Cánh Dù...!!! Nguyễn Minh Thanh
Phạm Văn Phú
Phạm Văn Phú (1928-1975), sanh tại Hà Đông, gốc Nhảy dù. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên Quân - Đà Lạt khoá 8 giữa năm 1952.
Tại chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đã chỉ huy một Đại Đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Sau hơn một hơn tháng giao tranh ác liệt với Việt Minh, ngày 16 tháng 4 Ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi.
Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, PVP bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), Ông được trao trả và tiếp tục trong quân lực VNCH.
Ông trải qua nhiều đơn vị chiến đấu. Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Quân Đoàn II - Quân Khu II tại Pleiku.
Sáng ngày 29 tháng 4 tại tư dinh Sài Gòn, Ông tự sát bằng một liều Choloroquine cực mạnh. Ông bị hôn mê đến 11 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, tỉnh lại thều thào hỏi phu nhân về hiện tình chiến cuộc. Khi được biết Dương Văn Minh đã ra lệnh cho toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hòa buông súng đầu hàng, Ông liền từ trần!!
3 - Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lịnh Phó Quân Đoàn IV - Quân Khu IV)
Núi sông nghiêng ngửa phận làm trai
Quân ngũ tòng chinh chí miệt mài
Dũng lược U - Minh xung trận địa
Kiên cường An - Lộc phá trùng vây
Cờ tàn... sông núi ngùi ly biệt
Vận mạt... anh hùng ngậm đắng cay
Phòng ngủ... kinh hoàng vang tiếng súng
Ngoài trời đêm quạnh... ánh sao bay... Nguyễn Minh Thanh
Lê Văn Hưng (1933 - 1975), người Hóc Môn, Gia Định, mồ côi cha. Theo học khóa 5 Vì Dân tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1954, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy.
Ra trường Ông giữ những chức vụ tác chiến. Có lúc chuyển sang Hành Chánh Trưởng Ty Cảnh Sát, rồi Quận Trưởng, Tỉnh Trưởng... Sau chuyển qua Bộ Binh làm Tư Lệnh SĐ5 / BB căn cứ Lai Khê, Bình Dương. Tháng 3 năm 1972, Ông được thăng cấp Chuẩn Tướng.
Sau chiến trận "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, Ông được tặng thưởng tại mặt trận Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu, và Huy Chương Đặc Biệt "Bình Long Anh Dũng".
Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV - Quân Khu IV tại Cần Thơ.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ông tự sát bằng súng lục bắn vào tim lúc 20 giờ 45.
Trước khi tự sát, Ông nói: - "Tôi bằng lòng chọn cái chết, tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành."
4 - Chuẩn Tướng Trần Văn Hai (Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB)
Hải đăng toả sáng giữa sương mù
Liêm chính kiêu hùng dũng trí mưu
Tỉnh Trưởng Phú Yên nhiều mến mộ
Chỉ Huy Cảnh Sát lúc cương nhu
Khe Sanh tuyến lửa: - thăm binh sĩ*
Trận địa Chư Pao: - diệt giặc thù
Nước mất ngậm ngùi... khui... độc dược
Phương danh trăng chiếu... rạng ngàn thu...!! Nguyễn Minh Thanh
Trần Văn Hai
Trần Văn Hai (1925-1975): người Gò Công trong gia đình điền chủ. Theo học khóa 7 Ngô Quyền tại trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 5 năm 1952. Cùng khoá với Thủ Khoa Trương Quang Ân. Sau này là Th/ Tướng Trương Quang Ân.
Qua những chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên. Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương. Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia..., Tư Lịnh Phó Quân Đoàn II.
Chức vụ sau cùng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại căn cứ Đồng Tâm Mỹ Tho.
Trước sự kiện ngày 30 tháng 4 khoảng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống đón Ông di tản, nhưng Ông từ chối.
Đặc biệt, Ông đã nhờ người đem tiền về cho Mẹ và báo tin Ông bình an, rồi mới tự sát..!!
Nửa đêm về sáng ngày 1 tháng 5, Ông dùng thuốc Optalidon nguyên ống 20 viên tuẫn tiết tại phòng làm việc!!
*Căn cứ Khe Sanh (Quảng Tr ) năm 1968, ngoài Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, còn có Tiểu Đoàn 37 BĐQ/ Việt Nam, Đ.Úy Hoàng Phổ làm TĐT. BĐQ bố trí vòng ngoài quân đội Mỹ, hướng Đông nguy hiểm nhứt. VC tấn công tuyến BĐQ nhiều lần nhưng chúng đều thất bại. Lần sau cùng là: 29 - 2 - 1968.
Bất chấp hiểm nguy, Đại Tá Trần Văn Hai đã tới thăm anh em tận tuyến lửa, nơi đây...!!
5 - Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ (Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB)
Chiều nghiêng thành quách đã điêu tàn
Thương tiếc anh hùng thuở dọc ngang
Cương trực thanh liêm không vị nể
Kiên trì nguy hiểm chẳng từ nan
Can trường An Lộc: - chờ Tank đến
Bất khuất Lai Khê: - gác chuyện hàng
Tiếng súng sau cùng vang... vọng mãi...
Ngàn năm hương khói tưởng... linh nhan. Nguyễn Minh Thanh
Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) người Sơn Tây, thuộc gia tộc "Lê Nguyên" danh giá. Theo học khóa 2 Lê Lợi tại trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt ở Huế, khai giảng năm 1951, tốt nghiệp Chuẩn Úy hiện dịch.
Phục vụ đơn vị Nhảy Dù, Quận Trưởng Quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Đoàn Trưởng, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh
Ngày Quốc Khánh Đệ Nhị Cộng Hòa 1 tháng 11 năm 1974, ông được thăng cấp Chuẩn Tướng. Ngày 7 tháng 11 cùng năm, Ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Lai Khê, Bình Dương.
LNV là người hạ chiếc Xe Tăng đầu tiên của VC trong trận An Lộc 1972. Ông tổ chức "Tiểu Tổ Diệt Tăng" sẵn sàng nghinh địch và săn Tăng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi nghe Dương Văn Minh kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng. Ông ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Sau đó ông dùng khẩu Beretta 6.35 bắn vào đầu tự sát tại Bộ Tư Lệnh Lai Khê!!
Người nhà đã đem Tro Cốt của Ông về thờ trong Phủ Thờ gia tộc "Lê Nguyên" tại Sơn Tây.
Lời phụ bàn:
1 - Nỗi Đau Của Người Chiến Bại:
Thế Chiến II chấm dứt với sự đầu hàng vô điều kiện của Nhựt Bổn. Tương truyền có rất nhiều chiến sĩ Nhựt đã dũng liệt tuẫn tiết trong lúc ấy.
Dưới đây là một trong những bài thơ quí dũng sĩ còn để laị. Xin chép ra... hoà theo niềm cảm thông sâu sắc do sự kết thúc giống nhau giữa Nhựt Bổn và Việt Nam Cộng Hoà cực kỳ bi đát!!
Đó là "Bại Trận - Đầu Hàng vô điều kiện...!!"
Mà, người viết cũng rơi vào trong cuộc, trong khúc quanh lịch sử. Ngậm ngùi... lặn ngụp trong khoang Huyết Sử...!! Với Niềm Đau không nguôi...!!
Thơ Tuyệt Mạng
"Ải Bắc từ khi cách cố hương
Tháng ngày thắm thoát mấy năm trường
Ví hay số kiế́p chim lìa cánh
Thà để thân nầy ngựa bọc xương
Nửa phút chưa nguôi thù Quảng Đảo
Ngàn năm há tuyệt giống Phù Tang
Ngây thơ em hãy khuyên đàn trẻ
Vì nước cha mầy để tấm gương...!!" (Khuyết danh)
2 - Lưu Phương Muôn Thuở:
Trong "Tuyệt Mệnh Thi", Ông Thủ Khoa Huân có câu:
"Anh hùng mạc bả doanh thâu luận
Vũ trụ trường khang tiết nghĩa lưu"
(Hãy lắng nghĩa trung lưu vũ trụ
Chớ đem thành bại luận anh hùng)
Đem chiếu rọi hai câu thơ trên vào quí Tướng Quân, thấy rất phù hợp, tương thích.
Quí Tướng Quân đã "Vũ trụ trường khang tiết nghĩa lưu".
Đã để lại cho Quân Lực VNCH nói riêng, cho dân tộc VN nói chung nỗi niềm hãnh diện và tiếc thương vô biên... Và cho hậu thế ánh trăng rằm rạng rỡ thiên thu...
Quí Ngài đã theo gương:
Vua Thục Phán, Quí Bà Trưng, Bà Triệu... Nước mất, mất theo Nước...!!
Quí Ông Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, ... Thành mất, mất theo Thành...!!
Ngoài quí Tướng Quân ra, trong sự kiện Quốc Hận 30 - 4 - 1975 còn nhiều, rất nhiều những Chiến Sĩ: Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ... đã "Nước mất, mất theo Nước". Chưa kể những thành phần chức vụ, dân sự: Ngoại Trưởng Tần Chánh Thành..., gia đình Bác Sĩ Lý Hồng Chương...
Nay, Tổ Quốc đang cơn Vận Bỉ, mong ngày Thái Dương tỏ rạng, hầu sưu tầm đầy đủ tất cả những bậc phi thường ấy. Những người đã oanh liệt, hoặc âm thầm lẫm liệt tuẫn tiết... để lập đàn tưởng niệm tôn vinh!! Mong thay...!!
Với tấm lòng thành kính, nơi đây, có bài thơ nhỏ xin Tưởng Niệm toàn thể Quý: Quân, Dân, Viên Chức VNCH đã Lẫm Liệt Tuẫn Tiết trong sự kiện: "Quốc Hận 30 - 4 - 1975":
Những Anh Hùng... Nước Mất, Mất Theo Nước!!
Dân quốc lầm than oán khắp nơi...
Dấn thân bảo vệ há ngồi chơi...?!
Tang bồng giai mộng sông Xoài Mút...
Hồ thỉ diễm mơ trống Ngọc Hồi...
Thế cuộc Quốc Kỳ ngùi...nước cuốn...!!
Tuẫn thân hùng khí rạng... trăng khơi...!!
Than ôi...! Sông Núi không ôm được...
Thì sống làm chi... chật đất trời...!! Nguyễn Minh Thanh
Hỡi những người của lịch sử của thiên thu, xin nghiêm mình kính cẩn chào quí Anh Linh... Nguyện cầu quí Anh Linh an lạc nơi cõi vĩnh hằng.
Và xin mượn câu nói người xưa:
"Nhân cố hữu tử, tử hoặc trọng ư thái sơn, hoặc khinh ư hồng mao" để thay lời kết.
Ôi, Quí Liệt Vị đã xem cái chết nhẹ tựa lông chim hồng. Phương danh Quí Liệt Vị "trường khang tiết nghĩa lưu".
Quí Liệt Vị chính là:
"Anh hùng tử, khí hùng bất tử
Thiên thu trường cữu Việt sơn xuyên"
Anh Linh Quí Liệt Vị chan hoà vào...
- Những dãy núi: Trường Sơn, Bân Sơn, Thạch Bi Sơn, Thất Sơn, Bà Đen...
- Những dòng sông: Cửu Long, Đồng Nai, Đà Rằng, Sông Côn, Dabla, Hương Giang, Mỹ Chánh, Thạch Hãn, Bến Hải...
Và trên những dãy núi ấy..., những dòng sông ấy...
Ngàn năm mây trắng vẫn còn bay... lửng lơ... ngơ ngẩn... ngậm ngùi... tiếc thương... Quí Liệt Vị...!! Ôi, cao cả thay, cao quí thay!!
Bây giờ, đêm tối dần tan, bình minh đang ló dạng:
"Ngoài trời hững sáng ban mai...
Tấc lòng Cố Quốc cờ bay... trập trùng..."
Nguyễn Minh Thanh cẩn tác
Ga, 2019 - Mùa Quốc Hận!!
Phụ chú:
*Tuyệt Mệnh Thi
Hãn mã nan kham vị quốc cừu,
Chỉ nhân binh bại trí thân hưu.
Anh hùng mạc bả doanh thâu luận,
Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu.
Vô bố dĩ kinh Hồ lỗ phách,
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu.
Đương niên Tho thuỷ ba lưu huyết,
Long đảo thu phong khởi mộ sầu.
T. K. Huân
Thơ Tuyệt Mạng
Gian nan vó ngựa diệt thù chung
Chỉ tại thua binh mạng phải cùng
Hãy lắng nghĩa trung lưu vũ trụ
Chớ đem thành bại luận anh hùng
Nổi xung giặc dữ kinh hồn khắp
Liều thác thân tàn rạng tiếng chung
Sóng nước Mỹ Tho pha máu đỏ
Gió Thu chiều úa nhuộm cồn Rồng..!! Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch
*Đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút: cách thành phố Mỹ Tho hơn 10 km hướng Tây Bắc. Ngày 20 tháng 1 năm 1785. Khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn Nguyễn Huệ bất ngờ tấn công, Đồng thời, bộ binh và thủy quân xông ra tiêu diệt gần như toàn bộ địch quân.
*Đồn Ngọc Hồi: Sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung hạ lệnh đánh đồn Ngọc Hồi phía Nam Thăng Long. Đồn, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Đồn thất thủ, bị quân Tây Sơn thiêu rụi. Hứa Thế Hanh chạy vắt giò lên cổ...
Tham khảo: các trang Web:
- NKN, PVP, LVH, TVH, LNV...
- Thủ Khoa Huân...
- Hán Việt Từ Điển - ĐDA
Posts: 6,732
Threads: 132
Likes Received: 4,387 in 1,861 posts
Likes Given: 2,137
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-04-09, 08:35 AM)duke Wrote: Xin đừng so sánh Việt Nam và Ukraine trong cuộc chiến. Hãy nhìn một cách công tâm để đánh giá và phê phán. Ukraine là một nước mà người dân ngoi lên từ ngục tù Cộng Sản. Những vết hằn bóc lột, tham nhũng, đảng trị, trả thù, áp bức và đói khát đã cho người dân Ukraine một bài học xương máu.
Đem hai cuộc chiến so sánh với nhau rất là khập khễnh.
Tác giả nói đúng, Ukraine được may mắn thoát ra từ một cuộc cưỡng hôn với nước Nga cs nên họ hiểu cái giá trị độc lập của dân tộc họ.
Còn người dân miền Nam lúc đó những thành phần mê muội dĩ hòa vĩ quý, không hiểu cái tàn bạo của cs, hoặc đặt cái tham lên trên tất cả vv ... đã làm hỏng thế cờ. Người Mỹ họ cũng có tâm giúp đỡ nhưng điều chủ yếu vẫn là tinh thần và ý chí của miền Nam.
Thêm nữa lúc đó cái vị trí của miền Nam, một bên là Campuchia với chính quyền của Khờ Me đỏ Pol Pot một bên là Thái Bình Dương mênh mông, trong khi súng đạn không còn những viện trợ cần thiết bị cắt hết thì ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng là một quyết định đúng, theo thiển ý.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
(2022-04-13, 10:34 AM)phai Wrote: Đem hai cuộc chiến so sánh với nhau rất là khập khễnh.
Tác giả nói đúng, Ukraine được may mắn thoát ra từ một cuộc cưỡng hôn với nước Nga cs nên họ hiểu cái giá trị độc lập của dân tộc họ.
Còn người dân miền Nam lúc đó những thành phần mê muội dĩ hòa vĩ quý, không hiểu cái tàn bạo của cs, hoặc đặt cái tham lên trên tất cả vv ... đã làm hỏng thế cờ. Người Mỹ họ cũng có tâm giúp đỡ nhưng điều chủ yếu vẫn là tinh thần và ý chí của miền Nam.
Thêm nữa lúc đó cái vị trí của miền Nam, một bên là Campuchia với chính quyền của Khờ Me đỏ Pol Pot một bên là Thái Bình Dương mênh mông, trong khi súng đạn không còn những viện trợ cần thiết bị cắt hết thì ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng là một quyết định đúng, theo thiển ý.
Hoàn toàn đồng ý với bạn Phai
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Chỉ còn 20 ngày nữa, là đã 47 năm trôi qua, từ ngày Sài Gòn thất thủ. Ngày hôm nay, cái giá của Tự Do vẫn luôn luôn vang vọng trong tâm tư của những ai yêu tự do, hoà bình thật sự ....
GIÁ CỦA TỰ DO
By Lieu B.N
Mặc dù đã nhiều lần được đọc những câu chuyện của những thuyền nhân VN, nhưng mỗi lần được đọc thêm một câu chuyện mới của ai đó lại khiến tôi phải lặng người.
Dẫu biết rằng Tự Do không hề miễn phí nhưng sao cái giá mà những thuyền nhân phải trả lại quá đau thương và quá đắt. Để đến được bến bờ Tự Do thì thì xác thân cũng đã "bầm dập tả tơi", tâm hồn cũng đã bị tổn thương không ít. Có những người không may phải bỏ xác trên biển.
Biết rằng sẽ gặp hiểm nguy nhưng họ vẫn ra đi vì đó là lý tưởng sống của họ, thà chết trên đường đi tìm Tự Do, còn hơn phải sống trong đọa đày. Những ai đã từng được hưởng Tự Do rồi thì sẽ hiểu không dễ gì chấp nhận khi mất nó, lại càng không dễ chấp nhận sống đời nô lệ.
Cứ ngỡ chỉ có trong thời loạn dân Việt mới đi tìm Tự Do. Nhưng không, cho đến bây giờ, người Việt vẫn đang trên đường đi tìm Tự Do đó thôi. Không còn những cảnh vượt biên hãi hùng nữa mà thay vào đó là đi theo con đường an toàn và hợp pháp hơn. Những du học sinh tiếng là đi du học chứ thực chất cũng là vì hai tiếng Tự Do. Có người chấp nhận bỏ tỷ này tỷ kia cũng chỉ để kiếm cho được cái visa vào xứ sở Tự Do. Một số cô gái /chàng trai chấp nhận lấy người đáng tuổi cha chú, cô dì cũng chỉ vì muốn đến được bến bờ Tự Do.
Biết bao con dân nước Việt đi khắp nước này nước kia làm culi, bán sức lao động với đồng lương rẻ mạt, kể cả bán thân. Vì cái gì, không phải vì Tự Do no ấm hay sao? Ngay cả những kẻ đã cướp đi Tự Do của người khác cũng cho con cháu đi tìm Tự do ở xứ "giãy chết" kia mà. Và tại sao con dân nước Việt phải làm vậy khi họ đang sống trong thời bình ở xứ sở được mệnh danh là thiên đường? Đơn giản thôi vì họ đi tìm thứ họ không có.
Muốn có Tự Do phải chấp nhận đánh đổi bằng nhiều cách, bằng cả máu xương và thậm chí là cả sinh mạng. Nhưng, không phải sự hi sinh, tang thương mất mát nào cũng được đổi lại bằng Tự Do. Ở đâu đó, biết bao máu xương của cả hai miền đã đổ, đã có biết bao trái tim của biết bao người mẹ nát tan, biết bao gia đình phải ly tán, bao đứa trẻ phải mất cha,...
Nhưng gần 50 năm rồi, nơi đó vẫn chưa có Tự Do, nhân quyền, vẫn chưa có ánh sáng của văn minh dân chủ. Có chăng chỉ là con người trong xã hội đó đang bị ru ngủ, hay đang tự huyễn hoặc lừa dối bản thân rằng mình đang sống trong Tự Do yên bình.
Những ai đã được hưởng Tự Do rồi sẽ biết "mùi" của Tự Do là thế nào. Với tôi, khi chưa được hưởng Tự Do và dân chủ là chưa được sống đúng giá trị của con người.
Tự do không hề miễn phí.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Nhân Tháng Tư đen, xin đăng lại bài này để TƯỞNG NHỚ ÔNG BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VNCH BỊ ĐÀY CHẾT Ở NHÀ TÙ BA SAO - HÀ NAM
ĐOẠN KẾT BI THẢM CỦA VỊ CỰU BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC
*Bài của Võ Khánh Tuyên
Đó là Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN - Tổng trưởng Văn Hóa - Giáo dục - Thanh niên của Chính thể Việt Nam Cộng hòa.
Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN, sinh năm 1925 tại Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ... là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.
Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm tổng ủy trưởng tổng ủy nông nghiệp, tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường quốc gia hành chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.
Trong thời gian đảm nhận vị trí Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, Giáo sư đã nỗ lực phát triển mọi lãnh vực, đặc biệt với 2 ngành Sư Phạm và Nông Nghiệp. Giáo Sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại học Hoa Kỳ. Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường giảng dạy.
Những ngày sau cùng của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa , ông đảm nhiệm vị trí Tổng Trưởng (tức Bộ trưởng) Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên trong nội các của Tướng Dương Văn Minh.
Biến cố 30 /4/1975 xảy ra ... dù có nhiều điều kiện để di tản, nhưng Giáo Sư vẫn ở lại Việt Nam, sau khi đưa vợ con di tản... Và sự ở lại của ông có thể là một kết cục bi thảm cho chính cuộc đời của một vị trí thức.
Sau 1975, trong khi Tướng Minh vẫn sinh sống tại Dinh Hoa Lan, sau đó sang định cư tại Pháp... , như thân phận của các Quân dân cán chính khác, Giáo sư Xuân phải trải qua một thời gian cải tạo ở Thủ Đức, rồi bị đưa đi học tập cải tạo ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam) lúc đó. Năm 1983, GS Võ Tòng Xuân, khi ấy là Đại biểu Quốc hội, có tìm đến trại Ba Sao thăm vị Giáo sư cũ một lần...
3 năm sau, năm 1986 .... do bệnh tật, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi. Thi hài được chôn ở quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao - Hà Nam. Chấm dứt 11 năm ròng rã chôn mình trong Trại Cải tạo!
Gần 30 năm sau... ngày 5.4. 2015, phần tiểu chứa tro cốt của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân được người con gái, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, đưa từ nghĩa địa trại cải tạo Ba Sao (Hà Nam) bằng đường tàu lửa vào Saigon. Thể theo di nguyện được ở lại quê hương, tro cốt của vị Bộ trưởng Giáo dục không sang Pháp cùng con gái và gia đình, mà được gửi ở Chùa Thiên Hưng ở đường Vạn Kiếp, Quận Bình Thạnh (TP.HCM).
_____________
Trưa ngày 22 tháng 11 năm 2018, Luật sư Đặng Trọng Dũng đã đến chùa Thiên Hưng, số nhà 71 đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, TP HCM để dâng hương tưởng nhớ Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Duy Xuân:
Rất xúc động khi được thấy bình tro cốt của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, Cố bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Xin cầu nguyện anh linh Giáo sư thanh thản vĩnh hằng và phù hộ cho giáo dục nước nhà bước vào vận mới.
Xin đa tạ tấm lòng của Luật sư Đặng Trọng Dũng, đã thay mặt đứa em xa xôi dâng hương tưởng nhớ Cố Bộ trưởng.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Sài gòn trời đỗ mưa như nhắc nhở nỗi đau 47 năm về trước . Ngày hôm ấy lúc 7g sáng . Tám Phi công Phi đoàn Tinh Long 821 đã bị bắn rơi khi đang thực hiện Phi vụ Tinh Long 07 bảo vệ thủ đô Sài gòn và cũng là Phi vụ cuối cùng. Ngoài Trưởng Phi công Trung uý Trang văn Thành và Phó Phi công Trung uý Tào Thuận, sáu Phi công còn lại đều tình nguyện tham gia Phi vụ cao cả này. Dù vậy trong đêm 28/04 các Anh đã gây cho kẻ thù những tổn thất không nhỏ và Đại bàng sắt AC -119K chỉ dừng lại khi bị trúng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7 nổ tung trên không trước sự chứng kiến đau lòng của các đồng đội lúc đang ở bên ngoài Bộ tư lệnh KQ.
Xin gửi nén hương lòng đến các Anh . Con dân MN sẽ luôn nhớ các Anh . Mãi mãi
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
THÁNG TƯ...!
Thơ: Nguyên Thạch
Ra chợ mua bông.
Một bó cho chồng một bó cho cha.
Đường bay gãy gánh sơn hà.
Áo người thiếu phụ viền tà đợi trông.
Tháng Tư...!
Gánh lúa ra đồng.
Một gánh thay chồng một gánh nuôi con.
Chồng tôi nợ trả nước non.
Thay chồng nuôi một đàn con ngoan hiền.
Tháng Tư...!
Viếng lại Tây nguyên.
Mồ xưa đất lạnh.
Tình duyên vẫn nồng.
Buôn mê đêm ở với chồng.
Hai phương cách biệt nhưng lòng còn nhau.
Tháng Tư...!
Hoa bưởi hương cau.
Trầu duyên em ướp tình vào thiên thu.
Cao nguyên mây thấp sương mù.
Tháng Tư đượm nét ngục tù xót xa.
Tháng Tư...!
Tang phủ quê nhà.
Tháng Tư...! Một nỗi đau thương...!
Mỗi độ Tháng Tư... lại về.
*Bà tôi có người con trai trong suốt bao nhiêu năm sống nơi “Rừng thiêng nước độc” vì “Đi Học” từ ngày 25 tháng Năm...
Vì thương nhớ Má và vợ con, nên đã bước lên khỏi chiếc tàu ở bến Bạch Đằng, trong khi muôn người giành nhau để được xuống...!
Nhớ con mà không làm gì hơn...! Chỉ biết Sáng-Chiều đốt ba nén nhang cầu xin Ông Nội độ trì, che chở cho đứa con lưu lạc phương xa...!
Chú rất hiền và nhân từ lắm...!
Đã hai lần trong quyền hạn của mình, kí giấy tha cho hai sinh viên biểu tình...
Sau năm 1982, có hai người: Mẹ và Sĩ quan 3 sao (Thượng Uý) đến nhà Bà tôi để nhắc chuyện xưa..., biếu trà Thái Nguyên cùng lời cảm ơn...!
Bà tôi đã khóc... khóc vì nhớ con, khóc vì con trai rất tốt bụng, sao lại chịu cảnh chia ly...!
Bà sống trong nỗi buồn sâu thẳm vì nhớ con thương...!
Mười năm sau..., Bà mất khi nhận được Giấy Báo tử ghi từ Hoàng Liên Sơn gởi vì trước một Tuần lễ...!
Cả một bầu trời như sụp đổ...! (ghi theo lời kể của Đinh Trực).
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Nhìn danh sách các tướng tá tự sát mới thấy được khí chất và tình yêu của họ dành cho Quê Hương Việt Nam lớn chừng nào.
Danh sách các quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tự sát trong những ngày cuối cùng
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 1/5/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh-
khóa 16 Đà Lạt. 31/31975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ông đã bị Việt Cộng xử bắn ngày 14 tháng 8 năm 1975 mặc dù ông
không tự sát như những vị anh hùng khác nhưng khí tiết anh hùng hiên ngang gục chết trước pháp
trường đã làm cho cộng quân phải khiếp sợ, cái chết của ông là bản anh hùng ca còn lưu giữ mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
8- Thiếu Tá Hải Quân Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ.
Tự sát30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 An Ninh Quân Đội.
Tự sát 30/4/1975 tạiCục An Ninh Quân Đội
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, Trưởng Đoàn 66 Đơn Vị 101 Bộ TTM. Tự sát ngày 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, Trưởng Đoàn 67 Đơn Vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu.
Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.
Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát
Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10
Đà Lạt. Ngày 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đơn vị 101 Bộ Tổng Tham Mưu. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, Tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975
tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, Quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, Tiểu đoàn trưởng ĐPQ, Tiểu Khu Hậu Nghĩa.Tự sát ngày
29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt tự sát ngày 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM.
Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn
kịch…
bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, Trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ
Paris
tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ
TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, Cảnh sát đặc biệt, tự sát ngày 30/4/1975
tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể
cùng 7 chiến sĩ Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ
con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975
tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát
chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.
P/s: Chieu Anh Nguyen.
|