Note nhạc
Vĩnh biệt một huyền thoại trong âm nhạc Rock & Roll.  RIP Tina Turner. 🙏😇



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
CHÚNG TÔI ĐI THĂM MỘ PHẠM DUY...

Duy Cường dẫn chúng tôi đi thăm mộ cha. Ông ở Bình Dương, trên một vùng đất đẹp. Trong Vườn Phạm Duy, thực hiện theo ý tưởng của Duy Cường, bên cạnh ông là mộ Thái Hằng và bia Duy Quang. Trên tượng bán thân bằng đồng đen, khắc theo ảnh chụp của Phong Quang, do điêu khắc gia Nguyễn Văn An thiết kế và Đoàn Tấn Huệ đúc đồng, ông sừng sững như còn tại thế. 

Trên mộ ghi “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi!” bằng chính chữ của Phạm Duy. 

Ông đã vĩnh viễn trở về với đất nước, với tiếng nói và con người.

Vào miền Nam, 1952 Phạm Duy bắt đầu một thiên tình sử mới với quê hương qua những bản tình ca bất hủ Tình hoài hương, Tình ca, Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam... Ở Phạm Duy tình ca, tình người và tình yêu quy thành một mối, một khối, một trái tim. 
Chúng ta gặp lại công chúa Huyền Trân qua nhạc Phạm Duy, chúng ta đi xuyên Việt qua nhạc Phạm Duy, chúng ta biết yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, qua nhạc Phạm Duy.

Chúng ta yêu nhau cũng với Phạm Duy: ngày đó có em đi nhẹ vào đời, chúng ta cưới nhau cũng có Phạm Duy: nhìn trên mây xa khơi có áo dài khăn cưới... Chúng ta giã biệt nhau cũng với Phạm Duy: ngày ấy có em ra khỏi đời rồi... Chúng ta van xin nhau cũng có Phạm Duy: Đừng xa nhau, đừng quên nhau, đừng rẽ khúc tình nghèo... Đừng cho không gian đụng thời gian... Mỗi giây phút thiêng liêng, hạnh phúc, xót xa... trong đời ta đều có Phạm Duy. Ngoài Nguyễn Du, chưa một nhà thơ, một nghệ sĩ nào đi sâu vào tâm hồn người Việt đến thế.
 
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, ta di tản, vẫn cùng Phạm Duy: Một ngày năm bốn, cha rời quê xa... Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường... Ở hải ngoại, Phạm Duy hát cho Bầy chim bỏ xứ, Phạm Duy dựng lại thi ca Hàn Mặc Tử, làm sống lại Kiều trong âm nhạc.

Người ta trách Phạm Duy, khi ông bỏ kháng chiến về thành là phản bội cách mạng. Người ta trách Phạm Duy khi ông bỏ hải ngoại về nước là phản bội miền Nam. Nhưng người ta quên Phạm Duy là Người. Người Tự Do. Phạm Duy không có bổn phận với ai, trừ với chính mình. Phạm Duy không phải là chiến sĩ: Chiến sĩ đấu tranh dưới một ngọn cờ. Phạm Duy không phải là kẻ sĩ: Kẻ sĩ trung quân ái quốc. Phạm Duy không phải là chí sĩ: Chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, muốn dìu dắt dân tộc ra khỏi ách nô lệ, đoạ đầy.

Phạm Duy là người Nghệ sĩ: Nghệ sĩ cần tự do như khí trời để thở, để sáng tác. Nghệ sĩ cần khán thính giả, nếu không có khán thính giả, sẽ không còn nghệ sĩ. Không nên buộc Phạm Duy phải làm giống ta, bởi ta chưa sáng tạo được một tác phẩm nào, một lời ca nào, cho quê hương, đất nước, con người.
 
Đứng trước mộ Phạm Duy, ai đã đo được tầm vóc vĩ đại của người nhạc sĩ số một của đất nước, năm lần ba-lô xuyên Việt, để lại bao nhiêu kiệt tác cho dân tộc cùng với sự vô ơn vĩ đại của lớp quần chúng bạc như dân đã chôn sống ông vì vài ba tiểu tiết, khi ông còn tại thế?

Thuỵ Khuê
Edit:  Bài viết này là của tác giả Thuỵ Khuê ở Paris, khi nãy đọc trong email xớn xác nên tôi ghi nhầm. 
Link bài gốc: 

http://thuykhue.free.fr/stt/q/QueHuongToi-01.html

[Image: D21-A43-D0-D511-4095-89-CE-F7-D5-E858-AD64.jpg]

[Image: D534-C2-C1-91-FF-44-EE-B2-E0-51-C1-E025-AD04.jpg]

Trường Ca Mẹ Việt Nam thu trước 75


Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
(2023-05-26, 06:18 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Người ta trách Phạm Duy, khi ông bỏ kháng chiến về thành là phản bội cách mạng. Người ta trách Phạm Duy khi ông bỏ hải ngoại về nước là phản bội miền Nam. Nhưng người ta quên Phạm Duy là Người. Người Tự Do. Phạm Duy không có bổn phận với ai, trừ với chính mình. Phạm Duy không phải là chiến sĩ: Chiến sĩ đấu tranh dưới một ngọn cờ. Phạm Duy không phải là kẻ sĩ: Kẻ sĩ trung quân ái quốc. Phạm Duy không phải là chí sĩ: Chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, muốn dìu dắt dân tộc ra khỏi ách nô lệ, đoạ đầy.

Phạm Duy là người Nghệ sĩ: Nghệ sĩ cần tự do như khí trời để thở, để sáng tác. Nghệ sĩ cần khán thính giả, nếu không có khán thính giả, sẽ không còn nghệ sĩ. Không nên buộc Phạm Duy phải làm giống ta, bởi ta chưa sáng tạo được một tác phẩm nào, một lời ca nào, cho quê hương, đất nước, con người.
 
Đứng trước mộ Phạm Duy, ai đã đo được tầm vóc vĩ đại của người nhạc sĩ số một của đất nước, năm lần ba-lô xuyên Việt, để lại bao nhiêu kiệt tác cho dân tộc cùng với sự vô ơn vĩ đại của lớp quần chúng bạc như dân đã chôn sống ông vì vài ba tiểu tiết, khi ông còn tại thế?

Người viết bài này có vẻ tôn thờ PD quá đáng. Nói rất đúng, ông ta không phải là chí sĩ, chiến sĩ nhưng ông ta là nghệ sĩ và đã là nghệ sĩ thì cũng nên có chút nào đó của "nhân sĩ". Nhưng những hành động, những phát ngôn của ông ta rất nhiều khi không có chữ "nhân" trong con người ông ta và vì thế tạo dịp cho "lớp quần chúng bạc như dân" (như lời kẻ viết bài) phát lộ sự "vô ơn vĩ đại" (những câu chữ giống hệt như cs nịnh hcm). Những hành động và phát ngôn gây bất mãn cho "lớp quần chúng" của ông ta khá nhiều hẳn không phải chỉ là "vài ba tiểu tiết đâu"  Wink  .

Bà Thụy Khuê này có lối lập luận lòng vòng, câu trước bà ta viết "Nghệ sĩ cần thính giả, nều không có thính giả sẽ không còn nghệ sĩ" câu sau bà ta mắng "sự vô ơn vĩ đại của lớp thính giả". Thính giả nuôi sống nghệ sĩ, cũng như nghệ sĩ nuôi tâm hồn thính giả nên xét ra chẳng có ai nợ ai. Rồi theo lập luận của bà ta nếu không viết được nhạc thì không được phê phán nhạc sĩ, không làm chính trị thì không được chỉ trích chính trị gia, không là cộng sản thì không được chửi chúng  Lol , phải vậy không bà Thụy Khuê.
[-] The following 2 users Like phai's post:
  • 005, Lục Tuyết Kỳ
Reply
(2023-05-26, 06:33 PM)phai Wrote: Người viết bài này có vẻ tôn thờ PD quá đáng. Nói rất đúng, ông ta không phải là chí sĩ, chiến sĩ nhưng ông ta là nghệ sĩ và đã là nghệ sĩ thì cũng nên có chút nào đó của "nhân sĩ". Nhưng những hành động, những phát ngôn của ông ta rất nhiều khi không có chữ "nhân" trong con người ông ta và vì thế tạo dịp cho "lớp quần chúng bạc như dân" (như lời kẻ viết bài) phát lộ sự "vô ơn vĩ đại" (những câu chữ giống hệt như cs nịnh hcm). Những hành động và phát ngôn gây bất mãn cho "lớp quần chúng" của ông ta khá nhiều hẳn không phải chỉ là "vài ba tiểu tiết đâu"  Wink  .

Dạ khi nãy trò ghi nhầm, bài viết này của nhà văn Thuỵ Khuê ở Paris mới đúng. Trò đọc bài này khúc trên thấy hay nhưng đến đoạn cuối thì bị lấn cấn với cách dùng chữ của tác giả.   Tuy là bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và họ có quyền đó, tuy nhiên khi đánh đồng chỉ trích quan điểm của người khác thì tác giả cũng đã xúc phạm đến kg ít người mà đã bị chỉ đích danh là “lớp quần chúng bạc như dân”.  Hụt hẫng và tiến cho một bài viết nhẽ ra là rất hay.  🤦🏻‍♀️
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • phai, vô_danh
Reply
(2023-05-26, 06:59 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ khi nãy trò ghi nhầm, bài viết này của nhà văn Thuỵ Khuê ở Paris mới đúng. Trò đọc bài này khúc trên thấy hay nhưng đến đoạn cuối thì bị lấn cấn với cách dùng chữ của tác giả.   Tuy là bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và họ có quyền đó, tuy nhiên khi đánh đồng chỉ trích quan điểm của người khác thì tác giả cũng đã xúc phạm đến kg ít người mà đã bị chỉ đích danh là “lớp quần chúng bạc như dân”.  Hụt hẫng và tiến cho một bài viết nhẽ ra là rất hay.  🤦🏻‍♀️
nhạc pd đa dạng
có tình ca và tục ca Grinning-face-with-smiling-eyes4 
bản này là bình ca
https://app.box.com/s/7mmx10cp3o0rfbmwjhy8wd1peijdb50z
[-] The following 3 users Like vô_danh's post:
  • JayM, Lục Tuyết Kỳ, TanThu
Reply
(2023-05-29, 05:00 PM)vô_danh Wrote: nhạc pd đa dạng
có tình ca và tục ca Grinning-face-with-smiling-eyes4 
bản này là bình ca
https://app.box.com/s/7mmx10cp3o0rfbmwjhy8wd1peijdb50z

Dạ cám ơn sư huynh.   Tulip4

Muội chỉ biết có tình ca với thiền ca của Phạm Duy thôi à.  🤷🏻‍♀️😅
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Tôi sinh sau đẻ muộn những năm sau khi Sài Gòn mất tên, nhưng rất may cho tôi là gout nghe nhạc của tôi được ảnh hưởng từ mẹ và anh hai nên đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thích dòng nhạc cùng với những giọng hát xưa.


3 nam danh ca nổi tiếng nhất của dòng nhạc tình ca trước 1975: Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú

Nếu như ở thể loại nhạc vàng có “tứ trụ” gồm 4 nam ca sĩ – nhạc sĩ tài năng, nổi tiếng và được yêu thích nhất: Duy Khánh, Chế Linh, Nhật Trường, Hùng Cường, thì ở thể loại nhạc tình ca (cách gọi chung cho loại nhạc trữ tình bán cổ điển trình diễn thính phòng) cũng có 3 người nam danh ca nổi tiếng nhất, được nhiều thế hệ ca sĩ kính trọng và ngưỡng mộ, đó là Duy Trác, Sĩ Phú và Anh Ngọc.

Điểm chung của những nam danh ca này là không được qua một trường lớp đào tạo thanh nhạc nào. Điều này có vẻ là một nghịch lý, vì dòng nhạc trữ tình tiền chiến có tính chất thính phòng, bán cổ điển, mang tính nhạc thuật cao, dòng nhạc nhưng các nam ca sĩ này vẫn chinh phục được khán giả bằng giọng hát rất tình cảm, và cũng không kém phần điêu luyện.

Một điểm chung đặc biệt khác của cả 3 nam canh ca Duy Trác, Sĩ Phú, Anh Ngọc, đó là dù sở hữu giọng hát được đánh giá là “thượng thặng”, ít người sánh bằng như vậy, nhưng họ đều xem việc đi hát như là một cuộc dạo chơi, không phải là nghề chính và mỗi người đều có công việc chuyên môn khác nhau. Nếu như Duy Trác là một luật sư (đồng thời là dịch giả – ký giả), Anh Ngọc là nhân viên sở thông tin trong 10 năm, sau đó nhập ngũ và làm việc ở trong đài phát thanh quân đội, còn Sĩ Phú là một quân nhân chuyên nghiệp cấp tá.

1. Danh ca Anh Ngọc

Mặc dù được mọi người xem là một nam danh ca nổi tiếng của tân nhạc từ cuối thập niên 1940 cho đến nhiều năm sau đó, nhưng ít người biết rằng ca hát không phải là nghề chính của Anh Ngọc.

Ông từng chia sẻ về việc này:
“Thực ra ca nhạc đâu phải là nghề của tôi. Nhiều người không biết đến chuyện đó, nên cho là tôi suốt đời hoạt động ca nhạc. Nhưng thực ra không phải. Điều đó người ta không nghĩ ra, tôi cũng không muốn nói đến. Thực ra tôi không phải là một người ca sĩ nhà nghề, đi hát chỉ là chuyện phụ thêm thôi.”

Anh Ngọc sinh năm 1925 tại Hà Đông, trưởng thành tại Hà Nội và từng theo học các trường Thăng Long, Puginier và Louis Pasteur ở đây. Dù sinh trưởng trong một gia đình mang tính truyền thống, nhưng từ khi còn rất trẻ, ông đã yêu thích ca hát, đặc biệt là các bài nhạc Tây, khi mà tân nhạc Việt Nam vẫn chưa hình thành rõ nét.

Năm 1947, ông vào Huế thăm một người anh làm việc ở đây và lưu lại Huế hơn 1 năm. Trong thời gian này ông được nữ danh ca Minh Trang mời hát trên đài phát thanh Huế.

Năm 1949 Anh Ngọc vào Sài Gòn để khởi đầu cộng tác với đài phát thanh Pháp Á, nơi Minh Trang đang cộng tác. Sau đó, ông lần lượt được mời hát trong chương trình ca nhạc của các đài phát thanh Quân Đội, Đài phát thanh Sài Gòn, đài Mẹ Việt Nam, đài Tiếng Nói Tự Do và Đài Truyền Hình Việt Nam.

Thời gian sau đó, Anh Ngọc trở xướng ngôn viên trên đài phát thanh, đồng thời phụ trách chương trình ca nhạc “Tiếng Nhạc Tâm Tình” từ đầu thập niên 1960 cho đến tháng 4 năm 1975. Chương trình “Tiếng Nhạc Tâm Tình” của Anh Ngọc từng được nhà văn Mai Thảo nhận xét là “một chương trình được yêu mến, đợi chờ và tán thưởng nhất trong nhiều năm”, được sự cộng tác của các giọng ca thượng thặng của nền tân nhạc Việt Nam ở trong thời kỳ vàng son, như là các canh ca Kim Tước, Thái Thanh, Mai Hương, Hà Thanh,… cùng sự phụ hoạ của một ban nhạc đàn dây gồm những nhạc sĩ tên tuổi.

Về giọng hát của danh ca Anh Ngọc, nhiều đồng nghiệp và người thuộc giới văn nghệ đã thừa nhận tài năng của ông, một giọng ca trung hòa được 2 yếu tố là giọng ca tuyền cảm và dày dặn về mặt kỹ thuật:

“Ngoài việc truyền đạt lời hát một cách rõ ràng và chuẩn xác, Anh Ngọc còn sử dụng cách luyến láy cũng như phân đoạn câu hát để nói lên ý nghĩa của bài hát, hay nói đúng hơn là những ý nghĩa chứa đựng trong bài hát” (Jason Gibb)

“Tiếng hát ông rất mạnh, sang sảng. Ông lên tới những nốt rất cao mà không mỏng, xuống được những nốt trầm mà vẫn dầy, vẫn rõ. Khoảng cách của các nốt nhạc được ông xướng lên đồng đều, không lép mà chắc nịch. Phải nói đến chuyện trời cho ấy vì ngày nay nhờ kỹ thuật âm thanh ai cũng có thể tự nghĩ rằng mình có giọng ca thiên phú.

Anh Ngọc có làn hơi phong phú. Ông là một trong số ca sĩ hiếm hoi của Việt Nam vẫn giữ được trường độ của một câu nhạc rất dài. Từ chuyện thiên phú phải nói đến chuyện nhân tài: ông hiểu nội dung ca khúc và cách diễn tả. Nói một cách khác ông rất thông minh và nắm được cách thế bắt buộc của câu hát. (ca sĩ Quỳnh Giao)

Lần cuối cùng danh ca Anh Ngọc đứng trên sân khấu là ở tuổi 79. Cho đến nay, dù vắng bóng đã lâu, nhưng hình ảnh phong độ cùng “giọng hát trượng phu” đó sẽ không bao giờ bị phai mờ theo thời gian. Hiện nay ông đang an nhàn tận hưởng tuổi 96 bên gia đình.



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
(2023-05-26, 06:33 PM)phai Wrote: Người viết bài này có vẻ tôn thờ PD quá đáng. Nói rất đúng, ông ta không phải là chí sĩ, chiến sĩ nhưng ông ta là nghệ sĩ và đã là nghệ sĩ thì cũng nên có chút nào đó của "nhân sĩ". Nhưng những hành động, những phát ngôn của ông ta rất nhiều khi không có chữ "nhân" trong con người ông ta và vì thế tạo dịp cho "lớp quần chúng bạc như dân" (như lời kẻ viết bài) phát lộ sự "vô ơn vĩ đại" (những câu chữ giống hệt như cs nịnh hcm). Những hành động và phát ngôn gây bất mãn cho "lớp quần chúng" của ông ta khá nhiều hẳn không phải chỉ là "vài ba tiểu tiết đâu"  Wink  .

Bà Thụy Khuê này có lối lập luận lòng vòng, câu trước bà ta viết "Nghệ sĩ cần thính giả, nều không có thính giả sẽ không còn nghệ sĩ" câu sau bà ta mắng "sự vô ơn vĩ đại của lớp thính giả". Thính giả nuôi sống nghệ sĩ, cũng như nghệ sĩ nuôi tâm hồn thính giả nên xét ra chẳng có ai nợ ai. Rồi theo lập luận của bà ta nếu không viết được nhạc thì không được phê phán nhạc sĩ, không làm chính trị thì không được chỉ trích chính trị gia, không là cộng sản thì không được chửi chúng  Lol , phải vậy không bà Thụy Khuê.

Bà này "thẳng tay" nâng b. không biết hồi còn trẻ có liên quan gì với ông ta không ta?  Shy  Bà ta có hẳn một trang mạng viết về Phạm Duy. Có thể nghe nhạc Phạm Duy, nhưng bốc thơm Phạm Duy thì hơi kẹt chút. Đặc biệt khi bà ta viết câu này cho thấy 79 năm bà (tên thật Vũ thị Tuệ) sống và làm việc không hiểu được chính trị là gì:

"Người ta trách Phạm Duy, khi ông bỏ kháng chiến về thành là phản bội cách mạng. Người ta trách Phạm Duy khi ông bỏ hải ngoại về nước là phản bội miền Nam. Nhưng người ta quên Phạm Duy là Người. Người Tự Do. Phạm Duy không có bổn phận với ai, trừ với chính mình. Phạm Duy không phải là chiến sĩ: Chiến sĩ đấu tranh dưới một ngọn cờ. Phạm Duy không phải là kẻ sĩ: Kẻ sĩ trung quân ái quốc. Phạm Duy không phải là chí sĩ: Chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, muốn dìu dắt dân tộc ra khỏi ách nô lệ, đoạ đầy."

 Phạm Duy chính xác là một phó thường dân. Nhưng nhạc và tên tuổi của ông có ảnh hưởng lớn trong làng văn nghệ và dân chúng. Một người có nhiều người hâm mộ sẽ dễ dàng biến thành công cụ cho một nhóm lợi ích chính trị sau lưng. Vì lẽ đó, miệng đời trách cứ ông cố nhiên có lý do rõ ràng chứ chẳng phải là vô nghĩa.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
Danh ca Duy Trác

Danh ca Duy Trác sinh năm 1932 tại Sơn Tây, sau đó di cư vào Sài Gòn, bắt đầu hát từ những năm giữa thập niên 1950. Tuy là một trong những nam danh ca được yêu thích nhất trước 1975, nhưng Duy Trác hầu như không bao giờ hát ở phòng trà hay nhạc hội, mà chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm trong băng đĩa. Vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh “chàng ca sĩ cấm cung”.

Sau này Duy Trác giải thích rằng ông là ca sĩ khó học thuộc lời nhạc nhất trong số những ca sĩ Việt Nam từ trước đến nay, nên chỉ tự tin khi hát trong phòng thu âm. Ngoài ra ông cũng nói rằng mình không có cảm giác thoải mái khi đứng trước công chúng hay máy quay phim, thậm chí là máy chụp hình. Đó là lý do mà trước 1975, hầu như Duy Trác chưa từng đứng hát trước công chúng, và ít khi lên truyền hình. Cũng vì vậy mà thật khó để tìm thấy hình của Duy Trác trước năm 1975, tấm hình sau đây là lần đầu tiên ông ghi hình một bài hát trước khán giả, đó là trong Paris By Night số 20 năm 1993:

Cũng như danh ca Anh Ngọc thì danh ca Duy Trác tự nhận rằng ca hát chỉ là nghề tay trái. Ông tâm sự:

“Tôi lạc bước vào khu vườn âm nhạc trong mấy chục năm, và dù ca hát là nghề tay trái, nhưng dài hơn bất kỳ nghề tay phải nào của tôi. Trong vườn âm nhạc này, tôi đã gặt hái được nhiều hoa thơm cỏ lạ, tôi đã được hưởng những phút giây hạnh phúc, tôi đã được khán thính giả trao cho cái tình thân ái, tình tri kỷ, nên tôi chợt nghĩ rằng khi tôi rời khu vườn âm nhạc này, tôi sẽ khép 2 cánh cửa lại và ra đi với lòng thanh thản. Xin cám ơn âm nhạc, xin cám ơn bạn bè, xin cám ơn cuộc đời”.

Nhắc đến danh ca Duy Trác, người ta nhớ về những ca khúc mà có lẽ là khó có người nào hát hay hơn, đó là Thuở Ban Đầu (Phạm Đình Chương), Thương Tình Nhân (Phạm Duy), Áo Lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên), đặc biệt là 2 ca khúc được viết dành cho giọng hát Duy Trác, đó là Hương Xưa (Cung Tiến) và Đôi Mắt Người Sơn Tây (Phạm Đình Chương)

Khi sáng tác xong Đôi Mắt Người Sơn Tây và đưa cho nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương để thu thanh trong băng nhạc Phạm Mạnh Cương thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương nhắn nhủ là ca khúc này hãy để cho Duy Trác hát. Còn nhạc sĩ Cung Tiến, sau khi sáng tác xong bài Hương Xưa năm 1955, ông ghi lời đề tặng bài hát là: Tặng Khuất Duy Trác (là tên thật của danh ca Duy Trác).







Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Vĩnh biệt nhạc sĩ Xuân Tiên.  Tác giả nhiều ca khúc bất hủ, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 2/6/2023 tại viện dưỡng lão AVACS, Sydney, Úc châu. 
Xin thành kính phân ưu cùng gia quyến! 
🙏🙏🙏🙏 


VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NHẠC SĨ XUÂN TIÊN
(Tác giả của những ca Khúc nổi tiếng: Khúc hát ân tình, Về dưới mái nhà, Mong chờ, Hận đồ bàn...)

Xuân Tiên (sinh năm 1921, mất ngày 2/6/2023 tại Autralia, thọ 102 tuổi), ông tên thật là Phạm Xuân Tiên, là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Ngoài sáng tác nhiều bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích như "Khúc hát ân tình", "Về dưới mái nhà", "Chờ một kiếp mai",... thì Xuân Tiên còn có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, đã cải tiến và sáng tạo một số nhạc cụ mới.

Tiểu sử

Xuân Tiên sinh ngày 28 tháng 1 năm 1921 tại Hà Nội. Năm 6 tuổi, ông bắt đầu học nhạc Trung Quốc với cha và sau này học nhạc phương Tây với người anh cả. Năm lên 10, ông còn được cha thuê người dạy tuồng và nhạc cải lương. Thời gian ban đầu khi còn ở miền Bắc, ông chơi chủ yếu là các loại kèn sáo phương Tây. Cuối năm 1942, ông cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh cải lương Tố Như vào miền Nam trình diễn ở Sài Gòn và lục tỉnh. Trong quá trình đi trình diễn nhạc và sinh sống ở nhiều miền, ông đã thu thập được kiến thức về các loại hình nhạc của các miền khác, chủ yếu là miền Trung. Ông còn tìm hiểu về nhạc của Lào và Campuchia.

Năm 1952, cả gia đình ông vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề nhạc cho đến 30 tháng 4 năm 1975.

Giai đoạn 1944-1975, ông được mời điều khiển nhiều dàn nhạc nổi tiếng từ Bắc vào Nam: Hà Nội (1944-1946), Nam Định (1951-1952) và Sài Gòn (các đài phát thanh gồm Pháp Á, Sài Gòn, Quê Hương, Mẹ Việt Nam; 1952-1975).

Năm 1986, ông được bảo lãnh sang Úc. Mười năm đầu ông sống tại Canberra, sau về ở Cabramatta, ngoại ô Sydney từ đó cho đến nay.

Xuân Tiên có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, cả phương Đông lẫn phương Tây. Ông có thể sử dụng hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Xuân Tiên còn có tập thơ Trên kiếp hoa được nhà xuất bản Ba Vì, Canada in năm 1997.

Cải tiến, sáng tạo nhạc cụ

Sáo tre vốn dĩ chỉ có sáu lỗ. Xuân Tiên đã cùng Xuân Lôi cải tiến loại nhạc cụ này thành hai loại là 10 lỗ và 13 lỗ có khả năng chơi được nhiều âm giai khác nhau. Người chơi sáo 10 lỗ cần dùng 10 ngón tay và có thể chơi tất cả những bán cung, vì thế sáo không bị giới hạn trong bất cứ âm giai nào. Sáo 13 lỗ dùng để tạo ra những âm thanh thấp hơn khi cần. Hiện hai loại sáo này đang được trưng bày tại Musée de l'Homme, Paris, Pháp.

Ông có cây đàn bầu có thân là bằng trái bầu dài làm hộp khuếch âm. Đàn này đã nhiều lần được đem đi triển lãm ở Úc, thường được gọi là "đàn bầu Xuân Tiên". Tuy nhiên, thực tế đàn bầu là nhạc cụ cổ truyền vốn có của Việt Nam, còn cây đàn mà ông tự chế được gọi là "đàn Xuân Tiên", được ông làm vào năm 1976 thời còn ở Việt Nam. Cần dùng cả hai tay để gảy cây đàn có 60 dây này, từ đó có thể chơi được tất cả mọi cung bậc. Tiếng đàn tương tự tiếng đàn tranh nhưng mạnh và chắc hơn.

Sự nghiệp sáng tác

Xuân Tiên đã sáng tác các bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích. Xuân Tiên sáng tác từ trước 1945, tức là thuộc lứa nhạc sĩ tiền chiến, với các ca khúc "Chờ một kiếp mai" (chung với Ngọc Bích) và "Trên kiếp hoa" (1939-1942). Ông chủ trương đào sâu vào nhạc Việt, dùng kỹ thuật và nhịp điệu phương Tây nhằm cải tiến và làm giàu nền nhạc của mình. Ông chú trọng giai điệu và thể điệu của bài hát, yêu thích âm hưởng lạc quan yêu đời, ca ngợi quê hương dân tộc và nếu có buồn thì cũng chỉ là chớm buồn. Xuân Tiên cho rằng quan trọng nhất là sáng tác phải "hoàn toàn không giống ai".

Xuân Tiên nhận xét rằng đa số các ca khúc của mình mang âm hưởng miền Bắc và miền Trung, có một số ít là miền Nam ("Cùng một mái nhà", "Khúc nhạc đồng xanh", "Đất Việt"). Bài hát nổi tiếng nhất của ông là "Khúc hát ân tình", được sáng tác sau Hiệp định Genève 1954 trong bối cảnh nhiều người dân miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Bài hát kêu gọi mọi người dù là từ miền nào thì cũng hãy sống thân ái với nhau, đồng thời cũng ngợi ca tình yêu không phân biệt Bắc- Nam. "Hận Đồ Bàn" (ký chung với Lữ Liên) là bài hát mà tác giả đặt mình vào địa vị một người dân Chăm- pa, có nội dung ai oán về sự kiện kinh đô Đồ Bàn của nước Chăm- pa bị binh lực Đại Việt dưới trướng vua Lê Thánh Tông phá hủy vào năm 1471. Đầu thập niên 1970, bài này từng bị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cấm biểu diễn công khai do ông tin rằng bài hát có "tác động siêu nhiên thâm hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền cộng hòa". Ca sĩ Chế Linh (người Chăm) hát bài này cũng nhân đó mà bị cấm biểu diễn công khai.

Năm 2006, những đóng góp có giá trị của nhạc sĩ Xuân Tiên - cùng với hai nhạc sĩ Thanh Sơn và Nguyễn Ánh 9 - đối với nền tân nhạc Việt Nam được vinh danh trong chương trình Paris By Night 83: Những khúc hát ân tình của Thúy Nga.



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2023-06-02, 04:38 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Hận đồ bàn

 Bài Hận đàn bồ này hồi giờ 5 tưởng tác giả là Chế Linh tự biên tự diễn chứ. Thì ra là của nhạc sĩ Xuân Tiên.

 RIP.
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • Lục Tuyết Kỳ
Reply
Mỗi khi có người nhắc đến Trương Quốc Vinh thì tôi ngậm ngùi nghe lại bài hát đầy nỗi tuyệt vọng của anh. 🥺



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • Mãi Yêu Thương
Reply
Dạo này mở Reel hay Tiktok lên là lại nghe một đoạn của bài này, bị nghe hoài ghiền luôn tìm nguyên bài nghe cho rồi.  Lol





Người từng nói bao câu hẹn ước, người để ta thêm sai lầm hơn
Người mang những tiếc nuối ân hận như thế này
Đến khi ta ôm bao trái ngang nay muốn quay đầu nhưng đã muộn
Than trách chi ta đã không là ta nữa rồi

Người từng nói bao nhiêu lời yêu, người từng buông bao câu biệt ly
Từng câu mỗi chữ lúc xưa người còn nhớ gì
Ký ức xưa luôn vây lấy ta khi khó quên rồi khi muốn lòng
Quên hết đi một tình yêu ta đã từng

Không buồn đâu không hận đâu không oán hờn không bận tâm
Bấy lâu nay quên mất đi, ta tưởng ta không đau nữa rồi
Thế nhưng ta luôn vấn vương lưu luyến phong tình như đã từng
Hi vọng chi yêu đương chi nữa trông mong làm chi

Không chờ đâu không đợi đâu không nhói lòng không mộng mơ
Cớ sao ta không muốn buông khi người không bên ta nữa rồi
Tiếc thương sao cay đắng sao nước mắt tuôn chảy bao tháng ngày
Sau biệt ly đêm đêm say giấc đêm đêm bình yên
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2023-06-13, 10:30 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạo này mở Reel hay Tiktok lên là lại nghe một đoạn của bài này, bị nghe hoài ghiền luôn tìm nguyên bài nghe cho rồi.  Lol





Người từng nói bao câu hẹn ước, người để ta thêm sai lầm hơn
Người mang những tiếc nuối ân hận như thế này
Đến khi ta ôm bao trái ngang nay muốn quay đầu nhưng đã muộn
Than trách chi ta đã không là ta nữa rồi

Người từng nói bao nhiêu lời yêu, người từng buông bao câu biệt ly
Từng câu mỗi chữ lúc xưa người còn nhớ gì
Ký ức xưa luôn vây lấy ta khi khó quên rồi khi muốn lò
Quên hết đi một tình yêu ta đã từng

Cậu này hát nhanh quá lời nghe không rõ. Nhạc Hoa lời Việt hả Kỳ?
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
(2023-06-13, 12:34 PM)LýMạcSầu Wrote: Cậu này hát nhanh quá lời nghe không rõ. Nhạc Hoa lời Việt hả Kỳ?

Dạ đúng là nhạc Hoa lời Việt đó chị, nhưng mà version original bằng tiếng Hoa nhạc chậm nghe okie thôi, em bị nghe cái điệp khúc của tiếng Việt trong Tiktok với FB riết mà ghiền luôn.  Lol

Bài original nè chị.  😄



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • LýMạcSầu
Reply