Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Buổi sáng, cùng với một chị quen biết ở Đà Nẵng, chúng tôi quyết định đi thăm một nơi nuôi dưỡng người tâm thần ở phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Thành Phố Đà Nẵng. Thời bây giờ, hai chữ Tâm thần dùng để chỉ người bị bệnh điên. Ngày trước ở Biên Hòa cũng có một nhà thương điên rất nổi tiếng, đến mức địa danh Biên Hòa thường được dùng như một nơi dành cho người điên, tỷ như, ku Đạn này nên cho đi Biên Hòa là vừa, ý nói nó điên khùng quá, chỉ có Biên Hòa là nơi chứa được nó thôi.
Sau này đổi tên thành Dưỡng Trí Viện Biên Hòa, và sau 75 thì trở thành bệnh viện Tâm Thần. Dù có được thay tên đổi họ như thế nào đi nữa thì người bị tâm thần cũng được dân gian gọi một cách vắn tắt là người điên, Người điên không biết nhớ và người say không biết buồn, nhạc của ông Trần Thiện Thanh viết thế, tin thế, còn họ có biết nhớ hay biết buồn hay không lại là chuyện của họ. hì.
Nhiều người bảo Đà Nẵng là một nơi đáng sống, chuyện ấy đúng hay sai thì còn nhiều bàn cãi, nhưng một trong những nơi ở VN không có nạn ăn xin, ăn mày và người điên sống lang thang ngoài đường phố thì tôi tin điều ấy đúng. Không nhắc đến người ăn xin ở đây, chỉ nói riêng về việc người điên lang thang ngoài đường thì chắc chắn không có rồi. Bởi tất cả đều được thu gom về đây nuôi dưỡng, người ngoài thành phố sẽ được trả về địa phương của họ, riêng người điên ở ĐN đều được đưa về nơi này để nuôi dưỡng. Hiện tại nơi này đang nuôi khoảng 350 người điên, trong đó nữ là 85 người, nam là 265 người, chia ra ở trong 7 khu riêng biệt, có hơn 80 nhân viên chăm sóc trực tiếp. Sẽ không bàn sâu về việc họ được cấp dưỡng như thế nào, chắc chắn họ cũng được cho ăn cho uống bình thường, nhưng ngon hay không, đầy đủ hay không mình chưa kết luận được, nhưng có thể tạm tin rằng họ cũng có những thiếu thốn hoặc thèm thuồng riêng khi bị cách ly với gia đình hoặc không có gia đình tiếp tế, bởi đa số họ không có gia đình hoặc bị gia đình bỏ rơi, hoặc nếu còn chắc gia đình của họ cũng không có nhiều điều kiện thăm nuôi.
Khi tôi lang thang trong đó tìm người để liên hệ tìm hiểu thì thấy mấy cảnh này. Một số người bị bệnh nhẹ được phân công phơi quần áo cho cả trại.
Một số khác đang ngồi trong sân:
Ngang qua một sảnh lớn, một số người đang tập vận động:
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Do đã có sẵn mục đích nên chúng tôi vào bếp thử xem họ ăn uống ra sao. Chưa 9 giờ sáng nhưng mấy chị nấu ăn cho 350 bệnh nhân tâm thần ở đây đã tấp nập làm việc. Có tất cả 7 người nấu ăn, ngoài ra còn có hai bệnh nhân nam bệnh nhẹ được cắt cử xuống phụ việc mang vác nặng và đun củi vào lò. Bếp trưởng là một chị rất xinh phụ trách.
Một nồi luộc thịt heo:
Món cá ngừ kho chuẩn bị nấu:
Các chị nấu bếp:
Họ vừa làm vừa nói chuyện vui vẻ. Anh đàn ông kia là người bệnh tâm thần nhẹ.
Cô bếp trưởng dễ thương, vui vẻ. Khi tôi hỏi chuyện, cô ấy cứ bảo mọi việc ở đây đều nhờ một tay hai anh bệnh nhân kia đó. Lát anh có thấy thích thì anh lì xì cho hai anh ấy ít tiền nha. Tôi hiểu hành động đó của cô bếp trưởng này, bởi dù điêncỡ nào đi nữa thì một lời khen ngợi cho những cố gắng của họ sẽ khiến họ vui hơn bình thường, người điên không biết nhớ nhưng biết thích người khác đối xử diu ngọt với họ. Trước khi chia tay, tôi lì xì cho hai người ấy mổi người 50 ngàn (hơn $2), cả hai cảm ơn rối rít.
Cháo thịt được nấu riêng cho những người già, bị bệnh.
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Cuối cùng thì chúng tôi cũng ra khu canteen ngồi chờ cô quản lý tên Linh đến gặp để làm việc. Ở đây, tôi chứng kiến cảnh một ông cụ trên 80 tuổi, râu tóc bạc phơ đi thăm người con gái của ông. Theo lời kể lại, đây cũng là một trong vài trường hợp hiếm hoi người điên ở đây còn được gia đình quan tâm đến thăm viếng. Bởi đa số người điên ở đây đều mồ côi, không thân nhân đến viếng hoặc chỉ có mang dến gởi rồi bỏ đi luôn.
Khi thấy tôi chụp hình, cô con gái quay sang kể với tôi rằng cô còn có một cái sổ tiết kiệm gởi ở ngoài, có tới cả trăm triệu trong đó, nhờ tôi đi rút giùm mang vào cho cô. Tôi chỉ biết gật đầu cho cô vui thôi, bởi làm sao mà từ nỡ chối cho được.
Tiếp chúng tôi là cô Linh, quản lý của nhà bếp. Cô còn khá trẻ.
Tại đây, chúng tôi chính thức xin phép được tổ chức nấu cho các bệnh nhân ở đây một bữa ăn thật ngon. Theo sự gợi ý của cô Linh, chúng tôi quyết định nấu một bữa BÚN BÒ GIÒ HEO cho 350 bệnh nhân ăn một bữa thật ngon trong khả năng của mình và đề nghị với cô nhờ các chị trong nhà bếp nấu giùm và phân phát cho bệnh nhân ăn dưới sự chứng kiến của chúng tôi. Cô Linh vui vẻ đồng ý và gợi ý một số thực phẩm như sau để giao cho nhà bếp nấu trong ngày hôm đó.
- 120 ký bún tươi.
- 35 ký giò trước heo , tất cả được chặt sẵn thành từng khoanh.
- 18 ký thịt khoanh cotlete heo, chặt sẵn thành miếng, công với số giò heo ở trên sẽ được chia đều cho 350 tô bún, ai ăn giò thì ăn, ai ăn thịt cotlete thì ăn.
- Huyết bò cắt thành cục nhỏ, 8 ký, bỏ thêm vào tô bún.
- Chả bò viên 5 ký, bỏ thêm vào tô bún.
Ngoài ra còn phải mua thêm nước mắm, muối, đường, bột ngọt, bột nêm, hành, ớt, chanh, tỏi... Thêm vào đó, chúng tôi sẽ phát thêm thuốc hút cho bệnh nhân nam, bánh kẹo cho bệnh nhân nữ, chuối tráng miệng.
Ngày thực hiện chương trình sẽ là ngày thứ Năm tuần sau, 15 tháng 4 năm 2021. Trước 7 giờ 30 sáng chúng tôi sẽ mua đủ thực phẩm, thuê xe tải nhỏ chuyển lên giao cho nhà bếp nấu giùm và phụ nhà bếp phân chia cho 7 khu bệnh, cho kịp bữa trưa sẽ diễn ra lúc 10g30. Tổng dự chi cho chương trình này sẽ là 500 USD, được trích ra từ quỹ của Nhóm Thiện Tâm.
Hiện tại còn hai vấn đề cần giải quyết, một là do cô Linh khẩn thiết xin giúp đỡ, đó là có 2 bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh nặng, nằm một chỗ, không tự giải quyết được việc bài tiết nên cô xin thêm chúng tôi mua cho một số túi đựng hậu môn để giúp họ và người chăm sóc cho họ được sạch sẽ hơn. Bởi đây là dụng cụ dành cho người nằm liệt giường và không có ngân sách cho loại dụng cụ này nên tất cả phải dùng phương pháp thủ công. Thật lòng thì tôi chưa biết đến dụng cụ này, nhưng có tìm hiểu thì biết được chút chút. Khi hỏi bán ở đâu, cô cho biết có bán ở bất cứ tiệm thuốc tây nào, giá $2 một chiếc. Sau khi tính toán số tiền mình dành cho chương trình này, tôi hứa sẽ mua tặng cho cô 20 cái x $2/cái = $40.
Nó như thế này:
Vấn đề thứ hai là chuyện tế nhị, liên quan đến tiền bạc. Trước khi đi dạo quanh tìm hiểu, khi gặp bất cứ người điên nào cũng thấy họ chìa tay xin 10 ngàn (khoảng hơn 40 xu Mỹ). Do được dặn trước không nên cho tiền họ, sẽ khiến họ bu quanh mình gây rất nhiều phiền toái nên cứ thấy ai chìa tay xin tiền, cô bạn đi chung cũng nói lớn, Tụi tui vào đây xin cơm ăn, đói quá mà cơm chưa có thì thấy họ tiu nghỉu quay đi. Khi hỏi cô Linh họ có được phép xài tiền không, cô nói có thể, họ sẽ dùng nó để mua cà phê uống hay mua thuốc lá hút. Nếu anh muốn lì xì riêng cho họ thì nên nhờ nhân viên dẫn đến từng khu, kêu họ đứng sắp hàng theo thứ tự để phát, không nên phát riêng vừa khó kiểm soát vừa mất an toàn cho người phát. Cũng như thuốc lá, cho ít thôi, nếu cho mỗi người một gói 20 điếu, họ đốt liên tục, hút lấy hút để chừng nửa tiếng sau là hết một gói liền. Thế nên việc lì xì này xin phép được hoãn lại và việc phát thuốc chắc phải nhờ nhân viên phát giùm, bởi họ rất nghe lời nhân viên trong đó, mình tự làm, có khi giúp họ mà thành hại họ là vậy.
Chia tay ra về để chuẩn bị thực hiện chương trình này, trong lòng tôi bỗng thấy nhẹ nhỏm. Người điên chắc họ không biết nhớ nhưng người không điên như mình liệu có nên bắt chước họ không?. Nhớ nhiều thì khổ nhiều chứ ích lợi gì đâu nhỉ?.
Posts: 3,679
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
284
công việc tốt đẹp Anh
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...
Posts: 5,423
Threads: 134
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2018
Reputation:
65
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Mới nhận được pm của bạn Kỳ hỗ trợ thêm cho chương trình này số tiền $50. Thành thật cảm ơn Kỳ.
Như vậy tổng số tiền dành cho C/t này đã là $550. Thứ tư tuần tới khi chuẩn bị đi chợ, thanh toán tất cả các hóa đơn mua hàng như đã kê ở trên, nhờ có thêm sự giúp đỡ của bạn Kỳ, chúng tôi sẽ cố gắng bớt lại chút ít quà bánh để có thể lì xì cho 350 bệnh nhân đó mỗi người 10 ngàn để họ có thể uống được một ly cà phê hoặc mua một gói thuốc.
Theo như dự tính, trong khi chờ đợi mấy chị nấu bếp nấu món bún giò, tôi sẽ đi phát thuốc hút, bánh kẹo và lì xì cho mọi người, và nhân dịp này tìm hiểu thêm vài hoàn cảnh của người điên xem sao. Nghe bảo có người rất giỏi, có người là trí thức bị điên, có người làm thơ rất hay, nếu được sẽ mang về giới thiệu cùng các bạn luôn.
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Hôm nay đi chợ. Vòng qua vòng lại số tiền $500 hết veo. Nhẩm tính lại khi mua đủ số thực phẩm để nấu bún cùng bánh kẹo, thuốc lá... cộng với việc mua thêm 20 chiếc túi đựng hậu môn thì số tiền dự chi cho chương trình này là vừa đủ.
Có thể việc lì xì cho mỗi bệnh nhân 10 ngàn để họ vui và có thể mua riêng cho mình một ly cà phê phải tạm gác lại. Số tiền dư $50 sẽ được dùng để mua thêm bánh kẹo hoặc đồ ăn tráng miệng vậy.
Hình ảnh sẽ được up lên sau. Bởi đang còn lang thang ngoài chợ đây. Lo cho xong hết mọi việc để mai yên tâm đi sớm.
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Vừa nhận được tin vui. Anh Vô Danh ủng hộ cho chương trình này với số tiền là $100. Xin cám ơn anh.
Như vậy việc lì xì cho mỗi bệnh nhân bị tâm thần 10 ngàn để họ mua cà phê hay thuốc hút vẫn được thực hiện theo dự tính, nhờ vào số tiền của bạn Kỳ và anh Vô Danh. Cảm ơn hai bạn.
Nhân đây cũng xin thông báo sự thay đổi account Zelle mới của nhóm :
vbthientam@gmail.com
Xin cám ơn các bạn đã theo dõi.
Đạn.
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Buổi sáng thứ tư, một ngày trước khi chương trình được thực hiện, theo lịch hẹn, tôi đi lên chợ Chính Gián để giao tiền và kiểm tra hàng hóa, thực phẩm như đã dặn trước. Trước đó cũng đã ra nhà thuốc Tây mua 20 bộ túi đặt hậu môn, theo hình.
Nặng tiền nhất là tiền mua 35 ký giò heo trước và 18 ký thịt cotlete, mất hơn $260 rồi. Theo yêu cầu của tôi, số thịt đó phải được chặt thành 350 miếng, tùy loại. Cô bán hàng chặt thử cho tôi xem hai miếng làm mẫu. Miếng cotlete khoảng 150 grams:
Miếng giò trước như thế này:
Ngoài 8 ký huyết bò cắt thành cục ra còn có thêm 5 ký bò viên. Mới đầu tôi tưởng đâu đã được viên thành từng cục tròn, hóa ra không phải vậy. Ở đây người ta để nguyên trong thau nhỏ, khi nấu sẽ dích ra thành từng miếng nhỏ bỏ vào nước dùng cho ngọt nước:
Chị bán hàng thịt heo. Sau khi "dớt đẹp" 53 ký thịt theo giá vốn (lời của chị ấy), chị ấy ngõ lời xin tôi cho đi theo phụ, tui gật đầu luôn, rồi hỏi lại, bộ chị tính ngày mai nghỉ bán hả, chị ấy gật đầu luôn. Thêm một người phụ việc...hì hì.
Sau khi đi chợ mua sả, ớt, hành lá, tỏi, chanh... ra, chúng tôi ghé tiệm tạp hóa mua thêm nước mắm, muối, dầu ăn, đường phèn, bánh, kẹo và 10 cây thuốc lá (mỗi cây 10 gói), tất cả được tiệm đóng thành gói, giao đến tận nhà.
Ghé qua lò bún để trả tiền cho 120 ký bún. lò bún này do 3 người phụ nữ trách. Về miền Trung mới thấy người phụ nữ đảm đang hơn đàn ông nhiều, quán nào cũng lấy tên bà, bánh xèo bà Dưỡng, mỳ quảng bà Diệu, bà Thôi, tré bà Đệ...
Một gói bún như thế này khoảng 25 ký, ngày mai có 4 gói 25 ký và một gói 20 ký là đủ. Xe tải sẽ ghé qua đây chất bún lên trước rồi ghé chợ lấy thịt heo luôn.
Ngồi kiểm lại tiền thấy chỉ dư có $50, không đủ để đổi ra lì xì cho mỗi người 10 ngàn như dự tính, đang suy nghĩ sẽ mua thêm bánh kẹo hay thuốc hút và hoãn lại việc lì xì nói trên. Vào VB báo dự tính thay đổi một chút, thời may gặp anh Vô Danh còn lọ mọ trên diễn đàn, đọc tin biết được sự tình liền gởi pm cho tôi ủng hộ thêm cho chương trình $100, thế là cứ nhờ cô bạn đổi giùm ra tiền lẻ để ngày mai thực hiện luôn. Cảm ơn anh Vô Danh thật nhiều.
À, quên nữa, lát rảnh chạy ra tiệm mua thêm một hộp bánh quy, mai mang lên tặng riêng cho cô bếp trưởng xinh đẹp và nhân viên trong nhà bếp, cảm ơn cô đã giúp cho mình một tay một chưn vậy...hì hì.
Cảm ơn các bạn đã đọc.
Posts: 3,679
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
284
(2021-04-13, 09:17 PM)Dan. Wrote: Vừa nhận được tin vui. Anh Vô Danh ủng hộ cho chương trình này với số tiền là $100. Xin cám ơn anh.
Như vậy việc lì xì cho mỗi bệnh nhân bị tâm thần 10 ngàn để họ mua cà phê hay thuốc hút vẫn được thực hiện theo dự tính, nhờ vào số tiền của bạn Kỳ và anh Vô Danh. Cảm ơn hai bạn.
Nhân đây cũng xin thông báo sự thay đổi account Zelle mới của nhóm :
vbthientam@gmail.com
Xin cám ơn các bạn đã theo dõi.
Đạn.
Good Evening VietNam xin lỗi là Khoa không biết . C/T giúp đở người kém may mắn này là sao anh ?
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
(2021-04-14, 06:43 AM)guest1221 Wrote: Good Evening VietNam xin lỗi là Khoa không biết . C/T giúp đở người kém may mắn này là sao anh ?
Chắc anh Khoa chưa kịp đọc kỹ hết nên chưa biết rõ hén.
Như trình bày ở bài viết đầu tiên, nơi này không phải là một bệnh viện chuyên nghiệp để điều trị cho những người bị bệnh điên, nơi đây chỉ là một nơi tập trung (thu gom) nuôi dưỡng những người điên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, không để cho họ lang thang ngoài đường phố, gây ảnh hưởng mất trật tự trong thôn xóm hay người chung quanh thôi anh.
Gần như đa số trong họ là người vô gia cư, hoặc có gia đình nhưng bị bỏ rơi, không chữa trị được hoặc có một số ít người được gia đình mang đến gởi rồi bỏ đi luôn, buộc họ phải sống suốt đời trong đó, kể cả đến lúc chết đi thì trung tâm này lo chôn luôn. Họ được ngân sách chu cấp cho ăn, cho ở và không thể ra ngoài. Tôi đã biết một vài trường hợp có người trốn trại ra ngoài xin ăn nhưng thường thì không thể sống lâu ngoài xã hội được, bởi sẽ bị bắt lại mang về đây thôi.
Chắc các bạn khó có thể tin được, Đà Nẵng là nơi duy nhất ở Việt Nam duy trì chính sách nếu người dân thấy một hay nhiều người điên, người ăn xin lang thang trên phố có thể gọi điện thoại báo cho chính quyền đến bắt mang đi sẽ được thưởng tiền không?. Nghe thì có vẽ vô lý và bất nhẫn thật, nhưng đây là chuyện có thật. Để hôm nào rảnh tôi chụp cho các bạn thấy thông báo này. Họ làm như vậy là có lý do của họ, bởi người điên hay người ăn xin khi bị thu gom về sẽ được phân loại ra, ai ở tỉnh thành khác đến Đà Nẵng ăn xin sẽ mua vé xe trả về nguyên quán, còn dân Đà Nẵng thì sau khi xác minh không nơi nương tựa sẽ được đưa vào các trung tâm nuôi dưỡng như thế này.
Thế nên như đã trình bày ở trên, tạm bỏ qua việc họ được nuôi dưỡng như thế nào, có đầy đủ hay không (cá nhân tui tin chắc là không rồi), chắc rằng họ cũng có những thiếu thốn riêng cho cá nhân, thí dụ như thèm một bữa ăn ngon, thèm cây kẹo, thèm miếng bánh, thèm điếu thuốc lá hay thèm có 10 ngàn VN (chưa đến 40 xu Mỹ) để mua riêng cho mình một ly cà phê bằng bắp rang uống cho đã ghiền. Và bằng khả năng hiện có, nhóm chúng tôi chỉ dám xin đem đến cho họ duy nhất một bữa ăn ngon thôi. Và cho thêm ít bánh, ít kẹo và 10 ngàn cho mỗi người. Coi như được ăn một bữa cỗ, no nê, đầy đủ, rồi thôi chứ biết sao giờ, sức mình cũng chỉ có thế thôi mà. Ý nghĩa của chương trình chỉ đơn giản là vậy thôi anh.
@ Rosie: Cảm ơn nhã ý của bạn rất nhiều, nhưng rất tiếc chương trình đã được chuẩn bị xong hết rồi, chỉ chờ sáng sớm mai là bắt đầu thực hiện. Hẹn Rosie trong những dịp sau nha.
Thân ái.
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
6 giờ sáng tôi đã đến điểm hẹn là khu chợ nhỏ. Lát sau thì anh lái xe tải nhỏ đã đến, trong thùng xe là các loại thực phẩm đã đặt mua hôm qua:
Khi đến nơi, xe được chạy thẳng vào bếp để chuyển hàng xuống. Chị trực bếp luôn đến sớm mỗi ngày để nhận thực phẩm chuyển vào hàng ngày, sau đó gọi cho bên Y tế xuống để kiểm tra trước khi cho phép nấu. Do tất cả là hàng tươi sống nên chuyện kiểm tra cũng nhanh, gọn, kể cả số bánh kẹo đóng thành bịch cũng được họ kiểm tra hạn xử dụng luôn.
Chuyển thực phẩm vào nhà bếp:
Lựa và đếm thịt cho đủ 350 tô bún. Sau đó ngâm với muối và rửa sạch trước khi nấu:
Bún được cho ra thau to, chuẩn bị chia ra từng tô một:
7 giờ 30, cô bếp trưởng của tui xuất hiện, chuẩn bị chế biến thức ăn.
Để cảm ơn các chị trong nhà bếp, cá nhân tui có mua tặng riêng cho các chị một hộp bánh ăn lấy thảo:
Một chút ít thôi không đáng giá bao nhiêu, nhưng điều ấy làm cho các chị thấy ấm lòng, chị bảo, ít thấy ai chu đáo và biết nghĩ đến các chị như thế. Tôi vội đùa, Thật ra tui cũng chẳng tử tế gì đâu, chẳng qua đó là quà "hối lộ" trước của tôi, bởi biết đâu mai này tui có thất tình mà trở nên điên điên khùng khùng, được đưa vào đây nuôi dưỡng thì mong cô nhận cho tui xuống bếp phụ lặt rau, khiêng gạo, làm việc nặng cho cô đến cuối đời là hạnh phúc cho tui rồi.
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Đến giờ thức giấc. Tùy mức độ bệnh tình của từng người mà thu xếp, những người bệnh nặng, mất kiểm soát hành vi sẽ đuợc giữ lại trong phòng sau tấm lưới sắt, không cho ra ngoài. Lang thang đến đâu cũng thấy những hình ảnh này, khi thấy mình đi ngang qua ai cũng biết chìa tay ra xin 10 ngàn hoặc xin thuốc lá.
Những người bệnh nhẹ được cho ra ngồi ngoài sân để nhân viên vào phòng dọn dẹp vệ sinh.
Một khu dành cho nữ:
Chị này thoải mái ngồi trên ghế đá, tay cầm điếu thuốc, khi thấy tôi đi ngang qua nhất định kêu tui phải chớp cho chị một pô hình. Đây có lẽ là lần đầu tiên tôi nghe lại hai chữ chớp bóng, một tiếng cổ xưa thay cho chữ chụp hình bây giờ:
Chị này biết làm dáng khi chụp hình:
Một bà cụ trên chiếc xe lăn. Nghe kể bà có con cháu ở bên Úc, không về thăm được và cũng khó lòng đưa đi, những ngày cuối đời buộc phải ở đây thôi:
Một người bệnh hưởng thụ buổi sáng của mình bên điếu thuốc và ly cà phê trên canteen mang về đây uống. Khi tôi hỏi tiền ở đâu mà mua đó, anh biết trả lời, tiền từ thiện cho. Gần như đa số người bị bệnh ở đây, không phân biệt nam hay nữ đều ghiền thuốc lá. Nghe bảo có thời gian trung tâm không cho họ hút thuốc, điều ấy khiến họ thêm vật vã, cuối cùng cũng phải cho hút lại thôi, bởi đó gần như là niềm vui cuối đời của họ rồi:
Phát thuốc uống sớm. Giờ thì tui mới thật sự hiểu cho câu nói đùa, Mài uống thuốc chưa? khi hỏi một người có dấu hiệu điên khùng ở VB. Gần như ai bị điên cũng phải uống thuốc theo cữ, nghe nói để giảm cơn khùng của họ, chưa uống thuốc đồng nghĩa với việc đang lên cơn vậy:
Posts: 2,108
Threads: 14
Likes Received: 623 in 375 posts
Likes Given: 453
Joined: Dec 2020
Reputation:
89
Phần tiếp theo trong chương trình là việc đi từng khu để lì xì cho 350 người bệnh ở đây mỗi người 10 ngàn để họ có thể mua cà phê hay thuốc hút tùy ý.
Trước khi thực hiện cũng xin nói lại cho rõ, khi quyết định thực hiện c/t này, chúng tôi đã dự chi một số tiền để thực hiện vừa đủ theo tính toán là $500, trong đó đã bao gồm việc mua thực phẩm, bánh kẹo, thuốc hút, kể cả việc tặng riêng 20 bộ túi đựng hậu môn theo lời đề nghị của cô Linh quản lý, nhưng do việc tính toán chưa chính xác về thời giá, nhất là khoản tiền mua thịt heo để nấu bún nên khi nghĩ đến việc lì xì cho 350 người ở đây thì hụt tiền, chỉ dư ra đúng $50 là phần góp thêm của bạn Kỳ trong khi việc lì xì này cần đến những $150, coi như thiếu đi khoảng $100. Trong trường hợp này c/t có thể hủy bỏ việc lì xì nói trên và dùng tiền dư mua thêm vật dụng khác cũng không sao. Nhưng rất may khi chuẩn bị thông báo hủy bỏ việc lì xì vì thiếu kinh phí thì anh Vô Danh đã pm cho tôi để ủng hộ thêm cho c/t với số tiền $100, nhờ vậy mà việc lì xì này còn kịp thực hiện được. Nhân đây xin thay mặt cho các bệnh nhân cảm ơn anh Vô Danh và bạn Kỳ, coi như đóng góp của hai bạn sẽ được thực hiện cho việc lì xì này vậy. Khi thực hiện bất cứ một c/t thiện nguyện nào nhóm chúng tôi sẽ liệu cơm gắp mắm để vừa đủ để thực hiện, mọi sự ủng hộ thêm của các bạn xin dành để mua thêm, coi như phần bonus cho người thụ hưởng, hoàn toàn không có việc vì thế mà chúng tôi bớt phần của mình lại. Xin cảm ơn các bạn.
Do người bệnh tản mác khắp nơi nên anh chị nhân viên trong trung tâm dẫn chúng tôi đi từng nơi một để trao tận tay họ tiền lì xì. Và có chuẩn bị trước nên chúng tôi đổi số tiền trên thành 350 tờ giấy bạc 10 ngàn, nhờ hai cô đi cùng và vợ chồng một người quen tham gia cùng đi phát cho từng người một. Có một câu chuyện không biết là vui hay buồn khi kể lại, dù là điên nặng hay điên nhẹ thì người bệnh ở đây rất "khôn lanh" và ngô nghê trong việc nhận tiền, đó là nhiều người trong số họ luôn tìm cách để chìa tay ra xin thêm lần thứ 2, thứ 3 nếu có thể. Cách thức rất đơn giản, họ chỉ chìa một tay ra nhận, được một tờ tiền rồi thì gấp nhỏ nó lại, khum ngón tay cái lại giấu tờ tiền kia đi để nhận tiếp. Hoặc nếu có sắp hàng để nhận xong, họ sẽ chạy qua hàng khác để nhận tiếp. Khi bị phát hiện, có người cười, có người huơ tay bảo chưa nhận được, chỉ chịu thua khi móc trong túi của họ ra tờ tiền vừa nhận mà thôi. Và chúng tôi biết chắc rằng mình có phát nhầm, phát sai nhưng tất cả cùng cười vui. Kể cả khi tìm trong túi họ có 2 tờ tiền cũng vỗ tay vui vì họ đã lừa được mình.
Một số hình ảnh khi đi lì xì từng khu:
|