Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Đông y dược thảo
DÒNG SỰ KIỆN >>Mùa báo cáo tài chính năm 2022Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022Báo chí trong cuộc chiến sống cònNghị quyết số 18 và sửa đổi Luật Đất đai năm 2013"Mùa đông crypto"Đằng sau "cơn sốt" App vay tiềnThí điểm tự chủ bệnh viện: Kỳ vọng và thực tếPutin, Châu Âu và "phương trình khí đốt"[ĐỌC CHẬM]Đằng sau "làn sóng" bác sĩ bỏ bệnh viện côngChuyển đổi số y tếĐiểm nhấn Kinh tế
SỨC KHỎE  Sức khỏe 24h  Khỏe đẹp  Thuốc và cuộc sống  Bảo hiểm y tế  Chuyện ngành Y
Hạt xoài không hề “vô dụng” như bạn nghĩ
Minh Thúy Thứ bảy, ngày 16/11/2019 - 17:00
minhthuy@viettimes.vn
VietTimes -- Trái xoài được mệnh danh là vua của các loại trái cây bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến cho sức khỏe. Khi ăn xoài, chúng ta thường có thói quen bỏ hạt. Tuy nhiên, trong hạt xoài chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất có lợi.  



Hạt xoài

Hạt xoài thường có màu trắng, kem, trên bề mặt có xơ và lông. Trong hạt xoài chứa dầu, protein, tro, chất xơ, carbohydrate, photpho, magiee, natri, canxi.

Dưới dây là 8 lợi ích tuyệt vời của hạt xoài.

1. Kiểm soát bệnh tiểu đường



Một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất ethanol trong hạt xoài có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu. Do đó, hạt xoài sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh này kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch



Theo nghiên cứu trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm, với  hoạt động chống oxy hóa polyphenol cao, hạt xoài có khả năng giảm đáng kể mức cholestrerol trong máu.

3. Kháng viêm



Theo Tạp chí Khoa học và Nghiên cứu Dược phẩm Quốc tế, hợp chất phenolic trong hạt xoài có thể kháng viêm hiệu quả đối với bệnh nhân mắc bệnh gout và các bệnh mãn tính, bệnh về đường tiêu hóa.

4. Giảm cân



Hạt xoài có khả năng cải thiện sự hấp thu glucose, lipit trong cơ thể giúp những người béo phì giảm cân hiệu quả.

5. Chống tiêu chảy


Từ lâu, y học cổ truyền của Ấn Độ đã sử dụng hạt xoài như một vị thuốc chống tiêu chảy. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dân tộc học Ấn Độ cho thấy, chiết xuất hạt xoài có các đặc tính làm ức chế sự phát triển của khuẩn tụ cầu vàng – nguyên nhân chính gây tiêu chảy.

6. Chống ung thư



Trong hạt xoài chứ nhiều chất chống oxy hóa, hợp chất có sẵn trong thực vật. Đáng chú ý, chiết xuất ethanol trong hạt xoài có tác dụng chống đông, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.

7. Làm đẹp da



Với mật độ chất chống oxy hóa cao, hạt xoài có tác dụng chăm sóc da, làm chậm quá trình lão hóa, giảm sẹo mụn, đốm đồi mồi và nếp nhăn, đặc biệt là khi sử dụng trên da ở dạng bột.

8. Giảm rụng tóc



Một trong những lợi ích sức khỏe tuyệt vời vó thể nhìn thấy của hạt xoài là thúc đẩy quá trình mọc tóc, giảm gàu, chậm bạc tóc. Bơ của hạt xoài được sử dụng để tăng cường các nang tóc và ngăn rụng tóc.

(Theo Boldsky)

Nghiên cứu mới: Chế độ ăn keto có thể chế ngự virus cúm
Bất ngờ với những lợi ích của quả ổi
Bạn có biết: Hoạt động nghệ thuật giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Chủ đề: Hạt xoài Ung thư
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply



Vỏ quả xoài rất bổ dưỡng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Mặc dù, nó có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó lại có mùi vị khó chịu, có thể được bảo quản bằng dư lượng thuốc trừ sâu và chứa các hợp chất có thể gây ra phản ứng dị ứng. Cho nên, bạn có thể ăn vỏ quả xoài, nhưng nó không cần thiết cho việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
1. Quả xoài là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng

Xoài là loại trái cây đáng làm ngạc nhiên. Chúng có một hạt dài ở giữa bao quanh là thịt xoài và lớp ngoài cùng là vỏ xoài. Lớp vỏ này có kết cấu dày và gần như dẻo nhưng khá chắc chắn, không dễ bị bóc như vỏ chuối hay vỏ cam.
Vỏ trái cây hoạt động như một lớp bảo vệ cho phần thịt mềm, mỏng ở bên trong. Mặc dù, lớp vỏ này thường bị loại bỏ, nhưng phần lớn các lớp vỏ này có thể ăn được. Bởi nó có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như chất xơvitamin và chất khoáng và các hợp chất thực vật mạnh mẽ khác.
Xoài là một loại trái cây phổ biến mà lớp vỏ thường bị loại bỏ và vứt đi trước khi ăn. Tuy nhiên, một số người cho rằng da xoài rất bổ dưỡng và nên được tiêu thụ thay vì bỏ đi. Vậy thực tế ăn vỏ quả xoài có tốt không?
2. Ăn vỏ quả xoài có tác dụng gì?

Các chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Xoài là một loại trái cây nhiệt đới nổi tiếng với vị ngọt và hàm lượng dinh dưỡng cao. Cho đến khi quả chín hoàn toàn, vỏ của quả xoài có màu xanh sẽ chuyển sang màu vàng, đỏ hoặc cam, tuỳ thuộc vào từng giống xoài.
Những lợi ích về dinh dưỡng của xoài được thiết lập tốt. Nó là loại quả có chứa nguồn chất xơ, vitamin A, C, E và B6 tuyệt vời cũng như các khoáng chất kali và đồng. Thêm vào đó, xoài cũng chứa các hợp chất thực vật có lợi ích khác nhau, bao gồm các chất chống oxy hóa polyphenol và carotene.
Giống như thịt của quả xoài, lớp vỏ của quả xoài rất bổ dưỡng. Một vài nghiên cứu cho thấy lớp vỏ quả xoài có chứa polyphenol, carotenoids, chất xơ, vitamin Cvitamin E và các hợp chất thực vật có lợi khác nhau. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng tìm thấy kết quả ở những người tiêu thụ chế độ ăn nhiều vitamin C, polyphenol và carotenoids sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn, một số bệnh ung thư và suy giảm nhận thức.

[Image: 20200711_160609_693546_voxoai2.max-1800x1800.jpg]
Vỏ xoài chứa một lượng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người dùng


Một nghiên cứu thực hiện trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ lớp vỏ quả xoài thể hiện các đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư mạnh hơn so với chiết xuất thịt xoài. Hơn nữa, vỏ của loại trái cây ngọt này có nhiều triterpen và triterpenoid. Đây là những hợp chất đã chứng minh có tác dụng tốt trong chống ung thư và chống đái tháo đường.
Hơn nữa, lớp vỏ quả xoài còn chứa nhiều chất xơ, rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa và điều hòa cơn đói. Trên thực tế, chất xơ chiếm tới 45 -78% tổng trọng lượng của vỏ xoài.
3. Những hạn chế tiềm ẩn khi ăn vỏ quả xoài
[color=rgba(51, 51, 51, 0.5)]Đọc tiếp[/color]
 10.6K
Bài viết hữu ích?

Chủ đề: Vitamin E Vitamin C vitamin A Chất xơ 
[Image: 63871038aa949f3b2914c1b0]
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
 
[url=https://ngoisao.vnexpress.net/chua-cam-lanh-giam-viem-bang-bai-thuoc-ngam-chan-ngai-cuu-4583510.html#box_comment][/url]


Thứ ba, 21/3/2023, 13:30 (GMT+7)

Chữa cảm lạnh, giảm viêm bằng bài thuốc ngâm chân ngải cứu

Ngâm chân bằng nước ngải cứu ấm giúp chữa chứng cảm lạnh, nấm da chân, viêm loét hay đau bụng kinh cho phụ nữ.

Ngoài thành phần chính là dầu dễ bay hơi, lá ngải cứu còn chứa tanin, flavonoid, rượu, polysacarit, nguyên tố vi lượng và các thành phần hữu cơ khác... Trong dân gian, cây ngải cứu được dùng trong những bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt ngâm chân nước ngải cứu ấm có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Chữa cảm lạnh
Lá ngải cứu có tác dụng trừ phong hàn, thường do cơ thể nhiễm lạnh, sức đề kháng kém. Đun nước lá ngải cứu ngâm chân hàng ngày không những có tác dụng phòng chống cảm lạnh mà còn cải thiện các triệu chứng lạnh tay chân, lạnh toàn thân. Ngải cứu có thể giúp thông 12 kinh lạc, điều hòa âm dương. Người có kinh mạch thông suốt thì khí huyết lưu thông, người khí huyết khỏe mạnh tự nhiên, cơ thể sẽ không bị lạnh.
Chữa bệnh nấm da chân

Ngải cứu có chức năng kháng khuẩn, kháng virus, chống dị ứng và tăng cường sức đề kháng. Dùng đúng mục đích và kiên trì có thể chữa khỏi bệnh nấm da chân.
Hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Ngải cứu có tác dụng làm ấm nội tạng, điều hòa kinh nguyệt. Phụ nữ dùng ngải cứu ngâm chân có tác dụng điều hòa khí huyết, kinh nguyệt, xua phong hàn.
Giảm viêm loét
Theo đông y, chứng loét miệng, viêm miệng, viêm tai giữa, viêm họng... do trong cơ thể bị quá nóng hoặc quá lạnh. Bạn có thể cần ngâm chân vào nước ngải cứu ấm để toàn thân toát mồ hôi nhẹ, sau đó uống một chút nước ấm. Hoặc ngâm chân nước ngải cứu hai ngày liền, bớt ăn đồ lạnh, chú ý nghỉ ngơi, những bệnh này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.
[Image: ngaicuu2A-6724-1679374932.jpg?w=460&h=0&...T0EMdqu9aA]

Cây ngải cứu được xem là bài thuốc dân gian, có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
[size=undefined]
Ngâm chân với ngải cứu vào lúc nào tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để ngâm chân lá ngải cứu là buổi tối, trước khi đi ngủ. Khi chân và cơ thể ấm lên, bạn sẽ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn, quá trình tuần hoàn máu cũng được thúc đẩy. Ngoài ra, thời gian ngâm cần duy trì khoảng 20 phút mỗi lần, nếu thời gian ngâm quá ngắn sẽ không phát huy hết tác dụng của lá ngải cứu.
Lưu ý về ngải cứu
1. Trước khi ngâm chân với nước lá ngải cứu, nên uống một chút nước chè hoặc ăn nhẹ để làm ấm bụng.
2. Trong quá trình ngâm chân nếu thấy chóng mặt thì nên dừng lại và ăn một ít tôm khô để bổ sung năng lượng.[/size]



[size=undefined]https://ngoisao.vnexpress.net/chua-cam-lanh-giam-viem-bang-bai-thuoc-ngam-chan-ngai-cuu-4583510.html[/size]


Hướng Dương (Theo Sohu
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply

4 loại trái cây không chỉ “phá” nội tạng mà còn chứa “chất kích hoạt” tế bào ung thư

Mọi người nên lưu ý khi ăn những loại quả này vì chúng có thể chứa chất gây hại cho nội tạng và tăng khả năng gây ung thư cho cơ thể.

Trái cây là không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất khác, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng có những loại trái cây lại mang theo mầm mống gây nên bệnh ung thư. Dưới đây là 4 loại trái cây như thế, mọi người nên lưu ý khi tiêu thụ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình:
1. Táo gai
[Image: photo-4-1680103477097760063507.png]


Táo gai còn được gọi là quả sơn trà, là loại trái cây có vị chua, ngọt nhẹ và thành phần dinh dưỡng dồi dào. Loại quả này được xem là 1 nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người.
Ăn táo gai thường xuyên không chỉ có lợi cho tiêu hóa mà còn có tác dụng hạ huyết áp, tiêu mỡ. Tuy nhiên, loại quả này chứa nhiều pectin và axit tannic, nếu ăn quá nhiều không chỉ kích thích viêm loét đường tiêu hóa mà còn hình thành sỏi, gây tắc nghẽn đường ruột, thủng dạ dày. Đặc biệt ăn khi đói thì triệu chứng càng tồi tệ hơn.
2. Trái hồng
Hồng là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu sắt có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất máu tươi trong cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu, trong quả hồng có một số chất có tính axit có tác dụng tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong máu.
Ngoài ra, hồng còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp kéo dài chu kỳ sống của tế bào và trì hoãn sự lão hóa của cơ thể.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



[Image: photo-3-16801034739771186147288.png]

Tuy nhiên, tanin và pectin có trong loại quả này là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn lúc đói dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, nặng thì có thể dẫn đến tắc ruột.
Hơn nữa, giới hạn độ chín của quả hồng rất khó phân biệt, quả hồng chưa chín có chứa một thành phần độc hại là solanin, khi ăn vào sẽ dễ làm tăng áp lực cho thận và gan. Vì vậy, chỉ nên ăn hồng vào lúc no và chỉ nên ăn trái chín - không ăn trái xanh.
3. Chuối chín ép
Chuối chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ngừa táo bón, và là một trong những lựa chọn đầu tiên để giảm cân. Tuy nhiên, chuối không phải là loại quả dễ bảo quản. Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng chuối mua về không kịp ăn chuyển sang màu đen.
[Image: photo-2-1680103471751854095151.png]


Hơn nữa, đây cũng là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất để kích chín. Chất bảo quản có thể chứa formaldehyde để trái chín đều, tươi lâu nhưng nếu ăn vào cơ thể thì rất nguy hiểm, có thể gây ung thư.
Nếu chuối bạn mua thấy có màu sắc khác lạ thì không nên ăn nhiều dẫn đến hình thành các tế bào ung thư.
4. Trái cau
[Image: photo-1-1680103467020127462008.png]

Ăn trầu cau là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Cau rất giàu ancaloit có tác dụng thúc đẩy hoạt động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Catechin và choline có trong cau có thể kích thích hoạt động thần kinh của não một cách hiệu quả và đạt được tinh thần sảng khoái.
Tuy nhiên, cau là loại quả tương đối cứng, nếu nhai lâu sẽ gây tổn thương lớn đến niêm mạc miệng do cọ xát trong lúc nhai.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1676425759543-16764257596101479752101.jpg]
    3 loại trái cây phụ nữ cần tránh càng xa càng tốt khi đang trong kỳ kinh nguyệt
  • [Image: photo1676164940194-16761649408651574427299.jpg]
    Có 5 loại trái cây làm tiêu mỡ bụng tự nhiên, giúp đẹp da và phòng nhiều bệnh nguy hiểm
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra khi ăn trầu, trong trầu có một lượng lớn nitrit, có thể dẫn đến ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một cách rõ rệt mối liên hệ giữa ăn trầu và ung thư niêm mạc miệng. Các chuyên gia ghi nhận rằng tất cả các trường hợp ung thư miệng đều xảy ra ở người có thói quen ăn trầu kèm theo có hút thuốc lá. Do đó, mọi người cũng nên hạn chế ăn loại quả này.[/size]
[/size]

(
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
4 loại rau nhiều canxi hơn trứng, sữa mà giàu dinh dưỡng hơn cả thịt cá, rẻ như cho bán đầy ngoài chợ
  09:19, Thứ tư 05/04/2023




( PHUNUTODAY ) - Những loại rau dưới đây rất tốt cho sức khỏe con người, đi chợ nhìn thấy bạn hãy mua về dừng dại bỏ qua nhé.


Đậu rồng


Pause
Unmute
Loaded: 10.91%


Close Player[Image: ub.svg]

[Image: rau-nhieu-canxi-1-1712.jpg]


Trong họ đậu, đậu rồng là loại đậu có lượng canxi nhiều nhất trong thành phần, rất có lợi trong phòng chống loãng xương. Nó còn được biết đến với tên gọi khác là đậu khế, đậu vuông.

Theo kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit. Thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin... Do đó, đậu rồng được FAO xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.



Cây đậu rồng có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Hạt giống đậu rồng cần nược ngâm ủ cho nứt nanh trước khi đem gieo. Sau đó tiến hành gieo hạt đậu rồng theo hàng gieo một hốc 2 - 3 hạt với khoảng cách mỗi hốc cách nhau 20 - 25cm, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hạt và rải rơm rạ phủ lên luống để giữ ẩm cho hạt nảy mầm.

Sau khi gieo đậu cần phải tưới đều đặn, đảm bảo đất đủ độ ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm. Khoảng 7 - 10 ngày sau gieo cây đậu rồng sẽ mọc cây con cao từ 7 - 10cm, lúc này tỉa bỏ những cây con còi cọc, giữ lại những cây con khỏe và xanh tốt.



 Cải xoăn

[Image: rau-nhieu-canxi-2-1712.jpg]




Theo nghiên cứu công bố, cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa. Ngoài ra, giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K, là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương. Một chén rau cải này cung cấp một lượng canxi tương đương với một cốc sữa, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Đáng nói là, cải xoăn kale hầu như không cần chăm sóc vì đây là một trong những loại rau khỏe nhất, kháng bệnh tốt nhất trong tất cả các loại rau. Bạn chỉ cần gieo hạt giống rau cải xoăn ở độ sâu 5mm, phủ lớp đất tơi xốp. Tưới nước phun sương giữ ẩm cho tới khi hạt nảy mầm (không tưới quá mạnh bật hạt lên trên). Với nhiệt độ và điều kiện lý tưởng thì 5 - 7 hôm hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.



Nếu cấy cải xoăn ra ngoài vườn, cải xoăn kale nên được trồng cách nhau giữa các cây 20 - 25cm , hàng cách hàng 60 - 70cm. Khi cây được 3 lá thì tiến hành đánh ra trồng, tạo một lỗ cho cây cải xoăn vào nhẹ nhàng vun đất xung quanh, ấn tay nhẹ rồi tưới nước.

Rau diếp 

Rau diếp rất giàu canxi, canxi trong rau diếp sẽ giúp cơ thể phát triển và duy trì xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, trong rau diếp còn giàu vitamin A, các vitamin nhóm B và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lão hóa, có lợi cho tim mạch, rất phù hợp với phụ nữ muốn làm đẹp từ tự nhiên. Đồng thời, rau diếp còn gàu canxi giúp cho hệ thống xương của bạn thêm phần chắc khỏe dẻo dai càng ăn càng khỏe mạnh hơn người.

Cần tây

[Image: rau-nhieu-canxi-3-1713.jpg]

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Ngoài ra, cần tây còn là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê, rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh.

Trong rau cần tây có chứa nhiều vitamin C, flavonoid và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy loại rau này cũng cấp ít nhất 12 chất chống oxy hóa bổ sung chỉ với một thân cây. Ngoài ra, nó cũng là một nguồn cung cấp các hợp chất thực vật lành mạnh, có tác dụng giảm viêm hiệu quả trong đường tiêu hoá, tế bào, mạch máu cùng các cơ quan khác của cơ thể.



Trồng rau cần tây rất dễ sống nên bạn có thể tận dụng bao nilon, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn



https://phunutoday.vn/4-loai-rau-nhieu-canxi-hon-trung-sua-ma-giau-dinh-duong-hon-ca-thit-ca-re-nhu-cho-ban-day-ngoai-cho-d360641.html
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
[size=undefined]
Đây là một loại thực phẩm có giá rẻ và dễ dàng mua, chế biến nhưng rất lợi hại trong việc ngăn ngừa ung thư.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh đã chỉ ra rằng ăn những người ăn nhiều thực phẩm có vị cay như ớt hơn 1 lần 1 tuần có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh hô hấp và bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng TH Chan của Harvard, Đại học Oxford và Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cùng nhau thực hiện một nghiên cứu kéo dài 8 năm. Họ đã xem xét dữ liệu từ 485.000 người, tuổi 30-79 ở Trung Quốc không có tiền sử bị ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người ăn đồ cay 1-2 lần/ngày ít có khả năng tử vong hơn 14% do với người không ăn cay.
Trong những người tham gia nghiên cứu, có 30% ăn đồ cay mỗi ngày, sau thời gian theo dõi trung bình là 10,1 năm, người ta thấy rằng so với những người không bao giờ ăn hoặc ít ăn đồ cay: Người ăn cay hàng tháng giảm 12% nguy cơ ung thư thực quản, ăn 1-2 ngày/tuần giảm 14%, ăn 3-5 ngày/tuần giảm 16% và con số này ở người ăn cay 6-7 ngày/tuần là 19%.
[Image: photo-2-1680924029035499191500.png]


Ăn cay thực sự có thể giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt ở những người không hút thuốc, sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, ăn đồ cay cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Nhưng gia vị cay không có tác dụng chống ung thư đường tiêu hóa.


Nghiên cứu này cũng chỉ ra những lợi ích khác của việc ăn cay, bao gồm: Kích thích thèm ăn, thúc đẩy lưu thông máu, chống lại cái lạnh, bảo vệ da, ngăn ngừa sỏi mật, giảm đau khớp, giảm đau tại chỗ, khử trùng,...
Con người vốn có lịch sử ăn cay từ lâu. Theo ghi chép, ớt là một loại thực phẩm bổ sung quan trọng của người Ấn Độ cổ đại. Vào khoảng năm 2000 TCN, người da đỏ địa phương ở Peru đã bắt đầu trồng ớt và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đến ngày nay, lợi ích bất ngờ của việc ăn ớt mới được các chuyên gia kiểm chứng. Ăn cay không chỉ nói đến ớt mà còn nhắc các loại thực phẩm bao gồm gừng, hành, tỏi,... có tính "hăng" trong y học phương Đông.
Theo nghiên cứu sơ bộ khác được trình bày tại Phiên khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2020, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn ớt có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và điều chỉnh lượng đường trong máu nhờ capsaicin, chất mang lại cho ớt vị cay từ nhẹ đến đậm đặc trưng khi ăn.
Để phân tích tác động của ớt đối với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 4.729 nghiên cứu từ 5 cơ sở dữ liệu sức khỏe toàn cầu hàng đầu (Ovid, Cochrane, Medline, Embase và Scopus). Họ phân tích dữ liệu để thực hiện 4 nghiên cứu lớn về kết quả sức khỏe cho những người tham gia tương ứng với mức tiêu thụ ớt.

Bên cạnh đó, họ thu thập hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 570.000 cá nhân ở Mỹ, Ý, Trung Quốc và Iran, sử dụng chúng để so sánh kết quả của những người ăn ớt với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt.
[Image: photo-1-168092401868993889066.jpeg]

Theo đó, so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt, phân tích cho thấy những người ăn ớt giảm tương đối 26% tỷ lệ tử vong do tim mạch, giảm tương đối 23% tỷ lệ tử vong do ung thư và giảm tương đối 25% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
TIN LIÊN QUAN
[/size]
  • [Image: photo1680916766521-16809167666482077301832.jpeg]
    Rau cần vào mùa: Tốt cho sức khỏe nhưng cần cẩn thận một điều"
[size=undefined][size=undefined]
"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng trong các nghiên cứu, việc tiêu thụ ớt thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch và do ung thư. Điều này nhấn mạnh rằng các yếu tố chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể”, tác giả Bo Xu, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim, Mạch máu & Lồng ngực của Phòng khám Cleveland ở Ohio, Mỹ.[/size][/size]
Theo The Week, Aboluowang



  • Rau cần vào mùa: Tốt cho sức khỏe nhưng cần cẩn thận một điều
    Châu AnhTheo Phụ nữ Việt Namchưa đến 1 phút trước
    [Image: photo1680916766521-16809167666482077301832.jpeg]Rau cần nước hay còn gọi là rau cần ta, cần nước, hương cần, cần ống phát triển chủ yếu từ tháng 4 tới tháng 6 và được biết đến là nguyên liệu của nhiều món ăn với tác dụng tốt cho sức khỏe.
    Rau cần nước có tên khoa học là Oenanthe javanica thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) rất dễ trồng dưới nước với rễ mọc quanh các mấu thân. Cây mọc thẳng, lá mọc so le và cuống lá dài từ 3 - 8 cm dạng ôm khít thân.
    1. Lợi ích của rau cần nước đối với sức khỏe
    Theo Y học hiện đại qua nghiên cứu dược lý thì thì rau cần nước có chứa các thành phần: isorhamnetin, glucosid, quercitrin, α – tocopherol, axit chlorogenic, axit gallic, hyperin, protein, carbohydrat, chất khoáng vi lượng, magie, canxi, kali, natri. Falcarinol ở rễ và thân cây. Quả cây rau cần ta chứa khoảng 1.5% tinh dầu, chủ yếu là myristicin và phenlandren,... nên được đánh giá có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.
    Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học về rau cần nước vẫn còn các mâu thuẫn và chưa có kết luận chính thức. Vì thế cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn với các bằng chứng về dữ liệu trên người quy mô lớn để có thể biết được chính xác tác dụng của rau cần ta với sức khỏe là gì, ở mức độ nào.
    Dưới đây là tổng hợp một số lợi ích của rau cần nước, lưu ý nếu bạn đang có các bệnh lý, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị trước khi ăn, để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều, lạm dụng gây phản tác dụng. Các tác dụng này mang tính chất hỗ trợ, không sử dụng để thay thế cho các biện pháp chữa bệnh.
    - Giải độc cơ thể
    Hàm lượng albumin có trong rau cần ta có tác dụng giúp giải độc và thanh lọc cơ thể hiệu quả. Điều này cũng góp phần giảm mụn nhọt. Tuy nhiên do sống ở dưới nước nên việc ép nước từ rau cần ta để uống trực tiếp cần phải trải qua quá trình làm sạch thật cẩn thận để không nhiễm các ấu trùng giun nguy hiểm cho sức khỏe.
    [Image: photo-4-1680916681975672377747.jpeg]
    Rau cần nước có tên khoa học là Oenanthe javanica thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) rất dễ trồng dưới nước với rễ mọc quanh các mấu thân (Ảnh: ST)


    - Hỗ trợ giảm cân
    Vốn bản chất là một loại rau nên rau cần giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột nên hỗ trợ giảm cân và giảm lượng mỡ thừa. Nếu đang giảm cân, bạn có thể thêm rau cần ta vào chế độ ăn hàng ngày.
    - Giúp hạ đường huyết
    Với người bị đái tháo đường thì rau cần nước có tác dụng thúc đẩy giải phóng insulin - một loại hormone vô cùng quan trọng ở người tiểu đường - ở các tế bào B đảo tụy langerhans từ đó giúp hạ đường máu.
    - Kháng viêm
    Nhờ Isohamnetin trong rau cần ta mà loại rau này có tác dụng hỗ trợ ức chế giải phóng các loại chất gây viêm dẫn tới bệnh tật cho cơ thể.
    [Image: photo-3-16809166785631048777912.jpg]
    Nhờ Isohamnetin trong rau cần ta mà loại rau này có tác dụng hỗ trợ ức chế giải phóng các loại chất gây viêm dẫn tới bệnh tật cho cơ thể (Ảnh: ST)

    - Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
    Rau cần nước chứa flavonoid. Flavonoid đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho tế bào, chống lại sự oxy hóa của các tế bào trong cơ thể và cải thiện độ nhạy của insulin. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2020 trên The American Journal of Clinical Nutrition cho thấy rằng flavonoid có khả năng làm giảm tỷ lệ phát triển bệnh Alzheimer.
    Đối với rau cần nước thì cơ chế này được chứng minh thông qua cơ chế thúc đẩy sự tăng sinh tế bào lympho T một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể.
    - Giảm ho
    Hoạt chất p – pinen có trong rau cần ta có công dụng long đờm, giảm ho, kháng nấm và kháng viêm. Ngoài ra, hoạt chất myrcen còn có công dụng giảm các tình trạng ho có đờm.
    - Chống viêm gan B
    Đã có một số nghiên cứu trên chuột chứng minh hoạt chất dẫn phenol trong rau cần nước có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tổn thương do virus viêm gan, gan nhiễm mỡ không do rượu hay tổn thương gan cấp gây ra.
    Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để kết luận xem rau cần nước có giúp ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B ở người hay không và nếu có thì nồng độ cần là bao nhiêu.

    [Image: photo-2-1680916675123981023462.jpg]
    Một số nghiên cứu trên chuột chứng minh hoạt chất dẫn phenol có trong rau cần nước có tác dụng bảo vệ gan (Ảnh: ST)

    - Hạ huyết áp
    Là loại rau xanh giàu chất xơ, ít cholesterol, ít béo, ít đường nên rau cần nước thích hợp với người bị cao huyết áp. Có thể thêm vào chế độ ăn 2 - 3 lần/tuần.
    - Chống thiếu máu
    Nhờ hàm lượng sắt và phốt pho mà rau cần nước có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả. Dựa vào đó cũng có thể giúp tình trạng thiếu máu được cải thiện. Bạn có thể kết hợp rau cần nước với các loại thịt giàu chất dinh dưỡng khác như thịt lợn, thịt bò,...
    2. Bài thuốc chữa bệnh từ rau cần ta
    Theo Đông Y thì rau cần ta có vị ngọt, cay nhẹ và tính mát; hầu hết các bộ phận của cây như thân, lá, hoa và rễ đều có giá trị ứng dụng trong y học cổ truyền. có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu, thường được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.
    [Image: photo-1-1680916670611695821362.jpg]

    3. Lưu ý khi sử dụng rau cần nước
    - Dù sử dụng để nấu ăn hay sắc thuốc đều cần rửa rau sạch sẽ qua nhiều lần nước và các loại máy rửa chuyên dụng. Do môi trường sống của rau cần ta là ở nước ao, hồ, sông, suối nên dễ bị nhiễm các ấu trùng giun sán. Có thể nhúng qua nước sôi, đem rửa lại rồi mới nấu ăn
    - Không sử dụng rau cần ta nếu bạn bị nhiễm giun sán, bệnh vảy nến hay bị huyết áp thấp
    - Tác dụng hỗ trợ chữa bệnh ở mỗi cơ địa khác nhau sẽ khác nhau. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.


    [img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Thức uống từ rau được người Nhật yêu thích mùa hè có tác dụng "trẻ hóa, hồi sinh"


    TheoPhụ nữ Việt Nam Copy link

Be Vegan, make peace.
Reply
  • [b]0Chia sẻ[/b]Sao chép link
  • Thức uống từ rau được người Nhật yêu thích mùa hè có tác dụng "trẻ hóa, hồi sinh"
    Đậu ĐậuTheo Phụ Nữ Việt Nam8 giờ trước
    [Image: photo1680886267452-16808862676331107255450.png]Người Nhật có nhiều cách khác nhau để tận hưởng một mùa hè lành mạnh, thức uống shiso - hay còn gọi là nước tía tô là một trong số đó.
    Thức uống người Nhật yêu thích mỗi mùa hè vì có tác dụng "trẻ hóa, hồi sinh"
    Trong kho tàng các thức uống giải nhiệt mùa hè, người Nhật đặc biệt dành nhiều tình cảm cho nước shiso. Điều này là do màu hồng siêu đẹp và hương vị tươi mát của nó.
    Shiso chính là lá tía tô. Người Nhật gọi lá tía tô là "lá hồi sinh", do đó thức uống của loại lá này cũng được họ hi vọng mang lại nhiều công dụng về sức khỏe. Nước shiso có tác dụng giải nhiệt, giải khát rất tốt vào mùa hè, phụ nữ Nhật uống nước tía tô với mong muốn có thể chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn.
    [Image: photo-3-16808861670642063111110.jpeg]


    Thực tế, lá tía tô là loại nguyên liệu rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tía tô cũng có nhiều giá trị trong việc chữa bệnh trong Đông y. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ): Tía tô vị cay, tính ấm, vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
    Những công dụng sức khỏe khi uống nước lá tía tô:
    - Giúp giảm cân: Nước tía tô còn được sử dụng trong việc giảm cân. Axit rosmarinic chứa trong loại thảo mộc này ngăn chặn quá trình hấp thụ đường và chất béo.
    - Tránh tăng lượng đường trong máu: Người Nhật cho rằng nước tía tô rất tốt do chúng có chứa axit rosmarinic và axid chlorogenic. Có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng của lượng đường trong máu, giảm sự hấp thụ của đường cũng như chất béo. Đồng thời làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đái tháo đường.
    - Chống viêm: Nước lá tía tô giúp cải thiện lưu thông máu và bảo vệ cơ thể khỏi sự sưng tấy. Ngoài ra, axit rosmarinic trong lá tía tô giúp điều trị ngộ độc thực phẩm và thích hợp để kiểm soát bệnh hen suyễn và viêm khớp.
    [Image: photo-2-16808861614031921738512.jpg]

    - Làm giảm nguy cơ đột quỵ: Lá tía tô chứa axit béo omega-3 giúp xây dựng tế bào não và bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ và bệnh tim mạch.
    - Trẻ hóa làn da: Tía tô có đặc tính chống oxy hóa và hàm lượng Vitamin K, A và C cao. Những đặc tính này giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào cơ thể do các gốc tự do gây ra. Chúng cũng thích hợp để giữ cho làn da trong trẻo và tươi trẻ ngay cả khi có tuổi.
    - Tốt cho sức khỏe răng miệng: Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.
    Những nhóm người tốt nhất không nên uống nước lá tía tô
    - Bà bầu

    Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ, đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.
    - Đang bị cảm nóng
    Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
    [Image: photo-1-16808861542791721056968.jpg]

    - Người bị dị ứng với lá tía tô
    Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần.
    Lưu ý: Nước tía tô tốt nhưng không nên uống thay nước lọc, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống. Nước tía tô tốt nhất nên uống nguyên chất không nên pha thêm đường hay mật ong, có thể vắt một vài giọt chanh, quất để tăng mùi thơm cho thức uống này.


    [img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]BS tim mạch tiết lộ 2 loại thực phẩm đặc biệt cần tránh hoặc hạn chế ăn để phòng ngừa bệnh tim


    TheoPhụ Nữ Việt Nam Copy link

    [b]1Chia sẻ[/b]Sao chép link
  • Những cấm kỵ khi ăn rau muống, phạm phải dễ "rước họa vào thân"
    THANH HUYỀN (TỔNG HỢP)Theo Tiền Phong11 giờ trước
    [Image: photo1680876434983-1680876435157387030169.jpg]Khi ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều dưới đây để tránh rước bệnh vào người.
    [Image: photo-2-1680876395513634409100.jpg]


    Những người không nên ăn rau muống
    Người có vết thương hở
    Các chuyên gia lý giải, việc ăn rau muống lúc này sẽ kích thích tế bào gây sẹo lồi, làm xấu da sau khi lành. Bên cạnh đó, rau muống còn khiến lớp da mới mọc lên bị ngứa nhiều hơn. Do đó, bạn chỉ nên ăn rau muống khi vết thương trên da đã lành lặn hoàn toàn
    Người đang uống thuốc
    Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
    Người mắc bệnh viêm khớp
    Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
    Người hệ tiêu hóa yếu
    Hãy nhớ, ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
    [Image: photo-1-1680876375721276099120.jpg]

    Lưu ý khi chế biến rau muống
    Nên luộc rau chín kỹ
    Bạn có biết rằng, rau muống thường bám rất nhiều bùn đất, ký sinh trùng hoặc giun sán và thậm chí còn sót lại cả thuốc trừ sâu nên nếu không rửa sạch và luộc kỹ thì chẳng khác nào bạn đang rước bệnh vào cơ thể. Khi luộc rau, cần đợi nước sôi hoàn toàn rồi mới thả rau vào luộc.

    Hãy nhớ, nếu luộc không kỹ mà rau còn sượng thì chắc chắn các loại ký sinh trùng sẽ chưa chết mà đi vào cơ thể dễ gây ra những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu…
    Không ăn rau muống trái mùa
    Nhìn chung, ăn rau gì trái mùa cũng không thực sự tốt. Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp, do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
    Các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
    Không ăn cùng thực phẩm nhiều canxi
    Không nên ăn rau muống với thức ăn có nhiều canxi như tôm, sữa… vì có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể đối với những thức ăn giàu canxi, thậm chí gây nôn mửa, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác.
    Không ăn cùng với sữa
    Bạn không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với rau muống. Bởi sữa có chứa hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.


    [img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi và lưu ý của chuyên gia để tiêu thụ loại rau này an toàn


    TheoTiền Phong Copy link

    [b]0Chia sẻ[/b]Sao cahép link
Be Vegan, make peace.
Reply
Loại rau từng bị coi là cỏ dại ở Việt Nam, nhưng trên thế giới là vị thuốc quý
VÂN ANH (TỔNG HỢP) 11 ngày trước



Nghe đọc bài
3:06

1x


Nữ miền Bắc


Từng bị coi là cỏ dại ở Việt Nam nhưng trên thế giới rau càng cua lại là vị thuốc quý, vậy rau càng cua ăn có tốt không?

Rau càng cua là loại rau mọc dại, phổ biến ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Từng có thời gian ở Việt Nam rau càng cua bị coi là cỏ dại, nhưng trên thế giới loại rau này lại là vị thuốc quý. Vậy rau càng cua ăn có tốt không?
Rau càng cua ăn có tốt không?
Rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình khác nhau, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… những nơi có độ ẩm. Nhiều người từng coi loại rau này là cỏ dại, mọc hoang nên chỉ lấy làm thức ăn cho gia súc mà không biết rằng rau càng cua không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng.
Nhiều nước trên thế giới còn xem rau càng cua là “thần dược” trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc.
[Image: photo-1-1680061165952456671179.jpg]
Rau càng cua từng bị coi là cỏ dại ở Việt Nam, trên thế giới là vị thuốc quý.

Ngày nay, một số nơi bán loại rau này còn đắt hơn cả thịt, có nơi bán 70-80 nghìn đồng/kg, trong khi có nơi bán tới hơn một trăm nghìn/kg.
Rau càng cua tên khoa học là Peperomia pellucida Kunth thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Rau càng cua chứa không ít dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt, rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Trong rau còn có kali, magiê tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, tăng huyết áp...
Theo Đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ. Loại rau này thường được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, viêm ruột thừa, tiêu hóa kém,...

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, đau nhức xương khớp,... Vì rau càng cua có tính giải nhiệt, vị lại hơi chua, mọng nước nên có tác dụng giải khát cũng rất tốt.
Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại trên thế giới, rau càng cua có một số công dụng như:
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Nước ép chiết xuất từ thân và lá tươi của rau càng cua được sử dụng dưới dạng thuốc sắc có thể uống vào sáng sớm và tối sẽ giúp cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Rau càng cua chứa một lượng lớn Peperomin E, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Hỗ trợ cải thiện gãy xương

Với hàm lượng khoáng chất chứa trong rau càng cua, khi quấn quanh xương bị gãy sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành xương, giúp xương gãy mau lành hơn.
Chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Đây là lợi ích sức khỏe mạnh mẽ của rau càng cua. Nhiều nghiên cứu đánh giá chiết xuất từ rau càng cua và kết quả đã cho thấy hoạt động thu dọn gốc tự do mạnh nhất. Do đó, loại rau này là một nguồn tự nhiên tốt cho liệu pháp chống oxy hóa.
Chống viêm
Rau càng cua là một vị thuốc truyền thống dùng trong điều trị sốt, ho, cảm lạnh, đau đầu và viêm khớp. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ loại rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có sự hiện diện của chất prostaglandin tổng hợp. Một nghiên cứu khác trên thỏ cho thấy rau càng cua còn có tác dụng hạ sốt tương đương với thuốc aspirin.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1680018555771-16800185558981080930774.jpeg]
    Những bộ phận "bẩn" nhất của lợn, ăn càng ít càng tốt kẻo "rước độc vào người"
  • [Image: photo1679976448287-1679976448379376619197.png]
    1/3 trẻ em ở Anh bị bệnh răng miệng do thói quen đánh răng sai, cách làm đúng lại là việc người Việt làm mỗi ngày
[size=undefined]
Giảm Cholesterol
Uống nước rau càng cua sẽ giúp giảm mức cholesterol, từ đó giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho băn khoăn "Rau càng cua ăn có tốt không?" rồi chứ.[/size]

[size=undefined]https://m.kenh14.vn/loai-rau-tung-bi-coi-la-co-dai-o-viet-nam-nhung-tren-the-gioi-la-vi-thuoc-quy-20230329104334811.chn[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply

Thức uống được Đông y gọi là "thang thuốc phục mạch", uống vào mùa hè vừa khỏe gan, tốt cho thận lại đẹp da
ĐẬU ĐẬU 11 ngày trước



Nghe đọc bài
3:51

1x


Nữ miền Bắc


Thức uống mùa hè có thể giúp bạn vượt qua cái nóng oi ả trong nháy mắt đó là nước mía.

Mùa hè đang đến kéo theo cái nóng vô cùng khó chịu, thậm chí còn gây say nắng, mất nước, sốc nhiệt.... Nhưng có một thức uống mùa hè có thể giúp bạn vượt qua cái nóng oi ả trong nháy mắt đó là nước mía.
Trong Đông y, mía còn được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch” - nghĩa là thuốc trị thiếu máu, có vị ngọt tính hàn. Mía đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt.
[Image: photo-3-16800524774891416486983.png]


Về khía cạnh của khoa học hiện đại, dinh dưỡng trong mía có thể đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe:
- Chống lại bệnh ung thư
Mía chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng rất mạnh đối với cơ thể. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa thực vật, flavonoid có trong nước mía đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự sản sinh và lây lan của các tế bào ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy nước trái cây này đặc biệt hiệu quả trong việc kiềm chế sự khởi phát và lây lan của ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
- Đánh bại tình trạng mất nước
Cái nóng mùa hè và độ ẩm cao khiến cơ thể rất dễ bị mất nước. Nhưng nước mía chắc chắn có thể ngăn chặn tác hại của mùa hè. Loại nước này có chứa hàm lượng canxi, magiê, kali, sắt và mangan cao. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò là thức uống hoàn hảo để bổ sung nước và chất điện giải bị mất. Giúp thận của bạn hoạt động tốt hơn và đánh bại nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Tốt cho thận
Nước mía chứa một lượng lớn protein nên rất phù hợp để giúp thận hoạt động tối ưu. Hơn nữa, nó có tính kiềm trong tự nhiên và là tác nhân kháng sinh hoàn hảo. Ngoài ra, khi được pha loãng (pha loãng với nước hoặc nước dừa), nó hoạt động hoàn hảo để giảm đau và cảm giác nóng rát mà hầu hết mọi người gặp phải khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



[Image: photo-2-16800524713401864197772.jpg]

- Nước mía có chứa một chất chống oxy hóa mạnh
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Thực phẩm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hợp chất có trong nước mía không chỉ có khả năng loại bỏ các gốc tự do mà còn làm giảm quá trình sản xuất phức hợp sắt và ức chế quá trình peroxy hóa lipid, tất cả các quá trình dẫn đến đến sự suy thoái của cơ thể và các cơ quan của nó.
- Giữ cho gan của bạn khỏe mạnh
Mía được biết là giúp kiểm soát mức độ bilirubin, đây là một trong những lý do mà loại nước ép này được sử dụng ở Ayurveda để điều trị các tình trạng như vàng da. Nhưng ngoài ra, mía còn có tác dụng bảo vệ gan. Theo Tạp chí Thực phẩm Chức năng Châu Á nước mía thực sự giúp bảo vệ gan khỏi bị hư hại và hoạt động như một chất giảm nhẹ cho gan bị tổn thương
- Làm đẹp da
Chứa nhiều hợp chất gọi là axit alphahydroxy và axit glycolic, mía là thần dược cho làn da. Nó không chỉ giúp giảm mụn trứng cá mà còn ngăn ngừa lão hóa và giữ cho làn da của bạn luôn căng mọng.

- Giúp chống hôi miệng và các bệnh nhiễm trùng thông thường khác
Do hàm lượng khoáng chất cao, kali và tính chất kiềm, mía tạo nên một chất kháng khuẩn rất hiệu quả. Các khoáng chất có trong mía giữ cho răng khỏe mạnh và ngăn ngừa sâu răng do nhiễm trùng.
Nước mía rất tốt nhưng những người sau đây không nên dùng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), mía là thức uống có vị ngọt cao nên không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là một số nhóm người dưới đây:
- Bệnh nhân tiểu đường: Nước mía là thức uống siêu ngọt, chứa khoảng 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.
- Khi đang sử dụng một số loại thuốc: Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía kẻo cản trở tác dụng của policosanol, khiến việc sử dụng nước mía không còn nhiều ý nghĩa.
[Image: photo-1-16800524646511722821633.jpg]

TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1679976448287-1679976448379376619197.png]
    1/3 trẻ em ở Anh bị bệnh răng miệng do thói quen đánh răng sai, cách làm đúng lại là việc người Việt làm mỗi ngày
  • [Image: photo1679998666529-16799986666421892538252.jpg]
    6 thói quen dễ khiến chức năng thận suy giảm, biết sớm thì nên sửa ngay từ bây giờ
[size=undefined][size=undefined]
- Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía nhiều: Trong Đông y, nước mía có tính mát, hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
Tốt nhất là người khỏe mạnh cũng không nên uống nước mía quá nhiều vì dễ tăng cân, béo phì. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và tốt nhất nên sử dụng vào buổi chiều.[/size]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Loại gia vị giúp tiêu diệt tế bào ung thư, duy trì đường máu, giảm cân luôn có trong các món nộm của người Việt
Mỹ DiệuTheo Trí thức trẻ32 phút trước

[Image: photo1681008155423-1681008155558724981718.jpg]Nhắc tới các món nộm, chắc hẳn không ai là không nghĩ ngay đến cái vị chua thanh đến từ giấm trộn. Thế nhưng có thể bạn chưa biết hết về công dụng của nó ngoài tác dụng đơn thuần là một loại gia vị.
Không có nhiều loại thực phẩm vừa đóng vai trò là nguyên liệu nấu ăn đắt tiền vừa là chất tẩy rửa gia dụng. Từ giấm bắt nguồn từ tiếng Pháp "vin aigre" hoặc rượu chua. Nó đã được con người tạo ra từ 5000 năm trước Công nguyên ở Babylon, không chỉ để nấu ăn mà còn là một loại thuốc, chất bảo quản và đồ uống để tăng cường sức mạnh, sức khỏe. Dân gian mô tả việc phát hiện ra giấm khi một loại rượu bị bỏ quên được cất giữ trong vài tháng, khiến nó lên men và chuyển sang vị chua.
Giấm là sự kết hợp của axit axetic và nước được tạo ra bởi quá trình lên men hai bước. Đầu tiên, men ăn đường hoặc tinh bột của bất kỳ chất lỏng nào từ thực phẩm thực vật như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây hoặc gạo. Chất lỏng này lên men thành rượu. Rượu sau đó được tiếp xúc với oxy và vi khuẩn axit axetic để lên men lại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, tạo thành giấm. 
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đặt tiêu chuẩn cho giấm phải chứa ít nhất 4% axit axetic, nhưng ở các quốc gia khác con số này có thể lên đến 8% trong các loại giấm thường dùng. Mặc dù axit axetic chịu trách nhiệm tạo ra hương vị và mùi chua, cay mà chúng ta nếm được, nhưng giấm cũng chứa các vitamin vi lượng, muối khoáng, axit amin và hợp chất polyphenolic. Hương vị mà chúng ta cảm nhận được sẽ đi từ chua đến mặn đến ngọt. Một số loại giấm, chẳng hạn như balsamic, có thể để lên men đến 25 năm.
[Image: photo-1-168100754967154120153.jpeg]
Ảnh minh họa: Sina


Ở Việt Nam, trong nấu nướng, giấm thường được dùng với nhiều mục đích khác nhau nhưng thường gặp nhất là dùng làm nước trộn thay thế cho nước chanh trong các món trộn. Và có thể bạn chưa biết, loại gia vị này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn là chỉ mang lại cảm giác ngon miệng cho món ăn.
Lợi ích của giấm đối với sức khỏe
Các ghi chép ban đầu từ Trung Quốc, Trung Đông và Hy Lạp mô tả giấm dùng cho mục đích y học: như một chất hỗ trợ tiêu hóa, một loại dầu thơm kháng khuẩn để băng bó vết thương và điều trị ho. Ngày nay, một số nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu nhỏ trên người đã gợi ý về lợi ích sức khỏe từ giấm.
1. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Giấm có thể làm giảm lượng đường trong máu? Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường rất muốn biết câu trả lời. Một số nghiên cứu trên người cho thấy giấm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, với cỡ mẫu nhỏ gồm một chục người tham gia hoặc ít hơn. Một phân tích tổng hợp 11 thử nghiệm lâm sàng (từ 5 đến 12 người tham gia) quan sát những người khỏe mạnh, kháng insulin hoặc mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng uống giấm (với lượng từ 2-4 muỗng cà phê hàng ngày) làm giảm đáng kể nồng độ glucose và insulin sau bữa ăn. Một nghiên cứu thí điểm trên 14 người tham gia mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy uống giấm hai lần mỗi ngày trong bữa ăn giúp giảm lượng đường huyết lúc đói trong 12 tuần nhưng không làm giảm lượng đường huyết sau bữa ăn.
Thạc sĩ Dinh dưỡng với 1 năm kinh nghiệm người Ấn Độ Deeksha Tiwari nhận định: "Giấm giúp giảm mức cholesterol trong máu, nó giúp giảm lượng đường trong máu. Giấm trắng có thể có những lợi ích sức khỏe đáng kể do hàm lượng axit axetic của nó , bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol và đặc tính chống vi khuẩn".
Một giả thuyết cho rằng giấm cản trở quá trình tiêu hóa carbohydrate bằng cách ngăn chặn các enzyme phân hủy chúng. Sự chậm trễ trong quá trình tiêu hóa này có thể tạo ra ít lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn hoặc cảm giác no hơn. Các tác động có thể khác là làm chậm quá trình sản xuất glucose ở gan hoặc sử dụng insulin hiệu quả hơn ở những người kháng insulin. Tuy nhiên, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ không khuyến khích sử dụng quá nhiều giấm để kiểm soát đường huyết. 
[Image: photo-1-16810076536581921748265.jpg]
Ảnh minh họa: Weibo

2. Giảm cân
Nếu giấm làm chậm quá trình tiêu hóa và làm rỗng dạ dày, điều này có thể tạo ra cảm giác no khi ăn, do đó khiến người ta ăn ít hơn. Các lý thuyết khác cho thấy ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa chất béo. 
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy axit axetic bảo vệ chuột khỏi phát triển mỡ bụng và ngăn chặn quá trình tích trữ chất béo dư thừa trong gan. Một thử nghiệm kiểm soát giả dược mù đôi theo dõi 155 người Nhật Bản trong 12 tuần với chỉ số khối cơ thể là 25-30 (được phân loại là béo phì ở Nhật Bản) được cho uống đồ uống có chứa 0,15 hoặc 30 mL giấm táo. Kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể (2-4 pound) và chỉ số khối cơ thể (0,4-0,7 điểm) giảm nhẹ nhưng đáng kể sau 12 tuần. 
Ngoài ra, hầu hết các loại giấm đều cung cấp lượng calo rất nhỏ. Giấm có ít calo và chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào loại, một muỗng canh giấm chứa từ 2 đến 15 calo. Các phiên bản ít calo nhất như giấm chưng cất không có giá trị dinh dưỡng; những loại khác chứa một lượng nhỏ chất dinh dưỡng. Bởi vì hầu hết các loại giấm đều không chứa natri và đường nên chúng là nguyên liệu lý tưởng để tạo hương vị cho các món ăn dành cho người ăn kiêng hạn chế.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều không có calo. Một số loại giấm là sự pha trộn giữa nước ép nho và giấm rượu vang, đôi khi có thêm đường, vì vậy điều quan trọng là phải đọc nhãn thành phần dinh dưỡng và danh sách thành phần để biết chính xác những gì bạn đang nhận được.
3. Giấm bảo vệ tế bào khỏi tác nhân gây ung thư, tiêu diệt khối u
Giấm có chứa polyphenol, hóa chất thực vật có tác dụng chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa, một tác nhân có thể kích thích sự phát triển của khối u. Các nghiên cứu về tế bào và chuột cho thấy giấm có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư hoặc khiến tế bào khối u chết đi. 

Xét ở một khía cạnh khác, giấm làm tăng thêm hương vị và bổ sung cho các loại thực phẩm thực vật khác có chứa polyphenol như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, tạo thành một chế độ ăn uống lành mạnh ngăn ngừa bệnh tật.
[Image: photo-1-16810077166081425367058.jpg]
Ảnh minh họa: food.ltn

4. Tốt cho đường tiêu hóa
Mặc dù giấm được sản xuất bằng quá trình lên men, nhưng đáng ngạc nhiên là không phải loại thực phẩm sinh học nào chứa vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, một số loại giấm như giấm táo có chứa pectin có thể hoạt động như một loại prebiotic hoặc thức ăn cho vi khuẩn có lợi.
Giấm đã được sử dụng như một biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nếu GERD gây ra bởi tình trạng dạ dày có quá ít axit, thì có giả thuyết cho rằng uống giấm có thể làm tăng axit dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Một giả thuyết khác cho rằng giấm có thể giúp giảm độ pH của máu xuống môi trường axit hơn để tiêu diệt mầm bệnh có hại trong ruột. Tuy nhiên, có thể có tác dụng phụ khi uống quá nhiều giấm ở dạng cô đặc cùng một lúc, bao gồm đau dạ dày và kích ứng thực quản. Hàm lượng axit cao của nó có thể ăn mòn men răng.
Cách sử dụng giấm hiệu quả
- Độ axit hoặc chua của giấm làm tăng hương vị của thức ăn và tăng thêm sự cân bằng cho món ăn đậm đà. Nó được tìm thấy trong các mặt hàng chủ lực phổ biến trong nhà bếp như nước sốt salad, sốt mayonnaise và sốt cà chua. 
- Giấm có thể thay đổi kết cấu của thực phẩm. Nó phá vỡ cấu trúc hóa học của protein, chẳng hạn như khi được sử dụng làm nước sốt để làm mềm thịt và cá. Giấm cũng có thể được sử dụng để làm phô mai tươi bằng cách thêm vào sữa. Axit trong giấm tách phần đông đặc của sữa ra khỏi váng sữa lỏng.
- Giấm có thể được sử dụng để ngâm thực phẩm, một phương pháp bảo quản giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm dễ hỏng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn. Điều này được thực hiện bằng việc ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối làm từ giấm, nước, muối và đường, dung dịch này cũng làm thay đổi hương vị của thực phẩm.

Nguồn: Harvard T.H. Chan School of Public Health
[size=undefined]


[img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Bật mí 3 công thức làm đẹp từ hoa đậu biếc, chị em không nên bỏ qua
  18:30, Thứ hai 10/04/2023




( PHUNUTODAY ) - Từ lâu, hoa đậu biếc đã được biết đến với rất nhiều lợi ích dành cho làn da giúp phục hồi, dưỡng ẩm và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Dưới đây là 3 công thức làm đẹp hiệu quả dành cho các chị em phụ nữ muốn một làn da láng mịn, khỏe mạnh.


 Những lợi ích của hoa đậu biếc đối với làn da:


Play
Unmute

Loaded: 12.40%


Remaining Time -12:49
Close Player[Image: ub.svg]

- Chống oxy hóa: Hoa đậu biếc có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, anthocyanins và polyphenol có khả năng chống lại các gốc tự do là nguyên nhân chính dẫn đến lão hóa sớm của cơ thể, giữ cho làn da trẻ trung hơn.

- Làm dịu và dưỡng ẩm cho da khô và da nhạy cảm: Với đặc tính chống viêm, hoa đậu biếc có thể giúp làm dịu da bị kích ứng, mẩn đỏ. Không những thế, loại hoa này còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giúp da luôn căng mọng và rạng rỡ hơn.

[Image: hoa-dau-biec-1009.png]


- Tăng collagen và độ đàn hồi cho da: Việc sử dụng hoa đậu biếc thường xuyên còn có thể giúp làm tăng cường sản sinh elastin và collagen. Đây là những hợp chất quan trọng giúp duy trì sự trẻ trung, ngừa nếp nhăn, duy trì độ đàn hồi của da. 

- Ngăn ngừa mụn trứng cá: Hoa đậu biếc có thể ngăn ngừa mụn trứng cá rất hiệu quả. Chiết xuất của loại hoa này có thể được trộn với dầu dừa và thoa trực tiếp lên da để giảm mụn và làm mờ vết thâm.

- Đẩy lùi các tác động của môi trường đối với làn da: Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các loại vitamin A, C, E giúp cải thiện hàng rào tự nhiên của da. Nhờ vậy tăng cường bảo vệ da trước những tác động từ tia cực tím, vi khuẩn, chất gây dị ứng…

3 công thức làm đẹp từ hoa đậu biếc:



1. Nước hoa hồng đậu biếc

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Chiết xuất hoa đậu biếc, nước hoa hồng.‏

‏Lợi ích: Toner này rất tốt cho mọi loại da, giúp loại bỏ dầu thừa và cân bằng sản xuất bã nhờn. Nước hoa hồng cũng rất tốt để làm dịu da khô và bị kích ứng. Ngoài ra, còn giúp kiểm soát mụn, giảm sưng đỏ, mờ vết thâm.

[Image: 1107-hoa-dau-biec-mang-lai-loi-ich-cho-co-the-1010.jpg]

Cách làm: Thêm một vài giọt chiết xuất hoa đậu biếc vào nước hoa hồng và trộn đều. Thoa toner lên da sạch và thoa kem dưỡng ẩm ngay lập tức.

2. Mặt nạ sữa chua đậu biếc

Nguyên liệu cần có: Chiết xuất hoa đậu biếc, mật ong, sữa chua.‏

‏Công dụng: Dưỡng ẩm và làm sáng da. Đây là một công thức mặt nạ hoa đậu biếc tuyệt vời cho làn da khô và nhạy cảm. Sử dụng mặt nạ sữa chua đậu biếc sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết, se khít lỗ chân lông và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

[Image: mat-na-hoa-dau-biec-1011.jpg]

‏Cách làm: Thêm một vài giọt chiết xuất từ hoa đậu biếc vào mật ong và sữa chua. Trộn đều cho đến khi bạn có một hỗn hợp đồng nhất. Đắp mặt nạ này lên mặt và cổ của bạn, tránh vùng mắt. Để khô trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

3. Mặt nạ lô hội hạt đậu biếc

Nguyên liệu cần có: Chiết xuất hoa đậu biếc, trà xanh, gel lô hội.‏

‏Công dụng: Mặt nạ này rất tốt cho da nhờn và bị mụn. Nó giúp làm mờ vết thâm, kiểm soát sản xuất dầu và dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Ngoài ra, trà xanh trong mặt nạ giúp làm dịu và làm dịu da, trong khi gel lô hội giúp dưỡng ẩm da.‏

‏Cách làm: Trộn một vài giọt chiết xuất từ hoa đậu biếc với bột trà xanh và gel lô hội. Đắp mặt nạ lên mặt và cổ của bạn. Để khô trong 20-30 phút, sau đó rửa sạch mặt bằng nước lạnh
Be Vegan, make peace.
Reply
[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]Ăn xôi vào buổi sáng cần phải tránh sai lầm này để không ảnh hưởng gan thận hoặc tăng cân quá nhanh[/color]




[size=undefined][size=undefined]


🏠 Đời sống Y học - Sức khỏe Sức khỏe


Ai trong chúng ta cũng biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, diễn ra vào khoảng 6-9h sáng. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bữa sáng thường có những món ăn khác nhau. Phổ biến nhất có thể là cơm, bún, phở, hoặc là xôi.
Sai lầm cần tránh khi ăn xôi
[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]
Trong đó, món xôi là một trong những món ăn sáng phổ biến. Với đa dạng hương vị như xôi ngô, xôi xéo, xôi lạc... hợp khẩu vị với cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên việc lạm dụng xôi, hoặc tiêu thụ xôi kém khoa học có thể đem lại cho chúng ta những rủi ro về sức khỏe không đáng có.


1. Ăn quá nhiều xôi: Tăng cân nhanh
[Image: xoi.jpg]
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì nên hạn chế ăn xôi quá nhiều.

Mặc dù xôi là một loại thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng, tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng giảm cân thì nên hạn chế ăn xôi quá nhiều.


Trung bình một gói xôi có thể cung cấp khoảng 600 calo, trong khi một chén cơm chỉ chứa khoảng 130 calo và một bát phở chứa khoảng 400 calo. Vì vậy không nên ăn xôi nếp quá 2 lần/tuần, và cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi sáng.
2. Ăn xôi buổi sáng bọc trực tiếp vào giấy báo in: Gây hại gan, thận
Có một sai lầm ít người để ý khi ăn xôi buổi sáng đó là những gói xôi thường được bọc trong giấy báo cũ. Đáng nói, giấy báo có nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, nhất là mực in thường chứa thành phần chì rất nặng và nguy hiểm cho người ăn.
Theo PGS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội), chất chì có trong giấy bọc xôi không thể tan trong nước và không thể bị oxy hóa. Vì vậy, nó sẽ tích tụ trong gan, thận và mô mỡ, gây hại cho sức khỏe và có thể dẫn đến các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
[Image: xoi-1.jpg]
Giấy báo có nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, nhất là mực in thường chứa thành phần chì rất nặng và nguy hiểm cho người ăn.



Ngoài chất độc hại như ethanol, isopropanol, toluen, giấy báo còn chứa nhiều loại chất gây hại khác như PCBs (Polychlorinated Biphenyls). Dù giấy báo đã khô nhưng chì, các độc tố và kim loại nặng khác nếu bị hít phải hoặc nuốt vào có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, chì có thể phát triển độc tính và nguy hiểm hơn ở nhiệt độ bình thường. Do đó, khi sử dụng giấy báo để bọc xôi, nguy cơ nhiễm độc chì rất cao và cần được đề phòng.
Không chỉ vậy, nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ giấy báo cũ cũng rất cao. Giấy báo từ khi sản xuất, qua quá trình vận chuyển, đến khi được đọc và thu gom để tái chế, cuối cùng đến tay người bán xôi, nó đã tiếp xúc với rất nhiều tay người và môi trường khác nhau. Vì vậy, giấy báo có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, gây tổn hại đến sức khỏe con người.
3. Bị nóng trong người vẫn ăn xôi: Khiến cơ thể khó chịu, bệnh tình thêm trầm trọng
[Image: xoi-2.jpg]
Xôi tính ôn, ấm, không phù hợp cho những người hay bị nổi mụn trứng cá vì cơ địa đã bị nóng.



Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), gạo nếp tính ôn, ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng cũng không nên dùng đồ nếp như xôi để cơ thể không bị khó chịu, bệnh tình thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, những người hay nổi mụn cũng cần tránh ăn nhiều xôi. Theo Đông y, xôi tính ôn, ấm, không phù hợp cho những người hay bị nổi mụn trứng cá vì cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người[/size]
[/size][/size]



[size=undefined][size=undefined][size=undefined]https://khoahoc.tv/an-xoi-vao-buoi-sang-can-phai-tranh-sai-lam-nay-de-khong-anh-huong-gan-than-hoac-tang-can-qua-nhanh-126852[/size][/size][/size]
[size=undefined][size=undefined][size=undefined].[/size][/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
nhóm người không nên ăn giá đỗ kẻo rước họa vào thân
  10:46, Chủ nhật 26/03/2023




( PHUNUTODAY ) - Giá đỗ là món ăn ngon và hấp dẫn, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có 5 nhóm người tuyệt đối không nên ăn.


Công dụng của giá đỗ








Close Player[Image: ub.svg]

Giá đỗ là thực phẩm rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Ngoài ra, giá đỗ còn chứa nhiều khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals)...
Theo tính toán, cứ 100g giá đỗ có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, 15 - 25mg vitamin E và 44 calo.
[Image: 5-1048.jpg]


Các chuyên gia sức khỏe cho biết, so với đỗ xanh ban đầu, thành phần dinh dưỡng của giá đỗ tăng lên vượt trội. Ăn giá đỗ sống có tác dụng kéo dài tuổi thọ, rất tốt trong những trường hợp thiểu năng sinh dục, và còn có tác dụng cho sản phụ khó sinh, tốt cho chị em mang thai, phòng tránh sẩy thai.
Giá đỗ còn đặc biệt tốt cho việc điều hòa huyết áp. Những chất oxi hóa, vitamin E, vitamin C có trong giá đỗ có tác dụng hấp thu tia tử ngoại, tẩy sạch những chấm đen trên da mặt, hạn chế nếp nhăn và thâm da, giúp da mặt bớt khô, căng mịn màng và trắng sáng hơn.

Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn giá đỗ, có những người nên tránh xa.
[Image: 3-1048.jpg]
Người đang uống thuốc
Như đã nói ở trên, giá đỗ có khả năng giải độc nên sẽ làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc chữa bệnh. Đó là lý do các lương y thường dặn bệnh nhân không ăn thực phẩm này khi đang điều trị. Lời khuyên này cũng đúng với những người dùng thuốc Tây y.
Người có bệnh dạ dày
Việc ăn giá đỗ dễ khiến các biểu hiện bệnh nặng lên, có thể gây đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước, dạ dày cũng yếu đi và tình trạng bệnh có thể thành mãn tính.
Người chân tay lạnh
Những người thường xuyên có triệu chứng chân tay lạnh, yếu, đau nhức, đi ngoài phân lỏng… nếu ăn nhiều gia đỗ có thể làm nặng thêm tình trạng này.
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín.
Người đang đói bụng
Giá đỗ mang tính hàn, vì thế ăn khi đói sẽ hại tới dạ dày. Để phát huy tác dụng của giá đỗ nên ăn cùng các thực phẩm khác trong bữa ăn.



https://phunutoday.vn/5-nhom-nguoi-khong...59332.html
.
Be Vegan, make peace.
Reply
[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]Chuyên gia dinh dưỡng: Đừng dại ăn chuối thay bữa sáng[/color]
  •  [img=0x0]https://khoahoc.tv/scripts/raty/images/star-on.png[/img] [img=0x0]https://khoahoc.tv/scripts/raty/images/star-on.png[/img] [img=0x0]https://khoahoc.tv/scripts/raty/images/star-on.png[/img] [img=0x0]https://khoahoc.tv/scripts/raty/images/star-off.png[/img] [img=0x0]https://khoahoc.tv/scripts/raty/images/star-off.png[/img]

  • 16.158


[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]🏠 Đời sống Y học - Sức khỏe Sức khỏe[/color]


Đúng là chuối có đường và có thể cung cấp một chút ít năng lượng nhưng bạn đừng dại dột chỉ ăn chuối làm thực phẩm duy nhất cho bữa sáng.
Nhiều người có thói quen ăn chuối vào buổi sáng để thay thế cho các bữa ăn sáng đủ chất vì lý do bận rộn hoặc phải đi để kịp giờ. Họ cũng cho rằng, chuối có đường và đủ cung cấp năng lượng hoạt động từ đó tới trưa. Tuy nhiên thực tế thì đây là một suy nghĩ sai lầm và tốt nhất không ăn chuối thay cho bữa sáng đầy đủ dưỡng chất.
[Image: chuoi.jpg]
Bạn không nên chỉ ăn chuối vào bữa sáng.



Bữa sáng bằng chuối có thể cung cấp cho bạn nhiều kali, vitamin B6, không có cholesterol và natri nhưng đây vẫn không phải là một bữa ăn sáng đầy đủ để chào đón ngày mới.
Chuyên gia dinh dưỡng, Tiến sĩ Daryl Gioffre chia sẻ với báo The Mirror cho biết: "Chuối dường như là sự lựa chọn hoàn hảo để ăn vào buổi sáng nhưng nếu đi sâu tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng việc chỉ ăn chuối vào buổi sáng không phải là lựa chọn tốt nhất vì chúng chỉ có 25% đường và có độ axit vừa phải. Nó sẽ giúp cung cấp một nguồn năng lượng tức thời nhưng nhanh chóng thôi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đói bụng vì hết năng lượng".
Song những ‘tín đồ” của bữa sáng với chuối không hoàn toàn mất hy vọng, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một giải pháp. Trong khi một quả chuối duy nhất và không ăn gì thêm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt, song có thể xóa bỏ hiệu ứng tiêu cực này bằng cách kết hợp chuối với chất béo lành mạnh, gia vị và thảo mộc để chống lại sự tăng vọt insulin do chuối.


Tiến sỹ Gioffre khuyên rằng, bạn không nên chỉ ăn chuối vào bữa sáng. Nếu ăn thì nên ăn cùng với các chất khác như chất béo hoặc với các loại gia vị. Vì chuối có tính axit nên bạn sẽ phải trung hòa axit để hấp thụ tối đa lợi ích từ kali, chất xơ và magie mà không cần đến đường. Đặc biệt nếu ăn chuối khi bụng đói có thể gây tiết dịch vụ dạ dày và lâu dần gây viêm loét dạ dày.
TS. Gioffre khuyến nghị các thành phần như bơ dừa, hạnh nhân thô, hạt hemp, hanh lanh và hạt chia. "Bởi vì chuối có tính axit, bạn sẽ phải trung hòa axit để có được những lợi ích của kali, chất xơ và magiê mà không bị tăng lượng đường", ông nói.
Ngoài ra bạn cũng cần biết ăn chuối vào thời điểm nào là tốt nhất. Thông thường, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả chuối/ngày để tránh bị thừa kali trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn chuối sau khi ăn cơm khoảng 1-2 tiếng, đặc biệt là buổi tối để tốt cho hệ tiêu hóa.
Cuối cùng cần lưu ý rằng, một số người không nên ăn chuối như người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hay bệnh thận




https://khoahoc.tv/chuyen-gia-dinh-duong-dung-dai-an-chuoi-thay-bua-sang-101551
Be Vegan, make peace.
Reply
 10:31, Chủ nhật 26/03/2023




( PHUNUTODAY ) - Phần lớn chúng ta đều ăn rau trưởng thành mà không biết rằng rau mầm còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều.


Khả năng chống oxy hóa của rau mầm cao hơn rau trưởng thành









Close Player[Image: ub.svg]

Chuyên gia Yan Yuanying của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Probel tại Đài Loan cho biết, ô nhiễm không khí, chất phụ gia và độc tố môi trường đều có thể tích tụ các gốc tự do trong cơ thể, gây ra sự oxy hóa tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.



Ở giai đoạn mầm, rau chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, polyphenol, sulforaphane và khoáng chất hơn rau trưởng thành, giúp chống oxy hóa cơ thể và ngăn ngừa ung thư. Các loại rau mầm như mầm cỏ linh lăng, cỏ lúa mì, giá đỗ, mầm súp lơ, mầm đậu tương,… có thể giúp loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể.

[Image: loai-rau-mam-tot-cho-suc-khoe-1033.jpg]


Chuyên gia Yan Yuanying cũng cho biết rằng rau mầm là nguồn giàu vitamin A và các carotenoid có tính chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, vitamin A dễ tích trữ trong chất béo nên không nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A với số lượng lớn trong một thời gian dài.

Vì vậy, rau mầm và rau trưởng thành đều có lợi ích riêng của chúng. Mọi người nên kết hợp ăn nhiều loại rau để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, chất xơ trong rau mầm chủ yếu là chất xơ không tan trong nước, do đó, cần uống đủ nước và bổ sung chất xơ tan trong nước để tránh táo bón.

4 loại rau mầm lành mạnh, tốt cho sức khỏe


Giá đỗ

Giá đỗ là một loại rau dễ trồng và phổ biến nhất với 3 loại được sử dụng nhiều Giá đỗ là một loại rau dễ trồng và phổ biến nhất với ba loại được sử dụng phổ biến nhất là giá đậu nành, giá đỗ xanh và giá đỗ đen. Mỗi loại đều có những tác dụng riêng cho sức khỏe. Giá đậu nành giàu protein và vitamin C, có thể giúp tăng cường miễn dịch, lưu thông máu, phục hồi chức năng gan, giàu kali, hạ cholesterol và ngăn ngừa huyết áp cao.


[Image: Pgo8IS0tIEdlbmVyYXRvcjogQWRvYmUgSWxsdXN0...o8L3N2Zz4K]
Skip Ad





Giá đỗ xanh giàu chất xơ, là loại rau tốt cho người táo bón, có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, tính mát, vị ngọt, giải độc, lợi tiểu và hóa giải vết loét miệng.



Giá đỗ đen là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, chứa nhiều loại khoáng chất và vitamin, có thể tăng bài tiết cholesterol và giảm lipid máu hiệu quả. Ngoài ra, giá đỗ đen còn có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt và hạ hỏa. Trong mùa hè nóng bức, có thể sử dụng một đĩa giá đỗ đen để giải nhiệt.

[Image: loai-rau-mam-tot-cho-suc-khoe-1-1034.jpg]

Mầm cỏ linh lăng

Mầm cỏ linh lăng sẽ tốt hơn khi ăn sống. Đây là một nguồn tuyệt vời của niacin, canxi, chất xơ và một loạt các vitamin bao gồm vitamin C và riboflavin. Loại rau mầm này cung cấp các khoáng chất thiết yếu như kẽm và magie.

Mầm đậu lăng

Theo Trường Y tế Công Harvard (Mỹ), mầm đậu lăng là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Nếu bạn muốn trồng mầm đậu lăng, hãy ngâm chúng trong nước từ 8-10 giờ mỗi ngày trong vòng 4 ngày. Chỉ nên trồng đậu lăng nguyên hạt vì đậu lăng đã tách hạt sẽ không nảy mầm được. Ngoài ra, mầm đậu lăng cũng là nguồn cung cấp thiamine, đồng, sắt và đặc biệt giàu folate và mangan.

Mầm bông cải

Theo chuyên gia dinh dưỡng y học cổ truyền của Nhật Bản Asami Iwata, rau mầm bông cải xanh rất giàu sulforaphane, gấp 7 lần so với bông cải xanh trưởng thành. Ông cho biết chỉ cần dùng 50 gram rau mầm bông cải xanh đã đạt được tác dụng tương tự như ăn 1kg bông cải xanh trưởng thành.

[Image: loai-rau-mam-tot-cho-suc-khoe-2-1038.jpg]

Rau mầm ăn sống được không?

Chuyên gia Yan Yuanying giải thích rằng rau mầm thường ăn sống, tuy nhiên do không thể đảm bảo quy trình canh tác truyền thống đảm bảo vệ sinh, vì thế cần chần sơ rau mầm để tiệt trùng trước khi ăn để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh. Thời gian đun cũng cần được kiểm soát để tránh mất chất dinh dưỡng. Nếu muốn ăn sống, cần chọn rau mầm có nguồn gốc uy tín và đạt chất lượng
Be Vegan, make peace.
Reply