Posts: 7,690
Threads: 407
Likes Received: 1,111 in 876 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Người phụ nữ mắc bệnh gan nhiễm mỡ vì ăn sai cách 1 thực phẩm vốn tốt cho sức khỏe
NGỌC ÁI 10 ngày trước
Nghe đọc bài
5:08
1x
Nữ miền Bắc
Chúng ta thường xếp trái cây vào nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và làm đẹp, nên ăn nhiều. Tuy nhiên, ăn trái cây sai cách cũng có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo nghiên cứu gần đây nhất của Đại học Hồng Kông (Trung Quốc), khoảng 1 triệu người Hồng Kông bị gan nhiễm mỡ, đây là tỷ lệ cao nhất ở châu Á. Còn theo Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hồng Kông, gan nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến ở đô thị. Trong đó các nguyên nhân liên quan nhiều tới lối sống đặc biệt là uống rượu bia và ăn uống không lành mạnh.
Cụ thể, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD) thống kê từ 2015 đã chiếm 27,3%, trong khi tỷ lệ mới mắc hàng năm là 3,4%. Bệnh phổ biến ở nam giới gấp 4 lần so với nữ giới và phổ biến ở nhóm dân số trẻ.
Mắc gan nhiễm mỡ vì mê trái cây nhiều đường
Khi chia sẻ về các nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ, Tiến sĩ Tiêu hóa và Gan mật Qian Zhenghong (Trung Quốc) cho biết, trái cây nhiều đường cũng có thể gây bệnh. Ông đã từng tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ do ăn quá nhiều trái cây nhiều đường, trong đó một trường hợp làm ông ấn tượng.
Ảnh minh họa
Đó là một người phụ nữ họ Wang (tên họ của nhân vật đã được thay đổi), ở tầm tuổi trung niên. Bà tìm đến Khoa Tiêu hóa và Gan mật tụy của Tiến sĩ Qian bởi vì thấy bụng của mình có vẻ to lên đi kèm khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, nước tiểu đột nhiên đổi sang màu vàng đậm.
Ngay khi khám sơ bộ, Tiến sĩ Qian đã nhận thấy bệnh nhân có các dấu hiệu của gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bà Wang cho biết mình không hề bị tăng cân, bà cũng rất chú ý đến ăn uống và còn chăm chỉ đi dạo mỗi tối sau bữa ăn. Nhưng kết quả siêu âm gan và xét nghiệm máu cho thấy bà bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, nồng độ mỡ máu cũng cao hơn một chút so với mức bình thường.
Điều tra bệnh sử chỉ ra bà Wang có nhiều thói quen ăn uống lành mạnh nhưng lại ăn quá nhiều một loại thực phẩm mà bà cho là tốt. Bà kể lại, từ thời con gái bà đã không bao giờ uống rượu bia, cũng rất ít khi động tới nước ngọt có ga. Khi bước qua tuổi 40, bà lại càng chú tâm hơn đến chế độ ăn uống. Cụ thể, bà gần như không ăn thịt đỏ, chế độ ăn ít muối, ít dầu mỡ, không ăn đồ cay nóng nhiều và chủ yếu là ăn rau củ quả.
Tuy nhiên, bà Wang không bao giờ ngờ tới sở thích mê trái cây ngọt của mình lại gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Biết trái cây tốt cho sức khỏe và làm đẹp nên bà ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, thậm chí còn dùng để ăn vặt. Ngoài trái cây tươi còn thích ăn mứt trái cây, trái cây và rau củ sấy khô, đổi vị bằng nước ép hoặc sinh tố trái cây. Nhưng những loại trái cây mà bà thích và ăn mỗi ngày lại là xoài chín, nho, anh đào, lê, dưa hấu, chuối…
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Qian giải thích, đó toàn là các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao hay nói dễ hiểu là chứa nhiều đường. Đường là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho cơ thể. Trong khi đường glucose là năng lượng chính, trực tiếp dùng để nuôi các tế bào, thì đường fructose (có trong trái cây) lại cần gan xử lý trước khi được cơ thể sử dụng.
Trong khi đó, gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có khả năng chuyển hóa fructose thành glucose. Khi có một chế độ ăn nhiều calo và fructose, gan sẽ bị quá tải và bắt đầu chuyển hóa fructose thành chất béo (chính là tăng mỡ máu). Vì thế, ăn nhiều đường fructose từ hoa quả sẽ gây lắng đọng chất béo trong gan, có khả năng dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tăng mỡ máu.
Cách ăn trái cây tốt cho sức khỏe và phòng gan nhiễm mỡ
Tiến sĩ Qian cảnh báo rằng gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Bao gồm xơ gan, viêm gan, ung thư gan, bệnh tim mạch, ung thư trực tràng, loạn dưỡng mỡ, loãng xương…
Với trường hợp của bà Wang, may mắn là bà đã phát hiện và điều trị gan nhiễm mỡ sớm, khi mới ở giai đoạn nhẹ. Ngoài dùng thuốc, bà cũng thay đổi chế độ ăn uống, giảm lượng và cách lựa chọn trái cây, tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Chỉ sau chưa đầy 1 năm, khi quay lại gặp Tiến sĩ Qian trong 1 lần tái khám bà đã giảm tới 10kg trọng lượng. Không chỉ có thân hình săn chắc hơn, trạng thái tinh thần tốt hơn mà bệnh gan nhiễm mỡ của bà cũng đã “biến mất”.
Nhân đây, Tiến sĩ Qian cũng muốn nhắc nhở tất cả mọi người về một số lưu ý khi ăn trái cây để tốt cho sức khỏe, phòng gan nhiễm mỡ cũng như nhiều bệnh lý khác. Cụ thể, ông khuyến cáo mỗi ngày 1 người trưởng thành chỉ nên ăn khoảng 400g trái cây. Con số này không nhiều, tương đương 1 quả xoài loại vừa, 8-10 quả nhãn hoặc vải.
Loại trái cây ăn hằng ngày cũng không nên lựa chọn loại quá ngọt. Đặc biệt là nên ăn trái cây khi chín tới thay vì để chín quá hay chín nẫu vì sẽ càng nhiều đường hơn, nhất là đối với chuối hay xoài. Cũng nên ưu tiên ăn trái cây tươi hơn là sấy khô, làm mứt… Với trái cây tươi, nên ăn cả quả thay vì dùng ép nước hay làm sinh tố.
Ảnh minh họa
Bởi vì khi ăn cả quả, chúng ta sẽ được bổ sung chất xơ, làm cản trở hấp thu đường. Nhưng nếu ép nước chỉ còn lại đường, thúc đẩy quá trình hấp thu nhanh. Hơn nữa, khi ép nước, chúng ta không tính được lượng hoa quả nạp vào. Một số người cũng thường có xu hướng thêm đường cho ngon hơn, dễ uống hơn khi làm sinh tố, nước ép nên sẽ không tốt cho sức khỏe.
TIN LIÊN QUAN
Loại rau từng bị coi là cỏ dại ở Việt Nam, nhưng trên thế giới là vị thuốc quý
Thức uống được Đông y gọi là "thang thuốc phục mạch", uống vào mùa hè vừa khỏe gan, tốt cho thận lại đẹp da
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, thời điểm trái cây cũng rất quan trọng. Nhiều người thường dùng trái cây làm món tráng miệng nhưng điều này thực tế là phản khoa học. Nó không chỉ khiến bạn không tận dụng được tối đa dinh dưỡng trong trái cây mà còn dễ làm tăng lượng đường trong máu, dễ gây tăng cân và nhiều rối loạn khác. Thay vào đó, hãy ăn trái cây trước bữa chính khoảng 1 - 2 tiếng hoặc dùng làm bữa ăn nhẹ, bữa phụ nhé![/size][/size]
Nguồn và ảnh: Skypost, Family Doctor, HK01
https://m.kenh14.vn/nguoi-phu-nu-mac-benh-gan-nhiem-mo-vi-an-sai-cach-1-thuc-pham-von-tot-cho-suc-khoe-2023032913384297.chn
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,690
Threads: 407
Likes Received: 1,111 in 876 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ngoài rượu, bia, những "món" nhiều người Việt nghiện mê mẩn sau đây tàn phá gan "nhanh hơn ung thư"
QUẢNG AN (TỔNG HỢP) 11 ngày trước
Nghe đọc bài
6:42
1x
Nữ miền Bắc
Theo các chuyên gia y tế, rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Thế nhưng, ngoài rượu, bia thì những thói quen sau đây cũng là những "sát thủ" tàn phá gan khủng khiếp.
Sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là thuốc giảm đau
Uống thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây hại cho gan và dẫn đến suy gan. Một số loại thuốc chứa acetaminophen thường được bán không cần đơn thuốc có thể gây tổn thương gan khi dùng liên tục và dùng quá liều lượng.
Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của gan và thận, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng suy gan và suy thận nếu sử dụng trong thời gian dài. Đối với những người có tiền sử mắc phải các bệnh về gan và thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
Ăn mặn
Thói quen ăn mặn và đồ ăn nhiều dầu mỡ có hại cho gan vì lượng muối quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan. Ngoài ra, những người có bệnh gan có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ gan của bạn.
Đồ ăn chứa độc tố, chất bảo quản
Sự phát triển của xã hội, khiến đời sống ngày càng được nâng cao, nhưng cùng với đó là sự xuất hiện của những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… khiến mỗi người càng ngày càng “nạp” vào cơ thể vô số các loại hóa chất, kể cả chất bảo quản.
Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt có gas là nguyên nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ gia tăng, điều này cực kỳ nguy hại. Ngoài ra, ăn các thực phẩm để lâu, trong quá trình chế biến, bảo quản chứa các loại độc tố như nấm mốc sẽ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm độc gan, thậm chí là ung thư gan.
Thức khuya
Đây là một thói quen nhiều người mắc phải. Khi thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gan không được hồi phục. Được biết, khi ngủ, máu về gan giúp gan thực hiện chức năng “thải độc tố” của cơ thể. Nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.
Bỏ bữa sáng
Một số người cho rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp giảm cân. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Không ăn sáng sẽ làm thiếu hụt năng lượng để làm việc. Lúc này cơ thể rất cần protein để hoạt động nhưng không thể tự tổng hợp cũng không nhận được từ bên ngoài (bằng việc ăn sáng). Việc này sẽ làm tổn hại chức năng gan, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Thích ăn đồ ăn nhanh
Lạm dụng đồ ăn nhanh có thể gây hại gan, những thực phẩm là đồ ăn nhanh được chiên rán (cụ thể ở đây là món gà rán, khoai tây chiên) có chứa một lượng lớn các gốc tự do hoạt động. Chúng có thể làm hỏng các axit béo, tàn phá các loại vitamin A.E... trong cơ thể, gây tổn thương gan và thậm chí gây ra bệnh viêm gan nghiêm trọng. Thức ăn chiên rán cũng chứa rất nhiều chất béo, nếu sử dụng dài hạn sẽ gây ra cho cơ thể những rủi ro cao hơn nhiều so với nguy cơ trung bình của bệnh gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu cho thấy, không chỉ thực phẩm ăn nhanh mà các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, mặc dù rất thơm ngon, nhưng giàu chất béo, lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần khả năng chuyển hóa chất béo sẽ suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ. Gan bị bao phủ bởi lớp chất béo dễ dẫn đến viêm gan, nghiêm trọng hơn là xuất hiện xơ gan, ung thư gan.
Uống ít nước
Nước có thể giúp đào thải mọi chất thải ra khỏi cơ thể. Nó ngăn chặn chất độc tích tụ trong cơ thể và làm tổn thương gan. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ dàng lọc và loại bỏ chất độc.
Ngủ không đủ giấc
Hiện nay, rất nhiều người có thói quen làm việc hoặc vui chơi đêm nên rất dễ gây ra bệnh gan. Nguyên nhân là trong quá trình ngủ, cơ thể đi vào quy trình phục hồi sức khỏe, thường xuyên thức đêm sẽ dẫn đến ngủ không đủ giấc, sức đề kháng của cơ thể giảm và sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi sức khỏe ban đêm của gan.
Những người đã bị mắc bệnh viêm gan mà thường xuyên thức đêm thì bệnh sẽ càng nặng. Một chuyên gia của Hiệp hội giấc ngủ của Mỹ cho biết, những người ngủ muộn nên cố gắng điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi, tốt nhất mỗi tối nên ngủ trước 23 giờ, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng, để cho gan có thời gian bài trừ độc tố và đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Chủ quan với virus gây viêm gan, không đi khám sức khỏe định kỳ
Virus viêm gan B, C rất nguy hiểm với lá gan, gây nên tình trạng viêm gan cấp, xơ gan và ung thư tế bào gan. Nhưng không ít người đang chủ quan về vấn đề này, chỉ đi khám khi đã có triệu chứng dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Thực phẩm chiên, rán
Thực phẩm chiên, rán như gà rán và khoai tây chiên, có nhiều chất béo bão hòa. Theo một đánh giá năm 2021 trên Tạp chí Frontiers in Nutrition , ăn quá nhiều chất béo bão hòa gây tăng hàm lượng chất béo tích tụ trong gan, dần dần có thể dẫn tới xơ gan.
Theo Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020-2025, hàm lượng chất béo bão hòa nên tiêu thụ chỉ nên chiếm dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày, tương đương với 13g chất béo bão hòa.
Thịt chế biến sẵn
Giống như thực phẩm chiên xào, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Một nghiên cứu sơ bộ trên Tạp chí Clinical Nutrition Research vào năm 2022 cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Do đó, mọi người nên hạn chế loại thịt này hoặc thay thế bằng các loại thịt khác lành mạnh hơn như thịt nạc.
Nước ngọt
Đường bổ sung thường cung cấp rất ít hoặc không có chất dinh dưỡng. Tiêu thụ đồ uống quá nhiều đường bổ sung có thể khiến gan chuyển hóa lượng đường dư thừa thành chất béo, tích tụ trong gan và gây ra gan nhiễm mỡ.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Hepatology năm 2021 cho thấy, nếu thường xuyên uống đồ uống có đường fructose sẽ làm tăng quá trình sản xuất chất béo ở gan trên những nam giới khỏe mạnh có thể trạng gầy.
Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020-2025 khuyến nghị mọi người không nên tiêu thụ quá 10% tổng lượng calo mỗi ngày đến từ đường bổ sung.
Làm gì để gan khỏe mạnh?
Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng ngày cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi người lớn cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.
Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.
Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Mỗi ngày cần tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập từ chạy bộ, đi bộ, đạp xe... đều rất tốt cho gan.
Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.
TIN LIÊN QUAN
Thức uống được Đông y gọi là "thang thuốc phục mạch", uống vào mùa hè vừa khỏe gan, tốt cho thận lại đẹp da
Những bộ phận "bẩn" nhất của lợn, ăn càng ít càng tốt kẻo "rước độc vào người"
[size=undefined]
Không lạm dụng thuốc, phải sử dụng thuốc đúng chỉ định cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường cần tới cơ sở y tế chuyên khoa gan mật để được thăm khám và tư vấn cụ thể[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,690
Threads: 407
Likes Received: 1,111 in 876 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
4 loại thực phẩm cực phá gan, tiêu thụ nhiều khiến lá gan xơ xác
NGỌC MINH 19 ngày trước
Nghe đọc bài
4:07
1x
Nữ miền Bắc
Ăn uống là cửa ngõ của tất cả các bệnh tật. Việc ăn uống thiếu tiết chế có thể ảnh hưởng rất lớn tới chức năng gan.
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, nguyên Trưởng khoa Vi chất - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay gan có vai trò quan trọng đảm nhận chức năng thải độc cho cơ thể. Gan được ví như 'nhà máy' lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Cho nên, tất cả các chất độc từ bên ngoài đưa vào cơ thể đều qua gan xử lý. Tuy nhiên, chất độc từ thức ăn đưa vào cơ thể quá nhiều khiến gan không thể lọc hết được, từ đó có thể làm suy giảm chức năng gan, hỏng gan.
Những thực phẩm tàn phá, gây suy hỏng lá gan có rất nhiều nhưng tựu chung lại như sau:
1. Nước không đủ vệ sinh hoặc nước lá không rõ nguồn gốc
Nước có vai trò quan trọng với sự sống, giúp đào thải mọi chất thải ra khỏi cơ thể. Nó ngăn chặn chất độc tích tụ trong cơ thể và làm tổn thương gan. Uống đủ nước giúp gan dễ dàng lọc và loại bỏ chất độc.
PGS Ninh khuyến cáo, việc không uống đủ nước, uống nước không đủ vệ sinh, uống các loại nước lá không rõ nguồn gốc… đều ảnh hưởng tới chức năng gan. Ví như uống nước không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ đưa chất độc, ký sinh trùng (sán lá gan) vào cơ thể khiến gan sẽ dần suy giảm chức năng.
Để có lá gan khoẻ mạnh, chúng ta cần phải uống đủ nước (nước đun sôi để nguội), hạn chế uống các loại nước lá cây không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ ngộ độc. Đã không ít trường hợp bệnh nhân bị suy gan tối cấp do uống nước lá điều trị bệnh.
Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân 73 tuổi bị ngộ độc lá cây du mại (cây lộc mại). Trước đó 3 ngày, bệnh nhân sử dụng lá du mại phơi khô để đun với nước uống chữa táo bón. Sau đó bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, vàng da, vàng mắt tăng dần, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, mắt vàng, thiểu niệu. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu nặng do tan máu, suy gan cấp, tổn thương thận cấp, rối loạn đông máu, rối loạn nước - điện giải.
2. Thực phẩm chiên, rán, nướng
Ông cha ta thường nói 'bệnh từ miệng mà vào'. Việc ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới chức năng của gan. Bác sĩ Ninh cho biết, các thực phẩm chiên, quay, rán, nướng ăn thường rất thơm ngon nhưng lại có nhiều chất độc gây tổn hại tới tế bào gan.
Thực phẩm chiên rán gây hại cho gan nếu ăn nhiều. (Nguồn ảnh: Internet)
Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm chiên rán giàu chất béo, lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần khả năng chuyển hóa chất béo sẽ suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ, nghiêm trọng hơn là xơ gan.
3. Thực phẩm mốc
PGS Ninh lưu ý sử dụng các thực phẩm ngũ cốc bị mốc như gạo, lạc, đậu tương sẽ rất độc cho gan. Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc Aspergillus. Đây cũng là loại nấm mốc phổ biến ở nông sản và các thực phẩm khô. Độc tố aflatoxin sẽ huỷ hoại tế bào gan, thậm chí còn gây ra căn bệnh ung thư gan.
4. Rượu, bia
Khoảng hơn 90% rượu, bia khi vào cơ thể chuyển hóa tại gan. Gan chỉ chuyển hoá được khoảng 2 đơn vị cồn/ ngày. Nếu uống quá nhiều rượu bia sẽ gây ra ngộ độc cho tế bào gan. Người uống rượu có thể phải đối mặt với các nguy cơ viêm gan do rượu, gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
PGS Ninh khuyến cáo lạm dụng rượu bia là một trong những tác nhân ảnh hưởng tới chức năng gan. Do vậy, để bảo vệ gan, mọi người nên hạn chế uống rượu bia, nếu bắt buộc phải uống không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ ngày.
Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3⁄4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml (nồng độ cồn trong từng loại bia ở khoảng từ 1-12%, thường là 5%; đối với các loại bia ít cồn hoặc không cồn, nồng độ cồn cũng ở mức 0.05-1.2%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
TIN LIÊN QUAN
5 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh quá 1 tuần vì dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin
Khoa Pug xuất hiện trên báo Mỹ: "Một cú vấp ngã nhỏ nhất cũng có thể khiến xương gãy làm đôi" và hàng loạt nguy cơ, sự đánh đổi để có chiều cao mơ ước có đáng?
[size=undefined]
Theo PGS Ninh, một số thói quen khác gây hại cho gan có thể kể tới đó là việc dùng thuốc bừa bãi không theo chỉ định, đặc biệt là các loại thuốc có hoạt chất gây độc cho tế bào gan.
Để có hai lá gan khoẻ mạnh, vị chuyên gia vi chất lưu ý mọi người cần ăn uống sạch đảm bảo vệ sinh; Không ăn thực phẩm mốc; Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán; Tránh rượu bia, thuốc lá; Tránh căng thẳng, lo lắng; Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,690
Threads: 407
Likes Received: 1,111 in 876 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
https://m.kenh14.vn/mot-kieu-an-rau-de-n...403777.chn
- Một kiểu ăn rau dễ nhiễm bệnh sán lá gan lớn nguy hiểm nhưng hiếm người Việt nào không thích
NGỌC ÁI 5 giờ trước
Nghe đọc bài
5:59
1x
Nữ miền Bắc
Rau sống được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khi ăn chúng, bao gồm cả nhiễm sán lá gan lớn nguy hiểm.
Giống như nhiều quốc gia Châu Á khác, Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là vùng dịch tễ của sán lá gan lớn bởi đặc điểm sinh thái và thói quen ăn uống. Thời gian gần đây, nhiễm sán lá gan lớn càng trở thành “chủ đề nóng” được dư luận quan tâm khi chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã điều trị 172 bệnh nhân bị áp xe gan do nhiễm sán lá gan lớn. Con số này tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đáng lo là trên thực tế, mặc dù nhiễm sán lá gan lớn không hề hiếm gặp nhưng rất nhiều người hoàn toàn không biết gì hoặc chủ quan về mức độ nguy hiểm của nó. Trong khi đó, chúng ta có thể dễ dàng bị nhiễm sán lá gan lớn qua những thói quen ăn uống, thực phẩm cực kỳ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
Thực phẩm dễ gây nhiễm bệnh sán lá gan lớn
Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến các ca nhiễm sán lá gan lớn ở Việt Nam tăng cao đột biến gần đây nhưng các bác sĩ đã tìm thấy điểm chung quan trọng giữa các bệnh nhân. Đó là họ đều có thói quen, sở thích ăn rau sống.
Ảnh minh họa
Theo thông tin từ WHO, sán lá gan chia làm sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Bệnh sán lá gan lớn là bệnh lý nhiễm ký sinh trùng, gây ra bởi hai tác nhân có tên khoa học là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Trong đó, loài Fasciola gigantica được phân bố chủ yếu ở Châu Á với các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… Còn Fasciola hepatica lại phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi và chỉ một ít vùng ở Châu Á.
Khác với sán lá gan nhỏ, vật chủ chính của sán lá gan lớn là người, động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê… Bởi vì Fasciola gigantica và Fasciola hepatica thường ký sinh trong cỏ, các thực vật thủy sinh hoặc nguồn nước.
Trong khi đó, Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á khác lại có thói quen ăn rau củ chưa được nấu chín kỹ, bao gồm cả rau sống và rau tái (rau chần, nhúng lẩu…). Khi đó, các loại sán lá gan lớn không thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ quá thấp (dưới 70 độ C) hoặc chỉ rửa với nước thông thường. Nên khi ăn phải, ký sinh trùng sán lá gan lớn sẽ nhanh chóng tấn công và gây nguy hiểm cho con người. Thậm chí, nhiều trường hợp ấu trùng sán có thể ký sinh trong cơ thể người và gây bệnh trong nhiều năm mà rất khó phát hiện.
Các loại rau tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn cao là các loại thủy sinh hoặc được trồng với phương pháp thủy canh. Phổ biến nhất phải kể đến: rau ngổ, rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen, lục bình, xà lách, rau cải, dưa leo… và nhiều loại rau thơm có thể trồng thủy canh khác. Ngoài ra, sán lá gan lớn cũng có thể lây xâm nhập vào cơ thể người qua một số loài ốc nước ngọt.
Mức độ nguy hiểm của bệnh sán lá gan lớn
Tiến sĩ Zheng Jianwei, Trưởng Khoa Phẫu thuật tổng quát, Bệnh viện Tiantan Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y Thủ đô (Trung Quốc) cho biết, Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia có tỷ lệ mắc sán lá gan lớn rất cao. Đây là bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Khi nhiễm sán lá gan lớn, chúng sẽ giải phóng ra các ấu trùng sau đó xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan lớn tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Sau khoảng 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài.
Ảnh minh họa
Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng… Bệnh lý này còn làm ảnh hưởng đến toàn thân, gây ăn uống kém, sụt cân và suy mòn.
Ngoài ra, người từng nhiễm sán lá gan không có miễn dịch lâu dài và có thể dễ dàng tái nhiễm nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Triệu chứng và cách phòng bệnh sán lá gan lớn
Theo Tiến sĩ Zheng, nhiễm sán lá gan lớn thường bị phát hiện muộn bởi thời gian ủ bệnh có thể kéo dài, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm với nhiều bệnh vặt khác. Vì vậy, ông nhắc nhở chúng ta phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng đặc hiệu ở người nhiễm sán lá gan lớn sau đây:
- Đau bụng vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội nhưng có thể tự thuyên giảm hay biến mất.
- Sốt nhẹ hoặc sốt thoáng qua. Số ít trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt kéo dài hoặc sốt cao kết hợp đau bụng bất thường.
- Có cảm giác đầy bụng, chán ăn kết hợp với buồn nôn hoặc/và khó tiêu.
- Sụt cân bất thường.
- Bị nổi mẩn ở da.
- Hội chứng thiếu máu mạn tính với dấu hiệu da xanh, móng tay trắng, niêm mạc mắt, môi, lưỡi trở nên nhợt nhạt.
Nếu xét nghiệm máu có thể phát hiện tăng bạch cầu ái toan. Hoặc nếu siêu âm bụng có thể thấy các tổn thương ở gan dạng nhiều kén sán nhỏ tụ thành khối, đường hầm, phân nhánh. Đây là biểu hiện sự di chuyển của sán qua gan. Cũng có một số ít trường hợp sán di chuyển lạc đường gây tổn thương ở các vị trí bất thường như thành ruột, màng phổi, cơ thăn…
Đối với các trường hợp sán lá gan lớn gây ra biến chứng tắc nghẽn các ống tiết trên đường tiêu hóa, người bệnh sẽ có biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý như: vàng da tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hoá...
Tiến sĩ Zheng cũng nhấn mạnh, muốn phòng chống nhiễm sán lá gan lớn thì phải chú trọng nhất vào việc cắt đứt đường xâm nhập chính của chúng. Cụ thể là thực hiện triệt để ăn chín, uống sôi. Không nên ăn rau sống, rau tái, đặc biệt là các loại rau sống dưới nước như rau muống, xà lách xoong, rau cần, ngó sen, rau ngổ…
Ảnh minh họa
Với các loại ốc, cá.. cũng cần đảm bảo chỉ ăn khi đã vệ sinh kỹ và nấu chín hoàn toàn. Không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước và không uống nước lã. Ngoài ra, cũng cần định kỳ tẩy sán cho thú cưng, vật nuôi, gia súc trong nhà.
TIN LIÊN QUAN
Loại gia vị giúp tiêu diệt tế bào ung thư, duy trì đường máu, giảm cân luôn có trong các món nộm của người Việt
Một bộ phận của con gà được ví bằng "siêu thực phẩm", vừa ngon vừa tốt cho khí huyết, bổ cho da
[size=undefined][size=undefined]
May mắn là hiện nay bệnh sán lá gan lớn có thể điều trị bằng thuốc đặc trị kết hợp với nhiều loại thuốc kháng histamin, giảm đau, lợi mật… khác. Tuy nhiên, muốn phòng tránh biến chứng nguy hiểm và điều trị hiệu quả, ít di chứng thì việc nhanh chóng phát hiện và tới bệnh viện kịp thời là vô cùng quan trọng. Tuyệt đối đừng chủ quan mà tự uống thuốc tiêu hóa hoặc xử lý tại nhà.[/size][/size]
Nguồn và ảnh: Sohu, WHO, Health People
Be Vegan, make peace.
|