Trích “Từ Một Tâm Trong Lặng”
#1
Heart 
Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4






Không thương ai quá, cũng không ghét ai quá để phải tạo nghiệp.
Nếu có những nghiệp quả nặng đến với chúng ta trong đời này thì chúng ta cũng hiểu đây là một cái bóng trong đời trước, vì vô minh chúng ta đã tạo, bây giờ nó đến.  Có đến cũng là bóng, nên chúng ta có trả cũng không thấy đau khổ nhiều.

Trong đời sống, nếu có được sự tỉnh thức, tỉnh giác thì đau khổ biến thành một sự tiến bộ tâm linh.  Trên đường tu, trí tuệ là rất cần.



[Image: rain-6_kindlephoto-15004130.jpg]
    Shy Heavy-black-heart4 Suytu Heavy-black-heart4 Shy
Reply
#2
Heart 
Tulip4 Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4 Tulip4

Tâm nhận thức mọi việc qua cách nhìn riêng của mỗi người .  Cách nhìn phóng khoáng thì cuộc đời rộng mở.  Cách nhìn chật hẹp thì thế giới ao tù.  Cách nhìn thiện cảm thì cuộc đời là bạn.  Cách nhìn ác cảm thì bạn cũng thành thù, người thân thành người nghịch .  Tâm trong trẻo thì cảnh đem lại niềm vui.  Tâm vẩn đục thì mọi người và cảnh duyên thành thách đố.

Như vậy, chúng ta nên tập nhìn lại chính mình, nhìn để nhận ra cách mình nhìn cuộc đời, cách mình phản ứng cuộc đời như thế nào.  Có ai nhìn thay chúng ta không?  - Không.  Chúng ta phải nhìn ra nơi mình thì mới có thể điều chỉnh được. 

Mình thường rất dễ phản ứng.  Người khác  chỉ mới nói nửa câu là chúng ta đã đoán định ý người muốn nói gì, đã cãi, đã phản ứng, trả lời như mình biết hết vậy.  Nhanh qúa nên thường nhận định sai.

Thói quen sẵn sàng phản ứng lại mọi điều này như một con nhím, động đến là phóng ngày chiếc lông nhọn. Đụng đâu cũng phóng, nhím hết lông trơ trụi .  Rồi lại trách cuộc đời!

Thế thì tiếc thay một tấm gương!
Shy Heavy-black-heart4 Suytu Heavy-black-heart4 Shy 
Reply
#3
Quote:Nếu có những nghiệp quả nặng đến với chúng ta trong đời này thì chúng ta cũng hiểu đây là một cái bóng trong đời trước, vì vô minh chúng ta đã tạo, bây giờ nó đến.  Có đến cũng là bóng, nên chúng ta có trả cũng không thấy đau khổ nhiều.

Thumbs-up4  Hay lắm .  Cám ơn bạn Mị . 

Cheer
Reply
#4
Heart 
(2021-06-04, 07:25 AM)LeThanhPhong Wrote: Thumbs-up4  Hay lắm .  Cám ơn bạn Mị . 

Cheer

Cheer  Mi đang bắt chước a.LTP, cái gì hay, thích thì ghi lại để thỉnh thoảng đọc chứ không thì lâu ngày dài tháng sẽ không còn nhớ  Shy

Thankyou
Reply
#5
(2021-06-04, 07:40 AM)Mi. Wrote: Cheer  Mi đang bắt chước a.LTP, cái gì hay, thích thì ghi lại để thỉnh thoảng đọc chứ không thì lâu ngày dài tháng sẽ không còn nhớ  Shy

Thankyou


Thanks-sign-smiley-emoticon  Cám ơn Mi. .  LTP đang muốn xin phép bạn copy và paste trong trang Phật Pháp .  Mong bạn đồng ý .
Reply
#6
Heart 
(2021-06-04, 07:45 AM)LeThanhPhong Wrote: Thanks-sign-smiley-emoticon  Cám ơn Mi. .  LTP đang muốn xin phép bạn copy và paste trong trang Phật Pháp .  Mong bạn đồng ý .

Thankyou A. LTP cứ tự nhiên, không cần khách sáo, câu nệ vậy đâu.  Làm Mi xấu hổ vì Mi hay chôm những gì Mi thấy hay, đẹp trên Net mà có xin phép ai đâu  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Shy
Reply
#7
(2021-06-04, 07:50 AM)Mi. Wrote: Thankyou A. LTP cứ tự nhiên, không cần khách sáo, câu nệ vậy đâu.  Làm Mi xấu hổ vì Mi hay chôm những gì Mi thấy hay, đẹp trên Net mà có xin phép ai đâu  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Shy

Cám ơn Mị .  LTP cũng hay chôm trên Net lắm, nên nổi danh là nick copy & paste   Themdoan   , nhưng khi bạn nào chia xẻ trong forum mà LTP đang tham gia, LTP mới xin phép  Biggrin   .  Riêng với bác abc dễ tính, LTP copy & paste thả giàn, không xin xỏ gì ráo   Biggrin  .   Từ nay, LTP sẽ không xin phép Mị nữa .  Chịu không ?

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
#8
Heart 
(2021-06-04, 07:55 AM)LeThanhPhong Wrote: Cám ơn Mị .  LTP cũng hay chôm trên Net lắm, nên nổi danh là nick copy & paste   Themdoan   , nhưng khi bạn nào chia xẻ trong forum mà LTP đang tham gia, LTP mới xin phép  Biggrin   .  Riêng với bác abc dễ tính, LTP copy & paste thả giàn, không xin xỏ gì ráo   Biggrin  .   Từ nay, LTP sẽ không xin phép Mị nữa .  Chịu không ?

Thanks-sign-smiley-emoticon

Mi thấy cái khoản này Mi cũng ....dễ tính lắm a.LTP   Biggrin   Mi lấy đồ người khác Mi không xin phép thì Mi cũng đã nghĩ không cần thiết phải xin phép mà Shy   Đưa lên đây là .... public rồi   Kaos-1


Mới đọc được mấy câu này trên tạp chí Đất Lành.  Gởi vào đây để a.LTP yên tâm không cần phép tắc gì với Mi đâu  Tulip4


Heavy-black-heart4 Ngày về, khép lại trần gian
Chỉ còn Phước, Nghiệp cưu mang bên mình
Này danh, này lợi, này tình
Chợt thành bọt nước bồng bềnh trôi xa
Một khi hơi thở nhạt nhoà
Còn chăng để lại ấy là Tình Thương.  Heavy-black-heart4

Như Nhiên
Reply
#9
Vậy là LTP sẽ tự nhiên như người Hà Lội .  Becuoi
Reply
#10
Heart 
(2021-06-04, 04:04 PM)LeThanhPhong Wrote: Vậy là LTP sẽ tự nhiên như người Hà Lội .  Becuoi

Lol Làm sáng giờ Mi cứ tưởng Mi là tác giả của những câu a.LTP "xin phép" đem qua trang Tôn Giáo luôn hà  Biggrin Shy Giờ mới sực tỉnh biết hong phải của Mi  Rollin Khách sáo qúa đôi khi thiệt tai hại với những người mơ mộng như Mi   Lol
Reply
#11
Heart 
Tulip4 Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4 Tulip4

Trong đời sống, cái dụng là soi chiếu.  Đối với cảnh ngoài, người ta nói mình trả lời, nhưng lời nói đó qua rồi thì đừng giữ.  Nhận rõ điều này mới mong ứng dụng được .  Đối với nội tâm thì khi vọng khởi biết đó là bóng đừng theo.  Có một câu Hoà thượng Trúc Lâm dạy bao nhiêu năm mà chúng ta làm không xong , đó là "Biết vọng không theo."

Chỉ đơn giản chúng ta biết nó là vọng và không theo, không cần làm gì với cái bóng vọng này, và thật ra không thể làm gì với nó.  Bất cứ khi nào đối duyên hiện bóng, chúng ta biết rõ là bóng, tự nhiên không lầm.  Không lầm sẽ không theo và không dính mắc.  Biết đó là bóng, đó là chổ tu tập hàng ngày.
Shy Heavy-black-heart4 Suytu Heavy-black-heart4 Shy
Reply
#12
(2021-06-04, 05:16 PM)Mi. Wrote: Lol Làm sáng giờ Mi cứ tưởng Mi là tác giả của những câu a.LTP "xin phép" đem qua trang Tôn Giáo luôn hà  Biggrin Shy Giờ mới sực tỉnh biết hong phải của Mi  Rollin Khách sáo qúa đôi khi thiệt tai hại với những người mơ mộng như Mi   Lol

Happy-smiley-emoticon Happy-smiley-emoticon Happy-smiley-emoticon
Reply
#13
Heart 
Tulip4 Tulip4 Heavy-black-heart4 Tulip4 Tulip4

Tâm chúng ta xao động và vẩn đục với nhiều thứ trong đó.  Nếu chúng ta hành xử từ một tâm không được an tĩnh thì những hành động, việc làm của mình đôi khi có thể làm tổn thương cho người .  Và nếu tâm chúng ta càng xao động thì đời sống của chúng ta lẽ ra được an vui thì lại mang nhiều gai góc.

Nếu chỉ thấy những cái hiện hành trong đời sống rồi vui buồn theo đó là chúng ta đi trên cái ngọn.  Chúng ta phải xét trở lại tận trong cái gốc tâm.  Cái gốc phát ra nhúng hành động, lời nói tác động lên trên cuộc đời của chúng ta và mọi người .  Phải xét tận gốc như vậy mới là con đường đúng đắn.

Chúng ta luôn mong ước đời sống an bình nhưng tâm của chính mình lại không bình an.  Nếu tâm an tĩnh thì sẽ chiêu cảm những cái khác an bình trở lại.  Nếu tâm gái góc thì sẽ có những thứ gai góc tương ứng trở lại đời sống của mình.  Chúng ta ai cũng thích tâm trong lặng, không ai muốn có một cái tâm vẩn đục.  Nhưng thường thì tâm chúng ta lại vẩn đục.   Cái gì đã làm vẩn đục hồ tâm nơi chúng ta?

Shy Tulip4 Suytu Tulip4 Shy
Reply
#14
Heart 
Tulip4 Tulip4 Tulip4

Trong Duy Thức Học có từ gọi là Biến kế sở chấp, có nghĩa là cái thấy cong quẹo, lệch lạc theo chỗ suy nghĩ lầm của mình. Chúng ta nhìn người này, người kia không đúng như thật. Khi đã biết tu, chúng ta nên có sao thấy vậy, đừng thêm đừng bớt gì cả. Người ta cười, mình biết người ta cười, người ta nhăn, mình biết người ta nhăn, thế thôi.

 
Đức Khổng Tử một hôm dắt môn đệ đi du hóa nhiều nơi, đến một chỗ rất nghèo, gạo không có đủ để ăn. Cả một nhóm thầy trò chỉ còn một ít gạo được cho sau nhiều ngày chịu đói. Thầy Khổng Tử bảo Nhan Hồi là người đệ tử đắc ý nhất lo việc nấu cơm, những người khác đi ra ngoài kiếm thêm rau về ăn. Sau đó, thầy đi vào nằm võng.  Đang nằm ngủ nơi võng, chợt thầy Khổng Tử nghe một tiếng động hơi lớn, là lạ, nhìn ra thấy Nhan Hồi đang xới cơm, lại lấy một ít cơm bỏ vào lòng bàn tay vo lại rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. 
 
Thầy Khổng Tử rất buồn, “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn!”  Đến khi cơm chín, trước khi ăn thầy Khổng Tử muốn dâng cúng cơm cho tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. Lúc đó, Nhan Hồi thưa “Thưa thầy, không nên, vì cơm này không tinh sạch”. Thầy Khổng  Tử hỏi vì sao? Nhan Hồi thưa, “Hồi nãy, khi con nấu cơm gần chín, mở nắp ra xới cơm, một cơn gió lớn thổi bụi rác từ mái nhà rớt vào trong nồi. Phần cơm trên mặt bị rác tro, tranh rơi đầy. Tuy con đã gạt lớp cơm bẩn đó để ăn, coi như phần cơm của con trưa nay, nhưng cơm này cũng không được sạch, xin thầy đừng cúng”. Nghe xong, Khổng Tử nói “Thật may nghe được con nói, nếu không ta đã trở thành kẻ hồ đồ”.
 
Thế nên, tuy mắt thấy rõ ràng nhưng có biết được sự thật trong đó không? Nếu là lúc cơm gạo dư giả chứ không phải gặp lúc đói khát thì thầy Khổng Tử đã không nghi Nhan Hồi ăn vụng. Do đang trong hoàn cảnh đó nên mới nghi người đệ tử đói bụng bốc cơm ăn lén. Vậy thì cái thấy bị quy định bởi điều kiện hoàn cảnh chưa chắc đã đúng. Vì vậy, khi tu tập, khi học thiền, chúng ta tu một điều rất dễ mà cũng rất khó, đó là có sao thấy vậy, có sao biết vậy. 

Trong đời chúng ta hay chống trái với nhau vì mình thấy người kia làm như vậy có vẻ không ổn, mình sẽ góp ý cho họ làm tốt hơn. Nhưng người kia sở dĩ làm như vậy vì họ thấy ổn, khi mình góp ý, hai cái ý đụng nhau sinh chuyện. Vậy nếu muốn góp ý mà thấy không ổn, thì cứ để người kia làm theo ý họ, đến khi va chạm dần nhận ra họ sẽ sửa. Chuyện này nghe dễ mà khó làm, vì cái tâm này nhạy quá, vừa thấy là vọt miệng nói ngăn không kịp.  Miệng ngăn không kịp là do tâm lăng xăng xao động.
 
Nên tu tập là thường duy trì tâm lắng, tỉnh, tự nhiên sẽ có sao thấy vậy dễ dàng. Một cái gương thật là gương khi không lưu lại những cái bóng cũ. Cũng vậy, nếu chúng ta chuyện gì đến rồi qua cứ để qua đi, đừng lưu lại những ký ức đó, chúng ta sẽ đỡ khổ, sẽ không giận ai lâu.



[Image: An_Ph%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bc%252C_Lon...367177.jpg]


[Image: R64d98e8afa87027edd1cc631974feec6_kindle...553333.jpg]

223110697 223110697 223110697
Reply
#15
Heart 
Tulip4 Tulip4 Tulip4

Trong đời sống, cái dụng là soi chiếu. Đối với cảnh ngoài, người ta nói mình trả lời, nhưng lời nói đó qua rồi thì đừng giữ. Nhận rõ điều này mới mong ứng dụng được. Đối với nội tâm thì khi vọng khởi biết đó là bóng đừng theo. Có một câu Hòa thượng Trúc Lâm dạy bao nhiêu năm mà chúng ta làm không xong, đó là “Biết vọng không theo”. Chỉ đơn giản chúng ta biết nó là vọng và không theo, không cần làm gì với cái bóng vọng này, và thật ra cũng không thể làm gì với nó.  Bất cứ khi nào đối duyên hiện bóng, chúng ta biết rõ là bóng, tự nhiên không lầm. Không lầm sẽ không theo và  không dính mắc. Biết đó là bóng, đó là chỗ tu tập hằng ngày.
 
Đến đây chúng ta sẽ thấy một điều rõ ràng, ngay khi không dính mắc là tâm chúng ta tỉnh sáng. Tâm tỉnh sáng thì chính lúc đó chúng ta đang sống với tánh gương. Như vậy, gương và bóng không rời nhau, không xa.  Khi xa thì xa ngàn dặm, nhưng biết nhận thì ngay bóng là gương.
 
Ngày xưa, chúng ta theo những điều phù du thế gian, bây giờ vào chùa thấy quý thầy, quý cô giảng hay quá, chúng ta lại bèn theo Phật pháp. Hai cái theo này bản chất hoàn toàn giống nhau. Ngày xưa chúng ta theo những ưa thích thế gian, bây giờ dù theo một đức Phật cũng là theo bóng. Cho nên, trong nhà thiền nói: “Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma”.
 
Chúng ta tu tập để không lầm bất cứ bóng nào. Khi không lầm, ngay đó tánh gương hiện. Cho nên chư Tổ nói “tức tâm tức Phật”.  Chính nơi tâm sanh diệt, nơi cái bóng, ngay đó là gương.  Ngay tình thức sanh diệt này là tánh giác không đâu khác, câu này mình nghe cũng dễ hiểu nhưng khó nhận ra để tu tập.

Tulip4 223110697 Tulip4 223110697 Tulip4
Reply