2020-12-23, 05:27 AM
Tháng 12 năm nay sao có nhiều mất mát quá
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83, tối 22/12 sau thời gian chữa tai biến mạch máu não tại Fountain Valley, California.
Người thân cho biết nhạc sĩ qua đời sau hai tuần nhập viện. Thời gian dài trước khi mất, nhạc sĩ liệt nửa người do biến chứng của tai biến, bệnh tim và các bệnh tuổi già.
Hồi tháng 11, ca sĩ Quang Thành còn trò chuyện với ông qua điện thoại nhân lễ Tạ Ơn ở Mỹ. Trong những cuộc trò chuyện cuối đời với Quang Thành, Lam Phương nói ước mong khi mất, ông có thể nằm cạnh mộ mẹ ở quê nhà Kiên Giang.
Lam Phương là tác giả âm nhạc tiêu biểu của Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975. Ông sáng tác khoảng 217 ca khúc, trong đó, đa số là tác phẩm bất hủ trong lòng người mộ điệu từ thập niên 1950 đến nay.
Hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời, ca sĩ Thanh Hà nói như "sét đánh ngang tai". Chị xem ông là một trong những người quan trọng nhất trong con đường ca hát của mình. Ngày đầu vào nghề, chị được cùng ông thực hiện album Tình đẹp như mơ, gồm 10 tình nhạc phẩm Lam Phương. Ông gò từng cách luyến láy của chị, giúp chị nhập tâm để hiểu tinh thần tác phẩm. Ông giới thiệu chị đến các trung tâm âm nhạc hải ngoại, từng bước đưa chị vào nghề. Những năm cuối đời, Lam Phương phải ngồi xe lăn, chị thường mua đồ ăn sang nhà mời ông. Sức khỏe yếu, ông bầu bạn với chiếc tivi, lấy âm nhạc làm nguồn sống. Thanh Hà nói: "Ông hiền hơn cả chữ 'hiền'. Tôi chưa từng thấy một nghệ sĩ nào mộc mạc hơn thế".
Phương Dung cho biết bà tiếc nuối khi làng nhạc mất đi một tác giả tài hoa. Danh ca nói: "Các thế hệ người yêu nhạc không ai không biết đến nhạc phẩm của anh. Anh là người hiền lành, sống lành mạnh, không kiêu ngạo, được rất nhiều người yêu mến".
Lam Phuonq tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ngày 20/3/1937 ở Kiên Giang, là con đầu trong gia đình năm người con. Cha nhạc sĩ là ông Lâm Đình Chất, người gốc Hoa, và thân mẫu là bà Trần Thị Nho, một thôn nữ nghèo. 10 tuổi, ông lên Sài Gòn học nhạc, may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và Lê Thương chỉ dẫn. Ông lấy bút danh Lam Phương để làm nhẹ đi hai chữ Lâm và Phùng trong họ tên, với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng".
Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết năm 15 tuổi. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền bạn bè để tự phát hành tác phẩm. Thành công với bài hát đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.
Năm 1955, Lam Phương tung loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. 1959 ông kết hôn với diễn viên kịch Túy Hồng. Bối cảnh sinh hoạt văn hóa Sài Gòn từ những năm 1960 hun đúc tài năng ông qua nhiều tình khúc. Từ đó, nhạc sĩ Lam Phương dần thoát kiếp nghèo của đời nhập cư, gia nhập vào làng nhạc, sân khấu kịch nghệ và tỏa sáng.
Năm 1975, ông theo gia đình sang Mỹ định cư. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện. Sau khi cuộc sống nơi đất khách dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ông và Túy Hồng có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông sang Pháp sinh sống cùng em gái. Đổ vỡ hôn nhân, chuyện buồn tình cảm, thăng trầm trong cuộc sống khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương...
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.
https://www.google.com/amp/s/amp.vnexpre...10708.html
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83, tối 22/12 sau thời gian chữa tai biến mạch máu não tại Fountain Valley, California.
Người thân cho biết nhạc sĩ qua đời sau hai tuần nhập viện. Thời gian dài trước khi mất, nhạc sĩ liệt nửa người do biến chứng của tai biến, bệnh tim và các bệnh tuổi già.
Hồi tháng 11, ca sĩ Quang Thành còn trò chuyện với ông qua điện thoại nhân lễ Tạ Ơn ở Mỹ. Trong những cuộc trò chuyện cuối đời với Quang Thành, Lam Phương nói ước mong khi mất, ông có thể nằm cạnh mộ mẹ ở quê nhà Kiên Giang.
Lam Phương là tác giả âm nhạc tiêu biểu của Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975. Ông sáng tác khoảng 217 ca khúc, trong đó, đa số là tác phẩm bất hủ trong lòng người mộ điệu từ thập niên 1950 đến nay.
Hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời, ca sĩ Thanh Hà nói như "sét đánh ngang tai". Chị xem ông là một trong những người quan trọng nhất trong con đường ca hát của mình. Ngày đầu vào nghề, chị được cùng ông thực hiện album Tình đẹp như mơ, gồm 10 tình nhạc phẩm Lam Phương. Ông gò từng cách luyến láy của chị, giúp chị nhập tâm để hiểu tinh thần tác phẩm. Ông giới thiệu chị đến các trung tâm âm nhạc hải ngoại, từng bước đưa chị vào nghề. Những năm cuối đời, Lam Phương phải ngồi xe lăn, chị thường mua đồ ăn sang nhà mời ông. Sức khỏe yếu, ông bầu bạn với chiếc tivi, lấy âm nhạc làm nguồn sống. Thanh Hà nói: "Ông hiền hơn cả chữ 'hiền'. Tôi chưa từng thấy một nghệ sĩ nào mộc mạc hơn thế".
Phương Dung cho biết bà tiếc nuối khi làng nhạc mất đi một tác giả tài hoa. Danh ca nói: "Các thế hệ người yêu nhạc không ai không biết đến nhạc phẩm của anh. Anh là người hiền lành, sống lành mạnh, không kiêu ngạo, được rất nhiều người yêu mến".
Lam Phuonq tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ngày 20/3/1937 ở Kiên Giang, là con đầu trong gia đình năm người con. Cha nhạc sĩ là ông Lâm Đình Chất, người gốc Hoa, và thân mẫu là bà Trần Thị Nho, một thôn nữ nghèo. 10 tuổi, ông lên Sài Gòn học nhạc, may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và Lê Thương chỉ dẫn. Ông lấy bút danh Lam Phương để làm nhẹ đi hai chữ Lâm và Phùng trong họ tên, với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng".
Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết năm 15 tuổi. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền bạn bè để tự phát hành tác phẩm. Thành công với bài hát đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.
Năm 1955, Lam Phương tung loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. 1959 ông kết hôn với diễn viên kịch Túy Hồng. Bối cảnh sinh hoạt văn hóa Sài Gòn từ những năm 1960 hun đúc tài năng ông qua nhiều tình khúc. Từ đó, nhạc sĩ Lam Phương dần thoát kiếp nghèo của đời nhập cư, gia nhập vào làng nhạc, sân khấu kịch nghệ và tỏa sáng.
Năm 1975, ông theo gia đình sang Mỹ định cư. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện. Sau khi cuộc sống nơi đất khách dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ông và Túy Hồng có cơ hội sống lại với nhạc kịch.
Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông sang Pháp sinh sống cùng em gái. Đổ vỡ hôn nhân, chuyện buồn tình cảm, thăng trầm trong cuộc sống khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương...
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.
https://www.google.com/amp/s/amp.vnexpre...10708.html
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!