2022-02-08, 07:17 PM
Se chỉ ấm trôn kim nghĩa là gì?!
Chắc bà con mình ai nấy cũng đều biết thi sĩ Hoàng Cầm (1922 – 2010) rất nổi tiếng về nhiều bài thơ tình; vì ông yêu cũng kha khá, nghe nói tới 13 em lận.
Nhỏ ông cũng yêu; mà ‘sồn sồn’ lớn hơn ông chừng chục tuổi, ông cũng yêu luôn như trong bài thơ tình nổi tiếng ‘Lá Diêu Bông’ .
“Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng.
Chị thẩn thơ đi tìm.
Ðồng chiều Cuống rạ.
Chị bảo.
Ðứa nào tìm được lá diêu bông.
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá.
Chị chau mày.
Ðâu phải lá diêu bông.
Mùa đông sau em tìm thấy lá.
Chị lắc đầu;
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị.
Em tìm thấy lá.
Chị cười
Se chỉ ấm trôn kim!
Chị ba con.
Em tìm thấy lá.
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn
Từ thuở ấy.
Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi.
Diêu bông hời…ới diêu bông…!”
***
Nhạc sĩ Phạm Duy và Trần Tiến chắc cùng chung tâm sự, phổ bài thơ Lá Diêu Bông nhưng Hoàng Cầm lại phủ phàng cho rằng cả hai bài nhạc nầy hổng được hay! (nghĩa là dỡ ẹc hè).
Như vậy nhạc sĩ phổ thơ của thi sĩ thì đừng có nghĩ phổ thơ ông là tui ‘thi ơn bố đức’ cho ông đâu nhe.
Phổ thơ mà hiểu không tới, cảm không tới tới tứ thơ của người ta; nên làm dỡ ẹc hè thì xin nhạc sĩ hãy tha cho thi sĩ một bàn!
Tui e rằng hai ông nhạc sĩ nầy ‘a thần phù’ phổ thơ của người ta mà làm biếng không chịu 3 lần ‘tam cố thảo lư’ để coi Khổng Minh, ổng viết ‘se chỉ ấm trôn kim’như vậy mà nghĩa nó là gì hè?
(Cái vụ nhạc phổ thơ từ cái vụ ‘đốp’ lời thơ của người ta để làm ca từ cho bài hát của mình thì cũng nên siêng siêng dùng cái đầu của mình (nếu có) một chút đi nhe mấy ông làm nhạc. Có mà làm biếng hổng xài để lâu cái đầu nó rỉ sét hết ráo ).
Rồi một bài thơ mà (bị hoặc được) phổ nhạc, thường điệu nhạc làm hạn chế nhạc thơ trong bài! Rồi nhấn nhá, ngân nga không đúng, chỗ đáng lý cao thì thành thấp, chỗ đáng lý thấp thì thành cao làm bài thơ mất hẳn đi niềm cảm xúc.
Nhạc thì có công chuyên chở bài thơ tới độc giả, thính giả nhiều hơn; nên bài thơ dễ được nhiều người biết đến hơn. Nhưng từ thơ qua nhạc, bài nhạc phổ thơ cho hay, may lắm đạt chừng vài chục phần trăm ý của nhà thơ là mừng rồi ạ!
***
Tui vốn là cái thằng rất khoái đọc thơ, cho dù tài thô trí thiển, hiểu chẳng bao nhiêu. Nhưng hề gì? Hiểu tới đâu thì hiểu. Hiểu kiểu nào cũng được nếu đừng nói ra chi để bị lòi chành cái dốt thì đâu bị ai rầy.
Tuy nhiên dấu dốt hoài, tui e có ngày tui dốt ‘toàn tập’ luôn nên đành mở miệng ra bàn ngang tán dọc về vài chữ, chớ hổng dám toàn bài thơ nổi tiếng nầy chơi. Nếu có trật, xin các bậc cao minh chỉ giáo cho tui học thêm. Học không phải tốn tiền học phí thì tại sao không? (Why not?)
***
Tại sao tui bị ám ảnh bởi bài thơ nầy? Chẳng qua là tui khoái chữ ‘vãn’ trong câu ‘trông nắng ‘vãn’ bên sông’.
Dân Miền Tây mình đi coi cải lương màn chót là ‘vãn’ tuồng, là hết, là ‘on-bon- phi-nan’, là ‘ò e rô be đánh đu’. Như vậy ‘nắng vãn bên sông’ là bên sông’ là Trời (là đời chị) nó tối hù rồi em ơi!
Nhưng tui còn khoái hơn nữa, khoái chí tử câu “Chị cười se chỉ ấm trôn kim”
Tui tự nghĩ ‘ấm trôn kim’ chị cười quả là phải phải.
Giờ, may thay, nhờ thi sĩ Hoàng Cầm, tui mới ‘ngộ’ được ý nghĩa của bài dân ca quan họ ‘se chỉ luồn kim’ nó diễn tả cái chuyện gì?
Chớ xưa rày, tui cứ nghe mấy em ca sĩ cứ ‘í a’ không hà; chớ hổng phải mắt chớp chớp lúng liếng đưa tình, nếu mấy em hiểu được ý câu ca nấu ắt mắt em phải ‘chớp giựt lia lia’ mới đúng!
(Rồi cũng trộm nghe một thằng bạn học cũ, giờ ở tiểu bang Minnesota, (lạnh chết cha) vùng Trung Tây, cực bắc nước Hoa Kỳ, kể rằng:
“Mùa đông rét căm căm, có ông già ra Ngũ đại hồ (Great Lakes), đục băng, thả cần câu xuống câu cá.
Ngồi kế bên có một chàng thanh niên trẻ và khỏe cũng làm y hịt vậy. Cái cần câu của ông già ổng có con cá nào chịu ăn; còn cái cần câu của chàng thanh niên trẻ và khỏe nầy oằn luôn vì cá đốp lia lịa hè.
Tức quá, ông già hỏi:
“Bộ chú mầy chơi ‘bùa yêu’ hả?
Thì chàng thanh niên cười hè hè đáp:
“Muốn câu con cá nào dính con cá nầy thì con ‘trùn’ của mình phải ‘ấm’ mới được! He he!”
Mới đầu nghe, tui đâu hiểu con ‘trùn’ là con gì? Sau đọc được chữ ‘se chỉ ấm trôn kim’ của nhà thơ Hoàng Cầm, giờ thì tui’ ngộ ra rồi, hiểu ra rồi nên cười thiếu điều té ghế.)
Tui xin ‘bái’ nhà thơ Hoàng Cầm ba bái, vì cách dùng chữ chọn lọc, đa tầng, đa nghĩa của ông nhe!
***
Chính vì khoái ‘se chỉ ấm trôn kim’ tui bèn lên ‘google’ tìm ông Hoàng Cầm để nghe nhà thơ dạy bảo thêm.
Rất tiếc lúc sinh tiền, ông không có phụ đề Việt ngữ mấy chữ nầy mà chỉ nhẩn nha kể lại rằng:
“Chẳng qua: Từ làng quê chuyển lên sống ở một phố nhỏ dọc đường quốc lộ, cách thị xã Bắc Giang chừng 6 cây số, cha tôi có tủ thuốc Bắc và gánh hàng xén của mẹ.
Năm đó tôi lên 10, đã học đến lớp ba (cour élémentaire). Một buổi chiều có một người con gái mặc chiếc áo phin trắng, ngoài có chiếc gilê màu thẫm. Khi đó nắng xiên khoai dọi vào nhà, lúc chị ngửng đầu lên thì cả khuôn mặt chị được ráng vàng chiếu sáng, tôi thấy bừng lên một khuôn mặt khiến tôi choáng váng cả người. Tên chị là Vinh.”
Và nhà thơ thầm yêu trộm nhớ. Nhưng than ôi! Sau đó “Nó đi lấy chồng rồi con ạ.” vì có một ông Quản lính khố xanh qua đây, mê vì nhan sắc, đưa chị Vinh về Phủ Lý làm vợ lẽ…
Năm 17 tuổi, nhà thơ vừa thi đỗ tú tài, đang sống ở Hà Nội, về Phủ Lý ăn đám cưới của người bạn, tình cờ gặp lại người xưa.
“Cậu Việt ơi!” Tôi nhìn sang bên kia đường, thì thấy chị Vinh đang ngồi bên một cái tủ bày bánh kẹo, cạnh một cái chõng bán nước chè.
Chị kéo tôi ngồi xuống chõng, chị ngồi cạnh ôm ngang lưng tôi. Chị lấy ông Quản đã có một mặt con. Nhưng dần dần ông Quản ruồng bỏ chị, đi theo người khác.
Tôi ái ngại nhìn chị. Lúc này trong tôi không còn cái tình yêu say mê của thời thơ ấu. Tôi chỉ cảm thấy thương cho một con người tiều tụy, nhan sắc đã tàn phai!”
***
Tui thấy cái vụ chơi trèo nầy, trong thực tế cuộc đời nó xảy ra hà rầm hè.
Hồi xưa ngắm một người đẹp, mình thầm yêu, đâu ai cần xét căn cước làm chi? Tình yêu thánh thiện chớ đâu có tình dục, nhục dục linh tinh gì đâu? Nhỏ quá làm sao biết?
Chẳng hạn cậu học trò 13, 14 tuổi thầm yêu trộm nhớ cô giáo của mình.
(Đố cha thằng nào dám nói ra để về nhà bị ăn đòn ‘nứt đít’ vì tội làm con nít quỷ chớ?)
Theo nhà thơ thì Lá Diêu Bông là chiếc lá huyễn hoặc, là cuộc tình thơ, người thơ theo đuổi mãi vậy thôi! Vậy mà có đứa ganh tài, tố Hoàng Cầm đầy ẩn ý xỏ xiên, là có ‘vấn đề’.
Dẫu đây chỉ là yêu thầm lặng, không có sờ sẫm, mò mẫm, hun hít gì ráo vậy mà phải đi ở tù mới báo. Ði ở tù không phải vì hành vi tính dục, nhỏ mà đòi ‘trèo lên, trèo lên cây bưởi hái hoa’ mà bị bắt bỏ bót chỉ vì một bài thơ tình cũng hơi là lạ!
Cơ khổ viết thơ tình mà cứ bị bọn cà chớn chụp cho cái mũ phản động như thế nầy mà mấy đứa có chức có quyền lại tin sao?
(Chừa chỗ cho tui ngui với chớ! Chắc quan anh hổng đến nỗi ngu hết biết, ngu như vậy đâu!).
Nói trắng ra tội của Hoàng Cầm là tội dám làm thơ hay hơn thơ của anh Lành (Tố Hữu) (?!)
Hoàng Cầm bị buộc phải làm tờ kiểm điểm, rồi ở tù 18 tháng, bị đuổi ra khỏi Hội Nhà văn, cấm in và lưu hành (chuyền tay) tác phẩm.
***
Cảm thương nhà thơ Hoàng Cầm suốt một đời đi tìm lá, nhưng chẳng có chiếc lá nào là lá Diêu Bông cả. Nghĩa là tìm hoài nhưng hổng gặp được tình yêu, vì không có ai yêu hết ráo; bèn bị bắt đi vô hộp để tiếp tục đi tìm!
Tui cũng vậy! Tui đã từng đi tìm lá Diêu Bông gần suốt cả đời người mà chưa thấy, chưa gặp nè.
Giờ thì tui nghỉ đi tìm rồi vì mỏi cẳng! Mệt quá! Hi hi!
Đoàn Xuân Thu.
Melbourne.
Chắc bà con mình ai nấy cũng đều biết thi sĩ Hoàng Cầm (1922 – 2010) rất nổi tiếng về nhiều bài thơ tình; vì ông yêu cũng kha khá, nghe nói tới 13 em lận.
Nhỏ ông cũng yêu; mà ‘sồn sồn’ lớn hơn ông chừng chục tuổi, ông cũng yêu luôn như trong bài thơ tình nổi tiếng ‘Lá Diêu Bông’ .
“Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng.
Chị thẩn thơ đi tìm.
Ðồng chiều Cuống rạ.
Chị bảo.
Ðứa nào tìm được lá diêu bông.
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá.
Chị chau mày.
Ðâu phải lá diêu bông.
Mùa đông sau em tìm thấy lá.
Chị lắc đầu;
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị.
Em tìm thấy lá.
Chị cười
Se chỉ ấm trôn kim!
Chị ba con.
Em tìm thấy lá.
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn
Từ thuở ấy.
Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi.
Diêu bông hời…ới diêu bông…!”
***
Nhạc sĩ Phạm Duy và Trần Tiến chắc cùng chung tâm sự, phổ bài thơ Lá Diêu Bông nhưng Hoàng Cầm lại phủ phàng cho rằng cả hai bài nhạc nầy hổng được hay! (nghĩa là dỡ ẹc hè).
Như vậy nhạc sĩ phổ thơ của thi sĩ thì đừng có nghĩ phổ thơ ông là tui ‘thi ơn bố đức’ cho ông đâu nhe.
Phổ thơ mà hiểu không tới, cảm không tới tới tứ thơ của người ta; nên làm dỡ ẹc hè thì xin nhạc sĩ hãy tha cho thi sĩ một bàn!
Tui e rằng hai ông nhạc sĩ nầy ‘a thần phù’ phổ thơ của người ta mà làm biếng không chịu 3 lần ‘tam cố thảo lư’ để coi Khổng Minh, ổng viết ‘se chỉ ấm trôn kim’như vậy mà nghĩa nó là gì hè?
(Cái vụ nhạc phổ thơ từ cái vụ ‘đốp’ lời thơ của người ta để làm ca từ cho bài hát của mình thì cũng nên siêng siêng dùng cái đầu của mình (nếu có) một chút đi nhe mấy ông làm nhạc. Có mà làm biếng hổng xài để lâu cái đầu nó rỉ sét hết ráo ).
Rồi một bài thơ mà (bị hoặc được) phổ nhạc, thường điệu nhạc làm hạn chế nhạc thơ trong bài! Rồi nhấn nhá, ngân nga không đúng, chỗ đáng lý cao thì thành thấp, chỗ đáng lý thấp thì thành cao làm bài thơ mất hẳn đi niềm cảm xúc.
Nhạc thì có công chuyên chở bài thơ tới độc giả, thính giả nhiều hơn; nên bài thơ dễ được nhiều người biết đến hơn. Nhưng từ thơ qua nhạc, bài nhạc phổ thơ cho hay, may lắm đạt chừng vài chục phần trăm ý của nhà thơ là mừng rồi ạ!
***
Tui vốn là cái thằng rất khoái đọc thơ, cho dù tài thô trí thiển, hiểu chẳng bao nhiêu. Nhưng hề gì? Hiểu tới đâu thì hiểu. Hiểu kiểu nào cũng được nếu đừng nói ra chi để bị lòi chành cái dốt thì đâu bị ai rầy.
Tuy nhiên dấu dốt hoài, tui e có ngày tui dốt ‘toàn tập’ luôn nên đành mở miệng ra bàn ngang tán dọc về vài chữ, chớ hổng dám toàn bài thơ nổi tiếng nầy chơi. Nếu có trật, xin các bậc cao minh chỉ giáo cho tui học thêm. Học không phải tốn tiền học phí thì tại sao không? (Why not?)
***
Tại sao tui bị ám ảnh bởi bài thơ nầy? Chẳng qua là tui khoái chữ ‘vãn’ trong câu ‘trông nắng ‘vãn’ bên sông’.
Dân Miền Tây mình đi coi cải lương màn chót là ‘vãn’ tuồng, là hết, là ‘on-bon- phi-nan’, là ‘ò e rô be đánh đu’. Như vậy ‘nắng vãn bên sông’ là bên sông’ là Trời (là đời chị) nó tối hù rồi em ơi!
Nhưng tui còn khoái hơn nữa, khoái chí tử câu “Chị cười se chỉ ấm trôn kim”
Tui tự nghĩ ‘ấm trôn kim’ chị cười quả là phải phải.
Giờ, may thay, nhờ thi sĩ Hoàng Cầm, tui mới ‘ngộ’ được ý nghĩa của bài dân ca quan họ ‘se chỉ luồn kim’ nó diễn tả cái chuyện gì?
Chớ xưa rày, tui cứ nghe mấy em ca sĩ cứ ‘í a’ không hà; chớ hổng phải mắt chớp chớp lúng liếng đưa tình, nếu mấy em hiểu được ý câu ca nấu ắt mắt em phải ‘chớp giựt lia lia’ mới đúng!
(Rồi cũng trộm nghe một thằng bạn học cũ, giờ ở tiểu bang Minnesota, (lạnh chết cha) vùng Trung Tây, cực bắc nước Hoa Kỳ, kể rằng:
“Mùa đông rét căm căm, có ông già ra Ngũ đại hồ (Great Lakes), đục băng, thả cần câu xuống câu cá.
Ngồi kế bên có một chàng thanh niên trẻ và khỏe cũng làm y hịt vậy. Cái cần câu của ông già ổng có con cá nào chịu ăn; còn cái cần câu của chàng thanh niên trẻ và khỏe nầy oằn luôn vì cá đốp lia lịa hè.
Tức quá, ông già hỏi:
“Bộ chú mầy chơi ‘bùa yêu’ hả?
Thì chàng thanh niên cười hè hè đáp:
“Muốn câu con cá nào dính con cá nầy thì con ‘trùn’ của mình phải ‘ấm’ mới được! He he!”
Mới đầu nghe, tui đâu hiểu con ‘trùn’ là con gì? Sau đọc được chữ ‘se chỉ ấm trôn kim’ của nhà thơ Hoàng Cầm, giờ thì tui’ ngộ ra rồi, hiểu ra rồi nên cười thiếu điều té ghế.)
Tui xin ‘bái’ nhà thơ Hoàng Cầm ba bái, vì cách dùng chữ chọn lọc, đa tầng, đa nghĩa của ông nhe!
***
Chính vì khoái ‘se chỉ ấm trôn kim’ tui bèn lên ‘google’ tìm ông Hoàng Cầm để nghe nhà thơ dạy bảo thêm.
Rất tiếc lúc sinh tiền, ông không có phụ đề Việt ngữ mấy chữ nầy mà chỉ nhẩn nha kể lại rằng:
“Chẳng qua: Từ làng quê chuyển lên sống ở một phố nhỏ dọc đường quốc lộ, cách thị xã Bắc Giang chừng 6 cây số, cha tôi có tủ thuốc Bắc và gánh hàng xén của mẹ.
Năm đó tôi lên 10, đã học đến lớp ba (cour élémentaire). Một buổi chiều có một người con gái mặc chiếc áo phin trắng, ngoài có chiếc gilê màu thẫm. Khi đó nắng xiên khoai dọi vào nhà, lúc chị ngửng đầu lên thì cả khuôn mặt chị được ráng vàng chiếu sáng, tôi thấy bừng lên một khuôn mặt khiến tôi choáng váng cả người. Tên chị là Vinh.”
Và nhà thơ thầm yêu trộm nhớ. Nhưng than ôi! Sau đó “Nó đi lấy chồng rồi con ạ.” vì có một ông Quản lính khố xanh qua đây, mê vì nhan sắc, đưa chị Vinh về Phủ Lý làm vợ lẽ…
Năm 17 tuổi, nhà thơ vừa thi đỗ tú tài, đang sống ở Hà Nội, về Phủ Lý ăn đám cưới của người bạn, tình cờ gặp lại người xưa.
“Cậu Việt ơi!” Tôi nhìn sang bên kia đường, thì thấy chị Vinh đang ngồi bên một cái tủ bày bánh kẹo, cạnh một cái chõng bán nước chè.
Chị kéo tôi ngồi xuống chõng, chị ngồi cạnh ôm ngang lưng tôi. Chị lấy ông Quản đã có một mặt con. Nhưng dần dần ông Quản ruồng bỏ chị, đi theo người khác.
Tôi ái ngại nhìn chị. Lúc này trong tôi không còn cái tình yêu say mê của thời thơ ấu. Tôi chỉ cảm thấy thương cho một con người tiều tụy, nhan sắc đã tàn phai!”
***
Tui thấy cái vụ chơi trèo nầy, trong thực tế cuộc đời nó xảy ra hà rầm hè.
Hồi xưa ngắm một người đẹp, mình thầm yêu, đâu ai cần xét căn cước làm chi? Tình yêu thánh thiện chớ đâu có tình dục, nhục dục linh tinh gì đâu? Nhỏ quá làm sao biết?
Chẳng hạn cậu học trò 13, 14 tuổi thầm yêu trộm nhớ cô giáo của mình.
(Đố cha thằng nào dám nói ra để về nhà bị ăn đòn ‘nứt đít’ vì tội làm con nít quỷ chớ?)
Theo nhà thơ thì Lá Diêu Bông là chiếc lá huyễn hoặc, là cuộc tình thơ, người thơ theo đuổi mãi vậy thôi! Vậy mà có đứa ganh tài, tố Hoàng Cầm đầy ẩn ý xỏ xiên, là có ‘vấn đề’.
Dẫu đây chỉ là yêu thầm lặng, không có sờ sẫm, mò mẫm, hun hít gì ráo vậy mà phải đi ở tù mới báo. Ði ở tù không phải vì hành vi tính dục, nhỏ mà đòi ‘trèo lên, trèo lên cây bưởi hái hoa’ mà bị bắt bỏ bót chỉ vì một bài thơ tình cũng hơi là lạ!
Cơ khổ viết thơ tình mà cứ bị bọn cà chớn chụp cho cái mũ phản động như thế nầy mà mấy đứa có chức có quyền lại tin sao?
(Chừa chỗ cho tui ngui với chớ! Chắc quan anh hổng đến nỗi ngu hết biết, ngu như vậy đâu!).
Nói trắng ra tội của Hoàng Cầm là tội dám làm thơ hay hơn thơ của anh Lành (Tố Hữu) (?!)
Hoàng Cầm bị buộc phải làm tờ kiểm điểm, rồi ở tù 18 tháng, bị đuổi ra khỏi Hội Nhà văn, cấm in và lưu hành (chuyền tay) tác phẩm.
***
Cảm thương nhà thơ Hoàng Cầm suốt một đời đi tìm lá, nhưng chẳng có chiếc lá nào là lá Diêu Bông cả. Nghĩa là tìm hoài nhưng hổng gặp được tình yêu, vì không có ai yêu hết ráo; bèn bị bắt đi vô hộp để tiếp tục đi tìm!
Tui cũng vậy! Tui đã từng đi tìm lá Diêu Bông gần suốt cả đời người mà chưa thấy, chưa gặp nè.
Giờ thì tui nghỉ đi tìm rồi vì mỏi cẳng! Mệt quá! Hi hi!
Đoàn Xuân Thu.
Melbourne.